Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Ốc bươu vàng hại lúa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.48 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ỐC BƯƠU VÀNG</b>


<i>Tên khoa học: Pomacea canaliculata Lamarck, 1819 </i>


<b>1. Đặc điểm hình thái</b>


- Trưởng thành: màu vàng nâu, khi
sống ở ao tù có màu nâu đậm.


Ốc đực bé hơn ốc cái, hình cầu, nắp
miệng vồng lên, vỏ miệng loe.


Ốc cái hình bầu dục, nắp miệng lõm
xuống, vỏ miệng thẳng


- Trứng: hình cầu hoặc ơ van, dài 2-3
mm, màu hồng tươi được đẻ thành ổ trên
thân lúa, cây cỏ, ven ruộng, mương máng ...;


mỗi ổ có 25-500 quả. Sắp nở chuyển sang màu hồng nhạt.
- Ốc non: vỏ rất mềm, hình cầu, màu vàng hoặc nâu đen.
<b>2. Đặc điểm sinh học</b>


- Vòng đời:


+ Trưởng thành: 26-59 ngày
+ Trứng: 7-14 ngày


+ Ốc non: 15-25 ngày


- OBV có sức đẻ trứng lớn, mỗi con cái đẻ được 10 - 13 ổ trứng (khoảng 1000 - 1200


trứng/tháng). Thời gian đẻ trứng kéo dài từ 70 - 90 ngày.


Ốc non mới nở rơi từ ổ trứng xuống nước, nổi lập lờ trên mặt nước hoặc bám vào cành
cây. Trong 2-3 ngày đầu không ăn, từ ngày thứ 4-5 trở đi bắt đầu ăn các chất nổi trên mặt
nước và động vật phù du. Lớn hơn ăn rong rêu, lá cây mềm. Ốc phàm ăn và lớn rất nhanh.


- OBV có thể sống từ 2 - 6 năm.


<b>- OBV ăn khỏe, ăn tạp. Giai đoạn mạ non là thức ăn ưa thích của chúng nhưng đến khi</b>
lúa già chúng ăn rất ít. Khi ăn, chúng cắn đứt gốc cây mạ hay lúa non rồi lấy miệng nhai thân
hoặc lá non, làm trụi cả đám mạ hay lúa non. Ốc càng lớn tác hại càng mạnh; khi ốc 4 - 5 cm
(bằng quả bóng bàn) một ngày có thể ăn hại 11-14 dảnh lúa.


Đối với lúa gieo sạ: 7 cặp ốc có thể ăn hết 1 m2<sub> lúa trong 5 ngày.</sub>


- Ốc sống được trong điều kiện khắc nghiệt, gặp khô hạn chúng chui sâu vào bùn khô
và sống trong đó tới 6 tháng; nhiệt độ < 15o<sub>C hoặc > 38</sub>o<sub>C ốc vẫn sống và sinh sản được.</sub>


- Ốc bươu vàng có rất ít thiên địch.
<b>3. Biện pháp quản lý</b>


<i><b>* Biện pháp thủ công (biện pháp chủ yếu)</b></i>


- Thường xuyên bắt ốc trưởng thành, thu trứng đẻ sẵn trên bờ ruộng, bờ mương, bẹ lá,
thân cây, que cọc trên mặt nước.


- Dùng dây, lá khoai lang, lá khoai môn, khoai sọ, đu đủ…bó thành nhiều mớ, thả
xuống mặt nước dọc theo bờ để dẫn dụ ốc đến rồi thu bắt.


- Cắm que cọc làm giá thể để ốc leo lên đẻ trứng sau đó thu trứng.


- Cắm đăng đầu dịng nước thu ốc, làm rãnh thốt nước ở ruộng để thu gom ốc.


Các biện pháp thủ công cần được tiến hành thường xuyên trong suốt vụ, nên bắt ốc
vào sáng sớm hoặc chiều tối mát.


<b>* Biện pháp sinh học: Thả vịt vào mương máng, ruộng lúa đã cứng để vịt ăn ốc con.</b>
<b>* Biện pháp hoá học: Chỉ dùng thuốc khi mật độ ốc cao, ốc tuổi nhỏ, không thể bắt</b>
bằng tay. Sử dụng các loại thuốc: Bayluscide 250EC, Bolis 6B, Clodansuper 700WP, Oxdie
700WP, Pazol 700WP, VT-Dax 700WP, Tungsai 700WP.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×