Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề cương phần GIPO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.05 KB, 6 trang )

Câu 1: Thế nào là GIPO? tác dụng của GIPO?
1. GIPO: là chữ viết tắt gồm 4 chữ cái đầu của goal, input, process và out put.
Trong đó:
- G: Goal (mục tiêu): cần tường minh, chính xác, cụ thể. Thông thường mục tiêu phải
được động từ hóa (phát biểu, chứng minh, có khả năng). Mức độ cần đạt: Biết
→Hiểu→đánh giá. Mục tiêu phải được định lượng hóa (đong, đếm được).
- I: Input (đầu vào): bao gồm các yếu tố sau:
+ Học sinh: trình độ, khả năng nhận thức của học sinh
+ Phương tiện: Các loại thiết bị, máy móc, phần cứng phần mềm, tài liệu in ấn.
+ Thời gian: chi phối phương pháp dạy của thầy, phương pháp học của trò.
- P: process (quá trình): hoạt động gồm tổng thể các thao tác. Quá trình thiết kế gồm các
bước sau:
+ Xác định rõ mục tiêu sản phẩm kèm theo
+ Xác định tổ hợp các thao tác, hoạt động của thầy và trò
+ Xác định các phương tiện, phương pháp chủ yếu được sử dụng.
O: Out put: (đầu ra): là sản phẩm của hành động (sơ đồ, biểu đồ, lời giải của một bài tập
nhận thức…) sản phẩm có thể được thể hiện bằng bài viết, có thể là lời cúa các thao tác tư
duy hành động, có thể là thao tác tư duy hành động hoặc cả 2.
GIPO là công thức của công nghệ dạy học được sử dụng để thiét kế các bài học địa
lí. Khi áp dụng công thức này trong quá trình thiết kế bài học người giáo viên phải tuân
thủ nghiêm ngặt những đòi hỏi của công nghệ dạy học, tức là:
+ Phải xác định rõ mục tiêu dạy học địa lí và mối quan hệ của nó với input,
process và output,
+ Kiểm soát chặt chê Input (đầu vào), process (quá trình biến đổi) và output
(đầu ra) của quá trình dạy học địa lí.
Công thức GIPO là phương pháp biểu hiện cụ thể việc thiết kế bài học theo quan
điểm công nghệ dạy học. Về thực chất công thức GIPO là công cụ ứng dụng nhằm hiện
thực hóa, cụ thể hóa quá trình dạy học theo quan niệm công nghệ dạy học – một xu hướng
đổi mới phương pháp dạy học đang ngày càng có vị trí quan trọng trong lĩnh vực giáo dục.
2. Tác dụng:
- Sử dụng công thức GIPO trong quá trình thiết kế bài học địa lí giúp giảm bớt gánh nặng


của một tiết học trên lớp, bởi vì thiết kế bài học theo công thức GIPO sẽ góp phần giảm bớt
mục tiêu, giảm bớt các hoạt động của thầy và trò.
- xác lập những điều kiện khung đưa các yếu tố vào trật tự
- Thiết kế các hoạt động theo mô hình này sẽ biểu hiện rõ được các bước cũng như biểu
diễn được 4 yếu tố.
Câu 2: Mô hình thiết kế một hoạt động dạy học và một bài học theo công thức
GIPO?
1. Mô hình thiết kế một hoạt động dạy học theo công thức GIPO.
Một hoạt động dạy học được thiết kế theo công thức GIPO cần biểu đạt rõ các thành phần
cơ bản sau đây:
- Tên của hoạt động dạy học: Trong phần đầu của hoạt động dạy học, cần ghi rõ số thứ tự
và tiêu đề của hoạt động dạy học. Trong tiêu đề, mục tiêu, các yếu tố input quan trọng nhất
(thời gian, phương pháp hoặc phương tiện), phương thức, phương pháp dạy học chủ yếu
với tư cách là quá trình chế biến sẽ được ưu tiên biểu đạt.
- Qui trình, quá trình và quan hệ tương tác (3Q): Trong phần thân của hoạt động dạy học
nhất thiết phải biểu đạt được: 1) Qui trình (các bước) mà một hoạt động sẽ trải qua, 2) Các
quá trình dạy học sẽ được diễn ra trong mỗi bước, 3) Mối quan hệ tương tác của các chủ
thể trong bài học (GV-HS, HS-HS) khi thực hiện các quá trình dạy học.
- Tên sản phẩm: Cần biểu đạt rõ sản phẩm mà hoạt động dạy học tạo ra.
Ví dụ minh hoạ: Để cụ thể hoá mô hình khái quát nêu trên, chúng tôi đưa ra một ví dụ
minh hoạ cụ thể về việc thiết kế và biểu đạt một hoạt động dạy học trong Bài 9 Địa lí lớp
11 THPT, Ban nâng cao (Tiết 1: EU- Liên minh khu vực lớn trên thế giới)
Hoạt động 1: Phân tích các sơ đồ trong SGK nhằm tìm hiểu các mục tiêu cơ bản và thể
chế của EU (10 phút)
1. GV-LỚP: Khởi động và đặt vấn đề nhận thức. Giáo viên đề nghị toàn lớp nghiên cứu
SGK đặc biệt là sơ đồ 9.3 và 9.4 để xác định những mục tiêu cơ bản và thể chế của EU,
2. HS - HS: Học sinh tích cực, hợp tác làm việc theo các nhóm đôi. Các nhóm đôi học
sinh trao đổi, phân tích 2 sơ đồ và đọc kĩ nội dung kênh chữ trong SGK và xác định các
mục tiêu cơ bản và thể chế,
3. HS-LỚP: Học sinh phản ánh, trình bày kết quả làm việc của mình. Một học sinh đại

diện trình bày kết làm việc nhóm đôi.
4. GV-LỚP: Nhận xét, đánh giá kết quả học tập. Giáo viên đề nghị một số HS trong lớp
nhận xét, sau đó bổ xung, đánh giá và đưa ra đáp án cuối cùng
Sản phẩm: HS trình bày được những nội dung cơ bản về mục tiêu và thể chế của EU
2. Qui trình thiết kế bài học theo công thức GIPO
a) Xác định chính xác số luợng và biểu đạt một cách tường minh các mục tiêu của bài
học và của từng hoạt động dạy học
Về mặt số lượng, mục tiêu bài học, không nên đặt ra nhiều mục tiêu cho một bài học 45
phút. Khi mà điều kiện đầu vào cho một tiết học chỉ giới hạn trong 45 phút (thực chất thời
gian dành cho tiếp thu kiến thức, kĩ năng mới chỉ là 30-35 phút) và lớp học thường trên 40
học sinh thì không nên và không thể xác định quá nhiều mục tiêu của một tiết học, chỉ nên
hạn chế trong 3 mục tiêu cơ bản.
Về mặt chất lượng, các mục tiêu và sản phẩm của toàn bài học cũng như của từng hoạt
động dạy học cần phải được xác định và biểu đạt một cách cụ thể, rõ ràng, khả thi và đo
lường được.
Ví dụ minh hoạ về việc xác đinh và biểu đạt mục tiêu
của bài học địa lí theo quan điểm công nghệ dạy học
Mục tiêu toàn bài học:
Trong điều kiện thời gian dành cho tiết học là 45 phút, lớp học có hơn 45 học sinh, học lực
của phần lớn học sinh trong lớp là trung bình và khá thì 3 mục tiêu có thể xác lập cho tiết 1
bài 9 địa lí lớp 11 (chương trình nâng cao) như sau:
Sau bài học, học sinh có khả năng
1. Trình bày được những đặc điểm cơ bản của quá trình hình thành và phát triển EU
2. Nêu lên được mục tiêu và thể chế của EU trên cơ sở phân tích các sơ đồ trong SGK
3. Chứng minh được EU là trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới
Mục tiêu và sản phẩm của các hoạt động dạy học :
Hoạt đông dạy
học
Mục tiêu Sản phẩm (Output)
Hoạt động 1 Xác lập được các đặc điểm

của quá trình hình thành và
phát triển.
Thể hiện những đặc điểm hình
thành và phát triển EU theo 2
mức độ khái quát và cụ thể
trên một bảng tổng hợp.
Hoạt động 2 Phân tích các sơ đồ trong Trình bày được những nội
SGK để tìm hiểu mục tiêu
và thể chế của EU.
dung cơ bản về mục tiêu và thể
chế của EU.
Hoạt động 3 Chứng minh EU là trung
tâm kinh tế hàng đầu của
thế giới.
Đưa ra được những dẫn chứng
tiêu biểu chúng minh được vị
thế hàng đầu thế giới về kinh
tế của EU.
b) Xác định chính xác và đầy đủ “các nguyên liệu đầu vào” (Input) cần thiết cho các
hoạt động dạy học
Nguyên liệu đầu vào cho hoạt động dạy học bao gồm :
- Trình độ ban đầu của học sinh về kiến thức, kĩ năng, thái độ học tập,
- Kiến thức cơ bản được trình bày trong SGK,
- Tài liệu tham khảo cần thiết cho bài học,
- Phương tiện, công cụ dạy học chủ yếu.
Ví dụ về việc xác định Input cho các hoạt động dạy học (Tiếp theo)
HĐ dạy
học
Mục tiêu Input
Hoạt động

1
Tìm hiểu các đặc điểm của
quá trình hình thành và phát
triển
- Kiến thức về EU học sinh đã học
ỏ THCS
- Nội dung SGK bài 9 tiết 1 phần I,
Bản đồ chính trị châu Âu (treo
tường)
Hoạt động
2
Phân tích các sơ đồ trong
SGK để tìm hiểu mục tiêu và
thể chế của EU
- Kiến thức về EU học sinh đã học
ỏ THCS
- 2 sơ đồ 9.3 và 9.4 và kênh chữ
trong mục 2 phần I SGK địa lí 11
Hoạt động
3
Chứng minh EU là trung tâm
kinh tế hàng đầu của thế giới
- Hiểu biết đã có của HS về EU
- Nội dung SGK bài 9 tiết 1 phần II

c) Xác định rõ các quá trình (processes) và qui trình (procedure) của mỗi hoạt động dạy
học cần phải diễn ra để đạt được mục tiêu đề ra
Khi thiết kế một hoạt động dạy học theo công thức GIPO, bên cạnh việc xác lập tiêu
đề của hoạt động thì viẹc xác định rõ Qui trình của hoạt đông dạy học, các quá trình dạy
học sẽ diễn ra và các hình thức tương tác giưa giáo viên với học sinh và học sinh với học

sinh nhất thiết phảI được thể hiện. Như vậy, khi thiết kế một hoạt động dạy học theo quan
điểm công nghệ dạy học và công thức GIPO cần chú ý thực hiện một số điểm rất quan
trọng sau đây:
 Biểu đạt tiêu đê: Trong tiêu đề không chỉ số thứ tự của hoạt động trong bài học cần
ghi mà mục tiêu của bài học, những yếu tố đầu vào quan trọng nhất (thời gian, công
cụ và phương thức hoạt động nhất thiết phải được thể hiện.
 Biểu đạt qui trình: Câu hỏi mà giáo viên cần phải trả lòi ở đâu là các input cần được
chế biến theo qui trình nào và có mấy bước
 Biểu đạt quá trình hoạt đông: Cần phải xác định rõ ở mỗi bước của hoạt động dạy
học thì sẽ có quá trình chế biến input ( quá trình nhận thức) nào sẽ xảy ra.
 Biểu đạt hình thức tương tác: GV cần phải biết được rằng các quá trình chế biến
Input sẽ đựoc thực hiện trong mối quan hệ tương tác như thế nào giữa giáo viên với
học
 Biểu đạt hình thức tương tác: GV cần phải biết được rằng các quá trình chế biến
Input sẽ đựoc thực hiện trong mối quan hệ tương tác như thế nào giữa giáo viên với
học sinh và học sinh với học sinh trong mỗi bước trong qui trình thực hiện một
hoạt động dạy học.
Câu 3: Mục đích, ý nghĩa và nguyên tắc của việc kiểm tra đánh giá?
Đánh giá là một quá trình thu thập, phân tích hiện trạng so sánh với mục tiêu để ra và đưa
ra những quyết định thích hợp để cải thiện và điều chỉnh việc học.
1. Mục đích
- làm rõ mức độ hoàn thành mục tiêu dạy học từ đó tìm hiểu nguyên nhân, biện pháp khắc
phục và nâng cao.
- Đánh giá có tác dụng công khai nhận định về chất lượng của học sinh tạo cho học sinh cơ
hội sớm nhìn nhận ra thực trạng của bản thân và có những biện pháp để cải thiện tình hình
- Việc đánh giá là cở sở để giáo viên đổi mới phương pháp dạy học của mình.
2. Ý nghĩa

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×