Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY CHAROEN POKPHAND VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.91 KB, 9 trang )

Báo cáo thực tập nghiệp vụ
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY CHAROEN POKPHAND VIỆT
NAM.
1. Nhận xét chung về công tác tổ chức kế toán Nguyên vật liệu tại công ty.
Sau khi đầu tư vốn kinh doanh vào Việt Nam, công ty Charoen
Pokphand Viet Nam không ngừng phát triển và lớn mạnh về mọi mặt. Công ty
đã tìm ra hướng đi đúng đắn, kịp thời đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế
thị trường, sản xuất kinh doanh đảm bảo có lãi, hoàn thành mọi nghĩa vụ với
nhà nước Việt Nam và không ngừng nâng cao thu nhập cho nhân viên toàn
công ty.
Cùng với sự phát triển của công ty,công tác kế toán nói chung và công
tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng đã không ngừng trưởng thành về mọi
mặt đáp ứng yêu cầu về quản lý và hạch toán của công ty.
Trình độ nghiệp vụ của các nhân viên kế toán đồng đều và ngày càng
được nâng cao, giúp giám đốc tài chính thực hiện được sự lãnh đạo tập
trung ,thống nhất của mình đối với công tác kế toán ở công ty, phù hợp với tổ
chức sản xuất và yêu cầu quản lý kinh tế.
Công tác kế toán nguyên vật liệu về cơ bản đã đảm bảo phản ánh được
một cách đầy đủ vào hệ thống các nghiệp vụ liên quan đến nhập xuất kho
nguyên liệu. Các trình tự, thủ tục chứng từ ban đầu được thực hiện khá chặt
chẽ, kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết đã kết hợp ở mức độ nhất định cho
phép đáp ứng kịp thời thông tin cho lãnh đạo và quản lý các hoạt động sản
xuất kinh doanh nói chung cũng như công tác nguyên vật liệu nói riêng.
Trong quá trình thực tập tại công ty Charoen Pokphand Viet Nam trên cơ sở
lý luận kết hợp với thực tiễn, em nhận thấy rằng công tác kế toán nguyên vật
1
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
liệu ở Công ty bên cạnh những ưu điểm còn có những hạn chế nhất định cần
được cải tiến, điều chỉnh lại cho phù hợp với yêu cầu quản lý của nền kinh tế
thị trường và đúng chế độ quy định.


a) Phân loại nguyên vật liệu
Công ty đã dựa vào vai trò công dụng của nguyên vật liệu để phân loại theo
nhóm có nguồn gốc và tinh chế giống nhau. Việc phân loại như vậy rất hợp lý
đối với điều kiện sản xuất của công ty. Việc sử dụng sơ đồ theo dõi các cây
nguyên liệu, sắp xếp và bảo quản mang tính khoa học chặt chẽ và thống nhất
phù hợp với việc xử lý thông tin trên mạng máy tính. Phân loại vật liệu như
vậy là hợp lý, tuy nhiên do vật liệu có nhiều loại, quy cách phẩm chất khác
nhau mà công ty chưa phân loại một cách chi tiết cụ thể đặc biệt là chưa phân
loại nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ xuất dùng cho sản xuất.
b) Đánh giá nguyên vật liệu
Vì đặc điểm nguyên vật liệu có khối lượng lớn, nhập xuất diễn ra hàng
ngày nên có sự biến động. Yêu cầu của kế toán phản ánh một cách kịp thời
tình hình nhập xuất nguyên vật liệu một cách trung thực thống nhất với
nguyên tắc vật liệu được đánh giá theo giá thực tế. Tại công ty việc mua
nguyên vật liệu trực tiếp trong nước phản ánh được giá thực tế của vật liệu
nhập kho, nhưng với hàng nhập khẩu thì vật liệu nhập kho được xác định theo
giá hạch toán nếu xuất dùng ngay cho sản xuất như vậy thì vật liệu xuất kho
không phải là giá thực tế.
c) Thủ tục nhập xuất nguyên vật liệu
Quá trình nhập nguyên vật liệu tại công ty thể hiện rõ những ưu điểm
trong việc quản lý nhập xuất nguyên vật liệu. Công việc này đảm bảo tính
khoa học, hợp lý đối với loại nguyên vật liệu có tính chất cân, đo, đong
đếm(kg) và tính chất hao hụt mất mát xảy ra tương đối lớn.
2
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
d) Kế toán chi tiết nguyên vật liệu
Việc sử dụng máy tính vào quá trình hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
nên công việc được tiến hành nhanh đảm bảo cho việc theo dõi và kiểm tra
của kế toán. Do lập thẻ kho chi tiết cho từng lô hàng nhập mà kế toán có thể
nắm bắt được tình hình nhập xuất vật liệu. Tuy nhiên, kế toán chưa thể đối

chiếu số liệu giữa thẻ kho và sổ chi tiết vì thẻ kho mở theo lô hàng nhập mà
sổ chi tiết mở theo từng loại vật liệu.
e) Hệ thống sổ kế toán
Với quy mô sản xuất của công ty tương đối lớn, hình thức kế toán là
hình thức “ Nhật ký chung”. Đây là một hình thức được sử dụng phổ biến có
nhiều ưu điểm phù hợp với quy trình công nghệ, phần mềm kế toán ở mức đọ
xử lý thông tin cao.
g) Kế toán tổng hợp nhập- xuất nguyên vật liệu
Việc tổng hợp vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ chưa phù hợp
với tình hình sản xuất của công ty. Với khối lượng nhập xuất vật liệu lớn và
thường xuyên biến động như vậy, đến cuối tháng kế toán mới kiểm kho thì
việc xác định được giá thực tế vật liệu xuất kho theo Phiếu xuất kho là chưa
đúng. Vì theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Trị giá vật liệu = Trị giá vật liệu + Trị giá vật liệu - Trị giá vật liệu
xuất kho tồn đầu kỳ nhập trong kỳ tồn đầu kỳ.
Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty Charoen Pokphand Việt
Nam đã gặp nhiều khó khăn trong việc thích ứng với chế độ kế toán tại Việt
nam. Một công ty với 100% vốn nước ngoài, hệ thống kế toán sử dụng song
song với hệ thống kế toán Việt nam là hệ thống kế toán của Anh. Nhưng trước
3
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
những khó khăn đó công ty đã không ngừng hoàn thiện, phát triển để đáp ứng
yêu cầu quản lý và hạch toán quá trình sản xuất kinh doanh.
Qua quá trình tìm hiểu thực tế công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu
tại công ty em mạnh dạn đóng góp một số ý kiến nhằm nâng cao công tác kế
toán nói riêng và hiệu quả trong quá trình sản xuất nói chung.
2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán nguyên vật
liệu tại công ty Charoen Pokphand Việt Nam.
a) Phân loại Nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ
Vì vật liệu xuất dùng để sản xuất thức ăn gia súc nên căn cứ theo hàm lượng

Protein trong nguyên vật liệu để phân loại nguyên vật liệu chính và nguyên
vật liệu phụ. Nhóm hàng nông sản có hàm lượng Protein cao và chiếm nhiều
thành phần trong thức ăn gia súc nên có thể được coi là nguyên vật liệu chính,
nhóm nguyên vật liệu vitamin, khoáng, thuốc kháng sinh có tính chất làm phụ
gia và tăng cường kháng thể cho vật nuôi nên được coi là nguyên vật liệu phụ.
Sau khi đã phân loại nguyên vật liệu chính và phụ kế toán chi tiết bằng việc
mở tài khoản chi tiết nguyên vật liệu tại công ty.
b) Đánh giá nguyên vật liệu.
Theo như bảng mục phân loại nguyên vật liệu tôi nhận thấy cùng một
loại nguyên vật liệu nhưng có của nhiều nước khác nhau. Mỗi loại nguyên vật
liệu được đánh mã số theo dõi, ví dụ:
Bột thịt xương (Australia) -572020201
Bột thịt xương (Italia) -572022401
Bột thịt xương (Newzeland) -572022401
4
Báo cáo thực tập nghiệp vụ
Nếu để một mã số để nhập xuất nguyên vật liệu thì máy sẽ tính bình quân tất
cả các lô hàng nhập xuất trong tháng (vì theo yêu cầu sản xuất không phải
xuất kho hết một lô nguyên liệu mới xuất dùng đến lô sau) thì giá thực tế của
vật liệu không đảm bảo tính hợp lý và chính xác. Do đó kế toán có thể chia
chi tiết theo các nhóm nguyên vật liệu( bột thịt xương, dầu cá..) và lập số thứ
tự theo chi tiết của các nhóm hàng đó. Nhóm Bột thịt xương được nhập từ
nhiều nước khác nhau, mỗi một mã số có thể được lập thứ tự theo lô hàng để
có thể xác định giá thực tế nguyên vật liệu một cách hợp lý vì đơn giá nhập
nguyên vật liệu có hàm lượng protein khác nhau, chi phí vận chuyển khác
nhau . Ví dụ: Trong tháng 8 về hai lô bột thịt xương( Australia)
Lô 1: 9.500 kg kế toán đánh mã số vật liệu: 572020201
Lô 2: 8.500 kg kế toán đánh mã số vật liệu: 572020202
c) Kế toán chi tiết nguyên vật liệu
Thẻ kho được mở ngay tại kho theo từng cây nguyên vật liệu. Thể hiện

trên thẻ kho là số lượng nhập xuất vật liệu trong tháng. Đồng thời với việc mở
thẻ kho là mở sổ chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu, như vậy nếu căn cứ
trên số chi tiết này thì việc đối chiếu giữa thẻ kho và sổ chi tiết chưa đầy đủ.
Kế toán phải cộng tất cả số lượng trên thẻ kho đế đối chiếu với tổng số trên sổ
chi tiết, như vậy việc kiểm tra không đảm bảo độ tin cậy giữa số liệu kế toán
và số liệu thực tế tại kho. Kế toán nên mở sổ chi tiết cho từng cây nguyên liệu
( mở theo thẻ kho) từ đó việc đối chiếu giữa thẻ kho và sổ chi tiết cho thẻ kho
với sổ chi tiết theo từng loại nguyên vật liệu đảm độ tin cậy dễ đối chiếu và dễ
kiểm tra.
d) Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu.
Với một quy trình công nghệ thường xuyên liên tục, nếu kế toán tổng
hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ là chưa phù hợp.
5

×