Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Ảnh hưởng của mạng xã hội đến sinh viên Đại học Sao Đỏ trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.53 KB, 9 trang )

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Ảnh hưởng của mạng xã hội đến sinh viên Đại học Sao Đỏ
trong giai đoạn hiện nay
Effects of social networks to Sao Do University's students in the
current phase
Nguyễn Thị Hiền, Phạm Thị Hồng Hoa
Email:
Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 12/8/2019
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 26/12/2019
Ngày chấp nhận đăng: 31/12/2019
Tóm tắt
Sự xuất hiện của mạng xã hội với những tính năng mới, nguồn thơng tin phong phú và đa dạng đã đem
lại cho sinh viên nhiều sự trải nghiệm đầy thú vị, tạo điều kiện cho sinh viên giao tiếp, xây dựng các mối
quan hệ, cung cấp nhiều tri thức phục vụ quá trình làm việc, học tập, cung cấp những kỹ năng trong
cuộc sống. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì cũng còn nhiều hệ lụy, những tác động tiêu cực
mà mạng xã hội mang lại cho sinh viên khi quá lạm dụng nó. Từ đó, tác giả đã nghiên cứu về thực trạng
sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học Sao Đỏ, đánh giá những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực
của mạng xã hội đến sinh viên Đại học Sao Đỏ hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm
hạn chế những tác động tiêu cực của mạng xã hội đến sinh viên Đại học Sao Đỏ.
Từ khóa: Mạng xã hội; vai trị của mạng xã hội; ảnh hưởng của mạng xã hội đến sinh viên.
Abstract:
The emergece of social networks with new features, rich and diverse information sources has brought
students many exciting experiences, enabling stdents to communicate, build relationships, provides
a lot of knowledge for the process of working, learning, providing skills in life. However, besides the
positive aspects, there are also many consequences, the negative effects that social netwoks bring to
students when they overuse it. Since then, the author has studied the status of using social networks of
Sao Do University's students, assessing the positive and negative effects of social networks on students
at Sao Do University today. On that basis, propose some solutions to limit the negative impacts of social
networks on Sao Do University's students.


Keywords: Social network; the role of social networks; the influence of social networks on student.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Với cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0,
mạng xã hội đang chiếm lĩnh các kênh thơng tin,
giải trí, giao lưu, liên kết, chia sẻ những sở thích.
Sự xuất hiện của mạng xã hội với những tính năng
mới, với nguồn thơng tin phong phú và đa dạng
đã đem lại cho cư dân mạng nhiều sự trải nghiệm
đầy thú vị, tạo điều kiện cho con người giao tiếp,
xây dựng các mối quan hệ, cung cấp nhiều tri thức
phục vụ quá trình làm việc, học tập, cũng như các
kỹ năng trong cuộc sống... Vì vậy, ở một khía cạnh
nào đó mạng xã hội đã đem lại nhiều lợi ích cho
Người phản biện: 1. TS. Nguyễn Thị Kim Nguyên
2. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà

mọi người nói chung và cho sinh viên nói riêng,
trong đó có sinh viên Đại học Sao Đỏ. Tuy nhiên,
bên cạnh những mặt tích cực thì cũng cịn nhiều
hệ lụy, những tác động tiêu cực mà mạng xã hội
mang lại cho sinh viên khi quá lạm dụng nó. Hội
chứng “nghiện” mạng xã hội khiến nhiều sinh viên
Đại học Sao Đỏ tiêu tốn thời gian, sức khỏe dẫn
đến chểnh mảng học hành, kết quả học tập sa
sút. Vì vậy, trong bài viết này tác giả đã nghiên
cứu về những ảnh hưởng của mạng xã hội đến
sinh viên Đại học Sao Đỏ hiện nay, để từ đó tìm ra
những giải pháp tối ưu nhất nhằm hạn chế những
tác động tiêu cực của mạng xã hội đến sinh viên,
đồng thời hướng sinh viên sử dụng mạng xã hội

một cách hữu ích và lành mạnh hơn.

112 Tạp chí Nghiên cứu khoa học,Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4 (67).2019


LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
2. MẠNG XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ CỦA MẠNG XÃ
HỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

dụng cơng cụ tìm kiếm Google, bao gồm các trang
web, hình ảnh và nhiều thơng tin khác.

2.1. Khái niệm

Thứ tư, Zalo là ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn
phí hoạt động trên nền tảng di động và máy tính.
Người dùng có thể cơng khai hoặc bảo mật thơng
tin theo như ý muốn. Có thể đăng ảnh, trạng thái,
video, ghi âm một cách dễ dàng. Khơng hiển thị
số điện thoại, chỉ có những người ở trong danh
bạ mới hiển thị. Tất cả các hoạt động của người
dùng đều được bảo mật rất cao.

“Mạng xã hội” là khái niệm mà rất nhiều nhà nghiên
cứu ở nhiều lĩnh vực đã định nghĩa với nhiều góc
nhìn và cách diễn giải khác nhau nhưng chưa có
một định nghĩa chung chính thức. Theo định nghĩa
của Barry Wellman: “Khi mạng máy tính kết nối
con người, nó là một mạng xã hội” [2]. Hay tác giả
Nguyễn Thị Kim Hoa trong Tạp chí Khoa học (Đại

học Quốc gia Hà Nội) đã có nhận định: “Mạng xã
hội là một sự liên kết giữa các cá nhân với cá nhân
và giữa cá nhân với cộng đồng được biểu hiện
dưới nhiều hình thức để thực hiện chức năng xã
hội” [5].
Trên cơ sở những quan điểm và định nghĩa về
mạng xã hội của các tác giả, chúng tôi thống nhất
đi đến một khái niệm chung về mạng xã hội như
sau: Mạng xã hội là mạng lưới được tạo ra để tự
thân nó lan rộng trong cộng đồng thơng qua sự
tương tác của các thành viên trong chính cộng
đồng đó; mọi thành viên trong mạng xã hội cùng
nhau kết nối và mỗi người lại trở thành một mắt
xích để tạo nên một mạng lưới rộng lớn truyền tải
thông tin trong đó. Và những thành viên trong mỗi
mạng xã hội được gọi là cư dân mạng.
Hiện nay, có rất nhiều loại mạng xã hội khác nhau.
Một số mạng xã hội được người dùng sử dụng
nhiều nhất ở nước ta là:
Thứ nhất, Facebook là một website mạng xã hội
truy cập miễn phí do cơng ty Facebook, Inc điều
hành và sở hữu tư nhân. Người dùng có thể tham
gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố,
nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và
giao tiếp với người khác. Có thể nói Facebook là
mạng xã hội vơ cùng rộng lớn gần như phủ sóng
trên tồn cầu.
Thứ hai, Youtube là một trang web chia sẻ video,
là nơi người dùng có thể tải lên, xem, xếp hạng,
chia sẻ, thêm vào mục yêu thích, báo cáo và nhận

xét về video. Nội dung có sẵn bao gồm video clip,
đoạn chương trình truyền hình, video âm nhạc,
phim tài liệu ngắn và tài liệu, bản ghi âm... Bằng
giao diện đơn giản, YouTube khiến cho bất cứ ai
cũng có thể gửi lên một đoạn video mà mọi người
trên thế giới có thể xem được trong vòng vài phút,
chỉ với một kết nối Internet.
Thứ ba, Google tìm kiếm là dịch vụ cung cấp chính
và quan trọng nhất của công ty Google. Dịch vụ
này cho phép người truy cập tìm kiếm thơng tin về
ai đó hoặc một cái gì đó trên Internet bằng cách sử

Thứ năm, Zingme là một trong những mạng xã hội
dễ dàng sử dụng, giao diện đơn giản và thân thiện,
có khả năng kết nối cao cũng như có những game
giải trí lành mạnh đã tạo ra thương hiệu và lôi kéo
được người dùng tham gia sử dụng Zing me.
Thứ sáu, Game online là một dạng trị chơi được
chơi thơng qua mạng máy tính có kết nối internet,
có tương tác giữa người chơi với nhau, hay giữa
người chơi với hệ thống máy chủ (sever) của trò
chơi. Game online bao gồm nhiều loại game như
game dựa trên mã hóa cho tới những game lồng
ghép các đồ họa phức tạp và những thế giới ảo
mà nhiều game thủ có thể chơi đồng thời.
Ngày nay, với sự phát triển và tiến bộ của khoa
học kĩ thuật, thế giới đang thay đổi nhanh chóng
từng ngày. Đặc biệt, sự bùng nổ của công nghệ
thông tin đã tạo những điều kiện và cơ hội cho mọi
người giao lưu, liên kết, chia sẻ sở thích, sự quan

tâm, ý tưởng, những việc làm bằng các phương
tiện truyền thông hiện đại - nhất là sự phát triển
ngày càng đa dạng của internet, trong đó có các
mạng xã hội.
2.2. Những ảnh hưởng của mạng xã hội đối với
sự phát triển của xã hội
Những năm gần đây, mạng xã hội đã có bước
phát triển mạnh mẽ, tác động lớn đến đời sống xã
hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó
có Việt Nam. Có thể khẳng định, mạng xã hội xuất
hiện đã mang lại nhiều lợi ích cho con người như:
- Mạng xã hội giúp nâng cao vai trò của mỗi công
dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay
quanh những mối quan tâm chung trong những
cộng đồng thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã
hội. Mạng xã hội là nơi để gắn kết cộng đồng, sẻ
chia những bất hạnh, niềm vui của những người
có cùng trái tim biết thơng cảm và giúp đỡ những
người có hồn cảnh đáng thương, cần sự trợ giúp
của xã hội. Từ đó, những thành viên trong các
mạng xã hội liên kết, hợp tác với nhau thành các
nhóm người có cùng sở thích, có thể gặp gỡ, trao
đổi với nhau.

Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4 (67).2019 113


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
- Mạng xã hội là nơi mà người sử dụng có thể giải
toả những căng thẳng trong cơng việc cũng như

trong cuộc sống.

có thể dẫn tới bệnh trầm cảm. Người sử dụng
mạng xã hội thường lười biếng vận động làm nảy
sinh hội chứng tê khớp, đau lưng, tê nhức vai gáy.

- Mạng xã hội chính là một kho lưu trữ tri thức
khổng lồ. Thông qua mạng xã hội, họ tự trang bị
cho mình nguồn tri thức, nâng cao giá trị bản thân.
Với những tính năng đa dạng, nguồn thông tin
phong phú, mạng xã hội đã cho phép người dùng
tiếp nhận, chia sẻ và chọn lọc thông tin một cách
có hiệu quả.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của internet, với
những tiện ích của mạng xã hội và tốc độ người
tham gia vào mạng xã hội, có thể thấy rằng, xu
hướng phát triển của mạng xã hội sẽ thu hút ngày
càng nhiều bạn trẻ tham gia. Vì vậy, để thực sự
có hiệu quả đối với xã hội, những văn bản quản lý
cần chú ý tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức
và cá nhân sử dụng internet và mạng xã hội như
một cơng cụ hữu ích cho công việc và sinh hoạt.

- Nhiều người sử dụng mạng xã hội để quảng cáo,
kinh doanh, buôn bán rất hiệu quả đem lại nguồn
thu nhập cao.
- Đối với sinh viên, những tiện ích mà mạng xã hội
mang lại như sử dụng nó trong học tập, giao tiếp
và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. Sinh viên thông

qua mạng xã hội liên kết, hợp tác với nhau thành
các nhóm người có cùng sở thích, cùng sự quan
tâm. Đây cịn là một trong những kênh giúp các
bạn nâng cao hiệu quả học tập, chia sẻ kiến thức
và tài liệu.
Bên cạnh những mặt tích cực thì việc sử dụng
mạng xã hội cũng gây khơng ít nguy hại cho người
dùng, đặc biệt là những người trẻ như sinh viên:
- Phổ biến nhất là biểu hiện “nghiện” mạng xã hội
ở một số thành viên. Họ dành rất nhiều thời gian
để lướt mạng, truy cập và tìm kiếm những thơng
tin vơ bổ, thậm chí có hại; chơi game online bất kể
giờ giấc và nhiều người sa vào những game bạo
lực, khiêu dâm...
- Nhiều cá nhân, tổ chức cũng đã lợi dụng mạng xã
hội để tuyên truyền, đưa thông tin sai lệch, chống
phá Nhà nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
tình hình trật tự xã hội và dư luận xã hội, dẫn đến
sự nhận thức lệch lạc, sai lầm của người sử dụng
mạng xã hội.
- Nghiện mạng xã hội dẫn đến sức khỏe bị ảnh
hưởng như làm tổn thương mắt, thần kinh căng
thẳng, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, stress, thậm chí

3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA
SINH VIÊN ĐẠI HỌC SAO ĐỎ HIỆN NAY
Theo báo cáo thống kê của Viện Chiến lược
Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền
thông), năm 2018 Việt Nam có khoảng 55 triệu
người sử dụng mạng xã hội, chiếm khoảng 57%

dân số. Trong đó, nếu chỉ xét riêng về mạng xã hội
Facebook, Việt Nam xếp thứ 7 trong số các quốc
gia có người sử dụng mạng này. Điều đó chứng
tỏ, Facebook nói riêng và các mạng xã hội khác
nói chung vẫn đang là nơi thu hút nhiều người sử
dụng. Và khi khảo sát 665 sinh viên Đại học Sao
Đỏ (trong đó có 494 nam, 171 nữ) (Các lớp: 07
Ơ tơ1, 07 Ơ tơ2, 07 Ngơn ngữ Anh, 07 Quản trị
kinh doanh, 07 May, 08 Ơ tơ2, 08 Ơ tơ3, 08 Cơ
Khí, 08 Điện 1, 08 Điện 2, 09 Điện 1, 09 Điện 2,
09 Cơ khí 2, 09 May, 09 Ngơn ngữ Trung Quốc1,
10 Ơ tơ1, 10 Điện 2, 10 Kế tốn - Quản trị kinh
doanh, 10 Ơ tơ3) về mức độ sử dụng mạng xã
hội, kết quả cho thấy, trong tổng số 665 sinh viên
Đại học được khảo sát thì cả 665 sinh viên đều sử
dụng mạng xã hội (chiếm 100%). Như vậy, việc sử
dụng mạng xã hội trong sinh viên hiện nay là rất
phổ biến. Nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng các
trang mạng xã hội của sinh viên Trường Đại học
Sao Đỏ hiện nay, chúng tôi đưa ra câu hỏi “Mức
độ sử dụng các trang mạng xã hội của bạn như thế
nào?” kết quả thu được như trong bảng 1.

Bảng 1. Mức độ sử dụng các trang mạng xã hội của sinh viên Đại học Sao Đỏ
TT

Mạng xã hội

Mức độ sử dụng
Thường xuyên


Thỉnh thoảng

Chưa bao giờ

556 = 83.6%

109 = 16.4%

0 = 0%

298 = 44.8%

319 = 48%

48 = 7.2%

461 = 69.3%

188 = 28.3%

16 = 2.4%

1

Facebook

2

Youtube


3

Google

4

Zalo

5

Zingme

6

Gameonline

308 = 46%

224 = 34%

133 = 20%

7

Myspace

45 = 6.8%

160 = 24%


460 = 69.2%

466 = 70%

179 = 27%

20= 3%

157 = 23.6 %

297 = 44.7%

211 = 31.7%

Qua bảng số liệu trên có thể thấy Facebook là

mạng xã hội được sinh viên lựa chọn nhiều nhất

114 Tạp chí Nghiên cứu khoa học,Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4 (67).2019


LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
với tỷ lệ 83.6% sinh viên thường xuyên sử dụng,
thỉnh thoảng sử dụng là 16.4%, còn chưa bao giờ
sử dụng Facebook thì khơng có sinh viên nào.
Mặc dù ra đời với thời gian chưa lâu nhưng mạng
xã hội Facebook với những tính năng ưu việt, độ
tương tác cao và dễ sử dụng đã trở thành mạng
xã hội phổ biến và được các bạn trẻ yêu thích nhất

ở Việt Nam. Đặc biệt là sinh viên là những người
còn trẻ tuổi, năng động muốn thể hiện bản thân
với mong muốn giao lưu kết bạn trên mạng xã
hội thì Facebook dường như không thể thiếu đối
với mỗi bạn trẻ. Cùng với Facebook thì Zalo cũng
là mạng xã hội được sinh viên yêu thích và sử
dụng nhiều đứng thứ hai với tỷ lệ thường xuyên
sử dụng Zalo chiếm 70%, thỉnh thoảng sử dụng
chiếm 27%, còn chưa bao giờ sử dụng chỉ chiếm
tỷ lệ 3%. Đứng thứ ba là Google, tỷ lệ sinh viên
thường xuyên sử dụng chiếm 69.3%, thỉnh thoảng
sử dụng là 28.3%, còn tỷ lệ chưa bao giờ sử dụng
chiếm 2.4%. Mức độ sử dụng trung bình là mạng
Youtube với tỷ lệ sinh viên thường xuyên sử dụng
là 44.8%, thỉnh thoảng sử dụng là 48%, tỷ lệ chưa
bao giờ sử dụng chiếm 7.2%; mạng Game online
tỷ lệ sinh viên thường xuyên sử dụng là 46%, tỷ lệ
thỉnh thoảng sử dụng là 34%, còn tỷ lệ chưa bao
giờ sử dụng chiếm 20%. Trong số các mạng xã
hội được khảo sát thì mạng Zingme và Myspace
có tỷ lệ sinh viên sử dụng thấp nhất, mạng Zingme
tỷ lệ sinh viên thường xuyên sử dụng chỉ chiếm
23.6%, tỷ lệ thỉnh thoảng sử dụng là 44.7%, còn
tỷ lệ chưa bao giờ sử dụng chiếm 31.7%; mạng
Myspace tỷ lệ sinh viên thường xuyên sử dụng
chỉ chiếm 6.8%, thỉnh thoảng sử dụng là 24%, còn
chưa bao giờ sử dụng chiếm tới 69.2%. Có thể
khẳng định, hiện nay có rất nhiều các trang mạng
xã hội với những tính năng khác nhau, việc lựa
chọn trang mạng xã hội nào hoàn toàn phụ thuộc

vào mục đích sử dụng của mỗi sinh viên.
Khi khảo sát về mục đích sử dụng mạng xã hội
của sinh viên với câu hỏi: “Mục đích chủ yếu sử
dụng mạng xã hội của bạn là gì?”. Kết quả khảo
sát như ở bảng 2.
Bảng 2. Mục đích chủ yếu sử dụng mạng xã hội
của bạn là gì?
TT
1
2
3
4
5
6
7

Mục đích
Kết nối và giữ liên
lạc với bạn bè
Cập nhật tin tức
mới
Chia sẻ những sở
thích của mình
Chơi game
Giải trí
Tham gia các nhóm
trên MXH
Quảng cáo kinh
doanh


Tỷ lệ

Xếp
hạng

302/665 = 45.4%

1

98/665 = 14.7 %

3

18/665 = 2.7%

6

92/ 665 = 13.8%

4

131/ 665 = 19.7%

2

18/665 = 2.7%

5

6/665= 1%


7

Qua kết quả khảo sát có thể thấy, đa phần sinh
viên sử dụng mạng xã hội với mục đích là kết nối
bạn và giữ liên lạc với bạn bè chiếm 45.4%. Sự
kết nối, liên lạc thông qua mạng xã hội giúp mỗi
cá nhân tiết kiệm chi phí về vật chất cũng như
thời gian; đứng thứ hai là mục đích giải trí chiếm
19.7%. Có thể khẳng định mạng xã hội là một loại
hình giải trí hấp dẫn giúp sinh viên giải tỏa những
căng thẳng trong học tập cũng như trong cuộc
sống; đứng thứ ba là mục đích cập nhật tin tức
mới chiếm 14.7%. Mạng xã hội là công cụ tiện lợi
nhất để truyền tải một số lượng thông tin lớn với
tốc độ nhanh đến hàng triệu người trên tồn thế
giới. Vì vậy, chỉ cần một chiếc smartphone được
kết nối internet, sinh viên như có trong tay mình
một quyển bách khoa tồn thư, có thể tìm kiếm
những thơng tin mà mình cần. Ngồi ra, sinh viên
cịn nhiều mục đích khác khi sử dụng mạng xã hội
như chơi game, tham gia các nhóm trên mạng xã
hội, chia sẻ những sở thích của mình hoặc quảng
cáo kinh doanh...
Khi mà cơng nghệ phát triển như hiện nay thì vai trò
của mạng xã hội trong cuộc sống với mỗi cá nhân
là vô cùng quan trọng. Nhưng việc sinh viên dành
thời gian như thế nào để sử dụng mạng xã hội là
một điều đáng lưu ý. Khi khảo sát với câu hỏi: “Một
ngày bạn sử dụng khoảng bao nhiêu thời gian để

vào mạng xã hội?”. Kết quả thu được như sau:
Bảng 3. Thời gian sử dụng cho mạng xã hội của
sinh viên Đại học Sao Đỏ
TT
1
2
3
4
5
6

Khoảng thời gian sử dụng
Trên 5 giờ/ngày
Từ 3÷4 giờ/ngày
Từ 2÷3 giờ/ngày
Từ 1÷2 giờ/ngày
Dưới 1 giờ/ngày
Dưới 30 phút/ngày

Số sinh viên
69/665 = 10.4%
344/665 = 51.7%
197/665 = 29.6%
52/665 = 7.8%
3/665 = 0.5%
0/520 = 0%

Qua bảng số liệu cho chúng ta thấy, sinh viên sử
dụng trên 5 giờ/ ngày chiếm 10.4%, còn đa số là
sinh viên sử dụng 3-4 giờ/ngày cho mạng xã hội

chiếm 51.7%, sử dụng từ 2-3 giờ/ngày cho mạng
xã hội cũng chiếm 29.6% và chỉ có 7.8% sinh
viên dành 1-2 giờ/ngày cho mạng xã hội, còn sử
dụng dưới 1 giờ/ ngày cho mạng xã hội chỉ chiếm
0.5%, sử dụng dưới 30 phút/ngày cho mạng xã
hội thì khơng có sinh viên nào. Như vậy, có thể
thấy rằng sinh viên Đại học Sao Đỏ trung bình một
ngày dành rất nhiều thời gian cho mạng xã hội.
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, mỗi
người cầm một chiếc điện thoại khơng ai nói với
ai câu gì, giao tiếp hồn tồn trên mạng xã hội từ
việc thăm hỏi, trị chuyện đến mua sắm cũng trên
các trang mạng xã hội. Việc “chìm đắm” nhiều giờ

Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4 (67).2019 115


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
đồng hồ trên các trang mạng xã hội quả thực là
một điều đáng lo ngại. Việc sử dụng nhiều giờ cho
mạng xã hội ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe
mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, nhiều bạn trẻ ngại
tiếp xúc giao lưu ngoài đời mà chỉ thích sống trong
thế giới ảo. Đây thực sự là vấn đề cần quan tâm
không chỉ đối với nhà trường mà còn là sự quan
tâm của các nhà quản lý hiện nay.
Vậy khi sử dụng mạng xã hội phương tiện nào đã
hỗ trợ giúp sinh viên truy cập nhanh và thường
xuyên nhất. Với câu hỏi “Bạn thường sử dụng thiết
bị nào để vào mạng xã hội?”. Kết quả khảo sát thu

được như sau:
Bảng 4. Thiết bị sử dụng vào mạng xã hội của sinh
viên Đại học Sao Đỏ
Mức độ sử dụng
TT

1
2

Thiết bị

Thường
xuyên

Thỉnh
thoảng

Chưa
bao giờ

Máy tính
để bàn
Điện
thoại

76/665
=11.4%
662/665
= 99.5%
251/665

= 37.7%
69/665
= 10.4%

268/665
= 40.3%
3/665
= 0.5%
270/665=
40.6%
107/665
= 16.1%

321/665
= 48.3%
0/665
= 0%
144/665
= 21.7%
489/665
= 73.5%

3

Laptop

4

Máy tính
bảng


Theo bảng số liệu cho thấy, điện thoại là phương
tiện giúp sinh viên sử dụng mạnh xã hội phổ biến
nhất với 662/665 sinh viên được khảo sát thường
xuyên sử dụng thiết bị này chiếm đến 99.5% tổng
số sinh viên tham gia khảo sát. Laptop là công cụ
được sinh viên sử dụng nhiều đứng thứ hai với
37.7% sinh viên thường xuyên sử dụng. Hiện nay
với sự phát triển của xã hội, đời sống của người
dân ngày được nâng cao. Mỗi gia đình chỉ sinh từ
một đến hai con, dồn tất cả tình yêu thương cả
về vật chất cũng như tinh thần cho con cái, vì vậy
nhiều phụ huynh không tiếc tiền khi đầu tư cho con
cái những chiếc máy tính, điện thoại cơng nghệ
cao phục vụ nhu cầu học tập cũng như nhu cầu
giải trí của sinh viên.
Như vậy, qua những số liệu khảo sát về thực
trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học
Sao đỏ hiện nay cho thấy một số bạn sinh viên
đã biết cách sử dụng hiệu quả mạng xã hội để
giải tỏa những căng thẳng trong cuộc sống cũng
như trong học tập, đồng thời đó cũng là nguồn
thơng tin, tài liệu phong phú để sinh viên có thể
tìm kiếm, tham khảo phục vụ quá trình học tập
của mình. Việc nhận thức đúng giúp mỗi sinh viên
sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý. Tuy nhiên,
cũng còn nhiều sinh viên nhận thức chưa đúng về
sử dụng mạng xã hội nên có những hành vi chưa

phù hợp với văn hóa ứng xử trên mạng xã hội,

nhiều bạn bị nghiện mạng xã hội một cách trầm
trọng đã dành quá nhiều thời gian cho nó nên đã
gây ra những tác động tiêu cực khơng mong muốn
như lãng phí thời gian, học tập mất tập trung, ảnh
hưởng đến sức khỏe... Trước thực trạng này, cần
tìm ra những giải pháp hữu hiệu để mạng xã hội
trở thành cơng cụ hữu ích trong cuộc sống của
mỗi sinh viên.
4. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐỐI
VỚI SINH VIÊN ĐẠI HỌC SAO ĐỎ
Từ thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên
Đại học Sao Đỏ, chúng ta có thể đánh giá những
ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của mạng xã hội
đến cuộc sống của sinh viên hiện nay. Trước hết
là những ảnh hưởng tích cực của mạng xã hội đến
sinh viên Đại học Sao Đỏ:
Thứ nhất, kết nối, xây dựng các mối quan hệ xã
hội: Thông qua kết quả khảo sát cho thấy có tới
45,4% sinh viên Đại học Sao Đỏ sử dụng mạng
xã hội với mục đích là để kết nối, giữ liên lạc với
bạn bè, hoặc cũng thông qua mạng xã hội mà sinh
viên có thể xây dựng các mối quan hệ xã hội mới.
Tham gia các nhóm trên mạng xã hội giúp sinh
viên có thể giới thiệu về bản thân, bày tỏ những
quan điểm cá nhân, sinh viên có thể liên kết với
nhau thành các nhóm người có cùng sở thích,
cùng sự quan tâm, cùng ý nguyện có thể gặp gỡ,
trao đổi trên mạng rồi tiến tới gặp nhau ngồi đời,
và nhiều nhóm cộng đồng có tính chất tích cực
từ “mạng ảo” đã xuất hiện trong “đời thực” như tổ

chức các hoạt động từ thiện vào những ngày lễ
tết, giúp đỡ những trẻ em có hồn cảnh khó khăn,
tổ chức sinh hoạt văn hóa lành mạnh... Đây thực
sự là những tác động tốt mà mạng xã hội đem lại.
Từ đó có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn
hoặc hợp tác với nhau về nhiều mặt.
Thứ hai, mục đích giải trí: Xã hội ngày càng phát
triển kéo theo đó là cuộc sống hiện đại khiến cho
con người ngày càng có nhiều áp lực. Những áp
lực mỗi ngày mà sinh viên có thể phải đối mặt như
áp lực trong học tập, trong công việc, đời sống tình
cảm... khiến nhiều sinh viên rơi vào trạng thái mệt
mỏi về tinh thần, lo lắng, căng thẳng, thậm chí có
thể dẫn đến bệnh stress. Nhiều sinh viên đã lựa
chọn mạng xã hội để giải tỏa stress và cân bằng
cảm xúc của mình. Theo khảo sát thì mục đích giải
trí xếp vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng mục đích
chủ yếu sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại
học Sao Đỏ chiếm 19,7% trong tổng số sinh viên
được khảo sát.
Thứ ba, tiếp nhận thông tin, học hỏi kiến thức và

116 Tạp chí Nghiên cứu khoa học,Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4 (67).2019


LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
kỹ năng: Mạng xã hội đang ngày càng trở thành
nơi cung cấp tin tức, kiến thức về tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Chỉ với một vài thao tác
đơn giản, người dùng sẽ luôn nhận được những

thông tin cập nhật kịp thời về lĩnh vực, vấn đề mà
mình quan tâm theo dõi. Qua đó giúp họ có thể
nắm bắt được các xu thế của đời sống phục vụ
cho công việc, học tập và cuộc sống của mình.
Việc cập nhật thơng tin trong một xã hội hiện đại
như hiện nay là điều nên làm và cần phải làm, nó
giúp sinh viên học hỏi thêm rất nhiều kiến thức,
trau dồi những kĩ năng giúp cho sinh viên được
hoàn thiện bản thân mình hơn nữa. Và theo kết
quả khảo sát về mục đích chủ yếu sử dụng mạng
xã hội của sinh viên Đại học Sao Đỏ có khoảng
14,7% số sinh viên được khảo sát sử dụng mạng
xã hội để cập nhật tin tức, học hỏi kiến thức để
nâng cao nhận thức và phục vụ q trình học tập
của mình.
Có thể khẳng định mạng xã hội đã mang lại nhiều
lợi ích đối với sinh viên như giúp ích cho công
việc, tìm kiếm thơng tin, thiết lập các mối quan
hệ cá nhân hay giải trí... Tuy nhiên, nó cũng chứa
đựng nhiều yếu tố tiêu cực, nguy cơ rủi ro tiềm ẩn
có thể ảnh hưởng xấu tới q trình học tập, cơng
việc, mối quan hệ cá nhân và cuộc sống của sinh
viên. Cụ thể:
Thứ nhất, mạng xã hội làm giảm tương tác trực
tiếp giữa người với người: Qua các trang mạng xã
hội, sinh viên có thể kết bạn được rất nhiều người,
ở nhiều nơi trong nước và trên thế giới. Chỉ cần
ngồi ở nhà, sinh viên cũng có thể nói chuyện, tâm
sự và chia sẻ vui, buồn với những bạn ở rất xa. Và
khi khảo sát về mục đích chủ yếu sử dụng mạng

xã hội thì có tới 45,4% sinh viên trong tổng số sinh
viên được khảo sát sử dụng mạng xã hội để kết
nối và giữ liên lạc với bạn bè. Như vậy, với sự tiện
lợi này của mạng xã hội, sinh viên sẽ ít có những
cuộc gặp thật ngồi đời để đi chơi, ăn uống, ôn lại
những kỷ niệm với nhau, từ đó, tình cảm bạn bè
thật sự ở ngồi đời dần dần phai nhạt, thay vào đó
là những mối quan hệ ảo trên mạng xã hội. Điều
đó thực sự không tốt bởi giao tiếp trực tiếp luôn
mang đến những trải nghiệm, cảm xúc chân thật
và thú vị hơn.
Thứ hai, lãng phí thời gian và xao nhãng việc học
tập: Có nhiều bạn đến với mạng xã hội chỉ do bạn
bè mời nên tham gia cho có phong trào, sau dần
lại thành thói quen, nhiều bạn mắc chứng bệnh
“hội nghiện Facebook” khơng có việc gì cũng vào
mạng xã hội, đơi khi để update những điều không
đâu. Nhiều bạn trẻ nhất là sinh viên hiện nay, mạng
xã hội là niềm đam mê “tìm hiểu xã hội” nhưng khi
lạm dụng thái quá sự đam mê đó lại trở thành tiêu

cực, ảnh hưởng khơng ít đến thời gian cũng như
quá trình học tập của sinh viên. Theo kết quả khảo
sát về thời gian sử dụng mạng xã hội của sinh
viên Đại học Sao Đỏ thì tỷ lệ sinh viên sử dụng 3-4
giờ/ngày để vào mạng xã hội chiếm tỷ lệ cao nhất
51,7%, từ 2-3 giờ/ngày cũng chiếm 29,6%, thậm
trí có một số sinh viên sử dụng trên 5 giờ/ngày để
vào mạng xã hội chiếm 10,4%, còn sử dụng dưới
1 giờ/ngày chỉ chiếm 0,5%. Như vậy, với thực

trạng quỹ thời gian dành cho mạng xã hội của sinh
viên Đại học Sao đỏ như trên đã khiến nhiều sinh
viên xao nhãng việc học tập cũng như tham gia
các hoạt động ngoại khóa, quỹ thời gian tự học
của các bạn giảm đi. Trong khi đó, khi khảo sát về
mục đích sử dụng mạng xã hội thì chỉ 14,7% số
sinh viên được khảo sát là sử dụng mạng xã hội
để cập nhật tin tức, kiến thức để học tập, cịn lại
là mục đích kết nối bạn bè và giải trí là chủ yếu.
Chính điều này là một trong những nguyên nhân
ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên
hiện nay. Theo Báo cáo tổng hợp kết quả học tập
của sinh viên Đại học Sao Đỏ (Đại học khóa 06,
07, 08, 09) năm học 2018-2019, trong đó số sinh
viên có kết quả học tập trung bình - yếu còn chiếm
tỷ lệ là 12,4%, yếu là 3,1%, kém là 1,8%.
Thứ ba, mạng xã hội cung cấp nhiều thông tin sai
lệch tác động đến nhận thức của sinh viên: Mạng
xã hội đã và đang trở thành công cụ hàng đầu để
các thế lực thù địch lợi dụng tiến hành phá hoại tư
tưởng, nhất là đối với thế hệ trẻ, trong đó có sinh
viên Đại học Sao Đỏ. Trong những năm qua, các
thế lực thù địch, phản động đã lập ra và sử dụng
hàng ngàn trang mạng xã hội vào các hoạt động
tuyên truyền phá hoại tư tưởng. Chúng tập trung
xuyên tạc, nói xấu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Hiện nay, nhiều trang mạng xã hội
của bọn phản động trong và ngoài nước như “Dân
làm báo”, “Quan làm báo”... thường xuyên đăng

tải những bài viết với lời lẽ chống Đảng, chống chế
độ một cách điên cuồng, mù quáng. Chúng tuyên
truyền xuyên tạc chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước, lợi dụng chiêu bài phản biện xã
hội, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ
môi trường... để đăng tải những bài viết có thơng
tin sai lệch, khơng được kiểm chứng, suy diễn
xuyên tạc, từ đó kết luận các chủ trương, chính
sách đó là sai lầm và địi xóa bỏ... để kích động dư
luận, hình thành tâm lý phản kháng, tư tưởng bất
mãn, chống đối, tiến tới kêu gọi biểu tình, bạo loạn
lật đổ chế độ. Việc đưa thông tin xấu lên mạng
gây ảnh hưởng không tốt đến suy nghĩ, nhận thức
của sinh viên nói chung, sinh viên Đại học Sao Đỏ
nói riêng hiện nay. Do nguồn thơng tin trên mạng
khơng có ai giám sát, kiểm duyệt nên cịn tràn lan

Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4 (67).2019 117


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
rất nhiều thông tin sai lệch, văn hóa phẩm đồi trụy,
trong khi sinh viên cịn chưa đủ nhận thức để sàng
lọc thông tin, dễ dẫn đến nhận thức lệch lạc, ảnh
hưởng đến các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
Tất cả những vấn đề này đã có tác động tiêu cực
đến đời sống và việc học tập của sinh viên. Khi
khảo sát 665 sinh viên Đại học Sao Đỏ với câu hỏi
“Những thông tin trên mạng xã hội tác động đến
nhận thức của bạn như thế nào?”, có đến 504/665

ý kiến (chiếm tỉ lệ 76%) cho rằng có thể tránh khỏi
những ảnh hưởng xấu từ những thơng tin sai lệch
trên mạng xã hội và có 161/665 ý kiến (chiếm tỉ lệ
24%) cho rằng nhận thức có bị tác động bởi một
số thơng tin sai lệch trên mạng xã hội.
Thứ tư, sử dụng mạng xã hội không hợp lý ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của sinh viên: Nghiện
mạng xã hội là một kiểu nghiện thói quen, khó bỏ
và khó điều trị. Chính điều này gây ra những rối
loạn tâm thần rất nguy hiểm như: trầm cảm, lo
âu, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, rối loạn cơ
thể... Và theo kết quả khảo sát có đến 99,5% tổng
số sinh viên được khảo sát sử dụng điện thoại để
vào mạng xã hội, đây là một phương tiện rất phổ
biến mà sinh viên nào cũng được trang bị cho nên
bất cứ thời gian rảnh nào và ở bất cứ nơi đâu
họ đều có thể vào mạng xã hội một cách rất dễ
dàng, do vậy mà sinh viên đã sử dụng rất nhiều
quỹ thời gian trống cho mạng xã hội dẫn đến hội
chứng bị “nghiện mạng xã hội”. Khi sử dụng mạng
xã hội nhiều là một trong những nguyên nhân ảnh
hưởng đến sức khỏe của sinh viên, theo Báo cáo
khám sức khoẻ sinh viên hàng năm của Trạm y
tế Trường Đại học Sao Đỏ: Hàng năm có khoảng
gần 800 lượt sinh viên lên khám với các bệnh như
viêm kết mạc, amidan, viêm thanh quản, xoang
mũi, rối loạn tiền đình... Trong đó, bệnh về mắt là
khoảng 214 lượt khám, bệnh đau đầu, rối loạn tiền
đình khoảng 203 lượt khám. Khi khảo sát 665 sinh
viên với câu hỏi: “Sử dụng mạng xã hội nhiều đã

ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?”,
kết quả khảo sát như sau:
Bảng 5. Ảnh hưởng của mạng xã hội đến sức khoẻ
của sinh viên Sao Đỏ
Tác động
Ảnh hưởng
mắt
Đau đầu
Mất ngủ
Biểu hiện
trầm cảm

Thường
xuyên
247/665
= 37,1%
174/665
= 26,1%
237/665
= 35,7%
0/340
= 0%

Mức độ
Thỉnh
thoảng
303/665
= 45,6%
373/665
= 57,1%

363/665
= 54,6%
3 /665
= 0,5%

Chưa
bao giờ
115/665
= 17,3%
118/665
= 17,7%
65/665
= 9,7%
662/665
= 99,5%

Qua bảng số liệu cho thấy, khi sinh viên sử dụng
mạng xã hội nhiều thời gian trong ngày sẽ ảnh

hưởng đến các vấn đề sức khỏe như tác động đến
mắt thường xuyên chiếm 37,1% sinh viên được
khảo sát; Hiện tượng đau đầu diễn ra thường
xuyên chiếm 26,1% sinh viên được khảo sát; Hiện
tượng mất ngủ diễn ra thường xuyên cũng chiếm
35,7% trong sinh viên được khảo sát. Như vậy,
mạng xã hội đang là con sâu gặm nhấm sức khỏe,
tinh thần những chủ nhân tương lai của đất nước
trong âm thầm, lặng lẽ, phá hủy tương lai của cả
thế hệ trẻ của dân tộc.
Có thể khẳng định, cũng như nhiều thành tựu khoa

học kỹ thuật khác, mạng xã hội được sáng tạo và
phát triển là nhằm phục vụ lợi ích của xã hội, tuy
nhiên sử dụng nó như thế nào thì sẽ chịu tác động
tích cực hay tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào mỗi
cá nhân. Mạng xã hội đang từng ngày, từng giờ
tác động đến cuộc sống mỗi người. Như con dao
hai lưỡi, mạng xã hội có thể làm cho cuộc sống tốt
đẹp hơn nhưng cũng có thể hủy hoại con người
nếu như sử dụng không đúng cách. Do đó, bên
cạnh phát huy được những mặt tích cực của mạng
xã hội thì cần phải có những giải pháp để loại bỏ
và ngăn chặn được những mặt tiêu cực của nó.
5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NHỮNG TÁC
ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN
SINH VIÊN ĐẠI HỌC SAO ĐỎ HIỆN NAY
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, với sự phát triển
mạnh mẽ của nhiều trang mạng xã hội, sinh viên
có nhiều cơ hội tham gia vào thế giới thông tin
và kết nối rộng lớn, cùng lúc tiếp cận nhiều hệ tư
tưởng và giá trị sống khác nhau. Vấn đề đặt ra là
cần phải quản lý, định hướng việc sử dụng mạng
xã hội như thế nào để đem đến hiệu quả thật sự
cho sinh viên Đại học Sao Đỏ và hạn chế những
mặt tiêu cực, theo chúng tơi, cần có các giải pháp
như sau:
- Đối với nhà trường
Nhà trường tiếp tục duy trì tổ chức nhiều hoạt
động lành mạnh, phong phú như mở các lớp ngoại
khóa, các câu lạc bộ, các hoạt động cộng đồng,
các hội thảo, chương trình thể thao, văn nghệ, các

cuộc giao lưu giữa các khoa, ngành trong trường,
tổ chức các cuộc thi để sinh viên có những sân
chơi. Giúp cho họ có cơ hội học tập, thể hiện bản
thân, giao tiếp mở rộng mối quan hệ thực với bạn
bè, thầy cô... thu hút sự chú ý của sinh viên nhằm
giảm bớt tình trạng sinh viên khơng có sân chơi
nên tiêu tốn thời gian vào những trị giải trí vơ bổ
trên mạng ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập. Do
vậy, tổ chức tốt các hoạt động vui chơi, giải trí lành
mạnh là biện pháp hiệu quả, thiết thực nhất để vừa
quản lý được sinh viên, vừa bồi dưỡng, nâng cao

118 Tạp chí Nghiên cứu khoa học,Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4 (67).2019


LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
hoàn thiện nhân cách và lối sống tốt đẹp cho sinh
viên, đồng thời hạn chế thấp nhất sự tác động tiêu
cực, đa chiều của các trang mạng xã hội.
- Nhà trường có thể đưa kỹ năng sử dụng mạng
xã hội vào học phần kỹ năng mềm để giảng dạy và
trang bị cho các em những kỹ năng cần thiết. Làm
tốt điều này sẽ giúp cho sinh viên có đủ tự tin, bản
lĩnh và phương pháp phòng tránh với những ảnh
hưởng tiêu cực trên các trang mạng xã hội. Xây
dựng cho họ động cơ, thái độ và tinh thần trách
nhiệm xã hội khi tham gia và sử dụng các trang
mạng xã hội; xác định mục đích tham gia và sử
dụng các trang mạng xã hội đúng đắn, hữu ích,
khơng bị lệ thuộc, chìm đắm vào mơi trường cuộc

sống ảo trên các trang mạng xã hội, vì điều đó vừa
làm mất thời gian, vừa ảnh hưởng đến công việc
học tập, cuộc sống, đồng thời xâm hại đến giá trị
thuần phong mỹ tục, chuẩn mực đạo đức truyền
thống, lối sống văn hóa.
- Đối với giảng viên
Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn
lồng ghép trong các giờ học cung cấp cho sinh
viên thông tin về các trang mạng xã hội, nhất là
những trang có thể phục vụ q trình học tập của
sinh viên. Hướng dẫn cho các em kỹ năng sử
dụng mạng xã hội như kỹ năng truy cập thơng tin,
tài liệu, kỹ năng tìm kiếm các thơng tin liên quan
đến học tập sao cho có hiệu quả.
- Đối với sinh viên
Sinh viên cần nâng cao ý thức và tự ý thức khi
tham gia mạng xã hội để có mục đích sử dụng
hiệu quả nhất trong học tập cũng như trong giải trí:
- Nâng cao tính tự chủ khi sử dụng mạng xã hội:
Tự chủ bản thân là làm chủ suy nghĩ, cảm xúc và
hành vi để vượt qua những cám dỗ từ mạng xã
hội; Khi sử dụng mạng xã hội, sinh viên cần nhận
thức rõ tính hai mặt của nó, nhất là mặt tiêu cực.
Muốn tránh được những ảnh hưởng tiêu cực do
mạng xã hội mang lại, đòi hỏi người sử dụng phải
có những kiến thức tồn diện, xác định được mục
đích sử dụng và có kĩ năng tự chủ bản thân khi
sử dụng.
- Bản thân mỗi sinh viên cần sắp xếp thời gian
hợp lí cho việc sử dụng mạng xã hội. Bất cứ khi

nào đang học tập, làm việc, hay đang trong thời
gian nghỉ ngơi cần phải tách rời mạng xã hội. Chỉ
sử dụng mạng xã hội vào những thời gian cố định
của ngày và xây dựng thời gian biểu phù hợp cho
những hoạt động diễn ra hằng ngày. Theo phân
tích thực trạng thời gian sử dụng mạng xã hội của
sinh viên Đại học Sao Đỏ đang chiếm nhiều thời
gian mà mục đích chủ yếu là để kết nối với bạn
bè và giải trí. Cho nên mỗi sinh viên nên ý thức và

kiểm soát được thời gian vào mạng xã hội của bản
thân, có thể chỉ nên sử dụng 1 giờ/ngày vào mạng
xã hội để giải trí giảm căng thẳng, cịn lại dành thời
gian cho những cơng việc khác.
- Khi sử dụng mạng xã hội để tránh ảnh hưởng
đến mắt thì sinh viên nên sử dụng các phương
tiện như máy tính, laptop, và ở hai phương tiện
này cũng giúp sinh viên dễ tra cứu tài liệu hơn khi
thực hiện mục đích nghiên cứu cho học tập.
- Xác định được tình trạng sử dụng mạng xã hội
của bản thân. Khi sinh viên thấy mình sử dụng
mạng xã hội mọi lúc, mọi nơi, đó là tình trạng
“nghiện” mạng xã hội. Có thể chữa “nghiện” bằng
cách nhờ người thân, bạn bè nhắc nhở mỗi khi sử
dụng; tập trung sự chú ý vào những mối quan tâm
khác như sở thích bản thân (hoạt động thể thao,
vẽ, múa, nhảy…) và trò chuyện với những người
bạn thực tế.
- Bên cạnh đó, sinh viên cần tham gia các hoạt
động thực tiễn khác để giảm thời gian sử dụng

mạng xã hội như tham gia vào các câu lạc bộ tiếng
Anh, câu lạc bộ âm nhạc, câu lạc bộ khởi nghiệp,
câu lạc bộ truyền thông… của nhà trường, tham
gia các hoạt động tình nguyện và những hoạt
động thể thao rèn luyện sức khỏe.
- Đối với các đoàn thể trong nhà trường
Đoàn Thanh niên kết hợp với Hội Sinh viên tổ chức
những buổi nói chuyện theo chuyên đề, những
buổi giao lưu chia sẻ, định hướng tuyên truyền
cho sinh viên về việc sử dụng những trang mạng
xã hội phù hợp. Cần để sinh viên có cách hiểu
tích cực, hiểu đúng về những lợi ích từ các trang
mạng xã hội cũng như những hạn chế, tiêu cực
của nó, khuyến khích sinh viên sử dụng mạng xã
hội đúng với mục đích học tập của mình. Hướng
dẫn cho sinh viên ý thức được việc đưa các nội
dung thông tin cá nhân của bản thân lên mạng
xã hội dễ bị các thế lực thù địch, kẻ xấu lợi dụng,
tác động về chính trị, tư tưởng, gây hoang mang
dao động, mất phương hướng, làm phát sinh các
nguyên nhân và điều kiện gây mất an ninh chính
trị, trật tự an tồn xã hội...
Thực tế, giới trẻ với những đặc điểm về phát triển
tâm lý có những nhu cầu riêng và là người tiếp
nhận tích cực những tiến bộ khoa học kỹ thuật,
đồng thời cũng chịu tác động của các phương tiện
nghe nhìn nhiều nhất trên cả hai phương diện tích
cực và tiêu cực. Do vậy, ngay từ đầu năm học, nhà
trường cần phải có định hướng tuyên truyền, giáo
dục sinh viên về vấn đề này. Đây là việc địi hỏi

phải kiên trì, thường xun và có sự phối hợp, tạo
tính thống nhất từ xây dựng kế hoạch, đề cương
tuyên truyền đến các nội dung, hình thức, đối
tượng tuyên truyền... nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4 (67).2019 119


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Thực hiện tốt, đồng bộ các giải pháp trên là góp
phần hạn chế được những tác động tiêu cực của
mạng xã hội đến sinh viên, giúp sinh viên Đại học
Sao Đỏ có thể khai thác những mặt tích cực của
mạng xã hội phục vụ cho q trình học tập cũng
như cuộc sống của mình.

chủ nhân của một đất nước vững bước hội nhập
vào thế giới toàn cầu ngày mai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Trần Thị Minh Đức (2014), Sử dụng mạng xã
hội trong sinh viên Việt Nam, Tạp chí Khoa học
Việt Nam.

[2]

Bùi Hương Giang, Ngơ Minh Hương (2008),
Tìm hiểu ngôn ngữ hiện nay trên mạng xã hội
Facebook, QH-2008-X-NN, Đại học Khoa học

xã hội và Nhân văn Hà Nội, tr 21.

[3]

Phạm Minh Hạc (2003), Biên dịch và giới
thiệu Một số cơng trình Tâm lý học của A.N.
Leonchiev, NXB Giáo dục.

[4]

Phạm Minh Hạc (chủ biên), Thái Duy Tuyên
(2012), Định hướng giá trị con người Việt Nam
-Thời kì đổi mới và hội nhập, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.

[5]

Nguyễn Thị Kim Hoa, Nguyễn Lan Nguyên
2016), Tác động của mạng xã hội Facebook đối
với sinh viên hiện nay, Tạp chí Khoa học - Đại
học Quốc gia, Hà Nội, tr.17.

[6]

Bùi Thu Hoài (2014), Tác động của mạng xã hội
đến giới trẻ, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội.

[7]


Uyên Huynh (2013), Có quá nhiều bạn trên
Facebook, bao nhiêu là đủ, NXB Hà Nội.

6. KẾT LUẬN
Cũng như nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật khác,
mạng xã hội được sáng tạo và phát triển là nhằm
phục vụ lợi ích của xã hội, tuy nhiên sử dụng nó
như thế nào thì sẽ chịu tác động tích cực hay tiêu
cực, điều đó phụ thuộc vào mỗi cá nhân. Khơng
thể phủ phận những mặt tích cực mà mạng xã hội
đã mang lại, nó giúp sinh viên hiểu biết, tiếp thu,
nâng cao được tầm hiểu biết, tri thức, kiến thức
cũng như tìm hiểu được nhiều hơn ngoài các kiến
thức trên ghế nhà trường. Mặc dù vậy, với những
kết quả trình bày ở trên, chúng tơi cho rằng cần có
sự định hướng cho sinh viên trong việc sử dụng
mạng xã hội liên quan đến thời gian, mục đích sử
dụng, cũng như những cách thức bảo vệ bản thân
khi tham gia vào cộng đồng mạng. Vì thế, mỗi sinh
viên Đại học Sao Đỏ nên hiểu rõ những biện pháp
từ bản thân và cộng đồng để tham gia vào các
trang mạng xã hội một cách hữu ích để trở thành

THƠNG TIN TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Hiền
- Tóm tắt quá trình đào tạo, nghiên cứu (thời điểm tốt nghiệp và chương trình đào tạo,
nghiên cứu):
+ Năm 2008: Tốt nghiệp Đại học ngành Triết học, Trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn

+ Năm 2012: Tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Triết học, Đại học Quốc gia Hà Nội
- Tóm tắt cơng việc hiện tại: Giảng viên, Khoa Giáo dục chính trị và Thể chất, Trường Đại
học Sao Đỏ
- Lĩnh vực quan tâm: Khoa học xã hội
- Email:
- Điện thoại: 0972579236

Phạm Thị Hồng Hoa
- Tóm tắt quá trình đào tạo, nghiên cứu (thời điểm tốt nghiệp và chương trình đào tạo,
nghiên cứu):
+ Năm 2000: Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Chính trị
+ Năm 2005: Tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh
+ Năm 2017: Tốt nghiệp Tiến sĩ Kinh tế chính trị quốc tế
- Tóm tắt công việc hiện tại: Giảng viên, Trưởng Khoa Giáo dục chính trị và Thể chất,
Trường Đại học Sao Đỏ
- Lĩnh vực quan tâm: Kinh tế xã hội
- Điện thoại: 0384080136

120 Tạp chí Nghiên cứu khoa học,Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4 (67).2019



×