Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

khảo sát thực trạng sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy, ngành tiếng anh của các trƣờng đại học tại tphcm và đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng đầu ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DUC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SINH VIÊN TỐT NGHIỆP
HỆ CHÍNH QUY, NGÀNH TIẾNG ANH CỦA CÁC
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TẠI TPHCM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐẦU RA
Mã số:
B2010.32.07

Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Thị Thanh Thu

Thành phố Hồ Chí Minh, 7/2012


BỘ GIÁO DUC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ TH.ÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SINH VIÊN TỐT NGHIỆP
HỆ CHÍNH QUY, NGÀNH TIẾNG ANH CỦA CÁC
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TẠI TPHCM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐẦU RA
Mã số: B2010.32.07



Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài
(ký, họ tên, đóng dấu)

Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên)

TS. Lê Thị Thanh Thu

Thành phố Hồ Chí Minh, 7/2012


DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

 ThS. Nguyễn Thúy Nga
 ThS. Nguyễn Tri Quỳnh Nga


i

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ............................................................................................................ i
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ............................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ....................................................................... v
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ......................................................... vi
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... vii
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS ...............................................viii
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN ................................................................................ 1

1.1- Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
1.2- Mục tiêu đề tài .................................................................................................... 3
1.3- Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 4
1.4- Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4
1.5- Bố cục ................................................................................................................. 5

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................... 7
2.1- Sứ mạng, mục đích, mục tiêu trƣờng đại học ..................................................... 7
2.2- Chƣơng trình đào tạo .......................................................................................... 9
2.2.1- Mục tiêu chung của chƣơng trình đào tạo thuộc đối tƣợng nghiên cứu .... 10
2.2.2- Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 11
2.2.3- Nội dung chƣơng trình đào tạo .................................................................. 13
2.3- Chất lƣợng đầu ra ............................................................................................. 17
2.3.1- Chất lƣợng ................................................................................................. 17
2.3.2- Đánh giá chất lƣợng giáo dục đại học ....................................................... 19
2.3.3- Chất lƣợng đầu ra ...................................................................................... 20
2.4- Chỉ báo.............................................................................................................. 22
2.5- Các chỉ báo phản ánh thực trạng sinh viên tốt nghiệp ...................................... 23
2.5.1- Chỉ báo về sinh viên tốt nghiệp dựa vào tiêu chí kiểm định chất lƣợng giáo
dục ........................................................................................................................ 23
2.5.2- Chỉ báo hoạt động về sinh viên tốt nghiệp dựa vào tiêu chí kiểm định và
đánh giá chƣơng trình đào tạo.............................................................................. 25
2.5.3- Chỉ báo về sinh viên tốt nghiệp dựa vào tiêu chí xếp hạng trƣờng đại học
.............................................................................................................................. 29
2.5.4- Chỉ báo hoạt động về sinh viên tốt nghiệp dựa vào đề nghị của học giả... 30


ii
2.5.5- Hệ thống chỉ báo liên quan đến sinh viên tốt nghiệp dùng trong nghiên
cứu........................................................................................................................ 31


CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................ 33
3.1- Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................... 33
3.1.1- Nhóm 1 ...................................................................................................... 33
3.1.2- Nhóm 2 ...................................................................................................... 35
3.2- Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 35
3.2.1- Phiếu khảo sát ............................................................................................ 37
3.2.1.1- Phiếu khảo sát dành cho sinh viên tốt nghiệp ..................................... 37
3.2.1.2- Phiếu khảo sát dành cho nhà tuyển dụng ............................................ 39
3.2.2- Phỏng vấn .................................................................................................. 39
3.3 - Trình tự thực hiện nghiên cứu ......................................................................... 40
3.4 - Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ........................................................................ 41

CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ............................................................... 42
4.1 - Phƣơng pháp phân tích số liệu......................................................................... 43
4.2 - Mẫu nghiên cứu SVTN.................................................................................... 44
4.3 - Tỷ lệ tốt nghiệp/nhập học ............................................................................ 46
4.4 - Thời gian trung bình để hồn thành khóa học ................................................. 48
4.5 -Tỷ lệ có việc làm (6 tháng và 1 năm sau tốt nghiệp) ........................................ 50
4.6 - Tỷ lệ tiếp tục học tập (sau đại học hay học thêm 1 ngành khác) ..................... 51
4.7 - Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp làm việc đúng ngành đào tạo, tỷ lệ sinh viên làm
việc trái ngành .......................................................................................................... 53
4.8 - Thu nhập trung bình của sinh viên tốt nghiệp ................................................ 55
4.9 - Sự hài lòng của sinh viên tốt nghiệp................................................................ 57
4.10 - Đánh giá của SVTN về mức độ CTĐT cung cấp kiến thức, kỹ năng cần
thiết cho công việc ............................................................................................... 60
4.10.1 - CTĐT cần bổ sung .................................................................................. 62
4.10.2 - Rút gọn dữ liệu bằng phân tích nhân tố .................................................. 63
4.10.3. Phân tích kết quả theo 8 nhân tố .............................................................. 67
4.10.4 - Khác biệt trong đánh giá ......................................................................... 69

4.10.5 - Kiến thức chuyên ngành của SVTN ....................................................... 69
4.11 - Sự hài lòng của Nhà tuyển dụng .................................................................... 71
4.11.1- Mẫu nghiên cứu ....................................................................................... 71
4.11.2 - Sự hài lòng của nhà tuyển dụng.............................................................. 72
4.11.3 - Tỷ lệ sinh viên đáp ứng yêu cầu công việc có thể sử dụng đƣợc ngay .. 74


iii
4.11.4 - Tỷ lệ sinh viên đáp ứng cơ bản yêu cầu của công việc nhƣng phải đào
tạo thêm................................................................................................................ 75
4.11.5 - Tỷ lệ sinh viên phải đào tạo lại ............................................................... 76
4.12 - Kết luận.......................................................................................................... 76

CHƢƠNG 5 ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ ............................................................... 81
5.1 - Kết luận............................................................................................................ 81
5.2 - Kiến nghị ..................................................................................................... 82
5.2.1 - Bổ sung kiến thức chuyên ngành .............................................................. 82
5.2.2 - Chú trọng phát triển kỹ năng ngôn ngữ .................................................... 84
5.2.3 - Chú trọng phát triển kỹ năng mềm ........................................................... 86
5.2.4 - Chú ý đào tạo các tiềm năng để học tập ................................................... 87
5.2.5 - Chú ý phát triển sự chuyên biệt trong CTĐT của từng trƣờng................. 88
5.3 - Hƣớng phát triển đề tài .................................................................................... 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 90
PHỤ LỤC 1 ....................................................................................................... 96
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................... 100
PHỤ LỤC 3 ..................................................................................................... 103


iv


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 2.1: Mơ hình chất lƣợng AUN-QA ......................................................... 28
Hình 2.2: Mơ hình chất lƣợng dạy và học của AUN-QA ................................. 29


v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1: Chuyên ngành đào tạo và số lƣợng SVTN của các trƣờng nghiên cứu
........................................................................................................................... 35
Bảng 4.1: Số lƣợng SVTN tham gia nghiên cứu............................................... 46
Bảng 4.2: Tỷ lệ SVTN theo chuyên ngành ....................................................... 46
Bảng 4.3 Tỷ lệ SVTN đúng hạn ........................................................................ 47
Bảng 4.4: Số lƣợng SVTN có việc làm ............................................................. 51
Bảng 4.5: Dự định tiếp tục theo học .................................................................. 53
Bảng 4.6: Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp làm việc đúng ngành nghề ..................... 54
Bảng 4.7: Thu nhập trung bình .......................................................................... 55
Bảng 4.8: Trình bày theo giới tính .................................................................... 56
Bảng 4.9: Thành phần cơ quan SVTN làm việc................................................ 56
Bảng 4.10: Trình bày theo chuyên ngành.......................................................... 57
Bảng 4.11: Sự hài lịng của SVTN .................................................................... 58
Bảng 4.12: Trình bày theo trƣờng ..................................................................... 59
Bảng 4.13: Trình bày theo chuyên ngành.......................................................... 60
Bảng 4.14: CTĐT đã cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cơng việc ..... 61
Bảng 4.15: Trình bày theo chuyên ngành .......................................................... 61
Bảng 4.16: Giá trị Eigenvalue (Extraction Method: Principal Component
Analysis) ............................................................................................................ 64

Bảng 4.17: Phân tích nhân tố............................................................................. 65
Bảng 4.18: Đánh giá của SVTN theo 8 nhân tố ................................................ 67
Bảng 4.19: Nhận xét về kiến thức chuyên ngành .............................................. 70
Bảng 4.20: Sự hài lòng của NTD ...................................................................... 72


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Bộ Giáo dục & Đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo

BPD

Biên phiên dịch

CTĐT Tiếng Anh

Chƣơng trình đào tạo cử nhân Tiếng Anh

ĐH Hồng Bàng

Trƣờng Đại học Quốc tế Hồng Bàng

ĐH Kỹ thuật Công nghệ

Trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghệ
TPHCM


ĐH Mở

Trƣờng Đại học Mở TPHCM

ĐH Ngoại ngữ – Tin học

Trƣờng Đại học Ngoại ngữ – Tin học
TPHCM

ĐH Sƣ phạm

Trƣờng Đại học Sƣ phạm TPHCM

ĐH Văn Hiến

Trƣờng ĐHDLVăn Hiến

ĐH Văn Lang

Trƣờng ĐHDL Văn Lang

NTD

Nhà tuyển dụng

PPGD

Phƣơng pháp giảng dạy

SVTN


Sinh viên tốt nghiệp

TATM

Tiếng Anh thƣơng mại


vii

THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thơng tin chung:
 Tên đề tài: Thực trạng sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy, ngành tiếng Anh
của các trƣờng đại học tại TPHCM
 Mã số: B2010.32.07
 Chủ nhiệm: TS. Lê Thị Thanh Thu
 Cơ quan chủ trì: Trƣờng đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
 Thời gian thực hiện: 4/2010-12/2011
2. Mục tiêu:
Nghiên cứu này mong muốn đánh giá một cách hệ thống tình hình sinh viên
tốt nghiệp hệ chính quy khóa 2004-2008, ngành Tiếng Anh, chuyên ngành Phƣơng
pháp giảng dạy, Biên-Phiên dịch và Tiếng Anh thƣơng mại của các trƣờng đại học tại
TPHCM để có đƣợc nhận định tổng quát về thực trạng đầu ra của các chƣơng trình
đào tạo ngành Tiếng Anh.
3. Tính mới và sáng tạo:
Đây là nghiên cứu tổng quát đầu tiên về tình hình sinh viên tốt nghiệp ngành
Tiếng Anh của các trƣờng đại học tại TPHCM. Các nghiên cứu trƣớc chỉ tập trung
vào sinh viên từng trƣờng riêng lẽ.
4. Kết quả nghiên cứu:
Nghiên cứu xác định đƣợc hệ thống các chỉ báo liên quan đến tình hình tốt

nghiệp, tình trạng việc làm, mức độ hài lịng của sinh viên tốt nghiệp về những gì họ
đƣợc đào tạo và sự hài lòng của nhà tuyển dụng về mức độ đáp ứng công việc của các
sinh viên tốt nghiệp này.
5. Sản phẩm:
- 1 báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu
- 2 bài báo đăng tại Tạp chí khoa học trƣờng
- 1 hội thảo về định hƣớng đào tạo ngành Tiếng Anh
6. Hiệu quả, phƣơng thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:
Nghiên cứu đề xuất các bổ sung hay điều chỉnh cần thiết liên quan đến nội
dung và hình thức tổ chức đào tạo chƣơng trình đào tạo ngành Tiếng Anh, chuyên
ngành Phƣơng pháp giảng dạy, Biên-Phiên dịch và Tiếng Anh thƣơng mại của các
trƣờng đại học tại TPHCM.


viii

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information:
 Project title: Investigating the status quo of graduates from the English
faculties of the universities in HCMC
 Code number: B2010.32.07
 Main Researcher: Dr. Lê Thị Thanh Thu
 Implementing institution: Ho Chi Minh City Open University
 Duration: 4/2010-12/2011
2. Objective(s):
The study aimed at investigating the graduates (academic year 2004-2008)
from the English faculties of the universities in HCMC with three majors: TESOL,
Translation and Business English to have a systematic view of the status quo of these
curriculum output.

3. Creativeness and innovativeness:
This is the first survey of the status quo of graduates from the English faculties
of the universities in HCMC. The previous studies just limited themselves in the
graduates of their own institutions.
4. Research results:
The survey found out the system of performance indicators related to the
graduates: the graduation rate, job opportunities, students' satisfaction about the
curriculum and the employers' satisfaction about performance graduates.
5. Products:
- 1 report of the study
- 2 articles on the HCMCOU Journal of Science
- 1 workshop on directions in BA programs in TESOL
6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability:
The study provided the suggestions for the improvement in the contents and
management of the BA programs in TESOL with three majors: TESOL, Translation
and Business English that the universities in HCMC are operating.


1

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1- Tính cấp thiết của đề tài
Chất lƣợng giáo dục đại học đang là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc
gia, trong đó, hoạt động đánh giá chất lƣợng đƣợc xem là một công cụ quản lý
quan trọng để nâng cao chất lƣợng hoạt động của các trƣờng đại học ngày càng
hiệu quả và phù hợp với sự phát triển của xã hội. Ở Việt Nam, chất lƣợng giáo
dục đại học luôn thu hút đƣợc mối quan tâm rất lớn của toàn xã hội, và nhiều
trƣờng đại học trên cả nƣớc đang bắt đầu thực hiện những thay đổi trong quản
lý để nâng cao chất lƣợng đào tạo.Tuy nhiên theo đánh giá của Bộ Giáo dục &

Đào tạo, quản lý chất lƣợng giáo dục là khâu yếu nhất hiện nay, đang còn nhiều
bất cập. Bộ cho rằng Bộ và các trƣờng chƣa thực sự quản lý đƣợc chất lƣợng
giáo dục đại học (Nguyễn Thiện Nhân, 2010). Thực trạng là cho đến 2007
chƣa có trƣờng nào cơng bố chuẩn sinh viên tốt nghiệp của trƣờng mình: sinh
viên tốt nghiệp có hiểu biết gì, có kỹ năng gì, có năng lực hành vi thế nào, có
thể làm đƣợc ở các vị trí gì trong xã hội?
Tháng 4, 2010, Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành văn bản hƣớng dẫn xây
dựng và công bố chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo trình độ đại học, cao đẳng
đồng thời yêu cầu các trƣờng tổ chức triển khai xây dựng và công bố chuẩn đầu
ra cho từng ngành ngay trong học kỳ II năm học 2009-2010 (Hƣớng dẫn xây
dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo, 2010). Tuy nhiên theo nhận định
của Tuổi trẻ Online (Minh Giảng & Hà Bình, 2009), ở nhiều trƣờng, chuẩn đầu
ra mà nhiều trƣờng cơng bố có những yếu tố kỳ vọng và những yếu tố định
lƣợng giúp xã hội, ngƣời học biết đƣợc trình độ tối thiểu phải có là những gì.
Có những yếu tố định lƣợng và những yếu tố định tính cần có thời gian để định
lƣợng hóa. Do đó Bộ và các trƣờng chƣa có đủ cơ sở để đánh giá chất lƣợng
giáo dục của các trƣờng một cách khách quan, toàn diện.


2

Năm 1987, khi nƣớc ta bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới, cả nƣớc có
101 trƣờng đại học và cao đẳng với tổng số 133.136 sinh viên, trong đó có
19.900 ngƣời đã tốt nghiệp. Năm 2009, cả nƣớc có 376 trƣờng đại học và cao
đẳng (tăng 3,7 lần), với tổng số 1.719.499 sinh viên (tăng 13 lần), số ngƣời tốt
nghiệp là 222.665 (tăng 11 lần). Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của giáo dục đại
học nƣớc ta hiện nay là chất lƣợng đào tạo chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi của sự
phát triển kinh tế-xã hội của đất nƣớc và nếu khơng có giải pháp khắc phục
quyết liệt, hiệu quả thì đất nƣớc sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh quan trọng về chất
lƣợng và số lƣợng nguồn nhân lực (Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục đại học

2010-2012, 2010). Năm 2010 đƣợc xem nhƣ năm mở đầu của kế hoạch 3 năm,
2010-2012 mà Chính phủ, Bộ Giáo dục & đào tạo kiên quyết thực hiện đổi
mới về chất lƣợng quản lý giáo dục đại học.
Chất lƣợng và số lƣợng nguồn nhân lực nêu lên ở đề án Đổi mới quản lý hệ
thống giáo dục đại học 2010-2012, hay chuẩn đầu ra của sinh viên tốt nghiệp
nêu trong Sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học, các giải pháp đảm bảo
và nâng cao chất lƣợng đào tạo (Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục đại học
2010-2012, 2010) là một trong những thành tố của chất lƣợng giáo dục và là
vấn đề bức bách các cơ sở giáo dục đại học phải quan tâm nghiên cứu. Nhƣ thế
việc tìm hiểu, xác định tổng quan và đánh giá một cách hệ thống sinh viên tốt
nghiệp là cần thiết. Các trƣờng cần nhận biết thực trạng sinh viên tốt nghiệp
của mình vì sinh viên tốt nghiệp là sản phẩm của quá trình đào tạo, là đầu ra
của quá trình đào tạo, để có thể cải tiến nâng cao chất lƣợng giáo dục đại học
một cách toàn diện, mạnh mẽ nhằm hạn chế việc tụt hậu trong đáp ứng nhu cầu
nhân lực có chất lƣợng cao cho việc phát triển đất nƣớc, bảo vệ lợi ích chính
đáng của ngƣời học và xác định những cải tiến cần thiết để nâng cao chất lƣợng
đầu ra.
TP.HCM có 67 trƣờng đại học và cao đẳng. Trong đó gần phân nửa số
trƣờng đại học (49%, 19/39 trƣờng) có tổ chức chƣơng trình đào tạo cử nhân
đại học liên quan đến tiếng Anh, với 3 hƣớng chuyên ngành chính là Phƣơng


3

pháp giảng dạy (PPGD), Biên phiên dịch tiếng Anh (BPD) và Tiếng Anh
thƣơng mại (TATM). Có thể nhận thấy, đây là ngành đào tạo có nhu cầu lớn
trong xã hội. Trong khi đó "chƣa có đánh giá chính thức về chất lƣợng đào tạo
của các hệ đào tạo chuyên ngoại ngữ, tuy nhiên có thể nói chất lƣợng đào tạo
khơng đồng đều" (Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc
dân giai đoạn 2008-2020, 2008) Trong xu thế thúc đẩy mạnh mẽ các trƣờng lƣu

tâm nâng cao chất lƣợng đào tạo phân tích ở trên, việc nghiên cứu sinh viên tốt
nghiệp hay sản phẩm của các chƣơng trình đào tạo ngành Tiếng Anh là cần
thiết vì 3 lý do: (1) Các trƣờng hay cụ thể là Khoa đào tạo cần có đƣợc nhận
định tổng quát và hệ thống tình hình sinh viên tốt nghiệp ngành Tiếng Anh,
chuyên ngành PPGD, BPD và TATM để nhận biết thực trạng sản phẩm đào tạo
của mình, có sự đánh giá so sánh liên quan, hệ thống, để có thể cải tiến nâng
cao chất lƣợng giáo dục của mình và (2) có minh chứng để thực hiện một số bổ
sung hay chỉnh sửa về chƣơng trình, nội dung và cách quản lý nhằm nâng cao
chất lƣợng sinh viên tốt nghiệp ngành Tiếng Anh cũng nhƣ chuẩn bị cho đánh
giá chƣơng trình đào tạo, (3) có cơ sở dữ liệu thể hồn chỉnh đƣợc hệ thống
chuẩn đầu ra mà Bộ trƣởng Bộ Giáo dục & Đào tạo đã yêu cầu các trƣờng thực
hiện
1.2- Mục tiêu đề tài
Đề tài đánh giá một cách hệ thống tình hình sinh viên tốt nghiệp hệ chính
quy, ngành Tiếng Anh, chuyên ngành PPGD, BPD và TATM của các trƣờng
đại học tại TPHCM để có đƣợc nhận định tổng quát về thực trạng đầu ra của
các chƣơng trình đào tạo ngành Tiếng Anh. Dựa vào kết quả nghiên cứu, nhóm
tác giả đề xuất các bổ sung hay điều chỉnh cần thiết liên quan đến nội dung
chƣơng trình đào tạo và hình thức tổ chức đào tạo nhằm nâng cao chất lƣợng
đầu ra, cũng nhƣ đề xuất một số gợi ý xây dựng hệ thống chuẩn đầu ra của
chƣơng trình đào tạo ngành Tiếng Anh.


4

1.3- Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu chính của đề tài là: Thực trạng sinh viên tốt nghiệp
ngành Tiếng Anh hiện tại nhƣ thế nào?
Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu chính này, nhóm tác giả sẽ tìm hiểu thơng
qua 3 câu hỏi phụ sau:

(1)- Tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp nhƣ thế nào?
(2)- Sinh viên tốt nghiệp đánh giá nhƣ thế nào về tính hữu dụng của kiến
thức, kỹ năng, thái độ mà họ đƣợc trang bị trong chƣơng trình đào tạo
cử nhân tiếng Anh?
(3)- Nhà tuyển dụng đánh giá nhƣ thế nào về tính hữu dụng của kiến
thức, kỹ năng, thái độ mà sinh viên tốt nghiệp đƣợc trang bị trong
chƣơng trình đào tạo cử nhân tiếng Anh?
1.4- Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng sinh viên tốt nghiệp, hệ cử nhân đại học,
ngành Tiếng Anh tại TPHCM. Tuy nhiên đề tài giới hạn đối tƣợng nghiên cứu
là (1) sinh viên tốt nghiệp nhập học khóa 2004-2008, hệ chính quy, do đề tài
phải nghiên cứu sinh viên tốt nghiệp tối thiểu 12 tháng từ khi nhận bằng tốt
nghiệp đến thời điểm triển khai nghiên cứu, (2) sinh viên tốt nghiệp thuộc các
trƣờng đại học tại TPHCM công bố ở danh mục trƣờng trong Những điều cần
biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2004 (Bộ Giáo dục & Đào tạo,
2004), đào tạo ngành Tiếng Anh (mã số 701), có phân chuyên ngành Phƣơng
pháp giảng dạy hoặc/và Biên-Phiên dịch hoặc/và Tiếng Anh thƣơng mại. Do
nghiên cứu tìm hiểu tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp nên giới hạn
đề tài ở chƣơng trình đào tạo cử nhân tiếng Anh có phân chun ngành.
Chƣơng trình đào tạo nhƣ thế thể hiện rõ định hƣớng nghề nghiệp, sinh viên
theo học cũng ý thức rõ về yêu cầu nghề nghiệp và công việc khi tốt nghiệp
(nhƣ thế CTĐT tiếng Anh không phân chuyên ngành sẽ không là đối tƣợng
nghiên cứu). Đề tài giới hạn nghiên cứu chỉ 03 chuyên ngành vì các chuyên


5

ngành các trƣờng phổ biến đào tạo là Phƣơng pháp giảng dạy hoặc/và BiênPhiên dịch hoặc/và Tiếng Anh thƣơng mại. Chun ngành Nghiệp vụ hành
chính văn phịng chỉ đƣợc duy nhất một đại học giảng dạy (ĐH Ngoại ngữ-Tin
học) nên không đƣa vào nghiên cứu.

Sinh viên tốt nghiệp thuộc các trƣờng đại học sau không thuộc phạm vi
nghiên cứu:
+ Các trƣờng đại học có đào tạo ngành Tiếng Anh nhƣng không phân
chuyên ngành vào năm học 2004: ĐHDL Hùng Vƣơng, ĐH Nông Lâm
TP.HCM, ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn TP.HCM.
+ Các trƣờng đại học tuy có ngành Tiếng Anh, nhƣng chính thức tổ chức
đào tạo sau năm 2004: ĐH Ngân hàng, ĐH Tài chính- Marketing, ĐH Quốc tế
Sài Gịn, ĐH Cơng nghệ thơng tin Gia Định, ĐH Hoa Sen, ĐH Sƣ phạm kỹ
thuật, ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Sài Gòn. Các trƣờng này đến thời điểm
nghiên cứu chƣa có sinh viên tốt nghiệp thuộc đối tƣợng nghiên cứu (đƣợc hiểu
là sinh viên tốt nghiệp đã tốt nghiệp tối thiểu 12 tháng từ khi nhận bằng tốt
nghiệp).
Nhƣ vậy chỉ còn lại 8/19 trƣờng tại TPHCM đáp ứng các yêu cầu nghiên
cứu, đó là: Trƣờng ĐH Quốc tế Hồng Bàng (ĐHDL Hồng Bàng vào thời điểm
2004 – 2008), ĐH Kỹ thuật Công nghệ, ĐH Mở, ĐH Ngoại ngữ-Tin học, ĐH
Sƣ phạm, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐHDL Văn Hiến và ĐHDL Văn Lang.
Kết quả nghiên cứu này vì thế sẽ đƣợc hiểu chỉ khái qt hóa đƣợc tình
trạng SVTN ngành tiếng Anh ở 8 trƣờng có đào tạo chuyên ngành nêu trên.
1.5- Bố cục
Báo cáo đề tài gồm 5 chƣơng. Chƣơng 1 giới thiệu tổng quan về bối cảnh
và tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu, câu hỏi cũng nhƣ phạm vi nghiên cứu.
Chƣơng 2 trình bày cơ sở lý luận trên cơ sở phân tích lý thuyết để hình thành
nên hệ thống chỉ báo về sinh viên tốt nghiệp để có thể phân tích thực trạng sinh


6

viên tốt nghiệp. Chƣơng 3 mô tả phƣơng pháp nghiên cứu mà nhóm tác giả đã
thực hiện. Trong Chƣơng 4 nhóm tác giả trình bày và phân tích dữ liệu thu thập
đƣợc nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu. Chƣơng 5 là chƣơng về các giải pháp,

kiến nghị. Nhóm tác giả sẽ đề xuất các bổ sung, điều chỉnh cần thiết liên quan
đến chƣơng trình đào tạo và tổ chức đào tạo nhằm nâng cao chất lƣợng đầu ra.


7

CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong Chƣơng 1 nhóm tác giả đã giới thiệu tổng quan về đề tài, về mục tiêu
cũng nhƣ phạm vi, ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Chƣơng 2 trình bày các lý
thuyết nền tảng bao gồm khái niệm liên quan đến sứ mạng, mục đích và mục
tiêu của trƣờng đại học, chƣơng trình đào tạo, cũng nhƣ khái niệm về chất
lƣợng, chất lƣợng giáo dục đại học, đánh giá chất lƣợng giáo dục và đầu ra một
chƣơng trình đào tạo. Chƣơng 2 cũng phân tích các chỉ báo (performance
indicators) liên quan đến sinh viên tốt nghiệp để làm cơ sở tổng hợp nên hệ
thống các chỉ báo phục vụ đề tài nghiên cứu.
2.1- Sứ mạng, mục đích, mục tiêu trƣờng đại học
Mỗi trƣờng đại học trong quá trình hình thành và phát triển đều mang
những trọng trách, những quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ do xã hội yêu cầu.
Một số định nghĩa đƣợc nêu lại nhằm làm rõ hơn các trọng trách này. Sứ mạng
đƣợc định nghĩa nhƣ hƣớng nhà trƣờng mong muốn đạt đƣợc trong q trình
phát triển. Mục đích cũng nhƣ mục tiêu là việc cụ thể hóa sứ mạng đó (Bùi
Mạnh Nhị & Nguyễn Kim Dung, 2006). Mục đích là tuyên bố về mong đợi từ
trƣờng đại học, thể hiện định hƣớng đào tạo, diễn đạt bằng các thuật ngữ
chung, không có thang đo cụ thể. Mục tiêu là tuyên bố về các việc cần đƣợc
thực hiện, thể hiện những yêu cầu mà ngƣời học phải đạt đƣợc sau khi theo
học, có thể đo lƣờng và quan sát đƣợc.
Theo UNESCO (Cabal, 1993), trƣờng đại học có 3 sứ mạng chính, nó cũng
là mục tiêu và mục đích của nhà trƣờng, đó là nghiên cứu, giảng dạy và phục
vụ. Những mục tiêu này có thể đạt đƣợc thơng qua những hoạt động của

trƣờng.
UNESCO nêu rõ giảng dạy và nghiên cứu là nhiệm vụ tri thức của trƣờng
đại học. Nó liên quan đến sứ mạng giáo dục hay nhiệm vụ giáo dục, bao gồm
trao dồi trí tuệ và chuyển giao các ý tƣởng và khái niệm cơ bản. Trƣờng đại học


8

có nhiệm vụ truyền bá và phổ biến kiến thức, và trên hết, trƣờng đại học sáng
tạo, nâng cao nghiên cứu khoa học, phát minh, sáng kiến. Ngoài ra, phục vụ là
nhiệm vụ xã hội hay vai trò xã hội của trƣờng đại học tạo nên cầu nối giữa một
bên là vai trò giáo dục và phát triển tri thức và một bên là sự phát triển xã hội.
Trƣờng đại học không những phục vụ bộ phận sản xuất của xã hội mà cịn đóng
góp vào sự phát triền kinh tế và xã hội, bảo tồn và chuyển giao di sản văn hóa,
bảo vệ mơi trƣờng, cải tiến tồn thể hệ thống giáo dục, theo đuổi sự công bằng
và vƣợt trội, khuyến khích sự thơng hiểu và hợp tác quốc tế.
Từ 3 sứ mạng đó, Seidel (1991) đề nghị 5 mục đích của cơ sở giáo dục đại
học đƣợc UNESCO thừa nhận là: (1) cung cấp hoạt động giáo dục và đào tạo
trong một khuôn khổ vừa giảng dạy vừa nghiên cứu; (2) cung cấp giáo dục
nghề nghiệp; (3) là cơ sở nghiên cứu, chịu trách nhiệm tiến hành nghiên cứu ở
mọi lãnh vực, tăng cƣờng phát triển các lãnh vực liên ngành. Liên kết 3 nhiệm
vụ trên, trƣờng là nơi cung cấp liên tục nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng tất
cả nhu cầu các lãnh vực công việc; (4) tham gia đóng góp vào việc phát triển
địa phƣơng và quốc tế và (5) thúc đẩy phát triển tri thức và phát triển xã hội.
Cụ thể hóa thành mục tiêu của trƣờng đại học, UNESCO cho rằng, trƣờng
đại học (1) đào tạo ở bậc cao những công dân làm nhiệm vụ và cơng việc của
mình một cách hiệu quả, có hiệu suất, bao gồm cả những việc đa dạng, mới và
chuyên biệt nhất; (2) phục vụ việc học tập trung và học suốt đời của tất cả công
dân nào mong muốn phát triển và cập nhật kiến thức; (3) đào tạo giáo viên; (4)
phát hiện và giải quyết những vấn đề trọng đại quốc gia; (5) đóng góp vào việc

phân tích và tìm ra giải pháp cho những vấn đề cơ bản ảnh hƣởng và liên quan
đến toàn cầu; (6) kết hợp với kỹ nghệ và khu vực dịch vụ nhằm phát triển đất
nƣớc; (7) hình thành nên sự hiểu biết và thông cảm; (8) để cung cấp cho chính
quyền những thơng tin khoa học đáng tin cậy để ra quyết định những vấn đề
quan trọng.
Ở nƣớc ta, Luật giáo dục 2005, Điều 39 (cũng nhƣ Luật giáo dục 2010), chỉ
ra rằng mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo ngƣời học có phẩm chất chính


9

trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành
nghề nghiệp tƣơng xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mục tiêu của giáo dục đại học nƣớc ta khá đồng nhất với sứ mạng, mục
đích và mục tiêu giáo dục đại học UNESCO cơng nhận và nó gần với mục tiêu
chung thể hiện ở chƣơng trình khung do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành của
một chƣơng trình đào tạo của 1 ngành bất kỳ. Nó biểu hiện 3 sứ mạng của giáo
dục đại học và 5 mục đích của một cơ sở giáo dục đại học. Mục tiêu của giáo
dục đại học nƣớc ta có thêm phần giáo dục phẩm chất chính trị, sức khỏe,
nhƣng lại khơng đề cập đến khuynh hƣớng tồn cầu hóa: hƣớng sự phục vụ đến
khơng những cộng đồng trong nƣớc mà cịn cộng đồng tồn cầu.
2.2- Chƣơng trình đào tạo
Theo thuật ngữ giáo dục, chƣơng trình đào tạo (curriculum) là một bản thiết
kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo, cho ta biết toàn bộ nội dung cần đào
tạo, đầu ra của ngƣời học, phác họa ra các qui trình cần thiết để thực hiện nội
dung đào tạo, các phƣơng pháp đào tạo và cách thức kiểm tra đánh giá kết quả
học tập, và các yếu tố này đƣợc sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ
(Wentling 1993; Wiles & Bondi, 1989) Chƣơng trình đào tạo là hệ thống của
đầu ra, hoặc các nhiệm vụ mà các nhà giáo dục gọi là mục tiêu và mục đích,

trang bị cho sinh viên các kỹ năng giúp sinh viên thành công trong xã hội và
nghề nghiệp.
Trong Điều 6, Luật Giáo dục Việt Nam 2005, chƣơng trình đào tạo thể hiện
mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội
dung giáo dục, phƣơng pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách
thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học
hoặc trình độ đào tạo. Nhƣ thế chúng ta có thể hiểu rằng chƣơng trình giáo dục
nêu trong Luật giáo dục chính là chƣơng trình đào tạo nêu ở trên.


10

Ngồi ra chƣơng trình đào tạo cịn có một nghĩa thứ hai, (program), là một
chƣơng trình học riêng biệt. Nó bao gồm nội dung, cơ cấu tổ chức, chức năng,
nhiệm vụ và các hoạt động học thuật của một đơn vị đào tạo (thƣờng là cấp
khoa hay bộ môn tùy theo cơ cấu tổ chức của từng đơn vị) đang triển khai để
đào tạo một ngành học trong một bậc học nhất định, thƣờng đƣợc ký hiệu bằng
mã ngành (Nguyễn Kim Dung, 2003). Đề tài này đi sâu phân tích các chƣơng
trình đào tạo cử nhân ngành tiếng Anh thuộc các trƣờng nêu ở Chƣơng 1, nên
tiếp cận chƣơng trình đào tạo theo nghĩa thứ hai.
2.2.1- Mục tiêu chung của chƣơng trình đào tạo thuộc đối tƣợng
nghiên cứu
Các chƣơng trình đào tạo cử nhân chính quy Tiếng Anh (CTĐT tiếng Anh)
thuộc 8 đại học tại TPHCM thuộc đối tƣợng nghiên cứu đều xác nhận lại mục
tiêu giáo dục đại học nêu trong Luật giáo dục ở mục tiêu chung của các chƣơng
trình đào tạo tiếng Anh. Đây cũng chính là mục tiêu chung của chƣơng trình
khung cử nhân tiếng Anh do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành (2004). Điều
cần lƣu ý trong nghiên cứu là các chƣơng trình đào tạo ngành tiếng Anh thuộc
bất kỳ đại học Việt Nam nào đều phải dựa và chƣơng trình khung khi xây dựng
chƣơng trình, nên việc giống nhau giữa các chƣơng trình đào tạo của các

trƣờng có thể lý giải đƣợc. Nội dung mục tiêu chƣơng trình đào tạo đều hƣớng
đến bao gồm 3 phần chính là kiến thức, kỹ năng và thái độ (bao gồm năng lực
và phẩm chất đề cập trong chƣơng trình đào tạo. Nhƣ thế khi xem xét đánh giá
những gì liên quan đến chƣơng trình đào tạo, nhóm đề tài cũng sẽ dựa vào ba
thành phần này.
Chúng ta có thể lấy 1 ví dụ minh họa. ĐH Tôn Đức Thắng và Ngoại ngữTin học gần nhƣ xác nhận hồn tồn mục tiêu chung của chƣơng trình khung
này tại chƣơng trình đào tạo của họ. Theo chƣơng trình khung, mục tiêu chung
là đào tạo cử nhân ngành Tiếng Anh có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp và sức khỏe tốt để có thể


11

làm việc có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên mơn có sử dụng tiếng Anh, đáp
ứng đƣợc u cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc
tế.
ĐH Tơn Đức Thắng đào tạo cử nhân ngành tiếng Anh có đủ kiến thức, kỹ
năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp và sức
khỏe tốt để có thể làm việc có hiệu quả trong các lĩnh vực chun mơn có sử
dụng tiếng Anh, đáp ứng yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình
hội nhập quốc tế.
( />
ĐH Ngoại ngữ-Tin học đào tạo cử nhân ngành tiếng Anh bậc đại học có
kiến thức nền và kỹ năng nghề nghiệp vững chắc; có phẩm chất chính trị, có
tinh thần yêu nƣớc xã hội chủ nghĩa; có đạo đức, tác phong nghề nghiệp để có
thể làm việc hiệu quả trong các lĩnh vực chun mơn có sử dụng tiếng Anh,
đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập
quốc tế.
( />
2.2.2- Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu cụ thể của chƣơng trình khung cử nhân ngành tiếng Anh do Bộ
Giáo dục & Đào tạo ban hành (2004) đƣợc nêu ra nhƣ sau:
- Cung cấp cho sinh viên kiến thức tƣơng đối rộng về ngôn ngữ Anh, văn
hóa, xã hội và văn học Anh – Mỹ;
- Rèn luyện và phát triển các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh ở mức độ tƣơng
đối thành thạo trong các tình huống giao tiếp xã hội và chun mơn thơng
thƣờng;
- Bảo đảm cho sinh viên đạt đƣợc trình độ nghiệp vụ đủ để hoạt động và
cơng tác có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn nhƣ giảng dạy, công tác
biên – phiên dịch, các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ, kinh doanh, kinh tế và xã
hội …;


12
- Trang bị cho sinh viên kỹ năng học tập hiệu quả để có thể tự học tập
nhằm tiếp tục nâng cao kiến thức và năng lực thực hành tiếng, bƣớc đầu hình
thành tƣ duy và năng lực nghiên cứu khoa học về các vấn đề ngôn ngữ, văn
học hoặc văn hóa – văn minh của các nƣớc Cộng đồng Anh ngữ.

Tất cả chƣơng trình đào tạo của các đại học trong phạm vi nghiên cứu: cũng
có mục tiêu cụ thể tƣơng tự. CTĐT Tiếng Anh của ĐH Tôn Đức Thắng nhằm
giúp sinh viên:
- Đạt đƣợc khối lƣợng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn cần thiết đối
với một chun gia ngơn ngữ;
- Có khả năng sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
(nghe, nói, đọc, viết);
- Nắm vững những kiến thức và kỹ năng cần thiết để cơng tác có hiệu quả
trong các ngành sƣ phạm, thƣơng mại;
- Trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết về biên phiên dịch.
- Đạt đƣợc những kỹ năng cơ bản về phƣơng pháp học tập và nghiên cứu

ở đại học, tạo cơ sở cho sinh viên tiếp tục học cao hơn với các chƣơng trình
sau đại học.

CTĐT Tiếng Anh của ĐH Văn Lang đặt mục tiêu cung cấp cho sinh viên
kiến thức tƣơng đối rộng về ngơn ngữ Anh, văn hố, xã hội và văn học Anh Mỹ; rèn luyện và phát triển các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh ở mức độ tƣơng
đối thành thạo trong giao tiếp và chuyên môn; bảo đảm trình độ nghiệp vụ
trong các lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh, các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ, kinh
doanh, kinh tế và xã hội.
( />a1ngtr%c3%acnh/Ch%c6%b0%c6%a1ngtr%c3%acnhkhung/tabid/170/cate/NN/Defa
ult.aspx)
- Sinh viên đƣợc trang bị kỹ năng học tập hiệu quả để có thể tiếp tục tự
học tập nâng cao kiến thức, thực hành tiếng Anh, hình thành tƣ duy và năng
lực nghiên cứu khoa học.


13
- Chuyên ngành Sƣ phạm: đào tạo giáo viên Anh ngữ, có khả năng đứng
lớp giảng dạy tiếng Anh cho các trƣờng phổ thông Trung học và các Trung
tâm ngoại ngữ.
- Chuyên ngành Thƣơng mại: đào tạo ra những cử nhân có thể đảm nhiệm
những cơng tác biên phiên dịch các văn bản và tài liệu thƣơng mại tiếng Anh,
một số cơng tác văn phịng của các đơn vị thƣờng xuyên sử dụng tiếng Anh
trong giao dịch thƣơng mại.

Trên cơ sở mục tiêu đào tạo cụ thể nêu ra ở chƣơng trình khung (yêu cầu về
kiến thức, kỹ năng và thái độ mà sinh viên tốt nghiệp phải có): sinh viên có
kiến thức đại cƣơng về xã hội và nhân văn, có kiến thức ngơn ngữ và kỹ năng
sử dụng thành thạo tiếng Anh, có kiến thức và kỹ năng chuyên môn liên quan
đến chuyên ngành đào tạo, các trƣờng đã chi tiết hóa mục tiêu đào tạo cụ thể
của mình. Nhƣng mục tiêu cụ thể của 2 trƣờng trên chỉ đề cập chủ yếu kiến

thức và kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp. Chỉ có phần mục tiêu chung mới đề
cập một cách toàn diện hơn về đạo đức, phẩm chất chính trị, cũng nhƣ các yêu
cầu khác nhƣ sinh viên tốt nghiệp phải có kỹ năng học tập, năng lực tƣ duy và
nghiên cứu khoa học.
Khi phân tích các CTĐT tiếng Anh của 8 đại học tại TPHCM thuộc phạm
vi nghiên cứu, đề tài xem xét mục tiêu của chƣơng trình đào tạo bao gồm cả
mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể vì mục tiêu chung bổ sung những gì mà mục
tiêu cụ thể của chƣơng trình đào tạo khơng đề cập đến.
2.2.3- Nội dung chƣơng trình đào tạo
Theo Tài liệu về công tác kiểm định chất lƣợng trƣờng đại học do Bộ Giáo
dục & Đào tạo ban hành (2008), nội dung đào tạo gồm 4 thành tố:
(1) Khối lƣợng, nội dung và trình độ kiến thức đƣợc quy định trong chƣơng
trình đào tạo phải bảo đảm. (2) Kỹ năng hay năng lực vận hành đƣợc đào tạo
bao gồm: bắt chƣớc, thao tác, chuẩn hóa, phối hợp, tự động. Kiến thức và kỹ


14

năng chuyên môn cần đƣợc cung cấp đủ để ngƣời học có thể hoạt động, đảm
đƣơng đƣợc các cơng việc thuộc chun mơn của mình.
Trƣớc thời kỳ đổi mới, chƣơng trình đào tạo đại học theo mẫu Liên xơ đƣợc
cấu trúc từ các nhóm mơn học: khoa học cơ bản, cơ sở, ngành và chuyên
ngành. Nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực cho một nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung, chƣơng trình đào tạo thƣờng định hƣớng nghề nghiệp ngay từ đầu, do đó
thƣờng chỉ chứa những mơn học liên quan trực tiếp tới nghề nghiệp, còn ngành
đào tạo đƣợc thiết kế khá hẹp. Để thích nghi với việc chuyển đổi nền kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, chƣơng trình đào tạo cấp đại học của Việt
Nam sau này đƣợc thiết kế lại gồm 2 phần: kiến thức giáo dục đại cƣơng và
giáo dục chuyên nghiệp.
Kiến thức giáo dục đại cƣơng gồm 6 lãnh vực: khoa học xã hội và nhân văn,

khoa học tự nhiên và tốn, ngoại ngữ, giáo dục quốc phịng và thể chất. Các
mơn học này tạo cho ngƣời học tầm nhìn rộng, thế giới quan và nhân sinh quan
đúng đắn, hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con ngƣời (kể cả bản thân), nắm
vững phƣơng pháp tƣ duy khoa học, biết trân trọng các di sản văn hóa, yêu tổ
quốc và có năng lực tham gia bảo vệ tổ quốc, trung thành với lý tƣởng xã hội
chủ nghĩa. Kiến thức giáo dục đại cƣơng còn cung cấp cho ngƣời học tiềm lực
vững vàng để một mặt họ có thể học tốt các kiến thức nghề nghiệp ở giai đoạn
sau cũng nhƣ có thể cập nhật và nâng cao nghề nghiệp suốt đời; mặc khác khi
cần thiết họ có thể đổi hƣớng nghề nghiệp cho phù hợp với các biến động của
thị trƣờng lao động.
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp bao gồm 3 bộ phận: kiến thức cơ sở của
ngành hay liên ngành, chun mơn chính và bổ trợ nhằm cung cấp cho ngƣời
học những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ban đầu.
(3) Năng lực nhận thức và năng lực tƣ duy đƣợc đào tạo bao gồm: biết,
hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá, chuyển giao và sáng tạo. Năng lực
tƣ duy bao gồm: tƣ duy logic, trừu tƣợng, phê phán và sáng tạo. Năng lực nhận


×