Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

5 lộ trình để xây dựng thành phố thông minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.32 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>5 lộ trình để xây dựng thành phố thông minh </b>



<b>ctnews </b>


<b>Y tế, giáo dục, môi trường sống là những yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng một thành </b>
<b>phố thơng minh. </b>


• <b>Xây dựng thành phố thông minh từ ... miếng thịt sạch</b>


TP.HCM đang gấp rút xây dựng Đề án Đô thị thông minh, dự kiến sẽ trình UBND TP duyệt và cơng bố
vào ngày 15/12 sắp tới. Để có cái nhìn tổng quan về những lợi ích của thành phố thơng minh, ICTnews
xin trích lược tham luận của ơng Nguyễn Đăng Sơn, Viện phó Viện Nghiên cứu đơ thị và Phát triển hạ
tầng (IUS) thuộc Tổng hội Xây dựng Việt Nam, được trình bày tại hội thảo “Quản lý xây dựng, chỉnh
trang và phát triển đô thị TP.HCM” diễn ra cuối tuần trước.


Theo ơng Sơn, tính đến năm 2013, trên thế giới có 20 thành phố được chứng nhận đạt chuẩn là thành phố
thông minh. Năm 2015 con số này lên tới 30 thành phố, dự kiến đến năm 2025 sẽ có 90 thành phố được
cơng nhận là thành phố thơng minh trên tồn cầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Theo Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), một thành phố thông minh bền vững ứng dụng công nghệ
thông tin và viễn thông để mang lại chất lượng cuộc sống cao hơn cho cộng đồng, tăng cường hiệu suất
dịch vụ và phát triển bền vững.


Thành phố thông minh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để kết nối và nâng cao hiệu quả
quản trị đô thị, nhằm gia tăng chất lượng cuộc sống cho thị dân. Bên cạnh đó, là thành phố có thể sử
dụng dữ liệu để cải thiện mức độ hài lòng của người dân.


Theo Phó viện trưởng IUS, các nhà hoạt động đô thị hiện đang hướng tới việc vận hành các thành phố
như một mạng lưới tích hợp chứ khơng phải là tập hợp các ngành riêng lẻ.


Để giúp các nhà hoạt động chính sách thực hiện tầm nhìn thành phố thông minh, theo ITU các thành phố


thông minh bền vững đã đề ra một lộ trình gồm 5 bước.


Đầu tiên, cần thiết lập cơ sở hạ tầng cho thành phố thông minh bền vững: Ứng dụng ICT là bước quan
trọng nhất cho mỗi thành phố thông minh bền vững. Ứng dụng ICT là để xây dựng cơ sở hạ tầng công
nghệ thông tin kết mạng với hệ thống dữ liệu đô thị bao gồm: kinh tế, xã hội, môi trường, cơ sở hạ tầng,
khơng gian và quản lý, trên cơ sở tích hợp và chia sẻ, tìm cách biến các dữ liệu thành các thơng tin hữu
ích phục vụ quản lý và điều hành, được xem là nền tảng để hình thành các dịch vụ đơ thị thơng minh.
Tiếp đó cần xác định đầu tư hạ tầng thông minh: Thành phố thông minh bền vững cần đầu tư vào hạ tầng
ICT dù mới hay đã lắp đặt. Hạ tầng này có thể chia thành 4 lớp: Lớp cảm biến để thu thập thông tin, lớp
giao tiếp (là mạng viễn thông) để truyền thông tin, lớp dữ liệu lấy thông tin từ doanh nghiệp hay cơ quan
nhà nước, và lớp ứng dụng là thông tin cuối truyền đến các thiết bị người dùng.


Sau đó, cần hình thành các dịch vụ thông minh, bao gồm rất nhiều dịch vụ.


Chẳng hạn hệ thống giao thông thông minh ITS, là công nghệ mới phát triển trên thế giới được sử dụng
để giải quyết các vấn đề của giao thông đường bộ, như tai nạn và ùn tắc giao thông. ITS sử dụng các tiến
bộ của công nghệ thông tin và viễn thông để liên kết con người và hệ thống giao thông đường bộ thành
một mạng lưới thông tin và viễn thông phục vụ cho việc lưu thơng tối ưu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Cảm biến có thể đo khí hậu, thời tiết, ghi nhận tình trạng kẹt xe nhằm có giải pháp giao thơng tối ưu (ảnh
chụp trong trận mưa lớn khiến TP.HCM ngập và kẹt xe gần đây) - Ảnh: H.Đ


Bên cạnh đó là các dịch vụ tiên tiến khác: vận tải thông minh giúp đưa đón con người và vận tải hàng hóa
hiệu quả và bền vững; các hệ thống quản lý nước thải theo dõi nước thải, giám sát dự sự di chuyển của
nước; quản lý y tế thông minh có thể chẩn đốn và chữa trị từ xa, cung cấp các dịch vụ trực tuyến và hệ
thống theo dõi bệnh nhân từ xa; giáo dục thông minh giúp hình thành mơi trường học tập được cụ thể hóa
cho người lớn và trẻ em, hoặc cung cấp cho giáo viên những cách thức mới để thiết kế các hoạt động học
tập.


Thêm vào đó, an ninh thơng minh cung cấp các phân tích mang tính dự báo và nhận dạng tội phạm, đồng


thời nâng cao sự an tồn cho cơng dân. Hoặc các tịa nhà thơng minh có thể sử dụng các dữ liệu để cải
tiến hiệu suất năng lượng, giảm sự lãng phí và tối ưu hóa sử dụng nước.


Sau khi đã triển khai các dịch vụ, bước 4 trong lộ trình xây dựng thành phố thông minh là giám sát tiến
trình, tức sử dụng các chỉ số hiệu suất quan trọng để giám sát hiệu suất và hiệu quả đạt được.


Cuối cùng, cần đảm bảo an ninh: Hạ tầng an ninh phải bao gồm một trung tâm giám sát khẩn cấp và
chống chịu trước thảm họa, quản lý và đánh giá an ninh và đảm bảo quản lý nhận dạng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4></div>

<!--links-->
Theo đề án qui hoạch chung xây dựng thành phố Hà Nội đến năm 2030 và định hướng năm 2050, hãy giả định là một doanh nghiệp bất động sản (tự giả định điểm mạnh, điểm yếu).doc
  • 13
  • 918
  • 0
  • ×