Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Nghị luận về tác phẩm vội vàng của xuân diệu môn ngữ văn lớp 11 | Ngữ văn, Lớp 11 - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.23 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Nghị luận tác phẩm "Vội Vàng" của Xuân Diệu</b>


Vội vàng
Xuân Diệu


Một người rất hiểu và rất yêu thơ Xuân Diệu trước Cách Mạng là nhà phê bình Hoài Thanh đã từng nhận xét
rằng “ Nhà thơ ấy đã thể hiện đúng tâm hồn mình, đúng là mình nhất khi viết ra những dịng thơ diễn tả
những rung động tinh tế, mong manh, mơ hồ, những rung động không dễ gọi tên và càng không dễ gì nắm bắt
“, ví dụ như :


Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân


Những nhận xét ấy chắc hẳn phải có căn cứ, có cơ sở. Tuy nhiên, với phần lớn độc giả, Xuân Diệu trước hết
vẫn là thi sĩ của lòng đam mê nồng cháy, của tình yêu cuồng si đối với cuộc đời, một con người muốn được
giao cảm, giao hồ hết mình cùng tạo vật. Người đã kêu lên tiếng gọi tha thiết, giục giã về sự sống gấp để tận
hưởng hết những lạc thú của cuộc đời. Và nếu phải kể một bài thơ tiêu biểu nhất cho một hồn thơ như thế, thì
chắc trong chúng ta không ai không lập tức nhớ ngay đến một bài thơ - “ Vội vàng “.


Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại,
Cho hương đừng bay đi.


Của ong bướm này đây tuần tháng mật,
Này đây hoa của đồng nội xanh rì,
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si,
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi.
Mỗi sáng sớm thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp mơi gần.


Tơi sung sướng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

khiêu khích thẩm mĩ thơ của thời đại trước, chính là để thể hiện cái tôi trong một khao khát lớn lao, cái tơi
muốn đoạt quyền tạo hố để làm những việc mà chỉ tạo hoá mới làm được như “ tắt nắng đi “ và “buộc gió lại
“. Nhưng trong cách diễn đạt của nhà thơ thì “tắt nắng” và “buộc gió” khơng phải là ý muốn cuối cùng, vì
những câu chẵn của khổ thơ đều bắt đầu bằng một chữ “cho”.


Cho màu đừng nhạt mất,
...


Cho hương đừng bay đi.


Khát vọng ngông cuồng kia cũng xuất phát từ mong muốn giữ lại cái đẹp đẽ cho sự sống. Những câu thơ gợi
cảm giác lo âu rằng cái đẹp sẽ giảm hương sắc đi, màu nắng sẽ bớt rực rỡ nếu nắng cứ toả, và làn hương kia
sẽ bớt nồng nàn nếu gió cứ bay. Nhưng mong muốn càng trở nên thiết tha hơn khi nhà thơ dùng đến hai lần
chữ “đừng” - chứa đựng một nguyện vọng thiết tha. Từng chữ một của bốn câu thơ đều nói lên nỗi ham sống
đến vô biên, tột cùng đến trở nên cuồng si, tham lam, muốn giữ lại cho mình và cho đời vẻ đẹp, sự sống ở
trong tạo vật.


Câu thơ thứ năm đang từ nhịp điệu gấp gáp của những dòng năm chữ, thì đột ngột đổ tràn ra trong những
dòng tám chữ. Một sự chuyển đổi rất đẹp của bài thơ, làm trải ra trước mắt người đọc một bức tranh xuân
tuyệt diệu. Trong bốn dòng thơ ấy đầy ắp những tiếng “này đây” rải ra khắp các dịng thơ, vừa trùng điệp vừa
biến hố. Những câu thơ gợi hình dung về một con người đang mê man, đắm đuối, cuống quýt trước mùa
xuân đang trải ra cuộc đời. Đó khơng chỉ là một bức tranh xn, xn sắc, xn tình mà cịn là cách để tác giả
nói đến cái mê đắm về một mùa xn của tuổi trẻ, của tình u. Vì vậy, khơng có một lồi vật nào khác ngồi
“ong bướm, yến anh”, bởi nó gợi ra vẻ lả lơi, tình tứ,và “bướm lả ong lơi “ gợi ý niệm về mùa xuân và tình
yêu. Khúc nhạc của tình yêu, và hơn thế, “của tình si”, gợi nên sự mê đắm. Bên cạnh đó, chữ “của” trở đi trở
lại cùng với “này đây” như một cặp không thể tách rời. Đó là cách để Xuân Diệu biểu hiện cảm xúc trước
thiên nhiên ln có sự kết đơi, mọi vật quấn quýt lấy nhau, là của nhau không thể tách rời. Tất cả đều mang
vẻ đẹp của sự trẻ trung và sức sống. “ Hoa “ nở trên nền “ xanh rì “ của đồng nội bao la, “lá ” của “ cành tơ ”


đầy sức trẻ và nhựa sống. Cảm giác non tơ, mơn mởn ấy lại được tôn lên trong sự hiệp vần “ tơ phơ phất ” ở
sau. Và như thế, cuộc sống hiện ra trong hình ảnh của một vườn địa đàng, trong xúc cảm của một niềm vui
trần thế. Giá trị nhân văn của những câu thơ và cả bài thơ chính là ở đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

đẹp con người. Ánh sáng đẹp vì gợi ra liên tưởng về “hàng mi” của một đơi mắt đẹp. Niềm vui đẹp vì gợi ra
liên tưởng về một vị thần, đại diện cho con người. Và xúc cảm thẩm mĩ được nâng lên trong câu thơ về tháng
giêng, gợi nên vẻ đẹp của sự táo bạo, cuồng nhiệt, làm người đọc thơ phải sửng sốt.


Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.


Mùa xuân hiện ra trong sức gợi cảm kì lạ bởi một vẻ đẹp như đang đợi chờ , đang sẵn sàng dâng hiến. Vì thế,
mùa xuân như sinh ra cho con người tận hưởng, cho hạnh phúc đến với con người, làm nên một khía cạnh
khác nữa của tinh thần nhân văn của bài thơ. Ở đó, cái q giá, đẹp đẽ nhất của con người lại là chính con
người. Vì vậy, con người là thực thể cao nhất, chứ không phải là thiên nhiên, là tôn giáo hay một chuẩn mực
đạo đức nào. Con người trong câu thơ này đã được tôn lên làm chuẩn mực thẩm mĩ, làm cho người đọc ngạc
nhiên, sửng sốt. Tác giả đưa ra ý niệm về một tháng trẻ trung nhất của một mùa trẻ trung nhất trong năm : “
tháng giêng “. Nhưng sự bất ngờ lại đến từ chữ thứ ba - “ngon”, điều mà ít ai có thể ngờ. Và càng khơng ai có
thể nghĩ rằng tác giả lại so sánh với “cặp mơi gần”. Nhưng có được sự so sánh ấy thì thời gian trừu tượng mới
trở nên gần gũi, do vậy mùa xuân hiện lên trong cảm xúc của một tâm hồn đang thèm khát tận hưởng. Vẻ đẹp
của mùa xuân như đã bị hoàn toàn chiếm hữu.


Hình ảnh so sánh ấy như một người đang đợi chờ, sẵn sàng dâng hiến cho tình yêu. Và hẳn phải có một tình
u thật nồng nàn với cuộc đời thì tác giả mới tạo ra được một hình ảnh lạ kì đến thế.


“Tơi sung sướng”


Những tiếng tất yếu được thốt lên sau tất cả những gì viết ở trên. Nhưng sau ba chữ ấy lại là một dấu chấm ở
giữa câu, khiến cho niềm sung sướng ấy như bị ngắt lại, chặn lại giữa chừng để trở thành một niềm vui dở
dang, không trọn vẹn. Bởi sau dấu chấm là một chữ “ nhưng “ dự báo một cảm xúc hoàn toàn mới lạ. Cái ám
ảnh của sự vội vàng xuất hiện ở nửa sau . Nhà thơ dường như không thể tận hưởng hết được mùa xn vì cái


cảm giác hồi xn ngay khi mùa xuân chưa hết. Và cảm xúc của nhà thơ đã đi sang một phía ngược lại, xuất
hiện một phản đề :


Nhưng vội vàng một nửa.


Ai đã được nghe hai câu đầu của sự phản đề cũng đều có ấn tượng sâu sắc.
Xuân đương đến nghĩa là xuân đương qua


Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già.


Sự mới mẻ, táo bạo, sự phát hiện lớn nhất của hai câu thơ lại được nằm ở hai chữ tưởng như rất bình thường “
nghĩa là “, khiến cho câu thơ mang dáng dấp của một đẳng thức nghệ thuật. Tác giả đã mạnh bạo đặt một dấu
bằng ở hai vế tưởng như trái ngược nhau :“đang tới” đối với “đang qua”, “non” nghịch với “già”. Cách nói
đầy ấn tượng như thế làm nên sự trôi mau vô cùng của thời gian. Điều ấy càng có ý nghĩa với một người mà
sự sống đồng nghĩa với tuổi xuân, được thể hiện với đẳng thức thứ ba :


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Ở đây mùa xn cịn là chỉ mùa của tình u, tuổi trẻ. Xúc cảm ấy khơi nguồn cho một loạt những câu tiếp
theo.Nhà thơ như muốn đảo ngược lại hết những quan niệm thơng thường:


Lịng tơi rộng nhưng lượng trời cứ chật.


Bây giờ đối tượng của “rộng” khơng cịn là trời đất mà là cá nhân “tôi”, và cái bé nhỏ khơng cịn là con
người, mà lại là “trời đất”. Song điều đáng nói lại là cái gì đã qua đi thì sẽ khơng bao giờ trở lại. Nhà thơ đang
nhìn cái nhìn nhân danh cái tơi, cất lên lời ốn trách, lo lắng đơi với tự nhiên và tạo hố.


Khơng cho dài thời trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xn vẫn tuần hồn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.
Còn trời đất nhưng chẳng cịn tơi mãi
Nên bâng khng tơi tiếc cả đất trời.



Trời đất có nghĩa gì đâu khi tuổi trẻ của tơi khơng kéo dài. Mùa xn tuần hồn có nghĩa gì đâu khi tuổi xn
của tơi khơng tuần hồn. Nhà thơ đã đem cái khát khao vơ cùng của tuổi xuân tạo nên cho bài thơ sự mới mẻ.
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi


Khắp sơng núi vẫn than thầm tiễn biệt.
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc.
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi.
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi.


Hình ảnh của gió, của chim quay trở lại, nhưng lại không mang ý nghĩa về vẻ đẹp nồng nàn của sự sống như ở
phần đầu. Những hình ảnh ấy bây giờ đều nhuốm vẻ luyến tiếc, chia phơi. Gió vẫn đẹp đến mê hồn - “thì thào
trong lá biếc” nhưng vẫn bay đi. Chim vẫn hót như một “khúc cuồng si “ nhưng lại báo trước một sự phai tàn.
Những điệp khúc ấy dâng lên thành một nỗi ám ảnh :


Chẳng bao giờ, ôi, chẳng bao giờ nữa...


Nhưng con người ham sống trong Xuân Diệu không dễ dàng khuất phục sự sắp đặt của tạo hố, chính vì vậy
cái “tơi” đã tìm ra được phương hướng để giải quyết một vấn đề khơng dễ gì giải quyết - đó là cách sống “vội
vàng”. Nếu khơng thể kéo dài được trường độ sống thì nhà thơ đề nghị tăng tốc độ và cường độ sống. Vì thế,
đề từ của đoạn thơ bắt đầu bằng một hiệu lệnh của sự giục giã, vội vàng.


Mau đi thôi ! Mùa chưa ngả chiều hôm.
Ta muốn ôm


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Và non nước, và mây, và cỏ rạng;


Cho chuếnh choàng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng.
Cho no nê thanh sắc của trời tươi;



-Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi.


Những chữ “muốn” ở đầu bài thơ quay lại, nhưng nhiều hơn, dồn dập hơn, cuống qt hơn. Mà bây giờ
“muốn” khơng cịn là của “tơi” mà là của “ta”. Sự vội vàng kích thích con người lớn rộng hơn để có thể ơm
chồng cả cuộc đời. Bằng cách ấy, “ta” được hình dung như một cơ thể của một người vô cùng thân thiết,
mến yêu, một thân thể mang vẻ trẻ trung đến mơn mởn, đến rạng ngời, nồng thắm, và nhà thơ viết “cỏ rạng,
xuân nồng”. Tác giả dường như muốn được tận hưởng hết cuộc đời đẹp đẽ trong những cử chỉ mãnh liệt,
nồng nàn nhất, mỗi lúc một tăng lên : “ôm - riết - thâu trong một cái hôn nhiều “.Điều ấy thể hiện một Xuân
Diệu muốn hưởng thụ mùa xuân như một bữa tiệc đời, để được “chuếnh choáng, đã đầy, no nê “. Và câu thơ
cuối được xem như táo bạo nhất trong những câu thơ táo bạo :


Hỡi xuân nồng, ta muốn cắn vào ngươi.


Câu thơ biểu lộ một trạng thái tột đỉnh của niềm yêu mến mùa xuân và cuộc sống này.


Ý thơ của Xuân Diệu có lẽ cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều một ý thơ của nữ thi sĩ Pháp, Anna de Nowai. Bởi
nhà thơ như cũng muốn để lại dấu răng của mình trên trái táo thời gian.


Vội vàng - trái cấm ái tình giữa vườn xuân trần thế


Triết lý sống 'Thà một phút huy hồng rồi chợt tối/Cịn hơn buồn le lói suốt trăm năm' bề ngoài mang màu sắc
của chủ nghĩa hiện sinh nhưng bên trong lại thấm đẫm tinh thần nhân văn ở mọi thời đại. Vội vàng chưa phải
là bài thơ hay nhất nhưng kết tinh nhiều nhất tư tưởng nghệ thuật của Xuân Diệu. Tứ thơ lan tỏa trên diện
rộng: lấy hạt nhân là phút huy hoàng của tuổi trẻ, nhà thơ tạo ra cả một vũ trụ thi ca ngập tràn hương sắc của
tình yêu, hạnh phúc.


Cảm hứng thơ khởi động từ một ảo tưởng lãng mạn: 'tắt nắng', 'buộc gió' để chặn đứng dòng thời gian đưa
'hương', 'màu' của mùa xuân, tuổi trẻ, tình u vào cõi vơ hạn. Ảo tưởng lãng mạn của cái tơi cá nhân có thể
tạo ra thứ huyền thoại mới của con người hiện đại. Sự sống như ngưng đọng lại trong phút huy hoàng nhất:
'tháng Giêng', khởi đầu của mùa xuân, 'sáng sớm', khởi động của một ngày. Đó cũng là giờ phút 'Thần Vui mở


cửa', khơi nguồn một tình yêu thuần khiết. Vị Thần Ái tình của nhân loại được phục sinh nơi cuộc sống Trần
thế sau cả ngàn năm ẩn trốn trong cõi mịt mờ của Thiên đàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Không tắt được nắng, buộc được gió, nói như Văn Cao: 'Thời gian qua kẽ tay/Làm úa những chiếc lá...', Xuân
Diệu làm một cuộc chạy đua theo thời gian để đuổi bắt hương màu của tình yêu sự sống, biến ảo tưởng thành
hiện thực. Cuộc chạy đuổi này có cơ sở từ trong sức mạnh của 'cái tôi' tự do giải phóng. Nó đoạn tuyệt với lối
sống ung dung nhàn hạ và khuôn sáo của người xưa: 'Đi đâu mà vội mà vàng/Mà vấp phải đá mà quàng phải
dây' hay 'Nhất nhật thanh nhàn nhất nhật tiên'. Không có lẽ tuần hồn của mùa xn hay sự tái sinh của tuổi
trẻ để con người mơ mộng tình yêu, hạnh phúc nơi thế giới khác. Chính cái giới hạn ngắn ngủi của cuộc đời
trần thế lại sinh ra cõi vơ hạn trong khát vọng tình u của con người. Nhà thơ tự phóng đại mình lên với
mãnh lực: 'ơm', 'riết', 'say', 'thâu' cho 'chuếnh chống', 'đã đầy', 'no nê'... tận hưởng những gì đang hiện hữu
của mùa xuân tuổi trẻ: 'mây đưa', 'gió lượn', 'cánh bướm', 'tình u', 'một cái hơn nhiều'...


Bản giao hưởng Vội vàng cất lên cao trào và treo lửng lơ bằng một câu thơ cũng đầy thách thức: 'Hỡi Xuân
Hồng ta muốn cắn vào ngươi!'. Tứ thơ vượt lên trên thứ cảm xúc nhục thể thường tình, thăng hoa vào tận
cùng cội nguồn văn hóa thẩm mỹ của nhân loại. Hình ảnh 'Xuân Hồng' và động từ 'cắn' gợi Trái cấm ái tình
mà Adam và Eva đã ăn khi quyết định từ giã Thiên đàng. Với Kinh Thánh, giờ phút ăn Trái cấm ái tình của
Adam và Eva đánh dấu cho tội lỗi đầu tiên của nhân loại, nhưng với các nhà văn hóa Phục hưng và Khai
sáng, đấy lại là giờ phút huy hoàng nhất, bởi vì từ giờ phút này lồi người mới thực sự biết u và có trí tuệ,
cảm nhận đầy đủ dư vị của hạnh phúc làm người. Tình yêu mang lại phép mầu nhiệm thiêng liêng giúp cho
loài người sinh sôi nảy nở vô tận, cõi hữu hạn mong manh của kiếp người trở nên vô hạn.


Vội vàng đạt đến chiều sâu những giá trị nhân văn hiện đại, mở ra một hệ thẩm mỹ mới trong thi ca Việt Nam
hiện đại: con người là kiểu mẫu của mn lồi, vẻ đẹp của thế gian.


<i><b>LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG</b></i>


Năm 1900, Phan Bội Châu đậu giải nguyên khoa thi Hương Trường Nghệ. Năm 1904, ông sáng lập ra Hội
Duy Tân, một tổ chức yêu nước. Năm 1905, ông dấy lên phong trào Đông Du. Trước lúc lên đường Đông Du,
qua Trung Hoa, Nhật Bản để cầu ngoại viện với bao hồi bão tung hồnh, ơng đã để lại cho các đồng chí bài


thơ Xuất dương lưu biệt. Có thể nói, bài thơ này như một mốc son chói lọi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc
và thơ văn Phan Bội Châu.


Xuất dương lưu biệt được viết bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, là khúc tráng ca biểu lộ tư
thế, quyết tâm hăm hở, và những ý nghĩ cao cả mới mẻ của chí sĩ Phan Bội Châu trong buổi đầu xuất dương
cứu nước.


Hai câu đề tun ngơn về chí hướng, về lẽ sống cao cả:


Sinh nam tử yếu hi kì,


Khẳng hứa càn khôn tự chuyển đi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Dang tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.


Gắn câu thơ với sự nghiệp cách mạng vô cùng sôi nổi của Phan Bội Châu ta mới cảm nhận được cái khẩu khí
anh hùng của nhà chí sĩ vĩ đại. Đấng nam nhi muồn làm nên điều lạ ở trên đời, từng nung nấu và tâm niệm
như trong một vần thơ cổ:


Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch,
Lập thân tối hạ thị văn chương.
(Tùy biên thi thoại – Viên Mai)


(Bữa bữa những mong ghi sử sách,
Lập thân xoáng nhất ấy văn chương)


Đấng nam nhi muốn làm nên điều lạ ở trên đời ấy có một bầu máu nóng sơi sục: Tơi được trời phú cho bầu
máu nóng cũng khơng đến nỗi ít, lúc cịn bé đọc sách của cha tơi, mỗi khi đến những chỗ nói người xưa chịu
chết để thành đạo nhân, nước mắt dầm đìa rỏ xuống ướt đẫm cả giấy…(Ngục trung thư)



Phần thực ý thơ được mở rộng, tác giả tự khẳng định vai trị của mình trong xã hội và trong lịch sử:


Ư bách niên trung tu hữu ngã,
Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy.


Ngã là ta; tu hữu ngã nghĩa là phải có ta trong cuộc đời một trăm năm (bách niên trung). Câu thơ khẳng định
biểu lộ niềm tự hào lớn lao của kẻ sĩ yêu nước trong cảnh nước mất nhà tan. Thiên tải hậu là nghìn năm sau,
là lịch sử của đất nước và dân tộc há lại khơng có ai (để lại tên tuổi) ư? Hai câu 3, 4 đối nhau, lấy cái phủ định
để làm nổi bật điều khẳng định. Đó là ý thơ sâu sắc thể hiện vai trò cá nhân trong lịch sử: sẵn sàng gánh vác
mọi trách nhiệm mà lịch sử giao phó. Ý tưởng đẹp này là sự kế thừa những tư tưởng vĩ đại của các vĩ nhân
trong lịch sử:


-…Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội có, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng (Trần Quốc
Tuấn).


- Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,


Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh (Văn Thiên Tường)


Lấy cái hữu hạn bách niên của một đời người đối với cái vô hạn thiên tải của lịch sử dân tộc, Phan Bội Châu
đã tạo nên một giọng thơ đĩnh đạc, hào hùng biểu lộ quyết tâm và khát vọng trong buổi lên đường. Vì thế,
trên bước đường cách mạng giải phóng dân tộc, trải qua mn vàn thử thách và nguy hiểm, ông vẫn bất khuất,
lạc quan:


Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu!
(Cảm tác trong nhà ngục Quảng Đơng)


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Non sơng đã chết sống thêm nhục,


Thánh hiền cịn đâu học cũng hoài


Phan Bội Châu đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết. Ơng nói bằng tất cả nhiệt huyết và chân
thành. Ông nhắc nhở mọi người phải đoạn tuyệt với lối học cử tử, khơng thể đắm chìm trong vịng hư danh,
mà phải hăm hở đi tìm lí tưởng cao cả. Trong Bài ca chúc tết thanh niên viết vào dịp Tết năm 1927, cụ thiết
tha kêu gọi thanh niên:


Ai hữu chí từ nay xin gắng gỏi


Xếp bút nghiên mà tu dưỡng lấy tinh thần
Đừng ham chơi, đừng ham mặc, đừng ham ăn
Dụng gan óc lên đánh tan sắt lửa


Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ…


Sống như thế nào là sống đẹp. Sống như thế mới mong làm nên điều lạ ở trên đời, mới tự khẳng định được:
Trong khoảng trăm năm cần có tớ.


Phần kết là sự kết tinh của một hồn thơ bay bổng đượm sắc màu lãng mạn:


Nguyên trục trường phong Đông hải khứ,
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi


Thơ văn Phan Bội Châu là thơ văn tuyên truyền, cổ vũ lòng yêu nước, kêu gọi lòng căm thù giặc. Thơ văn
Phan Bội Châu sở dĩ trở thành những bài ca ái quốc vì thấm đượm cảm xúc, sục sơi nhiệt huyết, có nhiều hình
tượng đẹp nói về cảm hứng u nước và lí tưởng anh hùng. Hai câu kết này là một ví dụ: Trường phong –
ngọn gió dài, Thiêu trùng bạch lãng – ngàn lớp sóng bạc, là hai hình tượng kì vĩ. Chí khí của người chiến sỹ
cách mạng được diễn tả qua các vị ngữ: Nguyện trục (mong theo đuổi) và nhất tề phi (cùng bay lên). Cái
không gian mênh mơng mà nhà chí sĩ mong vượt qua là Đông hải. Nếu hai thanh trắc cuối câu 7 (Đông Hải
khứ) làm cho âm điệu thắt lại, nén lại thì hai thanh bằng cuối câu 8 (nhất tề phi) lại làm cho âm điệu cất lên,


bay lên. Âm hưởng trầm bổng ấy cũng góp phần thể hiện quyết tâm mạnh mẽ lên đường cứu nước cùa Phan
Bội Châu. Ở đây nội lực, bản lĩnh chiến đấu và khẩu khí cùa người chiến sĩ có sự hịa hợp, gắn bó và thống
nhất. Sự nghiệp cách mạng của Phan Bội Châu đã cho hậu thế biết rõ và cảm phục điều tiên sinh đã nói ở hai
câu kết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>Câu 1: Biến thái là gì?</b>


Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng
ra.


<b>Câu 2: Dựa vào biến thái người ta chia sự phát triển động vật thành những kiểu nào?</b>
Chia thành 2 kiểu chính:


- Phát triển khơng qua biến thái hoàn toàn
- Phát triển qua biến thái:


o Phát triển qua biến thái hoàn toàn
o Phát triển qua biến thái khơng hồn tồn
<b>Câu 3: Phân biệt sinh trưởng với phát triển?</b>


Sinh trưởng của cơ thể động vật là q trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.
Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa (biệt hóa) tế bào và phát
sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.


<b>Câu 4: Cho ví dụ tên 5 lồi động vật phát triển qua biến thái hồn tồn?</b>
Ví dụ: Cánh cam, bọ rùa, ếch, bướm, muỗi…


<b>Câu 5: Thế nào là phát triển qua biến thái hồn tồn?</b>


Phát triển của động vật thơng qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và


sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua gian đoạn trung gian (ở côn trùng là nhộng) ấu trùng biến đổi
thành con trưởng thành.


<b>Câu 6: Phát triển của châu chấu thuộc loại biến thái nào?</b>


Phát triển của châu chấu thuộc loại biến thái khơng hồn tồn vì sự khác biệt về hình thái và cấu tạo của ấu
trùng giữa các lần lột xác kế tiếp nhau là không lớn.


<b>Câu 7: Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm trong khi bướm trưởng thành</b>
<b>thường không phá hoại cây cối?</b>


Sâu bướm ăn lá cây nhưng khơng có enzim tiêu hóa xenlulơzơ nên sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn có hiệu quả
thấp. Vì vậy, sâu phải ăn rất nhiều lá cây mới đáp ứng được nhu cầu sinh dưỡng cho cơ thể. Trong khi đó, hầu
hết lồi bướm chỉ ăn mật hoa nên không phá hoại cây trồng mà cịn giúp cây trồng thụ phấn.


<b>Câu 8: Q trình phát triển của người có thể chia làm các giai đoạn nào? Người phát triển qua biến</b>
<b>thái hay không qua biến thái? Tại sao?</b>


Q trình phát triển của người có thể chia 2 giai đoạn: giai đoạn phôi thai và gian đoạn sau khi sinh ra.


Người phát triển không qua biến thái: vì con sinh ra có đặc điểm hình thái và cấu tạo tương tự như người
trưởng thành.


<b>Câu 9: Cho biết sự khác nhau giữa phát triển qua biến thái và không qua biến thái?</b>


Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái (sinh trưởng và phát triển trực tiếp) là kiểu sinh trưởng và phát
triển mà con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí tương tự như con trưởng thành. Con non phát triển
thành con trưởng thành không qua giai đoạn lột xác.


Sinh trưởng và phát triển qua biến thái là kiểu sinh trưởng và phát triển mà ấu trùng có đặc điểm hình thái,


cấu tạo, sinh lí rất khác con trưởng thành. Ấu trùng phải trải qua quá trình lột xác để biến đổi thành con
trưởng thành.


<b>Câu 10: Cho biết sự khác nhau giữa phát triển qua biến thái hoàn toàn và qua biến thái khơng hồn</b>
<b>tồn?</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Sinh trưởng và phát triển qua biến thái khơng hồn tồn là kiểu sinh trưởng và phát triển mà ấu trùng (sâu ở
cơn trùng, nịng nọc ở ếch nhái) có đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí gần giống với con trưởng thành (ví dụ,
châu chấu khơng có cánh hoặc cánh chưa phát triển đầy đủ). Trải qua nhiều lần lột xác biến đổi thành con
trưởng thành.


<b>Câu 11: Nêu vai trò của hoocmon sinh trưởng đối với sự phát triển của động vật có xương sống?</b>
- Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prơtêin.


- Kích thích phát triển xương (xương dài ra và to lên)


<b>Câu 12: Kể tên các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật? Nhân tố quyết định</b>
<b>đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật là nhân tố nào?</b>


Nhân tố bên trong: hoocmon


Nhân tố bên ngoài: thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng.


Nhân tố quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật là thức ăn vì các chất dinh dưỡng có trong
thức ăn là nguyên liệu được cơ thể sử dụng để tăng số lượng và kích thước tế bào, hình thành các cơ quan và
hệ cơ quan. Các chất dinh dưỡng còn là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của động vật.


<b>Câu 13: Kể tên và nguồn gốc các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có</b>
<b>xương sống?</b>



Hoocmon sinh trưởng do tuyến yên tiết ra: Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng
tổng hợp prơtêin. Kích thích phát triển xương (xương dài ra và to lên).


Tirơxin của tuyến giáp: kích thích sự chuyển hóa ở tế bào và kích thích q trình sinh trưởng bình thường của
cơ thể.


Hoocmon sinh dục testostêrơn của tinh hồn và ơtrơgen của buồng trứng kích thích sinh trưởng và phát triển
ở giai đoạn dậy thì nhờ:


- Tăng phát triển xương


- Kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp. Riêng tesrostêrơn cịn
làm tăng mạnh tổng hợp prôtêin.


<b>Câu 14: Nêu tác dụng sinh lí của ecđixơn và juvenin?</b>
Eđixơn gây lột xác và biến sâu thành nhộng và bướm.
Juvenin ức chế biến đổi sâu thành nhộng và bướm.


<b>Câu 15: Cho biết tác dụng sinh lí của Tiroxin đối với lưỡng cư?</b>


Đối với lưỡng cư, tiroxin gây biến thái từ nòng nọc thành ếch. Thiếu tiroxin , nịng nọc khơng biến thành ếch
được. Iơt là thành phần cấu tạo nên tiroxin, do đó thiết Iơt trong thức ăn và nước uống dẫn đến thiếu tiroxin.


<b>Câu 16: Tuyến yên sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hoocmon sinh trưởng gây hậu quả gì? Tại sao?</b>
Nếu hoocmon sinh trưởng được tiết ra ít hơn bình thường vào giai đoạn trẻ em đang lớn dẫn đến giảm phân
chia tế bào, giảm số lượng và kích thước tế bào, kết quả là trẻ em chậm lớn hoặc ngừng lớn. Ngược lại, nếu
hoocmon sinh trưởng được tiết ra quá nhiều vào giai đoạn trẻ em đang lớn dẫn đến tăng cường quá trình phân
chia tế bào, tăng số lượng vaw kích thước tế bào (qua tăng tổng hợp prơtêin và tăng cường phát triển xương),
kết quả là cơ thể phát triển quá mức thành ngưởi khổng lồ.



<b>Câu 17: Tại sao trong thức ăn và nước uống thiếu Iơt thì trẻ em chậm lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp</b>
<b>nhăn, trí tệ thấp?</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

phân chia và lớn lên bình thường của tế bào, hậu quả là trẻ em chậm lớn hoặc ngừng lớn, não ít nếp nhăn, số
lượng tế bào não giảm, dẫn đến trí tuệ thấp.


<b>Câu 18: Giải thích nguyên nhân lột xác ở sâu bướm và nguyên nhân sâu bướm biến thành nhộng và</b>
<b>bướm?</b>


Nguyên nhân lột xác ở sâu bướm và nguyên nhân sâu bướm biến thành nhộng và bướm là do tác dụng phối
hợp của hai hoocmon ecđixơn và juvenin:


Eđixơn gây lột xác và biến sâu thành nhộng và bướm, còn Junvenin ức chế biến đổi sâu thành nhộng và
bướm. Sâu bướm có thể lột xác nhiều lần là do tác dụng của ecđixơn, nhưng không thể biến đổi thành nhộng
và bướm là do tác dụng ức chế của juvenin. Khi nồng độ juvenin giảm đến mức khơng cịn tác dụng ức chế
được nữa, thì ecđixơn biến xâu thành nhộng vả biến nhộng thành bướm.


<b>Câu 19: Vào thời kì dậy thì của nam và nữ, hoocmon nào được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh</b>
<b>về thể chất và tâm sinh lí. Ở tuổi dậy thì, tâm sinh lí và thể chất của các em thay đổi như thế nào?</b>
Vùng dưới đồi thông qua tuyến n kích thích tinh hồn tăng cường sản xuất testostêrơn và kích thích buồng
trứng tăng cường tiết ơtrơgen. Những thay đổi về thể chất và tâm lí ở tuổi dậy thì là do tác dụng của hai
hoocmon sinh dục này.


Ở tuổi dậy thì, tâm sinh lí và thể chất của các em thay đổi ví dụ như ở nam cơ bắp phát triển mạnh, ở nữ phát
triển vòng một, bắt đầu biết yêu thương, giận hờn…


<b>Câu 20: Tại sao gà trống con sau khi cắt bỏ tinh hồn thì phát triển khơng bình thường: mào nhỏ,</b>
<b>khơng có cựa, khơng biết gáy và mất bản năng sinh dục…?</b>


Hoocmon testotêrôn do tinh hồn tiết ra kích thích q trình sinh trưởng và hình thành các đặc điểm sinh dục


phụ thứ cấp (phát triển mào, cựa, thanh quản,…) ở động vật. Vì vậy thiếu hoocmon testotêrơn (sau khi cắt bỏ
tinh hồn) sẽ gây ra hậu quả gà trống con phát triển khơng bình thường.


<b>Câu 21: Sinh sản là gì? Các hình thức sinh sản?</b>


Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển liên tục của lồi.
Có hai kiểu sinh sản, đó là sinh sản vơ tính và sinh sản hữu tính.


<b>Câu 22: Nêu lợi ích của các phương pháp nhân giống vơ tính?</b>


Giữ ngun được các tính trạng tốt ta mong muốn, sớm cho kết quả, giá thành thấp. Đặc biệt, phương pháp
nuôi cấy mô tế bào thực vật sản xuất được số lượng lớn giống với giá thành thấp, tạo được giống sạch bệnh
virus, phục chế được các giống q bị thối hóa, đạt hiệu quả kinh tế cao.


<b>Câu 23: Sinh sản vơ tính ở thực vật là gì?</b>


Sinh sản vơ tính là hình thức sinh sản khơng có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau
và giống cây mẹ.


<b>Câu 24: Hãy nêu những hình thức sinh sản vơ tính ở thực vật? Trình bày khái niệm về các hình thức</b>
<b>này?</b>


Có 2 hình thức: sinh sản bào tử là hình thức sinh sản, trong đó cơ thể mới được sinh ra từ bào tử, bào tử lại
được hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử. Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản từ các phần sinh
dưỡng của cơ thể (lá, cành, hom , thân củ…). Đặc trưng của hình thức sinh sản sinh dưỡng là giữ nguyên
được tính trạng di truyền nhờ nguyên phân.


<b>Câu 25: Nêu một số phương pháp nhân giống vơ tính ở thực vật?</b>


Các phương pháp nhân giống vơ tính ở thực vật là: ghép chồi (mắt); ghép cành; chiết cành; giam cành; nuôi


cấy tế bào và mô thực vật; trồng hom; trồng chồi.


<b>Câu 26: Nêu những ưu điểm của cành giâm, cành ghép so với cây trồng mọc từ hạt?</b>
Giữ nguyên được tính trạng di truyền mà con người mong muốn nhờ cơ chế nguyên phân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>Câu 27: Kể tên các lồi có hình thức sinh sản bằng bào tử? Các con đường phát tán bào tử?</b>
Các loài có hình thức sinh sản bằng bào tử: Rêu, dương xỉ,…


Các con đường phát tán bào tử nhờ: gió, nước, cơn trùng,…


<b>Câu 28: Sinh sản sinh dưỡng là gì? Nêu một số hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của thực vật?</b>
Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản từ các phần sinh dưỡng của cơ thể.


Một số hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của thực vật: bằng thân củ, thân rễ.


<b>Câu 29: Vì sao phải cắt bỏ hết lá ghép ở cành ghép?</b>


Để giảm mất nước qua con đường thoát hơi nước nhằm tập trung nước nuôi các tế bào ghép, nhất là các tế
bào mô phân sinh được đảm bảo. Chú ý: phải buộc chặt mắt ghép cũng như cành ghép vào gốc ghép nhằm để
mơ dẫn (mạch gỗ) nhanh chóng nối liền nhau bảo đảm thơng suốt cho dịng nước và các chất dinh dưỡng từ
gốc ghép đến được tế bào của cành ghép hoặc mắt ghép được dễ dàng.


<b>Câu 30: Cơ sở sinh lí của cơng nghệ ni cấy mơ tế bào và mơ thực vật là gì?</b>


<i>Cơ sở sinh lí của công nghệ nuôi cấy mô tế bào và mô thực vật là tính tồn năng tế bào (là khả năng của tế</i>
bào đơn lẻ phát triển thành cây nguyên vẹn ra hoa và kết hạt bình thường).


<b>Câu 31: Biến Thái là gì? So sánh PTKQBT và PTQBT</b>


Là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra. Sự


phát triển của động vật được chia làm 2 loại: phát triển không thông qua biến thái và phát triển thông qua biến
thái.


<b>Phát triển không qua biến thái: là kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương</b>
tự con trưởng thành. Con non phát triển thành con trưởng thành không trải qua giai đoạn lột xác.


<b>Phát triển qua biến thái: là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí khác con trưởng </b>
thành. Ấu trùng trải qua lột xác nhiều lần biến đổi thành con trưởng thành.


<b>Câu 32:Sự khác nhau giữa Biến thái hồn tồn và biến thái khơng hồn tồn</b>


<b>Giống nhau:</b>


Cả biến thái hồn tồn và khơng hồn tồn đều có giai đoạn trứng, sau non, sâu trưởng thành.


<b>Khác nhau:</b>


+ Biến thái hồn tồn:


- Vịng đời trải qua 4 giai đoạn.
- Có giai đoạn nhộng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

- Vòng đời trải qua 3 giai đoạn.
- Khơng có giai đoạn nhộng tầm.


<b>Phát triển qua biến thái hoàn toàn: là kiểu phát triển mà ấu trùng (sâu bướm ở cơn trùng) có hình dạng và </b>
cấu tạo rất khác với con trưởng thành. Ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác và qua giai đoạn trung gian (nhộng
ở côn trùng) biến đổi thành con trưởng thành.


<b>Phát triển qua biến thái khơng hồn tồn: là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí </b>


gần giống con trưởng thành (ví dụ: châu chấu khơng có cánh hoặc cánh chưa phát triển đầy đủ). Trải qua
nhiều lần lột xác, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.


<b>Câu 33: Sự phát triển ở ếch nhái, tằm dâu, châu chấu, cua là biến thái hồn tồn hay khơng hồn tồn,vì </b>
<b>sao?</b>


• Sự pt ở ếch nhái, tằm dâu là biến thái hồn tồn vì ấu trùng rất khác con trưởng thành về hình thái , cấu
tạo và sinh lí.


• Sự pt ở châu chấu, cua là biến thái khơng hồn tồn vì ấu trùng đã giống con trưởng thành nhưng chưa hoàn
thiện, phải qua nhiều lần lột xác mới trưởng thành.


<b>Câu 34: Giải thích nguyên nhân lột xác ở sâu bướm và nguyên nhân sâu bướm biến thành nhộng và </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

- Do hai hoocmôn chủ yếu là Ecđixơn và Juvenin. Ecđixơn gây lột xác kích thích sâu biến thành nhộng và
bướm. Juvenin phối hợp với Ecđixơn gây lột xác, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.


- Sâu lột xác nhiều lần là do tác dụng của ecđixơn nhưng do ức chế của juvenin nên không thể biến thành


nhộng và nhộng thành bướm. Khi juvenin giảm đến mức khơng ức chế được ecđixơn thì ecđixơn làm sâu biến
thành nhộng sau đó là bướm.


<b>Câu 35: Quá trình phát triển của ếch gồm những giai đoạn nào? Nêu đặc điểm của từng giai đoạn? </b>
<b>Biến thái của ếch được điều hịa bởi hoocmơn nào?</b>


Gồm 2 GĐ:


* GĐ phát triển phôi: từ trứng phân cắt cho phôi nang, phôi vị gồm 3 lá phôi, phôi thần kinh với mầm các cơ
quan.



* GĐ hậu phôi: trứng nở ra nịng nọc sống tự do trong mơi trường nướcnước và sẽ biến thái thành ếch.


* Sự biến thái của ếch được điều hồ bởi hoocmơn tirơxin do tuyến giáp trạng của nòng nọc tiết ra.


<b>Câu 36 :Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành </b>
<b>thường khơng gây hại cho cây trồng?</b>


- Bởi vì hầu hết bướm trưởng thành sống bằng mật hoa, trong ống tiêu hoá chỉ có enzim saccaraza tiêu hố


đường saccarơzơ. Trong khi đó, sâu bướm ăn lá cây, chúng có đầy đủ các enzim tiêu hố prơtêin, lipit và
cacbohiđrat


- Bướm là cơn trùng biến thái hồn tồn


Vịng đời của bướm trứng > sâu > nhộng > bướm


Con bướm chính là thời kì cuối cùng trong vòng đời của bướm và cũng là giai đoạn ngắn nhất trong các giai
đoạn sinh trưởng trên. Khi đã biến thái thành bướm, nó chỉ có nhiệm vụ là sinh sản và sau đó ít lâu là chết.
Sâu là thời kì bướm cần tích lũy nhiều dinh dưỡng để chuẩn bị cho giai đoạn nhộng nằm im trong kén ko thể
kiếm ăn để rồi sau dó bién thành bướm. Chính vì cần nhiều năng lượng nên sâu bướm mới phá hoại cây trồng


</div>

<!--links-->

×