Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần sợi Trà Lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.81 KB, 33 trang )


MỞ ĐẦU
Trong quá trình thực hành kiểm toán, công việc chủ yếu của các KTV là
tìm kiếm các BCKT làm căn cứ cho những kết luận về BCTC. Các kết luận
kiểm toán có giá trị pháp lý xác đáng là những kết luận hình thành trên cơ sở
những BCKT đầy đủ và thích đáng. Vì vậy, sự thành công của một cuộc kiểm
toán phụ thuộc trước hết vào việc thu thập và đánh giá BCKT.
BCKT có hai thuộc tính cơ bản là tính đầy đủ và tính tin cậy. Thực chất
của một cuộc kiểm toán BCTC là tìm kiếm các BCKT và đánh giá các bằng
chứng đó nhằm mục đích xác nhận mức độ trung thực và trình bày hợp lý của
các báo cáo này về các thông tin tài chính của đơn vị.
1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu các thuộc tính cơ bản của BCKT là tính đầy đủ và tính
tin cậy, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao khả năng đánh giá hai thuộc
tính quan trọng đó trong các giai đoạn của quá trình kiểm toán.
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những lý luận cơ bản về BCKT, bao gồm các khái
niệm, thuộc tính cơ bản cùng các kỹ thuật thu thập BCKT trong kiểm toán báo
cáo tài chính.
Trong bài viết, người viết đặc biệt chú trọng đến những yêu cầu về tính
đầy đủ và tính tin cậy của các BCKT. Từ những yêu cầu đó, KTV có thể soát xét
và đánh giá các BCKT sao cho có thể đưa ra những kết luận thích đáng nhất đối
với sự trung thực và hợp lý của thông tin trong BCTC của đơn vị được kiểm
toán.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận và các quan
điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đồng thời, người viết cũng sử dụng các
phương pháp kỹ thuật trong nghiên cứu tổng hợp, phân tích, thống kê, hệ thống
hoá và khái quát từ thực tiễn kiểm toán để đúc rút kinh nghiệm qua các cuộc
kiểm toán. Để hoàn thành đề tài, người viết đã thu thập các tài liệu từ nhiều
nguồn khác nhau, các phương tiện thông tin đại chúng.


4. Đóng góp của đề tài
Đề án khái quát những vấn đề cơ bản về BCKT, trong đó, đề án nghiên
cứu chi tiết về những yêu cầu cho hai thuộc tính cơ bản của BCKT là tính đầy
đủ và tính tin cậy.
Từ kết quả tổng hợp và phân tích trong quá trình nghiên cứu, đề án đã xây
dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc xét đoán và đánh giá BCKT trong
từng giai đoạn của quá trình kiểm toán.
5. Bố cục của đề án
Đề tài có tên gọi: Tìm hiểu về tính đầy đủ và tính tin cậy của Bằng
chứng kiểm toán trong kiểm toán tài chính. Ngoài các phẩn Mở đầu, Kết luận
và các phụ lục, nội dung của đề án gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về BCKT trong kiểm toán Báo cáo tài chính.
Chương 2: Đặc trưng và yêu cầu về tính đầy đủ và tính tin cậy trong quá
trình thực hiện các kỹ thuật thu thập BCKT.
Chương 3: Một số biện pháp tăng cường tính đầy đủ và tính tin cậy của
BCKT trong kiểm toán Báo cáo tài chính.
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẰNG CHỨNG KIỂM
TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH
1.1 Khái niệm bằng chứng kiểm toán
Bằng chứng nói chung có thể hiểu là những vật, chứng cứ có thể dùng để
chứng minh một sự việc nào đó là có thật. Những giả thuyết muốn chứng minh
là đúng cần có những lý luận và căn cứ thuyết phục, điều đó cho thấy bằng
chứng có vai trò quan trọng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
hội. Trong kiểm toán tài chính, bằng chứng là kết quả trực tiếp của cả quá trình
thực hành kiểm toán, bằng chứng đó là căn cứ thuyết phục cho những kết luận
của KTV về những bảng khai tài chính của đơn vị được kiểm toán. Đồng thời
các bằng chứng này cũng xác lập giá trị pháp lý cho những kết luận của KTV,
bằng chứng khi thu thập cần đảm bảo đầy đủ và thích hợp.
Theo chuẩn mực kiểm toán số 500: Bằng chứng là tất cả những tài liệu,

thông tin mà KTV thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên
thông tin này, KTV hình thành nên sản phẩm cuối cùng là các kết luận kiểm
toán. Xét về thực chất, kiểm toán chính là quá trình thu thập và soát xét, đánh
giá các bằng chứng kiểm toán. Để thu thập, KTV áp dụng các phương pháp thu
thập bằng chứmg còn để soát xét và đánh giá bằng chứng, KTV phải căn cứ vào
những tình huống cụ thể của cuộc kiểm toán kết hợp các nguyên tắc đánh giá
BCKT.
1.2 Phân loại Bằng chứng kiểm toán
1.2.1 Phân loại theo nguồn gốc bằng chứng
Căn cứ vào nguồn gốc thông tin, tài liệu liên quan đến những bằng chứng
thu thập được, BCKT gồm:
- Bằng chứng do KTV tự khai thác và phát hiện thông qua việc vận
dụng những phương pháp và kỹ thuật thích hợp như: BCKT kiểm
kê thực tế, tính toán lại các bảng biểu của đơn vị, đối chiếu xác
minh qua các tài liệu, những ghi chép thông qua quan sát hệ thống
Kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán, thẩm tra hoặc phỏng
vấn những cá nhân có liên quan hoặc có trách nhiệm.
- Bằng chứng có được do đơn vị được kiểm toán cung cấp: Đây là
những tài liệu mà đơn vị được kiểm toán phát hành và luân chuyển
đến các bộ phận nội bộ hoặc ra bên ngoài đơn vị và các thông tin
mà KTV được đơn vị cung cấp như: Các chứng từ và hoá đơn bán
hàng, các ghi chép và báo cáo kế toán, các ý kiến giải trình của cán
bộ nghiệp vụ, cán bộ quản lý có trách nhiệm trong đơn vị được
kiểm toán.
- Bằng chứng do bên thứ ba cung cấp: Các bản xác nhận nợ, xác
nhận các khoản phải thu của khách hàng, phiếu đối chiếu số dư tài
khoản tại ngân hàng… Các bằng chứng được lập do đối tượng bên
ngoài đơn vị có liên quan đến BCTC của đơn vị như hoá đơn bán
hàng hoá, sổ phụ ngân hàng, giấy báo nợ, có của ngân hàng…
Ngoài ra, BCKT rất phong phú và đa dạng, còn một số loại bằng chứng

khác liên quan đến một số các cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải
quan… Các bằng chứng đặc biệt như: Giải trình của Ban giám đốc, đánh giá của
chuyên gia…
1.2.2 Phân loại theo loại hình bằng chứng
Loại hình bằng chứng hay còn gọi là dạng bằng chứng, phân loại theo tiêu
chí này, BCKT bao gồm các loại sau:
- Bằng chứng vật chất: Là bằng chứng mà KTV thu thập trong quá
trình kiểm kê tài sản của đơn vị như: tiền mặt tồn quỹ, các loại
chứng khoán và giấy tờ có giá khác… hoặc các biên bản đánh giá,
đối chiếu vật tư tài sản, những đo đạc thực tế mà KTV thực hiện.
Bằng chứng vật chất là loại bằng chứng có độ tin cậy cao nếu dùng
để để đánh giá về quy mô và tính hiện hữu của tài sản.
- Bằng chứng không có dạng vật chất: các ghi chép kế toán, các giải
trình, các văn bản xác nhận, tài liệu tính toán lại của KTV thông
qua xác minh và phân tích số liệu…Các bằng chứng thu thập thông
qua phỏng vấn hay quan sát đối tượng kiểm toán có liên quan. Các
bằng chứng loại này thường là những ghi chép của KTV trong các
cuộc phỏng vấn, ghi âm, chụp ảnh, quay phim mà KTV có được khi
quan sát thực tế tại đơn vị.
1.3 Các yêu cầu của bằng chứng kiểm toán
BCKT là kết quả mà các KTV có được sau khi thực hành các bước trong
chương trình kiểm toán đã định, là cơ sở cho tính thuyết phục của các kết luận
trong báo cáo kiểm toán của KTV. Bằng chứng mang tính chất quyết định đến
việc KTV sẽ đưa ra kết luận kiểm toán loại nào? Do đó, BCKT phải đảm bảo hai
yêu cầu cơ bản, còn gọi là thuộc tính cơ bản của BCKT: tính đầy đủ và tính tin
cậy.
1.3.1 Yêu cầu về tính đầy đủ của BCKT
Tính đầy đủ của BCKT là kháí niệm về quy mô hay là số lượng bằng
chứng cần thiết cho kết luận kiểm toán. Để đưa ra kết luận kiểm toán đúng đắn
nhất, thích đáng nhất, KTV phải thu thập đủ số lượng bằng chứng. Tuy nhiên,

không thể có quy định cụ thể nào quy định số lượng bằng chứng cho mỗi cuộc
kiểm toán. Sự đầy đủ của các BCKT mà KTV thu thập phụ thuộc vào từng tình
huống nghề nghiệp cụ thể. Trước khi xác định số lượng và loại hình bằng chứng
cần thu thập, KTV phải thực hiện bước đầu tiên là tìm hiểu khách hàng của
mình. Khi kiểm toán, KTV cần cân nhắc những yếu tố ảnh hưởng đến số lượng
BCKT, đến tính đầy đủ của bằng chứng, các loại bằng chứng và đặc trưng cụ thể
của các kỹ thuật sẽ sử dụng để có những quyết định phù hợp.
Bằng chứng kiểm toán đầy đủ về số lượng sẽ giúp KTV đưa ra những kết
luận kiểm toán có giá trị hơn. Trong quá trình kiểm toán, KTV nên xác định rõ
các mục tiêu kiểm toán, như vậy sẽ giúp KTV lên kế hoạch có hiệu quả hơn
trong việc thu thập bằng chứng đầy đủ số lượng cần thiết.
1.3.2 Yêu cầu về tính tin cậy của bằng chứng kiểm toán
Tính tin cậy hay còn gọi là tính có giá trị của BCKT là khái niệm thể hiện
chất lượng của BCKT, tính tin cậy là thước đo chất lượng của bằng chứng đã
thu thập, do vậy nó chỉ phụ thuộc các thể thức kiểm toán được lựa chọn là chủ
yếu. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tính tin cậy của BCKT như: mức độ khách
quan của bằng chứng, nguồn gốc bằng chứng, tính hiệu quả của hệ thống kiểm
soát nội bộ… Bằng chứng kiểm toán được coi là có tính tin cậy trước hết phải
đảm bảo sự phù hợp với cơ sở dẫn liệu kiểm toán, phù hợp với mục tiêu kiểm
toán đã xác định ban đầu.
Chẳng hạn, bằng chứng thu thập từ việc chứng kiến kiểm kê tài sản cố
định sẽ là bằng chứng phù hợp với cơ sở dẫn liệu là Hiện hữu của tài sản trong
đơn vị, bằng chứng thu được từ việc xác nhận nợ phải thu thoả mãn cơ sở dẫn
liệu quyền và nghĩa vụ….
Trong kiểm toán tài chính, KTV thường sử dụng những bằng chứng mang
tính chất xét đoán nhiều hơn những bằng chứng mang tính khẳng định chắc
chắn, để đảm bảo độ tin cậy cho bằng chứng kiểm toán phục vụ cho các cơ sở
dẫn liệu, có thể có nhiều bằng chứng cùng phục vụ cho một cơ sở dẫn liệu.
Nói tóm lại, BCKT bao giờ cũng phải đảm bảo hai yêu cầu là sự đầy đủ
và tính đáng tin cậy để KTV sử dụng đưa ra những kết luận về BCTC của đơn vị

một cách thích đáng nhất. Đối với hai yêu cầu trên đây, không có một chuẩn
mực nào quy định về số lượng cũng như chất lượng bằng chứng, KTV phải căn
cứ vào từng tình huống nghề nghiệp cụ thể để dự định những công việc cụ thể
trong thu thập bằng chứng cũng như loại bằng chứng trong giai đoạn lập kế
hoạch.
Mức độ đầy đủ và tin cậy của các BCKT là nhân tố quyết định xem KTV
sẽ đưa ra loại ý kiến kiểm toán nào. Dưới đây là sơ đồ biếu hiện mối quan hệ
giữa hai thuộc tính đầy đủ và tin cậy với ý kiến kiểm toán:
Sơ đồ 1.1
Mối quan hệ giữa BCKT và ý kiến kiểm toán
Trong quá trình thực hành kiểm toán, có rất nhiều khả năng có thể xảy ra
đối với việc thu thập bằng chứng của KTV. Các bằng chứng thu được có thể
thích hợp, đáng tin cậy hoặc ngược lại, không đầy đủ và không có giá trị. Khi
đó, nếu các thủ tục kiểm toán thay thế cũng không giúp cho KTV thu được
những bằng chứng có giá trị hơn, KTV vẫn bắt buộc phải đưa ra ý kiến kiểm
toán. Và loại ý kiến kiểm toán nào được đưa ra hoàn toàn phụ thuộc vào số
lượng và chất lượng của các BCKT.
1.4 Các phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán
Khi thu thập BCKT, kiểm toán viên áp dụng những phương pháp kỹ thuật
khác nhau theo từng yêu cầu và tác dụng của bằng chứng. Từng phương pháp có
những đặc trưng riêng, những cách thức tiến hành riêng biệt, vì thế, bằng chứng
kiểm toán thu thập được từ những phương pháp này cũng có những tác dụng và
Bằng chứng kiểm toán
Thích hợp
và đầy đủ
Thích hợp
nhưng
không đầy
đủ
Thu thập

nhiều nhưng
không có giá
trị
Số lượng ít
và không có
giá trị
Ý kiến
chấp nhận
toàn phần
Ý kiến
không
chấp
nhận
Ý kiến chấp
nhận từng
phần
Ý kiến từ
chối đưa
ra ý kiến
mức độ tin cậy khác nhau đối với từng mục tiêu kiểm toán. Các phương pháp kỹ
thuật thu thập bằng chứng bao gồm:
- Kiểm kê vật chất: Là quá trình kiểm kê tài sản lưu hành, cân đo
đong đếm hay đo đạc cụ thể tài sản thuộc quyền sở hữu của đơn vị
được kiểm toán. Kiểm kê vật chất thường áp dụng với những tài sản
có hình thái vật chất cụ thể như hàng tồn kho, tiền mặt tồn quỹ, tài
sản cố định… Kiểm kê được thực hiện thích ứng về thời điểm và
loại hình tài sản, phụ thuộc mục đích của cuộc kiểm toán.
- Kiểm tra tài liệu: Là phương pháp xem xét, xác minh của KTV
thông qua việc kiểm tra đối chiếu các chứng từ, tài liệu, sổ sách kế
toán và các văn bản có liên quan.

- Lấy xác nhận: Kỹ thuật xác nhận là phương pháp thu thập các bản
xác nhận của các bên thứ ba, xác minh tính chính xác của các thông
tin mà KTV còn nghi vấn. Các đối tượng mà KTV thường gửi thư
xác nhận để lấy thông tin là ngân hàng, chủ nợ, cổ đông, khách
hàng…Thư xác nhận do đơn vị được kiểm toán gửi nhưng KTV
theo dõi và thư trả lời thường gửi trực tiếp cho KTV chịu trách
nhiệm theo dõi quá trình này.
- Điều tra, phỏng vấn: Là việc tìm kiếm thông tin từ người có sự hiểu
biết bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp. Điều tra bao gồm cả
việc chính thức gửi thư văn bản đến bên thứ ba và cả việc phỏng
vấn nhân viên trong đơn vị. BCKT thu thập bằng kỹ thuật này
thường có tác dụng bổ sung và củng cố luận cứ của KTV.
- Quan sát: Là kỹ thuật thu thập bằng chứng thông qua quá trình
KTV sử dụng các giác quan để xem xét, đánh giá các hoạt động của
doanh nghiệp. KTV có thể sử dụng kỹ thuật quan sát để tăng độ tin
cậy cho BCKT.
- Kiểm tra tính chính xác số học: Tính toán là quá trình KTV kiểm tra
tính chính xác số học, bao gồm việc kiểm tra lại mẫu các tính toán
và kiểm tra sự chuyển dịch thông tin do khách hàng thực hiện trong
kỳ được kiểm toán. Kiểm tra lại mẫu tính toán gồm có việc tính lại
các hoá đơn bán hàng, hàng tồn kho, cộng các sổ nhật ký và sổ phụ,
tính toán lại các giá thành, phí tổn khấu hao, dự phòng, thuế doanh
thu…
- Thủ tục phân tích: Phân tích bao gồm sự kết hợp với các kỹ thuật
khác như kiểm tra, đối chiếu tài liệu, tính toán, quan sát và điều tra
để dự đoán và đánh giá các mối quan hệ trong các dữ liệu tài chính
và các dữ liệu hoạt động. Do đó, kỹ thuật phân tích được coi là thủ
tục kiểm toán hữu hiệu và được sử dụng ở tất cả các giai đoạn của
quá trình kiểm toán nhằm thu thập những BCKT có giá trị cao.
Kiểm toán tài chính có rất nhiều những phương pháp kỹ thuật thu thập

bằng chứng, mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau,
đồng thời các bằng chứng thu thập được của mỗi phương pháp có độ tin cậy
khác nhau. Trong quá trình kiểm toán, KTV cần kết hợp các phương pháp kỹ
thuật này cùng các yêu cầu của mục tiêu kiểm toán đã xác định ban đầu để có đủ
số lượng bằng chứng đủ độ tin cậy có thể là căn cứ thuyết phục cho kết luận về
tính trung thực và hợp lý với BCTC của đơn vị được kiểm toán.
CHƯƠNG II: YÊU CẦU VỀ TÍNH ĐẦY ĐỦ VÀ TÍNH TIN
CẬY CỦA BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN
TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC KỸ
THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG
2.1 Nguyên tắc xét đoán và đánh giá bằng chứng kiểm toán
Sau khi thu thập BCKT, KTV phải thực hiện bước đánh giá các bằng
chứng này, xem xét sự hữu dụng của các bằng chứng thu thập được để dùng làm
căn cứ cho kết luận kiểm toán. Hiện tại, không có chuẩn mực nào để đánh giá
những thuộc tính đó của BCKT, tuy nhiên quá trình đánh giá cần tuân thủ những
nguyên tắc chung.
2.1.1 Nguyên tắc đánh giá tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán
Những nguyên tắc xét đoán và đánh giá các BCKT có đảm bảo sự đầy đủ
hay không, KTV cần biết những nhân tố ảnh hưởng đến sự đầy đủ.
2.1.1.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến tính đầy đủ của BCKT
- Tính trọng yếu: Kiểm toán tài chính là quá trình KTV tìm hiểu
và đưa ra kết luận xem các BCTC có được trình bày trung thực và
hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không? Trọng yếu được
hiểu khái quát là khái niệm chỉ tầm cỡ bản chất của sai sót hay
gian lận trong các thông tin tài chính. Nếu KTV có những xét
đoán và đánh giá không chính xác trong những khoản mục mang
tính chất trọng yếu thì có khả năng KTV viên đó sẽ đưa ra những
kết luận sai lầm về BCTC của đơn vị. Do đó, với khoản mục hay
thông tin được xác định là trọng yếu thì số lượng bằng chứng cần
thu thập càng nhiều để tránh rủi ro.

- Tính hiệu lực của bằng chứng: Bằng chứng có độ tin cậy càng
thấp thì số lượng bằng chứng cần thu thập càng nhiều, nguyên
nhân là với những bằng chứng có độ tin cậy thấp mà số lượng ít
thì không đủ làm căn cứ cho KTV đưa ra những ý kiến thích đáng
về thông tin trong BCTC của đơn vị. Ngược lại, nếu bằng chứng
càng khách quan, càng có độ tin cậy cao thì số lượng bằng chứng
cần thu thập càng ít.
- Mức độ rủi ro: Rủi ro kiểm toán có thể hiểu là những khả năng
mà KTV có thể đưa ra ý kiến không thích đáng về BCTC của đơn
vị do những sai sót nghiêm trọng hoặc những điều không bình
thường trong BCTC không được phát hiện. Trước khi thực hiện
thu thập BCKT, KTV phải làm những thủ tục đánh giá rủi ro của
các khoản mục kiểm toán, khoản mục nào có độ rủi ro càng lớn
thì số lượng bằng chứng cần thu thập càng nhiều và ngược lại.
Ngoài ra, còn một số những nhân tố khác nhưng ảnh hưởng không đáng
kể, do đó, người viết không đề cập trong bài viết này.
2.1.1.2 Nguyên tắc xét đoán và đánh giá tính đầy đủ của BCKT
Đây là những nguyên tắc bắt buộc mà KTV phải áp dụng khi đánh giá
tính đầy đủ của BCKT:
- BCKT phải đủ để kết luận về đối tượng cho nên mọi mục hay
khoản mục được đánh giá là chứa đựng rủi ro đều phải thu thập
bằng chứng để đánh giá. Nếu mức độ rủi ro được đánh giá càng
cao thì số lượng bằng chứng thu thập càng nhiều.
- Nếu một khoản mục được đánh giá là có rủi ro cao có ảnh hưởng
trọng yếu đến BCTC của đơn vị thì KTV cần thu thập càng nhiều
bằng chứng để làm giảm thiểu rủi ro kết luận.
- BCKT phải được thu thập cho từng cơ sở dẫn liệu của BCTC.
Bằng chứng liên quan đến một cơ sở dẫn liệu này không thể bù
đắp hay thay thế cho bằng chứng liên quan tới cơ sở dẫn liệu
khác. Có thể có nhiều Bằng

chứng cùng phục vụ cho một cơ sở dẫn liệu.
- Nếu nhiều bằng chứng có nguồn gốc khác nhau có mâu thuẫn với
nhau thì KTV cần thực hiện thu thập các bằng chứng hoặc kiểm
tra bổ sung để có thêm những bằng chứng cần thiết nhằm giải
quyết mâu thuẫn đó.
- Trong quá trình đánh giá, nếu KTV nghi ngờ có những sai sót liên
quan đến cơ sở dẫn liệu làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC,
KTV cần thực hiện ngay những biện pháp bổ sung nhằm loại trừ
những nghi ngờ đó.

×