Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của sinh viên trong học chế tín chỉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.75 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC </b>


<b>CỦA SINH VIÊN TRONG HỌC CHẾ TÍN CHỈ</b>



<i><b> Hà Thị Thanh Thủy, NCS</b>1</i>


<b>Tóm tắt: Đào tạo theo tín chỉ là một hình thức đào tạo tiên tiến, mang lại </b>
hiệu quả cao đối với cả người học lẫn người dạy hiện nay. Yêu cầu cơ bản
và quan trọng đối với sinh viên khi học theo học chế tín chỉ đó là vấn đề tự
học. Tự học có ý nghĩa rất lớn đối với sinh viên trong mơi trường dạy học,
vì nếu khơng có tự học thì sinh viên khơng thể hồn thành nhiệm vụ học tập
theo phương châm “biến quá trình đào tạo thành q trình tự đào tạo”. Có
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tự học của sinh viên như năng lực,
động cơ hứng thú học tập, phương pháp tự học của sinh viên, phương pháp
giảng dạy của giảng viên, điều kiện về cơ sở vật chất trường học, và các yếu
tố liên quan đến tổ chức và quản lý hoạt động tự học cho sinh viên từ phía
các trường đại học.


Trong khn khổ của bài viết này, tác giả chỉ tập trung tổng quan các nghiên
cứu phân tích vai trị của các yếu tố về tổ chức và quản lý hoạt động tự học
cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học.
Từ khóa: tự học, học chế tín chỉ, trường đại học


<b>1. Đặt vấn đề</b>


Xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc lượng kiến thức ngày càng
gia tăng. Để đáp ứng được nhu cầu học vấn của thời đại, mỗi người cần phải tìm
cho mình phương pháp học tập phù hợp. Trong đó quan trọng hơn hết là phương
pháp tự học. Quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác
truyền lại chính là q trình học và tự học.


Tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành



1 Trường Đại học Giáo dục;


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

kỹ năng cho mình. Tự học là tự mình tìm hiểu nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức
tự luyện tập để có kỹ năng. Tự học có thể khơng cần sự hướng dẫn của người khác.


Đối với SV bậc đại học, việc tự học, tự nghiên cứu giữ vai trị vơ cùng quan
trọng. Tự học là một trong những yếu tố quyết định chất lượng học tập, chất lượng
đào tạo, là con đường nhanh chóng đưa sự nghiệp giáo dục nước ta tiến kịp các
nước trong khu vực và trên thế giới. Nghị quyết 29 “Về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo” đã nêu rõ:” Tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi
dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng
tạo của người học” [2]. Tự học được xuất phát từ chính nhu cầu muốn học hỏi,
muốn gia tăng sự hiểu biết để làm việc và sống tốt hơn của mỗi người, là hình thức
học tập khơng thể thiếu được của sinh viên đang học tập tại các trường đại học.
Việc tự học sẽ giúp sinh viên hiểu vấn đề một cách sâu sắc, giải quyết vấn đề nhanh
chóng chính xác. Việc tự học có thể được coi là chiếc chìa khóa đưa sinh viên đến
kho tàng tri thức, là điều kiện giúp sinh viên thành cơng trong học tập. Tinh thần tự
học có thể giúp con người tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như
sách, báo, từ truyền hình ti vi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những
kinh nghiệm sống của nhân dân.Có rất nhiều những danh nhân đã thành nhân
tài của đất nước từ việc họ tự học như: Lương Thế Vinh, Mạc Đinh Chi, Hồ Chí
Minh... Đây là những người có sự kiên trì trong q trình tự học và là những tấm
gương mà chúng ta cần noi theo.


Với châm ngôn “Học, học nữa, học mãi”, học là một hoạt động không thể thiếu
đối với tất cả mọi người từ khi sinh ra cho đến suốt cuộc đời. Nhằm đáp ứng sự phát
<b>triển của xã hội, việc tự học có vai trị vơ cùng quan trọng. Các nhà tâm lý học duy </b>
<i>vật biện chứng cho rằng: “bản chất của sự hình thành và phát triển tâm lý con người </i>



<i>là quá trình tiếp thu và lĩnh hội hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà lồi người đã </i>
<i>phát hiện, tích lũy và tồn tại dưới dạng hệ thống hóa tri thức khoa học”[10]. Theo lý </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tự học của sinh viên trong
đào tạo theo hệ thống tín chỉ như những yếu tố khách quan và chủ quan. Cần nắm
vững các yếu tố này để có thể đưa ra các chiến lược cải thiện việc tổ chức và quản
lý hoạt động tự học của sinh viên và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo trong các trường đại học.


<b>2. Phương pháp nghiên cứu</b>


Phương pháp nghiên cứu lí luận: chúng tơi sử dụng các phương pháp phân tích
- tổng hợp tài liệu: Nghiên cứu (đọc, phân tích, tổng hợp,khái qt hóa, hệ thống
hóa lí luận) các tài liệu (các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo và
quản lí giáo dục, các cơng trình, các tài liệu khoa học...) nhằm xác lập cơ sở lí luận
của đề tài.


<b>3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo </b>
<b>theo hệ thống tín chỉ</b>


<i><b>3.1. Các yếu tố khách quan</b></i>


<i><b>3.1.1. Xu thế đổi mới trong giáo dục đại học</b></i>


Để có thể thích ứng với xu thế và phương thức đào tạo tiên tiến của thế giới,
Đảng và Nhà nước ta đã có hàng loạt những chủ trương về đổi mới giáo dục đại
học. Theo Quyết định số 1216/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 22
tháng 7 năm 2011 về “Phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt Nam
giai đoạn 2011-2020”, một trong những mục tiêu cụ thể đặt ra là “Phát triển đồng
bộ đội ngũ nhân lực với chất lượng ngày càng cao, đủ mạnh ở mọi lĩnh vực, đồng


thời tập trung ưu tiên những lĩnh vực Việt Nam có lợi thế cạnh tranh”. Cùng với các
bậc học khác, GDĐH đang có sự đổi mới căn bản, tồn diện nhằm mục tiêu “đào
tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự
học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở
giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch
phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang
tầm khu vực và quốc tế” [2].


Sự đổi mới này sẽ tác động mạnh mẽ đến cơng tác quản lý GDĐH, địi hỏi cơng
<i>tác quản lý, nhất là quản lý HĐHT cũng phải đổi mới theo định hướng “chuyển </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

cải tổ cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức
<i>“Thực hiện hệ thống tín chỉ như một phương pháp cải cách giáo dục sẽ đòi hỏi </i>


<i>cách tiếp cận hệ thống giáo dục rộng rãi bao gồm lập kế hoạch, xác định mục tiêu, </i>
<i>thu thập tư liệu, thực hiện, đánh giá, điều chỉnh đối với chương trình, hệ thống </i>
<i>tư vấn sinh viên, hệ thống quản lý, và tất cả những điều này phải được thực hiện </i>
<i>xuyên suốt trong toàn bộ trường đại học” [9]. Hội nhập quốc tế trong GD&ĐT </i>


đang đặt ra những yêu cầu mới đối với phát triển năng lực người học. Những kinh
nghiệm quốc tế trong việc tổ chức và quản lý hoạt động tự học của sinh viên trong
học chế tín chỉ cần được tiếp thu và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong
đổi mới GDĐH Việt Nam.


<i><b>3.1.2. Nội dung chương trình và phương thức đào tạo</b></i>


Nội dung chương trình đào tạo có phù hợp với ngành nghề, với cơng việc
thực tiễn hay không cũng sẽ ảnh hưởng tới năng lực tự học của sinh viên. Đặc biệt,
phương thức đào tạo tác động trực tiếp đến việc tự học của họ. Chẳng hạn, việc
chuyển từ đào tạo nặng về truyền thụ, cung cấp kiến thức cho người học sang dạy


người học cách học, phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học chắc
chắn buộc người học phải tăng cường tự học và quan tâm đến việc không ngừng
nâng cao năng lực tự học của bản thân.


<i><b>3.1.3. Cơ sở vật chất - thiết bị học tập </b></i>


CSVC-TBHT có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tự học của SV. Đối với hoạt
động học tập trong học chế tín chỉ yêu cầu về CSVC-TBHT (mạng viễn thơng
internet; phịng thí nghiệm, cơ sở thực hành; thư viện; sách giáo khoa, tài liệu học
tập tài liệu nghiên cứu…) lại càng cao; mặt bằng chung hiện nay ở các trường đại
học quy mô ngành/nghề và số lượng SV đào tạo không lớn, nên khi tổ chức đào tạo
theo HTTC sẽ gặp khó khăn, nếu khơng có sự đầu tư mạnh mẽ về CSVC-TBHT
thì hiệu quả tổ chức các hoạt động tự học bị hạn chế nhất định, không tạo được
môi trường thuận lợi để tác động, khuyến khích mạnh mẽ đến tính tích cực học tập,
nghiên cứu của SV; khơi dậy những khát vọng tìm tịi, khám phá. Vì thế, để đáp
ứng đòi hỏi của hoạt động tự học trong đào tạo theo HTTC, CSVC-TBHT ở các
trường đại học cần được xây dựng theo hướng đồng bộ và hiện đại; tăng cường sử
dụng công nghệ thông tin và truyền thông tạo điều kiện cho người học được học
tập mọi nơi, mọi lúc.


<i><b>3.1.4. Nhận thức, tâm lý của phụ huynh về đào tạo theo HTTC</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

được rằng, bản thân họ cũng phải có trách nhiệm tham gia vào việc quản lý hoạt
động tự học của SV.


<i><b>3.1.5. Nhận thức, năng lực và phương pháp dạy học của đội ngũ giảng viên</b></i>
Nhận thức, năng lực và phương pháp dạy học theo HTTC của đội ngũ của
GV có ảnh hưởng lớn đến hoạt động học tập, đặc biệt là hoạt động tự học của SV.
Trước hết, GV phải có nhận thức đúng đắn về đào tạo theo HTTC. Đây là phương
thức đào tạo hiện đại, đang được các trường ĐH lớn trên thế giới và trong nước


vận dụng thành công. Vì thế, đào tạo trong HTTC đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với
GDĐH Việt Nam. Cùng với nhận thức đúng đắn, GV phải có năng lực và phương
pháp để tổ chức và hướng dẫn các hoạt động tự học cho sinh viên trong các trường
đại học.


<i><b>3.1.6. Công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo </b></i>
<i><b>HTTC của đội ngũ cán bộ quản lý trong nhà trường</b></i>


Nếu đào tạo theo HTTC là một thách thức đối với GV thì quản lý đào tạo theo
HTTC, trong đó có quản lý hoạt động tự học của SV là một thách thức đối với đội
ngũ cán bộ quản lý trong nhà trường. Để quản lý hiệu quả hoạt động tự học của
sinh viên theo HTTC, đội ngũ cán bộ quản lý phải có năng lực tổ chức cho SV xây
dựng kế hoạch tự học; tổ chức hoạt động tự học; kiểm tra, đánh giá hoạt động tự
học; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tự học theo HTTC cho SV; xây dựng cơ chế, tạo
động lực thúc đẩy sinh viên tự học trong HTTC… Nói tóm lại, đội ngũ cán bộ quản
<i>lý các trường đại học phải có “năng lực quản lý sự thay đổi nhà trường, trong đó </i>


<i>có sự thay đổi cách tiếp cận hoạt động tự học của SV” [5].</i>


<i><b>3.1.7. Hoạt động của Đoàn Thanh niên và các tổ chức xã hội khác</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i><b>3.2. Các yếu tố chủ quan </b></i>


Đó là các yếu tố bên trong, quyết định trực tiếp đến hoạt động tự học, bao gồm
yếu tố về thể chất và tâm lý của sinh viên:


- Ý thức và động cơ tự học của sinh viên
- Vốn tri thức hiện có của sinh viên
- Năng lực trí tuệ và tư duy



- Phương pháp tự học của sinh viên


Nhận thức và tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của SV trong
đào tạo theo HTTC không chỉ làm thay đổi cách dạy của GV mà còn làm thay đổi
cách học của SV. Nếu như trước đây, cách học của SV mang tính chất thụ động,
chịu sự áp đặt một chiều, nặng về ghi nhớ máy móc thì cách học hiện nay của SV
là tự học, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Mọi sự đổi
mới trong giáo dục có thành cơng hay khơng đều phụ thuộc vào người học. Đối với
hoạt động tự học của sinh viên trong HTTC càng đòi hỏi ý thức học tập, động cơ
và tính tích cực, chủ động. Bản thân SV cũng phải nhận thức được rằng, việc học
tập không phải để thi hết học phần mà để phát triển tồn diện nhân cách của chính
bản thân mình, để sau này có thể lập thân, lập nghiệp. Từ đó, SV có thái độ, động
cơ học tập đúng đắn.


<b>4. Các chiến lược cải thiện hoạt động tự học của sinh viên</b>


Từ các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của sinh viên đã được nêu ở
trên, các nhà giáo dục cần xây dựng các chiến lược để cải thiện hoạt động này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Thứ hai, nâng cao ý thức học tập và động cơ tự học của sinh viên; Trau dồi
vốn tri thức hiện có của sinh viên, rèn luyện và nâng cao năng lực trí tuệ và tư duy;
Hướng dẫn và đổi mới các phương pháp tự học sinh viên.Nâng cao khả năng tư
duy của sinh viên, năng lực trí tuệ, đặc biệt là khả năng tư duy lơgic, hệ thống, tư
duy phê phán, tư duy sáng tạo, biết phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, tìm ra
cái bản chất của nó, khơng dừng lại ở tư duy miêu tả, học vẹt…Phát triển và hoàn
thiện khả năng sử dụng kiến thức, vận dụng kĩ năng, phương pháp phù hợp để giải
quyết hiệu quả các vấn đề trong quá trình hoạt động tự học, từ kỹ năng đọc tài liệu
đến ghi chép, thu thập và xử lý thông tin,…


Rèn luyện và nâng cao những phẩm chất cần thiết cho sinh viên trong hoạt


động tự học như: tính chủ động, độc lập, sáng tạo, kiên trì, ham hiểu biết, muốn
hiểu đến tận cùng bản chất của vấn đề, làm việc khoa học; ý thức học tập tốt, chăm
chỉ, ý chí quyết tâm cao, động cơ học tập đúng đắn, luôn suy nghĩ và hành động
theo hướng tích cực.


<b>5. Các giải pháp về tổ chức và quản lý hoạt động tự học của sinh viên nhằm </b>
<b>nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học </b>


Từ những phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của sinh
viên trong học chế tín chỉ, mà trọng tâm là các yếu tố về tổ chức và quản lý hoạt
động tự học cho sinh viên, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng tự học của sinh viên trong HCTC tại các trường đại học.


<i><b>5.1. Nhóm giải pháp từ phía sinh viên</b></i>


Sinh viên là người đóng vai trị quyết định trong việc nâng cao chất lượng tự
học của mình.


Thứ nhất, sinh viên cần có nhận thức đúng, rõ ràng về mục đích, động cơ học
tập. Họ phải xác định rõ ràng là học để có tri thức và kỹ năng phục vụ cho hoạt
động nghề nghiệp, hoạt động thực tiễn và cuộc sống sau này; đồng thời học ở bậc
đại học, nhất là trong điều kiện đào tạo theo tín chỉ thì tự học là một yêu cầu bắt
buộc và đòi hỏi ở mức cao, thiếu nó q trình học tập khó có thể đạt được kết quả
tốt. Từ nhận thức như vậy người học mới có tinh thần tích cực đối với hoạt động tự
học và do đó, mới có ý thức thường xuyên nâng cao năng lực tự học của bản thân.


Bên cạnh đó, cần phải hình thành thói quen học tập tích cực.Việc hình thành
thói quen học tập tích cực là rất quan trọng, nó giúp cho q trình học tập, đặc biệt
là tự học diễn ra liên tục và lâu dài. Để có được một thói quen tự học tốt, sinh viên
cần: học có chọn lọc, học có đam mê và học có q trình.



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

tự học. Việc rèn luyện khả năng tự học cũng rất quan trọng đối với việc cải thiện
năng lực tự học. Việc này có thể thực hiện theo ba cách:


- Nâng cao khả năng tự học thông qua khả năng tiếp thu bài giảng;


- Nâng cao khả năng tự học thông qua khả năng hiểu và giải quyết vấn đề;
- Nâng cao khả năng tự học thông qua việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Hơn thế nữa cần rèn luyện kỹ năng tự học với các phương pháp học tập hiệu
quả. Trước hết, cần nhận thức rõ rằng để có được kỹ năng tự học tốt, sinh viên cần
được trang bị và thực hành tốt các phương pháp học tập cần thiết như: phương pháp
tìm tài liệu; đọc tài liệu (đọc lướt, đọc kỹ, đọc nhanh); ghi chép (các loại ghi chép:
đề cương, trích dẫn, tóm tắt, …cùng với các quy tắc trong ghi chép); nghe giảng;
sơ đồ hóa kiến thức; học với giáo trình; học với phương tiện dạy học (các phương
tiện nghe, nhìn, tính tốn...); học qua việc hỏi và đặt câu hỏi; học qua việc hợp tác
với thầy và bạn; học thông qua các xêmina; học trên thư viện; học thông qua nghiên
cứu khoa học; học khi đi thực tập, thực tế;... Cùng với đó là các phương pháp ghi
nhớ thông tin, diễn đạt ý kiến, viết các đoạn văn khoa học; các phương pháp tự
kiểm tra, đánh giá;... Đồng thời, sinh viên cũng cần được trang bị và thực hiện tốt
các kỹ năng bổ trợ như kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng
thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề…


Cuối cùng, sinh viên cần có khả năng lập kế hoạch học tập hợp lý, phân bổ và
quản lý thời gian hợp lý, khoa học, hiệu quả cho công việc học tập bên cạnh các
hoạt động cá nhân cũng như kết hợp với thư giãn tinh thần; thường xuyên luyện tập
cơ thể, thực hiện lối sống lành mạnh, tích cực.


<i><b>5.2. Nhóm giải pháp từ phía giảng viên </b></i>


Giảng viên là nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới việc hình thành, tổ


chức và phát triển năng lực tự học của sinh viên. Vì thế, nhóm giải pháp này đề cập
những nội dung làm tăng hiệu quả quá trình tương tác giữa thầy và trị, nhờ đó giảng
viên khơng chỉ mang đến cho sinh viên kiến thức mà còn cả động lực và phương pháp
phù hợp để họ học hỏi và áp dụng trong quá trình nâng cao năng lực tự học của bản thân.


Một là, kiến thức là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá trình tương tác giữa thầy
và trị. Do đó, giảng viên phải thường xuyên nâng cao chất lượng bài giảng, thể hiện ở
nội dung học thuật và tính cập nhật của kiến thức chuyên môn cũng như thực tiễn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

vào thực tiễn, qua đó tạo hiệu ứng tốt cho lớp học và năng lực tự học của sinh viên
cũng được trực tiếp bồi đắp. Giảng viên cần nhận thức rõ rằng, dù áp dụng phương
pháp giảng dạy nào thì cũng phải nhằm đạt được mục tiêu là giúp cho người học dễ
hiểu bài, nắm được bản chất của vấn đề và đặc biệt là kích thích được tư duy sáng
tạo, tính tích cực và năng lực tự học của họ. Ngoài ra, cần tăng cường dạy sinh viên
cách học, có cách dạy để sinh viên buộc phải tích cực tự học và kiểm tra sát sao
việc tự học của sinh viên.


Ba là, tăng cường tổ chức cho sinh viên thảo luận, đảm bảo đủ thời lượng theo
qui định. Đây là một hình thức dạy và học tích cực thơng qua trao đổi, chất vấn,
đối thoại giữa giảng viên với sinh viên, giữa sinh viên với sinh viên, qua đó giúp
sinh viên nắm kiến thức lý thuyết và thực tiễn của môn học tốt hơn, nhất là buộc
sinh viên phải tăng cường hoạt động tự học, tự nghiên cứu để phục vụ cho việc thảo
luận. Trong thảo luận, thuyết trình, giảng viên cần khuyến khích chất vấn, tranh
luận, lôi cuốn sự tham gia đông đảo của sinh viên; có nhận xét, đánh giá tinh thần
làm việc, chất lượng bài thảo luận, thuyết trình; khích lệ, động viên đúng mức, tạo
động lực cho sinh viên.


Bốn là, tích cực hướng dẫn sinh viên viết tiểu luận mơn học, làm các bài tập
lớn. Hình thức này có tác dụng giúp sinh viên làm quen với nghiên cứu khoa học,
hiểu sâu hơn những vấn đề cơ bản của môn học, bước đầu biết gắn lý luận với thực


tiễn, góp phần rèn luyện kỹ năng viết của sinh viên, qua đó góp phần nâng cao năng
lực tự học.


Năm là, thông qua hoạt động giảng dạy, giảng viên cần làm cho sinh viên có
nhận thức đúng về vai trò to lớn của hoạt động tự học, tự nghiên cứu và truyền đam
mê cho họ. Đồng thời, chủ động và tích cực hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên
cứu, đây là một nhiệm vụ mà giảng viên phải thực hiện khi áp dụng đào tạo theo tín
chỉ. Theo đó, khi đánh giá bài thi, bài kiểm tra của sinh viên, không dừng lại ở việc
xem xét mức độ thuộc bài của người học, mà phải nhìn nhận và đánh giá cao sự
hiểu biết bản chất vấn đề, năng lực tư duy và khả năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, nhất là những kiến thức mà người học có được nhờ việc tự học, tự nghiên cứu.


<i><b>4. 3. Nhóm giải pháp từ phía Nhà trường, Đồn thanh niên và các tổ chức </b></i>
<i><b>xã hội khác</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

quản lý sinh viên, đồng thời, tiếp tục hoàn thiện và phát triển cơ sở vật chất trang
thiết bị phục vụ học tập cho sinh viên trong học chế tín chỉ, đặc biệt ứng dụng công
nghệ thông tin trong hỗ trợ học tập cho sinh viên như hệ thống học trực tuyến cả về
nội dung và hình thức, bảo đảm tính chính xác, hệ thống, lơgic, phong phú và cập
nhật; nâng cao tính tiếp cận của website E-learning, tức là biến việc học trực tuyến
trở thành phổ cập như học trên lớp. Để thu hút nhiều sinh viên hơn tham gia vào
website, phát huy được tính tự học, tự nghiên cứu của họ.


Mặt khác, tăng cường hỗ trợ sinh viên về nguồn sách vở, tài liệu học tập bằng
cách tiếp tục phát triển hệ thống thư viện đọc và thư viện online với nguồn tài liệu
phong phú và cập nhật, khai thác thuận tiện và dễ dàng, đáp ứng được nhu cầu học
tập của sinh viên. Cùng với đó, hỗ trợ sinh viên về mặt cơ sở vật chất, trang thiết bị,
môi trường học tập thông qua việc tiếp tục mở rộng khơng gian tự học (phịng đọc,
phịng tự học,…) với môi trường yên tĩnh, tiện nghi và học thuật cần thiết; nâng cấp
hệ thống trang thiết bị, bảo đảm hệ thống wifi, phòng máy dành cho tra cứu trực


tuyến. Ngồi ra, có các chính sách, hoạt động cổ vũ phong trào tự học trong sinh
viên, động viên, khen thưởng những tấm gương tự học. Tất cả những điều này sẽ
tạo ra một môi trường thuận lợi cho hoạt động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên,
thu hút họ đến với không gian học tập, nghiên cứu của Nhà trường nhiều hơn, qua
đó góp phần nâng cao năng lực tự học của sinh viên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>Kết luận</b>


Trong đào tạo theo học chế tín chỉ, hoạt động tự học của sinh viên là một địi
hỏi thiết yếu, có vai trị đặc biệt quan trọng. Kết quả và hiệu quả của hoạt động tự
học phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố chủ quan và khách quan liên quan đến bản
thân người học, gia đình, nhà trường, các tổ chức đồn thể và xã hội. Để nâng cao
chất lượng hoạt động tự học của sinh viên trong học chế tín chỉ, cần thực hiện đồng
bộ hàng loạt các giải pháp trong việc tổ chức và quản lý hoạt động này, từ phía bản
thân sinh viên đến phía giảng viên, Nhà trường, Đồn thanh niên, gia đình và xã
hội, trong đó bản thân sinh viên giữ vai trị quyết định.


<b>Tài liệu tham khảo</b>


<i>1. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTg </i>


<i>ngày 13 tháng 6 năm 2012 về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục </i>
<i>2011-2020.</i>


<i>2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của </i>


<i>Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, </i>
<i>toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa </i>
<i>trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập </i>
<i>quốc tế. </i>



<i>3. Phạm Minh Hạc (2002), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công </i>


<i>nghiệp hoá, hiện đại hoá; Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI, </i>


NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.


<i>4. Đặng Xuân Hải (2007), “Tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của giảng viên và </i>


<i>của sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ”, Tạp chí Giáo dục, số 15/ </i>
<i>10-2007, tr.5-7.</i>


5. Đặng Xuân Hải (2011), Vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi để chỉ đạo quá
trình chuyển đổi từ niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ, Đề tài NCKH
cấp đặc biệt ĐHQGHN.


6. Nguyễn Mai Hương (2013), Quản lý quá trình dạy và học theo học chế tín chỉ
trong các trường đại học ở Việt Nam giai đoạn hiện nay, Sách chuyên khảo,
NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<i>8. Lâm Quang Thiệp (2008), “Về việc áp dụng học chế tín chỉ trên thế giới và ở </i>


<i>Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Trường Đại học Vinh</i>


<i>9. Eli Mazur & Phạm Thị Ly (2006) “Hệ thống đào tạo theo tín chỉ Mỹ và những </i>


<i>gợi ý cho cải cách giáo dục đại học Việt Nam” (tr.89).</i>


10. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên), Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang (2007),
Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội



<i><b>11. Vygotsky S.L.(2004). Imagination and Creativity in Childhood, Journal of </b></i>


<i>Russian and East European Psychology, vol. 42, no. 1, January–February </i>


2004, pp. 7–97, M.E. Sharpe, Inc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>FACTORS INFLUENCEING SELF- STUDY ACTIVITIES </b>


<b>OF THE STUDENTS IN CREDIT SYSTEM IN HIGHER </b>



<b>EDUCATION</b>



Ha Thi Thanh Thuy, PhD student1


<b>Abstract: Credit-based training is an advanced form of training which is </b>
highly effective for both students and teachers. The basic and important
requirement for students in credit system is self-study. Self-study activities
is very important for students in the teaching environment, because without
self-study, students can not complete the task of learning under the motto
“turn the training process into self-training process”. There are many factors
that influence the quality of students’ self-study, such as their competencies,
motivation for studying, self-study methods, teaching methods, conditions
of school facilities, and factors related to organization and management of
training for students in higher education.


Within the framework of this article, the author focuses only on the
overview of the study of analysis of the role of organizational factors and
the management of self-study activities for students to improve the quality of
training in higher education.



<b>Keywords: Self-study, credit system, higher education</b>


</div>

<!--links-->

×