Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

phân tích báo cáo tài chính các công ty niêm yết thuộc lĩnh vực xuất khẩu thủy sản việt nam giai đoạn 2006 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
THUỘC LĨNH VỰC XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2006-2010

Mã số: ________________

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Vũ Hữu Đức

TP. HCM, Tháng 9 Năm 2013


DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Họ và tên

Đơn vị công tác và lĩnh vực chuyên môn

Trần Tuyết Thanh

Giảng viên, Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính

Phạm Thị Phương Thảo

Giảng viên, Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính

Trần Minh Ngọc



Giảng viên, Cử nhân chuyên ngành Kế toán


MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu
Chương 1:

Chương 2:

Chương 3:

Chương 4:

Chương 5:

1
Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính

5

Báo cáo tài chính

5

Phân tích báo cáo tài chính

7


Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu

12

Mục tiêu

12

Nội dung và phương pháp tiếp cận

12

Dữ liệu và phạm vi nghiên cứu

16

Phân tích thị trường và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy
sản Việt Nam

19

Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam

19

Tác động của nhân tố kinh tế vĩ mô

21

Nguồn nguyên liệu thủy sản xuất khẩu


22

Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam

23

Phân tích báo cáo tài chính các doanh nghiệp xuất khẩu
tôm niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam

26

Phân tích ngành

26

Phân tích hoạt động tài chính

30

Phân tích hoạt động đầu tư

34

Phân tích hoạt động kinh doanh

38

Phân tích tổng thể các hoạt động


46

Đánh giá tổng hợp các hoạt động

54

Phân tích báo cáo tài chính các doanh nghiệp xuất khẩu
cá tra niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam

57

Phân tích ngành

57

Phân tích hoạt động tài chính

60

Phân tích hoạt động đầu tư

66

Phân tích hoạt động kinh doanh

70

Phân tích tổng thể các hoạt động

81


Đánh giá tổng hợp các hoạt động

91


Chương 6:

Các bài học và giải pháp rút ra từ sự thành công và thất
bại của các doanh nghiệp thủy sản giai đoạn 2007-2010

94

Xác định các nguyên nhân thành công và thất bại

94

Một số giải pháp gợi ý

108

Kết luận

109

Tài liệu tham khảo

110

Phụ lục


111


DANH MỤC HÌNH, BẢNG
Trang
Hình 1-1:

Quy trình phân tích báo cáo tài chính

11

Bảng 2-1:

Danh sách các cơng ty thủy sản niêm yết tính đến ngày 31-12-2010

18

Bảng 3-1:

Giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2001-2010

19

Bảng 3-2:

Cơ cấu xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2001-2010

21


Bảng 3-3:

Thị trường xuất khẩu thủy sản chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 2001-

21

2010
Bảng 3-4:

Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản Việt Nam giai đoạn 2001-

22

2010
Bảng 3-5:

Năng lực chế biến sản phẩm đông lạnh giai đoạn 2002-2010

23

Bảng 3-6:

Danh sách 20 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hàng đầu năm 2010

23

Bảng 4-1:

Thị trường xuất khẩu tôm giai đoạn 2001-2010


27

Bảng 4-2:

Các thị trường xuất khẩu tôm chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 2001-

27

2010
Bảng 4-3:

Đơn giá xuất khẩu bình quân (USD/kg)

28

Bảng 4-4:

Diễn biến giá ngun liệu tơm sú tại Sóc Trăng (ngàn đồng/kg)

29

Bảng 4-5:

Thị phần các doanh nghiệp hàng đầu xuất khẩu tôm Việt Nam giai đoạn

29

2004-2010
Bảng 4-6:


Thứ bậc doanh nghiệp xuất khẩu tôm năm 2010 đối chiếu với thứ bậc

29

năm 2003
Bảng 4-7:

Tăng trưởng nguồn tài trợ các doanh nghiệp ngành tôm (tỷ đồng)

30

Bảng 4-8:

Các tỷ số về địn bẩy tài chính của các doanh nghiệp ngành tơm

31

Bảng 4-8B:

Các tỷ số về địn bẩy tài chính của MPC

31

Bảng 4-9:

Tăng trưởng nguồn tài trợ của MPC

31

Bảng 4-10:


Các tỷ số về địn bẩy tài chính của FMC

32

Bảng 4-11:

Tăng trưởng nguồn tài trợ của FMC

32

Bảng 4-12:

Các tỷ số về địn bẩy tài chính của CAD, BLF và CMX

33

Bảng 4-13:

Tăng trưởng nguồn tài trợ của CSD, BLF và CMX

33


Bảng 4-14:

Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp ngành tôm

35


Bảng 4-15:

Hoạt động đầu tư của MPC

36

Bảng 4-16:

Hoạt động đầu tư của CAD và BLF

36

Bảng 4-17:

Hoạt động đầu tư của CMX và FMC

37

Bảng 4-18:

Tình hình doanh thu và tỷ lệ lợi nhuận gộp của ngành tơm

38

Bảng 4-18B:

Tình hình doanh thu và tỷ lệ lợi nhuận gộp của từng doanh nghiệp

39


Bảng 4-19:

Tình hình quản lý chi phí của ngành tơm

40

Bảng 4-20:

Tình hình quản lý chi phí của MPC, CMX và FMC

41

Bảng 4-21:

Tình hình quản lý chi phí của CAD và BLF

42

Bảng 4-22:

Tình hình quản lý tài sản của ngành tơm

43

Bảng 4-23:

Tình hình quản lý tài sản của MPC

43


Bảng 4-24:

Tình hình quản lý tài sản của FMC

43

Bảng 4-25:

Tình hình quản lý tài sản của CMX, CAD và BLF

44

Bảng 4-26:

Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của ngành tôm

45

Bảng 4-27:

Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của MPC

45

Bảng 4-28:

Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của FMC

45


Bảng 4-29:

Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của CMX, CAD và BLF

46

Bảng 4-30:

Phân tích Du Pont cho ngành tơm

47

Bảng 4-31:

Phân tích Du Pont cho MPC

47

Bảng 4-32:

Phân tích Du Pont cho FMC

47

Bảng 4-33:

Phân tích Du Pont cho CMX, CAD và BLF

48


Bảng 4-34:

Hình thành và quản lý vốn lưu chuyển tại doanh nghiệp ngành tơm

49

Bảng 4-35:

Hình thành và quản lý vốn lưu chuyển tại MPC

49

Bảng 4-36:

Hình thành và quản lý vốn lưu chuyển tại FMC

50

Bảng 4-37:

Hình thành và quản lý vốn lưu chuyển tại CMX

51

Bảng 4-38:

Hình thành và quản lý vốn lưu chuyển tại CAD và BLF

51


Bảng 4-39:

Khả năng thanh tốn của các doanh nghiệp ngành tơm

52

Bảng 4-40:

Khả năng thanh toán của MPC

53

Bảng 4-41:

Khả năng thanh toán của FMC, CMX, CAD và BLF

53

Bảng 4-42:

Đánh giá tóm tắt các hoạt động

56

Bảng 5-1:

Thị trường xuất khẩu cá tra giai đoạn 2001-2010

57



Bảng 5-2:

Cơ cấu thị trường xuất khẩu cá tra giai đoạn 2001-2010

58

Bảng 5-3:

Đơn giá xuất khẩu bình quân cá tra giai đoạn 2001-2010

58

Bảng 5-4:

Đơn giá bình quân các thị trường xuất khẩu cá tra giai đoạn 2001-2010

59

Bảng 5-4B:

Thị phần các doanh nghiệp hàng đầu xuất khẩu cá tra Việt Nam giai đoạn

59

2004-2010
Bảng 5-5:

Thứ bậc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra năm 2010 đối chiếu với thứ bậc


60

năm 2004
Bảng 5-6:

Diễn biến giá nguyên liệu các tra

60

Bảng 5-7:

Tăng trưởng nguồn tài trợ các doanh nghiệp ngành cá

61

Bảng 5-8:

Các tỷ số về đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp ngành cá

61

Bảng 5-9:

Các tỷ số về địn bẩy tài chính của ABT và AAM

61

Bảng 5-10:

Tăng trưởng nguồn tài trợ của ABT và AAM


62

Bảng 5-11:

Các tỷ số về địn bẩy tài chính của AGF và VHC

62

Bảng 5-12:

Tăng trưởng nguồn tài trợ của AGF và VHC

63

Bảng 5-13:

Tăng trưởng nguồn tài trợ của ATA

64

Bảng 5-14:

Các tỷ số về địn bẩy tài chính của ATA

64

Bảng 5-15:

Các tỷ số về địn bẩy tài chính của ANV và BAS


64

Bảng 5-16:

Tăng trưởng nguồn tài trợ của ANV và BAS

65

Bảng 5-17:

Tình hình suy giảm doanh thu của ANV và BAS

66

Bảng 5-18:

Hoạt động đầu tư và các tỷ số liên quan của các doanh nghiệp ngành cá

66

Bảng 5-19:

Hoạt động đầu tư và các tỷ số liên quan của AAM, VHC và ATA

67

Bảng 5-20:

Hoạt động đầu tư và các tỷ số liên quan của AGF


68

Bảng 5-21:

Hoạt động đầu tư và các tỷ số liên quan của ABT

68

Bảng 5-22:

Hoạt động đầu tư và các tỷ số liên quan của ANV và BAS

69

Bảng 5-23:

Tình hình doanh thu và tỷ lệ lãi gộp của ngành cá

70

Bảng 5-24:

Tình hình doanh thu và tỷ lệ lãi gộp của ATA và VHC

70

Bảng 5-25:

Tình hình doanh thu và tỷ lệ lãi gộp của ABT, AAM, AGF


71

Bảng 5-26:

Tình hình doanh thu và tỷ lệ lãi gộp của BAS và ANV

72

Bảng 5-27:

Tình hình quản lý chi phí và kết quả kinh doanh của ngành cá

72

Bảng 5-28:

Tình hình quản lý chi phí và kết quả kinh doanh của ABT

73

Bảng 5-29:

Tình hình quản lý chi phí và kết quả kinh doanh của VHC, AAM và

73


ATA
Bảng 5-30:


Tình hình quản lý chi phí và kết quả kinh doanh của ANV, AGF và BAS

75

Bảng 5-31:

Tình hình quản lý tài sản của ngành cá

76

Bảng 5-32:

Tình hình quản lý tài sản của VHC và AAM

76

Bảng 5-33:

Tình hình quản lý tài sản của AGF và ABT

77

Bảng 5-34:

Tình hình quản lý tài sản của BAS, ANV và ATA

78

Bảng 5-35:


Đánh giá chung hoạt động kinh doanh ngành cá

79

Bảng 5-36:

Đánh giá chung hoạt động kinh doanh ABT, AAM và VHC

79

Bảng 5-37:

Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của ATA

80

Bảng 5-38:

Đánh giá chung hoạt động kinh doanh BAS, ANV và AGF

80

Bảng 5-39:

Phân tích Du Pont cho ngành cá

81

Bảng 5-40:


Phân tích Du Pont cho VHC, ABT và AAM

81

Bảng 5-41:

Phân tích Du Pont cho ATA

82

Bảng 5-42:

Phân tích Du Pont cho BAS, ANV và AGF

82

Bảng 5-43:

Hình thành và quản lý vốn lưu chuyển tại các doanh nghiệp ngành cá

83

Bảng 5-44:

Hình thành và quản lý vốn lưu chuyển tại ABT và AAM

84

Bảng 5-45:


Hình thành và quản lý vốn lưu chuyển tại VHC

85

Bảng 5-46:

Hình thành và quản lý vốn lưu chuyển tại ANV

85

Bảng 5-47:

Hình thành và quản lý vốn lưu chuyển tại BAS, AGF và ATA

86

Bảng 5-48:

Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp ngành cá

88

Bảng 5-49:

Khả năng thanh toán của AAM và ABT

88

Bảng 5-50:


Khả năng thanh toán của VHC

89

Bảng 5-51:

Khả năng thanh toán của ANV

89

Bảng 5-52:

Khả năng thanh tốn của BAS, AGF và ATA

90

Bảng 5-53:

Đánh giá tóm tắt các hoạt động

92

Bảng 6-1:

Các thông tin cơ bản về các doanh nghiệp ngành tôm

96

Bảng 6-2:


Các thông tin cơ bản về các doanh nghiệp ngành cá

98

Bảng 6-3:

Cơ cấu thị trường xuất khẩu tôm của MPC

101

Bảng 6-4:

Cơ cấu thị trường xuất khẩu cá của VHC

102


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CBTK

Cân bằng thanh khoản

CPLV

Chi phí lãi vay

GTXK

Giá trị xuất khẩu


HĐKD

Hoạt động kinh doanh

IASB

International Standards Board

LNHĐKD

Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh

ROA

Return On Assets

Lợi nhuận trên tài sản

ROE

Return On Equity

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

ROS

Return On Sales


Lợi nhuận trên doanh thu

VASEP

Vietnam Association of Seafood

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy

Exporters and Producers

Sản Việt Nam

VKTQHTS

Viện Kinh tế và Quy hoạt Thủy Sản

VLC

Vốn lưu chuyển

XDCB

Xây dựng cơ bản


Mẫu NCKH-09. Thông tin kết quả nghiên cứu
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
__________________


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________

THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thơng tin chung:
- Tên đề tài: Phân tích báo cáo tài chính các cơng ty niêm yết thuộc lĩnh vực xuất
khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2006-2010 nhằm nâng cao năng lực quản lý
và hiệu quả kinh doanh.
- Mã số:
- Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Vũ Hữu Đức
- Đơn vị của chủ nhiệm đề tài: Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Thời gian thực hiện: 24 tháng
2. Mục tiêu:
Đề tài này được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu phân tích báo cáo tài chính cho
quyết định điều hành quản lý của các doanh nghiệp trong ngành. Bên cạnh đó, nó
cũng nhằm đáp ứng nhu cầu học liệu để giảng dạy tình huống cho sinh viên trong lĩnh
vực phân tích báo cáo tài chính.
3. Tính mới và sáng tạo:
 Phân tích báo cáo tài chính trong ngữ cảnh của mơi trường kinh doanh.
 Sử dụng các kỹ thuật kế toán để điều chỉnh (restatement) báo cáo tài chính cho
mục tiêu phân tích.
 Đi sâu vào phân tích quan hệ giữa kết quả kinh doanh với các chính sách (cơ
cấu tài chính, quyết định đầu tư, vốn lưu chuyển) và các năng lực quản lý (duy
trì và phát triển thị trường, quản lý đầu tư dài hạn, quản lý vốn lưu chuyển và
quản lý chi phí hoạt động)
4. Kết quả nghiên cứu:
 Mặc dù ngành xuất khẩu thủy sản tăng trưởng
 Xác định các nguyên nhân thành công và thất bại trong kết quả kinh doanh của
các doanh nghiệp, trong đó có sự tương tác giữa các chính sách (cơ cấu tài

chính, quyết định đầu tư, vốn lưu chuyển) với các năng lực quản lý (duy trì và
phát triển thị trường, quản lý đầu tư dài hạn, quản lý vốn lưu chuyển và quản lý
chi phí hoạt động). Từ đó đưa ra một số gợi ý về chính sách.
5. Sản phẩm:


 Báo cáo tổng kết.
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:
Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng cho:
 Các tổ chức tín dụng, các nhà phân tích, tư vấn đầu tư làm cơ sở cho việc phân
tích, đánh giá các doanh nghiệp ngành thủy sản xuất khẩu.
 Các giảng viên và sinh viên học tập mơn Phân tích báo cáo tài chính.

Cơ quan chủ trì xác nhận
KT. HIỆU TRƯỞNG
PHĨ HIỆU TRƯỞNG

Ngày
tháng
năm
Chủ nhiệm đề tài
(Ký, Họ và tên)


Mẫu NCKH-10. Thông tin kết quả nghiên cứu bằng tiếng Anh

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information:
Project title: Analyzing financial statements of Vietnamese listed seafood export
companies for the 2006 – 2010 period.

Code number:
Coordinator: Assoc. Prof. Vũ Hữu Đức
Implementing institution: Accounting – Auditing Faculty
Duration: from April 2011 to April 2013
2. Objective(s):
 Analyzing financial statements of Vietnamese listed seafood export companies
in the context of management decision making.
 Providing materials for teaching/learning financial statement analysis subiect.
3. Creativeness and innovativeness:
 Analyzing financial statements in a business context
 Restatement financial statements for the purpose of analysis.
 Deeply analyzing how financial/investment policies and management capacites
influence firm’s performance.
4. Research results:
 Although the industry has grown well since 2001, the revalry among
Vietnamese seafood export companies has increased year by year because the
industry concentration has decreased rapidly. In addition, these companies have
had to face trade barriers and interest rate pressure. Therefore, there were few
of them having financial success (both shrimp and catfish exporters). We found
that successful companies had a low leverage and conservative working capital
policy. They also managed well their investments, operating working capital
and operating expenses.
5. Products:
 A technical report
6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability:
 Research results may be help finanacial statements’ users (investors, bankers,
etc) understand and interpret financial position and performance of Vietnamese
seafood export companies.
 The full text of report including data may be used as materials for
learning/teaching financial statement analysis subiect.



LỜI MỞ ĐẦU
Giới thiệu
Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đóng góp quan trọng cho nền kinh tế
Việt Nam. Xuất khẩu thủy sản mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước và cung cấp
công việc làm cho người lao động. Năm 2011, thủy sản đóng góp 6,34% tổng kim
ngạch xuất khẩu tồn quốc. Bình qn giai đoạn 2001 -2010, thủy sản giải quyết công
ăn việc làm cho khoảng 150.000 lao động/năm (VKTQHTS, 2011).
Tuy nhiên, các nghiên cứu về các khía cạnh tài chính của ngành này hiện nay cịn rất
ít và thiếu sự liên kết giữa các kiến thức và kỹ thuật kế tốn, tài chính và quản trị
chiến lược. Trong khi đó, nghiên cứu về ngành là một lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng
rất quan trọng tại các nước trên thế giới nhằm cung cấp các hiểu biết cho các nhà đầu
tư, các nhà cung cấp tín dụng cũng như các nhà quản lý.
Bên cạnh đó, việc giảng dạy các môn học liên quan đến báo cáo tài chính cịn ít các
bài tập tình huống trong đó có sự vận dụng tổng hợp các kiến thức trên giúp sinh viên
tiếp cận với lý thuyết trên các mơ hình thực tế cũng như giải quyết những khoảng cách
giữa lý thuyết với thực tế Việt Nam.
Đề tài này được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu phân tích báo cáo tài chính cho
quyết định điều hành quản lý của các doanh nghiệp trong ngành. Bên cạnh đó, nó
cũng nhằm đáp ứng nhu cầu học liệu để giảng dạy tình huống cho sinh viên trong lĩnh
vực phân tích báo cáo tài chính.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này tiếp cận các báo cáo tài chính của các cơng ty xuất khẩu thủy sản
niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam với mục tiêu cụ thể như sau:
1. Đánh giá tổng thể về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của các doanh
nghiệp niêm yết đặt trong bối cảnh tình hình kinh doanh của ngành xuất khẩu
thủy sản.
2. Ghi nhận những vấn đề về năng lực quản lý tài chính của các doanh nghiệp trên
thơng qua các thơng tin trên báo cáo tài chính. Từ đó, đưa ra những gợi ý về

các giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh và tài chính của các doanh nghiệp.
3. Cung cấp học liệu cho việc giảng dạy các môn học liên quan như phân tích tình
huống kinh doanh, phân tích báo cáo tài chính.

1


Phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu 1
Nghiên cứu sử dụng các số liệu thống kê thương mại và báo cáo thường niên của các
cơng ty để phân tích ở mức độ thống kê mơ tả. Để có thể phân tích ngành sát hơn, bên
cạnh phân tích tổng quát về ngành thủy sản xuất khẩu nói chung, nghiên cứu này phân
tích hai lĩnh vực là xuất khẩu tôm và xuất khẩu cá tra.
Mục tiêu 2
Để giảm rủi ro các số liệu trên báo cáo tài chính khơng phản ảnh trung thực và hợp lý,
nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tích kế tốn thơng qua một số cách thức tiếp cận
sau:
 Sử dụng các báo cáo tài chính đã kiểm tốn.
 Tiến hành các điều chỉnh báo cáo (restatement) trước khi phân tích đối với
những vấn đề bất đồng với kiểm tốn hoặc sự lựa chọn chính sách kế tốn
khơng phù hợp.
 Loại trừ các đối tượng mà báo cáo tài chính khơng có độ tin cậy cao.
Sau đó, nghiên cứu phân tích tài chính trên các hoạt động cơ bản của doanh nghiệp là
tài chính, đầu tư và kinh doanh trong đó quan tâm đến tác động của cơ cấu tài chính
và chính sách đầu tư tác động đến kết quả kinh doanh. Các thơng tin từ báo cáo tài
chính được sử dụng cho việc tính tốn các tỷ số cần thiết cho việc xem xét từng doanh
nghiệp cụ thể đối chiếu với tình hình chung của ngành.
Cuối cùng, chúng tơi tổng hợp kết quả phân tích các hoạt động nhằm nhận dạng các
nguyên nhân thành công và thất bại của các doanh nghiệp và gợi ý các giải pháp.
Mục tiêu 3

Để thực hiện mục tiêu này, chúng tơi trình bày các kết quả nghiên cứu một cách chi
tiết và tỉ mỉ giúp cho báo cáo tổng hợp có thể trích xuất dễ dàng thành các tài liệu
giảng dạy dưới dạng phân tích tình huống.
Các phương pháp sẽ được trình bày chi tiết hơn trong chương 2 “Mục tiêu và phương
pháp nghiên cứu”.
Phạm vi của nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp từ thống kê kinh doanh và báo cáo tài chính của
các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam giai đoạn 2007-2010. Số liệu năm 2006 được sử dụng để tính các tỷ số về biến
động nhằm so sánh chứ khơng nằm trong đối tượng phân tích. Lý do là phần lớn các

2


doanh nghiệp niêm yết sau năm 2006, một số chỉ mới thành lập hoặc hoạt động ổn
định vào năm 2007.
Đề tài khơng thực hiện một số nội dung phân tích sau:
 Phân tích dịng tiền, vì nhiều doanh nghiệp báo cáo lưu chuyển tiền tệ không
đạt độ chuẩn xác mong đợi.
 Phân tích định giá doanh nghiệp, vì mục đích phân tích nhằm vào nâng cao
hiệu quả hoạt động hơn là phục vụ cho nhà đầu tư. Cũng vì lý do này, một số tỷ
số liên quan đến giá thị trường của doanh nghiệp cũng khơng được xem xét.
Có 10/22 doanh nghiệp ngành xuất khẩu thủy sản niêm yết tính đến ngày 31/12/2010
khơng được đưa vào phân tích vì:
 Nghiên cứu tập trung vào hai nhóm doanh nghiệp chủ yếu là tôm và cá tra. Các
doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng khác hoặc hỗn hợp không được đưa vào
khảo sát.
 Nghiên cứu loại bỏ một số doanh nghiệp có báo cáo tài chính khơng đạt độ tin
cậy mong đợi.
Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu này, đề tài được trình bày thành 6 chương:
Chương 1: Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính.
Chương này hệ thống lại một số lý thuyết và kỹ năng cơ bản liên quan đến phân tích
báo cáo tài chính.
Chương 2: Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu.
Đây là chương mô tả các phương pháp tiếp cận cơ bản trong toàn bộ đề tài.
Chương 3: Phân tích thị trường và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.
Chương này nhằm giải quyết mục tiêu 1 và làm cơ sở cho việc phân tích ở các chương
sau.
Chương 4: Phân tích báo cáo tài chính các doanh nghiệp xuất khẩu tơm niêm yết
trên thị trường chứng khốn Việt Nam.
Chương này phân tích sâu về thị trường và các doanh nghiệp ngành tơm (mục tiêu 1)
và phân tích các hoạt động tài chính, đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp này
(mục tiêu 2) dựa trên báo cáo tài chính.
Chương 5: Phân tích báo cáo tài chính các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

3


Chương này có nội dung tương tự chương 4 nhưng đối tượng là các doanh nghiệp
niêm yết thuộc lĩnh vực xuất khẩu cá tra.
Chương 6: Các bài học và giải pháp rút ra từ sự thành công và thất bại của các
doanh nghiệp thủy sản giai đoạn 2007 – 2010.
Dựa trên kết quả các chương trước, chương này đưa ra các đánh giá nguyên nhân
thành công và thất bại và gợi ý một số giải pháp (mục tiêu 2).

4



CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính hiểu theo nghĩa hẹp là những bản khai tài chính (financial
statements) mà doanh nghiệp công bố nhằm cung cấp thông tin cho các bên liên quan
theo luật định hay thỏa thuận. Do vai trò quan trọng trên, báo cáo tài chính được lập
theo những quy định chặt chẽ của chuẩn mực kế toán và được kiểm toán bởi các kiểm
toán viên độc lập. Mặc dù vậy, báo cáo tài chính có những hạn chế nhất định và nó
cần được sử dụng cùng với những thông tin khác để ra quyết định kinh tế. Phần dưới
đây hệ thống những lý thuyết cơ bản về báo cáo tài chính, qua đó làm rõ mức độ cung
cấp thông tin và những giới hạn của báo cáo tài chính mà người sử dụng cần biết khi
phân tích. Lý thuyết này thường được tham chiếu dưới tên gọi lý thuyết về thơng tin
hữu ích cho việc ra quyết định, là cơ sở của các chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tài
chính hiện hành.

Người sử dụng báo cáo tài chính và u cầu của báo cáo tài chính
Có thể kể rất nhiều các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính, từ các đối tượng trực tiếp
(nhà đầu tư, chủ nợ…) cho đến các đối tượng sử dụng gián tiếp như các nhà nghiên
cứu hoặc chuyên gia phân tích. Tuy nhiên, khơng thể có một bộ báo cáo tài chính đáp
ứng nhu cầu thơng tin đầy đủ cho mọi đối tượng sử dụng. Các nhà lập quy kế tốn do
đó xác định báo cáo chủ yếu cung cấp thông tin cho nhà đầu tư và chủ nợ (kể cả hiện
hữu và tiềm tàng) là những đối tượng cung cấp vốn và chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp.
Quan điểm này ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp thông tin, trong đó nhấn mạnh đến
yêu cầu phản ảnh trung thực và hợp lý vể thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

Trung thực và hợp lý và những đặc điểm chất lượng của báo cáo tài chính
Trung thực và hợp lý là một yêu cầu dễ cảm nhận nhưng khó giải thích. Các chuẩn
mực xuất phát từ lợi ích của người sử dụng để hình thành các đặc điểm chất lượng của

báo cáo tài chính. Theo đó, trước hết báo cáo tài chính cần bao gồm các thơng tin
thích hợp, nghĩa là các thơng tin có thể giúp người sử dụng đánh giá được quá khứ và
dự đoán tương lai của doanh nghiệp. Không những vậy, các thông tin này cần thể hiện
trung thực tình hình doanh nghiệp, nghĩa là đúng bản chất của các hiện tượng kinh tế.
Ngoài ra, những yêu cầu thứ yếu khác như trình bày dễ hiểu, khả năng so sánh, khả
5


năng kiểm tra và tính kịp thời phải được đáp ứng. Các đặc điểm chất lượng trên là nền
tảng xây dựng hoặc lựa chọn các chính sách kế tốn của doanh nghiệp (IASB, 2010).

Thực trạng tài chính và các báo cáo tài chính
Thực trạng tài chính bao gồm những khía cạnh khác nhau của tình hình hiện tại của
doanh nghiệp, bao gồm tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và tình hình các dịng
tiền của doanh nghiệp. Các thơng tin này được trình bày trên các báo cáo tài chính,
trong đó mỗi báo cáo tài chính tập trung vào một vấn đề và đòi hỏi sự liên kết với
nhau để có thể hiểu được tình hình doanh nghiệp.
 Tình hình tài chính được phản ảnh qua Bảng cân đối kế toán, bao gồm các
nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát, các nghĩa vụ của doanh nghiệp và khả
năng thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá qua sự so sánh giữa nghĩa vụ
phải thanh toán và các nguồn lực có thể dùng để thanh tốn.
 Tình hình kinh doanh là kết quả hoạt động kinh doanh và qua đó phản ảnh khả
năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Tình hình kinh doanh được trình bày
trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, còn gọi là Báo cáo lãi lỗ của doanh
nghiệp.
 Tình hình các dịng tiền được trình bày qua Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, một
báo cáo mơ tả các dịng tiền từ hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính của
doanh nghiệp. Qua phân tích các dịng tiền, người sử dụng có thể đánh giá khả
năng tạo ra tiền và tình hình sử dụng tiền của doanh nghiệp.
Các báo cáo trên có mối quan hệ với nhau. Trong khi Bảng cân đối kế toán thể hiện

tình hình tài chính tại mỗi thời điểm thì hai báo cáo cịn lại giải thích sự thay đổi tình
hình tài chính giữa hai thời điểm. Tình hình tài chính trở nên tốt hơn hay xấu hơn có
thể giải thích qua kết quả kinh doanh (Báo cáo lãi lỗ) và tình hình các dịng tiền (Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ).
Do tính phức tạp của hoạt động kinh doanh và hạn chế tiềm ẩn trong mỗi báo cáo tài
chính, Bản thuyết minh báo cáo tài chính ngày càng quan trọng hơn như một nguồn
thông tin bổ sung giúp người đọc hiểu được các báo cáo tài chính. Có thể tìm thấy
trong báo cáo này các diễn giải về chính sách kế tốn dùng để lập báo cáo tài chính,
các số liệu chi tiết và những thông tin khác về rủi ro tiềm ẩn trong các giao dịch.

Các hạn chế của báo cáo tài chính
Dù các chuẩn mực kế tốn được cải thiện không ngừng nhằm nâng cao chất lượng của
báo cáo tài chính, các báo cáo tài chính cũng vẫn không tránh khỏi những hạn chế.
Các nhà lập quy kế tốn thừa nhận rằng báo cáo tài chính có những hạn chế xuất phát
6


từ quan hệ lợi ích và chi phí. Khi lập báo cáo tài chính, nếu chi phí vượt quá lợi ích
mang lại, những nguyên tắc kế toán thường cho phép những phương pháp gần đúng
hoặc cách trình bày lược bỏ chi tiết. Dù những vấn đề này được cân nhắc dưới quan
điểm trọng yếu, tuy nhiên sự xét đốn có thể dẫn đến những thơng tin cần thiết khơng
được trình bày hoặc diễn đạt khơng chính xác trên báo cáo tài chính.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu thường chỉ ra các hạn chế quan trọng khác như:
 Việc sử dụng giá gốc trên báo cáo tài chính dẫn đến thơng tin kém hữu ích cho
nhà đầu tư.
 Khá nhiều các số liệu kế tốn được hình thành trên sự phân bổ, ước tính mang
tính xét đốn.
 Một số giao dịch hoặc các tài sản, nợ phải trả quan trọng khơng được đưa vào
báo cáo tài chính do bị ngăn chặn do kế tốn chưa có những phương pháp đo
lường đáng tin cậy.

 Thơng tin kế tốn được cơng bố thường chậm trễ…
Các hạn chế trên cũng được nhận thức bởi các tổ chức lập quy nhưng sự cân bằng
giữa nhiều u cầu khiến báo cáo tài chính khơng thể vượt qua các trở ngại này. Ví
dụ, để bảo đảm thơng tin đáng tin cậy, thì phải hạn chế những vấn đề xét đốn mang
tính chủ quan và do đó, đương nhiên một số giao dịch hay tài sản, nợ phải trả khơng
thể đưa vào báo cáo tài chính. Một số phương pháp đo lường có thể mang lại tính
khách quan cao hơn nhưng lại địi hỏi chi phí lớn khiến cho không phải doanh nghiệp
nào cũng đáp ứng được. Điều này dẫn đến các tổ chức lập quy cũng khuyến cáo người
sử dụng rằng báo cáo tài chính chỉ là một nguồn thông tin cho việc ra quyết định mà
thơi.
Bên cạnh đó, trong kế tốn cịn những vấn đề mà chuẩn mực cho phép sự xét đoán cao
dẫn đến cơ sở của sự tùy tiện trong kế tốn. Vì vậy, khi sử dụng báo cáo tài chính, cần
xem xét cẩn thận các cơ sở kế toán để lập báo cáo tài chính. Vấn đề này sẽ được trình
bày sâu hơn trong phần tiếp theo khi bàn về phân tích chính sách kế tốn.

Phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính là q trình “giải mã” các thơng tin trên báo cáo tài chính
trở thành các thơng tin hữu ích cho người sử dụng. Các kỹ thuật và phương pháp tiếp
cận trong phân tích báo cáo tài chính phát triển qua thời gian từ mức độ đơn giản như
so sánh giữa các kỳ cho đến các mức độ phức tạp hơn như sử dụng tỷ số hoặc phương
pháp chiết khấu dòng tiền. Các kỹ thuật và phương pháp này cũng được sử dụng khác
nhau cho những đối tượng khác nhau và mục đích khác nhau. Nếu các nhà quản lý
thường sử dụng các cách thức đơn giản để xem xét một cách khái quát tình hình sau
7


một kỳ kinh doanh thì các nhà phân tích chun nghiệp sẽ đi sâu vào đánh giá nhiều
khía cạnh của kết quả kinh doanh, tình hình tài chính cũng như xu thế phát triển trong
tương lai. Nguồn thông tin cũng ảnh hưởng đến các phương pháp và kỹ thuật phân
tích. Trong khi các nhà quản lý có thể dễ dàng truy cập vào các dữ liệu chi tiết để xác

minh các vấn đề thì các nhà phân tích từ bên ngồi phải sử dụng các giả định để dự
đốn những gì thật sự đằng sau các con số trên báo cáo tài chính.
Phần dưới đây khái qt hóa những nội dung cơ bản của một q trình phân tích báo
cáo tài chính, xuất phát từ mục đích để hình dung những kỹ thuật và phương pháp tiếp
cận trong phân tích.

Mục đích phân tích báo cáo tài chính
Ở mức độ đơn giản nhất, phân tích là q trình đọc hiểu báo cáo tài chính, trong đó
người đọc giả định rằng các thông tin là trung thực và điều mong muốn đạt được là
biết được những thơng tin về tình trạng tài chính của doanh nghiệp.
Ở một mức độ sâu hơn, các nhà phân tích thường muốn phát hiện những cơ hội và rủi
ro được tiết lộ gián tiếp qua các con số. Các cơ hội là những tiềm năng có thể khai
thác để doanh nghiệp phát triển trong tương lai trong khi các rủi ro liên quan đến sai
lệch trong số liệu hay phương pháp kế tốn (rủi ro thơng tin), các khả năng thất bại về
tài chính của doanh nghiệp (rủi ro tài chính). Ở mục đích này, các kỹ thuật thường
phức tạp hơn địi hỏi chun mơn ở nhà phân tích.
Ở một góc độ khác, các nhà phân tích tập trung vào định giá doanh nghiệp thông qua
các thông tin trên báo cáo tài chính kết hợp với nhiều thông tin khác. Đây là hướng
tiếp cận hẹp thường cũng chỉ áp dụng bởi các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp.

Kỹ thuật
Khái niệm kỹ thuật ở đây muốn nhấn mạnh đến các công cụ kỹ thuật được sử dụng
trong phân tích. Các cơng cụ thường được sử dụng bao gồm:
So sánh. Việc so sánh các thông tin dưới nhiều góc độ (giữa các thơng tin kỳ này với
kỳ trước, giữa doanh nghiệp với nhau, giữa thơng tin tài chính và phi tài chính…) là
kỹ thuật đơn giản nhất. Mặc dù vậy, kỹ thuật này tỏ ra rất hữu hiệu trong việc nhận
định tổng quát về xu hướng cũng như phát hiện những vấn đề bất thường.
Tỷ số. Các tỷ số thể hiện quan hệ giữa các con số. Đây là kỹ thuật khơng phức tạp lắm
nhưng bắt đầu địi hỏi những kiến thức nhất định về kinh doanh và tài chính. Các tỷ số
thường được chia thành các nhóm hoặc theo những mơ hình kết hợp nhất định:


8


 Các nhóm tỷ số thường được phân chia theo nội dung phân tích. Một ví dụ về
các nhóm tỷ số thường được sử dụng là: Khả năng thanh toán, Cơ cấu tài chính,
Khả năng sinh lợi và Nhà đầu tư (Stice et al., 2003).
 Các mơ hình kết hợp giữa các tỷ số với nhau nhằm tiếp cận một cách có hệ
thống, ví dụ mơ hình Du Pont, mơ hình Z-score…
Việc sử dụng các tỷ số để phân tích báo cáo tài chính đã được nghiên cứu và thực hiện
từ nửa sau của thế kỷ 19 (Horrigan, 1968). Theo Barner (1987), việc sử dụng các tỷ số
trong phân tích nhằm loại bỏ ảnh hưởng của quy mô đến các biến tài chính của cơng
ty và giúp cho việc so sánh giữa các doanh nghiệp trong ngành. Nhiều nghiên cứu
thực nghiệm đã thu thập những bằng chứng về sự hữu ích của các tỷ số trong việc dự
đốn tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mặc dù vậy, khơng nhiều các nghiên cứu
đưa ra một lý thuyết về phân tích các tỷ số tài chính vì các tỷ số thường được phát
triển dựa trên kinh nghiệm của mỗi nhà phân tích (Courtis, 1978).
Phân tích dịng tiền. Cơng cụ này tập trung vào xem xét chi tiết quá trình tạo ra tiền
và sử dụng tiền của doanh nghiệp nhằm đánh giá khả năng thanh tốn và mức độ linh
hoạt tài chính của doanh nghiệp. Phân tích dịng tiền dựa trên thơng tin của báo cáo
lưu chuyển tiền tệ để xem xét cách thức tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh và sử
dụng vào việc đầu tư cho vốn lưu chuyển, dòng tiền tự do của doanh nghiệp sau khi đã
đầu tư dài hạn để đánh giá khả năng trả nợ và chia cổ tức đồng thời chỉ ra doanh
nghiệp đã tìm nguồn tài trợ cho mình như thế nào và tính rủi ro của q trình này
(Palepu et al. 2003). Phân tích dịng tiền cịn giúp lưu ý những rủi ro tiềm ẩn về các
thủ thuật chi phối thu nhập (earning management) qua các thủ thuật kế toán.
Dự báo báo cáo tài chính. Dự báo báo cáo tài chính (financial statement forecasting)
là kỹ thuật phân tích phức tạp hơn sử dụng phối hợp nhiều kỹ thuật và mở rộng phạm
vi thông tin sử dụng. Xuất phát từ dự báo về doanh thu, các nhà phân tích thực hiện
các dự báo về chi phí, lợi nhuận, bảng cân đối kế tốn và cuối cùng là báo cáo lưu

chuyển tiền tệ. Phân tích dự báo giúp cho việc đánh giá các kế hoạch chiến lược của
doanh nghiệp khi thực hiện có tạo ra đủ dòng tiền từ kinh doanh phục vụ cho việc phát
triển hoặc cần phải tìm thêm nguồn tài trợ từ chủ nợ hay chủ sở hữu. Nó cũng giúp
đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Liên quan đến nhà đầu tư, dự báo báo cáo
tài chính liên quan mật thiết đến việc định giá doanh nghiệp (Wild J. et al., 2004).
Định giá. Định giá (valuation) là việc chuyển đổi từ các dự báo thành giá trị của tồn
doanh nghiệp hoặc một bộ phận của doanh nghiệp. Có nhiều kỹ thuật khác nhau được
sử dụng cho công việc này từ chiết khấu cổ tức cho đến chiết khấu các dịng tiền.
Khơng có phương pháp nào mang tính ưu việt hơn hẳn vì mỗi phương pháp đều có
những ưu và nhược điểm nhất định (Palepu, 2003).
9


Phương pháp tiếp cận
Phương pháp tiếp cận trong phần này muốn nói đến cách thức để đạt được kết quả
phân tích báo cáo tài chính.
 Trong một bối cảnh phân tích nhanh dựa trên những hiểu biết đã có về ngành
nghề và đơn vị, một cách tiếp cận đơn giản là so sánh các biến động giữa các
kỳ và phân tích các nhóm tỷ số cơ bản. Phương pháp này giúp nhanh chóng
hiểu biết về tình hình sau một kỳ kinh doanh và định hướng cho các xem xét
sâu hơn. Các nhà quản lý thường sử dụng phương pháp này trong quá trình
đánh giá tổng quát và chuẩn bị cho các quyết định tương lai.
 Ở một bối cảnh cần một sự chuyên nghiệp hơn để có những hiểu biết nền tảng
về hoạt động và rủi ro, các nhà phân tích cần bắt đầu từ hiểu biết về ngành nghề
và cách thức kinh doanh (phân tích ngành và phân tích chiến lược), sau đó đánh
giá những rủi ro trong chính sách kế tốn (phân tích kế tốn) trước khi đi đến
một sự phân tích sâu hơn về các tỷ số và dịng tiền (phân tích tài chính). Việc
thực hiện các phân tích dự báo và định giá có thể sẽ là bước cuối cùng nếu
hướng đến mục tiêu này (Hình 1-1).


10


Báo cáo tài chính
 Thơng tin từ nhà quản lý
 Tác động của ước tính kế tốn
 Tác động của sự lựa chọn chính sách kế tốn
Các thơng tin khác
 Dữ liệu doanh nghiệp và dữ liệu ngành
 Báo cáo tài chính của doanh nghiệp khác

Bối cảnh kinh doanh
 Phân tích tín dụng
 Phân tích chứng khốn
 Phân tích mua bán và sáp nhập
 Phân tích nợ và cổ tức
 Phân tích chiến lược truyền thơng
của doanh nghiệp
 Phân tích chung về kinh doanh

CÁC CƠNG CỤ PHÂN TÍCH
Phân tích chiến lược kinh doanh
Thiết lập các kỳ vọng căn cứ vào phân
tích ngành và phân tích chiến lược cạnh
tranh

Phân tích kế tốn

Phân tích tài chính


Phân tích viễn cảnh

Đánh giá chất lượng kế
tốn thơng qua đánh giá
chính sách và ước tính
kế tốn

Đánh giá kết quả thơng
qua phân tích tỷ số và
phân tích dịng tiền

Bao gồm dự báo báo
cáo tài chính và định
giá doanh nghiệp

Hình 1-1: Quy trình phân tích báo cáo tài chính (Palepu, 2003)

11


CHƯƠNG 2

MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mục tiêu
Xuất khẩu thủy sản đóng vai trị quan trọng trong hoạt động xuất khẩu tại Việt Nam. Xuất
khẩu thủy sản mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước và cung cấp công việc làm cho
người lao động. Năm 2011, thủy sản đóng góp 6,34% tổng kim ngạch xuất khẩu tồn
quốc. Bình quân giai đoạn 2001 -2010, thủy sản giải quyết công ăn việc làm cho khoảng
150.000 lao động/năm (VKTQHTS, 2011). Một số lượng các doanh nghiệp trong ngành

xuất khẩu thủy sản đã tham gia thị trường chứng khoán và trở thành một nhóm ngành
quan trọng trong lĩnh vực này.
Có khá nhiều các báo cáo phân tích về ngành thủy sản, chủ yếu từ phía các cơng ty chứng
khốn nhằm cung cấp thông tin cho nhà đầu tư. Các báo cáo này, do ràng buộc về mục
đích, tập trung vào việc đánh giá tiềm năng và rủi ro của các doanh nghiệp này cho nhà
đầu tư hơn là đưa ra các đánh giá cho mục đích cải thiện hoạt động của doanh nghiệp. Sự
khách quan cũng là vấn đề đặt ra cho các nghiên cứu này.
Nghiên cứu này tiếp cận các báo cáo tài chính của các cơng ty xuất khẩu thủy sản niêm
yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam với mục tiêu:
 Đánh giá tổng thể về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của các doanh
nghiệp niêm yết đặt trong bối cảnh tình hình kinh doanh của ngành xuất khẩu thủy
sản.
 Ghi nhận những vấn đề về năng lực quản lý tài chính của các doanh nghiệp trên
thơng qua các thơng tin trên báo cáo tài chính. Từ đó, đưa ra những gợi ý về các
giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh và tài chính của các doanh nghiệp.
 Cung cấp học liệu cho việc giảng dạy các mơn học liên quan như phân tích tình
huống kinh doanh, phân tích báo cáo tài chính.

Nội dung và phương pháp tiếp cận
Phân tích kế tốn
Việc sử dụng các thơng tin trên báo cáo tài chính có thể dẫn đến những đánh giá khơng
phù hợp nếu có sự khác biệt về chính sách kế tốn hoặc sai lệch trong báo cáo tài chính.
12


Để giảm rủi ro này, ngoài việc sử dụng các báo cáo tài chính đã kiểm tốn, nghiên cứu
tiến hành các điều chỉnh báo cáo (restatement) trước khi phân tích. Các điều chỉnh bao
gồm:
 Các số liệu mà kiểm toán viên đã loại trừ trên báo cáo kiểm toán
 Những thay đổi chính sách hoặc cách trình bày báo cáo tài chính do doanh nghiệp

tự nguyện hoặc theo quy định trong thời gian khảo sát, ví dụ chính sách kế toán về
xử lý chênh lệch tỷ giá.
Nguồn dữ liệu sử dụng là báo cáo kiểm toán và thuyết minh báo cáo tài chính. Nội dung
chi tiết xem Phụ lục 1.
Phân tích ngành
Nghiên cứu dựa trên bối cảnh kinh doanh của ngành xuất khẩu thủy sản để hiểu biết và
giải thích các quyết định của doanh nghiệp. Các số liệu thống kê thương mại và báo cáo
thường niên của các công ty được sử dụng cho việc phân tích ở mức độ thống kê mơ tả
nhằm thấy được tình hình tồn ngành cũng như cách tiếp cận của các doanh nghiệp cụ
thể. Nội dung phân tích ngành bao gồm:
 Xem xét các yếu tố của thị trường như khả năng tăng trưởng, đặc điểm phân bổ về
địa lý cũng như sản phẩm.
 Đánh giá tình hình cạnh tranh trong ngành và các rủi ro về thị trường. Chỉ số tập
trung được sử dụng để đo lường mức độ cạnh tranh của ngành.
Các doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu đa số tập trung vào hai nhóm sản phẩm chủ lực là
tơm và cá tra. Phần lớn các doanh nghiệp chỉ tập trung vào một trong hai nhóm trên. Tuy
nhiên có một số doanh nghiệp kinh doanh cả hai nhóm sản phẩm. Một số doanh nghiệp
khác kinh doanh các sản phẩm khác như mực, cá ngừ… kết hợp với tôm hoặc cá tra, hoặc
cả hai.
Để có thể phân tích ngành sát hơn, bên cạnh phân tích tổng quát về ngành thủy sản xuất
khẩu nói chung, nghiên cứu này phân tích hai lĩnh vực là xuất khẩu tơm và xuất khẩu cá
tra.
Phân tích các hoạt động
Nghiên cứu dựa trên quan hệ giữa các hoạt động cơ bản của doanh nghiệp là tài chính,
đầu tư và kinh doanh trong đó quan tâm đến tác động của cơ cấu tài chính và chính sách
13


×