Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đánh giá khả năng giảm thiểu khí nhà kính của các khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại quảng ninh ,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

BÙI THỊ THANH THỦY

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG GIẢM THIỂU KHÍ NHÀ KÍNH CỦA CÁC
KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

BÙI THỊ THANH THỦY

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG GIẢM THIỂU KHÍ NHÀ KÍNH CỦA
CÁC KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1

PGS TS. NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 2

TS. NGUYỄN THU HUYỀN



Hà Nội - 2016
2


Đề tài “Đánh giá khả năng giảm thiểu khí nhà kính của các khu liên hợp xử lý chất
thải rắn tại Quảng Ninh”

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết quả
nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.

Học viên

Bùi Thị Thanh Thủy

i


Đề tài “Đánh giá khả năng giảm thiểu khí nhà kính của các khu liên hợp xử lý chất
thải rắn tại Quảng Ninh”

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành cuốn luận văn này, ngồi sự cố gắng nỗ lực hết mình của bản
thân, tơi cịn nhận được sự giúp đỡ, chỉ dạy tận tình của các thầy giáo, cơ giáo; sự ủng
hộ cả về tinh thần lẫn vật chất của gia đình, đồng nghiệp và bạn bè.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới cô PGS.TS.
Nguyễn Thị Ánh Tuyết người đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện về mọi mặt để tơi
có thể hồn thành cuốn luận văn tốt nghiệp của mình. Thời gian qua, cô đã truyền đạt

kiến thức, kinh nghiệm và theo sát từng bước thực hiện trong kế hoạch để tơi có thể
hồn thành từng phần và hồn thiện bản cuối cùng như ngày hôm nay.
Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô TS. Nguyễn Thu Huyền.
Cô vừa là người đồng nghiệp gần gũi vừa là người thầy nghiêm khắc người đã trực
tiếp hướng dẫn cho tơi và cùng tơi chỉnh sửa, hồn thiện bản luận văn của mình.
Cuối cùng, tơi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo trong
viện KH&CN Môi Trường– Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và Khoa Môi trường
– Trường Đại học Tài nguyên và Mơi trường Hà Nội đã giúp đỡ nhiệt tình trong việc
học tập và nghiên cứu của tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng

năm 2016

Học viên

Bùi Thị Thanh Thủy

ii


Đề tài “Đánh giá khả năng giảm thiểu khí nhà kính của các khu liên hợp xử lý chất
thải rắn tại Quảng Ninh”

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... v
DANH MỤC HÌNH....................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................... 4

1.1.

Chất thải rắn đô thị và tác hại từ hoạt động chôn lấp ...................................... 4

1.2.

Thực trạng vấn đề phát thải khí nhà kính ........................................................ 7

1.3.

Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh .................................. 10

1.4.

Hiện trạng quản lý CTR tại tỉnh Quảng Ninh ................................................ 12

1.4.1.

Thu gom, vận chuyển CTRSH ................................................................. 14

1.4.2.

Xử lý CTR trên địa bàn ............................................................................ 21

1.5.

Sử dụng công cụ LCA đối với hoạt động chôn lấp CTR............................... 28

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 30
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 30

2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 30
2.3. Công cụ LCA trong quản lý CTR ...................................................................... 31
2.3.1. Công cụ LCA ............................................................................................... 31
2.3.2. LCA ứng dụng trong quản lý CTR .............................................................. 37
2.4. Phần mềm Intergrated Waste Managenmet-2 (IWM-2) .................................... 39
2.5. Xây dựng kịch bản quản lý CTR cho tỉnh Quảng Ninh theo cách tiếp cận LCA
................................................................................................................................... 43
2.6. Chuẩn bị số liệu .................................................................................................. 44
2.6.1. Các chỉ tiêu dự báo ...................................................................................... 44
2.6.2. Cơ sở tính tốn ............................................................................................. 45
iii


Đề tài “Đánh giá khả năng giảm thiểu khí nhà kính của các khu liên hợp xử lý chất
thải rắn tại Quảng Ninh”
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 47
3.1. Kết quả xử lý số liệu đầu vào cho mơ hình IWM-2 .......................................... 47
3.2. Dịng ln chuyển vật chất theo kịch bản 1 ....................................................... 51
3.3. Dòng luân chuyển vật chất theo kịch bản 2. ...................................................... 53
3.4. Dòng luân chuyển vật chất theo kịch bản 3 ....................................................... 55
3.5. So sánh phát thải KNK theo 3 kịch bản ............................................................. 57
3.5.1. Phát thải khí CO2 ......................................................................................... 57
3.5.2. Phát thải khí CH4 ......................................................................................... 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 65

iv


Đề tài “Đánh giá khả năng giảm thiểu khí nhà kính của các khu liên hợp xử lý chất

thải rắn tại Quảng Ninh”

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BXD

Bộ xây dựng

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

CTR TM DV

Chất thải rắn thương mại, dịch vụ

HVS

Hợp vệ sinh

HƯNK

Hiệu ứng nhà kính

IPCC

Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu


KNK

Khí nhà kính

KHVS

Khơng hợp vệ sinh

LCA

Đánh giá vịng đời sản phẩm

LULUCF

Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp

MTĐT

Môi trường đô thị

NM

Nhà máy

QCXDVN

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam




Quyết định

UNEP

Chương trình mơi trường liên hợp quốc

XL

Xử lý

v


Đề tài “Đánh giá khả năng giảm thiểu khí nhà kính của các khu liên hợp xử lý chất
thải rắn tại Quảng Ninh”

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tác động của việc xử lý không hợp lý chất thải đô thị ................................ 6
Hình 1.2. Diễn biến phát thải KNK năm 1994, 2000, 2010 và ước tính phát thải cho
các năm 2020 và 2030 theo chất thải............................................................................ 10
Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức quản lý chất thải rắn đô thị tại Quảng Ninh .......................... 13
Hình 2.1. Minh họa về mối liên kết các q trình đơn vị của tồn bộ q trình. ......... 33
Hình 2.2. Các giai đoạn đánh giá vịng đời .................................................................. 34
Hình 2.3. Ranh giới hệ thống của q trình chơn lấp sau xử lý ................................... 38
Hình 2.4. Màn hình Khởi động chương trình ............................................................... 39
Hình 2.5. Các thơng số của chương trình ..................................................................... 40
Hình 2.6. Các kịch bản được so sánh trong LCA trên một cấp độ chung .................... 43
Hình 3.1. Dòng luân chuyển vật chất theo kịch bản 1.................................................. 52
Hình 3.2. Dịng ln chuyển vật chất theo kịch bản 2.................................................. 54

Hình 3.3. Dịng ln chuyển vật chất theo kịch bản 3.................................................. 56
Hình 3.4. So sánh sự phát thải CO2 theo 3 kịch bản ..................................................... 57
Hình 3.5. So sánh sự phát thải CH4 theo 3 kịch bản ..................................................... 60
Hình 3.6. Diễn biến phát thải KNK theo ba kịch bản .................................................. 61

vi


Đề tài “Đánh giá khả năng giảm thiểu khí nhà kính của các khu liên hợp xử lý chất
thải rắn tại Quảng Ninh”

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Kết quả kiểm kê KNK (lượng CO2 tđ) cho năm 1994, 2000 và 2010 [4] ..... 8
Bảng 1.2. Phát thải khí nhà kính năm 2010 và ước tính phát thải cho các năm 2020 và
2030 [4]........................................................................................................................... 9
Bảng 1.3. Tổng hợp kết quả khảo sát hiện trạng CTRSH phát sinh và thu gom tại một
số khu vực trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh [5], [11] ...................................................... 15
Bảng 1.4. Thành phần CTR tại một số khu vực đơ thị điển hình trên địa bàn Tỉnh
Quảng Ninh [10] ........................................................................................................... 17
Bảng 1.5. Hiện trạng nhân lực và phương tiện thu gom CTR tại các thành phố trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh [10] ............................................................................................. 18
Bảng 1.6. Hiện trạng nhân lực và phương tiện thu gom CTR tại các huyện lỵ trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh [10] ............................................................................................. 19
Bảng 1.7. Hiện trạng các khu xử lý CTR đang hoạt động tỉnh Quảng Ninh [11] ........ 23
Bảng 1.8. Hiện trạng các khu xử lý CTR đã ngừng hoạt động gần đây trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh [11] ........................................................................................................... 26
Bảng 1.9. Thông tin về các khu xử lý CTR đang triển khai xây dựng và đưa vào hoạt
động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh [10] ....................................................................... 27
Bảng 3.1. Loại đô thị năm 2015, 2020 và dân số hiện trạng năm 2015 của ................ 47
TP. Hạ Long, TP. Cẩm Phả, H. Hoành Bồ và H. Vân Đồn.......................................... 47

Bảng 3.2. Tiêu chuẩn phát sinh CTRSH theo loại đô thị ............................................. 48
Bảng 3.3. Tỷ lệ tăng dân số trung bình và tỷ lệ đơ thị hóa tại ...................................... 48
TP. Hạ Long, TP. Cẩm Phả, H. Hoành Bồ và H. Vân Đồn năm 2015 và 2020 ........... 48
Bảng 3.4. Tiêu chuẩn phát thải và tỉ lệ thu gom CTRSH tại các đô thị trung tâm trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................... 49
Bảng 3.5. Tiêu chuẩn phát thải và tỉ lệ thu gom CTRSH tại các đô thị cấp huyện trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................... 49
Bảng 3.6. Thành phần CTR tại TP. Hạ Long và TP. Cẩm Phả .................................... 50

vii


Đề tài “Đánh giá khả năng giảm thiểu khí nhà kính của các khu liên hợp xử lý chất
thải rắn tại Quảng Ninh”
Bảng 3.7. Dự báo khối lượng CTR sinh hoạt đô thị, dịch vụ - thương mại, nông thôn
phát sinh và thu gom đến năm 2020 của TP. Hạ Long, TP. Cẩm Phả, H. Hoành Bồ và
H. Vân Đồn ................................................................................................................... 50
Bảng 3.8. Kết quả ước tính tổng lượng phát thải khí CO2 theo ba kịch bản ................ 57
Bảng 3.9. Ước tính tổng lượng phát thải khí CH4 theo ba kịch bản............................. 59
Bảng 3.10. Quy đổi theo CO2 tương đương ................................................................. 60

viii


Đề tài “Đánh giá khả năng giảm thiểu khí nhà kính của các khu liên hợp xử lý chất
thải rắn tại Quảng Ninh”

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường. Việt

Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất do ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu. Nếu khơng có các hành động ứng phó kịp thời biến đổi khí hậu sẽ
là một trong những hiểm họa nghiêm trọng nhất đối với nhân loại.
Nhân loại đã mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu và đưa ra những bằng
chứng khoa học khẳng định mối quan hệ giữa việc gia tăng lượng khí nhà kính
phát thải và biến đổi khí hậu. Và giờ đây, thực tế đã chứng minh được rằng biến
đổi khí hậu là một vấn đề mang tính cấp bách, cần có sự liên kết để giảm thiểu
khí nhà kính phát thải ra mơi trường của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Hiện nay, trong vấn đề quản lý và xử lý chất thải rắn tại Việt Nam nói
chung và tại Quảng Ninh nói riêng vẫn chủ yếu là chơn lấp nhưng rất ít trong số
đó là các bãi chơn lấp hợp vệ sinh. Tại các bãi chơn lấp thì hầu hết cũng khơng
có hệ thống thu khí mà chủ yếu là thải trực tiếp ra mơi trường. Chính vì vậy mà
đây cũng là một trong những nguyên nhân phát thải khí nhà kính vào mơi
trường góp phần vào biến đổi khí hậu đang là vấn đề nóng tồn cầu hiện nay.
Vì vậy, cần thiết phải có những biện pháp quản lý chất thải rắn nhằm giảm
thiểu phát thải khí nhà kính đối với từng ngành, từng địa phương.
Đó là lý do tơi thực hiện đề tài “ Đánh giá khả năng giảm thiểu khí nhà kính
của các khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại Quảng Ninh”
2. Mục đích của đề tài
Đánh giá khả năng giảm thiểu khí nhà kính tại các khu liên hợp xử lý chất
thải rắn tại Quảng Ninh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hạ Long, thành
phố Cẩm Phả, huyện Hoành Bồ, huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.
1


Đề tài “Đánh giá khả năng giảm thiểu khí nhà kính của các khu liên hợp xử lý chất
thải rắn tại Quảng Ninh”


- Phạm vi nghiên cứu: khu liên hợp xử lý chất thải rắn dự kiến xây dựng tại
hai xã Hịa Bình và Vũ Oai thuộc huyện Hồnh Bồ để xử lý chất thải rắn
cho thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả, huyện Hoành Bồ và huyện
Vân Đồn.
4. Mục tiêu nghiên cứu
-Ứng dụng phương pháp đánh giá vòng đời sản phẩm LCA với chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu nhằm định lượng hóa phát thải khí nhà
kính theo các kịch bản khác nhau sử dụng mơ hình IWM-2.
-Đánh giá khả năng giảm thiểu khí nhà kính theo các kịch bản khác nhau từ
đó lựa chọn kịch bản tối ưu nhất.
5. Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp thu thập số liệu, kế thừa: thu thập, tổng hợp số liệu từ các
nghiên cứu trước đây về hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Việt Nam nói
chung và tại Quảng Ninh nói riêng, số liệu về phát thải khí nhà kính tại Việt
Nam.
-Phương pháp khảo sát thực tế: trên cơ sở thông tin ban đầu sẽ khảo sát thực
tế từ đó đánh giá và cập nhật lại số liệu.
-Phương pháp thống kê: trên cơ sở số liệu và thông tin đã thu thập và khảo
sát, thống kê lại bộ số liệu theo từng nhóm nội dung, xử lý để đánh giá.
-Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia: trao đổi, tham khảo ý kiến của
giáo viên hướng dẫn, các đồng nghiệp có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên
cứu.
-Phương pháp mơ hình hóa: trên cơ sở số liệu thu thập và xử lý, ứng dụng
mơ hình IWM-2 để lượng hóa phát thải khí nhà kính và lựa chọn kịch bản tối
ưu nhất.
6. Đóng góp mới của luận văn
Phần lớn các dự án đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải rắn trước đây ở
Việt Nam nói chung và ở Quảng Ninh nói riêng đều chỉ được đánh giá về mặt
kinh tế kỹ thuật, trong đó khía cạnh mơi trường ít được nhắc đến do khó lượng
2



Đề tài “Đánh giá khả năng giảm thiểu khí nhà kính của các khu liên hợp xử lý chất
thải rắn tại Quảng Ninh”

hóa. Luận án đã bước đầu đánh giá các phương án xử lý chất thải rắn sinh hoạt
tại khu vực Quảng Ninh mà cụ thể là khu xử lý đặt tại hai xã Vũ Oai và Hịa
Bình, huyện Hoành Bồ theo hướng xem xét ảnh hưởng của việc phát thải khí
nhà kính bằng các kịch bản xử lý khác nhau.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
-Các nội dung nghiên cứu của luận văn có thể góp phần bổ sung kiến thức
chuyên ngành trong các mơn học có liên quan của bộ mơn Cơng nghệ và Quản
lý mơi trường.
-Góp phần giải quyết khó khăn trong vấn đề quản lý chất thải rắn trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và thảo luận

3


Đề tài “Đánh giá khả năng giảm thiểu khí nhà kính của các khu liên hợp xử lý chất
thải rắn tại Quảng Ninh”

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày tổng quan về hiện trạng quản lý CTR tại các đơ thị của
Việt Nam nói chung và hiện trạng quản lý CTR trên địa bản tỉnh Quảng Ninh nói

riêng. Tác động đến mơi trường của các BCL, thực trạng vấn đề phát thải khí nhà
kính ở Việt Nam hiện nay và vấn đề sử dụng công cụ LCA trong quản lý CTR trên
thế giới và ở Việt Nam.
1.1.

Chất thải rắn đô thị và tác hại từ hoạt động chơn lấp
Q trình đơ thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, nhiều đô thị được

chuyển từ đô thị loại thấp lên đô thị loại cao và nhiều đơ thị mới được hình thành.
Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) ở các đô thị phát sinh trên tồn quốc
tăng trung bình từ 10-16% mỗi năm.
Hiện nay ở tất cả các thành phố, thị xã đã thành lập các cơng ty mơi trường đơ
thị có chức năng thu gom và quản lý rác thải. Nhưng hiệu quả của công việc thu
gom, quản lý rác thải chưa cao. Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đơ thị tăng từ 72%
năm 2004 lên 80-82% năm 2008 và đạt khoảng 83-85% năm 2010. Mặc dù tỷ lệ thu
gom có tăng nhưng vẫn có khoảng 15-17% chất thải rắn (CTR) đô thị bị thải ra môi
trường vứt vào bãi đất, hố đất, ao hồ, hoặc đốt lộ thiên gây ô nhiễm môi trường [2].
Tỷ lệ CTR được chôn lấp chiếm khoảng 76-82% lượng CTR thu gom được
(trong đó, khoảng 50% được chôn lấp hợp vệ sinh và 50% chôn lấp khơng hợp vệ
sinh). Thống kê tồn quốc có 98 bãi chôn lấp chất thải tập trung ở các thành phố lớn
đang vận hành nhưng chỉ có 16 bãi được coi là hợp vệ sinh (HVS) [2].
Thành phần CTRSH phụ thuộc vào mức sống ở một số đô thị. Mức sống, thu
nhập khác nhau giữa các đơ thị đóng vai trò quyết định trong thành phần CTRSH.
Trong thành phần rác thải đưa đến các BCL, thành phần có thể sử dụng làm nguyên
liệu sản xuất phân hữu cơ rất cao từ 54-77,1%; tiếp đến là thành phần nhựa 8-16%;
thành phần kim loại đến 2%, chất thải nguy hại bị thải lẫn vào chất thải sinh hoạt
nhỏ hơn 1% [2].

4



Đề tài “Đánh giá khả năng giảm thiểu khí nhà kính của các khu liên hợp xử lý chất
thải rắn tại Quảng Ninh”

Các loại CTR sẽ gây ô nhiễm, nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn đối với môi trường bao
quanh con người: đất, khơng khí, nước, các nhà ở và cơng trình cơng cộng. Một số
CTR tạo ra các loại khí độc đối với con người. CTR sau khi thu gom nếu không
được xử lý, chôn lấp HVS sẽ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, nguồn nước mặt và
nước ngầm.
Ngay cả khi được chơn lấp HVS thì khí bãi rác phát tán vào mơi trường khơng
khí cũng là một trong những ngun nhân gia tăng khí nhà kính (KNK). Do đó, thủ
tướng chính phủ đã có quyết định số 2149/QĐ-TTG ngày 17 tháng 12 năm 2009
phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 2050. Phấn đấu đến năm 2050, tất cả các loại CTR phát sinh đều được thu
gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến, thân thiện
với môi trường và phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, hạn chế khối
lượng CTR phải chôn lấp tới mức thấp nhất [6].
Tác động của việc xử lý không hợp lý chất thải đơ thị được minh hoạ ở hình
1.1.
Tại Việt Nam, hoạt động phân loại CTR tại nguồn chưa được phát triển rộng
rãi, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật còn hạn chế, phần lớn phương
tiện thu gom CTR không đạt quy chuẩn kỹ thuật và không đảm bảo vệ sinh môi
trường. Các điểm tập kết CTR (điểm hẹn, trạm trung chuyển) chưa được đầu tư xây
dựng đúng mức, gây mất vệ sinh. Tại nhiều khu vực, hệ thống vận chuyển chưa đáp
ứng nhu cầu vận chuyển CTR hàng ngày, gây tình trạng tồn đọng CTR trong khu
dân cư. Nhìn chung, tất cả các giai đoạn quản lý CTR từ khâu thu gom, vận chuyển
đến khâu xử lý (chôn lấp, đốt) đều gây ô nhiễm môi trường.
Các BCL CTR đang hoạt động và đã đóng bãi có nguy cơ tiềm tàng trong việc
gây ra các tác động mơi trường sau:
- Gây cháy nổ do sự tích tụ của các chất khí trong khu vực kín.

- Gây thiệt hại mùa màng và ảnh hưởng đến hệ thực vật do tác động đến lượng
oxy trong đất. Một số loại khí (như NH3, CO, và các axit hữu cơ bay hơi) tuy phát
5


Đề tài “Đánh giá khả năng giảm thiểu khí nhà kính của các khu liên hợp xử lý chất
thải rắn tại Quảng Ninh”

sinh ít nhưng rất độc hại đối với thực vật và có khả năng hạn chế sự phát triển của
thực vật.
- Gây khó chịu do mùi hơi thối từ các bãi rác sản sinh ra các khí NH3, H2S,
CH4.
- Gây tiếng ồn do vận hành các máy ép của hệ thống thu khí, các xe vận
chuyển và nhà máy xử lý rác.
- Gây hiệu ứng nhà kính do sự phát sinh của CH4 và CO2 [8], [11] .
Các
tác
động của xử lý
chất thải
hợp lý

Môi
trường
ô nhiễm

Làm
mất vẻ
đẹp đô
thị


Làm hại
sức khỏe
con người

không

Tạo môi
trường
dịch bệnh

Tạo nếp
sống kém
văn minh

Gây ùn
tắc giao
thông

Tác động xấu
đến
ngành
du lịch và văn
hóa

Hạn chế kết
quả sản xuất
kinh
doanh

Hình 1.1. Tác động của việc xử lý không hợp lý chất thải đô thị


6


Đề tài “Đánh giá khả năng giảm thiểu khí nhà kính của các khu liên hợp xử lý chất
thải rắn tại Quảng Ninh”

Thực trạng vấn đề phát thải khí nhà kính

1.2.

Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt
động tạo ra các chất thải KNK, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ
KNK như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Để kiểm
sốt sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại
KNK chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6.
-

CO2 là nguồn KNK chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2
sinh ra từ các hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch, hoạt động cơng nghiệp
và q trình phân hủy sinh học.

-

CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ
thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.

-

N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động cơng nghiệp.


-

HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn và HFC-23 là sản
phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.

-

PFCs sinh ra từ q trình sản xuất nhơm.

-

SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.

Lượng phát thải KNK (CO2, CH4, N2O, …) toàn cầu không ngừng tăng nhanh
kể từ sau thời kỳ cách mạng công nghiệp do các hoạt động của con người.
Cho đến nay Việt nam đã thực hiện kiểm kê phát thải KNK vào các
năm 1994 (Thông báo quốc gia lần thứ nhất, 2004), năm 1998 (Báo cáo kiểm kê
phát thải khí nhà kính, 2008), năm 2000 (Thơng báo quốc gia lần thứ hai, 2010) và
2010 (Báo cáo cập nhật hai năm một lần lần thứ nhất của Việt Nam cho cơng ước
khung của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, 2014).
Phương pháp kiểm kê phát thải của các ngành dựa theo cả 2 cách tiếp cận
bottom –up (“dưới lên”) và top – down (“trên xuống”). Hai phương pháp này được
vận dụng linh hoạt kèm theo các phương pháp bổ trợ và các thông tin bỗ trợ từ các
ban ngành liên quan khác. Việc kiểm kê KNK quốc gia ở nước ta được thực hiện
7


Đề tài “Đánh giá khả năng giảm thiểu khí nhà kính của các khu liên hợp xử lý chất
thải rắn tại Quảng Ninh”


theo hướng dẫn kiểm kê (phiên bản sửa đổi năm 1996) và hướng dẫn thực hành tốt
của ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC) cho các
lĩnh vực khác nhau như năng lượng, các q trình cơng nghiệp, nơng nghiệp, sử
dụng đất, thay đổi sử dụng đất và Lâm nghiệp (LULUCF) [1].
Nguồn số liệu kiểm kê quốc gia KNK được thu thập từ niên giám thống kê,
từ các Bộ, ngành và kết quả nghiên cứu các viện, trung tâm nghiên cứu, cơng ty,
doanh nghiệp… có liên quan.
Phần lớn các hệ số phát thải được sử dụng là các hệ số mặc định của IPCC về
kiểm kê quốc gia KNK.
Tại Việt Nam kết quả kiểm kê KNK cho các năm 1994, 2000 và 2010 như
bảng 1.1.
Bảng 1.1. Kết quả kiểm kê KNK (lượng CO2 tđ) cho năm 1994, 2000 và 2010
[4]
1994

2000

2010

Ngành
Triệu tấn

(%)

Triệu tấn

(%)

Triệu tấn


(%)

1.Năng lượng

25,6

24,7

52,8

35

141,1

57,2

2.Các q trình cơng
nghiệp

3,8

3,7

10,0

6,6

21,2


8,6

3.Nơng nghiệp

52,5

50,5

65,1

43,1

88,3

35,8

4. LULUCF

19,4

18,6

15,1

10

-19,2

-7,8


5.Chất thải

2,6

2,5

7,9

5,3

15,4

6,2

103,8

100

150,9

100

246,8

100

Tổng phát thải

Phát thải KNK trong lĩnh vực chất thải được ước tính từ năm nguồn chính:
Bãi chơn lấp rác thải, xử lý nước thải công nghiệp, xử lý nước thải sinh hoạt, chất

thải con người và đốt chất thải.

8


Đề tài “Đánh giá khả năng giảm thiểu khí nhà kính của các khu liên hợp xử lý chất
thải rắn tại Quảng Ninh”

Trên biểu đồ ta thấy, phát thải KNK của hoạt động chất thải có xu hướng tăng
nhanh theo các năm. Năm 1994 phát thải khí nhà kính do hoạt động chất thải là 2,6
triệu tấn CO2 tương đương, năm 2000 con số này là 7,9 triệu tấn CO2 tương đương
và đến năm 2010 là 15,4 triệu tấn CO2 tương đương.
Phát thải KNK do bốn lĩnh vực chính ước tính đến năm 2020 và 2030 được
thể hiện trong bảng 1.3. Từ bảng số liệu ước tính có thể thấy phát thải KNK theo
chất thải đến năm 2020 tăng gần gấp hai lần so với năm 2010 và năm 2030 tăng lên
đến 48 triệu tấn CO2 tương đương.
Ước tính phát thải KNK cho các năm 2020 và 2030 được thể hiện trong bảng
1.2.
Bảng 1.2. Phát thải khí nhà kính năm 2010 và ước tính phát thải cho các
năm 2020 và 2030 [4]
Đơn vị: triệu tấn CO2 tương đương
STT

Lĩnh vực

2010

2020

2030


1

Năng lượng

141,4

381,1

648,5

2

Nông nghiệp

88,3

100,8

109,3

3

LULUCF

-19,2

-42,5

-45,3


4

Chất thải

15,4

26,6

48,0

225,6

466,0

760,5

Tổng

Diễn biến phát thải KNK năm 1994, 2000, 2010 và ước tính phát thải KNK
cho các năm 2020 và 2030 theo chất thải được thể hiện trên đồ thị hình 1.2.
Nhìn vào đồ thị có thể thấy rằng, phát thải KNK theo chất thải có xu hướng
tăng nhanh và trở thành vấn đề đáng quan tâm hiện nay khi tốc độ đơ thị hóa ở nước
ta đang tăng và đi kèm với đó là lượng CTR phát sinh, trong khi đó vấn đề quản lý
CTR hiện nay lại chưa thực sự hiệu quả.

9


Đề tài “Đánh giá khả năng giảm thiểu khí nhà kính của các khu liên hợp xử lý chất

thải rắn tại Quảng Ninh”

50
45
40
35
30
Chất thải

25
20
15
10
5
0
1994

2000`

2010

2020

2030

Hình 1.2. Diễn biến phát thải KNK năm 1994, 2000, 2010 và ước tính phát
thải cho các năm 2020 và 2030 theo chất thải
1.3.

Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở phía Đơng Bắc Bắc Bộ nước Cộng hồ xã

hội chủ nghĩa Việt Nam có toạ độ địa lý:
- Vĩ độ Bắc từ 20o đến 21o40.
- Kinh độ Đông từ 106o đến 108o.
Tỉnh Quảng Ninh là cửa ngõ vùng Đông Bắc tổ quốc thông thương ra
Quốc tế thuận lợi bằng đường thuỷ và đường bộ. Đặc biệt là giáp với 3 tỉnh của
Trung Quốc là Quảng Đông, Quảng Tây và Hà Nam.
Có 122km biên giới đất liền và hơn 250km bờ biển vịnh Bắc Bộ do đó về
mặt an ninh, quốc phòng rất quan trọng
Là một tỉnh miền núi nằm sát vùng đồng bằng Bắc Bộ, là một tỉnh nằm
trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế ở miền Bắc, do đó có nhiều điều kiện
thuận tiện để phát triển nguồn nhân lực. Có khu vực Hạ Long, di sản thiên nhiên
và địa chất của thế giới. Có đường sắt nối với Kép, có quốc lộ 18A, 18B, quốc lộ
10, quốc lộ 4 và quốc lộ 279 chạy qua. Có các cảng nước sâu như Cái Lân, Cửa
10


Đề tài “Đánh giá khả năng giảm thiểu khí nhà kính của các khu liên hợp xử lý chất
thải rắn tại Quảng Ninh”

Ơng, Hịn Nét thuận tiện cho giao thơng biển.
Vị trí địa lý của tỉnh Quảng Ninh khá thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội
nói chung và phát triển đơ thị nói riêng do ở gần thủ đơ Hà Nội lại giáp với các
đơ thị lớn: Hải Phịng, Hải Dương và vùng kinh tế năng động của Trung Quốc
qua cửa khẩu Móng Cái. Quảng Ninh cịn là cửa ngõ thông ra biển của cả vùng
đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc.
Tính đến năm 2015 dân số Quảng Ninh có 1.276.618 trong đó dân số sống
ở thành thị là 861.266 người và dân số sống tại nông thôn là 415.352 người. Mật
độ dân số đạt 209 người/km2. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có hơn 20 dân tộc

sinh sống, dân tộc có số dân đơng nhất là người Kinh (82,60%), Dao (3,84%),
Tày (2,71%), Sán Dìu và Sán Chỉ (1,67%). Các dân tộc còn lại chỉ chiếm 9,18%
dân số của tỉnh [5].
Sự phát triển đô thị đã thu hút dân cư tập trung theo trục quốc lộ, hình thành
dải dân cư ven biển. Chỉ riêng 4 thành phố, thị xã và phụ cận đã thu hút 47,5% dân
số toàn tỉnh. Nguồn lao động dồi dào, chiếm 61,3% dân số tồn tỉnh.
Tính đến hết tháng 9 năm 2016 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh
đạt 9,8% (theo giá năm 2010, GRDP bình quân đầu người năm 2010 khoảng 1.587
USD), cao nhất cùng kỳ 5 năm trở lại đây, đứng trong nhóm dẫn đầu các tỉnh,
thành phố vùng trọng điểm Bắc Bộ. Giá trị tăng thêm của Công nghiệp-Xây dựng
là 14,1%, Dịch vụ tăng 9,2%, Nông, Lâm, Thủy sản tăng 2,4% [13].
Cơng nghiệp vẫn đóng vai trị chủ đạo trong nền kinh tế của tỉnh. Ngồi
cơng nghiệp khai thác than đóng vai trị chính, tỉnh cịn phát triển cơng nghiệp với
các nhóm ngành: nhóm ngành cơ khí, nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng,
nhóm khai thác chế biến thực phẩm, nhóm ngành cơng nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài.
Là một tỉnh miền núi - ven biển, Quảng Ninh ít có điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển nông nghiệp do quỹ đất nông nghiệp hạn chế, chỉ có 7,5% diện tích
lãnh thổ với 44.510,7 ha, trong đó đại bộ phận là đất đồi, độ cao dưới 300 m.
11


Đề tài “Đánh giá khả năng giảm thiểu khí nhà kính của các khu liên hợp xử lý chất
thải rắn tại Quảng Ninh”

Đồi núi chiếm 70% diện tích tự nhiên tồn tỉnh, rừng đóng vai trị quan
trọng trong việc phịng hộ đầu nguồn, chống sói mịn, rửa trơi đất, bảo vệ môi
trường sinh thái, cung cấp gỗ trụ mỏ chống lò cho ngành than, cung cấp gỗ cho
xây dựng, xuất khẩu, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh.
Quảng Ninh là tỉnh có đường bờ biển dài, tiếp giáp trực tiếp với ngư trường

vịnh Bắc Bộ. Vì thế từ xưa nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản đã thu hút hàng
chục nghìn lao động của 8 huyện có bờ biển và hải đảo [10].
1.4.

Hiện trạng quản lý CTR tại tỉnh Quảng Ninh
CTR hiện nay là một trong những ngun nhân chính gây nên các vấn đề

mơi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Ở những nơi không được thu gom,
chất thải đổ bừa bãi thành các đống hoặc đổ ra kênh mương hoặc ra biển. Một
số gia đình tự xử lý rác bằng cách đốt, đổ ra vườn. Một số lớn dân cư có thói
quen đổ rác thải tự do bừa bãi gây ô nhiễm và làm mất cảnh quan môi trường
đô thị.
Theo kết quả khảo sát vào tháng 12/2015, tổng lượng CTRSH (bao gồm cả
đô thị và nông thôn) phát sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2015 là 1097
tấn/ngày; tổng lượng CTRSH được thu gom tương ứng khoảng 948 tấn/ngày, tỷ lệ
thu gom đạt khoảng 87%. Tiêu chuẩn thải rác trung bình của tỉnh Quảng Ninh là
0,91 kg/ng.ngày, trong đó, cao nhất là TP. Hạ Long với 1,3 kg/ng.ngày [10].
Hiện nay công tác giám sát, quản lý CTR sinh hoạt đô thị của tỉnh Quảng
Ninh do UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo về đường lối, chủ trương chung (ban hành các
văn bản pháp lý). Việc đề xuất các phương án, giải pháp xử lý cũng như vị trí, địa
điểm xử lý CTR đơ thị và giám sát thực hiện công tác quản lý CTR (theo các văn
bản đã được phê duyệt) tại các thành phố, thị xã và huyện trên địa bàn tỉnh do sở
Xây dựng trực tiếp theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh theo quy hoạch [11]. Công tác
giám sát, quản lý CTRSH được tổ chức thực hiện theo sơ đồ hình 1.3.

12


Đề tài “Đánh giá khả năng giảm thiểu khí nhà kính của các khu liên hợp xử lý chất
thải rắn tại Quảng Ninh”


Bộ Xây dựng

UBND tỉnh

Sở Xây dựng

Bộ TNMT

Sở Tài nguyên MT

UBND thành phố,
huyện, TX

Các đơn vị cung
cấp dịch vụ cơng
ích đơ thị

Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức quản lý chất thải rắn đô thị tại Quảng Ninh
Sở Xây dựng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hạ tầng kỹ thuật đơ
thị, trong đó có CTRSH đơ thị. UBND thành phố, thị xã và huyện trực tiếp hướng
dẫn, chỉ đạo thực hiện các đơn vị cơng ích thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý
CTR tại từng địa phương, phối hợp với các cơ quan ban ngành để triển khai quy
hoạch, xây dựng các khu xử lý theo chỉ đạo của tỉnh, các đơn vị cung cấp dịch vụ
cơng ích đơ thị thực hiện cơng tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR và lập báo
cáo kết quả thực hiện trình cơ quan quản lý theo quy định.
Các công ty thu gom và vận chuyển rác bao gồm INDEVCO, URENCO,
công ty cổ phần xử lý chất thải rắn đô thị TP. Hạ Long, công ty cổ phần Môi trường
xanh Quảng Ninh, công ty vệ sinh Hồng Mạnh, công ty Hải Yến, công ty Đồng
Tâm, v.v...


13


Đề tài “Đánh giá khả năng giảm thiểu khí nhà kính của các khu liên hợp xử lý chất
thải rắn tại Quảng Ninh”

Công tác phân loại CTR tại nguồn vẫn chưa được thực hiện kể cả trên địa
bàn các đô thị đơng dân như Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Đơng Triều, ng Bí.
Việc triển khai áp dụng phân loại tại nguồn hiện đang là thách thức không chỉ đối với
các cấp chính quyền địa phương mà cịn đối với cả người dân đô thị, ngoại trừ hoạt
động thu mua phế liệu vẫn đang diễn ra tự phát bởi “đội quân đồng nát”.
1.4.1. Thu gom, vận chuyển CTRSH
Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị đạt cao nhất là 95% (tại
thành phố Hạ Long và Móng Cái), thấp nhất 67% (tại huyện Đầm Hà).
Tỷ lệ thu gom CTR tại nông thôn chiếm khoảng 50 - 68%.
Việc thu gom chất thải chưa được thực hiện ở các xã vùng sâu, vùng xa, chất
thải tại đây chủ yếu do dân cư tập trung tại vườn rồi đốt.
Đối với các khu vực nơng thơn, CTRSH cũng có thành phần khá đa dạng. Do
mức sống ngày càng tăng cao nên thành phần CTR cũng không khác nhiều so với
các khu vực đơ thị. Trong đó thành phần hữu cơ cũng chiếm tỷ lệ khá cao, chiếm
khoảng 60-70 % tổng lượng chất thải rắn phát sinh, còn lại là các thành phần kim
loại, nhựa, da, vải vụn và một lượng nhỏ chất nguy hại như pin, ắc quy v.v...
Phương pháp thu gom có sự kết hợp thu gom, vận chuyển thủ công và vận
chuyển bằng xe cơ giới.
Phương thức thu gom điển hình tại các khu vực đơ thị như thành phố Hạ Long,
Cẩm Phả, Đơng Triều, Móng Cái và các đô thị cấp huyện được thực hiện đối với
từng loại đối tượng như sau:
- Đối với các hộ dân, công nhân Môi trường đô thị (MTĐT) đẩy xe đi qua từng
địa điểm nhất định và gõ kẻng để mọi người mang CTR đến đổ vào xe theo giờ

quy định.
- Đối với CTR tại nơi công cộng như đường phố sẽ được thu gom lên xe đẩy tay.
Khi gom đủ CTR, xe thu gom thủ công được tập trung tại điểm tập kết CTR tạm
thời trên đường phố để tiện việc vận chuyển.
14


Đề tài “Đánh giá khả năng giảm thiểu khí nhà kính của các khu liên hợp xử lý chất
thải rắn tại Quảng Ninh”

- Tại các chợ, trường học, cơ quan, bệnh viện, nơi công cộng, sử dụng chủ yếu
phương pháp thu gom - lưu chứa bằng thùng đựng CTR. Các thùng chứa CTR
được đặt tại các vị trí xác định để mọi người đổ CTR [10].
Tổng hợp kết quả khảo sát hiện trạng CTRSH phát sinh và thu gom tại một
số khu vực trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được trình bày trong bảng 1.3.
Phương pháp thu gom, vận chuyển CTR tại các xã, khu dân cư ven đô được
thực hiện bởi các tổ vệ sinh mơi trường, có khoảng 30-50% các xã có dịch vụ thu
gom và xử lý tại chỗ.
Các phương tiện thu gom, lưu chứa CTRSH phổ biến hiện nay của các đơn
vị thu gom gồm: thùng đựng CTR có dung tích 400 lít, 500 lít; xe gom đẩy tay dung
tích 400, 500 lít; chổi tre cán dài, ngắn; xẻng. Các loại thùng đựng CTR từ 50-60 lít
được đặt tại các nơi cơng cộng để thu gom chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình
hoặc khách du lịch. Các thùng được đặt tại các điểm thuận lợi về mặt bằng hoặc
theo hợp đồng giữa chủ nguồn thải với các đơn vị thu gom chất thải. Hiện trạng
nhân lực và phương tiện thu gom CTR tại các đô thị và huyện lỵ được thể hiện ở
bảng 1.5 và bảng 1.6.
Bảng 1.3. Tổng hợp kết quả khảo sát hiện trạng CTRSH phát sinh và thu
gom tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh [5], [11]

TT


Hệ
thống
đô thị

Dân số thành thị 2015 (người)

Khối lượng CTR phát sinh
(tấn/năm)

Thành
thị

Tổng
cộng

Thành
thị

-

242.938

115.274

-

115.274

109.510


31.565

106.700

24.682

6.913

31.595

27.595

Tp. Hạ
Long
242.938

Nơng
thơn

Nơng
thơn

Tổng
cộng

Khối
lượng
CTR thu
gom

(tấn/năm)

1

2

Tp.
Móng
Cái

75.135

15


×