Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LÂM TRƯỜNG CHIÊM HOÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.96 KB, 9 trang )

KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LÂM TRƯỜNG CHIÊM HOÁ
* Lâm Trường Chiêm Hoá là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc sở
nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang hạch toán độc lập, có
đầy đủ tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng và được mở tài khoản tại
ngân hàng huyện Chiêm Hoá và ngân hàng đầu tư phát triển tỉnh Tuyên Quang.
Lâm Trường Chiêm Hoá có trụ sở đặt tại thị trấn Vĩnh Lộc - Chiêm Hoá
Nhiệm vụ của Lâm Trường Chiêm Hoá là trồng rừng, kinh doanh nguyên
liệu giấy, khai thác hợp lý gỗ nguyên liệu giấy từ trồng rừng.
1. SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÂM TRƯỜNG CHIÊM
HOÁ
Lâm Trường Chiêm Hoá được thành lập ngày 6/6/1992 thực hiện nghị
định 338 HĐBT, năm 1993 Lâm Trường được thành lập lại là doanh nghiệp
Nhà nước, Lâm Trường Chiêm Hoá thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Tuyên
Quang tại quyết định số 168/QĐ-CT ngày 3/5/1993 của chủ tịch UBND tỉnh
Tuyên Quang, Lâm Trường được xếp là doanh nghiệp loại III tại quyết định
1209/QĐ-UB ngày 6/8/2001 của UBND tỉnh Tuyên Quang.
Từ năm 1962 đến năm 1972 nhiệm vụ của Lâm Trường (trong cơ chế bao
cấp) chủ yếu là khai thác gỗ lớn (gỗ tự nhiên) và các loại lâm sản khác từ rừng
tự nhiên để cung cấp cho nền kinh tế quốc dân theo kế hoạch được giao.
Từ năm 1973 đến năm 1990 Lâm Trường có thêm nhiệm vụ trồng rừng
nguyên liệu giấy để cung cấp gỗ nguyên liệu cho nhà máy giấy Bãi Bằng - Phú
Thọ.
Từ năm 1991 đến nay Lâm Trường thực hiện nhiệm vụ trồng rừng
nguyên liệu giấy khai thác gỗ nguyên liệu giấy và các lâm sản rừng trồng để
tiêu thụ cho nhà máy giấy Bãi bằng thực hiện hạch toán kinh doanh.
Từ năm 1993 Lâm Trường còn làm chủ các dự án đầu tư trồng rừng
phòng hộ và rừng nguyên liệu giấy trên địa bàn huyện Chiêm Hoá.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Lâm Trường theo quyết định số
168/QĐ-CT ngày 3/5/1993 của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang là:
- Quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng
- Tổ chức sản xuất kinh doanh nông lâm kết hợp


- Dịch vụ phục vụ sản xuất
- Làm chủ các dự án đầu tư
Từ ngành nghề kinh doanh chủ yếu hàng năm Lâm Trường có nhiệm vụ:
- Tổ chức quản lý, bảo vệ rừng trồng hiện có đầu tư trồng rừng phát triển
với rừng trên quỹ đất lâm nghiệp được UBND tỉnh giao cho trồng rừng sản xuất
kinh doanh
- Làm chủ dự án đầu tư trồng rừng phòng hộ, tổ chức trồng rừng phủ
xanh đất trống, đồi trọc, theo chương trình 661/QĐ-TT của chính phủ trên địa
bàn các xã của huyện Chiêm Hoá.
- Tổ chức sản xuất kinh doanh cây con, hạt giống vật tư, kỹ thuật phục vụ
trồng rừng của nhân dân.
- Tiếp nhận và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn vốn được giao.
- Thực hiện các nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước theo quy định hiện
hành, thực hiện đúng các chế độ, quyền lợi đối với người lao động theo pháp
luật hiện hành.
- Chịu sự kiểm tra hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
- Tham gia giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
2. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
2.1. Tổng số cán bộ công nhân viên của đơn vị: 251 (người)
Trong đó Nam: 162 (người)
Nữ: 89 (người) được bố trí như sau
+ Cán bộ quản lý gián tiếp và phục vụ: 58 (người)
+ Công nhân về tổ chức bộ máy quản lý: 193 (người)
- Cán bộ lãnh đạo 2 người gồm: 1 Giám đốc và 1 phó giám đốc
- Các phòng ban chức năng gồm 4 phòng và 1 ban quản lý dự án
Các phòng, ban chức năng
Giám đốc và PGĐ
Các phòng ban chức năng
Các đội sản xuất Các đội phục vụ
CN CN

+ Phòng sản xuất kinh doanh: 4 người
+ Phòng quản lý bảo vệ rừng: 5 người
+ Phòng tài chính kế toán: 5 người
+ Phòng tổ chức lao động tiền lương: 7 người
+ Ban quản lý dự án: 6 người
- Cán bộ quản lý các đơn vị
+ 14 đơn vị sản xuất: 17 người
+ 1 đơn vị điều tra thiết kế: 2 người
2.2. Đặc điểm hệ thống tổ chức quản lý của Lâm Trường
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Lâm Trường huyện Chiêm Hoá được
thiết lập theo mối quan hệ điều hành kiểu trực tuyến. Bộ máy lãnh đạo đứng đầu
là ban Giám đốc chỉ đạo thống nhất từ trên xuống đến các đơn vị và đến công
nhân (Giám đốc -> đội trưởng -> công nhân). Các phòng chức năng tham mưu
giúp giám đốc nắm được tình hình của các đơn vị một cách toàn diện để nghiên
cứu quyết định chỉ đạo các đơn vị thực hiện (các phòng ban chức năng không
chỉ huy trực tiếp đến các đơn vị).
Sơ đồ bộ máy quản lý của Lâm Trường Chiêm Hoá
Ghi chú:
Chỉ huy trực tiếp
Báo cáo
Quan hệ TĐ
Giám sát kiểm tra
+ Đội sản xuất
+ Các đội trạm phục vụ sản xuất: 1 đội điều tra thiết kế, 1 trạm
+ Các phòng ban chức năng
+ Ban giám đốc có 2 người phụ trách chung
- Giám đốc Lâm Trường (do UBND tỉnh quyết định bổ nhiệm): chịu trách
nheịem trực tiếp với Nhà nước về việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh
được giao trên mọi mặt của đơn vị.
- Phó giám đốc (do UBND tỉnh quyết định bổ nhiệm): PGĐ Lâm Trường

được Giám đốc Lâm Trường Chiêm Hoá phân công phụ trách phòng tổ chức lao
động tiền lương, phòng quản lý bảo vệ rừng, trực tiếp phụ trách làm trường bộ.
Dưới giám đốc có 4 phòng ban
- Phòng sản xuất kinh doanh
- Phòng quản lý bảo vệ rừng
- Phòng tổ chức lao động tiền lương
- Phòng tài chính kế toán
Ban quản lý dự án nông - lâm nghiệp của Lâm Trường
3. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA LÂM TRƯỜNG
Từ những quan điểm tổ chức quản lý tập chung một mối, tại phòng tài
chính kế toán xí nghiệp đều được thực hiện bố trí đội trưởng kiêm thống kê làm
công tác thu nhập sốl iệu, và bảng chi tiết sản phẩm, lương định kỳ gửi về
phòng kế toán.
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp
Kế toán TSCĐ kho vật tưKế toán LĐTL tiêu thụ sản phẩm Kế toán thanh toán và theo dõi công nợThủ kho kiêm thủ quỹ
3.1. Sơ đồ bộ máy kế toán của Lâm Trường
Phòng kế toán của Lâm Trường có 5 cán bộ, nhân viên kế toán tất cả là
những người có trình độ chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm thực tế trong
công tác kế toán mỗi kế toán viên đều được quy định rõ chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn riêng như sau:
* Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp
Phụ trách chung toàn bộ hoạt động của phòng tài vụ, chịu trách nhiệm
trước giám đốc Lâm Trường công khai tài chính tại các đơn vị trong Lâm
Trường.
Trực tiếp xây dựng kế hoạch quản lý thu chi tài chính tháng, quý, năm
theo quy định và đề xuất các biện pháp thực hiện, trực tiếp kiểm tra và tổng hợp
số liệu báo cáo quyết toán tài chính hàng tháng, quý và cả năm của hai khâu sản
xuất kinh doanh và chương trình dự án. Thực hiện chức năng giám sát về tài
chính tại doanh nghiệp cho pháp lệnh kế toán thống kê và điều lệ kế toán trưởng
đồng thời làm báo cáo chuyên môn theo quy định.

* Kế toán TSCĐ - kho vật tư
Chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của kế toán trưởng, chịu trách nhiệm
trước kế toán trưởng, giám đốc Lâm Trường và pháp luật của Nhà nước về
những công việc thực hiện.

×