Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Bài tập tự học các môn ngày 10 tháng 4 Khối 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.94 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI TẬP TỰ HỌC – KHỐI 8 (Ngày 10 tháng 4)</b>
<b>MÔN: NGỮ VĂN</b>


<b>PHIẾU BÀI TẬP SỐ 26 </b>
<b>I. BÀI TẬP</b>


<b>1. Cho phần văn bản sau:</b>


<i>Thánh địa Mĩ Sơn ( thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) cách</i>
<i>thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Tây Nam, cách Trà Kiệu khoảng 10 km về</i>
<i>phía tây trong một thung lũng hẹp.</i>


<i>Thánh địa Mĩ Sơn là một quần thể kiến trúc nổi tiếng nhất của người Chăm của</i>
<i>nước ta được xây dựng từ cuối thế kỉ IV đến thế kỉ XIII. Ngày 29-4-1979, Bộ văn hóa</i>
<i>thơng tin đã ra quyết định số 54/QĐ công nhận Mĩ Sơn là Di tích kiến trúc nghệ thuật .</i>


<i>Mĩ Sơn với hơn 70 cơng trình kiến trúc bằng gạch đá thờ các vị thần Ấn Độ giáo</i>
<i>được phát hiện cách đây 100 năm. Bị chiến tranh tàn phá, đến năm 1975, Mĩ Sơn chỉ cịn</i>
<i>lại 32 cơng trình, trong đó khoảng 20 cơng trình cịn giữ được dáng vẻ ban đầu. Đáng</i>
<i>tiếc cơng trình lớn nhất là tháp A1 cao 24 m, có 6 tháp phụ xung quanh, tháp này được</i>
<i>đánh giá là kiệt tác của kiến trúc Chăm- pa đã bị bom Mĩ đánh sập cuối năm 1969.</i>


<i>Những đền thờ chính của Mĩ Sơn thờ một bộ linga hoặc hình tượng của thần Si-va</i>
<i>– đấng bảo hộ của các dòng vua Chăm- pa. Vị thần được tôn thờ ở Mĩ Sơn là</i>
<i>Bhadresvara, là vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amararvati vào thế kỉ</i>
<i>thứ IV kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần – vua và tổ tiên</i>
<i>hoàng tộc.</i>


(Theo Bách khoa tri thức phổ thông)


<b>Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản thuyết minh nào? Hãy chỉ ra những phương pháp</b>


thuyết minh được sử dụng trong phần văn bản trên. Ngoài những phương pháp thuyết
minh trên người ta còn sử dụng các phương pháp thuyết minh nào ?


<b>Câu 2. Bố cục của văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh gồm mấy phần ?</b>
Nhiệm vụ của từng phần? Phần văn bản được trích dẫn ở trên có thể đưa vào phần nào
trong bố cục một bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.


<b>Câu 3. Hãy giới thiệu một di tích lịch sử hoặc một danh lam thắng cảnh mà em yêu</b>
thích.


<b>II. KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CẦN NẮM CHẮC ĐỂ LÀM BÀI TẬP</b>
<b>1. Kiến thức: Học sinh nắm chắc:</b>


- Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
- Các phương pháp thuyết minh


<b>2. Kĩ năng: Có kĩ năng</b>


- Nhận biết văn bản thuyết minh.


- Tạo lập văn bản thuyết minh về danh lam thắng cảnh.


<b>MÔN: CÔNG NGHỆ</b>
1. Hãy kể tên các vật liệu cơ khí phổ biến và phạm vi ứng dụng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2></div>

<!--links-->

×