1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
SỞ XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
MỘT SỐ NÉT VỀ SỞ XÂY DỰNG HÀ NỘI
Ngày 10 tháng 10 năm 1954, Hà nội được giải phóng, Sở Công Chính Thành phố tiền
thân của Sở Xây dựng Hà nội bước vào hoạt động; Từ đó, ngày 10/10 đã trở thành
ngày truyền thống, ngày thành lập Sở Xây dựng Hà nội.
Từ Sở Công chính Thành phố năm 1954 được tách dần thành các chuyên ngành
kinh tế- kỹ thuật như : Giao thông vận tải, Thuỷ lợi, Quản lý công trình đô thị, Nhà
đất, Sở Xây dựng Hà nội đã mang các tên gọi khác nhau : Sở Công chính Hà nội, Sở
Kiến trúc Thuỷ lợi Hà nội năm 1955; Sở Kiến trúc Hà nội năm 1958; Cục Xây dựng
năm 1969 và Sở Xây dựng Hà nội từ năm 1975 đến nay. Trong suốt quá trình xây
dựng và phát triển, được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND Thành
phố và Bộ Xây dựng, sự phối hợp, hỗ trợ của các Ngành, các cấp ở Trung ương và
Hà nội, các thế hệ lãnh đạo và CBCNV Sở Xây dựng Hà nội đã đoàn kết nỗ lực phấn
đấu vươn lên vượt mọi khó khăn thử thách đạt được những thành tựu to lớn trong
lĩnh vực quản lý nhà nước Ngành Xây dựng và quản lý các doanh nghiệp trực thuộc.
Với cương vị là một Ngành kinh tế- kỹ thuật chủ lực của Thành phố, ngành xây dựng
Hà nội đã cùng các đơn vị thi công thuộc Bộ Xây dựng, các Bộ, ngành khác của
Trung ương và các Quận, Huyện đã phấn đấu vươn lên đạt được những thành tựu to
lớn, góp phần mình trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển Thủ đô. Nhiều
khu nhà ở tập trung, khu đô thị mới với hàng chục triệu mét vuông nhà đã được xây
dựng; nhiều tuyến đường lớn, khu công nghiệp tập trung đã được hình thành, hàng
trăm công trình công nghiệp, dân dụng, các công trình văn hoá, y tế, giáo dục đã
được xây dựng với quy mô lớn, đã đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế
xã hội của Thành phố trong từng thời kỳ.
Với những cống hiến to lớn, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc giai đoạn 1954 - 2009, Sở Xây dựng Hà Nội và các đơn vị trực
thuộc đã được Đảng, Nhà nước, Thành phố và Bộ xây dựng đánh giá cao, tặng
thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Tuyên dương một tập thể Anh hùng lao động
trong thời kỳ đổi mới và một cá nhân anh hùng lao động, 01 huân chương độc lập
hạng nhì, 03 huân chương độc lập hạng ba, 5 Huân chương chiến công, 17 huân
chương lao động hạng nhất, 20 Huân chương lao động hạng nhì, 90 tập thể, cá nhân
được tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba, nhiều cờ luân lưu của Hội đồng
Bộ trưởng ( nay là Chính phủ ) tặng đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua, 09 cờ thi đua
suất sắc của Chính phủ tặng thưởng Ngành Xây dựng Hà nội, 30 Bằng khen của Thủ
tướng Chính phủ tăng cho các cá nhân, tập thể. hàng nghìn đồng chí được tặng Huy
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
chương vì sự nghiệp xây dựng, vì sự nghiệp khoa học công nghệ, vì sự nghiệp công
đoàn…
GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY
I. Tổ chức bộ máy của Sở gồm:
1. Giám đốc Sở và 08 Phó giám đốc Sở
2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
1. Phòng Kế hoạch - Tổng hợp.
2. Phòng Quản lý kỹ thuật và giám định chất lượng
3. Phòng Thẩm định.
4. Phòng Quản lý kinh tế
5. Phòng Quản lý và cấp phép xây dựng
6. Phòng Tổ chức - cán bộ
7. Văn phòng
8. Thanh tra Sở.
9. Phòng Pháp chế
10. Ban 61
11. Phòng Phát triển nhà
12. Phòng Quản lý nhà và kinh doanh Bất động sản
13. Phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật cấp, thoát nước
14. Phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật môi trường và công trình ngầm
II. Được UBND Thành phố uỷ quyền quản lý các đơn vị sự nghiệp:
1. Viện Khoa học công nghệ và kinh tế xây dựng Hà nội.
2. Trung tâm Y tế xây dựng Hà nội
3. Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng các công trình từ nguồn vốn NSNN
4. Ban Quản lý dự án xây dựng Bảo tàng Hà nội
5. Ban Quản lý dự án Hạ tầng đô thị
6. Ban Quản lý dự án Thoát nước Hà nội
7. Ban Quản lý dự án các nguồn vốn Ngân sách cấp
8. Ban Quản lý dự án ĐTXD các CT Văn hóa kỷ niệm 1000 năm TL - HN
9. Ban Quản lý dự án ĐTXD các CT Thể thao kỷ niệm 1000 năm TL - HN
10. Ban Quản lý dự án ĐTXD nhà Tái định cư
11. Trung tâm kiểm định chất lượng công trình xây dựng
12. Công ty Quản lý và phát triển Nhà Hà nội
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
SƠ ĐỒ MÔ HÌNH QUẢN LÝ CỦA SỞ HIỆN TẠI
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ XÂY DỰNG TRONG
NHỮNG NĂM QUA
1. Những mặt đã làm được.
- Sở Xây dựng đã triển khai thực hiện có kết quả các chức năng, nhiệm vụ về quản lý
xây dựng, hạ tầng đô thị, nhà ở, công sở. Hoàn thành kiện toàn tổ chức bộ máy, làm
tốt công tác tư tưởng, giữ vững đoàn kết, thống nhất từ lãnh đạo Sở, các phòng ban
đến các đơn vị trực thuộc, đảm bảo hoạt động của Sở thường xuyên, liên tục, không
để gián đoạn trong công việc, giải quyết kịp thời các vấn đề dân sinh bức xúc về vệ sinh
môi trường, cấp, thoát nước, quản lý nhà của Thành phố. Ngoài việc thực hiện tốt các
nhiệm vụ thường xuyên được Thành phố giao, những mặt làm được nổi bật là:
- Thực hiện có trách nhiệm, hiệu quả nhiệm vụ chủ đầu tư 14 công trình trọng điểm
của Thành phố. Tiến độ chuẩn bị đầu tư, thi công xây dựng các công trình phục vụ
1000 năm Thăng Long – Hà Nội cơ bản đáp ứng yêu cầu của Thành phố. Đã khởi
công và đẩy nhanh tiến độ thi công nhiều dự án quan trọng như Bảo tàng Hà Nội, Dự
án thoát nước Hà Nội - dự án 2, Công viên Hoà Bình, nhà ở xã hội tại Việt Hưng,
Nhà ở sinh viên tại Pháp Vân - Tứ Hiệp, Mỹ Đình, các dự án chỉnh trang đô thị, hạ
ngầm đường dây và cáp điện lực vv…Hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng công trình
Cung điền kinh trong nhà và các công trình liên quan kịp thời phục vụ Đại hội thể
thao Châu Á trong nhà AIG 3 - 2009.
- Chủ động, tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP của Chính
phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng
trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, Nghị quyết số 18/2009/NQ-CP ngày
20/4/2009 của Chính phủ về cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho
học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu
công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và các Quyết định
có liên quan.
- Công tác rà soát, nghiên cứu, soạn thảo, trình UBND Thành phố ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật, quản lý hướng dẫn về kinh tế, kỹ thuật, chất lượng xây
dựng, quản lý nhà ở, công sở và hạ tầng kỹ thuật tiếp tục được Sở coi trọng, coi đó là
nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của Sở trong điều kiện chức năng nhiệm vụ mới và Hà
Nội mở rộng địa giới hành chính. Việc tập huấn, hướng dẫn các văn bản quy phạm
pháp luật tiếp tục được được thực hiện với nhiều hình thức tới các đối tượng tham gia
hoạt động xây dựng trên địa bàn. Hệ thống quản lý nhà nước về xây dựng từ Thành
phố, Sở Xây dựng, các Sở có xây dựng chuyên ngành, đến các Phòng quản lý đô thị
quận, huyện tiếp tục được củng cố. Sự phối hợp giữa Sở với các ngành, các cấp trong
thực hiện nhiệm vụ đã thường xuyên, chặt chẽ hơn.
- Quản lý kinh tế, kỹ thuật, khoa học công nghệ và thẩm định tiếp tục được thực hiện
có kết quả theo hướng tăng cường xây dựng văn bản, phổ biến hướng dẫn thực hiện
các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm, định mức, đơn giá xây dựng, phân định rõ
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
trách nhiệm, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra đáp ứng yêu cầu đầu tư xây dựng của
Thành phố.
2. Tồn tại, hạn chế.
- Một số văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý hướng dẫn, mặc dù đã có
nhiều cố gắng trong việc soạn thảo nhưng vẫn chậm tiến độ so với yêu cầu của
Thành phố. Nguyên nhân do chính sách, pháp luật của nhà nước ở một số lĩnh vực
chậm được ban hành, thường xuyên thay đổi; năng lực cán bộ còn hạn chế; một số
phòng, ban chức năng chưa thực sự tập trung trong việc thực hiện nhiệm vụ được
giao.
- Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nước, các tổ hợp tác, hợp
tác xã hoạt động xây dựng mặc dù đã được tăng cường, có nhiều chuyển biến
nhưng vẫn còn hạn chế, chưa bao quát được do các quy định về mối quan hệ hai
chiều giữa doanh nghiệp với chính quyền và các cơ quan quản lý ngành còn thiếu,
chưa rõ ràng, chặt chẽ…
- Về quản lý trật tự xây dựng, ở một số nơi tình trạng sử dụng đất sai mục đích, mua
bán, chuyển nhượng, xây dựng nhà, công trình trái phép trên đất nông nghiệp ở khu
vực ngoại thành, ven đô còn nhiều; Xây dựng trái phép, không phép, sai phép, lấn
chiếm không gian, vi phạm hành lang an toàn lưới điện. hành lang an toàn giao thông,
hành lang thoát lũ, đê điều, vi phạm công trình văn hoá, di tích lịch sử..., đặc biệt là
tình trạng lấn chiếm diện tích sử dụng chung trong cùng biển số nhà, tình trạng xây
dựng nhà siêu mỏng, siêu méo tại các quận nội thành, vẫn xẩy ra và diễn biến phức
tạp. Nguyên nhân của tình trạng trên là do hầu hết các huyện ngoại thành chưa có quy
hoạch xây dựng vì vậy chưa cấp phép xây dựng, quản lý xây dựng theo quy hoạch gặp
nhiều khó khăn. Việc kiểm tra điều kiện khởi công xây dựng công trình và xử lý vi phạm
của chính quyền địa phương ở một số nơi chưa thực hiện đúng quy trình, cá biệt ở một
số trường hợp còn có biểu hiện buông lỏng quản lý dung túng cho hành vi vi phạm; lực
lượng Thanh tra viên nhất là tại phường, xã, thị trấn còn thiếu và yếu về trình độ nghiệp vụ;
Công tác tuyên truyền pháp luật về nếp sống đô thị chưa sâu rộng; Ý thức chấp hành
pháp luật của một số tổ chức, bộ phận nhân dân còn thấp, cá biệt một số tổ chức, cá
nhân cố tình vi phạm, có biểu hiện coi thường pháp luật.
- Công tác công tác quản lý nhà, quản lý các khu đô thị (sau đầu tư) còn nhiều
lúng túng, đặc biệt là việc quản lý các khu nhà tái định cư phục vụ di dân giải phóng
mặt bằng còn nhiều bất cập, phát sinh nhiều vấn đề gây bức xúc cho nhân dân như:
chậm đầu tư công trình hạ tầng xã hội (trường học, chợ ...); đất đai để hoang hoá;
người dân ở xen kẽ với các công trình đang xây dựng, vệ sinh môi trường chưa đảm
bảo vv...; công tác phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống
cấp bộc lộ những mâu thuẫn giữa xây dựng phát triển với tăng dân số cơ học và khả
năng cân đối tài chính ...Nguyên nhân của hiện tượng này là do quy định của pháp
luật còn nhiều bất cập, văn bản hướng dẫn không kịp thời, không sát thực tiễn; chính
sách được xây dựng không có tầm chiến lược chủ yếu mang tính chất của giải pháp