Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

DE HSG LOP 9.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.41 KB, 14 trang )


KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2007- 2008
MÔN THI: NGỮ VĂN -LỚP 9
THỜI GIAN: 150 PHÚT (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2 điểm)
Chép bài thơ “Ngắm trăng”(cả nguyên tác và dịch thơ) của Hồ Chí Minh và cho biết
bài thơ thuộc thể thơ nào ? Sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu 2 (2 điểm )
Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn thơ sau:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
(Kiều ở lầu Ngưng Bích_ Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 3 (5 điểm )
Trình bày cảm nhận và suy nghĩ của em về bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
.....................................................................
1
HƯỚNG DẪN CHẤM
KÌ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN: NGỮ VĂN- Lớp 9
NĂM HỌC 2007-2008
..........................................................
Câu 1
-Học sinh chép đúng cả nguyên tác và dịch thơ,không sai chính tả: 1 điểm
-Nêu được thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt : 0,5 điểm


-Hoàn cảnh sáng tác : khi bị giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch (Trung Quốc) : 0,5
điểm.
Câu 2
Học sinh nêu lên được các nét nghệ thuật đặc sắc :
-Cấu trúc cân đối, nhịp nháng.
-Sử dụng điệp từ , điệp ngữ kết hợp với các từ láy thanh bằng làm cho nhịp thơ kéo
dài, hiu hắt, trầm buồn...
-Miêu tả ngoại cảnh thể hiện được tâm trạng , nỗi lòng của nhân vật. Đó là tả cảnh
ngụ tình.
-Hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ: hoa trôi , nội cỏ, gió cuốn...
Cho điểm :
-Mỗi ý đúng 0,5 điểm.
-Cho điểm tối đa khi nội dung, hình thức trình bày, diễn đạt đảm bảo yêu cầu.
Câu 3
*Yêu cầu chung:
Đây là bài nghị luận, học sinh cần vận dụng các thao tác nghị luận, khả năng cảm thụ
văn học để trình bày cảm nhận , suy nghĩ của mình về tác phẩm.Các em có thể trình
bày bài làm của mình bằng nhiều cách song cần đảm bảo được bố cục cách trình bày
rõ ràng hợp lí và đảm bảo được một số nội dung sau:
*Yêu cầu cụ thể
Về nội dung:
-Hoàn cảnh sống thay đổi, thành phố với những tiện nghi hiện đại, dễ làm người ta
quên lãng quá khứ, dửng dưng cả vầng trăng tình nghĩa năm nào.
-Vầng trăng đột ngột xuất hiện trong một tình huống bất ngờ, nhân vật trữ tình đối
diện với trăng mà trong lòng tràn ngập bao cảm xúc. Những gian lao, vất vả trong qua
khứ ùa về làm nhân vật trữ tình xúc động , day dứt.
2
-Nhưng hình ảnh vầng trăng _quá khứ nghĩa tình luôn tròn đầy, vẹn nguyên càng làm
cho con người thêm ân hận, day dứt. ự im lặng của vầng trăng như lời nhắc nhở về
thaí độ sống đối với quá khứ, đạo lí “Uông nước nhớ nguồn”.

-Về nghệ thuật: biện pháp nhân hóa được sử dụng tài tình, hình ảnh thơ gợi cảm và
có ý nghĩa biểu tượng, giọng thơ tâm tình nhẹ nhàng góp phần tạo nên chiều sâu triết
lí cho bài thơ.
Suy nghĩ về bài thơ:
-Bài thơ là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh phải sống cho trọn vẹn , thủy chung.
-Lời nhắc nhở không chỉ nhà thơ, với cả một thế hệ vừa đi qua chiến tranh mà còn có
ý nghĩa với người đọc ngày nay vì nó đặt ra vấn đề thái độ sống đối với quá khứ, đạo
lí “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Biểu điểm:
-Điểm5 : Có cảm nhận và suy nghĩ đầy đủ, sâu sắc, có liên hệ phong phú, baì viết có
cảm xúc, mạch lạc, bố cục rõ ràng.
-Điểm 3-4: Có cảm nhận và suy nghĩ tốt, bố cục rõ ràng diễn đạt rành mạch nhưng
liên hệ chưa tốt.
-Điểm 1-2: Nội dung sơ lược, diễn đạt lúng túng,mắc lỗi chính tả.
3
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
LỚP 9 THCS, năm học 2007-2008
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài : 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1: ( 01điểm). Hãy giải thích tại sao câu thứ hai trong 3 câu sau đây, ghép thì thích hợp
hơn là được tách thành 2 câu đơn trong trường hợp này.
Cơn mưa kéo từ bờ bên kia sang. Những tia chớp làm quang cả bầu trời, mây hiện
lên lộng lẫy như một bức tranh sơn mài. Gió quất mưa ầm ĩ trên mặt sông ...
( Đỗ Chu)
Câu 2: ( 02 điểm)
Hãy tìm câu có từ ngữ chỉ chủ thể đứng sau động từ, tính từ trong các câu sau đây và bình
luận xem tại sao ở đó tác giả viết như thế?
a, “ Về thì đâm đầu vào đâu? Để chồng bị trói đến bao giờ nữa?... Thôi, trời bắt tội, cũng đành
nhắm mắt liều...” Bên tai chị Dậu văng vẳng có tiếng như vậy.
( Ngô Tất Tố)

b, Bổng nổi lên một mùi khét beo béo như mùi thịt loài thú rừng bị lửa vây lại trong trận đốt
nương cỏ tranh mùa xuân.
( Nguyễn Tuân)
Câu 3: ( 02 điểm) Cho câu:
Dân giàu, nước mạnh.
Thử dùng 4 quan hệ từ khác nhau để làm bộc lộ những kiểu quan hệ có thể có giữa hai
vế của câu này. Đặt 4 ví dụ trong đó dùng câu cho trên theo những kiểu quan hệ giữa các vế
câu đã tìm được, nhưng không dùng quan hệ từ giữa các vế của câu này?
Câu 4: ( 02 điểm)
Nêu vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu?
Câu 5: ( 03 điểm)
Ghi lại khổ thơ đầu và khổ cuối của bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt.
Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt, được nhắc đến bao nhiêu
lần? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và khi nhớ về bà là nhớ đến hình
ảnh bếp lửa?
Câu 6: ( 02 điểm)
Ghi lại bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương?
Câu 7: ( 08 điểm)
Dựa vào nội dung bài thơ “ Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương, em tưởng
tượng đóng vai của tác giả để kể về cuộc hành hương ra thăm lăng Bác Hồ.
4
HƯỚNG DẪN CHẤM
LỚP 9 THCS, năm học 2007-2008
Môn thi: Ngữ văn
Câu 1: ( 01điểm).
Những tia chớp làm quang cả bầu trời, mây hiện lên lộng lẫy như một bức tranh sơn mài.
Đây là câu ghép thì thích hợp hơn là được tách thành 2 câu đơn, vì hai vế của câu ghép này có
quan hệ nguyên nhân- kết quả, thiếu các từ kết nối: vì...nên, bởi...nên...
Câu 2: ( 02,5 điểm).
a, “ tiếng như vậy” là tổ hợp từ chỉ chủ thể đứng sau động từ “có”.(0,5 điểm)

Bình luận: Học sinh nêu ngắn gọn để hiểu và cảm làm nổi bậc ý đồ của tác giả.(0,75 điểm)
b, “ một mùi khét beo béo như mùi thịt loài thú rừng bị lửa vây lại trong trận đốt nương cỏ
tranh mùa xuân” là phần câu chỉ chủ thể đứng sau động từ “nổi lên”.(0,5 điểm)
Bình luận: Học sinh nêu ngắn gọn để hiểu và cảm làm nổi bậc ý đồ của tác giả.(0,75 điểm)
Câu 3: ( 02 điểm).
a, Dùng 4 quan hệ từ khác nhau để làm bộc lộ những kiểu quan hệ giữa hai vế của câu:
Nếu dân giàu thì nước mạnh.
Dân giàu và nước mạnh.
Nhờ dân giàu nên nước mạnh.
Vì dân giàu nên nước mạnh.
Đó là ví dụ, học sinh làm đúng mỗi câu cho: 0,25 điểm.
b, Đặt các ví dụ trong đó dùng câu cho trên đây theo những kiểu quan hệ giữa các vế câu đã
tìm được, nhưng không dùng quan hệ từ giữa các vế của câu này:
Ví dụ:
Đảng và Nhà nước ta đang ra sức phấn đấu để dân giàu, nước mạnh.
Từ xưa đến nay, các nhà lãnh đạo đều cho rằng dân giàu, nước mạnh.
Đó là ví dụ, học sinh làm đúng mỗi câu cho: 0,25 điểm.
Câu 4: ( 02 điểm)
Nêu vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu.
a, Tác giả:( 01 điểm): Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc, sinh năm 1926 quê ở Can
Lộc, Hà Tĩnh. Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ đô và hoạt động trong quân đội 2
cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
Ông làm thơ từ năm 1947, thơ ông chỉ viết về hình ảnh người lính và chiến tranh. Tập thơ “
Đầu súng trăng treo” là tác phẩn chính.
Thơ ông toát lên cảm xúc, dồn nén, đắc sắc, ngôn ngữ hình ảnh chọn lọc, hàm súc( phong
cách thơ).
Ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
b, Hoàn cảnh sáng tác: ( 01 điểm)
Bài thơ được viết vào đầu năm 1948, tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiên
sdịch Việt Bắc( Thu Đông 1947). Đánh bại âm mưu lớn của Pháp lên chiến khu Việt Bắc.

Bài thơ “ Đồng chí” là một tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học
thời kháng chiến chống Pháp( 1946-1954).
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×