Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nâng cao chất lượng giảng dạy chủ nghĩa xã hội khoa học trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.25 KB, 5 trang )

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nâng cao chất lượng giảng dạy chủ nghĩa xã hội khoa học
trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay
Improving the quality of teaching socialism science in universities
in Vietnam today
Nguyễn Thị Nhan
Email:
Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 02/12/2019
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 26/3/2020
Ngày chấp nhận đăng: 30/3/2020
Tóm tắt
Chủ nghĩa xã hội khoa học (CNXHKH) là một bộ phận của chủ nghĩa Mác - Lênin, là hệ tư tưởng chính trị
của giai cấp công nhân, một trong những cơ sở lý luận cho việc hoạch định đường lối phát triển của cách
mạng Việt Nam, cũng như trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. Vì vậy, nghiên cứu và giảng dạy
CNXHKH cho sinh viên trong các trường đại học luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Bài
viết là làm sáng tỏ vai trò của việc giảng dạy CNXHKH trong các trường đại học, chỉ ra những kết quả đạt
được, hạn chế trong giảng dạy CNXHKH cho sinh viên, từ đó đề xuất ba giải pháp nhằm nâng cao chất
lương giảng dạy CNXHKH trong các trường đại học hiện nay.
Từ khóa: Chủ nghĩa xã hội khoa học; sinh viên; trường đại học.
Abstract:
Cientific socialism is a part of Marxism-Leninism, a political ideology of the working class, a theoretical
basis for planning the development path of the Vietnamese revolution, as well as in current national
renewal career. Therefore, the research and teaching of scientific socialism to students in universities
are always of special interest to our Party and State. The paper is about clarifying the role of teaching
scientific socialism in universities, pointing out achievements and limitations in teaching current scientific
socialism, thereby proposing three solutions to improve the quality of teaching Socialism science in
universities today.
Kyewoks: Sciencetific socialism; student; university.
1. GIỚI THIỆU CHUNG


Chủ nghĩa xã hội khoa học là hệ thống tri thức lý
luận có sự thống nhất giữa thế giới quan và phương
pháp luận biện chứng, luận giải một cách khoa học
về quá trình nảy sinh cách mạng XHCN, hình thành
và phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản
chủ nghĩa, gắn liền với sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân nhằm giải phóng con người, giải
phóng xã hội. Việc giảng dạy CNXHKH trong các
trường đại học mang đến cho sinh viên những giá
trị tích cực như: (1) Góp phần xây dựng nhân sinh
quan cộng sản chủ nghĩa; (2) Giúp sinh viên có lập
Người phản biện: 1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà
2. TS. Phạm Văn Dự

trường tư tưởng kiên định, bản lĩnh chính trị vững
vàng, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh làm
thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các
thế lực thù địch.
Từ năm 2008 - 2019, việc giảng dạy các môn học
Mác - Lênin trong các trường đại học, cao đẳng có
sự thay đổi về phương thức theo chiều hướng giảm
về thời lượng bằng cách cắt bỏ các nội dung một
cách cơ học. CNXHKH từ chỗ là môn học độc lập
có vị trí, đối tượng, phạm trù riêng, Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã tích hợp với Triết học Mác - Lênin, Kinh
tế chính trị Mác - Lênin thành môn Những nguyên
lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Nội dung
và thời lượng học được rút ngắn, trong đó chỉ tập
trung vào một số nguyên lý, quan điểm cơ bản của


116 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 1 (68) 2020


LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
chủ nghĩa Mác - Lênin, khơng có phần liên hệ thực
tiễn như khi là môn học độc lập.

của Đảng, Nhà nước và các chủ thể tham gia giáo
dục đại học hiện nay.

Để việc dạy - học được hiệu quả, giảng viên đứng
lớp phải có chun mơn sâu về mơn học. Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là
mơn học tích hợp, do đó, q trình tổ chức dạy học cần phân công giảng viên đứng lớp có chun
mơn phù hợp với từng phần nội dung, ví dụ như:
nội dung Triết học Mác - Lênin phải do giảng viên
thuộc chuyên ngành Triết học đảm nhiệm; nội dung
Chủ nghĩa xã hội khoa học phải do giảng viên thuộc
chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội đảm nhiệm. Tuy
nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách
quan, phần lớn các trường đại học đã phân công
một giảng viên đảm nhiệm giảng dạy cả ba phần
nội dung trong môn Những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin [4]. Điều này tác động rất lớn
tới tư tưởng, bản lĩnh chính trị, niềm tin của một bộ
phận không nhỏ giảng viên chuyên ngành CNXHKH
trong các trường đại học ở nước ta vào giá trị của
chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, nhân dân
ta lựa chọn. Đặc biệt việc yêu cầu một giảng viên

giảng dạy cả môn Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin khơng tính đến tính chuyên sâu
trong đào tạo đã gây ra áp lực, tâm lý chán nản cho
người dạy, ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng môn
học. Đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ
bản góp phần gia tăng tâm lý “chán học”, “ghét học”
các môn lý luận Mác - Lênin, trong đó có CNXHKH
đối với khơng ít sinh viên trong các trường đại học
thời gian qua…

2. THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI KHOA HỌC CHO SINH VIÊN TRONG CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
CNXHKH là nội dung học bắt buộc trong chương
trình đào tạo chính khóa, ln được các trường đại
học quan tâm. Việc dạy - học nội dung CNXHKH
trong những năm qua đã đạt được một số kết quả
đáng ghi nhận như:
- Chương trình giảng dạy CNXHKH được xây
dựng bài bản, phù hợp quy định đào tạo theo
tín chỉ.
Từ hướng dẫn xây dựng chương trình mơn học của
Bộ giáo dục và đào tạo, 100% các trường đại học đã
xây dựng chương trình mơn CNXHKH đúng theo quy
định về học chế tín chỉ, đầy đủ nội dung cơ bản theo
yêu cầu môn học [3]. Một số trường đại học như:
Trường Đại học Hồng Đức, Trường Đại học Cần
Thơ… có định hướng tiếp tục hồn thiện chương
trình, giáo trình môn CNXHKH theo từng chuyên
ngành đào tạo trong năm học 2020 - 2021 [3].

- Giảng viên đứng lớp có chuyên mơn, áp dụng
phương pháp dạy học tích cực và phương tiện
hiện đại vào giảng dạy.

Năm 2019, các môn khoa học Mác - Lênin đã được
“trả lại tên”, CNXHKH được tách ra thành môn học
độc lập. Tuy nhiên, sau một thời gian dài thực hiện
việc giảng dạy theo hình thức “ghép, gộp”, nay các
môn học được tách ra lại làm phát sinh những khó
khăn mới về biên soạn chương trình, giáo trình, bồi
dưỡng và bố trí cơng việc cho giảng viên…

Hiện nay, cơng tác chuẩn hóa đội ngũ giảng viên
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo được các trường
đại học đặc biệt chú trọng. Do đó, 80% giảng viên
giảng dạy mơn CNXHKH là đúng chun ngành,
20% cịn lại có chun ngành gần. Số giảng viên
có trình độ thạc sĩ chiếm 87%, tiến sĩ 5% [2]. Hàng
năm, 100% trường đại học đều cử giảng viên tham
gia chương trình tập huấn, bồi dưỡng về cơng tác
giảng dạy các mơn Lý luận chính trị do Hội đồng Lý
luận Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức
[4]. Đây chính là cơ sở quan trọng, đảm bảo truyền
đạt kiến thức chuẩn xác trong công tác giảng dạy.

Có thể nói 10 năm gần đây, việc tổ chức dạy - học
nội dung CNXHKH ở các trường đại học nước ta có
những hạn chế nhất định. Đội ngũ giảng viên gặp
nhiều thách thức trong quá trình chuyển tải, trang
bị cho sinh viên những giá trị cơ bản về CNXHKH.

Do vậy, việc bảo vệ và giữ vững nền tảng tư tưởng
của Đảng, xây dựng niềm tin vào chủ nghĩa xã hội,
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cho
sinh viên cũng có nhiều khó khăn, hạn chế, địi hỏi
phải có sự quan tâm cả về nhận thức và hành động

Trong quá trình giảng dạy, phần lớn các giảng
viên đã sử dụng linh hoạt, phối hợp hài hòa giữa
phương pháp dạy học truyền thống với các phương
pháp dạy học mới như tổ chức seminar, thảo luận
nhóm,… 100% giảng viên giảng dạy các môn khoa
học Mác - Lênin, trong đó có CNXHKH đã sử dụng
phương tiện dạy học hiện đại như máy tính, máy
chiếu đa năng… vào dạy học, từ đó, tăng tính sinh
động, hấp dẫn, đồng thời thu hút sự chú ý của sinh
viên vào bào học [3].

Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 1 (68) 2020 117


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
- Hoạt động dạy - học được tổ chức nghiêm túc
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
giảng dạy các mơn lý luận chính trị
Theo báo cáo tại Hội thảo khoa học quốc gia
Nghiên cứu và giảng dạy các mơn lý luận chính
trị trong bối cảnh hiện nay, 100% các trường đại
học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đã thực
hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung
ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức dạy

- học các môn Lý luận chính trị, trong đó có mơn
CNXHKH [2]. Các trường đại học tổ chức giảng
dạy mơn CNXHKH với 2 tín chỉ, 30 tiết học, có tổ
chức thi đánh giá giữa và cuối học phần.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề nghiên
cứu và giảng dạy CNXHKH trong các trường đại
học những năm gần đây vẫn còn một số hạn chế,
cụ thể:
+ Chương trình, giáo trình phục vụ cho việc dạy học nội dung CNXHKH chưa được biên soạn phù
hợp với các chuyên ngành đào tạo cụ thể, còn
chung chung.
Phần lớn các trường chỉ xây dựng một chương
trình giảng dạy CNXHKH, một sách giáo trình dùng
chung cho các chuyên ngành đào tạo. Chương trình
CNXHKH ngồi những nội dung cốt lõi bắt buộc, nó
cần có những nội dung mới, được mở rộng từ kiến
thức nền tảng phù hợp với từng chuyên ngành đào
tạo. Cùng là giảng dạy nội dung CNXHKH nhưng
đối với mỗi đối tượng người học thuộc ngành đào
tạo khác nhau phải có giáo trình viết riêng cho phù
hợp, như vậy mới gắn được lý luận với thực tiễn,
nội dung giảng dạy mới gần gũi và dễ hiểu đối với
sinh viên.
Do thời lượng hạn chế, sự khô cứng và thiếu
phần vận dụng đối với từng ngành đào tạo của
chương trình và giáo trình cho nên khi giảng dạy
về những quan điểm cơ bản của CNXHKH, giảng
viên thường gặp rất nhiều khó khăn. Một bộ phận
khơng nhỏ giảng viên khơng mở rộng kiến thức,
vận dụng kiến thức thực tiễn làm ví dụ minh họa

mà chỉ giảng đúng những gì đã được viết ra trong
giáo trình chung cho mọi đối tượng, khiến người
học cảm thấy nhàm chán và khó hiểu.
+ Một bộ phận nhỏ giảng viên giảng dạy môn
CNXHKH chưa đúng chuyên mơn, cịn hạn chế
trong học tập nâng cao trình độ.
Hiện có khoảng 20% giảng viên đang tham gia
giảng dạy mơn CNXHKH nhưng không được đào

tạo chuyên sâu mà ở các chuyên ngành gần như
Triết học, Kinh tế chính trị…[4]. Giảng viên khơng
có chun mơn sâu, dễ có hiện tượng hời hợt trong
truyền đạt kiến thức, làm mất đi cái hay, cái đẹp
cũng như giá trị của môn học đối với người học.
Đối với giảng viên, việc học tập nâng cao trình độ
chun mơn cịn nhiều hạn chế do ngun nhân
khách quan và chủ quan. Đồng thời, do các trường
đại học thực hiện tự chủ, có khó khăn về tài chính,
các trường đại học chỉ cử đại diện giảng viên đi dự
tập huấn hàng năm do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ
chức, chiếm khoảng 15% [4].
+ Một số trường hợp áp dụng phương pháp dạy học và đánh giá kết quả môn học chưa phù hợp.
Việc áp dụng các phương tiện dạy học hiện đại là
hoàn toàn phù hợp với thời kỳ hội nhập và Cách
mạng Công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, có vơ vàn các
luận điểm, các tư tưởng CNXHKH sâu sắc, hàm
chứa những ẩn ý, đòi hỏi phải giải thích kỹ lưỡng.
Một số giảng viên lạm dụng cơng nghệ, chủ yếu
dùng sơ đồ hóa, trình chiếu nội dung, ít giảng giải
sẽ làm bài giảng trở lên sơ sài, mang tính hình

thức [1].
Bên cạnh đó, một số trường đại học tổ chức thi kết
thúc mơn CNXHKH bằng hình thức trắc nghiệm,
khiến người học chỉ cần học thuộc một cách máy
móc chứ khơng cần suy nghĩ, tìm tịi, khám phá.
Một bộ phận nhỏ giảng viên chỉ tập trung giảng dạy
nội dung thi, ít đào sâu, mở rộng kiến thức. Do vậy,
sự trì trệ và nơng cạn trong giảng dạy CNXHKH là
khó tránh khỏi. Tất cả vấn đề trên khiến người học
cảm thấy nhàm chán, khô cứng, không hứng thú
học CNXHKH và hạn chế khả năng gắn CNXHKH
với các lĩnh vực chuyên ngành.
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG GIẢNG DẠY CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA
HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
Một là, chú trọng và tiếp tục hồn thiện chương
trình, giáo trình mơn học theo hướng phù hợp
với từng chuyên ngành đào tạo.
CNXHKH là môn học trừu tượng, có tính lý luận
cao, việc xây dựng chương trình, giáo trình mơn
học phải đảm bảo kiến thức cơ bản theo quy định
và phù hợp với đặc thù của từng chuyên ngành
học. Chương trình, giáo trình phù hợp là cơ sở để
giảng viên mang đến cho người học những kiến

118 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 1 (68) 2020


LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC

thức chuyên sâu, vừa sức, gắn lý luận với thực
tiến, tạo bầu khơng khí học tập nhẹ nhàng, hứng
khởi. Để xây dựng được chương trình, giáo trình
phù hợp, trên cơ sở những hướng dẫn, quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học
thành lập tổ biên soạn gồm những giảng viên có
chun mơn để biên soạn. Trong quá trình tổ chức
biên soạn cần tổ chức các buổi hội thảo, lấy ý kiến
của giảng viên chuyên ngành, các khoa đào tạo,
người học và chuyên gia. Trước khi đưa vào giảng
dạy, chương trình, giáo trình cần được phản biện lại
ít nhất một lần bởi các chuyên gia đầu ngành. Hàng
năm, các trường đại học cần rà soát lại chương
trình, giáo trình, tham khảo ý kiến của người học
để có những điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với
thực tiễn.
Hai là, chú trọng bồi dưỡng và nâng cao chất
lượng giảng viên.
Chất lượng giáo dục phần lớn phụ thuộc vào trình
độ, trách nhiệm và nghiệp vụ sư phạm của người
thầy. Chủ nghĩa xã hội khoa học là một môn học
vừa có tính khoa học, vừa có tính lý luận cao, do
vậy nghiên cứu và giảng dạy CNXHKH là công
việc không hề đơn giản, địi hỏi giảng viên phải có
chun mơn sâu, trách nhiệm với mơn học. Do đó,
các trường đại học phải khắc phục tình trạng “đào
tạo một đằng, đi giảng một nẻo”, giảng viên giảng
dạy môn học này phải là người có trình độ từ Thạc
sỹ chun ngành CNXHKH trở lên. Đồng thời, tạo
điều kiện cho giảng viên được đi tập huấn hằng

năm theo các chương trình của Hội đồng Lý luận
Trung ương và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Giảng viên phải tích cực tham gia các khóa đào tạo
nhằm nâng cao chun mơn, nhất là các khóa đào
tạo sau đại học, khắc phục tình trạng “cơm chấm
cơm”; thường xuyên cập nhật kiến thức thông qua
các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các
hội nghị, hội thảo, các kết quả nghiên cứu của các
cơng trình khoa học…[4], bởi lý luận Mác - Lênin
muốn trở thành khoa học phải đặt nó vào “mảnh
đất hiện thực” của mỗi quốc gia. Trong khi đó, thực
tiễn của thế giới và thực tiễn của đất nước đang
thay đổi mạnh mẽ từng ngày.
Ba là, tích cực đổi mới phương pháp dạy - học và
đánh giá kết quả môn học
Thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy
theo hướng giảng dạy tích cực, hai chiều, khắc
phục cơ bản tình trạng độc thoại, đọc - chép; đồng

thời phải sử dụng các trang thiết bị - điện tử vào
giảng dạy nhằm nâng cao tính thuyết phục, tính
hấp dẫn, tính hiệu quả… trong các bài giảng.
Để sinh viên chủ động trong tiếp thu kiến thức,
dễ dàng hiểu được những giá trị thực tiễn mà
CNXHKH mang lại, các trường đại học nên tổ chức
cho sinh viên học tập một số nội dung môn học
thông qua phương pháp trải nghiệm. Chẳng hạn,
khi sinh viên học nội dung “đấu tranh giai cấp và
cách mạng xã hội chủ nghĩa”, có thể tổ chức cho
sinh viên tới thăm các di tích lịch sử kháng chiến

chống Pháp, chống Mỹ.
Việc kiểm tra, đánh giá giữa học phần có thể áp
dụng bằng nhiều hình thức: giao nhiệm vụ cá nhân
hoặc làm theo nhóm hoặc những cơng trình nghiên
cứu, những dự án nhỏ… Đánh giá sinh viên khi
kết thúc học phần có thể thực hiện qua các hình
thức như tự luận, vấn đáp…căn cứ vào điều kiện
cụ thể từng trường nhưng phải đảm bảo để sinh
viên được bày tỏ quan điểm, bộc lộ nhận định và
hiểu biết của bản thân.
Tuy nhiên, các biện pháp nêu trên đòi hỏi phải có
sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng, Nhà nước,
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Giám hiệu của các
trường đại học cả về chủ trương đổi mới chương
trình đào tạo, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ
giáo viên, nguồn lực thực hiện, giám sát, kiểm tra
việc thực hiện…

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tạ Thị Ngọc Lan (2019), Vận dụng phương
pháp lý luận Mác - Lênin vào giảng dạy các
mơn lý luận chính trị, Tạp chí Lý luận chính trị
Công an nhân dân, số 61, tr.34.
[2] Bùi Văn Linh (2019), Nâng cao hiệu quả
giảng dạy các môn lý luận chính trị trong
các nhà trường, Hội thảo khoa học quốc gia
Nghiên cứu và giảng dạy các mơn lý luận
chính trị trong bối cảnh hiện nay, Hà Nội,
ngày 7/11/2019, tr.97-100.
[3] Vương Thị Bích Thủy (2019), Nâng cao chất

lượng giảng dạy CNXHKH theo học chế tín
chỉ, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Đà
Nẵng, số 45, tr.18.

Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 1 (68) 2020 119


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
[4] Đỗ Thị Thạch (2019), Những thách thức tác
động và giải pháp góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy lý luận Mác - Lênin trong
các trường đại học ở Việt Nam hiện nay,

Hội thảo khoa học quốc gia Đổi mới chương
trình giảng dạy các mơn khoa học Mác Lênin, Hà Nội, tháng 2/2019, tr.43-45.

THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ
Nguyễn Thị Nhan
- Tóm tắt q trình đào tạo, nghiên cứu (thời điểm tốt nghiệp và chương trình đào tạo,
nghiên cứu):
+ Năm 2009: Tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
+ Năm 2014: Tốt nghiệp Thạc sỹ Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội
+ Năm 2019: Tốt nghiệp Tiến sĩ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
- Cơng việc hiện tại: Phó Trưởng phịng Cơng tác Sinh Viên, Trường Đại học Sao Đỏ
- Lĩnh vực quan tâm: Giáo dục trẻ em của gia đình cơng nhân trong các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi vùng Đồng bằng sơng Hồng
- Email:
- Điện thoại:0984 647 781


120 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 1 (68) 2020



×