Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Căn cứ hủy kết hôn trái pháp luật vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 102 trang )

1

[

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THÚY

KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG
NƠNG THƠN MỚI Ở HUYỆN SĨC SƠN TP. HÀ NỘI

Chun ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60.31.01.02

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VĂN LUÂN

Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2015


2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử phát triển của xã hội lồi người đã chứng minh nơng nghiệp ln đóng
một vai trị quan trọng, là ngành sản xuất lương thực, thực phẩm cơ bản của loài
người. Thế kỷ XX chứng kiến ngành nơng nghiệp thế giới đã có những bước tiến
vượt bậc, phát triển từ nông nghiệp truyền thống sang hiện đại hố,kinh tế nơng thơn
và đời sống nơng dân cũng chuyển biến rõ nét.Đơ thị hóa ra đời ngày càng nhiều
trong xu thế hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn.Nền kinh tế càng phát triển thì tốc


độ đơ thị hóa diễn ra càng nhanh, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của
khu vực nông thôn, nâng cao đời sống người dân.Kinh tế - xã hội, nơng nghiệp và
mơi trường ln giữ vai trị quan trọng đối với mọi quốc gia, nhất là quốc gia đang
phát triển giai đoạn thấp.
Nền kinh tế thị trường hiện đại tạo nhiều điều kiện thuận lợi và cơ hội mới cho
nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển.Khoa học và công nghệ, phương thức
quản lý kinh tế hiện đại phát triển nhanh và được ứng dụng mạnh, góp phần tăng hiệu
quả sản xuất ở khu vực nơng thôn.Nguồn vốn đầu tư linh động và dồi dào trên toàn
cầu sẵn sàng đổ đến những địa phương, ngành hàng, tổ chức đầu tư có lợi nhuận cao,
rủi ro thấp và thủ tục thuận lợi.Thị trường mở rộng cho nông sản đảm bảo chất
lượng, tiêu chuẩn vệ sinh, có giá trị văn hóa, mơi trường. Xã hội phát triển, trình độ
dân trí tăng cao, thơng tin liên lạc phát triển, tạo thuận lợi phát huy tính dân chủ, xây
dựng các tổ chức của nông dân… Trước những điều kiện thuận lợi và cơ hội của nền
kinh tế thị trường mở, nhiều nước đã coi nông nghiệp và kinh tế nông thôn không chỉ
đơn thuần là vấn đề kinh tế, mà cịn là một vấn đề chính trị sống cịn.Thấy rõ nhất ở 2
trong 4 con rồng châu Á là Hàn Quốc và Đài Loan. Trong 5 thập niên của thế kỷ XX,
Đài Loan chuyển mình từ một nền kinh tế nông nghiệp, chậm phát triển sang một
nước công nghiệp phát triển. Sự phát triển rực rỡ của kinh tế Đài Loan trong thời
gian đó có sự đóng góp rất lớn của phát triển nông nghiệp, nông thôn, tạo nên một
“phép lạ kinh tế Đài Loan”. Cũng như Đài Loan, Hàn Quốc từng được biết đến như
một trong những nước nông nghiệp nghèo nhất trên thế giới. Tuy nhiên, với chiến


3

lược phát triển tập trung vào những đô thị vệ tinh, thành phố vệ tinh từ những vùng
nông thôn nghèo đã làm “cánh kéo” nền kinh tế Hàn Quốc phát triển với thành tựu
kinh ngạc, những thành tựu ấy được cả thế giới biết đến như “Kỳ tích sơng Hàn”.
Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH với mục tiêu đưa đất nước cơ
bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Đảng và Nhà

nước ta cũng khẳng định, trong q trình đó thì CNH, HĐH nơng nghiệp nơng thơn
đóng vai trị quan trọng hàng đầu. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X (năm 2006) đã
nêu: “Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nơng nghiệp, nơng dân và nơng thơn
có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng”. Nhằm hiện thực hóa mục tiêu trên là sự ra
đời“Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nơng thơn mới”, một chương trình cụ
thể hóa Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Khóa X về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn. Đây là chương trình
mục tiêu Quốc gia mang tính tồn diện, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển
lâu dài, bền vững ở khu vực nông thôn, hướng đến “Dân giàu, nước mạnh, xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh” ; Xây dựng nền nơng nghiệp hiện đại, tăng trưởng
bền vững, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý theo
hướng gắn phát triển sản xuất nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ - du lịch; Xây
dựng xã hội nơng thơn có nếp sống văn hố, mơi trường và an ninh được đảm bảo;
Thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Với Hà Nội nói riêng, trong tiến trình phát triển của Thủ đơ, khu vực ngoại
thành có vị trí quan trọng với nhiều ưu thế đặc biệt so với các vùng nơng thơn khác
của cả nước. Do đó, trong những năm qua và thời gian tới, phát triển kinh tế ngoại
thành là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng bộ và Chính quyền Thành
phố. Với chủ trương phát triển kinh tế ngoại thành, xây dựng NTM từng bước hiện
đại hóa nơng nghiệp nơng thơn cùng với q trình ĐTH nhanh,nơng thơn Hà Nội đã
có những bước chuyển mình rõ rệt từ nông thôn cổ truyền sang nông thôn đô
thị.Huyện Sóc Sơn với khoảng 95% dân số sống ở nơng thôn, huyện nghèo nhất của
Thủ đô trước khiHà Nội được mở rộng và đến nay Sóc Sơn vẫnlà một huyện còn
kém phát triển của Thành phố. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km về phía Bắc, là
cửa ngõ Hà Nội và cả nước giao lưu với thế giới bằng đường bộ với đường cao tốc


4

xuyên Á Côn Minh (Trung Quốc)- Quảng Ninh, đường hàng không với sân bay quốc

tế Nội Bài. Với lợi thế đặc biệt, do đâu mà người nơng dân huyện Sóc Sơn còn nghèo
như vậy? Năm 2011, trong quy hoạch phát triển Thủ đơ Hà Nội đến năm 2030, tầm
nhìn 2050, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo vấn đề quy hoạch và xây dựng NTM ở
huyện Sóc Sơn, biến nơi đây thành một đô thị vệ tinh hiện đại. Trong tinh thần cả
nước xây dựng nông thôn mới và thực hiện “Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội
về xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nơng dân”, cùng với lợi
thế đặc biệt của mình, huyện Sóc Sơn đã, đang và sẽ làm gì để triển kinh tế nơng
thơn? Đó là lý do tơi chọn đề tài “KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN SÓC SƠN, TP. HÀ NỘI” làm Luận văn Thạc sĩ,
chun nghành Kinh tế Chính trị.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong tác phẩm “Nơng thơn và dân cư nông thôn Việt Nam trong công cuộc
phát triển bền vững” của Trung tâm thông tin –tư liệu, Viên nghiên cứu Kinh tế và
Quản lý Trung ương (TƯ) xuất bản tháng 5 năm 2008 đã nghiên cứu và cho thấy vai
trò của nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong công cuộc CNH, HĐH đất nước.
Nghiên cứu này chỉ ra những vấn đề lớn liên quan tới việc phát triển kinh tế nông
thôn, đưa ra phương hướng để phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả và bền vững.
Trong nghiên cứu “Phát triển các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp ở nông
thôn” của Trung tâm thông tin – tư liệu, Viên nghiên cứu kinh tế và Quản lý Trung
ương cho thấy, chính các hoạt động kinh tế phi nơng nghiệp là nguồn thu nhập chủ
yếu cho nơng dân, góp phần cải thiện và đẩy nhanh tiến trình ĐTH nơng thơn. Phát
triển các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp nhằm tạo việc làm cho lao động dư thừa
ở nông thôn lúc nơng nhàn, góp phần làm tăng thu nhập cho người dân nông thôn,
thúc đẩy sự hoạt động và phát triển của các ngành nghề khác, đẩy nhanh quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
TS. Trần Quang Tuyến viết trong bài “Đất đai, việc làm phi nông nghiệp và
mức sống hộ gia đình: Bằng chứng mới từ dữ liệu khảo sát vùng ven đô Hà Nội” đã
cho thấy được phần lớn các hộ gia đình đều tham gia vào hoạt động kinh tế phi nông



5

nghiệp, tầm quan trọng của đất đai và việc làm phi nông nghiệp trong việc nâng cao
mức sống hộ gia đình. Tác phầm chỉ ra rằng, để nâng cao thu nhập hộ gia đình nơng
dân trong bối cảnh đất ven đơ ngày càng thu hẹp do q trình đơ thị hóa và cơng
nghiệp hóa là gia tăng lợi tức từ nông nghiệp, chuyển hướng đào tạo nghề cho nông
dân và nâng cấp hệ thống CSHT nông thôn.
Báo cáo điều tra của Quỹ dân số Liên hợp Quốc (UNFPA) về “Đô thị hoá ở
Việt Nam – Bằng chứng từ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009” chỉ ra thực trạng
đơ thị hố ở Việt Nam, sự khác biệt đô thị giữa các vùng miền với nhau, những hệ
lụy từ việc đơ thị hố nơng thơn và đưa ra những giải pháp để quy hoạch đô thị hiệu
quả, tạo công ăn việc làm cho người dân, nâng cao khả năng cạnh tranh và sức hấp
dẫn của các đô thị nhỏ hơn nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng đơ thị
hóa cao và thấp, phát triển của các đô thị vệ tinh xung quanh các thành phố lớn như
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 của Tổng cục Thống kê Bộ Kế hoạch và Đầu tư về vấn đề “Di cư và đơ thị hóa ở Việt Nam: Thực trạng, xu
hướng và những khác biệt” chỉ ra thực trạng phát triển đô thị tại Việt Nam, sự khác
biệt và xu thế tất yếu trong quá trình phát triển, biện pháp giải quyết việc làm, cải
thiện CSHT đô thị với việc gia tăng dân cư.
“Đô thị hóa và những vấn đề kinh tế - xã hội vùng ven đô Hà Nội hiện nay
(Trường hợp nghiên cứu xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Hội)”, Luận văn Thạc sĩ của
tác giả Bùi Văn Tuân, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, chỉ ra cơ sở lý
luận và thực tiễn về tác động của đô thị hóa tới cấu trúc KT-XH khu vực vùng ven đơ
hiện nay. Nghiên cứu trường hợp xã Mễ Trì để thấy rõ thực trạng và những nguyên
nhân tác động tích cực, tiêu cực của quá trình ĐTH đến đời sống KT-XH của người
dân; Nêu giải pháp về quản lý quy hoạch, phát triển ở Mễ Trì và khu vực ven đơ
trong q trình ĐTH nhằm phát triển vùng ven đơ Hà Nội hài hịa và bền vững.
Nghiên cứu “Đánh giá đơ thị hoá ở Việt Nam – Báo cáo hỗ trợ kỹ thuật” của
Ngân hàng thế giới, xuất bản tháng 11 năm 2011, báo cáo chỉ ra thực trạng phát triển



6

đơ thị của Việt Nam, tiến trình mở rộng và phát triển không gian đô thị, các dịch vụ
cơ bản trong tiến trình đơ thị hố và đề xuất các giải pháp phát triển đô thị bền vững.
Luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Sỹ Kiên, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
với đề tài “Xác định một số yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất huyện
Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội”. Luận án xác định một số yếu tố mơi trường cần thiết
phải kiểm sốt phục vụ lập và thẩm định quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn đến
năm 2020, đó là: tổng quỹ đất nông nghiệp, quỹ đất trồng lúa, tổng quỹ đất rừng, quỹ
đất rừng thông cần bảo vệ; độ che phủ rừng, độ che phủ chung gồm cả cây lâu năm;
diện tích đất bảo đảm cảnh quan, nguồn nước và quỹ đất xây dựng các cơng trình bãi
rác, xử lý chất thải, những chỉ tiêu kép: sử dụng đất - bảo vệ môi trường và được
lồng ghép trong phương án quy hoạch sử dụng đất ở huyện Sóc Sơn theo hướng phát
triển bền vững.
Larry Burmeister, Gustav Ranis and Michael Wang, “Group Behavior and
Development:

A Comparison of Farmers’ Organizations in South Korea and

Taiwan”, Larry Burmeister - University of Kentucky, Gustav Ranis - Yale University
and Michael Wang Oxford University, May 2001, nghiên cứu chỉ ra cách thức tổ
chức sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung thành những nông trang của hai
nước Đài Loan và Hàn Quốc giai đoạn phát triển từ 1950-1980 hiệu quả và một số
kinh nghiệm đối với những nước đang phát triển.
TS Đặng Kim Sơn – Viên chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp
nông thôn, với bài “Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã ở Nhật bản, Đài Loan và Hàn
Quốc” nêu ra kinh nghiệm tổ chức sản xuất kinh tế nông thôn tại các nước phát triển
hàng đầu của châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc và Đài Loan với tầm quan trọng mang
tính chính trị biến những vùng nông thôn thành những đô thị hiện đại trong cơng

cuộc CNH, HĐH.
Và nhiều cơng trình khoa học khác bàn về vấn đề nơng thơn và đơ thị hóa
nơng thôn, như bài “Suy nghĩ về quy hoạch và xây dựng nông thôn nước Anh” của
TS.KTS Lê Thanh Sơn, Đại Học Kiến Trúc TP. Hồ Chí Minh nêu ra những vấn đề


7

về phát triển kinh tế nông thôn, quy hoạch, định hướng và biện pháp phát triển kinh
tế nông thôn thành những đô thị hiện đại, bền vững và hạn chế những tiêu cực…
Qua tìm hiểu, nghiên cứu các cơng trình nghiên cứu khoa học về phát triển
nông nghiệp, kinh tế nơng thơn và tiến trình đơ thị hóa nêu trên, Tơi nhận thấy, cho
đến nay chưa có một cơng trình nào nghiên cứu dưới góc độ cơ sở phương pháp luận
của mơn Kinh tế Chính trị về phát triển nơng nghiệp và kinh tế nơng thơn tại huyện
Sóc Sơn, TP. Hà Nội.
3. Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất, Luận văn tóm lược lý thuyết về phát triển kinh tế nông thôn và xây
dựng NTM trong tiến trình CNH-HĐH đất nước.Sự cần thiết của việc phát triểnkinh
tế nông thôn và xây dựng NTM, biến nông thôn thành những thành phố vệ tinh, đô
thị vệ tinh hiện đại cho các thành phố lớn.
Thứ hai, phân tích và đánh giá tình hình phát triển nơng nghiệp và kinh tế
nơng thơn, qua đó chỉ ra những vấn đề cần thiết để thực hiện công tác xây dựng
NTM, đẩy nhanh tiến trình đơ thị hóa ở huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội.
Thứ ba, đề xuất giải pháp để phát triển kinh tế nơng thơn nhằm hồn thành
mục tiêu xây dựng NTM và đẩy nhanh tiến trình đơ thị hố ở huyện Sóc Sơn, TP.Hà
Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế
nông thôn trong quá trình xây dựng NTM ở huyện Sóc Sơn. Nghiên cứu kết cấu hạ
tầng KT-XH và hạ tầng nơng thơn Sóc Sơn trong việc tái cấu trúc nông nghiệp ảnh

hưởng đến tiến trình phát triển nơng thơn, chuyển dịch cơ cấu kinh tếvà tiến trình đơ
thị hóa nơng thơn huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu:


8

Về không gian: Luận văn nghiên cứu kinh tế nông thơn thể hiện qua chính
sách quy hoạch, chiến lược, xúc tiến tiến trình phát triển kinh tế nơng nghiệp, nơng
thơnvà tiến trình ĐTH ở huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội.
Về thời gian: Luận văn lấy mốc từ năm 2009, sau khi Hà Nội được mở rộng
và Thành ủy phát động Chương trình 02 về “xây dựng nơng thơn mới, nâng cao đời
sống nông dân” trên địa bàn Thủ đô để nghiên cứu.Vì vậy, Luận văn tập trung vào
nghiên cứu kinh tế nông thôn trong xây dựng NTM ở huyện Sóc Sơn TP.Hà Nội,
hướng tới năm 2020.
Giới hạn nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động phát triển nông nghiệp,
kinh tế nông thônvà mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của Tam nơng ảnh
hưởng đến tiến trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôntrong xây dựng
NTM, tiến trình ĐTH ở huyện Sóc Sơn. Trong khn khổ luận văn này không nghiên
cứu những hoạt động kinh tế trong lâm nghiệp do tồn bộ rừng thuộc huyện Sóc Sơn
là rừng phịng hộ; khơng nghiên cứu những hoạt động kinh tế do Chính phủ, Bộ,
Ngành quản lý như Sân bay Quốc tế Nội Bài, Sân gơn Minh Trí, khu du lịch Đền
Sóc… chỉ nghiên cứu tác động của những đơn vị này trong việc tạo việc làm cho
nông dân trên địa bàn huyện.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu của luận văn thuộc lĩnh vực kinh
tế chính trị. Việc phân tích và giải quyết các vấn đề trong luận văn được sử dụng
bằng những phương pháp chủ yếu sau: phương pháp trừu tượng hoá khoa học,
phương pháp biện chứng duy vật, phương pháp logic và lịch sử, phương pháp thống
kê mô tả.

Nguồn tài liệu: Đề tài sử dụng nguồn số liệu thứ cấp từ các cuộc điều tra khảo
sát, báo cáo kinh tế xã hội của huyện Sóc Sơn, niên giám thống kê Hà Nội từ năm
2009 đến 2014 và các cơng trình khoa học của các tác giả đã được công bố.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn


9

Luận văn góp phần cung cấp thơng tin, bổ sung nguồn tư liệu cho việc nghiên
cứu về vấn đề xây dựng NTMvà tiến trình ĐTH vùng ngoại thành Hà Nội hiện nay.
Qua nghiên cứu này, tác giả mong muốn khái quát được thực trạng vấn đề Tam nông
và những yếu tố tác động của quá trình ĐTH đến đời sống KT-XH ở huyện Sóc Sơn;
giúp các nhà hoạch định chính sách, quy hoạch có thêm tài liệu tham khảo về thực
trạng phát triển kinh tế và ĐTH ở khu vực nơng thơn ngoại thành Hà Nội hiện nay,
có hướng phát triển hài hòa và bền vững khu vực này.
Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở lý luận và thực tiễn
cho việc định hướng phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng NTM và thúc đẩy tiến
trình CNH, HĐH và đơ thị hố nơng nghiệp, nông thôn vùng ngoại thành TP.Hà Nội.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn nghiên cứu tình hình phát triển nơng nghiệp, kinh
tế nông thôn trong thực hiện mục tiêu xây dựng NTM, đẩy nhanh tiến trìnhĐTH và
gợi ý một số giải pháp phát triển kinh tế nơng thơnở huyện Sóc Sơn. Luận văn có thể
làm tài liệu tham khảo cho Thành phố Hà Nội, huyện uỷ Sóc Sơn về quy hoạch phát
triển kinh tế trên địa bàn huyện Sóc Sơn.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế nông thôntrong xây dựng NTM
Chương 2. Thực trạng về phát triển kinh tế nơng thơntrong q trình xây dựng NTM
ở huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội
Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế nơng thơntrong q trình xây
dựng NTM ở huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội đến năm 2020



10

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1.

Một số quan điểm về nông nghiệp, nông dân và nông thôn

1.1.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và
Đảng Cộng sảnViệt Nam về nông nghiệp, nông dân và nông thôn
 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về nông nghiệp, nông dân và nông
thôn
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Marx - Lenin trong quá trình tổ chức, động
viên và tập hợp lực lượng đều nhận thức rõ vị trí, vai trị và khả năng cách mạng to
lớn của giai cấp nông dân trong sự nghiệp cách mạng do giai cấp công nhân mà đội
tiên phong là Đảng cộng sản (ĐCS) lãnh đạo. Chính trong quá trình đó, cảK.Marx, F.
Engles và V.I.Lenin đều có những nghiên cứu rất có giá trị vềnơng nghiệp, nơng dân
và nơng thôn.Đặc biệt là về chỉ đạo tổ chức và phát triển kinh tế hợp tác trong nông
nghiệp, K.Marx, F. Englescho rằng: nông nghiệp, nông dân, nông thônbao giờ cũng
vẫn là vấn đề cơ bản của chính quyền nhà nước, một nội dung trọng yếu trong cương
lĩnh hoạt động của các ĐCS. Điều đó cho thấynơng nghiệp, nơng dân vànơng thơn có
vị trí quan trọng bậc nhất trong quan điểm của K.Marx, F. Engles là: Muốn xây dựng
và lãnh đạo ĐCS, muốn giành thắng lợi trong các phong trào đấu tranh thì phải giải
quyết trước về vấn đề nơng nghiệp, nơng dân và nông thôn.
Để xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện một nước kém phát triển ở
những năm 1921-1923, V.I. Lenin đưa ra quan điểm là“Phải bắt đầu từ nơng dân;
phải chấn hưng nơng nghiệp”và xem đó là giải pháp quan trọng để thực hiện Chính

sách kinh tế mới (NEP) và chế độ HTX. Với NEP, khi luận chứng về phương diện lý
luận cho con đường phát triển LLSX, Lenin đã khẳng định, công cuộc xây dựng xã
hội mới ở một nước tiểu nông nhất thiết phải bắt đầu từ việc phát triển nền kinh tế
nông dân và bảo đảm cho nền kinh tế tiểu nơng đó phát triển. Ơng cịn coi “việc kiến
lập sự liên minh giữa nền kinh tế mới mà chúng ta đang hết sức cố gắng để xây dựng


11

nên với nền kinh tế nơng dân”[18, tr34] là tồn bộ ý nghĩa của NEP, là nhiệm vụ căn
bản quyết định, chi phối tất cả các nhiệm vụ khác do NEP đặt ra.
 Quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về về nơng nghiệp, nơng
dânvà nơng thơn
Ngay từ những ngày đầu Cách mạng tháng Tám mới thành công, trong Thư
gửi điền chủ nông gia Việt Nam, ngày 11-4-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Việt
Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc.
Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trơng mong vào nơng dân, trơng cậy
vào nơng nghiệp một phần lớn,nơng dân ta giàu thì nước ta giàu,nơng nghiệp ta thịnh
thì nước ta thịnh". Người rất quan tâm, dành nhiều công sức để nghiên cứu và chỉ
đạo phát triển sản xuấtnơng nghiệp.Nơng nghiệp với Hồ Chí Minh ln có vị trí,vai
trị đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nền KT-XH cũng như trong việc nâng
cao đời sống của nhân dân.Nâng cao đời sống nhân dân cũng là mục tiêu cao nhất
của chủ nghĩa xã hội. Trong tư tưởng của Người: Nông nghiệp là gốc, nơng nghiệp là
chính, nơng nghiệp là mặt trận chính, nơng nghiệp là mặt trận hàng đầu, nông nghiệp
là mặt trận cơ bản, nơng nghiệp là việc quan trọng nhất.
Hồ Chí Minh coi việc tập trung phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm
của toàn Đảng, toàn dân và yêu cầu các ngành khác phải lấy việc phục vụ nông
nghiệp làm trung tâm. Người viết:“Hiện nay, Đảng và Chính phủ có quyết định khơi
phục kinh tế mà sản xuấtnơng nghiệp là chính”. Đánh giá vị trí, vai trị của nơng
nghiệp, Hồ Chí Minh coi phát triển nơng nghiệp là nhân tố đầu tiên, là tiên quyết giải

quyết mọi vấn đề xã hội.Nông nghiệp giải quyết nhu cầu quan trọng nhất, cơ bản
nhất, cấp thiết nhất của con người là nhu cầu ăn, mặc, ở. Trong đó, ăn là nhu cầu đầu
tiên. Chỉ khi nào thỏa mãn được các nhu cầu ăn trên một mức độ nhất định thì người
ta mới nghĩ đến những nhu cầu cao hơn. Người nhấn mạnh:“Dân dĩ thực vi
thiên”, nghĩa là “dân lấy ăn làm trời, nếu khơng có ăn thì khơng có trời”. Hồ Chí
Minh cịn cho rằng: “…Nơng nghiệp là nguồn cung cấp lương thực và nguyên liệu,
đồng thời là nguồn xuất khẩu quan trọng, nông dân là thị trường tiêu thụ to lớn nhất
hiện nay”phát triển nơng nghiệp thì mới có cơ sở để phát triển các ngành kinh tế
khác, tạo điều kiện cho CNH nước nhà.Trong quá trình CNH đất nước, đây là nội


12

dung Chủ tịch Hồ Chí Minh coi là nhiệm vụ trọng tâm suốt thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. Người đã đánh giá rất cao vị trí và vai trị của nơng nghiệp ởgiai đoạn
đầu của thời kỳ quá độ và khẳng định: “Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh
tế nói chung phải lấy việc phát triển nơng nghiệp làm gốc, làm chính. Nếu khơng
phát triển nơng nghiệp thì khơng có cơ sở để phát triển cơng nghiệp”.
 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nông nghiệp, nông dân và
nông thôn
Quan điểm của ĐCS Việt Nam là lấy Chủ nghĩa Marx – Lenin, tư tưởng Hồ
Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động. Thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc
cũng như quá trình CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN đều khẳng định
tầm vóc chiến lược của vấn đề nơng nghiệp, nơng dân vànơng thơn. Chính vì vậy,
Đảng ta ln khẳng định tầm quan trọngvà đặt vấn đề Tam nôngở vị trí chiến lược,
coi đó là cơ sở và lực lượng để phát triển KT-XH bền vững, ổn định chính trị, bảo
đảm an ninh, quốc phịng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố dân tộc và bảo vệ mơi
trường sinh thái.
Đại hội lần thứ III của Đảng khẳng định: ra sức phát triển nơng nghiệp, vì muốn
phát triển cơng nghiệp, muốn tiến hành cơng nghiệp hóaXHCN phải có những điều kiện

tiên quyết như lương thực, thực phẩm, lao động,... mà những điều kiện đó phụ thuộc vào
sự phát triển của nơng nghiệp. Hội nghị TƯ lần thứ năm (khóa III) năm 1961 đã ra Nghị
quyết về vấn đề phát triển nơng nghiệp, trong đó nêu lên phương hướng cải tiến cơng cụ
và cơ giới hóa nơng nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965).
Đại hội lần thứ IV, Đảng xác định lấy phát triển nông nghiệp và công nghiệp
nhẹ làm cơ sở để ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, nêu ra vấn đề
kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu công –nông
nghiệp. Đại hội IV, vai trị của nơng nghiệp được xác định là cơ sở để phát triển nông
nghiệp. Tuy nhiên, đường lối công nghiệp hóaXHCN do Đại hội IV đề ra vẫn thiên
về xây dựng công nghiệp nặng, chưa tập trung sức phát triển nông nghiệp và công
nghiệp nhẹ một cách đúng mức.


13

Đại hội V của Đảng khẳng định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, chỉ rõ quan
điểm xây dựng và phát triển công nghiệp nặng phải nhằm phục vụ thiết thực và có
hiệu quả cho nơng nghiệp và cơng nghiệp hàng tiêu dùng.
Đại hội VI là bước ngoặt trong đổi mới tư duy của Đảng về chủ nghĩa xã hội
nói chung, về nơng nghiệp, nơng thơnnói riêng. Đại hội chỉ rõ, trong những năm còn
lại của chặng đường đầu tiên, trước mắt là kế hoạch 5 năm 1986 – 1990, phải thật sự
tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu
về lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Trong tồn bộ q
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, không được tách rời nông nghiệp với công nghiệp.
Song trong từng giai đoạn, chặng đường cụ thể, vị trí của nơng nghiệp và cơng
nghiệp có khác nhau; trong chặng đường hiện nay phải tập trung sức phát triển nông
nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản
xuất lớn XHCN.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được
thông qua tại Đại hội VII và các Nghị quyết của TƯ khóa VII, tiếp tục khẳng định,

làm rõ quan điểm CNH, HĐHnông nghiệp và kinh tế nông thôn, theo hướng hiện đại
gắn liền với phát triển một nền nơng nghiệp tồn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm
từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng
nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Hội nghị lần thứ
năm Ban chấp hành (BCH)TƯ Đảng khóa VII đã ra Nghị quyết về: “Tiếp tục đổi
mới và phát triển KT-XHnông thôn”, xác định hệ thống quan điểm nhằm tiếp tục đổi
mới và phát triển nông nghiệp, nông thônnước ta, lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng
đầu và là khâu đột phá.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và các Nghị quyếtTƯ, Bộ Chính trị khóa
VIII tiếp tục cụ thể hóa nội dung CNH, HĐHnơng nghiệp,nơng thơn. Nghị quyết Hội
nghị TƯ lần thứ tư (Khóa VIII) chỉ rõ: Phát triển nông nghiệp và nông thôn theo
hướng CNH, HĐH và hợp tác hóa, dân chủ hóa. Nghị quyết xác định đẩy nhanh quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lao động ở nông thôn, giải quyết
vấn đề thị trường tiêu thụ nông sản; phát triển mạnh các hình thức kinh tế hợp tác, đổi
mới hoạt động của các cơ sở quốc doanh trong nông nghiệp và nông thôn; phát triển
các cơ sở quốc doanh ở vùng sâu, vùng xa.


14

Đại hội IX của Đảng và nhất là Nghị quyếtTrung ươngV về “Đẩy mạnh CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thônthời kỳ 2001-2010” đã làm rõ hơn những nội dung tổng
quát và quan điểm của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thơn. Đó là q trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng SXHH lớn, gắn với công nghiệp
chế biến và thị trường, thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các
thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật
và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuấtnông nghiệp nhằm nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường. Đó là
q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôntheo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị
sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp,dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và

lao động nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH, quy hoạch phát triển nông
thôn, bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng QHSX phù hợp,
xây dựng xã hội nông thôndân chủ, công bằng, văn minh, khơng ngừng nâng cao đời
sống vật chất và văn hóa của nhân dân ở nông thôn.
Đại hội X của Đảng đã tiếp tục khẳng định vai trị, vị trí của nông nghiệp, nông
dân, nông thôn, đồng thời chỉ rõ định hướng phát triển về kinh tế là: Tạo chuyển biến
mạnh mẽ trong sản xuấtnông nghiệp, kinh tế nông thônvà nâng cao đời sống nhân dân.
Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nơng nghiệp, nơng dân và nơng thơncó tầm
chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải coi trọng đẩy mạnh CNH, HĐHnông nghiệp,
nông thônhướng tới xây dựng một nền nơng nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển
nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, tạo điều kiện
từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch; Gắn phát triển kinh tế với xây dựng
NTM, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông thơnvà thành thị, giữa các vùng miền,
góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Cụ thể hóa quan điểm của Đại hội X, Hội
nghị lần thứ VII BCHTrung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 26 “Về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn” tiếp tục khẳng định những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và
giải pháp xây dựng nền nơng nghiệp tồn diện theo hướng hiện đại, bền vững, SXHH
lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả v.v..
Như vậy, trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Marx - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và thực tiễn của thời kỳ đầu quá độ đi lên chủ nghĩa xã hộiở nước ta, ĐCS Việt Nam
đã từng bước phát triển và hồn thiện tư duy về vị trí, vai trị của nông nghiệp. Đảng đã


15

sớm khẳng định: muốn tiến hành cơng nghiệp hóaXHCN phải bắt đầu từ nông nghiệp,
coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, phải tập trung nguồn lực đưa nông nghiệp một
bước lên sản xuất lớn XHCN, tạo ra nguồn tích lũy ban đầu cho CNH, HĐH. Trong
quá trình phát triển nhận thức của Đảngnông nghiệp, nông dân và nông thônlà những
vấn đề mang tầm chiến lược của cách mạng Việt Nam, có tầm quan trọng đặc biệt

trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.1.2. Quan điểm của nhà kinh tế về nông nghiệp, nông dânvà nông thôn
Mặc dù còn nhiều mặt hạn chế về quan điểm, tư tưởng khi coi nông nghiệp là
nguồn lợi duy nhất, song lý thuyết “sản phẩm ròng”(1758) của F. Quesnayđánh giá
cao vai trò của nơng nghiệp và lao động trong nơng nghiệp. Ơngcho rằng, nông
nghiệp là ngành kinh tế sản xuất duy nhất, có sự tăng thêm về chất và tạo ra sản
phẩm mới thuần túy (“sản phẩm ròng”).Quesnay cho rằng sản phẩm thuần túy được
tạo ra trong ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn ni theo trang trại), nghĩa là ơng đã
gắn tìm kiếm sản phẩm thuần túy với lĩnh vực sản xuất. Theo ơng, “chỉ có của cải
dân cư ở nơng thơnmới đẻ ra của cải quốc gia”, “nơng dânnghèo thì xứ sở
nghèo”.Quesnay chủ trương phát triển nông nghiệptheo kiểu dồn điền tư bản chủ
nghĩa. Theo ơng, chỉ có nền kinh tế như thế mới đảm bảo hao phí lao động là ít nhất.
K. Marx đánh giá cao quan điểm này của Quesnay, ông coi việc tăng tư bản trong
nông nghiệp là hiện tượng tích cực, chìa khóa đặc biệt để tăng thêm của cải xã hội.
Adam Smith (1776) người mở đầu trường phái kinh tế thị trường cổ điển,
khẳng định năng suất ngành nông nghiệp chắc chắn tăng thấp hơn ngành cơng nghiệp
vì nơng nghiệp ln kém lợi thế về chun mơn hóa và phân cơng lao động. Do đó,
đương nhiên công nghiệp cần được ưu tiên phát triển hơn. Đây là quan điểm gây ảnh
hưởng quan trọng đến việc hình thành chiến lược hy sinh nơng nghiệp, bần cùng hóa
nơng dânđể cơng nghiệp hóa ở châu Âu và Mỹ hơn 2 thế kỷ trước.
Năm 1817, David Ricardo trong tác phẩm “Các ngun tắc của kinh tế chính
trị và thuế khóa” đã nêu quy luật lợi tức giảm dần trong nông nghiệpdo quy mô giới
hạn của đất đai. Theo Ricardo, muốn tăng quy mô sản xuất sẽ phải sử dụng đất đai
ngày càng xấu hơn, dẫn đến chi phí ngày một tăng. Những dự báo về giới hạn của


16

tăng trưởng nơng nghiệp của Ricardo tuy chưa tính đến vai trị ngày càng lớn của
khoa học cơng nghệ nhưng đã cho thấy tầm quan trọng của việc duy trì ổn định quỹ

đất sản xuấtnông nghiệpvà quan điểm này được Malthus tái khẳng định trong học
thuyết của mình.Theo David Ricardo, vai trị quan trọng nhất của nơng nghiệp trong
giaiđoạn đầu của quá trình CNH là cung cấp lương thực, thực phẩm. Khi đô thị và
công nghiệp phát triển, lực lượng lao động chuyển dịch về khu vực đô thị, mức lương
bình quân xã hội tăng lên, tạo ra thị trường lớn về tiêu dùng lương thực, thực phẩm.
Lúc này, sản xuấtnông nghiệpphải đảm bảo nhu cầu về “cái” ăn cho xã hội để giữ giá
lương thực ở mức thấp mới duy trì được mức lương thực thực tế hợp lý cho quá trình
CNH.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã chứng tỏ rằng học thuyết
“Tự điều tiết” nền kinh tế của các trường phái cổ điển và tân cổ điển là thiếu xác
thực. John Maynard Keynes (1936) viết tác phẩm “Lý thuyết chung về việc làm, lãi
suất và tiền tệ” đưa ra học thuyết kinh tế mới đánh giá cao vai trò của tiêu dùng trong
nền kinh tế. Lý thuyết của Keynes từ rất sớm đã chỉ ra hướng ứng dụng chính sách
quan trọng là phát triển kinh tế nông thôn, tăng thu nhập của cư dân nông thôn. Một
khi dân số nơng thơncịn chiếm đa số trong xã hội thì hoạt động xóa đói giảm nghèo,
phát triển sản xuấtnông nghiệp, kinh tế nông thôn, gắn kết lao động nơng thơnvới
hoạt động phi nơng nghiệp sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập giữa nông
thônvà đô thị, mở ra thị trường rộng lớn cho công nghiệp và kinh tế đơ thị. Đây chính
là chiến lược được áp dụng một cách thành công ở các nền kinh tế Đông Á như Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đài Loan vào thập kỷ 50 đến 70.
Đến những năm 40 và 50 của thế kỷ trước, đa số các nhà kinh tế vẫn khơng
đánh giá cao vai trị của nơng nghiệp, nơng thơn trong phát triển kinh tế. Phát triển
kinh tế được quan niệm là sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế, trong đó, tỷ trọng
nơng nghiệp đóng góp cho tổng sản phẩm quốc dân giảm so với công nghiệp, lao
động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp giảm dần và chuyển sang cơng nghiệp.
Chẳng hạn, trong mơ hình hai khu vực của Lewis cho rằng, lĩnh vực nông nghiệp
được xem là cung cấp lực lượng lao động cần thiết cho sự mở rộng công nghiệp.


17


Bước vào thập kỷ 60 của thế kỷ 20, từ vai trị bị coi là thụ động trước kia,
nơng nghiệp được nhìn nhận đóngvai trị tích cực trong việc phát triển kinh tế, đặc
biệt tại những nước đang phát triển ở giai đoạn thấp, do vậy, việc ưu tiên đầu tư cho
phát triển nông nghiệp là yếu tố then chốt và sự phát triển kinh tế nông thôn trở thành
vấn đề chính trong chiến lược phát triển KT-XH quốc gia (Johnston và Mellor,
1961). Từ những năm 1970 nhiều vấn đề lý thuyết được nghiên cứu sâu về phân phối
thu nhập, việc làm, thị trường đầu ra, tăng năng suất lao động, hệ thống nông trại và
kinh tế hộ nông dân dựa trên nền tảng lý thuyết kinh tế nông dâncủa Tchayanov.Giáo
sư Peter Timmer (1988) cho rằng nơng nghiệp có vai trị quan trọng trong phát triển
KT-XHnơng thơn và cho cả nền kinh tế[45].
Thế kỷ 21 với những thách thức về an ninh lương thực, dân số, môi trường
sinh thái…, nông nghiệp được dự báo là vẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng ấy. Từ
những năm 2000, trong các chương trình và chính sách xuất hiện thuật ngữ phát triển
nơng thơntổng hợp, trong đó cơng tác xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn, phát
triển cộng đồng được gắn với hoạt động sản xuấtnông nghiệp (Ellis và Biggs
2001)[48]. Ngân hàng Thế giới và Chương trình Phát triển của Liên Hợp quốc đưa ra
“chiến lược phát triển nông thôn mới”, “chiến lược nhằm cải thiện đời sống kinh tế
và xã hội của dân nghèo nông thôn”; “phát triển nông thôn là việc cải thiện mức sống
của một số đơng người có mức thu nhập thấp đang sinh sống ở vùng nông thơn nhằm
tạo nên tiến trình phát triển nơng thơnmột cách tự giác và ổn định”. Nội dung của
hoạt động phát triển nơng thơntrở thành chương trình phát triển tổng hợp (Johnston
và Clark 1982) nhằm vào các hoạt động xóa đói giảm nghèo, giảm chênh lệch thu
nhập và việc làm, tăng khả năng tiếp cận hàng hoá và dịch vụ, khác với các chương
trình phát triển nơng nghiệp và các biện pháp can thiệp của chính phủ để phát triển
kinh tế. Vì vậy, phát triển nơng thơn bao gồm cả sự biến đổi trong xã hội nơng thơn
trong đó có các hoạt động của chính phủ. Từ sản xuấtnơng nghiệp hoạt động phát
triển nông thôn tiến sang cả giáo dục, y tế và dịch vụ xã hội.
1.2.


Vai trò củaphát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở
nƣớc ta


18

1.2.1. Vai trị củakinh tế nơng nghiệp, nơng thơntrong phát triển kinh tế ở
nƣớc ta
1.2.1.1.

Nơng nghiệp và vai trị của kinh tế nơng nghiệp

Nơng nghiệp ln đóng một vai trị rất quan trọng, là ngành sản xuất ra những
sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống con người về lương thực, thực phẩm mà không
ngành sản xuất vật chất nào có thể thay thế được. Ngồi ra, nơng nghiệp cịn cung
cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành như công nghiệp chế biến, công nghiệp thực
phẩm và công nghiệp nhẹ khác…. Trong lịch sử phát triển của thế giới, ở bất kỳ quốc
gia nào dù là giàu hay nghèo, nông nghiệp đều đóng vai trị quan trọng trong nền
kinh tế. Ngân hàng Thế giới (2008) nhận định tăng trưởng nông nghiệp chính là yếu
tố tiên phong của các cuộc cách mạng công nghiệp đã xảy ra trên khắp thế giới từ
Anh (giữa thế kỉ 18) cho đến Nhật Bản (cuối thế kỉ 19). Trong gần 30 năm đổi mới,
nông nghiệp Việt Nam đạt được mức tăng trưởng nhanh, ổn định trong một thời gian
dài và khá toàn diện theo hướng SXHH, bước đầu đã hình thành một nền SXHH,
nhiều vùng chuyên canh đã được xác lập, một số hàng nông sản của Việt Nam đã
được thị trường thế giới biết đến và khẳng định vị thế.Nông nghiệp cung cấp sinh kế
cho 9,53 triệu hộ dân nông thôn và 68,2% số dân (khoảng 60 triệu người), đóng góp
18%-22% GDP cho nền kinh tế và 23%-35% giá trị xuất khẩu. Nông nghiệplà khu
vực tạo việc làm cho phần lớn lực lượng lao động xã hội. Đặc biệt, nơng nghiệp cịn
là “bệ đỡ” cho nền kinh tế trong những năm kinh tế đất nước gặp khó khăn do ảnh
hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, nhờ đó giúp giảm nhẹ các ảnh hưởng tiêu

cực của khủng hoảng kinh tế tới nền kinh tế cả nước. Mặc dù bị ảnh hưởng của suy
giảm kinh tế, nơng nghiệp vẫn là ngành duy nhất có thặng dư xuất khẩu giai đoạn
2010 - 2013.
Nông nghiệp ngày càng có nhiều đóng góp tích cực hơn vào tiến trình phát
triển, hội nhập của kinh tế cả nước vào nền kinh tế toàn cầu.Từ một nước thường
xuyên thiếu và đói, hàng năm phải nhập hàng triệu tấn lương thực từ nước ngoài, hơn
hai thập niên qua đã trở thành một trong ba nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế
giới bên cạnh Thái Lan và Mỹ. Nông nghiệptrong GDP bình quân hàng năm tăng
3,3%; thu nhập và đời sống nhân dân ngày càng cải thiện hơn, tỉ lệ hộ nghèo ở nông


19

thơn giảm bình qn 1,5%/ năm; bộ mặt nơng thơn thay đổi theo hướng văn minh;
trình độ văn hố, khoa học, kỹ thuật của nhiều nông dânđược nâng lên cao hơn trước,
đồng thời bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Ngồi gạo, Việt Nam cịn chiếm vị
thế cao trong số các nước xuất khẩu về cà phê, cao su, hạt điều.Giá trị xuất khẩu
những mặt hàng nông sản khác như thủy sản, chế biến gỗ cũng ngày càng cao và trở
thành các sản phẩm chủ lực trong cơ cấu xuất khẩu của đất nước.Năm 2014, giá trị
kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản cả nước đạt 30,8 tỷ USD, tăng 11,2% so
với năm 2013, tiếp tục là lĩnh vực tạo ra giá trị thặng dư cao với 9,5 tỷ USD. Trong
đó, nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh: cà phê tăng 32,2%, hạt điều:
21,1%, hồ tiêu: 34,1%, rau quả: 34,9%, thủy sản: 18%, lâm sản và đồ gỗ: 12,7% và
gạo (không kể xuất khẩu tiểu ngạch): 5,3%. Việt Nam đã có 10 mặt hàng đạt kim
ngạch trên 1 tỷ USD, bao gồm: gạo, cà phê, cao su, điều, tiêu, sắn, rau quả, tôm, cá
tra, lâm sản. Nhờ có những thành tựu, kết quả đó, nơng nghiệp khơng chỉ đã góp
phần quan trọng vào việc ổn định chính trị-xã hội nơng thơn và nâng cao đời sống
nông dântrên phạm vi cả nước, mà nông nghiệp đã ngày càng tạo ra nhiều hơn nữa
những tiền đề vật chất cần thiết, góp phần tích cực vào sự đẩy nhanh tăng trưởng
kinh tế và đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong những năm qua.

Trong nông nghiệp đã hình thành được một số vùng sản xuất tập trung quy mơ
lớn.Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng trong nơng nghiệp và nông thôn được tăng
cường.Việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuấtnơng nghiệp triển khai khá rộng rãi
(70% diện tích lúa được sử dụng máy móc).Áp dụng cơng nghệ tiên tiến, nhất là
công nghệ sinh học được ứng dụng làm gia tăng sản phẩm có giá trị kinh tế, có lợi
thế cạnh tranh,góp phần tăng chất lượng, hiệu quả sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nơng nghiệp và nền kinh tế theo hướng tích cực.Nơng nghiệp nước ta
hiện nay tuy có tỷ trọng giảm đi trong cơ cấu kinh tế của đất nước, song giá trị tuyệt
đối ngày càng tăng và đóng góp 13% GDP (2013) cho đất nước... Sự phát triển trong
nông nghiệp thực sự là cơ sở quan trọng tạo tiền đề vật chất để nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho đại bộ phận nơng dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.Việt Nam
được thế giới công nhận là điểm sáng trong thực hiện cơng tác xóa đói giảm nghèo,
làm thay đổi bộ mặt nông thônngày càng văn minh, hiện đại.


20

1.2.1.2.

Vai trị của kinh tế nơng thơntrong phát triển kinh tế ở nƣớc ta

 Khái niệm và nội dung phát triển kinh tế nông thôn
Trong tâm thức người Việt, khái niệm “nơng thơn” thường đồng nghĩa với
làng, xóm, thơn… đó là một môi trường kinh tế sản xuất với nghề trồng lúa nước cổ
truyền, không gian sinh tồn, không gian xã hội và cảnh quan văn hoá xây đắp nên
nền tảng tinh thần, tạo thành lối sống, cốt cách và bản lĩnh của người Việt.
Theo định nghĩa trong từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học và Bách
khoa Việt Nam: “nông thôn là một phần lãnh thổ của một nước hay một đơn vị hành
chính nằm ngồi lãnh thổ đô thị, điều kiện sống khác biệt với đô thị và dân cư chủ
yếu làm nghề nơng”. Nơng thơn có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau

như về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Về KT-XH, dân cư nơng thơn có mức
sống, trình độ dân trí, điều kiện tiếp cận tiến bộ khoa học cơng nghệ thấp hơn nhiều
so với dân cư đô thị; tỷ lệ hộ nghèo cao hơn đô thị.
“Kinh tế nông thôn là một phức hợp những nhân tố cấu thành LLSX và
QHSX trong nông - lâm – ngư nghiệp, cùng với các ngành thủ công nghiệp truyền
thống, các ngành tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và phục vụ nông
nghiệp, các ngành thương nghiệp và dịch vụ… tất cả có quan hệ hữu cơ với nhau
trong kinh tế vùng và lãnh thổ và trong toàn bộ nền kinh tế”[11].Kinh tế nông thôn là
một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn, vừa mang những đặc
trưng chung của nền kinh tế về LLSX và QHSX, về cơ chế kinh tế... lại vừa có đặc
điểm riêng gắn vớinơng nghiệp vànơng thơn. Nó là một phức hợp những nhân tố cấu
thành của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông - lâm - ngư nghiệp,
cùng với các ngành tiểu - thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và phục vụ nông
nghiệp, các ngành thương nghiệp và dịch vụ... tất cả có quan hệ hữu cơ với nhau
trong kinh tế vùng, lãnh thổ và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Kinh tế nơng thơn có nội dung rộng, bao gồm các ngành, lĩnh vực và các
thành phần kinh tế có quan hệ và tác động lẫn nhau, nó bao gồm các hoạt động trong
sản xuấtnơng nghiệp và sản xuất phi nông nghiệp. Phát triển kinh tế nông thôn trước
hết là phát triển kinh tế nông nghiệp một cách mạnh mẽ và ổn định, tạo tiền đề cho
toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhất là cho công nghiệp một cơ sở vững chắc về nhiều


21

phương diện, trước hết là lương thực, thực phẩm, nguyên liệu, vốn và thị trường.
Ngược lại, nguồn nguyên liệu từ sản phẩm nông nghiệp là yếu tố đầu vào của các
ngành công nghiệp nhẹ như chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp dệt, giấy,
đường.... Với việc phát triển đồng bộ các ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn, kinh tế
nông thôn sẽ tạo ra một khối lượng sản phẩm với giá trị ngày càng tăng và điều đó
góp phần giải quyết vấn đề vốn để cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng

thời, nơng nghiệp, nơng thơn là thị trường quan trọng của các ngành công nghiệp và
dịch vụ. Sự phát triển của kinh tế nơng thơn góp phần thực hiện có hiệu quả q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tại chỗ, làm cho các hoạt động ở nông thôn trở nên sôi
động hơn; Cơ cấu kinh tế, phân cơng lao động chuyển dịch đúng hướng có hiệu quả;
Cơng nghiệp gắn bó chặt chẽ với nơng nghiệp tại chỗ; Vấn đề đơ thị hố sẽ được giải
quyết theo phương thức đơ thị hố tại chỗ; Vấn đề việc làm cho người lao động sẽ
được gia tăng ngày càng nhiều trên địa bàn tại chỗ. Trên cơ sở đó, tăng thu nhập, cải
thiện từng bước đời sống vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư; giảm sức ép
của sự chênh lệch kinh tế và đời sống giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng phát
triển và vùng kém phát triển.
Những nội dung cơ bản của phát triển kinh tế nông thôn là: (1) Xây dựng kết
cấu hạ tầng nông thôn ngày càng hiện đại gắn với quy hoạch phát triển nơng thơn. (2)
Hồn thiện hệ thống chính sách phù hợp để thúc đẩy phát triển kinh tế nơng thơn. (3)
Đẩy mạnh hiện đại hóa nơng nghiệp, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, đưa nông
nghiệp lên sản xuất hàng hóa. (4) Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản
xuất có hiệu quả ở nông thôn. (5) Đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế nông thôn
trong xây dựng nông thôn mới. (6) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng
CNH, HĐH. (7) Nâng cao thu nhập, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, bảo vệt ài
nguyên và môi trường sinh thái.
Ở Việt Nam, nông thôn là nơi sản xuất lương thực, thực phẩm cho nhu cầu cơ
bản của nhân dân, nông sản nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu. Trong nhiều
năm, nông nghiệpở khu vực nông thônsản xuất ra khoảng 40% thu nhập quốc dân và
trên 40% giá trị xuất khẩu, tạo nên nguồn tích luỹ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước. Nông thôn là nơi cung ứng nguồn lao động dồi dào cho xã hội, chiếm trên 70%


22

lao động xã hội. Trong quá trình CNH, HĐH, quy hoạch phát triển nông thôn đúng
đắn cho phép thực hiện sự biến đổi lao động theo hướng lao động nông thôn giảm

dần, đặc biệt là lao động trong nông nghiệp.
 Vai trị của kinh tế nơng thơn trong phát triển nền kinh tế quốc dân
Thứ nhất, “phát triển kinh tế nơng thơngóp phần tạo ra những tiền đề quan
trọng khơng thể thiếu bảo đảm thắng lợi cho tiến trình CNH, HĐH” [11, tr.475]. Phát
triển kinh tế nông thôntrước hết là phát triển kinh tế nơng nghiệp mang tính hiệu quả,
ổn định, tạo tiền đề cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhất là cho công nghiệp một cơ
sở vững chắc về nhiều phương diện như là lương thực, thực phẩm, nguyên liệu, vốn
và thị trường… Kinh tế nông thônnhất thiết phải có cơng nghiệp gắn với nơng, lâm,
ngư nghiệp, trước tiên là công nghiệp chế biến và các loại hình dịch vụ thương
nghiệp, tín dụng, khoa học và cơng nghệ, tư vấn…Các loại hình này cùng với CSHT
ở nơng thôn như điện, đường, trường, trạm… sẽ là những bộ phận hợp thành của
kinh tế nông thônvà sự phát triển mạnh mẽ, hợp lý của chúng là biểu hiện của trình
độ phát triển kinh tế nơng thơn. Với việc phát triển đồng bộ các ngành nghề,dịch vụ
ở nông thôn, kinh tế nông thônsẽ tạo ra một khối lượng sản phẩm với giá trị ngày
càng tăng góp phần giải quyết vấn đề vốn trong giai đoạn đầu của CNH, HĐH.
Thứ hai, phát triển kinh tế nông thônsẽ thực hiện được quá trình CNH, HĐH
tại chỗ, gắn kết tại chỗ cơng nghiệp với nông nghiệp, ĐTH được giải quyết theo
phương thức tại chỗ, giảm sức ép về vấn đề chênh lệch kinh tế và mức sống giữa
nông thôn và thành thị, giữa các vùng với nhau. Kinh tế nông thônlà phức hợp của
các nhân tố có quan hệ hữu cơ với nhau, khi nó phát triển thì khơng chỉ nơng nghiệp
mà kéo theo cả công nghiệp, thương nghiệp cùng các ngành nghề và tồn bộ các
ngành đó chuyển sang một nền kinh tế hàng hóa phát triển.
Thứ ba, sự phát triển của kinh tế nông thônsẽ tạo cơ sở vật chất cho sự phát
triển văn hóa ở nơng thơn.Nơng thơn hầu hết là vùng kinh tế, văn hóa lạc hậu, sản
xuất và sinh hoạt phân tán, nhiều hủ tục, ít theo luật pháp thống nhất mà là những lề
thói tồn tại lâu đời gồm cả những “cái” tốt và “cái” xấu. Phát triển kinh tế nông thôn,
nâng cao nhận thức của người dân nơng thơn sẽ tạo điều kiện giữ gìn, phát huy


23


truyền thống văn hóa, lề thói tốt đẹp, góp phần xóa bỏ văn hóa lạc hậu để tổ chức lại
đời sống văn hóa tinh thần ở nơng thơn.
Thứ tư, sự phát triển của kinh tế nông thôngắn liền với phát triển xã hội, văn
hóa, chính trị và kiến trúc thượng tầng theo định hướng XHCN sẽ dẫn đến thắng lợi
của chủ nghĩa xã hội ở nơng thơn, góp phần xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội trên
cả nước. Một vùng nơng thơn có kinh tế và văn hóa phát triển, đời sống ấm no, vật
chất đầy đủ, tinh thần và nhận thức cao sẽ là nhân tố quyết định củng cố vững chắc
lòng dân, thắt chặt mối liên minh công – nông, đánh bại mọi âm mưu phá hoại, thù
địch, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân.
Thứ năm, nông nghiệp, nông thôn là thị trường quan trọng, nơi tiêu thụ sản
phẩm của các ngành công nghiệp và dịch vụ như máy móc nơng nghiệp, giống, thuốc
bảo vệ thực vật…. Sự phát triển của kinh tế nơng thơngóp phần thực hiện có hiệu quả
q trình CNH, HĐH làm cho các hoạt động ở nông thôn trở nên sôi động hơn; cơ
cấu kinh tế, phân công lao động chuyển dịch đúng hướng có hiệu quả; cơng nghiệp
gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp; vấn đề ĐTH sẽ được thực hiện theo phương thức
ĐTH tại chỗ; mở rộng việc làm cho người lao động lúc nông nhàn. Trên cơ sở đó,
tăng thu nhập, cải thiện từng bước đời sống vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp
dân cư; giảm sức ép về sự chênh lệch kinh tế và đời sống giữa thành thị và nông
thôn, giữa vùng phát triển và vùng kém phát triển.
1.2.2. Nông thôn mới và ý nghĩa củatiến trình xây dựngnơng thơn mới ở
nƣớc ta
1.2.2.1.

Nơng thơn mới và xây dựng nông thôn mới ở nƣớc ta

 Nông thôn mớivà mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở nước ta
NTM là nơng thơn mà trong đó đời sống vật chất, văn hố, tinh thần của người
dân khơng ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành
thị;nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị

vững vàng, đóng vai trị làm chủ nơng thơn. NTM có kinh tế phát triển tồn diện, bền
vững, CSHT được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp
lý giữa nông nghiệpvới công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản


24

sắc văn hố dân tộc, mơi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính
trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội.
Xây dựng NTMlà cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư
ở nông thơn đồng lịng xây dựng thơn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp;
phát triển sản xuất tồn diện (nơng nghiệp, cơng nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn
hố, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất,
tinh thần của người dân được nâng cao. Xây dựng NTM là sự nghiệp cách mạng của
tồn Đảng, tồn dân, của cả hệ thống chính trị.NTM không chỉ là vấn đề KT-XH, mà
là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. Xây dựng NTM giúp cho nơng dâncó niềm tin,
trở nên tích cực, đồn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân
chủ, văn minh .
Mục tiêu xây dựng NTM mà Đảng ta đề ra là: Phát triển nông thôn với kết cấu
hạ tầng KT-XH từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp
lý, gắn nông nghiệp với SXHH với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát
triển nông nghiệp với phát triển đô thị theo quy hoạch; đời sống vật chất, tinh thần
của người dân được cải thiện và nậng cao; an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an
tồn xã hội được bảo đảm; hệ thống tổ chức chính trị ngày càng vững mạnh. Xây
dựng xã hội nông thôn dân chủ; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái
được bảo vệ. Đến năm 2020: Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thuỷ sản đạt 3,5 4%/năm; sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm và hiệu quả; duy trì diện tích đất lúa đảm
bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài. Phát triển nông
nghiệp kết hợp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn giải
quyết cơ bản việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp trên 2,5 lần so
với hiện nay; Lao động nơng nghiệp cịn khoảng 30% lao động xã hội, tỉ lệ lao động

nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn NTM khoảng 50%; Phát
triển đồng bộ kết cấu hạ tầng KT-XH; Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư;
Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai…Ngăn chặn, xử lý tình trạng ơ
nhiễm môi trường, từng bước nâng cao chất lượng môi trường nơng thơn.
 Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới


25

Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nơng thơn mới là sự cụ thể hóa đặc tính của
“xã nơng thôn mới” thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Bộ tiêu chí là căn cứ để xây
dựng nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, là chuẩn mực để
các xã lập kế hoạch phấn đấu đạt 19 tiêu chí nơng thơn mới, là căn cứ để chỉ đạo và
đánh giá kết quả thực hiện xây dựng NTM của các địa phương trong từng thời kỳ;
đánh giá công nhận xã, huyện, tỉnh đạt tiêu chuẩn nông thôn mới; đánh giá trách
nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền xã trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông
thôn mới. Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM được ban hành theo Quyết định số
491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ gồm 5 nhóm tiêu chí“xã
nơng thơn mới” chia làm 19 tiêu chí:
- 5 nhóm tiêu chí là: Nhóm 1: Quy hoạch, nhóm 2: Hạ tầng kinh tế xã hội,
nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất, nhóm 4: Văn hóa - xã hội - mơi trường, nhóm
5: Hệ thống chính trị.
- 19 tiêu chí là: (1) Quy hoạch, (2) Giao thông, (3) Thủy lợi, (4) Điện, (5)
Trường học, (6) Cơ sở vật chất văn hóa, (7) Chợ, (8) Bưu điện, (9) Nhà ở dân cư,
(10) Thu nhập, (11) Tỷ lệ hộ nghèo, (12) Cơ cấu lao động, (13) Hình thức tổ chức
sản xuất, (14) Giáo dục, (15) Y tế, (16) Văn hóa, (17) Mơi trường, (18) Hệ thống tổ
chức chính trị xã hội vững mạnh và (19) An ninh, trật tự xã hội.
Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới được hướng dẫn thực hiện tại
thông tư số 54/2009/TT – BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 và được thay thế
bằng thông tư số 41/2013/TT – BNNPTNT ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Bộ Nơng

nghiệp và Phát triển nơng thơn có hiệu lực từ ngày 20 tháng 11 năm 2013, căn cứ
Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ
sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới, đã thống nhất nội
dung, cách hiểu, cách tính tốn và các quy chuẩn áp dụng đối với các tiêu chí nơng
thơn mới.
 Nguyên tắc xây dựng nông thôn mớiở nước ta


×