Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.3 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>UCP 600 - Bản quy tắc thực hành thống nhất mới về tín dụng chứng từ</b>
UCP là viết tắt của “The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits”
(Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ). Bản UCP đầu tiên được ICC phát
hành từ năm 1933 với mục đích khắc phục các xung đột về luật điều chỉnh tín dụng
chứng từ giữa các quốc gia bằng việc xây dựng một bản quy tắc thống nhất cho hoạt
động tín dụng chứng từ. Theo đánh giá của các chuyên gia, UCP là bản quy tắc (thông
lệ quốc tế) tư nhân thành công nhất trong lĩnh vực thương mại. Ngày nay, UCP là cơ
sở pháp lý quan trọng cho các giao dịch thương mại trị giá hàng tỷ đô la hàng năm trên
thế giới.
UCP đã qua bảy lần sửa đổi và chỉnh lý. Bản UCP đang được áp dụng hiện nay
là UCP 500 (The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits, ICC
Publication No. 500) - kết quả của lần sửa đổi thứ sáu, được phát hành năm 1993.
Vào tháng 5 năm 2003, Phòng Thương mại quốc tế (ICC) đã ủy quyền cho ủy
ban Kỹ thuật và nghiệp vụ Ngân hàng (ICC Commission on Banking Technique and
Practice) bắt đầu xem xét lại UCP 500 để có thể có những sửa đổi cần thiết đáp ứng
với tình hình thực tiễn mới.
Cũng như những lần sửa đổi trước đây, mục đích chính của lần sửa đổi này là
để đáp ứng được sự phát triển trong hoạt động ngân hàng, vận tải và bảo hiểm. Hơn
nữa, cũng cần thiết xem xét lại ngôn ngữ và phong cách đã được sử dụng trong UCP
để loại bỏ những cách diễn đạt có thể gây ra sự hiểu nhầm và áp dụng không thống
nhất.
Ngay khi công việc xem xét lại được tiến hành, thơng qua một số kết quả điều tra
tồn cầu, ủy ban Kỹ thuật và Nghiệp vụ ngân hàng nhận thấy có tới khoảng 70% chứng
từ xuất trình theo tín dụng thư đã bị từ chối ở lần xuất trình đầu tiên vì có sai sót. Điều
này rõ ràng có ảnh hưởng tiêu cực đến phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ, vốn
là một phương thức thanh toán quốc tế truyền thống và có nhiều ưu điểm, vì chi phí
tăng lên do các trường hợp phải chịu phí chứng từ bất hợp lệ gia tăng (thông thường
<b>UCP 600 có một số thay đổi cơ bản so với UCP 500 như sau:</b>
<i><b> Thứ nhất: về hình thức, UCP 600 được bố cục lại với 39 điều khoản (so với 49</b></i>
điều khoản của UCP 500), trong đó bổ sung nhiều định nghĩa và giải thích thuật ngữ
mới để làm rõ nghĩa của các thuật ngữ còn gây tranh cãi trong bản UCP 500. Chẳng
hạn, điều 2 “Definitions” (Định nghĩa) của UCP 600 đã nêu ra một loạt định nghĩa như:
Advising bank, Applicant, Beneficiary, Complying presentation, Confirmation,
Confirming bank, Credit, Honour, Negotiation, Presentation…
<i><b> Thứ hai: UCP 600 đã quy định rõ thời gian cho việc từ chối hoặc chấp nhận các</b></i>
chứng từ xuất trình là khoảng thời gian cố định “5 ngày làm việc ngân hàng” (five
banking days). ở UCP 500, khoảng thời gian này được quy định không rõ ràng là “Thời
gian hợp lý” (Reasonable Time) và “Không chậm trễ” (Without delay) để kiểm tra chứng
từ và thông báo chứng từ bất hợp lệ. Cụ thể như sau:
<i><b> Thứ ba: UCP 600 đã đưa ra quy định mới về địa chỉ của người yêu cầu mở và</b></i>
người hưởng lợi thư tín dụng phải được thể hiện trên chứng từ xuất trình đúng như
trong L/C:
<i><b> Thứ tư: theo UCP 600, ngân hàng phát hành được phép từ chối chứng từ và</b></i>
giao bộ chứng từ cho người yêu cầu mở thư tín dụng khi nhận được chấp nhận bộ
chứng từ bất hợp lệ của họ.
Bên cạnh đó, vẫn tồn tại một số vấn đề còn chưa được giải quyết trong UCP 600.
Chẳng hạn như chưa quy định về chứng từ bất hợp lệ xuất trình theo thư tín dụng
chuyển nhượng (Điều 38 UCP 600). Ngoài ra, chưa phân biệt “one copy of” và “in one
copy”. Điều 17 (d) và (e) UCP600 quy định:
d. Nếu thư tín dụng u cầu xuất trình chứng từ là “copies of” thì việc xuất trình
bản gốc hay bản sao đều được chấp nhận.
(If a credit requires presentation of copies of documents, presentation of either
originals or copies is permited).
e. Nếu thư tín dụng yêu cầu xuất trình nhiều bản chứng từ bằng cách sử dụng
các cụm từ như “in duplicate”, “in two fold”, “in two copies” thì sẽ được thỏa mãn khi
xuất trình ít nhất một bản gốc và những bản còn lại là bản sao, trừ khi bản thân chứng
từ thể hiện khác.
Theo ISBP (International Standard Banking Practice for the examination of
documents under documentary credits - Tập quán Ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng
để kiểm tra chứng từ trong thanh tốn tín dụng chứng từ), “one copy of” có nghĩa là
“một bản sao” trong khi đó, “in one copy” có nghĩa là một bản gốc. Có lẽ, để có được sự
phân định rõ ràng hơn, chúng ta chờ đợi ở lần sửa đổi ISBP sắp tới.
<i><b> Thứ Năm: Multimodal Transport Operator và Carrier</b></i>
MTO là bất kỳ người nào mà ký một hợp đồng vận tải đa phương thức và chịu trách
nhiệm thực hiện hợp đồng đó với tư cách là người chuyên chở .
Hợp đồng vận tải đa phương thức là một hợp đồng duy nhất chuyên chở hàng hố
bằng ít nhất hai phương thức vận tải.
Như vậy, MTO là bất kỳ người nào mà cam kết dàn xếp vận tải hàng hoá sử dụng
nhiều hơn một phương thức vận tải và là người phát hành một chứng từ vận tải cho
tồn bộ hành trình của hàng hoá.
Theo định nghĩa trên, MTO chịu trách nhiệm vận tải tồn bộ theo hợp đồng ký với nhà
bn (người gửi hàng). Như vậy, quyền lợi của nhà buôn được bảo vệ tốt hơn.
Đối với trường hợp vận tải theo từng chặng (không phải vận tải đa phương thức) nhà
buôn thường phải khiếu nại đối với người chuyên chở phụ (sub-carrier) mà anh ta
không biết hơn là đối với người chuyên chở mà anh ta đã ký hợp đồng.
Trong nhiều trường hợp, không thể khai tổn thất đã xảy ra ở đâu bởi tổn thất thường
không được phát hiện trước khi hàng hố đến cảng. Lúc đó, thật khó xác định bên nào
có trách nhiệm đối với tổn thất. đặc biệt, đối với việc xử lý hàng hoá ở các giai đoạn
trung gian giữa giai đoạn chuyên chở trước (pre-carriage) và chuyên chở chính
(main-carriage) và đang chuyên chở (on-(main-carriage). Do vậy, nhà buôn không thể nhận được
tiền đền bù đối với tổn thất xảy ra.
Với chứng từ vận tải đa phương thức, MTO chịu toàn bộ trách nhiệm. Nhà bn chỉ
khiếu nại/địi bồi hồn đối với MTO và MTO lại địi bồi hồn đối với các người chun
chở phụ có trách nhiệm.
UCP 500 Điều 26 (a) sử dụng cụm từ chứng từ vận tải đa phương thức và quy định
chứng từ vận tải đa phương thức phải được ký bởi ký tên hoặc được xác thực bởi
người chuyên chở hoặc bởi MTO hoặc bởi một đại lý đích danh thay mặt cho người
chuyên chở hoặc MTO.
<i>người người điều hành vận tải đa phương thức hoặc một đại lý đích danh thay mặt cho</i>
<i>nhà chuyên chở hoặc người người điều hành vận tải đa phương thức …”</i>
Trong khi UCP Điều 19 (a) không sử dụng thuật ngữ “chứng từ vận tải đa phương
thức” mà sử dụng tên gọi “chứng từ vận tải có ít nhất hai phương thức vận tải khác
nhau” và không yêu cầu chứng từ này phải ghi tên của MTO và ký bởi MTO hay đại lý
của MTO, mà chỉ yêu cầu ghi tên của người chuyên chở và ký bởi người chuyên chở
Theo lời nói đầu của UCP 600, mục đích sửa đổi UCP là để có thể phù hợp với tập
quán ngành (vận tải và bảo hiểm). Tôi cho rằng UCP 600 Điều 19 (a) không quy định
MTO được thể hiện tên hoặc ký chứng từ vận tải cũng là để phù hợp với tập quán vận
tải và phù hợp với tên gọi mới của UCP 600 Điều 19 (a).
<i><b>Thứ sáu: All discrepancies và Each discrepancy</b></i>
Tôi nghĩ UCP 600 dùng “each discrepancy” là để nhấn mạnh yêu cầu rằng ngân hàng
được chỉ định, ngân hàng xác nhận hoặc ngân hàng phát hành khi quyết định từ chối
phải nêu rõ từng sai sót liên quan mà đó ngân hàng đó căn cứ để từ chối Cần phải hiểu
rằng quy định như vậy khơng có nghĩa là chỉ nêu một hay hai sai sót mà phải nêu tất cả
các sai sót (all discrepancies) trong một thơng báo từ chối duy nhất mà thôi (a single
notice). Ngân hàng không được phép gửi thêm thông báo từ chối tiếp theo để bổ sung
thêm một hay nhiều sai sót khác với sai sót đã được nêu trong thơng báo từ chối ban
đầu.
<i><b>Thứ bảy: LC và Contract</b></i>
UCP 600 Điều 4 (a) có quy định rằng LC về bản chất là một giao dịch tách biệt với hợp
đồng mua bán hay hợp đồng khác mà nó có thể căn cứ. Ngân hàng khơng quan tâm
hay bị ràng buộc, cho dù có bất kỳ dẫn chiếu nào trong LC …
UCP 600 Điều 5 cũng quy định rằng ngân hàng chỉ giao dịch với chứng từ chứ khơng
giao dịch với hàng hố, dịch vụ hay việc thực hiện mà chứng từ có liên quan.
Như vậy, UCP 600 là kết quả hơn 3 năm làm việc của ủy ban Kỹ thuật và tập quán
ngân hàng của ICC. Về cơ bản, UCP 600 đã có nhiều điểm mới nhằm xác định rõ và
giải quyết những xung đột trong thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng
chứng từ mà UCP 500 chưa thực hiện được. Tất nhiên, bên cạnh những thành tựu,
UCP 600 vẫn chưa giải quyết được tất cả các vấn đề thực tiễn đầy phong phú và phức
tạp, đòi hỏi ICC sẽ tiếp tục nghiên cứu và sửa đổi để có thể đáp ứng được sự thay đổi
liên tục trong thương mại quốc tế.