Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CẦU I THĂNG LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.88 KB, 15 trang )

: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở
CÔNG TY CẦU I THĂNG LONG.
I. Những nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cầu I Thăng
Long.
1. Nhận xét chung.
Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển Công ty Cầu I Thăng Long đã tham
gia thi công nhiều công trình lớn nhỏ trong cả nước bao gồm xây dựng các
công trình giao thông, công trình dân dụng, công trình công nghiệp… Trong đó
có nhiều công trình có chất lượng cao và được cả nước biết đến như cầu Tràng
Tiền ở Huế, cầu Đồng Tiến ở Hoà Bình, cầu Sông Bạc ở Hà Giang, cầu Đông
Hà ở Quảng Trị…Có được những thành công đó là sự đóng góp không nhỏ của
bộ phận quản lý tài chính của Công ty trong đó có phòng kế toán- tài vụ là nòng
cốt.
Bằng mọi biện pháp tích cực nhằm khắc phục những khó khăn, phát huy
những lợi thế, lãnh đạo Công ty và đặc biệt là phòng kế toán đã cố gắng năng
động đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành phù hợp với giá
cả thực tế, quản lý chặt chẽ chi phí phát sinh, hạn chế chi phí bất hợp lý, từ đó
tham mưu cho lãnh đạo Công ty đề ra các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí và
hạ giá thành sản phẩm…
Tuy nhiên trong quá trình đi lên do sự thay đổi liên tục của chế độ kế toán
nên công tác kế toán của Công ty không tránh khỏi những tồn tại nhất định.
Trong thời gian thực tập ngắn để tìm hiểu và tiếp cận với công tác quản lý,
công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm nói riêng, cùng với sự giúp đỡ tận tình của Ban giám đốc, của
các phòng và đặc biệt là phòng kế toán đã tạo điều kiện cho em tiếp xúc với
thực tế. Trong thời gian tìm hiểu bằng những hiểu biết và nhận thức của bản
thân, em mạnh dạn nêu lên một số nhận xét và ý kiến của mình về công tác kế
toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
2. Những thuận lợi.


Công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm nói riêng thể hiện những ưu điểm sau:
- Thứ nhất, về tổ chức quản lý bộ máy là gọn nhẹ, các phòng ban chức năng
đủ đáp ứng yêu cầu chỉ đạo kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh. Công
ty đã đảm bảo quản lý và hạch toán các yếu tố chi phí của quá trình sản xuất
một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Cụ thể:
+ Công ty đã quản lý lao động có trọng tâm và luôn động viên khuyến khích
đối với lao động có tay nghề cao.
+ Việc quản lý và sử dụng vật tư theo định mức và theo kế hoạch đã góp
phần tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
- Thứ hai, về tổ chức bộ máy kế toán, phòng kế toán của Công ty được bố trí
công việc hợp lý với đội ngũ kế toán có trình độ, có năng lực và nhiệt tình,
trung thực. Xây dựng được hệ thống sổ sách kế toán, cách ghi chép, phương
thức hạch toán một cách khoa học, hợp lý phù hợp với yêu cầu và mục đích của
chế độ kế toán mới .
- Thứ ba, hình thức kế toán chứng từ ghi sổ mà Công ty đang áp dụng thể
hiện nhiều ưu điểm nổi bật. Sử dụng chứng từ làm căn cứ ghi sổ kế toán đã
khiến cho khối lượng ghi sổ kế toán trở nên gọn nhẹ, dễ hiểu và chủ động vì
chứng từ ghi sổ được lập trên cơ sở các chứng từ gốc cùng loại, cùng phản ánh
một nội dung, các chứng từ ghi sổ sau khi làm căn cứ ghi sổ kế toán được bảo
quản và lưu vào hồ sơ theo cùng quyển có cùng nội dung và kèm theo các
chứng từ gốc rất thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu.
- Thứ tư, về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành, Công ty
đã tổ chức hạch toán chi phí xây dựng cho từng công trình, hạng mục công trình
trong quí một cách cụ thể, rõ ràng, đơn giản phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý chi
phí sản xuất và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công ty tiến hành đánh giá kiểm kê khối lượng sản phẩm làm dở một cách
khoa học và chính xác, xác định được đúng chi phí thực tế sản phẩm dở dang
cuối kỳ.
Công ty đã tiến hành cung cấp vật tư cho các công trình theo tiến độ thi

công và theo dự toán, tránh lãng phí và mất mát vật tư ở kho công trình.
Công ty trao quyền cho các đội mua vật tư tại nơi thi công. Vật liệu mua về
được chuyển bằng xe của Công ty tại các công trình, giá mua thấp hơn chi phí
vật tư mà Công ty mua về rồi chuyển đến công trình. Theo cách này Công ty có
thể giảm chi phí vật tư phục vụ cho thi công và đặc biệt hợp lý khi các công
trình ở xa Công ty.
Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp nên công tác tính toán
nhanh gọn, thuận tiện cho việc tính giá thành.
Nhìn chung công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty
là khá chính xác đảm bảo đúng, đầy đủ và dễ hiểu.
3. Những tồn tại.
Bên cạnh những thành tích đạt được trong công tác kế toán nói chung và kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng cũng còn những tồn
tại cần khắc phục, cụ thể là:
- Thứ nhất: Do Công ty đóng trên địa bàn thành phố, thi công các công trình
ở khắp nơi trong cả nước, nên chi phí tàu xe, lưu trú giao dịch của cán bộ công
nhân viên là rất lớn, hiệu quả đem lại không cao mà nguồn thông tin thu thập
không kịp thời.
- Thứ hai: Do tất cả các loại nguyên vật liệu được tập kết tại kho mà kho lại
cách khá xa công trường thi công từ đó làm tăng chi phí vận chuyển nguyên vật
liệu từ kho tới công trường. Ngoài ra, việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu vẫn
còn thủ công, công việc ghi chép của thủ kho với kế toán bị trùng lắp nhiều.
- Thứ ba: Về tiền lương của công nhân viên được thanh toán một tháng một
lần, không thực hiện trích tạm ứng. Ngoài ra, ở công ty không thực hiện trích
trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất. Về các khoản trích
theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ Công ty thực hiện chưa đúng với chế độ
kế toán hiện hành như: Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ đều được trích theo tỷ
lệ % trên lương thực tế như vậy sẽ làm cho giá thành trong kỳ tăng lên bởi
lương thực tế bao giờ cũng cao hơn lương cơ bản.
- Thứ tư: Về chi phí sửa chữa TSCĐ ( cụ thể là máy thi công) thì Công ty

chưa thực hiện trích trước chi phí sửa chữa máy thi công mà khi có hỏng cần
phải sửa chữa thì mới tiến hành trích quỹ ra để sửa chữa.
- Thứ năm: Trong chi phí sản xuất chung ở Công ty không bao gồm các
khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất
điều này là chưa đúng với chế độ kế toán hiện hành.
- Thứ sáu: Công tác kế toán của Công ty hiện nay mang tính chất thủ công,
chưa vận dụng phần mềm kế toán trong công tác kế toán.
II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cầu I Thăng Long.
1. Ý kiến về hạch toán chi phí nguyên vật liệu:
Ở phần kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã trình bày, ta biết rằng
mọi nguyên vật liệu của Công ty mua về đều được tập kết tại kho tạm ở nơi thi
công. Em thấy rằng đối với các loại nguyên vật liệu có giá trị lớn như: xi măng,
sắt thép được bảo quản trong kho là hợp lý. Tuy nhiên đối với những loại
nguyên vật liệu như: sỏi, cát, đất, đá…thì nên tập hợp tại chân công trình đang
thi công, một số trường hợp có thể xuất sử dụng ngay thuận tiện cho việc thi
công, vừa tiết kiệm được chi phí vận chuyển từ kho tạm đến chân công trường
thi công.
2. Ý kiến về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Theo em, kế toán nên tập hợp 3 bảng phân bổ: bảng phân bổ NVL (ghi có
TK152, ghi nợ các TK…), bảng phân bổ CCLĐ (ghi có TK153, ghi nợ các
TK…), bảng phân bổ CCLD tài khoản chờ phân bổ (ghi có TK1421, ghi nợ các
TK…) vào chung một bảng gọi là bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ. Như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian ghi chép mà vẫn đảm bảo phản ánh
được toàn bộ chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng trong toàn
Công ty.
3. Ý kiến về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Công ty Cầu I Thăng Long không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép
của công nhân trực tiếp sản xuất hàng quí. Theo em kế toán Công ty nên thực
hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Bởi vì

khoản tiền lương nghỉ phép phát sinh giữa các kỳ là không đồng đều nên nếu
không thực hiện trích trước sẽ làm cho giá thành các kỳ không ổn định.
Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế
toán ghi
Nợ TK 622
Có TK 335
Khi chi phí thực tế phát sinh, kế toán ghi:
Nợ TK 335
CóTK 334
Nếu chi phí thực tế phát sinh lớn hơn chi phí trích trước, kế toán ghi:
Nợ TK 622
Có TK 334
Nếu chi phí thực tế phát sinh nhỏ hơn chi phí đã trích trước, kế toán ghi:
Nợ TK 335
Có TK 622
4. Ý kiến về hạch toán các khoản trích theo lương.
Theo chế độ kế toán hiện hành, thì các khoản trích theo lương BHXH,
BHYT được tính trên tiền lương cơ bản, KPCĐ được tính trên tiền lương thực tế
của nhân công sản xuất. Đặc biệt đối với doanh nghiệp xây lắp, các khoản trích
theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân sử dụng máy, nhân viên
quản lý thi công được ghi vào TK627 “Chi phí sản xuất chung”.
Ở Công ty Cầu I Thăng Long, các khoản trích nộp theo lương đều được tính
trên tiền lương thực tế của công nhân viên. Mặt khác, các khoản trích theo
lương của công nhân trực tiếp sản xuất lại tính vào chi phí công nhân trực tiếp,
các khoản trích theo lương của công nhân điều khiển máy thi công lại tính vào
chi phí sử dụng máy thi công. Như vậy, Công ty Cầu I Thăng Long hạch toán
các khoản trích theo lương chưa đúng với chế độ kế toán. Theo em, Công ty nên
thực hiện đúng với chế độ kế toán đã qui định. Cụ thể, là BHXH trích 20% trên
tiền lương cơ bản trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất và 5% trừ vào thu
nhập của người lao động, BHYT thì trích 3% trong đó 2% tính vào chi phí sản

xuất kinh doanh còn 1% trừ vào thu nhập của người lao động còn KPCĐ trích
2% trên tiền lương thực tế tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. Các khoản trích
theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên điều khiển máy thi công,
nhân viên quan lý tổ đội được hạch toán vào chi phí sản xuất chung.
Trình tự hạch toán:
Căn cứ vào bảng chấm công và bảng phân bổ tiền lương, kế toán ghi:
Nợ TK 627
Có TK 338 (3382,3383,3384)
5. Ý kiến về hạch toán chi phí sử dụng máy thi công.
Ở Công ty Cầu I Thăng Long không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa
lớn TSCĐ mà khi chi phí thực tế phát sinh ở công trình nào thì tính vào chi phí
công trình đó. Theo em, Công ty nên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn
TSCĐ. Bởi vì khi chi phí sửa chữa lớn phát sinh mà công trình có máy thi công
phải tiến hành sửa chữa lớn cao hơn các công trình không có khoản sửa chữa
lớn phát sinh và giá thành sản phẩm giữa các quí sẽ có sự biến động lớn.
Theo em, trong tháng công trình nào sử dụng máy thi công nào thì đó là đối
tượng để phân bổ chi phí trích trước, theo cách tính này chi phí sửa chữa lớn

×