Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu xác định một số đặc tính của chất thải rắn sinh hoạt hà nội phù hợp cho phương pháp xử lý nhiệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LÊ VĂN SƠN

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT HÀ NỘI PHÙ HỢP CHO PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NHIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Hà Nội - 2016


2


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LÊ VĂN SƠN

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT HÀ NỘI PHÙ HỢP CHO PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NHIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
TS. TRỊNH THÀNH


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS TS. NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT

Hà Nội - 2016


2


Đề tài “Nghiên cứu xác định một số đặc tính của chất thải rắn sinh hoạt Hà Nội phù
hợp cho phƣơng pháp xử lý nhiệt”
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết quả,
hình ảnh nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Học viên

Lê Văn Sơn

Học viên: Lê Văn Sơn

1


Đề tài “Nghiên cứu xác định một số đặc tính của chất thải rắn sinh hoạt Hà Nội phù
hợp cho phƣơng pháp xử lý nhiệt”
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em đã nhận

đƣợc sự ủng hộ, giúp đỡ và sự hƣớng dẫn của các thầy giáo, cô giáo, gia đình và bạn
bè.
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô PGS TS. Nguyễn
Thị Ánh Tuyết. Cơ đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để em có
thể hồn thành luận văn tốt nghiệp. Trong khoảng thời gian qua cô là ngƣời truyền đạt
kiến thức, kinh nghiệm và là ngƣời theo sát quá trình thực nghiệm.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Viện Khoa Học và Công Nghệ
Môi Trƣờng – Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội và Khoa Môi trƣờng – Trƣờng Đại
học Tài nguyên và Mơi trƣờng Hà Nội đã giúp đỡ nhiệt tình trong thời em nghiên cứu.
Cảm ơn các bạn lớp Quản lý Tài nguyên và Môi Trƣờng đã cùng đồng hành
trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trƣờng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, 03/2016
Học viên

Lê Văn Sơn

Học viên: Lê Văn Sơn

2


Đề tài “Nghiên cứu xác định một số đặc tính của chất thải rắn sinh hoạt Hà Nội phù
hợp cho phƣơng pháp xử lý nhiệt”
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... 5
DANH MỤC HÌNH........................................................................................................ 6
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... 7
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 8
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 10

1.1.

Nguồn gốc phát sinh và thành phần CTR ....................................................... 10

1.1.1. Nguồn gốc phát sinh .................................................................................... 10
1.1.2. Thành phần và khối lƣợng CTR sinh hoạt ................................................... 11
1.1.3. Phân loại theo tính chất CTR sinh hoạt ....................................................... 13
1.2. Các phƣơng pháp chuyển đổi CTR sinh hoạt đô thị thành năng lƣợng ............. 16
1.2.1. Phƣơng pháp nhiệt ....................................................................................... 17
1.2.2. Phƣơng pháp chôn lấp chủ động.................................................................. 20
1.3. Hiện trạng phát sinh và quản lý CTR sinh hoạt Thành phố Hà Nội .................. 20
1.3.1. Khối lƣợng và thành phần CTR sinh hoạt phát sinh ................................... 20
1.3.2. Tình hình quản lý CTR sinh hoạt ................................................................ 22
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 25
2.1. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 25
2.2. Phƣơng pháp và thiết bị phân tích ...................................................................... 25
2.2.1. Thời gian và địa điểm lấy mẫu .................................................................... 25
2.2.2. Phƣơng pháp lấy mẫu và xác định thành phần CTR sinh hoạt đơ thị ......... 26
2.2.3. Xác định tính chất CTR sinh hoạt đô thị ..................................................... 29
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ................................................................................... 41
3.1. Thành phần % CTR sinh hoạt theo khối lƣợng ........................................................... 41
3.2. Tính chất lý, hóa CTR sinh hoạt đô thị .............................................................. 42
Học viên: Lê Văn Sơn

3


Đề tài “Nghiên cứu xác định một số đặc tính của chất thải rắn sinh hoạt Hà Nội phù
hợp cho phƣơng pháp xử lý nhiệt”
3.2.1. Độ ẩm CTR sinh hoạt đô thị ........................................................................ 42

3.3.2. Thành phần chất rắn..................................................................................... 43
3.2.3. Hàm lƣợng chất rắn bay hơi ........................................................................ 44
3.2.4. Hàm lƣợng độ tro ......................................................................................... 45
3.2.5. Kết quả phân tích giá trị nhiệt trị ................................................................. 46
3.2.6. Tổng hợp kết quả phân tích trung bình trong các đợt .................................. 46
3.3. Đánh giá khả năng chuyển đổi thành năng lƣợng bằng phƣơng pháp đốt ......... 48
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 53
PHỤ LỤC 1: SỐ LIỆU PHÂN TÍCH CHI TIẾT ......................................................... 55
PHỤ LỤC 2: GIÁ TRỊ NHIỆT TRỊ THAM KHẢO.................................................... 67
PHỤ LỤC 3: HÌNH ẢNH NGHIÊN CỨU .................................................................. 68

Học viên: Lê Văn Sơn

4


Đề tài “Nghiên cứu xác định một số đặc tính của chất thải rắn sinh hoạt Hà Nội phù
hợp cho phƣơng pháp xử lý nhiệt”
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Nguyên nghĩa

CTR

Chất thải rắn

KTXH


Kinh tế xã hội

ODA

Official Development Assistance
(Hỗ trợ phát triển chính thức)

URENCO

Cơng ty TNHH Nhà nƣớc một thành viên Môi trƣờng Đô
thị Hà Nội

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

Qt

Nhiệt trị thấp

Qc

Nhiệt trị cao

NLTH


Năng lƣợng thu hồi

Học viên: Lê Văn Sơn

5


Đề tài “Nghiên cứu xác định một số đặc tính của chất thải rắn sinh hoạt Hà Nội phù
hợp cho phƣơng pháp xử lý nhiệt”
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ thu gom CTR sinh hoạt ...................................................................... 26
Hình 2.2: Sơ đồ phân loại và xác định tính chất vật lý, hóa học CTR sinh hoạt đơ thị27
Hình 2.3: Các mẫu CTR sinh hoạt đô thị Hà Nội sau khi đƣợc phân loại .................. 29
Hình 2.4: Chuẩn bị mẫu xác định % độ ẩm chất thải ................................................... 31
Hình 2.5: Các mẫu phân tích Tổng chất rắn bay hơi (%TVS) ..................................... 32
Hình 2.6: Các mẫu phân tích Độ tro ............................................................................. 33
Hình 2.7: Cấu tạo thân máy IKA C2000 Basic ............................................................ 35
Hình 2.8: Cấu tạo bom nhiệt (bom phân hủy mẫu) ...................................................... 36
Hình 2.9: Quy trình xử lý mẫu CTR đo nhiệt trị .......................................................... 38
Hình 2.10: Hình ảnh Bomb nhiệt sau khi đo nhiệt trị .................................................. 40
Hình 3.1: Sản xuất điện năng từ đốt CTR sinh hoạt đô thị .......................................... 50

Học viên: Lê Văn Sơn

6


Đề tài “Nghiên cứu xác định một số đặc tính của chất thải rắn sinh hoạt Hà Nội phù
hợp cho phƣơng pháp xử lý nhiệt”
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của một số thành phố Việt Nam năm
2011 (%) ....................................................................................................................... 11
Bảng 1.2. Khối lƣợng chất thải rắn phân bổ theo các loại đô thị ................................. 12
Bảng 1.3. Độ ẩm của các thành phần trong CTR sinh hoạt đô thị ............................... 14
Bảng 1.4. Thành phần CTR sinh hoạt phân theo tính chất cháy .................................. 15
Bảng 1.5. Thành phần CTR sinh hoạt đầu vào tại bãi rác Nam Sơn và Xuân Sơn năm
2011 .............................................................................................................................. 21
Bảng 2.1: Phân loại CTR sinh hoạt đô thị Thành phố Hà Nội ..................................... 27
Bảng 3.1. Thành phần CTR sinh hoạt đô thị (%) ......................................................... 41
Bảng 3.2: Kết quả phân tích độ ẩm trong các thành phần chất thải (%) ...................... 42
Bảng 3.3: Thành phần lƣợng ẩm CTR sinh hoạt Hà Nội (%) ...................................... 43
Bảng 3.4: Kết quả phân tích đối với Chất rắn bay hơi qua các đợt .............................. 44
Bảng 3.5: Kết quả phân tích độ tro CTR qua các đợt (%)............................................ 45
Bảng 3.6: Nhiệt trị của các thành phần trong CTR sinh hoạt Hà Nội (Kcal/kg).......... 46
Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả phân tích các thành phần của CTR sinh hoạt Hà Nội ..... 47
Bảng 3.8: Tiềm năng chuyển đổi thành năng lƣợng khi đốt CTR sinh hoạt đô thị thành
phố Hà Nội.................................................................................................................... 49

Học viên: Lê Văn Sơn

7


Đề tài “Nghiên cứu xác định một số đặc tính của chất thải rắn sinh hoạt Hà Nội phù
hợp cho phƣơng pháp xử lý nhiệt”
MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, nền kinh tế phát triển, q trình đơ thị hố tăng nhanh, sự
tập trung dân cƣ tại các vùng đô thị, trung tâm công nghiệp ngày càng nhiều. Tuy
nhiên, bên cạnh những lợi ích về mặt kinh tế - xã hội, đơ thị hóa tạo nên sức ép nhiều
mặt về mơi trƣờng nhƣ: việc khai thác và sử dụng tài nguyên phục vụ cho nhu cầu và

mục đích sử dụng của xã hội, các loại chất thải rắn và phế thải từ sinh hoạt hàng ngày
càng nhiều và ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống con ngƣời. Hà Nội là thành phố trực
thuộc trung ƣơng, với mục tiêu xây dựng phát triển thành phố ngày càng lớn mạnh, là
trung tâm văn hoá - xã hội của cả nƣớc. Sự phát triển của thành phố Hà Nội kéo theo
sự tập trung đông dân cƣ từ nhiều tỉnh thành về học tập, làm việc và sinh sống. Ơ
nhiễm mơi trƣờng do chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của Hà Nội tăng
lên, gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng môi trƣờng, sức khỏe con ngƣời.
Việc xử lý CTR sinh hoạt đô thị hiện nay chủ yếu vẫn là phƣơng pháp chôn lấp,
tuy nhiên quỹ đất dành cho bãi chốn lấp đã dần cạn kiệt, trong khi các bãi chôn lấp
chƣa hợp vệ sinh gây ô nhiễm môi trƣờng. Đối với môi trƣờng nƣớc, đất và khơng khí
tại các khu vực chơn lấp gây ô nhiễm mùi, nƣớc rỉ rác chứa các thành phần ô nhiễm
(chất hữu cơ, kim loại nặng, vi khuẩn truyền nhiễm gây bệnh,…) trong khu chơn lấp
có nguy cơ rị rỉ các chất ơ nhiễm ra mơi trƣờng bên ngồi theo nƣớc mặt hoặc nƣớc
dƣới đất gây ơ nhiễm môi trƣờng nƣớc và môi trƣờng đất. Hiện nay tại các bãi chơn
lấp q tình phân hủy các chất ô nhiễm phân hủy chủ yếu qua quá trình phân hủy yếm
khí, đây là q trình phân hủy sinh học phức tạp, có nhiều nhóm vi sinh vật phân hủy
làm biến đổi các hợp chất hữu cơ và sinh ra các khí nhƣ CH4, CO2 gây ơ nhiễm mùi
tại khu vực chơn lấp, ngày nay khi trái đất đang nóng lên thì các khí này là một trong
những ngun nhân gây hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất nóng lên. Do đó để giảm
bớt diện tích bãi chơn lấp CTR và hạn chế các khí nhà kính gây nguy cơ ô nhiễm môi
trƣờng và sức khỏe con ngƣời, việc nghiên cứu các tính chất vật lý, hóa học của chất
thải rắn sinh hoạt nhằm thay đổi phƣơng pháp truyền thống và hiệu quả xử lý, giảm
đƣợc áp lực về bãi chôn lấp, tăng hiệu quả kinh tế, tận dụng đƣợc các ƣu điểm của
chất thải sinh hoạt là điều cần thiết, do đó tơi chọn đề tài “Nghiên cứu xác định một
số đặc tính của chất thải rắn sinh hoạt Hà Nội phù hợp cho phương pháp xử lý
nhiệt”.
Mục đích đề tài là xác định thành phần, một số tính chất vật lý và hóa học của
chất thải rắn sinh hoạt cho Thành phố Hà Nội, giúp đánh giá đƣợc hiệu quả xử lý chất
thải bằng phƣơng pháp đốt có thu hồi nhiệt của Thành phố Hà Nội.
Học viên: Lê Văn Sơn


8


Đề tài “Nghiên cứu xác định một số đặc tính của chất thải rắn sinh hoạt Hà Nội phù
hợp cho phƣơng pháp xử lý nhiệt”
Nội dung đề tài:
Chƣơng 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả và thảo luận

Học viên: Lê Văn Sơn

9


Đề tài “Nghiên cứu xác định một số đặc tính của chất thải rắn sinh hoạt Hà Nội phù
hợp cho phƣơng pháp xử lý nhiệt”
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chƣơng này trình bày tổng quan về nguồn gốc phát sinh, thành phần chất thải,
tổng quan về phân loại chất thải theo tính chất hóa học và sinh học của chất thải rắn
sinh hoạt, hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thành phố Hà Nội;
Cơ sở lý thuyết của phƣơng pháp xử lý và chuyển đổi Chất thải rắn sinh hoạt đô thị
thành năng lƣợng.
1.1. Nguồn gốc phát sinh và thành phần CTR
Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải rắn liên quan đến các hoạt động sinh
hoạt của con ngƣời, nguồn gốc tạo thành chủ yếu từ các khu dân cƣ, các cơ quan,
trƣờng học, trung tâm dịch vụ văn hóa, thƣơng mại… Chất thải rắn sinh hoạt có thành
phần bao gồm thực phẩm dƣ thừa hoặc quá hạn sử dụng, vỏ, rau quả, kim loại, sành
sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, xƣơng động vật…

1.1.1. Nguồn gốc phát sinh
Việt Nam đang bƣớc vào giai đoạn phát triển cơng nhiệp hóa, hiện đại hóa đất
nƣớc. Cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa và dân số tăng nhanh cùng với mức sống nâng cao
là những nguyên nhân chính dẫn đến nguồn chất thải sinh hoạt phát sinh ngày càng
lớn. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các nguồn khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu
sinh hoạt và các hoạt động hàng ngày mà phát sinh chất thải nhƣ:
- Chất thải sinh hoạt từ các khu dân cƣ, hộ gia đình nhƣ: Chất thải thực phẩm,
giấy, carton, nhựa, túi nylon, vải, da, rác vƣờn, gỗ, thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim
loại, lốp xe cao su,…
- Chất thải trong các trung tâm thƣơng mại, các cơ quan công sở, trƣờng học,
cơng trình cơng cộng nhƣ: Giấy, carton, nhựa, túi nilon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh,
kim loại, chất thải đặc biệt nhƣ vật dụng gia đình hƣ hỏng (kệ sách, đèn, tủ,…), đồ
điện tử hƣ hỏng,…
- Chất thải từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề, các hoạt
động xây dựng nhƣ: Gỗ, thép, bê tông, đất, cát, nylon, giấy, nhựa, vải, tro, lá cây, cành
cây,… [10].
- Chất thải từ các công sở nhƣ: Giấy, carton, nhựa, gỗ, chất thải thực phẩm,
thủy tinh, kim loại,
- Từ các khu công cộng nhƣ: Giấy, túi nilon, lá cây, vỏ lon nhôm, nhựa [4].
Học viên: Lê Văn Sơn

10


Đề tài “Nghiên cứu xác định một số đặc tính của chất thải rắn sinh hoạt Hà Nội phù
hợp cho phƣơng pháp xử lý nhiệt”
1.1.2. Thành phần và khối lƣợng CTR sinh hoạt
Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt biểu hiện sự đóng góp và phân phối của
các phần riêng biệt mà từ đó tạo nên dịng chất thải, thơng thƣờng đƣợc tính bằng
phần trăm theo khối lƣợng [4].

Thơng tin về thành phần chất thải rắn sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong
việc đánh giá và lựa chọn những thiết bị thích hợp cần thiết để xử lý, các quá trình xử
lý cũng nhƣ việc hoạch định các hệ thống, chƣơng trình và kế hoạch quản lý chất thải
rắn.
Theo đánh giá của những nhà nghiên cứu khoa học đối với chất thải rắn sinh
hoạt thành phần chủ yếu các chất hữu cơ khá cao từ 50 – 75%, tiếp sau đó là các chất
vơ cơ. Giá trị phân bố sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào sự mở rộng các hoạt động xây dựng,
sữa chữa, sự mở rộng của các dịch vụ đô thị. Thành phần riêng biệt của chất thải rắn
thay đổi theo vị trí địa lý, thời gian, mùa trong năm, điều kiện kinh tế và tùy thuộc vào
thu nhập của từng quốc gia [4]. Bảng 1.1 dƣới đây trình bày thành phất CTR sinh hoạt
của một số đô thị tại Việt Nam.
Bảng 1.1. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của một số thành phố Việt Nam
năm 2011 (%)
TT

Loại chất
thải


Nội
(Nam
Sơn)


Nội
(Xn
Sơn)

Hải
Phịng

(Tràng
Cát)

Hải
Phịng
(Đình
Vũ)

Huế
(Thủy
Phƣơng)

Đà
Nẵng
(Hịa
Khánh)

HCM
(Đa
Phƣớc)

HCM
Phƣớc
Hiệp

Bắc
Ninh
(Thị
trấn
Hồ)


1

Rác hữu cơ

53,81

60,79

55,18

57,56

77,1

68,47

64,50

62,83

56,90

2

Giấy

6,53

5,38


4,54

5,42

1,92

5,07

8,17

6,05

3,73

3

Vải

5,82

1,76

4,57

5,12

2,89

1,55


3,88

2,09

1,07

4

Gỗ

2,51

6,63

4,93

3,70

0,59

2,79

4,59

4,18

-

5


Nhựa

13,57

8,35

14,34

11,28

12,47

11,36

12,42

15,96

9,65

6

Da và cao
su

0,15

0,22


1,05

1,90

0,28

0,23

0,44

0,93

0,20

7

Kim loại

0,87

0,25

0,47

0,25

0,40

1,45


0,36

0,59

-

8

Thủy tinh

1,87

5,07

1,69

1,35

0,39

0,14

0,40

0,86

0,58

Học viên: Lê Văn Sơn


11


Đề tài “Nghiên cứu xác định một số đặc tính của chất thải rắn sinh hoạt Hà Nội phù
hợp cho phƣơng pháp xử lý nhiệt”
TT

Loại chất
thải


Nội
(Nam
Sơn)


Nội
(Xn
Sơn)

Hải
Phịng
(Tràng
Cát)

Hải
Phịng
(Đình
Vũ)


Huế
(Thủy
Phƣơng)

Đà
Nẵng
(Hịa
Khánh)

HCM
(Đa
Phƣớc)

HCM
Phƣớc
Hiệp

Bắc
Ninh
(Thị
trấn
Hồ)

9

Sành sứ

0,39

1,26


1,27

0,44

0,79

0,79

0,24

1,27

-

10

Đất và cát

6,29

5,44

3,08

2,96

1,7

6,75


1,39

2,28

27,85

11

Xỉ than

3,10

2,34

5,70

6,06

-

0,00

0,44

0,39

-

12


Nguy hại

0,17

0,82

0,05

0,05

-

0,02

0,12

0,05

0,07

13

Bùn

4,34

1,63

2,29


2,75

1,46

1,35

2,92

1,89

-

14

Các loại
khác

0,58

0,05

1,46

1,14

-

0,03


0,14

0,04

-

100

100

100

100

100

100

100

100

100

Tổng

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc Gia năm 2011)
Lƣợng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị lớn ở nƣớc ta đang có xu thế phát
sinh ngày càng tăng, chỉ riêng 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thì tổng
lƣợng CTR sinh hoạt phát sinh tới khoảng 13.581 tấn/ngày (4.927.500 tấn/năm) chiếm

45,24% tổng lƣợng CTR sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị. Bảng 1.2 thống kê
cho biết lƣợng CTR sinh hoạt đơ thị đƣợc phân theo tính chất các loại đô thị. [7]
Bảng 1.2. Khối lƣợng chất thải rắn phân bổ theo các loại đô thị

STT

Loại đô thị

Lƣợng
CTRSH bình
quân/ngƣời
(kg/ngƣời/ng
ày)

Lƣợng CTRSH phát sinh

Tấn/ngày

Tấn/năm

1

Đặc biệt

0,96

8.000

2.920.000


2

Loại 1

0,84

1.885

688.025

3

Loại 2

0,72

3.433

1.253.045

4

Loại 3

0,73

3.738

1.364.370


Học viên: Lê Văn Sơn

12


Đề tài “Nghiên cứu xác định một số đặc tính của chất thải rắn sinh hoạt Hà Nội phù
hợp cho phƣơng pháp xử lý nhiệt”
5

Loại 4

0,65
Tổng

626

228.490
6.453.930

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng Môi trường quốc gia năm 2011)
Phát sinh CTR sinh hoạt đơ thị phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: sự phát triển của
nền kinh tế và sự gia tăng dân số. Tại Việt Nam các đơ thị trung bình mỗi ngày một
ngƣời thải ra khoảng 0,5kg - 0,8kg rác. Tỷ lệ phát sinh bình qn đầu ngƣời tính trung
bình cho các đô thị trên phạm vi cả nƣớc là 0,75 kg/ngƣời/ngày [7]. Khối lƣợng rác
tăng theo sự gia tăng của dân số và tập trung phần lớn tại các đô thị lớn, nơi có nhiều
sức ép nền kinh tế và tập trung đông dân cƣ.
Theo Báo cáo môi trƣờng quốc gia 2011, Tổng lƣợng CTR sinh hoạt đô thị phát
sinh trên tồn quốc tăng trung bình 10 – 15% mỗi năm. Tại hầu hết các đô thị, khối
lƣợng CTR sinh hoạt chiếm khoảng 60 – 70%, ngoài ra tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở
các vùng đô thị trung bình đạt khoảng 70%, ở các vùng nơng thơn nhỏ đạt dƣới 20%

trong đó phƣơng thức xử lý chơn lấp là chủ yếu. Hiện nay cả nƣớc có khoảng 458 bãi
chơn lấp chất thải có quy mơ vừa và lớn. Một số bãi chôn lấp hợp vệ sinh đƣợc hỗ trợ
xây dựng bằng nguồn vốn ODA, và nguồn vốn từ kinh phí các địa phƣơng đầu tƣ.
1.1.3. Phân loại theo tính chất CTR sinh hoạt
Phân loại CTR sinh hoạt giúp xác định các loại khác nhau của CTR đƣợc sinh ra.
Quá trình phân loại CTR giúp chúng ta tách đƣợc các loại chất thải để tái sử dụng, tái
chế và loại chất thải cần phải xử lý để đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trƣờng.
 Phân loại theo tính chất vật lý
Lựa chọn phân loại CTR sinh hoạt theo tính chất vật lý giúp đánh giá khả năng thu
hồi năng lƣợng. Tính chất vật lý của chất thải rắn bao gồm thành phần khối lƣợng
riêng, độ ẩm, kích thƣớc chất thải khi phân loại.
Khối lƣợng riêng: Khối lƣợng riêng CTR sinh hoạt thay đổi theo thành phần và độ
ẩm chất thải, khối lƣơng riêng chất thải cho biết khả năng nén của chất thải, giúp làm
giảm kích thƣớc chất thải khi vận chuyển thu gom. Dựa trên yếu tố này tính tốn đƣợc
số lƣợng thiết bị phục vụ cho công tác vận chuyển chất thải.
Thành phần độ ẩm chứa trong chất thải là thong số liên quan đến giá trị nhiệt
lƣợng chứa trong chất thải khi đốt, độ ẩm chất thải thơng thƣờng khó ổn định và thay
Học viên: Lê Văn Sơn

13


Đề tài “Nghiên cứu xác định một số đặc tính của chất thải rắn sinh hoạt Hà Nội phù
hợp cho phƣơng pháp xử lý nhiệt”
đổi theo mùa trong năm. Bảng 1.3 cho biết thành phần độ ẩm của chất thải rắn đô thị
đã đƣợc phân loại.
Bảng 1.3. Độ ẩm của các thành phần trong CTR sinh hoạt đô thị
Stt

Thành phần


Độ ẩm (% khối lƣợng)

Chất thải hữu cơ

I
1.1

Thực phẩm thừa

70

1.2

Giấy

6

1.3

Giấy carton

5

1.4

Nhựa

2


1.5

Vải vụn

10

1.6

Cao su

2

1.7

Da

10

1.8

Chất thải vƣờn

60

1.9

Gỗ

20


II

Chất thải vô cơ

2.1

Thủy tinh

2

2.2

Can thiếc

3

2.3

Nhôm

2

2.4

Kim loại khác

3

2.5


Bụi, tro

8

(Nguồn: Integrated solid waste management, McGraw-Hill 1993)
Trong chất thải sinh hoạt, các loại chất thải có độ ẩm cao thông thƣờng là chất
thải thực phẩm và chất thải vƣờn. Một số loại nhƣ gỗ, da, vải vụn thành phần độ ẩm
dao động từ 10% đến 20%. Các loại chất thải vô cơ thành phành phần độ ẩm dao động
khoảng 2% đến 3% [15].
 Phân loại theo tính chất hóa học
Tính chất hóa học của chất thải rắn đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn
phƣơng pháp xử lý và thu hồi nguyên liệu. Điển hình là khả năng cháy của CTR phụ
thuộc vào tính chất hóa học có trong chất thải. Một số đặc tính hóa học quan trọng là:
-

Những tính chất cơ bản: Độ ẩm, thành phần CTR sinh hoạt

Học viên: Lê Văn Sơn

14


Đề tài “Nghiên cứu xác định một số đặc tính của chất thải rắn sinh hoạt Hà Nội phù
hợp cho phƣơng pháp xử lý nhiệt”
-

Thành phần các nguyên tố hóa học

-


Nhiệt trị của chất thải

-

Điểm nóng chảy của tro.

Đối với các phƣơng pháp xử lý nhiệt ngồi những đặc tính trên, cần phải xác
định đối với các thành phần cháy đƣợc và không cháy đƣợc trong CTR nhƣ: Độ ẩm,
thành phần các chất cháy bay hơi, tro hình thành sau quá trình cháy. Bảng 1.4 cho ta
biết thành phần các loại chất thải có khả năng cháy và khơng có khả năng cháy, cụ
thể:
Bảng 1.4. Thành phần CTR sinh hoạt phân theo tính chất cháy
Thành phần
1. Các chất cháy đƣợc
a. Giấy
b. Hàng dệt
c. Thực phẩm
d. Gỗ, củi, rơm, rạ
e. Chất dẻo

f. Da và cao su

2. Các chất không cháy
a. Các kim loại sắt

b. Các kim loại phi sắt
c. Thủy tinh
d. Đá và sành sứ

Học viên: Lê Văn Sơn


Định nghĩa

Ví dụ

Các vật liệu làm từ giấy và Các túi giấy, mảnh bìa,
bột giấy
giấy vệ sinh
Vải, vải vụn, quần áo cũ,
rách len
Các chất thải từ đồ ăn thực Cọng rau, vỏ quả, thân
phẩm
cây, lõi ngô
Các vật liệu và sản phẩm Đồ dùng bằng gỗ: Bàn,
đƣợc chế tạo từ gỗ, tre, ghế, đồ chơi, vỏ dừa,…
rơm,…
Các vật liệu và sản phẩm Phum cuộn, túi chất dẻo,
đƣợc chế tạo từ chất dẻo
chai lọ, chất dẻo các đầu
vòi, dây điện,…
Các vật liệu và sản phẩm Bóng, giầy, ví, băng cao
đƣợc chế tạo từ da và cao su
su
Có nguồn gốc từ các sợi

Các vật liệu và sản phẩm
đƣợc chế tạo từ sắt mà dễ
bị nam châm hút
Các vật liệu và sản phảm
không bị nam châm hút

Các vật liệu sản phẩm
đƣợc chế tạo từ thủy tinh
Bất kỳ các loại vật liệu
khơng cháy khác ngồi

Vỏ hộp, dây điện, hàng
rào, đinh, ốc vít, dao, nắp
lọ.
Vỏ nhơm, giấy bao gói,
đồ đựng
Chai lọ, đồ đựng bằng
thủy tinh, bóng đèn,…
Đá cuội, cát, đất,…

15


Đề tài “Nghiên cứu xác định một số đặc tính của chất thải rắn sinh hoạt Hà Nội phù
hợp cho phƣơng pháp xử lý nhiệt”
Thành phần

Định nghĩa
kim loại và thủy tinh

Ví dụ

(Nguồn: Giáo trình quản lý và xử lý CTR – Nguyễn Văn Phước)
 Phân loại theo tính chất sinh học
Tính chất sinh học dựa trên đặc điểm của CTR đơ thị có các thành phần hữu cơ,
có thể bị phân hủy bởi vi sinh vât. Tính chất sinh học quan trọng nhất trong quá trình

phân loại này là thành phần chất hữu cơ có trong chất thải. Đối với CTR sinh hoạt đô
thị chất thải hữu cơ chủ yếu là các loại thực phẩm thừa, thuộc da, giấy, chất thải
vƣờn…[6]
Thành phần chất hữu cơ trong CTR sinh hoạt hầu hết đều có khả năng chuyển
hóa sinh học thơng qua q trình phân hủy hiếu khí và phân hủy kỵ khí tạo thành các
khí, chất rắn hữu cơ trơ và các chất vơ cơ. Q trình phân hủy chất hữu cơ đƣợc chia
theo 3 nhóm chính:
- Phân hủy nhanh bao gồm các chất dễ phân hủy và tan trong nƣớc nhƣ đƣờng,
tinh bột, amino acids, cellulose.
- Phân hủy chậm bao gồm các chất nhƣ da thuộc, các chất thuộc nhóm
Methoxyl, acid béo mạch dài.
- Khó phân hủy bao gồm các chất nhƣ cao su, các hợp chất hữu cơ bền vững
trong mơi trƣờng (thuốc BVTV thuộc nhóm Clo và nhóm Photphos), hợp chất cao
phân tử chứa vòng thơm
Phân loại theo tính chất sinh học giúp đánh giá q trình biến đổi các hợp chất
trong chất thải theo con đƣờng sinh học bao gồm thành phần hữu cơ, vô cơ trong CTR
sinh hoạt đơ thị với mục đích giảm thể tích và trọng lƣợng của chất thải, thu đƣợc các
sản phẩm tái chế nhƣ phân compost có thể dùng để bón cây ổn định đất. Trong quá
trình phân hủy sinh học thì các loại vi khuẩn, nấm và men đóng vai trò quan trọng
trong việc biến đổi các chất hữu cơ. [4]
1.2. Các phƣơng pháp chuyển đổi CTR sinh hoạt đô thị thành năng lƣợng
Trong phƣơng pháp xử lý CTR để chuyển đổi thành năng lƣợng, các phƣơng
pháp thƣờng đƣợc áp dụng trong xử lý CTR là phƣơng pháp nhiệt hoặc phƣơng pháp
chơn lấp chủ động có thu hồi khí hóa sinh ra từ các bãi chôn lấp. Ƣu điểm của các
phƣơng pháp xử lý thu hồi năng lƣợng là tận dụng chất thải thành các nguồn năng
lƣợng khác nhau phục vụ cho mục đích kinh tế xã hội, về mơi trƣờng phƣơng pháp
Học viên: Lê Văn Sơn

16



Đề tài “Nghiên cứu xác định một số đặc tính của chất thải rắn sinh hoạt Hà Nội phù
hợp cho phƣơng pháp xử lý nhiệt”
này giúp giảm chất ô nhiễm thải vào môi trƣờng, các bãi chôn lấp giảm đƣợc diện tích
chơn lấp.
1.2.1. Phƣơng pháp nhiệt
Phƣơng pháp nhiệt trong xử lý CTR sinh hoạt là quá trình sử dụng nhiệt để
chuyển hóa chất thải rắn sinh hoạt từ dạng rắn sang dạng khí, lỏng và tro, đồng thời
giải phóng năng lƣợng dƣới dạng nhiệt.
Phƣơng pháp nhiệt trong xử lý CTR sinh hoạt nhằm mục đích giảm thiểu tối đa
thể tích CTR và thu hồi năng lƣợng nhiệt, phƣơng pháp nhiệt là một phƣơng án quan
trọng trong hệ thống quản lý CTR.
1.2.1.1 Phƣơng pháp đốt
Quá trình đốt CTR sinh hoạt là q trình oxy hóa CTR bằng oxy khơng khí
(dƣ) ở nhiệt độ cao và tạo ra sản phẩm cháy cuối cùng của q trình đốt gồm 2 pha:
+ Pha khí bao gồm: Bụi, CO2, NOx, CO, SOx, HF, hơi nƣớc…
+ Pha rắn bao gồm: Tro xỉ, Cacbon chƣa cháy hết
Nếu phản ứng đốt cháy xảy ra hồn tồn thì sản phẩm cháy cuối chủ yếu là khí
CO2 và hơi nƣớc.
Đối với phƣơng pháp đốt các yếu tố nhƣ nhiệt độ, thời gian lƣu cháy, độ đảo
trộn quyết định đến hiệu quả cháy.
- Nhiệt độ cháy: Nhiệt độ của buồng đốt phải đủ cao để phản ứng xảy ra nhanh
và cháy hồn tồn chất thải. Nếu nhiệt khơng đủ cao, phản ứng sẽ xảy ra khơng hồn
tồn và dẫn đến các sản phẩm khí thải có khói màu đen và chứa nhiều chất ô nhiễm
nhƣ CO, Hydorocabon,…
- Độ đảo trộn: Để tăng hiệu quả tiếp xúc giữa chất thải và khí, có thể thực hiện
bằng cách nhƣ đặt các tấm ngăn trong buồng đốt hoặc tạo các van đổi chiều dòng khí
để tăng khả năng xáo trộn trong buồng đốt chất thải.
- Thời gian cháy: Thời gian phải đủ lớn để các chất thải tiếp xúc đƣợc oxy và
cháy hoàn toàn, có thể thực hiện với phƣơng pháp bằng cách đặt vách ngăn để tăng

thời gian tiếp xúc hoặc kích thƣớc buồng đốt phải thiết kế lớn.
Nhƣ vậy nếu CTR có nhiệt trị khơng đáng kể thì đốt khơng phải là giải pháp xử
lý thích hợp, tuy nhiên trừ những ngoại lệ, có những chất thải cần phải loại bỏ thành
phần ô nhiễm bằng phƣơng pháp đốt do phƣơng pháp khác chƣa làm đƣợc… Dựa trên
Học viên: Lê Văn Sơn

17


Đề tài “Nghiên cứu xác định một số đặc tính của chất thải rắn sinh hoạt Hà Nội phù
hợp cho phƣơng pháp xử lý nhiệt”
tính chất hóa học của chất thải để tính đƣợc nhiệt trị của chất thải và tính tốn lƣợng
oxy cần thiết để đốt cháy hồn tồn chất thải cũng nhƣ lƣợng khí thải hình thành, sau
q trình đốt yếu tố này liên quan đến việc tính tốn thời gian lƣu cháy hoặc thể tích
lị khí đốt chất thải đã đƣợc nêu ở trên.
Phƣơng pháp đốt có một số ƣu điểm so với các phƣơng pháp xử lý chất thải
khác nhƣ:
- Thể tích và khối lƣợng CTR sinh hoạt giảm tới mức nhỏ nhất so với ban đầu
(giảm 80 – 90% khối lƣợng phần hữu cơ trong CTR, CTR chuyển thành dạng khí sau
thời gian ngắn, trong khi các phƣơng pháp khác đòi hỏi thời gian xử lý lâu hơn).
- Thu hồi năng lƣợng: Nhiệt thu đƣợc trong q trình đốt có thể tận dụng vào
nhiều mục đích khác nhau nhƣ phát điện, sấy loại bỏ độ ẩm trong chất thải,…
- CTR có thể đƣợc xử lý tại chỗ mà không cần vận chuyển đi xa, tránh đƣợc rủi
ro và giảm chi phí vận chuyển.
- Diện tích xử lý nhỏ hơn so với các phƣơng pháp khác.
- Hiệu quả xử lý cao đối với các loại chất thải hữu cơ chứa vi trùng lây nhiễm
và các loại chất thải nguy hại có lẫn trong chất thải sinh hoạt.
- Phù hợp với các chất thải trơ về mặt hóa học, khó phân hủy sinh học. Các
chất ơ nhiễm trong khí thải sinh ra từ q trình đốt cần đƣợc xử lý tới mức cần thiết để
hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến môi trƣờng

- Tro, cặn cịn lại chủ yếu là vơ cơ, trơ về mặt hóa học
Tuy nhiên phƣơng pháp xử lý nhiệt cũng có một số nhƣợc điểm sau đây:
- Khơng phải tất cả các loại CTR sinh hoạt đều có thể đốt đƣợc nhƣ chất thải có
hàm lƣợng ẩm quá cao, hay các thành phần không cháy nhƣ gạch vỡ, sành sứ, thủy
tinh.
- Chi phí đầu tƣ ban đầu cao hơn các phƣơng pháp xử lý khác, chi phí duy trì,
xử lý khí thải trong q trình vận hành lớn.
- u cầu năng lực kỹ thuật và tay nghề của ngƣời vận hành phải có trình độ
- u cầu nhiên liệu đốt bổ sung nhằm duy trì nhiệt độ trong buồng đốt.
- Nhiều rủi ro trong kiểm sốt ơ nhiễm khí thải
1.2.1.2. Nhiệt phân chất thải rắn
Học viên: Lê Văn Sơn

18


Đề tài “Nghiên cứu xác định một số đặc tính của chất thải rắn sinh hoạt Hà Nội phù
hợp cho phƣơng pháp xử lý nhiệt”
Nhiệt phân chất thải là phƣơng pháp xử lý nhiệt CTR trong điều kiện khơng có
oxy, các chất thải rắn đƣợc chuyển hóa thành các chất khí, chất lỏng và chất rắn cịn
lại. Hầu hết các chất hữu cơ trong chất thải đều không bền trong nhiệt, chúng có thể bị
bẻ ra thành các hợp chất nhỏ thông qua sự kết hợp của các phản ứng cracking nhiệt và
ngƣng tụ thành các khí, chất lỏng và chất rắn trong mơi trƣờng khơng có oxy, q
trình nhiệt phân cần lƣợng nhiệt cung cấp từ bên ngoài lớn. Ba phân đoạn sản phẩm từ
quá trình nhiệt phân là [15]:
- Dịng hơi khí có chứa chủ yếu hydro, methane, CO, CO2 và nhiều loại khí
khác phụ thuộc vào thành phần hữu cơ của hỗn hợp nhiệt phân.
- Phân đoạn lỏng có chứa hắn ín (hoặc dầu) có chứa các chất nhƣ acid acetic,
acetone, methanol và hợp chất hydrocacbon đã bị oxy hóa
- Tro xỉ chứa chủ yếu là Cacbon tinh khiết và các vật liệu trơ có nguồn gốc từ

chất thải rắn
Nếu chỉ đơn thuần cho mục đích xử lý chất thải, phƣơng pháp nhiệt phân ít
đƣợc áp dụng. Tuy nhiên kết hợp với mục đích tái chế chất thải, hệ thống nhiệt phân
hồn tồn CTR sinh hoạt có thể sản xuất dầu Diezel. Cũng cần lƣu ý do vận hành hệ
thống phức tạp, quá trình nhiệt phân yêu cầu rất nhiều cơng nghệ và sản phẩm dầu có
chất lƣợng không cao (độ ẩm lớn) nên lƣợng nhiệt trong dầu không đủ, dầu này mới
chỉ phục vụ cho một số mục đích chƣa thể thay thế hồn tồn Diezel có nguồn gốc từ
hóa thạch
1.2.1.3 Khí hóa CTR
Là q trình đốt cháy từng phần chất thải rắn với lƣợng oxy ít hơn lƣợng hóa
để tạo ra các khí cháy đƣợc chứa CO, hydoro và một số khí hydrocacbon no, chủ yếu
là metan. Khí nhiên liệu này có thể dùng trong động cơ đốt trong, tuabin khí hoặc nồi
hơi với điều kiện khơng khí đƣợc cấp dƣ. [1]
Q trình khí hóa gồm các phản ứng chính nhƣ sau:
C + O2  CO2

(phản ứng tỏa nhiệt)

C + H2O  CO + H2

(phản ứng thu nhiệt)

C + CO2  2CO

(phản ứng thu nhiệt)

C + H2  CH4

(phản ứng tỏa nhiệt)


CO + H2O  CO2 + H2

(phản ứng tỏa nhiệt)

Học viên: Lê Văn Sơn

19


Đề tài “Nghiên cứu xác định một số đặc tính của chất thải rắn sinh hoạt Hà Nội phù
hợp cho phƣơng pháp xử lý nhiệt”
Nhiệt cần lấy cho quá trình đƣợc lấy từ các phản ứng tỏa nhiệt, trong khi các
phản ứng cháy đƣợc tạo thành chủ yếu từ các phản ứng thu nhiệt. Khi hệ thống khí
hóa hoạt động dƣới áp suất khí quyển với khơng khí là chất oxy hóa, các sản phẩm
cuối của q trình là các khí có nhiệt lƣợng thấp.
Hiện nay đối với các hệ thống khí hóa đƣợc áp dụng, thơng thƣờng có 5 loại hệ
thống khí hóa bao gồm: lị đứng cố định, lị cố định nằm ngang, lị tầng sơi, lị nhiều
tầng, lị quay, trong đó 3 loại lị đầu tiên thƣờng đƣợc áp dụng trong xử lý chất thải
rắn. [1]
1.2.2. Phƣơng pháp chôn lấp chủ động
Trong phƣơng pháp chôn lấp để xử lý chất thải rắn thì chơn lấp chủ động, có
thu hồi khí bãi chơn lấp là phƣơng pháp giúp tận thu năng lƣợng. CTR sinh hoạt gồm
có các thành phần hữu cơ, chất thải khơng cịn khả năng tái chế, sau khi chôn lấp sẽ bị
phân hủy dựa trên q trình chuyển hóa sinh học. Các vi sinh vật tham gia vào q
trình chuyển hóa sinh học các chất hữu cơ bao gồm vi khuẩn, nấm men, nấm mốc.
Quá trình này thực hiện chủ yếu trong điều kiện kỵ khí, do lƣợng oxy khơng sẵn có
trong bãi chơn lấp.
Q trình chuyển hóa chất thải rắn trong bãi chơn lấp đúng kỹ thuật đƣợc biểu
diễn theo phƣơng trình sau:
sinh vat Tế bào mới + chất hữu cơ không

Hợp chất hữu cơ + Dinh dƣỡng Vi
uuuuuuuuur

phân hủy + CO2 + CH4 + NH3 + H2S + Q (nhiệt độ)
Phân hủy kỵ khí là q trình phân hủy các chất hữu cơ trong mơi trƣờng khơng
có oxy ở điều kiện nhiệt độ từ 30 – 65oC, sản phẩm của quá trình phân hủy kỵ khí là
khí sinh học trong đó CO2 và CH4 chiếm hơn 99% tổng lƣợng khí sinh ra [4]. Khí CH4
có thể thu gom và sử dụng nhƣ một nguồn nhiên liệu thay thế. Ngoài ra phần mùn rắn
sau khi đƣợc ổn định về mặt sinh học, có thể sử dụng nhƣ nguồn bổ sung sinh dƣỡng
cho cây trồng.
1.3. Hiện trạng phát sinh và quản lý CTR sinh hoạt Thành phố Hà Nội
1.3.1. Khối lƣợng và thành phần CTR sinh hoạt phát sinh
Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay có 30 quận huyện, ngồi khu đơ thị với
các quận trung tâm, có 17 huyện với khoảng 400 xã, thị trấn [8]; Hiện nay, tổng lƣợng
chất thải rắn sinh hoạt thải ra môi trƣờng trên địa bàn Hà Nội khoảng 6500 tấn/ngày,
Học viên: Lê Văn Sơn

20


Đề tài “Nghiên cứu xác định một số đặc tính của chất thải rắn sinh hoạt Hà Nội phù
hợp cho phƣơng pháp xử lý nhiệt”
trong đó lƣợng CTR sinh hoạt phát sinh từ 12 quận nội thành khoảng 3800 tấn/ngày,
từ các huyện khu ven đô (9 huyện) và các huyện khác khoảng 2700 tấn/ngày [7].
Hiện chất thải rắn sinh hoạt Hà Nội đƣợc thu gom và vận chuyển về 7 khu vực
xử lý trong đó có 4 bãi chơn lấp và xử lý chất thải lớn nhƣ Nam Sơn, Kiêu Kỵ, Xuân
Sơn, Núi Thoong và có 3 nhà máy xử lý CTR ở Kiêu Kỵ, Cầu Diễn, Sơn Tây, Vân
Đình, tuy nhiên 2 bãi xử lý chất thải lớn nhất là Nam Sơn và Xuân Sơn vẫn tập trung
chủ yếu chất thải về để xử lý.
Theo thống kê Sở xây dựng Hà Nội năm 2013 về khối lƣợng phát sinh CTR sinh

hoạt trên địa bàn thành phố, quận phát sinh nhiều chất thải sinh hoạt là quận Đống Đa
tiếp đến là các quận Long Biên và quận Hai Bà Trƣng và thấp nhất là huyện Phú
Xuyên và huyện Quốc Oai. Riêng tại bãi xử lý chất thải Kiêng Kỵ chủ yếu chôn lấp và
xử lý chất thải của huyện Gia Lâm.
Các nguồn phát sinh ra CTR sinh hoạt chủ yếu từ khu dân cƣ, trung tâm thƣơng
mại, nhà hàng khách sạn, từ các cơng sở, trƣờng học, cơng trình cơng cộng, các khu
chợ, các dịch vụ đô thị,…
CTR sinh hoạt đơ thị của Thành phố Hà Nội có thành phần khá tƣơng đồng so
với CTR sinh hoạt tại các khu vực khác. Thành phần chất thải thay đổi theo thời gian
phụ thuộc vào đời sống kinh tế từng quận huyện. Bảng 1.5 phân loại thành phần CTR
sinh hoạt đô thị thành phố Hà Nội. Trong thành phần CTR sinh hoạt đơ thị thành phố
Hà Nội có đầy đủ các loại CTR sinh hoạt hữu cơ, CTR sinh hoạt vô cơ và các loại
CTR khác.
Bảng 1.5. Thành phần CTR sinh hoạt đầu vào tại bãi rác Nam Sơn và Xuân
Sơn năm 2011
Thành phần (%)
TT

Loại chất thải

Hà Nội (Nam
Sơn)

Hà Nội (Xuân Sơn)

1

Chất thải hữu cơ

53,81


60,79

2

Giấy

6,53

5,38

3

Vải

5,82

1,76

4

Gỗ

2,51

6,63

Học viên: Lê Văn Sơn

21



×