Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kết quả hóa trị phác đồ Bevacizumab kết hợp XELIRI trong ung thư đại trực tràng giai đoạn muộn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.84 MB, 7 trang )

TIÊU HÓA

KẾT QUẢ HÓA TRỊ PHÁC ĐỒ BEVACIZUMAB KẾT HỢP XELIRI
TRONG UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG GIAI ĐOẠN MUỘN
PHẠM THỊ QUẾ1, HOÀNG THỊ CÚC1, NGUYỄN HOÀNG GIA2, VŨ HỒNG THĂNG3, TRẦN ĐÌNH ANH4
TĨM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị phác đồ bevacizumab kết hợp XELIRI trong ung thư đại trực tràng giai
đoạn muộn.
Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không đối chứng, có theo
dõi dọc. Từ 01/2017 đến tháng 06/2019, 55 bệnh nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn muộn được điều trị
dụng hóa chất phác đồ XELIRI phối hợp bevacizumab tại Bệnh viện K; bệnh nhân được đánh giá mức độ đáp
ứng theo “Tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng cho U đặc“ (RECIST), độc tính của phác đồ theo tiêu chuẩn NCI 4.0 –
WHO và thời gian sống thêm.
Kết quả: Tuổi trung bình là 57,1± 12,2. Tỷ lệ nam/nữ là 1,2/1. Di căn gan là tổn thương hay gặp nhất,
chiếm 56,4%. Tỷ lệ đáp ứng toàn bộ là 60,0%; đáp ứng một phần 50,9%, đáp ứng hoàn toàn đạt 9,1%.
Thời gian theo dõi trung bình là 18,5 tháng. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển và thời gian sống thêm
toàn bộ là 10,5 và 19,2 tháng. BN dung nạp tốt. Tác dụng phụ phác đồ hay gặp nhất là tiêu chảy 55,7%; hội
chứng bàn tay-bàn chân chiếm 36,5%; hạ bạch cầu 35,8%. Tăng huyết áp gặp 20,0%, 9 bệnh nhân có chảy
máu trong q trình điều trị,tất cả đều ở mức độ nhẹ I&II, khơng có trường hợp nào phải giảm liều hay ngừng
điều trị do độc tính của phác đồ.
Kết luận: Điều trị ung thư đại trực tràng giai đoạn muộn bằng phác đồ bevacizumab kết hợp XELIRI, kết
quả tốt với độc tính chấp nhận được.
Từ khóa: Ung thư đại trực tràng giai đoạn muộn, phác đồ kết hợp bevacizumab - XELIRI.
ABSTRACT
Results of bevacizumab combined with XELIRI chemotherapy regimen for recurrent or metastastic
colorectal cancer at K Hospital
Objectives: to evaluate results of bevacizumab combined with XELIRI chemotherapy regimen for
metastastic or recurrent colo-rectal cancer at K Hospital.
Patients and Methods: Clinical trial, no control group. From January 2017 to June 2019, we enrolled 55
metastastic/recurrent colo-rectal cancer. All patients were treated with XELIRI-bevacizumab chemotherary
regimen. We assessed response rate, survival and toxicity.


Results: Clinical features: median of age 57,1± 12,2. Male/female rate was 1,2/1. Liver metastasis was the
most common( 56,4%). Efficacy: Overall response rate was 60.0%. Complete response rate was 9.1%, partial
response was 50.9%. Median of the progression - free survival was 10,5 months and overall survival was 19,2
months.Treatment was well tolerated. The most common toxicity was diarrhea (55,7%), hand - foot syndrom
(36,5%), neutropenia (35,8%) Hypertention was 20,0% and nine patient has minor bleeding. No reduction or
discontinuation of treatment due to toxicity was recorded.
Conclusion: Bevacizumab combined with XELIRI chemotherapy regimen for metastastic/recurrent colorectal cancer is feasible, high efficacy and long survival.
Keywords: metastastic/recurrent colo-rectal cancer, bevacizumab - XELIRI.

ThS.BS Khoa Nội 4 - Bệnh viện K
ThS.BS. Khoa Nội yêu cầu - Bệnh viện K
3 PGS.TS. Bộ môn Ung thư Trường Đại học Y Hà Nội
4 ThS.BSNT. Đại học Y Hà Nội
1

2

314

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


TIÊU HÓA

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là một trong
những bệnh lý ác tính thường gặp. Theo
GLOBOCAN năm 2012, UTĐTT đứng thứ 3 về tỷ lệ
mắc mới và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng
thứ 4 trong các bệnh ung thư thường gặp. Ở Mỹ,

theo thống kê năm 2013 có 136.830 trường hợp
mắc mới và 50.310 ca tử vong do UTĐTT chiếm xấp
xỉ 9% tổng số ca tử vong do ung thư. Ở Việt Nam,
UTĐTT cũng nằm trong nhóm 5 bệnh ung thư
thường gặp. Bệnh có xu hướng gia tăng, theo thống
kê năm 2000, tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng chuẩn
hóa theo tuổi ở nam và nữ tương ứng là
11,4/100.000 dân và 8,3/100.000 dân, đến năm
2010 các tỷ lệ này tăng rõ rệt, tương ứng là
19/100.000 dân và 14,5/100.000 dân[1].
Trong những bệnh nhân mới được phát hiện thì
có đến 40% trường hợp đã có di căn tại thời điểm
chẩn đốn. Vị trí di căn thường gặp nhất là gan sau
đó là di căn phổi, não và các vị trí khác [2]. Mặc dù có
một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân với các khối u di căn đơn
độc ở phổi hoặc gan còn khả năng điều trị triệt căn
bằng phẫu thuật và hóa chất, 80% các bệnh nhân ở
giai đoạn lan tràn khơng cịn khả năng phẫu thuật.
Với nhóm bệnh nhân này hóa trị trong trường hợp
này giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài
thời gian sống thêm[3]. Thời gian gần đây với sự ra
đời của các hoạt chất mới và đặc biệt là kỷ nguyên
của điều trị nhắm trúng đích, thời gian sống thêm
của BN UTĐTT di căn được cải thiện đáng kể.
Bevacizumab là một kháng thể đơn dòng kháng yếu
tố tăng trưởng nội mô mạch (VEGF) hiện đã được
phê duyệt ở Mỹ và Châu Âu trong UTĐTT tái phát di
căn. Việc kết hợp bevacizumab với XELIRI đã được
nghiên cứu và cho hiệu quả cao, thuận tiện trong
việc sử dụng với capecitabine đường uống[5].

Tại Bệnh viện K, điều trị ung thư đại trực tràng
giai đoạn muộn với phác đồ XELIRI - bevacizumab
đã được tiến hành trong những năm gần đây, bước
đầu cho thấy có sự cải thiện kết quả điều trị. Tuy
nhiên cho tới nay, vẫn chưa có một nghiên cứu, báo
cáo nào cho kết quả đầy đủ của hóa trị liệu kết hợp
điều trị đích trong ung thư đại trực tràng giai đoạn
muộn. Do vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu: “Kết
quả hóa trị phác đồ bevacizumab kết hợp XELIRI
trong ung thư đại trực tràng giai đoạn muộn” với 2
mục tiêu:
1. Đánh giá đáp ứng của phác đồ bevacizumab
kết hợp XELIRI trong điều trị bước 1 ung thư đại trực
tràng giai đoạn muộn tại bệnh viện K từ tháng
01/2017 đến 06/2019.

nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn muộn được
điều trị phác đồ bevacizumab kết hợp XELIRI.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
55 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư đại trực
tràng giai đoạn muộn được điều trị hóa chất phác đồ
bevacizumab kết hợp XELIRI tại Bệnh viện K từ
1/2017 đến 6/2019.
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
Tuổi trên 18.
Được chẩn đốn xác định UTĐTT bằng mơ
bệnh học (tại u ngun phát hoặc vị trí di căn).
Bệnh ở giai đoạn tái phát hoặc di căn với một
hoặc nhiều thương tổn đo được trên thăm khám lâm

sàng hoặc với kỹ thuật thường quy (chụp XQ hoặc
C.T.Scanner, MRI).
Điểm toàn trạng theo ECOG: PS = 0 – 1.
Được điều trị ít nhất 3 chu kì.
Bilan trước điều trị chức năng gan, thận, huyết
học ở giới hạn bình thường.
Tình nguyện tham gia nghiên cứu và có hồ sơ
lưu trữ đầy đủ.
Tiêu chuẩn loại trừ
Đã điều trị hóa chất bổ trợ phác đồ có
Irinotecan trong vịng 12 tháng trước đó.
Chẩn đốn có di căn não hoặc màng não.
Bệnh nhân khơng có chỉ định điều trị hóa chất
và kháng thể đơn dịng (bệnh tồn thân nặng như:
Bệnh hô hấp, bệnh tim không ổn định hoặc mất bù,
bao gồm cả loạn nhịp, bệnh gan hoặc thận).
Phẫu thuật lớn bụng hoặc ngực gần đây
(< 28 ngày) trước khi tham gia vào nghiên cứu hoặc
một thủ thuật được coi là có nguy cơ đáng kể chảy
máu. Có vết thương phẫu thuật chưa hoàn toàn
lành.
Xuất huyết đáng kể (>30ml/ một lần trong 3
tháng trước) hoặc ho ra máu (>5ml máu tươi trong
4 tuần trước).
Phụ nữ có thai.
Tiền sử mắc bệnh ác tính khác.
Bệnh nhân nhân bị tăng huyết áp khơng kiểm
sốt được, đang dùng thuốc chống đông máu như
aspirin (>325mg/ngày).


2. Ước tính thời gian sống thêm khơng bệnh
tiến triển và thời gian sống thêm tồn bộ các bệnh
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

315


TIÊU HĨA
Phương pháp nghiên cứu

Bảng 1. Vị trí di căn và số vị trí di căn

Thử nghiệm lâm sàng khơng đối chứng, theo
dõi dọc.

Vị trí di căn

Số bệnh nhân

%

Các bước tiến hành
Bước 1: Lựa chọn bệnh nhân theo đúng các
tiêu chuẩn lựa chọn và ghi nhận các đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng trước điều trị.

Gan

31


56,4

Phổi

9

16,4

Hạch cổ

1

1,7

Phúc mạc

5

9,1

Bước 2: Điều trị hóa chất theo phác đồ
bevacizumab và XELIRI:

Hạch ổ bụng

9

16,4

Bevacizumab 7,5mg/kg cân nặng truyền 2h

Ngày 1.
Irinotecan 240mg/m2/ngày
2h Ngày 1.

Nhận xét: Di căn gan là tổn thương hay gặp
nhất với 31 BN chiếm 56,4%. Tiếp theo là di căn
hạch ổ bụng và phổi có tỷ lệ là 16,4%.

truyền TMC

Capecitabine 1000mg/m 2 x 2 lần/ngày, từ
ngày 1 - 14. Chu kỳ 3 tuần.
Thời gian điều trị: Hóa trị liệu bước đầu sẽ
được dùng cho tới khi bệnh tiến triển (hoặc đáp ứng
các tiêu chuẩn ngừng trị liệu khác) hoặc hoàn thành
8 chu kì; hoặc bệnh nhân có độc tính khơng thể
dung nạp được thuốc.
Bước 3: Đánh giá hiệu quả điều trị.
Đánh giá đáp ứng theo “Tiêu chuẩn đánh giá
đáp ứng cho U đặc“ (RECIST 1.0) tại thời điểm kết
thúc 4 chu kì, 8 chu kì hoặc bất cứ khi nào nghi ngờ
bệnh tiến triển.
Đánh giá các độc tính của phác đồ theo tiêu
chuẩn của WHO - NCI 4.0.
Đánh giá thời gian sống thêm khơng bệnh và
thời gian sống thêm tồn bộ bằng phương pháp
Kaplan – Meier.
Thu thập và xử lý số liệu
Nhập số liệu, làm sạch, mã hóa số liệu bằng
phần mềm SPSS 16.0.

Phương pháp thống kê được sử dụng bao gồm:
Trung bình, độ lệch chuẩn, so sánh tỷ lệ: Test Chi
square (p < 0,05).

Bảng 2. Đặc điểm mô bệnh học
Số BN

Tỉ lệ %

UTBM tuyến

53

96,4

UTBM chế nhày

2

3,6

55

100

Thể mô học

Tổng

Nhận xét: Ung thư biểu mô tuyến chiếm 96,4%;

thể chế nhày chiếm 3,6%.
Kết quả điều trị
Bảng 3. Đáp ứng điều trị
Mức độ đáp ứng

n

%

Hoàn toàn

5

9,1

Một phần

28

50,9

Bệnh giữ nguyên

13

23,6

Bệnh tiến triển

9


16,4

Đáp ứng toàn bộ

33

60,0

Nhận xét: Tỷ lệ đáp ứng toàn bộ đạt được khá
cao 60,0%; trong đó 9,1% BN đạt đáp ứng hồn
tồn, 50,9% bệnh nhân đạt đáp ứng 1 phần.
9 bệnh nhân tiến triển chiếm 16,4%. Bệnh giữ
nguyên chiếm 23,6%.

KẾT QUẢ
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
Tuổi, giới
Tuổi trung bình là 57,1 ± 12,2. Tuổi cao nhất 74
và thấp nhất là 27 tuổi.
Độ tuổi gặp nhiều nhất là 50 - 59 tuổi chiếm
29,1%. Ít nhất dưới 30 tuổi chiếm 3,6%.
Bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ; tỷ lệ nam/nữ:
1,2/1.

316

Bảng 4. Thông tin theo dõi chung
Tình trạng hiện tại


Số bệnh nhân

%

Tiến triển

34

61,8

Chưa tiến triển

21

38,2

Thời gian theo dõi trung bình

18,5 ± 7,3 tháng

Thời gian theo dõi dài nhất

30 tháng

Thời gian theo dõi ngắn nhất

3 tháng

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM



TIÊU HĨA

Biểu đồ 2. Thời gian sống thêm tồn bộ

Biểu đồ 1. Thời gian sống thêm bệnh
không tiến triển

Nhận xét: Tại thời điểm kết thúc nghiên cứu,
34/55 BN xuất hiện tiến triển bệnh
Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển trung
bình là 10,5 ± 4,8 tháng. Thời gian sống thêm tồn
bộ trung bình là 19,2 ± 2,5 tháng.
Tỷ lệ sống thêm toàn bộ tại các thời điểm 12
tháng, 24 tháng, 36 tháng lần lượt là 63,1%, 32,4%
và 20,9%.

Các tác dụng không mong muốn
Bảng 6. Một số tác dụng không mong muốn
Độ 0

Độc tính (n = 392)

Độ I

Độ II

Độ III

Độ IV


n

%

n

%

n

%

n

%

n

%

Bạch cầu

252

64,2

72

18,4


51

13,0

12

3,1

5

1,3

Tiểu cầu

381

95,8

9

3,2

4

1,0

0

0


0

0

Huyết sắc tố

317

80,8

33

8,4

32

8,2

10

2,6

0

0

Tăng men gan

309


90,6

35

8,9

2

0,5

0

0

0

0

Tăng Creatinin

389

99,2

3

0,8

0


0

0

0

0

0

HC bàn tay - bàn chân

249

63,5

108

27,6

27

6,9

8

2,0

0


0

Nơn, buồn nơn

331

95,7

15

4,3

0

0

0

0

0

0

Đi ngồi

174

44,3


101

25,8

93

23,7

24

6,2

0

0

Nhận xét: Sau 8 chu kì hóa trị, hay gặp nhất là đi ngồi với tỷ lệ 55,7%; hội chứng bàn tay - bàn chân
36,5%; hạ bạch cầu 35,8%. Hầu hết là tác dụng phụ độ I & II. Độc tính độ III & IV ít gặp.
Khơng có BN nào dừng điều trị do tác dụng phụ thuốc.
Bảng 7. Tác dụng không mong muốn liên quan bevacizumab
Độc tính

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

Khơng cao

44


80,0

Cao huyết áp sau dùng thuốc

11

20,0

Có chảy máu

9

16,4

Khơng chảy máu

46

83,6

Cao huyết áp

Chảy máu

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

317



TIÊU HĨA

Vị trí chảy máu
Mũi

4

7,3

Chân răng

3

5,5

Âm đạo

2

3,6

Protein niệu

1

1,9

Thủng đường tiêu hóa

0


0

Chậm liền vết thương

0

0

Huyết khối

0

0

Nhận xét: Tăng huyết áp gặp 20%, đều ở mức độ nhẹ. Có 9/55 BN (16,4%) có hiện tượng chảy máu và
đều ở mức độ nhẹ, khơng tái diễn trong các chu kỳ hóa trị sau. Các vị trí chảy máu gồm mũi (7,3%), chân răng
(5,5%) và âm đạo (3,6%). 1 BN được phát hiện protein niệu sau chu kỳ hóa trị thứ 6, chiếm tỷ lệ 1,9%. Khơng
gặp các độc tính nặng như thủng đường tiêu hóa, huyết khối.
BÀN LUẬN

Kết quả điều trị

Triệu chứng lâm sàng lâm sàng, cận lâm sàng

Đáp ứng điều trị: Theo nghiên cứu của chúng
tôi trên 55 bệnh nhân UTĐTT giai đoạn muộn được
điều trị bằng phác đồ XELIRI kết hợp bevacizumab,
mức độ đáp ứng được tính là đáp ứng cao nhất của
bệnh nhân sau 8 chu kì. Kết quả nghiên cứu cho

thấy, tỷ lệ đáp ứng toàn bộ đạt được khá cao 60,0%;
trong đó 9,1% BN đạt đáp ứng hồn toàn, 50,9%
bệnh nhân đạt đáp ứng 1 phần. 9 bệnh nhân tiến
triển chiếm 16,4%. Bệnh giữ nguyên chiếm 23,6%.

Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân nhỏ
tuổi nhất là 27, lớn tuổi nhất là 74, tuổi trung bình
57,1 ± 12,2. Độ tuổi gặp nhiều nhất là 50 - 59 tuổi
chiếm 29,1%. Bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ, tỷ lệ
nam/nữ là 1,2/1. Điều này phù hợp với các tác giả
trong và ngoài nước bệnh chủ yếu gặp ở lứa tuổi
trung niên và nam mắc nhiều hơn nữ.
Di căn gan là tổn thương gặp nhiều nhất trong
nghiên cứu chúng tôi với 31 BN (56,4%), di căn phổi
và di căn hạch ổ bụng cùng có 9 BN (16,4%), di căn
hạch cổ gặp ở 1 bệnh nhân chiếm 1,7%. Nghiên cứu
của Trần Thắng cho thấy tỷ lệ di căn gan chiếm
41,2% BN UTĐTT di căn[1]. Theo Libulti Steven K,
Joshua D.I và Cameron Robert B, ung thư đại tràng
và trực tràng di căn tới gan nhiều nhất (60 - 71%),
tiếp theo là di căn phổi[2]. Trong 55 BN được lựa
chọn vào nghiên cứu này, đa số BN có di căn tại
1 cơ quan, vị trí (29/55 BN chiếm 52,7%), có đến
15 BN di căn trên 2 vị trí (27,3%).
Trong nghiên cứu của chúng tơi, UTBM tuyến
chiếm 96,4%; UTBM tuyến chế nhày chiếm 3,6%.
Kết quả này cao hơn nghiên cứu của tác giả Lê Đình
Roanh và Ngô Thu Thoa trong nghiên cứu những
năm 1994-1997 cũng nhận thấy UTBM tuyến chiếm
79,6% UTĐTT; UTBM tuyến nhày chiếm 17,3%[3].

Kết quả này có thể do số lượng bệnh nhân trong
nghiên cứu của chúng tơi cịn thấp, hơn nữa chúng
tơi chỉ nghiên cứu trên đối tượng bệnh nhân
giai đoạn muộn, được điều trị với phác đồ cụ thể,
không thể mang đặc điểm điển hình cho ung thư
đại trực tràng.

318

Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự kết quả
nghiên cứu sử dụng các phác đồ hóa chất khác kết
hợp với bevacizumab. Cao hơn kết quả nghiên cứu
của Ducreux và CS (2013) với tỷ lệ đáp ứng toàn bộ
là 62,0%, đáp ứng hoàn toàn là 7,0%; tỷ lệ bệnh giữ
nguyên là 21,0%; tỷ lệ bệnh tiến triển là 14%[4]. Cao
hơn kết quả nghiên cứu của Schmigeal (2013) với
tỷ lệ đáp ứng toàn bộ là 52,0%[5].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đến thời điểm
kết thúc nghiên cứu, có 34/55 BN cịn sống chiếm tỷ
lệ 61,8%. Thời gian theo dõi trung bình 18,5 tháng,
trong đó thời gian theo dõi dài nhất là 30 tháng, ngắn
nhất là 3 tháng. Tỷ lệ sống thêm toàn bộ 1 năm, 2
năm và 3 năm tương ứng là 63,1%, 32,4% và
20,9%. Thời gian sống thêm tồn bộ trung bình đạt
được 19,2 ± 2,5 tháng. Tại thời điểm kết thúc nghiên
cứu, 34 BN đã tiến triển bệnh, trong đó 6 BN xuất
hiện tiến triển bệnh ngay sau 3 chu kỳ hóa trị, thời
gian ổn định bệnh dài nhất là 25 tháng. Thời gian
sống thêm khơng bệnh tiến triển trung bình là 10,5 ±
4,8 tháng. Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cho

thấy sự cải thiện thời gian sống thêm tồn bộ và thời
gian sống thêm không tiến triển bệnh so với các
nghiên cứu trong nước trước đây sử dụng các phác
đồ hoá chất đơn thuần. Kết quả này cũng tương tự
với các nghiên cứu trên thế giới sử dụng phác đồ kết
hợp bevacizumab và XELIRI.
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


TIÊU HĨA
Một số tác dụng phụ
Đi ngồi là tác dụng phụ hay gặp nhất với
55,7%, hầu hết độc tính độ I & II, độc tính độ III chỉ
gặp ở 2,6%. Khơng gặp trường hợp nào độc tính độ
IV. Kết quả tương tự với các nghiên cứu của
Schmigeal (2013) hay Ducreux (2013)[4,5].
Giảm bạch cầu: Trong nghiên cứu của chúng
tôi, giảm bạch cầu gặp ở 35,2% các trường hợp,
hầu hết ở mức độ I & II, độc tính độ III & IV chỉ gặp ở
4,4%, khơng có trường hợp nào hạ BC kèm sốt.
Theo nghiên cứu pha III 40983 của EORTC, giảm
bạch cầu độ III & IV gặp ở 15,9%[6] cao hơn so với
nghiên cứu của chúng tơi. Điều này có thể giải thích
trong nghiên cứu của chúng tơi, việc dự phịng
độc tính hạ bạch cầu đã được quan tâm và quản lý
tốt hơn.
Thiếu máu: Trong q trình điều trị, độc tính
thiếu máu gặp ở 19,2%; chủ yếu gặp độc tính tính
độ nhẹ I & II. Theo nghiên cứu pha III 40983 của
EORTC, thiếu máu độ 3, 4 gặp tỷ lệ 0,9%[7]. Một

nghiên cứu khác mang tên N 9741 cho biết tỷ lệ
thiếu máu độ 3, 4 chiếm 3%[6].
Giảm tiểu cầu: Trong nghiên cứu, không gặp
tác dụng phụ hạ tiểu cầu độ nặng III & IV. Độ nhẹ
I & II chỉ gặp ở 4,2%. Thực sự đây là biến chứng
ít gặp.
Tăng huyết áp, chảy máu và protein niệu:
Đây là các tác dụng phụ liên quan đến bevacizumab
sử dụng trong phác đồ nghiên cứu. Chỉ có 20 BN
THA xuất hiện trong q trình điều trị, tuy nhiên ở
mức độ 1 và kiểm soát được ổn định bằng thuốc
thông thường, không cần giảm liều bevacizumab.
Một số BN có cảm giác nóng bừng, đỏ mặt trong quá
trình truyền thuốc, tuy nhiên ghi nhận chỉ số huyết áp
cùng thời điểm đó khơng tăng, do đó khơng cần bất
cứ can thiệp hay thay đổi về liều thuốc.1 BN trong
nghiên cứu xuất hiện protein niệu ở chu kỳ thứ 6. 4
BN (12,5%) có chảy máu mũi nhẹ, khơng ảnh hưởng
đến q trình điều trị, tính chung có 9 bệnh nhân
xuất hiện chảy máu chiếm 16,4%. Nghiên cứu BEAT
có tỷ lệ bệnh nhân cao huyết áp độ III, IV là 5%[6],
tuy nhiên nghiên phối hợp cùng hóa trị liệu làm gia
tăng tỷ lệ cao huyết áp độ III, IV lên 7,7% so với
nhóm bệnh nhân điều trị hóa chất khơng có
bevacizumab là 0,7%[8].
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 55 bệnh nhân ung thư đại trực
tràng giai đoạn muộn nhằm đánh giá hiệu quả của
phác đồ XELIRI tại Bệnh viện K từ tháng 01 năm
2017 đến tháng 06 năm 2019, chúng tôi xin rút ra

một số kết luận sau:

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

- Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ung
thư trực tràng giai đoạn muộn: Tuổi mắc bệnh trung
bình là 57,1. Tỷ lệ nam/nữ là 1,2/1. Di căn gan hay
gặp nhất (56,4%); tiếp theo di căn hạch ổ bụng
(16,4%); di căn phổi (16,4%). Ung thư biểu mô tuyến
chiếm tỷ lệ cao nhất (96,4%).
Kết quả điều trị và một số tác dụng không mong
muốn: Tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn và toàn bộ lần lượt
là 9,1% và 60,0%; đáp ứng một phần lần là 50,9%.
Thời gian sống thêm bệnh khơng tiến triển và thời
gian sống thêm tồn bộ lần lượt là 10,5 và 19,2
tháng. Tác dụng phụ hay gặp nhất của phác đồ bao
gồm: tiêu chảy (55,7%), hội chứng bàn tay - bàn
chân 36,5% và hạ bạch cầu (35,8%). Tác dụng
không mong muốn của bevacizumab ở liều điều trị ít
gặp, ở mức độ nhẹ và khơng có trường hợp nào
phải giảm liều hay ngừng điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thắng (2003), Đánh giá kết quả hóa trị liệu
trong ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng tại
bệnh viện K từ 1997 đến 2002, Luận văn thạc sỹ
Y học, Trường đại học Y Hà Nội.
2. Libutti SK Saltz LB, Rustgi AK, Tepper JE
(2005), “Cancer of the colon”, Cancer: Principle
and practice of oncology, edited by De Vita VT,
Hellman JS, Rosenberg SA, Lippincott –

Williams and Wilkins, 7th editon, pp. 1061-1109.
3. Lê Đình Roanh, Ngơ Thu Thoa (1999), Nghiên
cứu hình thái học ung thư đại trực tràng gặp tại
Bệnh viện K 1994 - 1997, Tạp chí thơng tin y
dược. Số đặc biệt chuyên đề ung thư, 66 - 70.
4. Ducreux M., Adenis A., Pignon J. P. et al (2013),
Efficacy and safety of bevacizumab-based
combination regimens in patients with previously
untreated metastatic colorectal cancer: final
results from a randomised phase II study of
bevacizumab plus 5-fluorouracil, leucovorin plus
irinotecan versus bevacizumab plus capecitabine
plus irinotecan (FNCLCC ACCORD 13/0503
study), Eur J Cancer. 49(6), 1236 - 45.
5. Schmiegel W., Reinacher-Schick A., Arnold D. et
al
(2013),
Capecitabine/irinotecan
or
capecitabine/oxaliplatin in combination with
bevacizumab is effective and safe as first-line
therapy for metastatic colorectal cancer: a
randomized phase II study of the AIO colorectal
study group, Ann Oncol. 24(6), 1580 - 7.
6. Van Cutsem E., Rivera F., Berry S. et al (2009),
Safety and efficacy of first-line bevacizumab with
FOLFOX,
XELOX,
FOLFIRI
and

fluoropyrimidines in metastatic colorectal cancer:
the BEAT study, Ann Oncol. 20(11), 1842 - 7.
319


TIÊU HÓA

7. Rolf Sauer Claus Rodel, (2010), ''Radiation
Therapy: Adjuvant vs. Neoadjuvant Therapy'',
Rectal cancer, International Perspective on
Multimodality Management, Human Press,
Springer, 223 - 234.

320

8. Hurwitz H. I., Tebbutt N. C., Kabbinavar F. et al
(2013), Efficacy and safety of bevacizumab in
metastatic colorectal cancer: pooled analysis
from seven randomized controlled trials,
Oncologist. 18(9), 1004 - 12.

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM



×