Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN MAM NON một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 21 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU:...............................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài:....................................................................................................................1
2. Mục tiêu đề tài:.......................................................................................................................1
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:.......................................................................................2
4. Giả thuyết khoa học:...............................................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:.............................................................................................................2
6. Phạm vi nghiên cứu:................................................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu:.......................................................................................................3
B. DỰ KIẾN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................................3
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu........................................................................3
Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu............................................................................5
I. Đặc điểm tình hình:.................................................................................................................5
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:...............................................................................................5
Chương 3: Giải pháp nghiên cứu................................................................................................6
Chương 4: Kết quả hoặc hiệu quả sáng kiến/ đề tài..................................................................16
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ.......................................................................................17
1. Kết luận:................................................................................................................................17
2. Khuyến nghị:.........................................................................................................................18
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO:..................................................................................................20


A. MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
“ Trẻ em hôm nay
Thế giới ngày mai ”
Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình và là tương lai của đất nước. Trong
mỗi đứa trẻ luôn có những tài năng tiềm ẩn và sự chuẩn bị kỹ càng ngay từ lúc
đầu đời là chìa khóa thành cơng cho tương lai sau này.Trẻ sinh ra có quyền được
chăm sóc, bảo vệ và được giáo dục một cách toàn diện.
Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.


Đây là nền móng ban đầu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và
phát triển nhân cách cho trẻ.
Vì vậy việc giáo dục trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời là một việc làm
hết sức cần thiết. Trong đó giáo dục lễ giáo là một phần quan trọng không thể
thiếu được bởi giáo dục lễ giáo có ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Giáo dục lễ giáo ảnh hưởng mạnh đến sự hình thành tính chủ định và q trình
tâm lí của trẻ. Bắt đầu hình thành cho trẻ những biểu tượng, sự chú ý, ghi nhớ và
cách giao tiếp có chủ định khi tiếp xúc với bài thơ, câu chuyện, hay giao tiếp
hàng ngày trẻ sẽ in sâu kiến thức và hiểu biết của mình với mọi người, mọi vật
xung quanh, trẻ luôn hành động đúng và tập trung ghi nhớ một cách có chủ định.
Ngồi ra cịn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Khi
giao tiếp trẻ sẽ nói năng nhẹ nhàng, mạch lạc, có văn hóa trong các câu nói, cử
chỉ, hành động của trẻ đối với mọi người.
Các nhà nghiên cứu cũng đã đánh giá cao vai trò của giáo dục lễ giáo với
sự phát triển nhân cách cho trẻ. Trẻ có sự giao tiếp mạnh dạn trẻ ngoan ngoãn
vâng lời người lớn biết kính trên nhường dưới biết thưa gửi lễ phép, tất cả đều
có sự giáo dục của cô giáo và mọi người xung quanh trẻ. Là một giáo viên mầm
non đang phụ trách lớp Mẫu giáo nhỡ, Tôi đã nghiên cứu, tìm tịi và đưa ra sáng
kiến với đề tài: “Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi”
2. Mục tiêu đề tài:
Giáo dục lễ giáo ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Qua giáo dục lễ giáo với nhiều hình thức khác nhau, trẻ sẽ tiếp thu và sẽ học
theo sự thể hiện của từng nhân vật của các bài thơ, câu chuyện, hình ảnh… Biến
những cái có trong bài thơ, câu chuyện thành sự hiểu biết và tiếp xúc hàng ngày
của mình, trẻ sẽ ngoan hơn, giỏi hơn. Khi giao tiếp trẻ sẽ nói năng nhẹ nhàng,
mạch lạc, có văn hóa trong các câu nói, cử chỉ, hành động của trẻ với mọi người.
1


Phương tiện tốt nhất để hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ là giáo dục lễ

giáo. Qua các hình thức giáo dục lễ giáo có tác động rất mạnh đến sự phát triển
đời sống tình cảm của trẻ đối với mọi người, đặc biệt là giao tiếp với cô giáo và
bạn bè trong lớp.
Qua giáo dục lễ giáo, trẻ sẽ lĩnh hội được những mối quan hệ và tình cảm
gia đình, bạn bè, cơ giáo trong các tác phẩm văn học và các hình ảnh có nội
dung giáo dục trẻ cao, và qua giao tiếp với bạn bè, cơ giáo. Đây là phương tiện
giáo dục nhằm hình thành cho trẻ những tình cảm yêu thương gần gũi với mọi
người, kính trọng, lễ phép với người thân của mình. Là một giáo viên mầm non,
tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ một cách đạt hiệu
quả nhất. Sau đây tơi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình với đề tài:
“Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi”
Nghiên cứu thực trạng chất lượng đạt được năm học 2018 – 2019 của
trường Mầm Non Vạn Phước, trên cơ sở phân tích thực trạng đề ra một số biện
pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi, không những nâng cao chất lượng dạy và
học trong trường Mầm Non Vạn Phước nói chung mà cịn hình thành cho trẻ kĩ
năng giao tiếp ngơn ngữ, phát triển tình cảm- xã hội, kích thích sự hoạt động
tích cực hứng thú của trẻ khi tham gia vào các trò chơi, các hoạt động học và
trong giao tiếp nhằm giáo dục lễ giáo cho trẻ.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
- Khách thể nghiên cứu: 34 cháu 4 - 5 tuổi của Trường Mầm non vạn
Phước.
- Đối tượng nghiên cứu: “Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi”
4. Giả thuyết khoa học:
Mục tiêu của chương trình giáo dục trẻ mầm non có thể được so sánh như
những “mạng nhện”, trong “mạng nhện” đó trẻ thể hiện được sự kết hợp chặt
chẽ và sự hứng thú của bản thân một cách rất tự nhiên, không có sự sắp đặt hoặc
một sự gò ép nào đối với trẻ, kiến thức cung cấp cho trẻ sẽ được kết hợp một
cách vô thức trong toàn bộ hoạt động của trẻ.
Mục tiêu giáo dục được đưa vào chương trình: Bao gồm mục tiêu kế
hoạch giáo dục năm học, dự kiến chủ đề, phân bố chủ đề, mục tiêu giáo dục

được xây dựng theo 5 lĩnh vực phát triển. Qua đó nhằm hình thành, phát triển tối
đa tiềm năng vốn có ở trẻ và hình thành những giá trị, những kỹ năng sống cần
thiết, phù hợp yêu cầu của gia đình, cộng đồng, xã hội, chuẩn bị tốt cho trẻ vào
học phổ thông.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
2


Thực nghiệm việc vận dụng thiết kế và tổ chức sáng kiến kinh nghiệm với
đề tài “Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi” Để từ đó rút ra kết
luận và định hướng tiếp theo.
- Phân thích, đánh giá thực trạng trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục lễ
giáo cho trẻ 4-5 tuổi.
- Trẻ được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết về giáo dục lễ giáo.
- Giáo dục lễ giáo còn giúp các trẻ trong lớp tôi thêm gắn bó với nhau,
nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của trẻ.
- Hình thành nhân cách cho trẻ, giúp trẻ hứng thú, mạnh dạn, tự tin tham
gia các hoạt động một cách tích cực.
6. Phạm vi nghiên cứu:
Lớp 4-5 tuổi B2 Trường Mầm Non Vạn Phước.
Đề tài trên tôi nghiên cứu thực trạng giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi
Lĩnh vực nghiên cứu chỉ tập trung vào việc tìm ra các biện pháp nhằm
giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi.
7. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi tiến hành có một số phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp điều tra thực trạng
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Nhóm phương pháp quan sát.

Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm.
Giáo viên đã sử dụng phối hợp nhiều hình thức giáo dục lễ giáo cho trẻ
mọi lúc mọi nơi. Nhiều nội dung kết hợp, phân nhóm, cá nhân, có sự hướng dẫn,
giám sát của giáo viên. Đặc biệt, giáo viên luôn quan tâm đến nguyện vọng, sở
thích của trẻ.
B. DỰ KIẾN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
* Cơ sở khoa học:

3


Từ ngàn xưa kinh nghiệm của cha ông ta đã· đúc kết, nhiệm vụ học đầu
tiên của mỗi con người phải là "Tiên học lễ, hậu học văn" lễ phép là nét đẹp văn
hoá được đặt lên hàng đầu.
Trong thời đại hiện nay tiếp thu nhiều nền văn hoá khác nhau nên đâu đó vẫn
còn nhiều câu chuyện thương tâm về đạo đức lễ giáo của con người, việc mà tôi và
mọi người đã nghe và thấy trên thông tin đại chúng, trong cuộc sống hằng ngày
Từ lâu giáo dục lễ giáo cho trẻ là cuốn hút sự quan tâm của các nhà giáo
dục và các bậc phu huynh, sự quan tâm trên không chỉ ngẫu nhiên, các nhà tâm
lý học, giáo dục học đã quan tâm đến nhận thức lễ giáo của trẻ vì vậy giao tiếp
chiếm một vị trí quan trong trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ là nền
văn hóa lâu đời và đặc biệt đối với trẻ.
Giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo là sự hình thành và phát triển nhân
cách cho trẻ, sự nhận thức qua cách giao tiếp và thông qua các bài thơ, câu
chuyện, nhằm giáo dục đạo đức và lối sống cho trẻ và phát triển trí tuệ và phát
triển đaọ đức.
Qua hoạt động học tập, giao tiếp, góc tuyên truyền và sinh hoạt hàng
ngày của trẻ đều có mối quan hệ với nhau như: thơ, truyện, tất cả đều cuốn hút
tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt Đức, trí, lao, thẩm mỹ.

* Cơ sở thực tiễn:
Trăn trở với mục tiêu chung của giáo dục, là người giáo viên mầm non tôi
nguyện góp sức một phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở
lứa tuổi mẫu giáo nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ Năm
nay tôi được phân công đứng lớp ở khu trung tâm hầu hết các cháu đã được làm
quen với môi trường sư phạm. Phần lớn bố mẹ của các cháu làm nghề nhà nơng
nên việc quan tâm đến con em cịn hạn chế.
Bên cạnh đó là mục tiêu của việc giảm tỷ lệ sinh con nên số con trong mỗi
gia đình ít đi, thì trẻ ngày càng được nng chiều thái quá. Một số phụ huynh
chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo cho con em ở lứa tuổi mầm non,
nên thường khốn trắng cho giáo viên.
Đứng trước tình hình như vậy, tơi rất lo lắng phải dạy trẻ như thế nào và
bằng những biện pháp gì để tất cả trẻ lớp tôi có những thói quen và hành vi đạo
đức và phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Đầu tiên tôi cần giáo dục trẻ những hành vi văn hoá trong cuộc sống hằng
ngày như có thái độ đúng với cô giáo và người lớn, bạn bè biết nói thưa gửi biết
chào hỏi khi có khách đến lớp không nói tục với bạn bè, có tình yêu đối với mọi
sự vật, hiện tượng xung quanh.
4


Giáo dục lễ giáo nhằm hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách của
con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì thế mỗi cơ giáo mầm non có trách
nhiệm góp phần đào tạo thế hệ trẻ những con người phát triển toàn diện về nhân
cách và trí tuệ cho trẻ mẫu giáo.
Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
I. Đặc điểm tình hình:
Thuận lợi:
- Tôi được phân công dạy lớp 4-5 tuổi , sĩ số học sinh của lớp là 34/12 nữ.
- Phòng học rộng rãi thống mát, lớp học sạch đẹp mang tính sư phạm nên

trẻ rất thích đi học và thuận lợi cho việc giáo dục trẻ.
- Lớp hai giáo viên nhiệt tình, có trình độ chuẩn, có ý thức học hỏi đồng
nghiệp và qua các phương tiện thông tin đại chúng.
- Phụ huynh của lớp rất nhiệt tình, ln giúp đỡ và phối kết hợp với cô
giáo trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Đa số trẻ lần đầu tiên được tiếp xúc với mơi trường sư phạm nên cịn
nhúc nhát, những ngày đầu tiên đến lớp còn hay khóc nhè, chưa mạnh dạn tự tin
phát biểu ý kiến và chưa tự phục vụ bản thân.
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Trong quá trình giảng dạy và tiếp xúc với trẻ, Tơi thấy trẻ cịn nhút nhát,
chưa biết tự giác, chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, còn nói trổng. Vì vậy,
tơi đã đưa ra các biện pháp giáo dục trẻ nhằm giúp trẻ mạnh dạ tự tin và biết
cách ứng xử với cuộc sống. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tơi đã gặp một
số thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
Trẻ mạnh dạn, nói năng lễ phép và biết cách ứng xử, giao tiếp với mọi người.
Trẻ đã biết tự phục vụ bản thân, biết nói dạ thưa, cảm ơn và xin lỗi
Bản thân nắm bắt chuyên đề kịp thời, tự học tự rèn, làm đồ dùng dạy học.
Cơ sở vật chất đủ điều kiện cho trẻ học, chơi.
Trẻ rất hứng thú khi được cô giáo dục lễ giáo thông qua các giờ học thơ,
truyện, khám phá, các trị chơi...
* Khó khăn:
Nhận thức của trẻ chưa đồng đều nên việc truyền thụ kiến thức đến trẻ còn
gặp rất nhiều khó khăn.
5


Chương 3: Giải pháp nghiên cứu
+ Những căn cứ để xây dựng biên pháp
- Căn cứ vào đặc điểm giao tiếp của trẻ.

- Căn cứ vào mục đích của việc giáo dục lễ giáo cho trẻ.
- Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
- Căn cứ vào phương pháp , hình thức giáo dục lễ giáo cho trẻ.
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã đề ra một số biện pháp cụ thể
như sau:
* Biện pháp 1: . Xây dựng góc lễ giáo, góc tuyên truyền cho trẻ
+ Xây dựng kế hoạch và biện pháp thực hiện chuyên đề giáo dục lễ giáo
cho trẻ 4-5 tuổi.
- Để có một kết quả tốt về giáo dục lễ giáo cho trẻ, đầu năm học tôi đã lên
kế hoạch giáo dục lễ giáo cho trẻ theo từng tháng với nội dung sau:
Thời gian

Nội dung giáo dục

Yêu cầu đạt

- Trẻ đi học mặc quần áo gọn gang
Tháng 9

- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân

80%

- Biết xin phép cơ khi ra vào lớp
Tháng 10

Tháng 11

- Biết xưng hô bạn với ban bè
- Biết chào hỏi khi có khách đến thăm

- Biết giúp đỡ cô và bạn trong các hoạt động
- Khi trả lời, hoặc thưa cơ thì xưng hơ lễ phép

80%

85%

Từng tháng tôi lên kế hoạch có yêu cầu nội dung cao hơn, góc lễ giáo
thường để ngoài cửa sổ để phụ huynh dễ nhìn, biết được kế hoạch chăm sóc của
nhà trường để có hướng nhắc nhở con cái.
- Họp phụ huynh đầu năm để từ đó tuyên truyền nâng cao nhận thức và
trách nhiệm của các bậc phụ huynh trong việc giáo dục con cái lứa tuổi mầm
non.
- Đưa ra những nội qui, qui chế của trường, lớp, thơng qua cuộc họp phụ
huynh, nhất trí để cơng tác phối hợp với phụ huynh đạt hiệu quả cao. Thông qua
đó mà phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục lễ giáo.

6


- Tuyên truyền về cách chăm sóc và giáo dục con theo khoa học cho gia
đình về kiến thức cơ bản và công tác chăm sóc giáo dục trẻ vào giờ đón trả trẻ.
- Góc lễ giáo của lớp không thể thiếu đây là biện pháp rất hữu hiệu đối
với chuyên đề lễ giáo bởi lẽ trẻ có đặc điểm dễ nhớ nhưng lại mau quên. Song
trẻ được trực quan bằng hình ảnh những gương tốt hoặc qua thơ, truyện thì trẻ
dễ tiếp thu, dễ phân biệt việc làm nào tốt, việc làm nào xấu. Ở góc này tơi trang
trí hấp dẫn sưu tầm những tranh ảnh có nội dung giáo dục lễ giáo dán vào cho
trẻ xem, kèm theo một bài thơ hay nội dung phù hợp với hình ảnh, thời gian
rảnh tơi cho trẻ đến xem và trị chuyện giáo dục hành vi của trẻ đối với mọi
người, mọi vật xung quanh đàm thoại với trẻ những hành vi văn minh trong giao

tiếp
Ví dụ: Tơi dán lên tường một bức tranh 1 em bé đang vức rác nơi cơng
cộng, gặp một ơng cụ khun bảo. Trẻ nhìn tranh và biết được hành động của
em bé này ngoan hay hư nên làm theo hay không làm theo nội dung của bức
tranh.

Hình ảnh “ giáo dục lễ giáo ở góc tuyên truyền”
Hằng tháng tôi lên kế hoạch chủ điểm lễ giáo và thay tranh ảnh bài thơ có
nội dung phù hợp với chủ điểm từng tháng.

7


Ngồi ra, tơi cịn sưu tầm tranh truyện, sách báo nhi đồng có hình ảnh và
nội dung về lễ giáo làm một album có nội dung và hình ảnh phù hợp với trẻ, để
đến giờ hoạt động góc trẻ vào góc học tập có thể mở ra xem.
Đối với góc tuyên truyền không những dành cho trẻ mà tôi cũng dành một
góc để tuyên truyền giáo dục lễ giáo cho phụ huynh nắm bắt, từ đó phụ huynh sẽ
chú trọng đến việc giáo dục lễ giáo cho trẻ lúc ở nhà.
Để phụ huynh có thể tham khảo sau mỗi giờ đón, trả trẻ phụ huynh hiểu
biết thêm về các hành vi giáo dục lễ giáo cho trẻ. Cô giáo thường xuyên trao
đổi, thông báo nội dung giáo dục, để từ đó thống nhất nội dung giáo dục cho trẻ
giữa nhà trường và gia đình.
- Tạo mơi trường cho trẻ học tập ( Môi trường xanh - sạch- đẹp) đầm ấm,
vui tươi với khẩu hiệu
+ Ngày hội đưa trẻ đến trường.
+ Vui hội trăng rằm.
+ Hội thi “ Hội khỏe măng non”
+ Lễ tổng kết năm học
Thông qua các hoạt động đó mà các cấp lãnh đạo như Ủy ban xã, Phịng

Giáo dục, đồn thanh niên, hội cha mẹ học sinh hiểu được tầm quan trọng của
chuyên đề giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non.
Làm cho họ thấy được kết quả của các cháu ngày một ngoan hơn, biết
yêu quí và gần gũi với những người thân trong gia đình, u q thầy cơ giáo,
bạn bè, ln có nhu cầu được làm việc tốt, góp phần giúp những người thân
thiết bằng những việc làm vừa với sức khỏe và phù hợp khả năng của trẻ.
Trẻ thích giao tiếp vui vẻ với người xung quanh, biết lễ phép với mọi
người, nhường nhịn em bé, giúp bạn bè. Giáo dục trẻ có được tính thật thà, biết
nhận ra đúng sai, biết nhận lỗi và xin lỗi, biết những hành vi tốt xấu
Từ đó việc áp dụng với biện pháp này trẻ lớp tôi trở nên ngoan hơn và
thực hiện một cách tự nhiên.
* Biện pháp 2: Lồng ghép giáo dục lễ giáo vào các môn học và hoạt động.
Lồng ghép nội dung giáo dục lễ giáo vào các môn học có nhiều ưu thế
nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hố.
Ví dụ: + Thơng qua giờ học trải nghiệm “ Bé làm bánh bột lọc” Cô giáo
dục trẻ biết nhường nhịn, không giành nhau khi làm bánh và biết được các chất
dinh dưỡng có trong món bánh.
8


Hình ảnh “ Cơ và trẻ trong giờ học trãi nghiệm”
+ Qua giờ khám phá khoa học "Cây xanh và môi trường sống".
- Cô giáo có thể đàm thoại với trẻ :
- Cây xanh để làm gì? Cây xanh có ích lợi như thế nào?
+ Muốn có nhiều cây xanh chúng ta phải làm gì?
+ Cơ giáo trị chuyện với trẻ về lợi ích của cây xanh thơng qua đó cô giáo
dục trẻ không ngắt ngọn bỏ cành, mà phải biết bảo vệ chăm sóc cây xanh để cây
cho ta nhiều lợi ích.
+ Đối với giờ học phát triển thể chất bài “ Bị dích dắt qua các chướng ngại vật
- Cô giáo dục trẻ siêng năng thể dục, tập đều đặn giúp cơ thể khoẻ mạnh,

trong lúc tập trẻ có các kỹ năng bò biết phối hợp chân tay nhịp nhàng. thơng qua đó
trẻ có tính kỷ luật khơng chen lấn, không xô đẩy bạn khi trẻ sinh hoạt tập thể.
+ Đối với giờ học tạo hình: "Vẽ người thân trong gia đình".
- Cơ có thể đàm thoại với trẻ.
+ Gia đình con gồm có những ai?
+ Gia đình con thuộc gia đình đơng con hay gia đình ít con?
+ Mọi người sống trong gia đình phải như thế nào với nhau?
+ Con định vẽ về ai trong gia đình con?
9


- Qua giờ tạo hình đó cơ giáo dục trẻ biết u thương, kính trọng đối với
ơng bà, cha mẹ, anh chị, biết nhường nhịn em bé.
+ Giờ làm quen tác phẩm văn học
Ví dụ: Qua chuyện "tích chu".
+ Cơ đàm thoại cùng trẻ:
- Tích chu là cậu bé như thế nào?
- Tích chu có u thương bà khơng?
- Cuối cùng Tích Chu có nhận ra lỗi của mình khơng?
- Tích chu đã làm gì khi nhận ra lỗi của mình?
- Con có học tập bạn Tích Chu khơng ? vì sao?
Cơ giáo dục trẻ lịng thật thà, chăm lo lao động, dạy cháu yêu cái thiện,
ghét cái ác, hình thành cho trẻ lòng nhân ái đối với mọi người xung quanh.
+ Giờ giáo dục âm nhạc: Dạy hát "Bông hồng tặng cô”
Cô đàm thoại cùng với trẻ.
- Ngày 8/3 là ngày gì?
- Ngày 8/3 đối với cơ giáo với bà và mẹ các con phải như thế nào?
- Ngày 8/3 các con thường tặng cơ giáo món q gì?
- Khi tặng hoa cho cô con tặng bằng mấy tay?
Thông qua đó giáo dục trẻ khi nhận hoặc trao vật gì với người lớn nên

trao hoặc nhận phải bằng hai tay, khi nhận các con biết nói lời cảm ơn.
Sau một thời gian thực hiện những thói quen về lễ giáo chất lượng lớp tôi
tăng lên rõ rệt, trẻ biết chào hỏi cơ và khách đến lớp, thưa trình, biết nói lời cảm
ơn, xin lỗi, trẻ đã biết, muốn phát biểu phải giơ tay
Thông qua các giờ học cô đã hình thành cho trẻ tình yêu mến với mọi
người xung quanh, đồn kết với bạn bè, tơi thấy vui mừng và tiếp tục áp dụng để
giáo dục lễ giáo cho trẻ.
- Giáo dục lễ giáo vào hoạt động vui chơi:
Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ học mà chơi, chơi mà học, trong giờ vui chơi trẻ
được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau phản ánh sinh hoạt cuộc sống
của người lớn, tôi tiến hành lồng ghép lễ giáo vào vui chơi, qua đó trẻ được đối
thoại những câu chào hỏi lễ phép, câu cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay, tôi
theo dõi quan sát lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn
mực. Qua đó giúp trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp.
10


Ví dụ: Qua trị chơi phân vai - y tá - bác sĩ.
Trẻ đã biết đóng vai bác sĩ trẻ đã biết thăm hỏi bệnh nhân ân cần, xưng
hô, cô, chú, bác..
* Qua trò chơi bán hàng:
Người bán hàng hỏi: Cơ, chú mua gì ạ?.
Người mua hỏi: Bao nhiêu tiền một cái mũ vậy ạ?
Người bán hàng: Dạ 25 ngàn

Hình ảnh “Trẻ chơi ở hoạt động góc”
Qua hoạt động vui chơi cháu mạnh dạn dần, thành thạo dần trong giao
tiếp, trong ứng xử, chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình.Từ đây trẻ lớp
tơi đã hết nói trống khơng. Trẻ biết nói và trả lời đầy đủ câu, biết xưng hô chuẩn
mực đối với cô và bạn.

Biện pháp 3:Giáo dục lễ giáo ở mọi lúc mọi nơi đối với trẻ.
Trong giờ chơi tự do, hay giờ lao động, sinh hoạt ngồi trời nếu cháu làm
việc gì sai đối với bạn, cô giáo nhắc nhở trẻ phải biết xin lỗi cơ, xin lỗi bạn, ai
cho gì thì nhận bằng hai tay và nói cháu cảm ơn cô, chú.
Giờ chơi cô giáo dục cháu đồn kết với bạn bè, khơng tranh giành đồ chơi.
Giờ dạo chơi sinh hoạt ngoài trời.
11


Ví dụ: Tham quan vườn rau sau trường
Cơ đàm thoại với trẻ:
+ Khi đi tham quan các con phải đi như thế nào?
- Muốn có nhiều rau xanh, ngon ta phải làm gì?
- Khi ăn rau, quả các con nhớ đến ai?
Qua đó giáo dục trẻ kính trọng, yêu những người lao động. Không nhổ
phá cây rau trong trường.
Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh mơi trường, vệ sinh lớp, biết đồn kết, giúp
đỡ bạn bè, mọi người xung quanh.

Hình ảnh “Trẻ tham quan vườn rau sau trường”
Qua đó giáo dục trẻ kính trọng, u những người lao động. Khơng nhổ
phá cây rau trong trường.
Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh mơi trường, vệ sinh lớp, biết đồn kết, giúp
đỡ bạn bè, mọi người xung quanh.
Trẻ ở trường cả ngày, ngồi các hoạt động có chủ đích trẻ được chơi tự
do, cô giáo phải là người thường xuyên quan sát trẻ khi thấy trẻ có hành vi đúng
cô kịp thời động viên trẻ. Việc giáo dục lễ giáo có thể tiến hành mọi lúc, mọi nơi.

12



Giờ đón trẻ hoặc trả trẻ tôi rất ân cần và chuẩn mực trong xưng hô với bố
mẹ trẻ, tôi tập cho trẻ đến lớp chào cô, sau đó chào tạm biệt bố mẹ để vào lớp học.
Khi tổ chức cho trẻ ăn, cô mời trẻ và gợi ý để trẻ mời cô, mời các bạn
cùng ăn cơm.
Giờ ăn phụ, quà chiều khi cô đưa cho trẻ quà, cô gợi ý để trẻ biết nói
Cháu xin cô, Cháu cảm ơn cô, và biết nhận quà khi người lớn cho bằng hai tay.
Khi có khách đến lớp, cô phải là người chào trước, trẻ sẽ chào theo cô, từ
đó tập cho trẻ thói quen chào hỏi khi có khách vào lớp. Kết hợp giáo dục trẻ
chào mời khách khi đến nhà.Tâm lý của con người thích được khen hơn là chê
nhất là đối với trẻ lúc nào cũng muốn được khen và khen nhiều. Hằng ngày vào
giờ nêu gương cuối ngày trước khi cắm cờ, tôi cho trẻ tự nhận xét về mình trong
ngày đó có bạn nào có hành vi lời nói hay tôi nêu gương ra.
Đặc biệt là góc thiên nhiên được trang trí và trồng nhiều cây cảnh để tạo
cho trẻ một không gian xanh, để mỗi ngày trẻ có thể tự mình chăm sóc cây xanh,
giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp. Qua hoạt động này kích thích trẻ u lao động, tạo
tình cảm của trẻ với thế giới tự nhiên, gần gũi và thân mật, đã trở thành thói
quen ở trẻ.
Để tạo cảnh quan sân trường, trước giờ học tôi thường cho trẻ nhặt rác, lá
cây để tạo mơi trường sạch đẹp. Cịn đối với kệ góc đồ chơi đầu tuần tôi thường
tổ chức cho trẻ thi đua lau dọn, sắp xếp đồ chơi gọn gàng. Nhờ vậy, qua mỗi lần
tổ chức hoạt động vui chơi trẻ chơi xong thu dọn đồ chơi gọn gàng và ngăn nắp.

13


Trong lớp tôi có sọt rác, để vào góc lớp, sau mỗi giờ nêu tiêu chuẩn bé
ngoan xong, tôi thường nhắc nhở, động viên trẻ sau khi ăn quà vặt nên vứt rác
vào giỏ để giữ vệ sinh chung và trẻ thực hiện tốt, nhất là sau hoạt động tạo xé
dán trong khơng cịn mảnh giấy vụn nào rơi xuống sàn.

Biện pháp 5: Phối hợp với các bậc phụ huynh:
Cùng với mục tiêu xã hội hố giáo dục thì vai trị của phụ huynh có vai trị
khơng nhỏ trong việc giáo dục trẻ. Nhìn chung ta thường dạy trẻ Cơ và mẹ là
hai cô giáo, mẹ và cô là hai mẹ hiền.
Tơi hiểu rằng vì câu nói đó, lời dạy cô luôn có ý nghĩa gần gũi với trẻ và
cô, lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo và cô giáo ở trường giống như người me thứ
hai của trẻ, trẻ luôn bắt chước hành vi của cô giáo.
Trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh
về tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo đối với trẻ mẫu giáo, nhất là trong thời
kỳ hội nhập của nước ta tiếp nhận nhiều nền văn hố và trị chơi giải trí đã ảnh
hưởng một phần không nhỏ về hành vi văn minh của trẻ.
Phụ huynh lớp tôi phần đông làm nghề nông nghiệp nên họ ít quan tâm
đến con cái mình, qua các cuộc họp phụ huynh hoặc những buổi truyền thông tôi
luôn phổ biến và tuyên truyền cách nuôi dạy con theo khoa học và cách giáo dục
lễ giáo đối với trẻ lúc ở nhà
Thông qua biện pháp này, tôi thường xuyên gặp gỡ trao đổi với phụ huynh
vào giờ đón và trả trẻ nhằm tìm hiểu và nắm bắt hồn cảnh gia đình của từng
cháu để có biện pháp kịp thời, đối với trẻ có cá tính đặc biệt tơi phải gặp riêng
từng phụ huynh để trao đổi và thống nhất biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ.
Phụ huynh giành thời gian chăm sóc con cái như vệ sinh thân thể, chải
răng đúng cách, phụ huynh phải luôn mẫu mực trong giao tiếp ở nhà để trẻ noi
theo. Đồng thời chú ý sửa sai trẻ kịp thời những thiếu sót trong giao tiếp đối với
bạn bè, đối với người lớn.

14


Hình ảnh “Trao đổi với phụ huynh trong giờ đón, trả trẻ”
Trao đổi với phụ huynh về giáo dục lễ giáo thông qua các bộ môn làm quen
văn học, làm quen với môi trường xung quanh, hoạt động vui chơi âm nhạc, cụ

thể về bài thơ, bài hát, câu chuyện qua đó, cô giáo có biện pháp và phương pháp
giáo dục trẻ một cách có hiệu quả nhất.
Tôi luôn trao đổi với phụ huynh hằng tháng thông qua sổ liên lạc về sự
tiến bộ của mỗi cháu để phụ huynh kịp thời nắm bắt. Qua thời gian trẻ lớp tôi
tiến bộ rõ rệt như xưng hô lễ phép, lịch sự trong giao tiếp nhờ sự giáo dục bằng
phương châm "Trường học là nhà, nhà là trường học".
Do vậy, về việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường hết sức quan trọng để
chăm sóc và giáo dục trẻ là một vấn đề khơng có người lớn nào bỏ qua. Vì trẻ
em chóng nhớ, mau quên vì vậy ở lớp có cô giáo, ở nhà có mẹ. Trẻ học đi đôi
với hành, phải kết hợp cuộc sống hàng ngày không để trẻ tuỳ tiện trong mọi việc
làm.
Qua đấy cũng đòi hỏi mỗi một cô giáo phải làm tốt công tác này. đó cũng
là cơ sở để giáo dục lễ giáo cho trẻ để đạt kết quả cao.
Biện pháp 6: Giáo dục lễ giáo thông qua ngày hội, ngày lễ:
Như các bạn đã biết truyền thống của người Việt chúng ta luôn tơn sư
trọng đạo. Vì vậy thơng qua các hoạt động tổ chức lễ hội như ngày giỗ Tổ Hùng
Vương, ngày 20/11 ngày 19/ 05... Từ ý nghĩa của những ngày lễ lớn, tôi đã tổ
15


chức các hoạt động văn nghệ để chào mừng, đồng thời ôn lại truyền thống của
dân tộc để giáo dục trẻ lịng tự hào dân tộc, biết kính trọng những người đã hy
sinh cho lợi ích dân tộc, lợi ích trồng người.
Nhằm hình thành cho trẻ lịng tự hào, kính u đối với người lớn tuổi,
thơng qua đó khuyến khích trẻ học tập và phấn đấu thành con người có ích cho
xã hội.
Biện pháp 7: Cô gương mẫu chuẩn mực:
Ở lứa tuổi của trẻ ln thích được cơ u thương, gần gũi, mọi hành vi
của cô được trẻ lưu tâm nhất.
Vì vậy cơ ln ln ch̉n mực trong lúc giao tiếp với người lớn, với trẻ

không to tiếng quát tháo, xưng hô dịu dàng bằng cô và cháu, giờ đón trả trẻ tôi
luôn ân cần dịu dàng thương yêu trẻ, khiêm tốn lịch sự trong giao tiếp với phụ
huynh, cháu hỏi gì tơi trả lời rõ ràng, gọn gàng tơn trọng lời nói của trẻ, lắng
nghe ý kiến của trẻ.
Tôi hứa điều gì với trẻ là thực hiện đúng lời hứa, nếu trẻ có hành vi hoặc
lời nói không hay tơi nhẹ nhàng góp ý và khuyến khích trẻ tránh sai phạm lần
sau. Tuyệt đối không chạm tự ái của trẻ hoặc làm trẻ phải sợ hãi lo lắng. Tác
phong quần áo tôi luôn chú ý ăn mặc đẹp, lịch sự, cơ tươi trẻ cháu rất thích.
Giáo viên thực sự yêu nghề, mến trẻ, luôn coi trẻ như con em của mình,
tơn trọng mọi ý kiến của trẻ ln lấy tình cảm mẹ - con để giáo dục trẻ, ln tạo
cho trẻ sự an toàn tuyệt đối khi ở bên cô.
Nghiêm túc thực hiện chế độ sinh hoạt trong một ngày của trẻ. Cô giáo phải
thực sự là tấm gương sáng cho trẻ noi theo.
Cơ giáo phải ln tìm tịi sáng tạo trong cách lên lớp thu hút cháu. Cô có
thể tự sáng tác ra những câu chuyện bài thơ về lễ giáo và kể cho trẻ nghe, hoặc
cô có thể ghi qua băng rồi để kể trẻ nghe trẻ sẽ tiếp thu rất nhanh
Cô giáo đã biết dùng các công nghệ hiện đại cho trẻ xem qua Video các
câu chuyện về lễ giáo. .
Tóm lại: cô giáo luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo, luôn là người
mẹ hiền thứ hai của tre trẻ có hai mẹ hiền nhất định trẻ sẽ là con ngoan trò giỏi.
Chương 4: Kết quả hoặc hiệu quả sáng kiến/ đề tài
* Hiệu quả của sáng kiến:
Qua việc áp dụng một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi đã thu
được nhiều kết quả tốt:
16


Trẻ đã ngoan hơn, lễ phép hơn, trẻ được hình thành những thói quen vệ
sinh văn minh, biết chào hỏi khi có khách đến, biết trao nhận bằng hai tay, biết
quan tâm giúp đỡ bạn bè, cô giáo, ba mẹ, khơng nói tục, đánh bạn, kính trọng cơ

giáo và người lớn, biết trung thực thật thà, yêu mến tất cả mọi người xung quanh
và yêu quê hương đất nước.
- Trẻ biết chào hỏi lễ phép: 98%.
- Trẻ biết xưng hô lễ phép: 95%.
- Biết cảm ơn, xin lỗi: 97%.
- Biết giữ gìn, cất, sắp xếp đồ chơi theo quy định: 98%.
- Biết giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường: 98%.
- Biết nhường nhịn giúp đỡ bạn: 95%.
- Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp: 95%.
Sau những biện pháp tôi nghiên cứu và thực hiện chất lượng giáo dục về
lễ giáo tăng lên rõ rệt đó là điều làm tôi phấn khởi, yêu nghề, yêu trẻ càng nhiều,
giúp tôi có nghị lực trong công tác.
Các bậc phụ huynh cũng có những chuyển biến rõ rệt về lời ăn tiếng nói,
về phong cách và quan tâm ngày càng nhiều đến con em mình hơn.
Bản thân tơi được trao đổi kiến thức và kinh nghiệm dạy trẻ qua các môn
học, các hoạt động, được phụ huynh và các đồng nghiệp quý mến và tin yêu
hơn.
* Tổ chức thu thập minh chứng đánh giá hiệu quả, tác dụng của sáng
kiến/đề tài:
Hình ảnh:
+ Giáo dục lễ giáo ở góc tuyên truyền
+ Trẻ nhặt rác sân trường.
+ Trẻ làm bánh trong giờ học trãi nghiệm.
+ Trẻ chơi trong giờ hoạt động góc
+ Trao đổi cùng phụ huynh.
+ Trẻ cùng cô khám phá vườn rau.
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ
1. Kết luận:

17



Giáo dục lễ giáo nhằm hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách của
con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì thế mỗi cơ giáo mầm non có trách
nhiệm góp phần đào tạo thế hệ trẻ những con người phát triển toàn diện về nhân
cách và trí tuệ cho trẻ mẫu giáo. Bắt đầu hình thành cho trẻ những biểu tượng,
sự chú ý, ghi nhớ và cách giao tiếp có chủ định khi tiếp xúc với bài thơ, câu
chuyện, hay giao tiếp hàng ngày trẻ sẽ in sâu kiến thức và hiểu biết của mình với
mọi người, mọi vật xung quanh, trẻ luôn hành động đúng và tập trung ghi nhớ
một cách có chủ định.Ngoài ra còn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ
của trẻ.
2. Khuyến nghị:
* Về phia nhà trường:
- Nhà trường cần trang bị đầy đủ các loại đồ dùng, đồ chơi phong phú
đảm bảo cho các hoạt động của trẻ và cơ.
* Về phía giáo viên:
- Khơng ngừng nâng cao về trình độ chun mơn nghiệp vụ để nâng cao
chất lượng dạy và học.
- Phải chuẩn bị nhiều nội dung, hình ảnh về lễ giáo để trẻ tri giác hằng
ngày.
- Trang bị ở góc thư viện nhiều câu chuyện về lễ giáo cho lứa tuổi có hình
ảnh minh hoạ.
- Góc âm nhạc có những bài hát về lễ giáo phù hợp.
- Các góc tuyên truyền của lớp có nhiều bài viết và hình ảnh cho phụ
huynh tham khảo.
* Về phía gia đình:
- Cha mẹ cần có phối hợp chặt chẽ với nhà trường để tìm hiểu nhu cầu,
hứng thú và trình độ nhận thức của trẻ, tạo điều kiện để giáo viên xác định mục
tiêu, yêu cầu phù hợp vơi độ tuổi trẻ.
- Thường xuyên cung cấp, mở rộng cho trẻ về cuộc sống xã hội xung

quanh, tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm, vận dụng những kinh nghiệm mọi lúc
mọi nơi trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi với đề tài “Một số biện pháp giáo
dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi” Bước đầu thực hiện nhưng cũn g thu được kết quả
tương đối tốt, dễ áp dụng cho mọi đối tượng cho mọi điểm trường, qua đây tôi
mong muốn chia sẻ kinh nghiệm việc giáo dục lễ giáo cho trẻ của mình với các
đồng nghiệp. Với những kinh nghiệm trên, tôi sẽ tiếp tục vận dụng, đầu tư thêm
18


để áp dụng vào các năm học tiếp theo. Tôi rất mong được sự góp ý của Ban
giám hiệu và của đồng nghiệp để tôi có được những kinh nghiệm q báu hơn
trong cơng tác giảng dạy của mình.
Vạn Phước, ngày 13 tháng 12 năm 2018
Thủ trưởng đơn vị

Người viết

Huỳnh Thị Ngọc Yến

19


IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên hè năm 2011-2012.
- Tài liệu “ Chương trình. chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo” Của vụ giáo
dục mầm non
- Tài liệu “ Giáo trình văn học dân gian” của tác giả Phạm Thu Yên( Chủ
biên”
- Tài liệu “ Văn học trẻ em” Của tác giả Lã Bắc Lý

- Tài liệu “ Tâm lý học trẻ em”
- Tạp chí giáo dục Mầm non số 5-2009, số 3 năm 2011.

20



×