Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động của thị trường điện cạnh tranh việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 106 trang )

NGUYỄN KHẮC THÔNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------

NGUYỄN KHẮC THÔNG

QUẢN TRỊ KINH DOANH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
CỦA THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA 2011B

HÀ NỘI – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------

NGUYỄN KHẮC THƠNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN HOẠT ĐỘNG
CỦA THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh



LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGHIÊM SỸ THƯƠNG

HÀ NỘI – 2014


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các nội dung được trình bày trong luận văn này là kết quả
nghiên cứu của bản thân tôi. Tôi xin tự chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Tác giả

NGUYỄN KHẮC THƠNG

Nguyễn Khắc Thơng


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
ANH MỤC C C H NH
ANH MỤC

ĐỒ V


IỂU ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯ NG 1: C

Ở LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG V

C C

MÔ H NH TỔ CHỨC THỊ TRƯỜNG ĐIỆN LỰC ............................................ 3
1.1 Các vấn đề về cấu trúc thị trường............................................................................... 3
1.2 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo. ................................................................................. 3
1.2.1 Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo. ................................................ 3
1.2.2 Đặc điểm của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo. ................ 3
1.2.3 Ưu, nhược điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo. ..................................... 4
1.2.4 Vấn đề về quản lý thị trường cạnh tranh hoàn hảo.......................................... 4
1.3 Thị trường cạnh tranh độc quyền. .............................................................................. 5
1.3.1 Đặc điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền. ............................................. 5
1.3.2 Đặc điểm của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh độc quyền. .............. 5
1.3.3 Ưu, nhược điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền. ................................... 6
1.3.4 Vấn đề về quản lý thị trường cạnh tranh độc quyền. ....................................... 6
1.4 Thị trường độc quyền nhóm. ..................................................................................... 7
1.4.1 Đặc điểm của thị trường độc quyền nhóm. ..................................................... 7
1.4.2 Đặc điểm của doanh nghiệp trong thị trường độc quyền nhóm...................... 7
1.4.3 Ưu, nhược điểm của thị trường độc quyền nhóm........................................... 9
1.4.4 Các vấn đề về quản lý thị trường độc quyền nhóm. ........................................ 9
1.5 Thị trường độc quyền thuần tuý. ................................................................................ 9
1.5.1 Đặc điểm của thị trường và của doanh nghiệp độc quyền thuần tuý. ............. 9
1.5.2 Ưu, nhược điểm của thị trường độc quyền thuần tuý. ................................... 10
1.5.3 Vấn đề về quản lý thị trường độc quyền thuần tuý........................................ 11

1.6 Các đặc trưng kinh tế kỹ thuật của công nghiệp điện lực, Đặc điểm của lượng cung
và cầu điện năng. ............................................................................................................ 11
Nguyễn Khắc Thông


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
1.6.1.Cung phải đáp ứng cầu vào bất cứ thời điểm nào. ........................................ 12
1.6.2 Nhu cầu điện năng không ổn định. ............................................................... 13
1.7 Những đặc trưng cơ bản của ngành Điện lực. ........................................................... 15
1.7.1 Độc quyền tự nhiên...................................................................................... 15
1.7.2 Cạnh tranh từng phần.................................................................................... 15
1.8 Một số mơ hình tổ chức thị trường điện lực. ............................................................. 16
1.8.1 Mơ hình độc quyền liên kết dọc. ................................................................. 16
1.8.2 Một số mơ hình thị trường điện cạnh tranh. .................................................. 18
1.8.3 Mơ hình thị trường bán bn điện cạnh tranh. ............................................. 25
1.8.4 Mơ hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. .................................................. 28
CHƯ NG 2: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
ĐIỆN MỘT NGƯỜI MUA Ở VIỆT NAM. ........................................................ 33
2.1 Căn cứ cơ sở cho việc hình thành và phát triển thị trường điện cạnh tranh ở Việt
Nam. .............................................................................................................................. 33
2.1.1 Tiến trình cải cách ngành điện Việt Nam giai đoạn 1995 – 2012.................. 33
2.1.2 Các cơ sở cho việc hình thành thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam. ..... 35
2.2 Nhu cầu thực tiễn của ngành điện. ............................................................................ 35
2.2.1 Hiện trạng ngành điện Việt Nam. ................................................................. 36
2.2.2 Lộ trình phát triển thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam. ......................... 43
2.3 Phân tích hiện trạng hoạt động thị trường điện một người mua ở Việt Nam............. 44
2.3.1 Giới thiệu chung về cơ chế quản lý thị trường điện một người mua đã ban
hành. ................................................................................................................... 45
CHƯ NG 3: MỘT


Ố GIẢI PH P HO N THIỆN HOẠT ĐỘNG THỊ

TRƯỜNG ĐIỆN MỘT NGƯỜI MUA Ở VIỆT NAM. ...................................... 70
3.1 Giải pháp 1: Đề xuất thanh toán theo giá biên. ......................................................... 70
3.1.1 Cơ sở đề xuất. ............................................................................................... 70
3.1.2 Nội dung đề xuất........................................................................................... 71
3.1.3 Nội dung quản lý liên quan đến thanh toán theo giá biên.............................. 76
3.1.4 Kết quả kỳ vọng. .......................................................................................... 79
Nguyễn Khắc Thông


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
3.2 Giải pháp 2: Đề xuất cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến tắc nghẽn
truyền tải. .............................................................................................................. 80
3.2.1 Cơ sở đề xuất. ............................................................................................... 80
3.2.2 Nội dung đề xuất........................................................................................... 82
3.2.3 Ví dụ minh hoạ. ............................................................................................ 86
3.2.4 Kết quả kỳ vọng............................................................................................ 87
3.3 Giải pháp 3: Hoàn thiện cơ chế vận hành thị trường điện ngày tới. .......................... 88
3.3.1 Cơ sở đề xuất. ............................................................................................... 88
3.3.2 Nội dung đề xuất........................................................................................... 89
3.3.3 Kết quả kỳ vọng............................................................................................ 96
KẾT LUẬN VỀ C C GIẢI PH P. .................................................................... 97
T I LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 98

Nguyễn Khắc Thông


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
ANH MỤC C C H NH

Hình 1.1: Đường cầu của thị trường và của doanh nghiệp trong thị trường cạnh
tranh hoàn hảo. ........................................................................................................ 4
Hình 1.2: Đường cầu của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh độc quyền. ........... 5
Hình 1.3: Đường cầu của doanh nghiệp trong thị trường độc quyền nhóm. .............. 7
Hình 1.4: Đường cầu của doanh nghiệp trong thị trường độc quyền thuần túy ....... 10
Hình 1.5: Mơ hình độc quyền liên kết dọc. ............................................................ 16
Hình 1.6: Mơ hình thị trường điện một người mua ................................................ 19
Hình 1.7: Mơ hình thị trường điện bán bn cạnh tranh. ........................................ 25
Hình 1.8: Thị trường điện bán lẻ cạnh tranh........................................................... 29
Hình 2.1: Sơ đồ phân cấp điều độ hệ thống điện Việt Nam .................................... 37
Hình 2.2:

ảng chi tiết cơng suất thiết kế và khả dụng các nhà máy điện .............. 40

Hình 3.1: Cấu hình của hệ thống điện .................................................................... 72
Hình 3.2: Giá biên các nút trong trường hợp bỏ qua giới hạn truyền tải. ................ 72
Hình 3.3:Phân bố trào lưu cơng suất tăng thêm từ tổ máy 1 ................................... 73
Hình 3.4: Phân bố trào lưu công suất tăng thêm từ tổ máy 3. ................................. 74
Hình 3.5: Giá biên tại các nút trong trường hợp tính đến giới hạn truyền tải đường
dây. ....................................................................................................................... 74
Hình 3.6: Cách thanh tốn theo hợp đồng Cfd. ...................................................... 75
Hình 3.7: Phần đền b cho sản lượng tổ máy không được phát do tắc nghẽn truyền
tải. ......................................................................................................................... 83
Hình 3.8: Cách thanh tốn cho tổ máy được ra tăng cơng suất do tắc nghẽn truyền
tải .......................................................................................................................... 85
Hình 3. 9: Mơ phỏng hệ thống điện Việt Nam. ...................................................... 86

Nguyễn Khắc Thông



Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
ANH MỤC

ĐỒ V

IỂU ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Tương quan giữa tăng trưởng nguồn và phụ tải cực đại ........................ 39
iểu đồ 2.1: iểu đồ cơ cấu công suất đặt nguồn năm 2012 .................................. 39

Nguyễn Khắc Thông


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
LỜI MỞ ĐẦU
Trên tất cả các quốc gia trên thế giới, ngành điện ln là một ngành cơng nghiệp
then chốt giữ vai trị quan trọng trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất
nước. Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển thì ngành điện cịn ln phải đi
trước một bước. C ng với mức tăng trưởng của nền kinh tế, ngành điện luôn phải
đối mặt với những thách thức rất lớn để có thể đáp ứng tốt nhu cầu của phụ tải ln
có xu hướng tăng cao.
Trên thế giới đã có nhiều quốc gia tiến hành xây dựng nhiều hình thức kinh
doanh điện hiện đại như mơ hình bán dịch vụ truyền tải, mơ hình một người mua,
mơ hình thị trường điện cạnh tranh bán bn, mơ hình thị trường điện cạnh tranh
bán lẻ... Thị trường điện cạnh tranh đã được hình thành và đang hoạt động ở một số
nước châu Âu, châu Mỹ, Australia cho thấy đem lại được nhiều lợi ích: hiệu quả
trong sản xuất kinh doanh điện tăng lên, tạo mơi trường cạnh tranh bình đẳng giữa
các cơng ty kinh doanh điện, đầu tư vào nguồn và lưới điện tối ưu hơn, giảm giá
điện, chất lượng các dịch vụ về điện tăng lên rõ rệt, các nguồn năng lượng cho phát
điện đã được sử dụng tối ưu hơn theo hướng có lợi cho khách hàng và mơi trường.

Ngành điện Việt Nam cũng đang và sẽ phát triển không ngồi quy luật chung đó.
Kể từ những năm 90 của thế kỷ 20, ngành điện đã đứng trước những thay đổi to
lớn về cơ cấu tổ chức và cơ chế kinh doanh. Tổng công ty điện lực Việt Nam được
thành lập theo Quyết định số 562/TTg ngày 10/10/1994 và Nghị định số 14/CP
ngày 27/01/1995 của Chính phủ. Mơ hình tổ chức là mơ hình tích hợp dọc cả 3
khâu: phát điện, truyền tải và phân phối điện. Cả 3 khâu này đều do Tổng công ty
điện lực Việt Nam quản lý. Kể từ năm 1995 đến nay, EVN đã phát huy tốt vai trò là
doanh nghiệp nhà nước hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện, đóng góp
tích cực cho sự phát triển kinh tế và sinh hoạt của nhân dân. Nhưng cũng từ những
năm 1995 trở lại đây, tốc độ tăng trưởng phụ tải ở VN đạt mức khá cao, điện thương
phẩm tăng bình quân là 15%/năm. Theo dự báo tốc độ tăng nhu cầu sử dụng điện sẽ
vẫn ở mức cao trong nhiều năm tới, đến năm 2020 sản lượng hệ thống ước tính sẽ
đạt khoảng 230 tỉ kWh/năm. Để đáp ứng được nhu cầu phụ tải tăng cao này sẽ địi
Nguyễn Khắc Thơng

1


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn, trung bình khoảng 2 tỷ USD/năm. Đây sẽ là một
áp lực rất lớn cho ngành điện và Chính phủ nếu khơng cải tổ cơ cấu tổ chức và kinh
doanh điện.
Theo lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện ở Việt Nam, mơ hình một
người mua sẽ là bước đầu của quá trình cải tổ tiến tới tự do hoá trong kinh doanh
điện ở VN. Để mơ hình này hoạt động có hiệu quả cần phải từng bước hoàn thiện
cơ chế quản lý thị trường điện sao cho ph hợp với hoàn cảnh thực tế của VN.
Trong phạm vi đề tài luận văn này sẽ giải quyết được phần nào một vài vấn đề cịn
tồn tại trong mơ hình thị trường điện một người mua đã vận hành ở Việt Nam!

Nguyễn Khắc Thông


2


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
CHƯ NG 1: C

Ở LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG V C C

MÔ H NH TỔ CHỨC THỊ TRƯỜNG ĐIỆN LỰC
1.1 Các vấn đề về cấu trúc thị trường.
Khái niệm thị trường theo kinh tế học vi mô là tập hợp các sự thoả thuận thơng
qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ.
Dựa vào ba thành phần cấu thành nên thị trường là người bán, người mua và sản
phẩm mà các nhà kinh tế học đã phân chia cấu trúc thị trường theo:


Số lượng người bán và người mua trên thị trường (nhiều hay ít)



Đặc trưng của sản phẩm (sản phẩm đồng nhất, sản phẩm phân biệt hay sản

phẩm duy nhất)
Trên cơ sở này, thị trường được phân chia thành: cạnh tranh hồn hảo, cạnh tranh
độc quyền, độc quyền nhóm và độc quyền thuần tuý. Sự khác biệt về mặt cấu trúc
của các thị trường không những chỉ ảnh hưởng đến hành vi của người mua và
người bán mà còn ảnh hưởng tới giá và động thái của giá cả thị trường cũng như
khối lượng giao dịch trên thị trường.
1.2 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

1.2.1 Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
Một thị trường được gọi là cạnh tranh hồn hảo khi nó có vơ số người bán, vô số
người mua, sản phẩm trên thị trường là đồng nhất, khơng có rào cản thị trường đối
với việc gia nhập hay rút lui khỏi ngành và thông tin thị trường là hồn hảo.
Do có vơ số người bán và vô số người mua nên không một ai trên thị trường có
quyền quyết định giá, giá cả trong thị trường cạnh tranh hồn hảo được hình thành
từ áp lực cung cầu. Người bán và người mua là người chấp nhận giá.
1.2.2 Đặc điểm của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
Đối với một doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hồn hảo thì sản lượng mà
doanh nghiệp này bán ra chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với tổng sản lượng của thị
trường cho nên mỗi doanh nghiệp không thể tác động vào giá thị trường.

ất kể

doanh nghiệp này bán ra bao nhiêu, nó sẽ chỉ nhận được đúng giá thị trường. Vì vậy
doanh nghiệp có đường cầu nằm ngang co giãn hoàn toàn tại mức giá thị trường.
Nguyễn Khắc Thông

3


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Đây là đặc điểm quan trọng của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo vì khi đó để
tối đa hố lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ bán ra thị trường mức sản lượng mà tại đó chi
phí biên bằng doanh thu biên và bằng mức giá (P = MR = MC).
P

P

Po


Po

Q

Q

Thị trường

Doanh nghiệp

H nh 1. 1: Đường cầu của thị trường và của doanh nghiệp trong thị trường
cạnh tranh hoàn hảo.
1.2.3 Ưu, nhược điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
Ưu điểm:
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là nơi mà người bán và người mua tự do trao đổi
hàng hoá với mức giá do cung cầu thị trường quyết định, như vậy đứng trên quan
điểm phân bổ các nguồn lực trong xã hội sẽ là tối ưu.
Nhược điểm:
Trong thị trường cạnh trạnh hoàn hảo, giá cả do thị trường quyết định vì vậy
trong nhiều trường hợp giá cả thị trường có thể gây ra thiệt hại lớn cho người bán
hoặc người mua, điều này ảnh hưởng xấu đến việc phân bổ tối ưu các nguồn lực xã
hội.
1.2.4 Vấn đề về quản lý thị trường cạnh tranh hồn hảo.
Khi thị trường khơng thể thực hiện tốt vai trò phân bổ các nguồn lực tối ưu về
mặt xã hội. Đó là các vấn đề liên quan đến mức giá quá cao, sản lượng thấp hơn
mức xã hội mong muốn cũng như việc đảm bảo phân phối thu nhập tương đối công

Nguyễn Khắc Thông


4


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
bằng. Trong trường hợp này, Chính phủ sẽ sử dụng các chính sách để tác động đến
sự phân bổ các nguồn lực để cải thiện hiệu quả kinh tế.
Trong thị trường cạnh tranh hồn hảo, Nhà nước quản lý thị trường thơng qua cơ
chế ấn định giá trần, giá sàn hoặc chính sách trợ giá. Cơ chế can thiệp này sẽ làm
bình ổn giá cả trên thị trường khi có những biến động lớn về giá xảy ra.
1.3 Thị trường cạnh tranh độc quyền.
1.3.1 Đặc điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền.
Cạnh tranh độc quyền là một cấu trúc thị trường gần giống với cạnh tranh hoàn
hảo, song như tên gọi cho thấy, ở đây có một số nhân tố mang tính độc quyền. Cũng
như cạnh tranh hoàn hảo, trong cạnh tranh độc quyền cũng có vơ số người bán, vơ
số người mua và việc tự do gia nhập hay rút lui khỏi thị trường là khá dễ dàng.
Khác biệt chủ yếu giữa hai cơ cấu thị trường là trên thị trường cạnh tranh độc
quyền, các sản phẩm của những doanh nghiệp khác nhau đều có sự khác biệt chút ít.
1.3.2 Đặc điểm của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh độc quyền.
Do tình trạng có sự khác biệt về sản phẩm, các hàng hố do một doanh nghiệp
bán ra sẽ khơng phải là hàng hố thay thế hồn hảo cho hàng hoá của các doanh
nghiệp khác trong c ng một ngành sản xuất kinh doanh. Do đó đường cầu của
doanh nghiệp sẽ không phải là một đường nằm ngang, co giãn vơ hạn như trong
cạnh tranh hồn hảo mà sẽ dốc xuống về phía bên trái.
P

Q

H nh 1. 2: Đường cầu của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh độc quyền.

Nguyễn Khắc Thông


5


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Đường cầu dốc xuống cho thấy doanh nghiệp có thể bán được số lượng lớn hơn
bằng cách hạ giá bán.

ằng cách này, doanh nghiệp sẽ thu hút được thêm những

người mua mới.
Ngược lại, nếu một doanh nghiệp quyết định tăng giá bán, khác với một doanh
nghiệp trong cạnh tranh hoàn hảo (doanh nghiệp khơng thể tự tăng giá bán vì sản
phẩm là đồng nhất), doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền có thể tăng giá mà khơng
bị mất hết khách hàng bởi nó có đôi chút sức mạnh đối với thị trường.
1.3.3 Ưu, nhược điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền.
Ưu điểm:
Do thị trường có sự đa dạng hố sản phẩm, người sử dụng có thể mở rộng sự lựa
chọn làm cho độ thoả mãn tiêu d ng tăng. Sự gia nhập của các doanh nghiệp mới
đem lại ảnh hưởng tích cực đối với người tiêu d ng.
Nhược điểm:
Thứ nhất, do doanh nghiệp có đơi chút sức mạnh thị trường nên doanh nghiệp sẽ
định giá cao hơn chi phí cận biên.
Thứ hai, các doanh nghiệp sản xuất trên đoạn dốc xuống của đường tổng chi phí
bình qn, mức sản lượng sẽ nhỏ hơn mức sản lượng quy mơ hiệu quả. Do đó, các
doanh nghiệp trong cạnh tranh độc quyền bị coi là có dư thừa năng lực sản xuất.
Như vậy sự phân bổ nguồn lực trong thị trường cạnh tranh độc quyền là không
tối ưu.
1.3.4 Vấn đề về quản lý thị trường cạnh tranh độc quyền.
Chính phủ thực hiện các chính sách như kiểm soát giá (ấn định mức giá trần) cho

một số mặt hàng. Thực hiện chính sách thuế: Việc sử dụng chính sách thuế có thể
làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền, phân phối lại thu
nhập cho xã hội. Tuy nhiên, chính sách này cũng cần phải được áp dụng thận trọng
và ph hợp vì gánh nặng thuế sẽ dồn vào người tiêu d ng nhiều hơn vào doanh
nghiệp.

Nguyễn Khắc Thông

6


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
1.4 Thị trường độc quyền nhóm.
1.4.1 Đặc điểm của thị trường độc quyền nhóm.
Một cấu trúc khác của cạnh tranh khơng hồn hảo là độc quyền nhóm, thị trường
độc quyền nhóm có đặc điểm là cạnh tranh giữa một số ít những người bán, vơ số
người mua, sản phẩm có thể phân biệt hoặc tiêu chuẩn và việc gia nhập hoặc rút lui
khỏi thị trường là khó khăn. Vì có ít người bán nên các nhà độc quyền nhóm có
quyền lực thị trường trong vấn đề định giá, tuy nhiên cũng do có ít người bán nên
quyền lực thị trường của họ nằm trong quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Điều này dẫn
tới nhiều trạng thái của thị trường có thể tồn tại.
1.4.2 Đặc điểm của doanh nghiệp trong thị trường độc quyền nhóm.
Đường cầu của doanh nghiệp trong thị trường độc quyền nhóm có dạng gấp
khúc. Cho d các chi phí hay cầu thay đổi, các doanh nghiệp trong thị trường độc
quyền nhóm khơng muốn thay đổi giá và giữ ở mức Po . Sự thay đổi giá của một
doanh nghiệp sẽ phát sinh cuộc chiến tranh về giá. Tại các mức giá cao hơn Po cầu
rất co giãn vì vậy khi doanh nghiệp nâng giá cao hơn Po sẽ làm giảm doanh thu vì
các hãng khác sẽ khơng nâng giá. Nếu đặt giá thấp hơn Po thì đường cầu co giãn rất
ít và doanh thu cũng giảm vì các doanh nghiệp khác cũng giảm giá do không muốn
mất thị phần. Do đó đường cầu gãy khúc ở mức giá Po.

P

Po

Qo

Q

H nh 1. 3: Đường cầu của doanh nghiệp trong thị trường độc quyền nhóm.
Một đặc điểm quan trọng nữa của các doanh nghiệp trong thị trường độc quyền
nhóm là các doanh nghiệp có sự phụ thuộc lẫn nhau và c ng tham gia vào hành vi
Nguyễn Khắc Thông

7


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
có tính chất chiến lược. Điều này có thể lý giải vì trong thị trường độc quyền nhóm
chỉ có vài doanh nghiệp nên mỗi doanh nghiệp có một thị phần rất lớn trên thị
trường. Do đó việc quyết định giá bán và sản lượng của mỗi doanh nghiệp có ảnh
hưởng rất lớn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp khác. Hơn nữa, khi ra quyết định
giá bán và sản lượng thì doanh nghiệp cũng quan sát phản ứng của đối thủ cạnh
tranh. Quyết định phụ thuộc lẫn nhau và trạng thái của thị trường độc quyền nhóm
thường được nghiên cứu với sự phát triển của lý thuyết kinh tế, đặc biệt là lý thuyết
trò chơi.
Lý thuyết trò chơi được John Von Newmann xây dựng vào năm 1937 và sau đó
được Von Newmann và Oskar Morgenstern phát triển vào năm 1944. Lý thuyết này
được các nhà kinh tế sử dụng để phân tích hành vi có tính chiến lược, một hành vi
xem xét hành vi của các thành viên khác và nhận thức sự tương thuộc lẫn nhau thì
được gọi là lý thuyết trị chơi.

Tất cả mọi trị chơi đều có ba điều: Các quy tắc, chiến lược và kết quả (phần
thưởng)
Lý thuyết trò chơi mang lại sự hiểu biết về độc quyền nhóm và cố gắng giải thích
hành vi có tính chất chiến lược bằng cách xem xét kết quả liên quan đến các lựa
chọn của các bên tham gia trò chơi. Một tình huống có thể phân tích bằng lý thuyết
trị chơi, đó là hành vi của hai doanh nghiệp trong độc quyền nhóm quyết định chiến
lược giá cao hay thấp.
Cấu kết (kiểm soát thị trường, cung ứng mức sản lượng thấp) sẽ là sự lựa chọn
mang lại lợi ích đồng thời cho cả hai nhà độc quyền nhóm nhưng đó là sự lựa chọn
khơng an tồn khi một trong hai doanh nghiệp phá cam kết. Vì lý do an tồn này mà
chiến lược thống trị của cả hai doanh nghiệp vẫn là chiến lược sản lượng cao mặc
d sự lựa chọn này mang lại thiệt hại cho cả hai doanh nghiệp. Thế lưỡng nan trong
độc quyền nhóm là như vậy.
Đây là một minh hoạ rất rõ giữa cạnh tranh và cấu kết của các doanh nghiệp
trong thị trường độc quyền nhóm.

Nguyễn Khắc Thông

8


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
1.4.3 Ưu, nhược điểm của thị trường độc quyền nhóm.
Ưu điểm:
Lợi ích cá nhân đẩy các doanh nghiệp trong thị trường độc quyền nhóm đến gần
thị trường cạnh tranh hơn. Như vậy sẽ dịch chuyển sự phân bổ nguồn lực gần hơn
tới điểm tối ưu của xã hội.
Nhược điểm:
Trong thị trường độc quyền nhóm, hàng rào ngăn cản các doanh nghiệp mới gia
nhập ngành là lớn, quyền lực thị trường tập trung vào một nhóm doanh nghiệp nên

các doanh nghiệp vẫn sản xuất ở mức sản lượng nhỏ hơn sản lượng trong thị trường
cạnh tranh và giá cao hơn giá cạnh tranh. Ngoài ra, hành vi của các nhà độc quyền
nhóm có thể tới tình huống chiến tranh về giá, gây thiệt hại lớn cho người bán.
1.4.4 Các vấn đề về quản lý thị trường độc quyền nhóm.
Nhà nước sử dụng các chính sách để can thiệp vào thị trường độc quyền nhóm
như:


Khuyến khích các doanh nghiệp mới gia nhập ngành: Chính phủ thi hành các

chính sách nhằm phá bỏ những rào cản để các doanh nghiệp mới dễ thâm nhập thị
trường hơn.


Thực hiện chính sách thuế thận trọng và ph hợp.



Thi hành luật chống độc quyền: các đạo luật này được d ng để ngăn chặn

những vụ sát nhập dẫn đến sức mạnh q lớn của một doanh nghiệp. Ngồi ra,
chúng cịn được sử dụng để ngăn chặn các nhà độc quyền nhóm hợp tác làm cho thị
trường của họ kém cạnh tranh hơn.
1.5 Thị trường độc quyền thuần tuý.
1.5.1 Đặc điểm của thị trường và của doanh nghiệp độc quyền thuần tuý.
Một thị trường được gọi là độc quyền thuần tuý khi trên thị trường chỉ có một
người bán, vơ số người mua hoặc một người mua, vô số người bán, sản phẩm hồn
tồn đồng nhất, khơng có sản phẩm thay thế gần gũi, việc doanh nghiệp muốn gia
nhập hoặc rút lui khỏi thị trường là khó khăn và nhà độc quyền hồn tồn quyết
định giá thị trường.

Nguyễn Khắc Thơng

9


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Các rào cản thị trường đối với các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành có thể là
do: Quy mơ kinh tế, hành động của các doanh nghiệp hay hành động của Chính
phủ.
Có 4 nguyên nhân sinh ra độc quyền là: những ngành đặc trưng kinh tế theo quy
mô (tức là quy mô càng lớn thì hiệu quả càng cao), những ngành sở hữu nguyên vật
liệu đầu vào chủ yếu, những ngành giữ bản quyền phát minh sáng chế sản phẩm hay
những ngành có giấy phép riêng biệt của nhà nước.
Như vậy, trong thị trường độc quyền thuần tuý chỉ có một doanh nghiệp nên
đường cầu của doanh nghiệp độc quyền cũng chính là đường cầu thị trường. Do đó
đường cầu của doanh nghiệp độc quyền có dạng dốc xuống.
P

Q

H nh 1. 4: Đường cầu của doanh nghiệp trong thị trường độc quyền thuần túy
1.5.2 Ưu, nhược điểm của thị trường độc quyền thuần t.
Ưu điểm:
Các doanh nghiệp độc quyền thường có đặc tính giảm chi phí sản xuất theo quy
mơ, tính liên kết và thống nhất cao trong từng khâu của quá trình sản xuất – kinh
doanh. Điều này đặc biệt ph hợp với các doanh nghiệp mà hoạt động của nó có
tính hệ thống cao như ngành năng lượng.
Nhược điểm:
Trong thị trường độc quyền thuần tuý, quyền lực thị trường được tập trung hoàn
toàn vào nhà độc quyền, như vậy người mua khơng có bất cứ một sự lựa chọn nào

khác là chấp nhận giá. Giá bán lớn hơn chi phí cận biên, Doanh nghiệp độc quyền
Nguyễn Khắc Thông

10


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
cung ứng mức sản lượng nhỏ hơn mức sản lượng quy mô hiệu quả. Như vậy, đứng
trên quan điểm phân bổ nguồn lực xã hội sẽ là không tối ưu.
1.5.3 Vấn đề về quản lý thị trường độc quyền thuần tuý.
Một giải pháp có thể là cố gắng phá vỡ độc quyền, nhưng trong một số trường
hợp nhất định thì phá vỡ độc quyền sẽ làm ngưng trệ phát triển kinh tế. Vì vậy giải
pháp thường được sử dụng là Nhà nước điều tiết độc quyền.
Thứ nhất, Nhà nước điều tiết và kiểm soát việc định giá sản phẩm hoặc ấn định giá
trần sản phẩm của các doanh nghiệp độc quyền sao cho ở mức đó, giá cả bằng với chi
phí trung bình trong sản xuất. iện pháp này sẽ làm tăng thêm sản lượng sản xuất ra
đến mức giống như của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn.
Thứ hai, điều tiết cho đến mức nhà doanh nghiệp độc quyền chỉ thu được một lợi
nhuận bình thường đối với khoản đầu tư của nó. Điều này bắt buộc nhà độc quyền
phải tăng sản lượng bán và muốn có nhiều lợi nhuận phải đổi mới cách thức tổ chức
quản lý để giảm chi phí sản xuất bình qn cho một sản phẩm.
Ngồi ra, Nhà nước có thể d ng quyền lực của mình để quản lý thị trường độc
quyền như:


an hành luật chống độc quyền: Các đạo luật này nhằm ngăn ngừa một số

hành vi dẫn đến độc quyền.



Khuyến khích cạnh tranh: Chính phủ thi hành các chính sách khuyến khích

cạnh tranh bằng cách phá bỏ những rào cản để các doanh nghiệp mới dễ thâm nhập
thị trường hơn hoặc khuyến khích sự hình thành của các doanh nghiệp mới.


Áp dụng các chính sách thuế thận trọng và ph hợp.

Tóm lại, việc hệ thống hoá các loại cấu trúc thị trường điển hình cho phép chúng
tơi có cái nhìn tổng quan trước khi nghiên cứu cấu trúc thị trường điện lực với đặc
trưng kinh tế kỹ thuật rất khác biệt.
1.6 Các đặc trưng kinh tế kỹ thuật của công nghiệp điện lực, Đặc điểm của
lượng cung và cầu điện năng.
Điện năng là một loại sản phẩm hàng hoá năng lượng đặc biệt và mang tính chất
xã hội rất sâu sắc. Nó là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của nhiều quá
Nguyễn Khắc Thông

11


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
trình sản xuất, là một trong những nguồn lực then chốt thúc đẩy sự phát triển kinh tế
xã hội đối với một quốc gia. Sản phẩm điện năng đặc biệt ở chỗ quá trình sản xuất
ra điện năng và cung cấp đến từng hộ tiêu d ng là một sự liên kết không thể tách rời
về mặt vật lý từ khâu phát điện, truyền tải điện đến phân phối điện.
Khác với các hàng hố thơng thường khác, cung về điện năng phải ln bằng cầu
về điện năng tại mọi thời điểm, điện năng khơng có khả năng dự trữ, khơng có sản
phẩm dở dang và chi phí cung cấp điện vào các thời điểm khác nhau là hồn tồn
khác nhau. Chính vì những lý do này mà khi nghiên cứu các mơ hình tổ chức thị
trường điện từ mơ hình độc quyền liên kết dọc đến các mơ hình thị trường điện cạnh

tranh ở các cấp độ khác nhau thì các đặc điểm của sản phẩm điện năng và của ngành
điện lực là không thể bỏ qua.
1.6.1.Cung phải đáp ứng cầu vào bất cứ thời điểm nào.
Trong vấn đề cung cầu điện năng, tại mỗi thời điểm, khả năng cung cấp cho hệ
thống bao gồm công suất và sản lượng điện năng của tất cả các nhà máy điện hiện
có trên hệ thống đang ở trạng thái vận hành hoặc dự phịng. Vì điện năng không thể
dự trữ được nên theo lý thuyết thì năng lực sản xuất của hệ thống ít nhất phải đáp
ứng được nhu cầu phụ tải vào thời điểm cao nhất trong năm (và phần cơng suất dự
phịng khi có những biến động tức thời về nhu cầu phụ tải). Do đó, điều quan trọng
nhất là phải nắm bắt được những đặc điểm chính của lượng cầu và đường cầu, trên
cơ sở đó tiến hành quy mơ hố hệ thống sản xuất điện. Trong quá trình vận hành,
thời gian cao điểm là những thời điểm vận hành khó khăn hơn nhiều so với các thời
điểm khác do phụ tải tăng rất cao và rất nhanh, một số trường hợp khi lượng điện
năng tiêu thụ trong năm tăng vọt quá cao, khi đó sẽ có khá nhiều các phương tiện
sản xuất phải được huy động để đối phó với những tình thế tức thời. Tóm lại, một
hệ thống cung cấp điện cần phải được quy mơ hố theo điều kiện bắt buộc nêu trên
thì mới có khả năng đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong năm.
Sự cân bằng giữa cung và cầu ngày càng trở nên khó giải quyết hơn về phía cung
hơn là về phía cầu vì nó chịu ảnh hưởng của một yếu tố không chắc chắn trong sản
xuất thường được gọi là những yếu tố bất ngờ. Đó là những bất ngờ liên quan đến
Nguyễn Khắc Thông

12


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
lưu lượng nước về của các nhà máy thuỷ điện, ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng
điện cung cấp. Hay những sự cố không biết trước của các thiết bị trong hệ thống
điện.


ên cạnh đó, nhu cầu của khách hàng cũng là một đại lượng rất khó dự báo

chắc chắn. Điều này khơng chỉ gây ra những khó khăn về mặt kỹ thuật liên quan
đến điều độ hệ thống mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế trong vận
hành hệ thống điện.
Nếu các phương tiện sản xuất buộc phải đáp ứng toàn bộ nhu cầu tức thời ở mọi
thời điểm thì nhà cung cấp điện sẽ phải lắp đặt hệ thống trên quy mơ hố rất cao,
như vậy sẽ gây nhiều tốn kém cho nhà nước và cộng đồng. Tuy nhiên nếu các
phương tiện khơng thể đáp ứng được tồn bộ nhu cầu điện năng, điều này có nghĩa
là nhà sản xuất phải chấp nhận một sác xuất sự cố. Tình trạng sự cố là tình trạng mà
lượng cung khơng đáp ứng đủ nhu cầu phụ tải, sẽ dẫn đến phát sinh một số thiệt hại
mà người tiêu d ng phải gánh chịu. Do đó nhà sản xuất phải quyết định giữa hai
vấn đề bất lợi nêu trên. Nếu nhà sản xuất chỉ trang bị các thiết bị sản xuất chỉ vừa
đủ đáp ứng nhu cầu trung bình trong cả năm thì xác suất sự cố có thể tăng khi có
những biến động trong lượng cầu. Ngược lại nếu muốn đảm bảo cung cấp điện gần
như chắc chắn 100% tương đương với việc giảm xác suất sự cố xuống còn 1/1000,
khi đó những chi phí đầu tư sẽ rất đắt vì nhà sản xuất sẽ phải trang bị cả những tổ
máy mà xác suất làm việc của nó cũng chỉ 1/1000. Vì vậy cần thiết phải có những
tính tốn cân nhắc cụ thể giữa một bên là những hậu quả do sự cố ngừng cung cấp
điện gây ra, với một bên là những chi phí phát sinh do việc đầu tư thêm lưới điện và
những những tổ máy có xác suất làm việc rất nhỏ để tránh sự cố trong cung cấp
điện.
1.6.2 Nhu cầu điện năng không ổn định.
Nhu cầu sử dụng điện ở các quốc gia trên thế giới thường dao động khá mạnh
trong vòng một ngày đêm và trong vòng một năm. Quan sát phụ tải điện theo từng
giờ, từng ngày, từng m a, có thể thấy rằng nhu cầu sử dụng điện là không ổn định.
Ở các nước châu Âu thì sản lượng điện tiêu thụ m a đông là cao nhất trong năm do
m a đông ở châu Âu thường rất lạnh nên ngoài nhu cầu sử dụng điện cho các nhu
Nguyễn Khắc Thông


13


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
cầu thường xuyên khác, nhu cầu sử dụng điện cho sưởi ấm là rất cao. Ngược lại với
các nước châu Âu, ở một số v ng tại Hoa Kỳ thì m a hè lại là thời kỳ cao điểm
trong năm vì nhu cầu sử dụng điều hồ nhiệt độ.
Lấy ví dụ phụ tải một ngày điển hình ở Việt Nam, có thể thấy rằng nhu cầu sử
dụng điện trong một ngày dao động khá lớn (chênh lệch khoảng 5000 MW). Để đáp
ứng được nhu cầu phụ tải luôn thay đổi này, nhà cung cấp cần huy động các nhà
máy điện trong hệ thống. Vì nguồn năng lượng sơ cấp để phát điện là rất khác nhau
(than, dầu FO, DO, khí, nước, nguyên tử) nên các nhà máy điện rất khác nhau về
đặc tính vận hành, công suất, sản lượng và mức độ linh hoạt trong đáp ứng phụ tải...
Chính vì điều này nên chi phí sản xuất cho 1kWh điện tại mỗi thời điểm trong hệ
thống là rất khác nhau.
Từ những đặc điểm trên, có thể thấy rằng phụ tải hệ thống điện càng bằng phẳng
bao nhiêu thì hiệu quả cung cấp điện càng tốt bấy nhiêu. Hoạt động của hệ thống
điện chịu tác động rất lớn vào những thời gian cao điểm, do đó, chi phí cung ứng và
khả năng đáp ứng nhu cầu vào thời điểm cao điểm đều phải nằm trong những tính
tốn kinh tế hệ thống điện. Trên thế giới, người ta sử dụng hệ số điện kín phụ tải và
hệ số không đồng đều để đo mức độ bằng phẳng của phụ tải.
Hệ số điền kín đồ thị biểu đồ phụ tải Kđk (hay hệ số sử dụng công suất tác dụng
Ksd) thể hiện mức độ sử dụng công suất của thiết bị điện:
Kđk = Ksd =

Ptb
<1
Pmax

Hệ số không đồng đều: thể hiện độ không đồng đều của biểu đồ phụ tải

Kkđđ =

Pm in
Pm ax

Do đó, mục tiêu của tất cả các nước nhằm hướng tới hiệu quả cung ứng điện là
sử dụng các biện pháp khác nhau trong quản lý nhu cầu cũng như các vấn đề về
chính sách giá điện để thực hiện san bằng đồ thị phụ tải vì giá cả là một trong những
yếu tố tác động trực tiếp đến nhu cầu.

Nguyễn Khắc Thông

14


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
1.7 Những đặc trưng cơ bản của ngành Điện lực.
1.7.1 Độc quyền tự nhiên.
Với đặc trưng kinh tế kỹ thuật rất khác biệt, ngành điện là ngành độc quyền tự
nhiên bởi các lý do sau:

a. Sự liên kết không thể tách rời trong hoạt động sản xuất, cung ứng điện.
Từ khâu sản xuất điện, truyền tải điện đến phân phối điện luôn là một khối liên
kết về mặt vật lý, các đơn vị trong hệ thống điện phải hoàn toàn kết nối từ sản xuất
đến người tiêu d ng nên hoạt động phải có tính đồng bộ. Ngồi ra, khi có xảy ra sự
cố trên hệ thống thì hoạt động cung ứng và sử dụng điện có thể sẽ bị gián đoạn. Do
vậy hoạt động điện lực thường do một Tổng công ty hay Tập đoàn đảm nhiệm.

b. Vốn đầu tư ban đầu lớn, rủi ro cao.
Một hệ thống điện bao gồm: Nguồn điện: Các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện

than, nhiệt điện dầu, tua bin khí, điện nguyên tử, các nhà máy điện sử dụng năng
lượng mới, năng lượng tái tạo. Lưới điện: ao gồm lưới truyền tải và lưới phân phối
làm nhiệm vụ đưa điện từ các nhà máy đến người tiêu d ng.
Chỉ tính riêng cho việc xây dựng nguồn điện: với các nhà máy thuỷ điện suất đầu
tư cho 1 MW công suất đặt vào khoảng 1,5 triệu USD, đối với nhà máy nhiệt điện
suất đầu tư vào khoảng 1 triệu USD/1MW cơng suất đặt. Như vậy có thể thấy rằng
vốn đầu tư ban đầu cho cơ sở vật chất là rất lớn. Với đặc điểm này, ngành điện lực
mang đặc trưng kinh tế theo quy mô.
1.7.2 Cạnh tranh từng phần.
Trên thế giới đã và đang diễn ra một làn sóng cải cách thị trường hố ngành điện
lực, đặc biệt là các nước cơng nghiệp phát triển đã hình thành thị trường điện lực
cạnh tranh tức là có sự chia sẻ lợi nhuận và quyền lực trong khâu sản xuất điện và
khâu phân phối điện. Khâu truyền tải vẫn ln giữ độc quyền bởi chi phí đầu tư cho
xây dựng lưới truyền tải rất lớn nên việc cung cấp dịch vụ truyền tải sẽ rẻ hơn và
hiệu quả hơn rất nhiều khi chỉ có một cơng ty cung cấp dịch vụ, ngồi ra nếu nhiều
cơng ty cung cấp dịch vụ truyền tải sẽ gây khó khăn rất lớn trong công tác lắp đặt

Nguyễn Khắc Thông

15


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
thiết bị và vận hành như việc phối hợp chỉnh định bảo vệ rơle, phối hợp các thiết bị
bảo vệ đặc biệt khi xảy ra sự cố hệ thống điện sẽ không đồng bộ...
Vì vậy có thể khái qt đặc trưng của ngành điện lực là độc quyền tự nhiên và
cạnh tranh từng phần.
1.8 Một số mô h nh tổ chức thị trường điện lực.
1.8.1 Mơ hình độc quyền liên kết dọc.
Đặc điểm của mơ hình.


Phát điện
Truyền tải điện
Phân phối điện
Khách hàng
H nh 1. 5: Mô h nh độc quyền liên kết dọc.
Tổ chức sản xuất kinh doanh của ngành điện bao gồm ba khâu chính: phát điện,
truyền tải và phân phối điện đến người tiêu d ng. Cấu trúc truyền thống của ngành
điện là cả ba chức năng trên được tập trung trong một công ty điện lực quản lý trong
một v ng lãnh thổ nhất định gọi là công ty liên kết dọc. Tại một v ng lãnh thổ, công
ty điện lực liên kết dọc sẽ sở hữu toàn bộ và vận hành các nhà máy điện, lưới điện
truyền tải và lưới điện phân phối. Công ty điện lực chịu trách nhiệm phối hợp đồng
bộ, phân công sản xuất giữa tất cả các đơn vị trong cả ba khâu phát, truyền tải và
phân phối nhằm đáp ứng nhu cầu của các hộ tiêu thụ điện. Việc tập trung các chức
năng trong một công ty như vậy xuất phát từ đặc trưng độc quyền tự nhiên của
ngành điện lực, nếu như một cơng ty sở hữu và vận hành tồn bộ q trình sản xuất,
truyền tải và phân phối điện sẽ là một khối liên kết và thống nhất cao nên việc phối
hợp hoạt động một cách đồng bộ sẽ đem lại hiệu quả. Với mơ hình này cơng ty điện
lực sẽ độc quyền trong việc sản xuất và cung cấp điện cho người tiêu d ng. Công ty
Nguyễn Khắc Thông

16


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
điện lực kết dọc này chủ yếu là thuộc sở hữu Nhà nước, hệ thống điện thuộc cơ sở
hạ tầng kỹ thuật, mục tiêu lợi nhuận không phải là mục tiêu duy nhất trong hoạt
động kinh doanh của công ty điện lực.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong mơ hình độc quyền liên kết dọc sẽ khơng có
yếu tố cạnh tranh trong sản xuất và kinh doanh điện. Tất cả các đơn vị trực thuộc

công ty liên kết dọc đều phải thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do công
ty đề ra. Về phía khách hàng cũng khơng có sự lựa chọn người bán. Một lý do mà
trước đây coi khâu phát điện cũng là độc quyền tự nhiên vì phạm vi độ lớn của nhà
máy điện so với tiêu thụ là rất lớn.
Ưu, nhược điểm của mơ hình.

a. Ưu điểm:


Thể hiện tính liên kết và thống nhất cao giữa các khâu và các bộ phận trong

dây chuyền sản xuất kinh doanh điện.


Đạt được hiệu quả sản xuát kinh doanh cao nhờ tận dụng lợi thế về quy mô

lớn của doanh nghiệp và giảm thiểu được chi phí cho các giao dịch trong kinh
doanh.


Việc phối hợp lập kế hoạch vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng và mở rộng quy

mô hệ thống sẽ được đồng bộ.


Công ty điện lực liên kết dọc (đa số thuộc sở hữu nhà nước) không đặt mục

tiêu lợi nhuận là mục tiêu duy nhất của doanh nghiệp. Các công ty điện lực chịu
trách nhiệm cung cấp cho mọi khách hàng mua điện, kể cả các hộ phụ tải độc lập,
xa trung tâm.


b. Nhược điểm:


Khơng có bất cứ một yếu tố cạnh tranh nào trong sản xuất và kinh doanh

điện, điều này dẫn tới chưa mang lại giá cả và chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách
hàng


Khách hàng mua điện khơng có sự lựa chọn nào khác là mua điện từ công ty

độc quyền.

Nguyễn Khắc Thông

17


×