Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tài chính doanh nghiệp_ Bài 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.28 KB, 10 trang )

VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP

I- KHÁI NIỆM VỀ VỐN CỐ ĐỊNH
Muốn tiến hành SXKD trước hết mọi DN phải có tư liệu lao động (TLLĐ)
Trong nền SX hàng hóa việc mua sắm quản lý TLLĐ phải dùng tiền tệ. Vì vậy mỗi DN
muốn tiến hành SXKD. DN phải ứng trước một số tiền vốn nhất định để mua sắm, xây
dựng các TLLĐ Số vốn này được luân chuyển theo mức hao mòn dần của TLLĐ.
Trong quá trình SXKD TLLĐ vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, nó tham gia
vào nhiều chu kỳ SXKD. Trong quá trình sử dụng TLLĐ bị hao mòn dần cho đến khi bị
hư hỏng hoặc xét thấy không mang lại hiệu quả kinh tế thì mới cần đổi mới. Giá trị hao
mòn của TLLĐ hợp thành một yếu tố chi phí SX của DN và được bù đắp khi SP được
thực hiện.
TLLĐ có giá trị cao thấp khác nhau, thời gian dài ngắn không giống nhau. Do vậy để
tiện cho việc quản lý và sử dụng TLLĐ theo chế độ quy định của nước ta. Những TLLĐ
phải thỏa mãn 2 tiêu chuẩn sau đây mới được coi là tài sản cố định (TSCĐ) :
Một là : Phải có giá trị tối thiểu ở một mức nhất định. Giá trị này có thể thay đổi cho phù
hợp với tình hình kinh tế của nước ta. Trong điều kiện hiện nay quy định có giá trị từ
5.000.000 đ trở lên.
Hai là : Có thời gian sử dụng tối thiểu từ 01 năm trở lên.
Những TLLĐ không thỏa mãn một trong hai điều kiện trên được coi là công cụ lao
động nhỏ.
Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa TSCĐ không chỉ bao gồm những tài sản có
hình thái vật chất mà còn có những tài sản không có hình thái vật chất như chi phí
nghiên cứu phát triển, chi phí thành lập DN ….
Loại tài sản không có hình thái vật chất giá trị của nó cũng được chuyển dịch dần vào
giá trị SP mới hoàn thành.
Do vậy : vốn cố định của DN là số vốn ứng trước về TSCĐ hiện có của DN.
TSCĐ và vốn cố định của DN có sự khác nhau ở chỗ : Lúc mới đưa vào hoạt động DN
có vốn cố định đúng bằng giá trị nguyên thủy của TSCĐ. Về sau vốn cố định của DN
thường thấp hơn giá trị nguyên thủy của TSCĐ do khoản khấu hao đã trích.
Khoản khấu hao đã trích được chuyển dịch dần giá trị SP mới hoàn thành và được bù


đắp khi SP được thực hiện, hình thành nên quỹ khấu hao. DN dùng quỹ khấu hao này
để tái đầu tư TSCĐ mới phục vụ cho quá trình phát triển SXKD của DN.
II- PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TSCĐ
1. Phân loại và kết cấu TSCĐ
a. Phân loại TSCĐ
Để quản lý và sử dụng tốt TSCĐ cần phải dựa theo những tiêu chuẩn sau đây để phân
loại TSCĐ
a.1/ Phân loại tài sản theo hình thái biểu hiện : Được phân thành hai loại sau đây :
+ TSCĐ hữu hình : Là những TSCĐ được biểu hiện bằng hình thái hiện vật cụ thể. (
hình thái vật chất cụ thể ) như : nhà xưởng, MMTB, phương tiện vận chuyển, các công
trình kiến trúc, đất canh tác, đất xây dựng …..
+ TSCĐ vô hình : Là những tài sản không biểu hiện bằng hình thái hiện vật cụ thể như
: chi phí thành lập DN, bản + TSCĐ vô hình : Là những tài sản không biểu hiện bằng
hình thái hiện vật cụ thể như : chi phí thành lập DN, bản thế thương mại, chi phí đầu tư
cải tạo đất, chi phí nạo vét sông, bến cảng …. Phương pháp phân loại này giúp cho
người quản lý thấy được cơ cấu đầu tư của DN để có những quyết định đúng đắn về
đầu tư hoặc điều chỉnh phương án đầu tư phù hợp với điều kiện SXKD của DN.
a.2/ Phân loại theo công dụng kinh tế : Phân thành 2 loại
+ TSCĐ dùng trong hoạt động SXKD là những TSCĐ hữu hình và vô hình trực tiếp
hoặc gián tiếp tham gia vào qúa trình SXKD của DN.
+ TSCĐ dùng ngoài SXKD là những TSCĐ dùng cho các hoạt động SX phụ, hoạt động
phúc lợi công cộng của DN như : Hoạt động văn hóa thể thao, nhà trẻ, y tế, nhà nghỉ
công đoàn ….
Phương pháp phân loại này giúp cho người quản lý thấy được kết cấu TSCĐ và trình
độ cơ giới hóa của DN từ đó kiểm tra mức độ đảm bảo đối với nhiệm vụ SXKD và từ
đó có phương pháp cải tiến tình hình trang thiết bị kỹ thuật và nâng cao hiệu quả sử
dụng TSCĐ.
a.3/ Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng : Phân thành các dạng sau
+ TSCĐ đang sử dụng
+ TSCĐ chưa sử dụng

+ TSCĐ không cần sử dụng
Phương pháp phân loại này giúp người qquản lý thấy rõ tình hình thực tế sử dụng
TSCĐ về số lượng và chất lượng để có phương pháp sử dụng TSCĐ hợp lý hơn.
a.4/ Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu : Phân thành các loại sau
+ TSCĐ thuộc quyền sở hữu của DN ( TSCĐ tự có ).
+ TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của DN ( TSCĐ đi thuê ).
Phân loại theo cách này giúp người quản lý thấy được năng lực thực tế của DN mà
khai thác sử dụng hợp lý TSCĐ của DN và nâng cao hiệu quả đồng vốn.
a.5/ Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành : Phân thành các loại sau
+ TSCĐ hình thành bằng nguồn vốn NSNN ( đối với các DNNN ).
+ TSCĐ hình thành bằng nguồn vốn tự có của DN.
+ TSCĐ hình thành bằng nguồn vốn đi vay.
Phân loại theo cách này giúp người quản lý thấy được tình hình cấp phát vốn và năng
lực thực tế của DN để sử dụng vốn đầu tư hợp lý hơn.
Mỗi cách phân loại đều có ý nghĩa khác nhau nhưng chúng đều có ý nghĩa chung là
giúp người quản lý tính toán chính xác số khấu hao.
b. kết cấu TSCĐ
Kết cấu TSCĐ là tỷ trọng giữa nguyên giá của một loại TSCĐ nào đó chiếm trong tổng
nguyên giá TSCĐ hiện có của DN.
Do tính chất SX và đặc điểm quy trình công nghệ, do trình độ trang bị kỹ thuật, hiệu
quả vốn đầu tư XDCB và phương tiện tổ chức SX của từng ngành từng XN khác nhau
sẽ có kết cấu TSCĐ khác nhau để phù hợp với hoạt động SXKD của DN mình.
Ví dụ :Các DN cơ khí thì MMTB SX chiếm tỷ trọng, các XN điện – điện tử thì thiết bị
động lực và thiết bị truyền dẫn chiếm tỷ trọng lớn, các XN thuộc công nghiệp nhẹ thì
nhà cửa chiếm tỷ trọng lớn. Mặt khác những DN có trình độ SX cao thì MMTB SX
chiếm tỷ trọng lớn, nhà cửa chiếm tỷ trọng nhỏ và ngược lại. Còn những DNSX theo
phương thức dây chuyền thì phương tiện vận chuyển trong nội bộ chiếm tỷ trọng thấp
và ngược lại.
bq


NG
DT
H =
2. Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Để đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ của các DN, nước ta dùng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ. Được
tính theo
công thức :
Trong đó : Hcđ : Là hiệu suất sử dụng TSCĐ trong thời kỳ nào đó
DT : Là doanh thu SP hàng hóa tiêu thụ trong kỳ mà TSCĐ phục vụ
NGbq : Là giá trị nguyên thủy TSCĐ bq trong kỳ
Trong công thức trên DT tiêu thụ SP hoặc DT do cung ứng dịch vụ trong kỳ
Chỉ tiêu này nói lên cứ một đồng TSCĐ thì trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng doanh
thu
Giá trị nguyên thủy TSCĐ bq trong kỳ được tính theo công thức :
NGck = NGđk + NGtg - NGg
Trong đó : NGđk : Là giá trị nguyên thủy TSCĐ hiện có đầu kỳ
NGck : Là giá trị nguyên thủy TSCĐ hiện có cuối kỳ
NGtg : Là giá trị nguyên thủy TSCĐ tăng thêm trong kỳ
NGg : Là giá trị nguyên thủy TSCĐ giảm bớt trong kỳ
Cách xác định giá trị nguyên thủy (nguyên giá) của TSCĐ :
a. TSCĐ hữu hình :
+ Đối với TSCĐ mua mới và mua lại TSCĐ đã qua sử dụng
Giá mua các khoản các khoản
chiết khấu
Nguyên giá = ghi trên hóa đơn + chi phí khác - mua hàng,
giảm giá
( Trên chứng từ ) ( nếu
có )
Các khoản chi phí khác bao gồm : Chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử, sửa chữa tân
trang trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng, thuế và lệ phí trước bạ ……

+ Loại TSCĐ được cho, được biếu tặng, từ nơi khác chuyển đến
Khi xác định nguyên giá có thể căn cứ vào biên bản bàn giao, giá trị thực tế của TSCĐ
trên thị trường tại thời điểm đó hoặc giá trị còn lại ghi trên sổ sách kế toán của các đơn
vị trên và cộng các khoản chi phí lắp đắp, bốc dỡ, vận chuyển, chi phí tân trang
……….Trước khi đưa vào sử dụng
+ Loại TSCĐ nhận liên doanh, nhận lại góp vốn. Nguyên giá là do hội đồng liên doanh
đánh giá giá trị thực tế của TSCĐ và cộng các khoản chi phí khác.
+ Loại TSCĐ đầu tư XDCB ( cả phần tự làm và thuê ngoài ). Nguyên giá là giá quyết
toán bàn giao công trình.
b. TSCĐ vô hình : Nguyên giá là toàn bộ chi phí đầu tư đã bỏ ra cho mục đích đầu tư.
Ví dụ : Có tình hình sử dụng TSCĐ của 1 XNCN năm 2001 như sau :
+ Tổng giá trị TSCĐ đến ngày 31/12/2000 là 500 triệu đồng trong đó 20 triệu giá trị
TSCĐ không phải tính khấu hao
+ Tình hình tăng giảm TSCĐ trong năm 2001 như sau :
- Ngày 2/2 mua mới 1 số TSCĐ. Tổng giá mua ghi trên hóa đơn là 100 triệu, chi phí
vận chuyển, lắp đặt là 1,2 triệu, chiết khấu mua hàng được hưởng là 1% trên giá hóa
đơn.
- Tháng tư xây dựng xong một phân xưởng SX, tổng giá quyết toán công trình là 25
triệu đồng
- Ngày 15/5 được lệnh của cấp trên đưa 1 TSCĐ dự trữ ở kho ra SX nguyên giá 20
triệu đồng
- Tháng 7 được lệnh thanh lý 1 TSCĐ nguyên giá 35 triệu đồng, chi phí thanh lý 0,4
triệu đồng
- Ngày 12/8 nhượng bán 1 TSCĐ có nguyên giá 15 triệu đồng đã khấu hao 8 triệu
đồng. Biết rằng tổng DT tiêu thụ SP trong năm là 1.236,48 triệu đồng. Vận dụng các
công thức đã học tính Hcđ của XN trên trong năm 2001.
NGđk = 500 triệu đồng
NGtg = 100 + 1,2 - (1% x 100) + 25 = 125,2 triệu đồng
NGg = 35 + 15 = 50 triệu đồng
2

NG NG
NG
ckñk
bq
+
=
NGck = 500 + 125,2 - 50 = 575,2 triệu đồng
2,3
6,537
1.236,48
H
ñoàng trieäu 537,6
2
575,2 500
NG

bq
==
=
+
=
Vậy cứ 1 đồng giá trị TSCĐ trong năm tạo ra được 2,3 đồng doanh thu.
3. Phương hướng cải tiến tình hình sử dụng TSCĐ :
Cải tiến tình hình sử dụng TSCĐ có ý nghĩa rất quan trọng. Việc cải tiến tình hình sử
dụng TSCĐ có thể khiến cho cùng một số MMTB như nhau nhưng phục vụ được khối
lượng công việc lớn hơn, từ đó có thể tiết kiệm vốn đầu tư XDCB, giảm chi phí khấu
hao trên một đơn vị SP từ đó có thể hạ thấp giá thành SP.
Phương hướng cải tiến tình hình sử dụng TSCĐ gồm các mặt sau :
- Cần giảm bớt tỷ trọng TSCĐ không dùng trong SXKD, thanh toán những TSCĐ
không cần dùng, giảm bớt TSCĐ chưa sử dụng và dự trữ làm cho số TSCĐ hiện có

phát huy hết tác dụng của nó.
- Triệt để sử dụng diện tích hiện có của nhà cửa, vật kiến trúc, giảm bớt diện tích dùng
vào quản lý hành chính, mở rộng diện tích SXKD, bố trí MMTB hợp lý để giảm bớt diện
tích chiếm dùng, tăng thêm thiết bị vận chuyển trên không ...
- Tăng thêm thời gian sử dụng thiết bị SX tức là tăng thêm thời gian làm việc thực tế
của nó bằng cách : nâng cao hiệu suất và chất lượng công tác sửa chữa, thực hiện
chế độ làm việc 2 hoặc 3 ca trong ngày, khắc phục tính chất thời vụ trong SX, bảo đảm
thiết bị làm việc đều đặn trong năm.
- Nâng cao năng lực sử dụng thiết bị SX tức là tăng thêm cường độ sử dụng trong mỗi
đơn vị thời gian và hiệu suất SX của thiết bị SX bằng cách : áp dụng những biện pháp
kỹ thuật mới, cải tiến quy trình công nghệ, tổ chức SX theo lối dây chuyền, chuyên môn
hóa cao, cải tiến chất lượng nguyên nhiên vật liệu, nâng cao trình độ kỹ thuật của công
nhân …….
III – KHẤU HAO TSCĐ
1. Khái niệm về hao mòn và khấu hao TSCĐ :
Trong quá trình sản xuất, TSCĐ bị hao mòn hữu hình và vô hình.
- Hao mòn hữu hình xẩy ra do sử dụng TSCĐ và do tác đông của điều kiện tự nhiên
như khí hậu, thời tiết ẩm ướt, do quá trình ô xy hóa xảy rav.v... Làm cho TSCĐ giảm
dần về mặt giá trị và giá trị sử dụng.
- Hao mòn vô hình xẩy ra do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật làm cho công suất và giá
cả của MMTB cao hơn và rẻ hơn so với máy móc cũ có cùng tính năng làm cho MMTB
bị mất giá.
Trong quá trình hoạt động của TSCĐ, giá trị của bộ phận TSCĐ tương ứng với mức
hao mòn chuyển dịch dần vào SP gọi là khấu hao TSCĐ. Bộ phận giá trị này là một
yếu tố chi phí SX hợp thành nên giá thành SP biểu hiện được hình thức tiền tệ gọi là
tiền khấu hao TSCĐ. sau khi SP được tiêu thụ số tiền khấu hao được trích để bù đắp
dần dần và tích lũy thành quỹ khấu hao TSCĐ. quỹ khấu hao TSCĐ - DN dùng tái đầu
tư TSCĐ để phục vụ nhu cầu SXKD của DN mình
Việc tính toán chính xác số khấu hao có một ý nghĩa vô cùng quan trọng vì :
+ Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ đều đặn nguyên giá của TSCĐ vào

chí phí SXKD qua các thời kỳ cấu thành nên giá thành SP. Do vậy việc tính toán chính
xác số khấu hao sẽ giúp cho việc tính giá thành SP và xác định lời lỗ của DN được
chính xác.
+ Quỹ khấu hao là nguồn vốn để tiến hành tái SX và tái SX mở rộng TSCĐ. Trong
điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật, lao động hao phí để SX các loại TSCĐ có thể giảm
bớt, DN dùng quỹ khấu hao đầu tư, đổi mới TSCĐ với quy mơ lớn hơn hoặc trang bị
thêm máy móc tinh vi hơn, hiện đại hơn.
2. Các phương pháp tính khấu hao :
Việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao thích hợp với từng DN là biện pháp quan
trọng khắc phục hao mòn vơ hình, còn là căn cứ quan trọng để xác định thời gian hồn
vốn đầu tư TSCĐ từ các nguồn vốn vay dài hạn, đồng thời cũng là căn cứ để lựa chọn
phương án đầu tư thích hợp cho mỗi DN. Thơng thường có những phương pháp tính
khấu hao sau :
sd
N
NG
KH =
a. Phương pháp tuyến tính cố định (phương pháp khấu hao đường thẳng, phương pháp khấu hao theo
thời gian)
Áp dụng cơng thức :
Trong đó : KH : Là mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ
NG : Là ngun giá của TSCĐ
Nsd : Là thời gian sử dụng của TSCĐ (năm)
Trường hợp NG hoặc thời gian sử dụng thay đổi, DN phải xác định lại khấu hao bằng cách :
Ví dụ :
+ Một DN mua mới 1 TSCĐ, giá mua trên hóa đơn là 235.000.000 đ, chi phí vận
chuyển, lắp đặt và chạy thử 7.000.000 đ, chiết khấu mua hàng được hưởng 5.000.000
đ, thời gian sử dụng là 8 năm. TSCĐ này dược đưa vào sử dụng ngày 01/01/1998.
NG = 235.000.000 + 7.000.000 - 5.000.000 = 240.000.000 đ
Mức trích khấu hao tháng là :

+ Trong năm sử dụng thứ tư DN nâng cấp TSCĐ với tổng chi phí là 24.000.000 đ thời
gian sử dụng đánh giá lại là 6 năm (tăng 2 năm so với thời gian ban đầu) ngày hồn
thành đưa vào sử dụng là ngày 01/01/2002.
. Vậy ngun giá TSCĐ sau khi nâng cấp là : 240.000.000 + 24.000.000 =
264.000.000 đ
. Số khấu hao luỹ kế đã trích là : 30.000.000 x 4 năm
= 120.000.000 đ
. Giá trị còn lại trên sổ kế tốn là : 264.000.000 -
120.000.000 = 144.000.000 đ
. Mức trích khấu hao mới là :
144.000.000 : 6 năm = 24.000.000 đ
. Mức trích khấu hao tháng là : 24.000.000 : 12
tháng = 2.000.000 đ
Như vậy từ năm 2002 trở đi DN trích khấu hao vào chi phí SXKD mỗi tháng là
2.000.000 đ đối với TSCĐ vừa nâng cấp.
Trong thực tế, người ta thường tính khấu hao bằng cách trước hết xác định tỷ lệ khấu hao theo cơng
thức :
đ 30.000.000
8
0240.000.00
KH ==
đ 2.500.000
12
30.000.000
=
100% x
N
1
100% x
NG

N
NG
KH% đó Do
N
NG
KH Mà 100% x
NG
KH
KH%
sd
sd
sd
====
TSCĐ của lại còn dụng sử gian thời hoặclại đònh xác dụng sử gian Thời
toánke
sáchsổtrênlạicòntròGiá
KH =
á

×