Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HẠCH TOÁN CHÍ PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH THEO HOẠT ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.35 KB, 17 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HẠCH TOÁN CHÍ PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH THEO HOẠT ĐỘNG.
I. KHÁI NIỆM CHI PHÍ VÀ YÊU CẦU QUẢN LÍ CHI PHÍ:
1. Khái niệm chi phí:
1.1. Khái niệm:
Thuật ngữ chi phí có từ thời trung cổ (từ thế kỉ V sau công nguyên) từ đó cho
đến nay người ta vẫn quan niêm chi phí như là những hao phí phải bỏ ra để đổi
lấy sự thu về.
Hiện tại cũng có nhiều khái niệm khác nhau về chi phí.
Xét dưới góc độ kế toán, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam – Chuẩn mực số
01 “Chuẩn mực chung”: Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh
tế trong kì kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài
sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao
gồm khoản phân phối cho các cổ đông hoặc chủ sở hữu.
Theo quan điểm của các trường đại học khối kinh tế: chi phí của doanh
nghiệp được hiểu là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và
các chi phi cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động
kinh doanh, biểu hiện bằng tiền và tính cho 1 thời kì nhất định.
Các khái niệm trên đây tuy có khác nhau về cách diễn đạt, về mức độ khái
quát nhưng đều thể hiện bản chất của chi phí là nhữmg hao phí phải bỏ ra để đổi
lấy sự thu về, có thể thu về dưới dạng vật chất, có thể định lượng được, hoặc
dưới dạng tinh thần hay dịch vụ được phục vụ.
1.2 Phân loại chi phí
Có rất nhiều cách phân loại chi phí ở đây chúng tôi chỉ nêu hai cách thức phân
chia phổ biến
* Phân theo chức năng hoạt động:
- Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí phát sinh tại phân xưởng (bộ phận) sản
xuất có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm trong một kì nhất định. Chi phí sản
xuất bao gồm 3 khoản mục chi phí sau dây:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí lao động trực tiếp


+ Chi phí sản xuất chung
- Chi phí ngoài sản xuất là những khoản chi phí của doanh nghiệp phải chi để
thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ và chi cho bộ máy
quản lí doanh nghiệp. Chi phí ngoài sản xuất được chia làm 2 loại:
+ Chi phí bán hàng
+ Chi phí quản lí doanh nghiêp
- Chi phí thời kì và chí phí sản phẩm:
+ Chi phí thời kì bao gồm những khoản chi phí phát sinh trong kì hạch
toán, là những chi phí trực tiếp làm giảm lợi tức trong kì.
+ Chi phí sản phẩm bao gồm các chi phí gắn liền với các sản phẩm được
sản xuất ra hoặc mua vào để bán lại.
* Phân theo cách ứng xử của phí
- Biến phí (variable costs) là những khoản mục chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận
với biến động về mức độ hoạt đông. Xét về tính chất tác động, biến phí chia làm
2 loại:
+ Biến phí tỷ lệ (true variable costs) là những khoản chi phí có quan hệ
tỷ lệ thuân trực tiếp với biến động của mức độ hoạt động căn cứ như chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp...
+ Biến phí cấp bậc (step variable costs) là những khoản chi phí chỉ thay
đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều và rõ ràng như chi phí lao động gián
tiếp, chi phí bảo trì...
- Định phí (fixed costs) là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt
động thay đổi.
- Chi phí hỗn hợp (mixed cots) là chi phí mà bản thân nó bao gồm cả các yếu tố
biến phí lẫn định phí.
2. Yêu cầu quản lí chi phí
Một doanh nghiệp không thể tồn tại nếu thiếu công tác quản trị doanh
nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu điều hành và quản lí một cách có hiệu
quả trong hoạt động kinh doanh, công tác quản trị doanh nghiệp đòi hỏi một
lượng thông tin rất lớn từ kế toán quản trị. Một trong những thông tin quan

trọng đối với các nhà quản lí doanh nghiệp là các thông tin về chi phí, vì mỗi
khi chi phí tăng thêm sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Nhu cầu thông
tin chi phí, đặc bịêt là thông tin chi phí sản xuất luôn gia tăng về tốc độ, tính
linh hoạt, chính xác để phục vụ các quyết định kinh tế, liên quan đến giá trị
thành phẩm, giá vốn, giá bán, lợi nhuận, hoàn thiện định mức chi phí của các
nhà quản trị trong doanh nghiệp. Công tác tính phí không chỉ là một bộ phận
của kế toán quản trị mà còn là cơ sở cho việc thực hiện các chức năng khác. Do
vậy, các nhà quản lí cần kiểm soát chặt chẽ chi phí của doanh nghiệp để có
những thông tin về chi phí đầy đủ, chính xác và được cập nhật. Ngày nay với
những tiến bộ kỹ thuật, phương thức quản lý sản xuất kinh doanh, sự toàn cầu
hoá kinh tế, mở rộng phạm vi cạnh tranh thì sự tăng nhanh nhu cầu, tính tốc độ,
tính linh hoạt, tính chính xác của thông tin chi phí ngày càng đặt ra bức thiết
hơn trong điều hành doanh nghiệp. Đây cũng chính là mục tiêu kế toán chi phí,
là tiền đề để tách kế toán chi phí thành bộ phận, chuyên ngành kế toán riêng
trong hệ thống kế toán của doanh ngiệp sản xuất nhằm đáp ứng tốt hơn các mục
tiêu sau:
- Cung cấp thông tin chi phí, giá thành để phục vụ cho việc xác định giá
thành phẩm tồn kho, giá vốn, giá bán, lợi nhuận của các quyết định quản trị
sản xuất, định hướng kinh doanh, thương lượng với khách hàng, điều chỉnh
tình hình sản xuất theo thị trường.
- Cung cấp thông tin chi phí và giá thành sản phẩm để phục vụ tốt hơn quá
trình kiểm soát chi phí đảm bảo tính tiết kiệm, hiệu quả và gia tăng năng lực
cạnh tranh.
- Cung cấp thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, phục vụ tốt
hơn cho việc xây dựng hoàn thiện hệ thống định mức chi phí.
II. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH THEO
PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG
1. Các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
truyền thống.
1.1. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí thực tế

Kế toán chi phí sản xuất thực tế, nghĩa là các yếu tố đầu vào của chi
phí sản xuất phải tính và hạch toán ngay từ đầu theo chi phí phát sinh thực
tế.
Trong hệ thống kế toán hiện hành của chúng ta hiện nay chú trọng phần
lớn là kế toán chi phí sản xuất thực tế và cuối kỳ mới tính được giá thành sản
phẩm. Các doanh nghiệp SX nước ta thường lập giá thành định mức đơn vị
sản phẩm ứng với một mức sản xuất nhất định, không linh hoạt theo nhiều
mức độ sản xuất khác nhau. Điều này gây khó khăn cho nhà doanh nghiệp
trong việc định ra giá bán cạnh tranh, giá bỏ thầu … tại một thời điểm bất kỳ
trong kinh doanh.
Việc tập hợp chi phí, phương pháp này cũng tập hợp theo các khoản
mục, gồm có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và
chi phí sản xuất chung.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp hầu như
có thể tính ngay được do các chứng từ nội bộ công ty cung cấp, như các
phiếu yêu cầu nguyên vật liệu, lệnh sản xuất, phiếu thời gian ...
- Quá trình tập hợp, tính toán chi phí sản xuất chung thực tế thông
thường cuối kỳ (cuối tháng) mới xác định được. Chi phí sản xuất chung phụ
thuộc chủ yếu vào các chứng từ bên ngoài như hóa đơn tiền điện, nước, điện
thoại, chất đốt, … các hóa đơn này đến cuối kỳ các nhà cung cấp mới tính và
báo cho doanh nghiệp hoặc có thể đầu kỳ sau mới gửi cho doanh nghiệp.
Để tính nhanh giá thành sản phẩm, nhân viên kế toán cần phải có thông
tin chính xác 3 khoản mục chi phí, trong đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
và chi phí nhân công trực tiếp dễ dàng xác định, còn chi phí sản xuất chung
thì khó khăn hơn, thường công ty phải ước tính chi phí sản xuất chung, do đó
việc tính toán chi phí có thể không phản ánh đúng mức độ phát sinh.
1.2. Hạch toán CPSX theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí dự toán
Kế toán chi phí sản xuất theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí SX
chung dự toán, nghĩa là hai yếu tố đầu vào nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí
nhân công trực tiếp phải tính và hạch toán ngay từ đầu theo chi phí phát sinh

thực tế, còn chi phí sản xuất chung được ước tính phân bổ theo tiêu thức cố
định để tính giá thành sản phẩm kịp thời, cuối kỳ điều chỉnh lại khi tập hợp
đầy đủ chi phí sản xuất chung thực tế.
Ưu điểm của cách tính này là cung cấp nhanh giá thành đơn vị sản phẩm
ứng với nhiều mức độ sản xuất khác nhau tương đối gần đúng với giá thành
thực tế tại bất kỳ thời điểm nào mà không cần đợi đến cuối kỳ, giúp nhà
doanh nghiệp có quyết định kịp thời trong kinh doanh. Nếu có thông tin này
thì doanh nghiệp sẽ có khả năng định một giá cạnh tranh để được hợp đồng
và tăng thị phần trong thị trường. Ngoài ra, trong lĩnh vực sản xuất máy móc
thiết bị hạng nặng hoặc trang bị quốc phòng, có rất nhiều công việc hoặc hợp
đồng mà doanh nghiệp chỉ dành được bằng cách đấu thầu. Doanh nghiệp cần
có giá thầu hợp lý đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, đồng thời
mang lại lợi nhuận hợp lý cho doanh nghiệp.
1.3. Hạch toán chi phí và tính giá thành theo định mức
Là phương pháp dựa vào việc phân tích giá thành sản phẩm qua các kỳ
để ước lượng giá thành sản phẩm trong kỳ. Chi phí nguyên vật liệu, chi phí
nhân công trực tiếp được tính dựa trên sản lượng ước tính và định mức chi
phí đơn vị, chi phí sản xuất chung được ước tính và phân bổ theo tiêu thức cố
định. Phương pháp này giúp cho doanh nghiệp chủ động trong cách tính giá
thành, định giá bán sản phẩm nhanh chóng kịp thời, nhưng cách tính này độ
chính xác thấp do thị trường thường xuyên biến động và giá nguyên vật liệu
thay đổi liên tục...
2. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp truyền thống
Nhìn chung các phương pháp truyền thống có các ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm:
- Đơn giản nên tương đối dễ sử dụng.
- Chi phí quản lý thấp.
Nhược điểm:
- Việc phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức cố định như vậy không
chính xác vì chi phí chung bao gồm nhiều khoản mục có bản chất khác nhau,

có vai trò và tham gia với mức độ khác nhau vào quá trình sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm.
VD: Chi phí khấu hao máy móc, chi phí khởi động dây truyền sản xuất,
chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm không tỷ lệ thuận với chi phí nhân công
trực tiếp.
Do đó áp dụng một tiêu thức phân bổ cố định cho toàn bộ chi phí chung
khiến cho giá thành thực tế của sản phẩm bị phản ánh sai lệch.
- Trong phương pháp kế toán chi phí truyền thống khái niệm giá thành
sản phẩm chỉ được hiêủ theo nghĩa hẹp là “giá thành sản xuất”, các chi phí gián
tiếp như chi phí quản lý, chi phí bán hàng không được tính vào giá thành sản
phẩm. Nhưng trên thực tế các doanh nghiệp khi tính “giá thành toàn bộ” có
phân bổ chi phí quản lý và chi phí bán hàng vào giá thành sản phẩm. Tuy nhiên
tiêu thức phân bổ thường dựa trên sản lượng tiêu thụ, tức là cũng không phù
hợp như phân tích ở trên. Ngoài ra trong các phân tích có sử dụng thông tin về
giá thành sản phẩm thì các doanh nghiệp thường sử dụng giá thành sản xuất chứ
không sử dụng giá thành toàn bộ.

×