Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHHTM LATHUSO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.83 KB, 11 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP
CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHHTM
LATHUSO
I. Ý NGHĨA CỦA VIỆC HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Hạch toán kế toán là một công cụ quản lý mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Sự phát triển của công nghiệp đã tạo điều kiện nâng cao vai trò kế toán.
Với một lượng đầu vào cố định, doanh nghiệp phải cải tạo ra được kết quả đầu
ra tối đa với chất lượng cao nhất. Để thực hiện mục tiêu này, ngoài việc tiết
kiệm các yếu tố chi phí, doanh nghiệp cần phải phối hợp chúng với nhau một
cách khoa học. Để quá trình sản xuất diễn ra một cách thuận lợi từ khâu dự toán
đến khâu tổ chức việc thực hiện, quản trị doanh nghiệp cần phải thu thập được
những thông tin về tình hình chi phí đi đôi với kết quả thu được. Từ đó đề ra
những biện pháp không ngừng giảm bớt những khoản chi phí không cần thiết,
khai thác tiềm năng về nguyên vật liệu, lao động của doanh nghiệp. Những
thông tin kinh tế đó không chỉ được xác định bằng phương pháp trực quan, căn
cứ vào sự tồn tại của hình thái vật chất của nó mà còn bằng phương pháp ghi
chép, tính toán dựa trên tình hình thực tế trên sổ sách. Xét trên góc độ này, hạch
toán kế toán với chức năng cơ bản là cung cấp thông tin cho quản lý đã khẳng
định vai trò không thể thiếu được đối với việc tăng cường quản trị doanh
nghiệp. Trong phân hệ thông tin chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế
toán phản ánh toàn bộ các yếu tố chi phí phát sinh thể hiện trên các mặt quy mô
và hiệu quả. Những số liệu kế toán này là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các
quyết định quản trị.
Chất lượng của thông tin kế toán có ảnh hưởng không nhỏ đến tính
chính xác của những phản ứng của doanh nghiệp đối với những luồng thông tin.
Hoàn thiện hệ thống kế toán nói chung và tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành nói riêng nhằm cung cấp đầy đủ thông tin trung thực chính xác cho quản lý
luôn là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp.
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ
TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN


PHẨM Ở CÔNG TY TNHHTM LATHUSO
Công ty TNHHTM LATHUSO tuy mới hình thành chưa đầy 10 năm
nhưng đã khẳng định được vai trò và vị thế của mình trong ngành dệt may nước
ta. Công ty đạt tới quy mô sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý như hiện nay
là cả một quá trình phấn đấu liên tục của toàn bộ cán bộ công nhân viên và ban
giám đốc công ty. Việc vận dụng sáng tạo các quy luật kinh tế thị trường cùng
với việc cải tiến bộ máy quản lý, đổi mới dây truyền công nghê… nên công ty
đã đạt được những thành tựu đáng kể, hoàn thành nghĩa vụ đóng góp với nhà
nước.
Trong sự phát triển chung của toàn bộ công ty thì bộ phận kế toán thực
sự là một trong những bộ phận cốt lõi của hệ thống quản lý kinh tế, quản lý
doanh nghiệp, nó đóng góp đáng kể trong quá trình đi lên của công ty. Bởi vậy,
công tác kế toán không ngừng tự hoàn thiện cả về cơ cấu và phương pháp hạch
toán để đáp ứng điều kiện kinh tế mới và đạt một số thành tựa sau:
1. Những ưu điểm cơ bản
* Về tổ chức bộ máy quản lý:
Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán quản lý gọn nhẹ, các phòng ban
chức năng gọn nhẹ có hiẹu quả, cung cấp kịp thời và chính xác các thông tin cần
thiết cho lãnh đạo công ty trong việcc giám sát kĩ thuật, sản xuất đồng thời góp
phần vào việc đảm bản quản lý và hạch toán chi phí một cách tiết kiệm và có
hiẹu quả.
Bộ máy kế toán của công ty bố trí chặt chẽ , hợp lý các thành viên trẻ,
có năng lực, nhiệt tình với công việc đã nhanh chóng thích hợp với chế đọ kế
toán mới và đặc biệt là với việc ứng dụng công nghệ tin học giúp cho công việc
giảm đi đáng kể.
* Về công tác hạch toán chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Trong công tác quản lý chi phí sản xuất, công ty đã tổ chức việc quản
lý NVL về mặt hiện vạt, sáng tạo trong việc sử dụng “phiéu theo dõi bàn cắt”,
việc tổ chức quản lý số lượng NVL theo định mức đã khuyến khích tiết kiệm
chi phí sản xuất.

Đồng thời để tiết kiệm được NVL công ty còn thực hiện quy chế
thưởng 30% giá trị NVL tiết kiệm cho bộ phận thực hiện.
Về chi phí nhân công công ty thực hiện khoán lương theo sản phẩm
nên năng xuất lao động được khuyến khích nâng cao sản lượng và chất lượng,
đồng thời hạn chế được sản phẩm dở dang.
Kỳ tính giá thành của công ty là tháng là đúng đắn phát huy được khả
năng kiểm tra, giám đốc của kế toán đối với các chi phí sản xuất, phát hiện kịp
thời các trường họp găy thất thoát, lãng phí chi phí để từ đó có biẹn pháp sử lý
thích hợp, đảm bảo việc cung cấp kịp thời cho yêu cầu quản lý của công ty.
* Về hình thức sổ áp dụng:
Sổ sách của công ty được áp dụng theo hình thức “chứng từ ghi sổ” có
ưu điểm là dễ ghi chép, dễ kiểm tra đối chiếu, thuận tiện cho việc phân công
công tác và đặc biệt phù hợp với điều kiện công ty, phù hợp với việc áp dụng kế
toán máy.
2. Những hạn chế cần khắc phục
* Về hạch toán chi phí sản xuất :
- Việc hạch toán chi phí sản xuất chỉ sử dụng TK154 là áp dụng đúng
chế độ kế toán mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, do các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp khá nhiều và phức
tạp nên nếu công ty chỉ sử dụng TK 154 mà không mơ các TK chi tiết thì việc
xác định chính xác từng yếu tố chi phí sản xuất có trong giá thành sản phẩm của
từng mã hàng là rất khó thừn hiện, do đó việc xác định yếu tố hạ giá thành sạn
xuất sản phẩm đang còn là vấn đề bất cập.
- Đối với những chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ không tập hợp trực
tiếp ( chi phí NVL như kim, băng dính… chi phí khấu hao TSCD, chi phí dịch
vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền ) công ty tập hợp toàn bộ chi phí chung
của tát cả những mã hàng trong tháng rồi mới tiến hành phân bổ theo tiêu chuẩn
doanh thu của từng mã sản phẩm. Việc phân bổ này không phản ánh chính xác
từng yếu tố chi phí phát sinh cho từng mã sản phẩm,dẫn đến giá thành được tính
cho từng mã hàng là không chính xác. Do đóviệc hạch toán lãi – lỗ cho tùng mã

còn nhièu sai xót, gâp khó khăn cho việc quyết định thúc đẩy nhận gia công mã
hàng nào, hạn chế gia công mã hàng nào.
* Về hệ thống sổ sách kế toán:
Hiện nay công ty không sử dụng “sổ đăng ký chứng từ ghi sổ”, “bảng
tổng hợp chi tiết” trong hệ thống sổ sách kế toán của công ty, do đó không có sự
kiểm tra đối chiếu giữa “bảng tổng hợp chi tiết” với “sổ cái” vào cuối kỳ kế
toán, giữa “sổ đăng ký chứng từ ghi sổ” với “bảng cân đối số phát sinh” vào
cuối niên độ kế toán. Điều này sẽ dẫn đến việc có thể sai sót trong ghi chép kế
toán mà các cán bộ kế toán khó hoặc không thể phát hiện ra, từ đó gây ảnh
hưởng tới thông tin cung cấp cho các đối tượng sử dụng.
3. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Từ những ưu điểm và hạn chế của công tác kế toán nói chung, công
tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty TNHHTM
LATHUSO nói riêng, cùng với những kiến thức đã tiếp thu trong quá trình học
tập, nghiên cứu, cộng với thời gian được tiếp xúc thực tế công tác kế toán ở
công ty, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm đóng góp phần hoàn thiện hơn nữa
công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty
TNHHTM LATHUSO.
* Ý kiến 1: Về việc phân công chi phí sản xuất.
Đối với chi phí NVL nói chung, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí
bằng tiền khác thì nên tính trực tiếp cho sản phẩm của từng đơn đặt hàng, chỉ
phân bổ cho sản phẩm của đơn đặt hàng đó chứ không nên cộng dồn toàn bộ
vào chi phí khác bằng tiền rồi mới phân bổ cho tất cả các sản phẩm trong tháng
theo tiêu thức doanh thu.
Đối với chi phí khấu hao TSCĐ nếu có thể thì nên tập hợp theo từng
phân xưởng, từng tổ sản xuất không nên tập hợp trong phạm vi toàn doanh
nghiêp. Điều này sẽ giúp cho việc theo dõi tình hình sử dụng chi phí sản xuất
chung từng phân xưởng, từng tổ theo dõi việc tiết kiệm hay lãng phí được chặt
chẽ, giúp cho việc tính giá thành được chính xác hơn, vì có những mặt hàng chỉ

được may ở một tổ nhất định.
* Ý kiến 2: Sử dụng các TK chi tiết 1541,1542,…6271,6272…
Công ty chỉ sử dụng TK 154 để hạch toán chi phi sản xuất, do đó
không phản ánh được chính xác chi phí phát sinh đối với từng đơn đặt hàng,
từng mã sản phẩm cụ thể. Hơn nữa các chi phí sản xuất chung đều được phân bổ
theo doanh thu làm cho việc tính toán phân bổ dài dòng, phức tạp. Vì vậy công
ty có thể sử dụng các TK chi tiết hơn theo từng đơn đăt hàng.
Ví dụ như:
Đối với những chi phí có thể tập hợp trực tiếp thì dùng các tài khoản:
TK 1541: CPSXKDDD của đơn đặt hàng của khách hàng Hangtung.
TK 1542: CPSXKDDD của đơn đặt hàng của khách hàng Golden.
TK 1543: CPSXKDDD của đơn đặt hàng của khách hàng khác.
Trong đó, các tài khoản 1541,1542,1543 lại được chi tiết cho từng mã
sản phẩm cụ thể.
Đối với những chi phí sản xuất chung thì có thể tập hợp toàn bộ vò tài
khoản 627 (trừ phí kháu hao tài sản cố định không thể tập hợp được theo đơn
đặt hàng), sau đó chỉ tiến hành phân bổ một lần theo tiêu chuẩn doanh thu chi
từng đơn đặt hàng như sau:
TK 6271:CPSXC của đơn đặt hàng của khách hàng Hangtung.
TK 6272: CPSXC của đơn đặt hàng của khách hàng Golden.
TK 6273: CPSXC của đơn đặt hàng của khách hàng khác.
Từ đó việc phân bổ CPSXC sẽ được tiến hành như sau:

×