Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.37 KB, 15 trang )

A.LỜI MỞ ĐẦU


Với mục tiêu xây dựng mô hình gia đình văn hóa mới, phát huy những
truyền tốt đẹp của gia đình Việt Nam, luật hôn nhân và gia đình đã đặc
biệt chú ý đến những chuẩn mực pháp lý để đảm bảo cho việc thực hiện
mục tiêu đó. Luật hôn nhân và gia đình đã góp phần hạn chế những tập
tục lạc hậu tàn dư phong kiến. Trong đó điều kiện kết hôn được coi là
yếu tố cơ bản góp phần hình thành gia đình tiến bộ, hạnh phúc và bền
vững. Tuy nhiên do một số điều kiện kinh tế - xã hội mà những điều kiện
đó chưa được tuân thủ triệt để gây ra hiện tượng kết hôn trái pháp luật.
Việc kết hôn trái pháp luật ảnh hưởng xấu tới nhiều mặt của xã hội
như vi phạm nghiêm trọng về đạo đức nhân cách, lối sống của gia đình
Việt Nam phá vỡ hạnh phúc nhiều gia đình, ảnh hưởng tới sức khỏe và
việc duy trì nòi giống của dân tộc. Vì vậy nhà nước ta đã thể hiện thái độ
nghiêm khắc thông qua chế tài hủy việc kết hôn trái pháp luật. Việc hủy
kết hôn trái pháp luật không chỉ ảnh hưởng tới hai bên kết hôn mà còn
gây hậu quả cho con cái của họ. Để tìm hiểu rõ hơn về hậu quả của việc
hủy việc kết hôn trái pháp luật nhóm chúng em đã chọn đề tài “Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn về hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái
pháp luật”. Hi vọng việc nghiên cứu sẽ giúp các bạn có cái nhìn sâu sắc
hơn về vấn đề này.








B.NỘI DUNG CHÍNH




1. Hủy kết hôn trái pháp luật
1.1 Khái niệm
Kết hôn trái pháp luật là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng có
đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết
hôn do pháp luật quy định (Việc hủy kết hôn trái pháp luật được ghi nhận tại
các điều 15,16 và 17 trên cơ sở các điều 9, 10 Luật Hôn nhân-Gia đình và
được cụ thể hóa tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23-12-2000 của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).
Khi kết hôn các bên nam, nữ phải tuân thủ các điều kiện được pháp
luật quy định, không vi phạm vào các các trường hợp cấm kết hôn thì hôn
nhân mới được coi là hợp pháp. Bởi vì, chỉ có tuân thủ các điều kiện kết hôn
thì mới đảm bảo cho hôn nhân tồn tại phù hợp với bản chất của nó. Và chỉ
có những cuộc hôn nhân phù hợp với bản chất của nó mới có giá trị pháp lý,
giữa các bên mới phát sinh và tồn tại quan hệ vợ chồng theo đúng nghĩa của
nó. Nếu các bên nam nữ quyết định kết hôn mà vi phạm điều cấm thì hôn
nhân sẽ trái pháp luật.
Sự tồn tại của quan hệ hôn nhân trái pháp luật không phù hợp với bản
chất của quan hệ hôn nhân, đi trái với lợi ích mà pháp luật quan tâm bảo vệ.
Vì vậy Nhà nước dùng biện pháp cưỡng chế đối với những vi phạm là buộc
các bên phải chấm dứt việc chung sống trong quan hệ vợ chồng. Điều đó thể
hiện thái độ nghiêm khắc của Nhà nước trước những hành vi vi phạm trong
việc kết hôn và cũng khẳng định rằng trong việc kết hôn thì lợi ích của
những người kết hôn phải phù hợp với lợi ích gia đình và xã hội.
1.2 Nguyên tắc xử lý đối với việc kết hôn trái pháp luật
Nhà nước không thừa nhận những trường hợp nam, nữ kết hôn mà
không tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn.Vì vậy, việc kết hôn trái pháp
luật sẽ bị tòa án nhân dân xử hủy. Về nguyên tắc, việc kết hôn vi phạm một
trong các điều kiện kết hôn được quy định tại điều 9 và 10 luật hôn nhân và

gia đình là trái pháp luật, khi có yêu cầu tòa án có quyền hủy việc kết hôn
trái pháp luật đó. Tuy nhiên tòa án cần phải xem xét, đánh giá thực chất mối
quan hệ tình cảm giữa họ để từ đó có quyết định xử lý đúng đắn, bảo đảm
thấu tình đạt lý.
1.3 Căn cứ chung để xử hủy việc kết hôn trái pháp luật
• Chưa đến tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật mà nam nữ đã
kết hôn. Khi nam chưa bước sang tuổi hai mươi, nữ chưa bước sang
tuổi mười tám mà đã kết hôn đối với trường hợp này tòa án có thể hủy
việc kết hôn trái pháp luật.
• Thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên hoặc của cả hai bên nam
nữ khi kết hôn.
• Người mất năng lực hành vi dân sự mà vẫn kết hôn
• Người đang có vợ (có chồng) lại kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người khác
• Hai người cùng giới tính kết hôn với nhau
2.Hậu quả của việc hủy kết hôn trái pháp luật- Lý luận và thực tiễn
Bên cạnh ly hôn thì hủy kết hôn trái pháp luật cũng dẫn đến chấm dứt
hôn nhân. Khác với ly hôn – là do có nguyên nhân phát sinh từ cuộc sống vợ
chồng thì hủy kết hôn trái pháp luật là do có vi phạm về điều kiện kết hôn,
tảo hôn…. Theo điều 17 luật Hôn nhân và gia đình quy định hậu quả của
việc hủy kết hôn trái pháp luật gồm:
1. Khi hủy việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên nam, nữ phải
chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
2.Quyền lợi của các con được giải quyết như trường hợp cha mẹ bị ly
hôn.
3.Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì của
người đó; tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu
không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết, có tính đến công
sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của
phụ nữ và con”.

2.1 Quan hệ nhân thân
Về nguyên tắc, khi hôn nhân bị coi là trái pháp luật thì Nhà nước
không thừa nhận hai người trong quan hệ hôn nhân đó là vợ chồng, do đó kể
từ thời điểm các bên bắt đầu chung sống với nhau cho đến khi tòa hủy việc
kết hôn trái pháp luật thì hai người chưa từng phát sinh và tồn tại quan hệ vợ
chồng hợp pháp. Kể từ ngày quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật của
tòa án có hiệu lực pháp luật “hai bên không được duy trì quan hệ vợ chồng
nữa”. Như vậy, nếu trước khi tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật, hai bên
đã thực hiện các quyền và nghĩa vụ nhân thân như quan hệ vợ chồng với
nhau thì khi có quyết định hủy của tòa án buộc các bên phải chấm dứt quyền
và nghĩa vụ nhân thân với nhau.
Trên thực tế, việc chấm dứt quan hệ nhân thân sau khi hủy việc kết
hôn là rất khó thực hiện. Có nhiều trường hợp quan hệ như vợ chồng vẫn
được tiếp tục duy trì giữa một người có năng lực hành vi dân sự với một mất
năng lực hành vi dân sự, giữa những người cùng giới tính hay giữa những
người đã từng là cha mẹ nuôi…Có trường hợp khi tòa án hủy việc kết hôn
trái pháp luật nhưng các bên vẫn duy trì quan hệ tình cảm với nhau, vẫn yêu
thương chăm sóc nhau. Bởi lẽ quan hệ nhân thân là quan hệ tình cảm, là lợi
ích về tinh thần. Việc tòa án buộc họ chấm dứt cuộc sống chung không có
nghĩa là chấm dứt quan hệ tình cảm (trừ trường hợp bị lừa dối, cưỡng ép mà
tự nguyện từ bỏ hôn nhân trái pháp luật). Vd: Năm 2000, anh Hùng thường
trú tại Hòa An –Cao Bằng là chồng hợp pháp của chị Xuân, nay lại kết hôn
trái pháp luật với chị Nhung. Khi bị tòa án hủy hôn nhân, anh ta về sống hợp
pháp với vợ nhưng vẫn thường xuyên thăm hỏi, chăm sóc, giúp đỡ chị
Nhung vì anh ta vẫn yêu thương người đó. Như vậy, khi quyết định hủy kết
hôn trái pháp luật của tòa án cần tùy vào từng trường hợp mà đưa ra những
chế tài cụ thể “xử lý thấu tình đạt lý”.
2.2 Quan hệ giữa cha mẹ và con
Theo khoản 2 điều 17 luật hôn nhân và gia đình thì “Quyền lợi của
con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn”. Khi ly hôn quyền và

nghĩa vụ của cha mẹ đối với con được quy định tại điều 92:
“1.Sau khi ly hôn, vợ chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc giáo
dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng
lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản tự nuôi
mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
2.Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ
của mỗi bên khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì tòa án
quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt
của con; nếu con từ đủ chin tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của
con. Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu
các bên không có thỏa thuận khác”.
Quan hệ giữa cha mẹ và con được luật hôn nhân và gia đình quy định
không phụ thuộc vào hôn nhân của cha mẹ có hợp pháp hay không hợp pháp
, tồn tại hay đã chấm dứt. Vì vậy, việc tòa án hủy hôn nhân trái pháp luật
không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái.
Khi hai người còn chung sống với nhau chăm sóc nuôi dạy con
chung, khi quan hệ giữa họ bị buộc phải chấm dứt, họ không thể cùng nhau
nuôi dạy con chung nhưng mọi quyền và nghĩa vụ của họ đối với con chung
vẫn được đảm bảo. Theo điều 92 Luật hôn nhân và gia đình thì hai bên thỏa
thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ. Nếu cha
mẹ không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết. Việc giao con cho
một bên trực tiếp nuôi phải căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con. Nếu con
từ đủ 9 tuổi trở lên phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc con
dưới 3 tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa
thuận khác.
Người không nuôi có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Nghĩa vụ cấp
dưỡng nuôi con trong trường hợp này không phụ thuộc vào khả năng kinh tế
của người trực tiếp nuôi con. Dù người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh
tế để nuôi dạy con thì người không trực tiếp nuôi vẫn phải thực hiện nghĩa

vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên, nếu người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người
không trực tiếp nuôi con là hoàn toàn tự nguyện và họ có đầy đủ khả năng
điều kiện để nuôi dưỡng con thì tòa án không buộc bên kia phải cấp dưỡng
nuôi con.
Người không trực tiếp nuôi con có quyền được thăm con, nhưng nếu
họ lạm dụng quyền thăm nom con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến
việc trông nom chăm sóc giaó dục nuôi dưỡng thì người trực tiếp nuôi con
có yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom con của họ.

×