Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.47 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
------

NGUYỄN THỊ NGỌC SƯƠNG

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT
------

NGUYỄN THỊ NGỌC SƯƠNG

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

NGÀNH: KINH TẾ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 60.31.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN ĐỨC

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
gạo của Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu của tơi dưới sự hướng dẫn khoa học của
TS. Trần Văn Đức và các tài liệu tham khảo đã trích dẫn. Kết quả nghiên cứu là trung
thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Tác giả

Nguyễn Thị Ngọc Sương


ii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
ASEAN

Nghĩa tiếng Anh
Association of South Asian
Nations

Nghĩa tiếng Việt
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Bộ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

NN&PTNT

thôn

CL

Chất lượng

CPI

Consumer price index

ĐB SCL
EU

FAO

FEM
G2G
GDP

Chỉ số giá tiêu dùng
Đồng bằng Sông Cửu Long

European Union
The Food and Agriculture
Organization


Liên minh Châu Âu
Tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp Thế giới thuộc Liên Hiệp
Quốc

Fixed Effects Model

Mơ hình tác động cố định

Government-To-

Xuất khẩu theo hợp đồng xuất khẩu

Government

gạo tập trung giữa các Chính phủ

Gross Domestic Products

Tổng sản phẩm quốc nội

Harmonized Commodity
HS

Description and Coding

Hệ thống hài hịa hóa mã số thuế

System
IMF


International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

LPI

Logistics Perfomance Index

Chỉ số quốc gia về logistics

MRL

Maximum Residue Limited

Giới hạn dư lượng tối đa

NK

Nhập khẩu


iii

OLS
PGS
REM

Ordinary Least Squares
Participatory Guarantee

System

Mơ hình bình phương bé nhất thơ
Hệ thống Đảm bảo Cùng tham gia

Random Effects Model

Mơ hình tác động ngẫu nhiên

Sanitary and Phytosanitary

Hiệp định về áp dụng các biện pháp

Measures

vệ sinh và kiểm dịch

SRP

Sustainable Rice Platform

Nền tảng sản xuất lúa gạo bền vững

TBT

Technical Barriers in Trade

SPS

Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong

thương mại

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TGHĐ

Tỷ giá hối đối

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

USD
USDA
VFA

United States Dollar
The United States
Department of Agriculture
Vietnam Food Association

Đồng đô la Mỹ
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
Hiệp hội Lương thực Việt Nam

VN

Việt Nam


VND

Việt Nam đồng

Worldbank

Worldbank

Ngân hàng thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

XK

Xuất khẩu

XNK

Xuất nhập khẩu


iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Giải thích các biến được sử dụng trong mơ hình...................................... 30

Bảng 3.2: Nguồn thu thập một số thông tin cơ bản của luận văn ............................. 34
Bảng 3.3: Giá trị xuất khẩu bình quân và % tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng
năm của Việt Nam đi các thị trường xuất khẩu chính giai đoạn 2006 – 2016 .......... 35
Bảng 4.1: Sản lượng sản xuất lúa gạo của Việt Nam................................................ 45
Bảng 4.2: Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2014-2016 ............... 53
Bảng 4.3: Diện tích nhiễm rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá của đồng bằng sông
Cửu Long giai đoạn 2013-2015 ................................................................................ 53
Bảng 4.4: Chỉ số LPI của Việt Nam và một số nước xuất khẩu gạo dẫn đầu thế giới
giai đoạn 2010 - 2016 ................................................................................................ 55
Bảng 4.5: Giá trị trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất và độ lệch chuẩn của gạo .............. 63
Bảng 4.6: Tóm tắt kết quả ước lượng mơ hình OLS, REM, FEM đo lường mức độ tác
động của các nhân tố đến kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam.......................... 64
Bảng 4.7: Giá trị VIF của các biến trong mơ hình .................................................... 66
Bảng 4.8: Kết quả ước lượng mơ hình FEM sau khi khắc phục khuyết tật .............. 67


v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Kết quả phỏng vấn chuyên gia về mức độ đồng ý với các yếu tố ảnh
hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam ................................................................... 29
Biểu đồ 4.1: Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam và một số nước xuất khẩu gạo
nhiều nhất thế giới trong giai đoạn 2006 – 2016 ...................................................... 37
Biểu đồ 4.2: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam và một số nước xuất khẩu gạo
nhiều nhất thế giới trong giai đoạn 2006 – 2016 ...................................................... 39
Biểu đồ 4.3: Thị phần các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới giai đoạn 2006 2016 ........................................................................................................................... 41
Biểu đồ 4.4: Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2014 và 2016 ... 42
Biểu đồ 4.5: Chỉ số RCA về xuất khẩu gạo của Việt Nam và một số quốc gia xuất
khẩu gạo hàng đầu thế giới giai đoạn 2006 - 2016 ................................................... 43
Biểu đồ 4.6: Giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam và thế giới năm 2006 – 2016

................................................................................................................................... 50
Biểu đồ 4.7: Giá xuất khẩu của Việt Nam, giá thế giới và một số nước xuất khẩu gạo
hàng đầu .................................................................................................................... 70


vi

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Mơ hình đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam24
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 26
Hình 4.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam .......................... 68


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... I
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ............................................II
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... IV
DANH MỤC BIỂU ĐỒ............................................................................................ V
DANH MỤC HÌNH VẼ ......................................................................................... VI
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ..................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát............................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4
1.6. Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu ................................................................... 4

1.7. Bố cục luận văn .................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ................... 6
2.1. Các vấn đề về xuất khẩu ....................................................................................... 6
2.1.1.

Khái niệm xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu ............................................... 6

2.1.2.

Các hình thức xuất khẩu ................................................................................ 6

2.1.3.

Vai trò của xuất khẩu ..................................................................................... 7

2.2. Các lý thuyết về thương mại quốc tế .................................................................... 8
2.2.1.

Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (Revealed Comparative Advantage - RCA) 8

2.2.2.

Mơ hình phân tích SWOT ............................................................................... 9


viii

2.2.3.

Mơ hình trọng lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế................................... 9


2.3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan .................................................... 11
2.3.1.

Các nghiên cứu ở nước ngoài về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu ...... 11

2.3.2.

Các nghiên cứu ở trong nước về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu ....... 15

2.3.3.

Đánh giá chung về các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngồi nước ....... 18

2.4. Mơ hình nghiên cứu đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt
Nam ........................................................................................................................ 19
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU.......................... 26
3.1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 26
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 27
3.2.1.

Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết ........................................................... 27

3.2.2.

Phương pháp phân tích – tổng hợp.............................................................. 27

3.2.3.

Phương pháp thống kê mô tả ....................................................................... 27


3.2.4.

Phương pháp so sánh ................................................................................... 28

3.2.5.

Phương pháp chuyên gia ............................................................................. 28

3.2.6.

Phương pháp nghiên cứu định lượng .......................................................... 31

3.3. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................. 33
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU
GẠO CỦA VIỆT NAM ........................................................................................... 37
4.1. Tổng quan hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016 ....... 37
4.1.1.

Khái quát tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam ........................................ 37

4.1.1.2. Về kim ngạch xuất khẩu ............................................................................... 38
4.1.1.3. Thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam ......................................................... 40
4.1.1.4. Cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam............................................................ 42


ix

4.1.1.5. Lợi thế so sánh xuất khẩu gạo của Việt Nam ............................................... 43
4.1.2.


Thực trạng các yếu tố tác động đến xuất khẩu gạo của Việt Nam .............. 44

4.1.2.1. Các yếu tố tác động đến cung ...................................................................... 44
4.1.2.2. Các yếu tố tác động đến cầu ........................................................................ 51
4.1.2.3. Các yếu tố hấp dẫn, cản trở ......................................................................... 55
4.1.3.

Tổng hợp các yếu tố tác động đến xuất khẩu gạo Việt Nam qua phân tích

SWOT ...................................................................................................................... 58
4.1.4.

Dự báo về nhu cầu nhập khẩu và mức độ cạnh tranh trên thị trường gạo thế

giới giai đoạn 2018 - 2027 ........................................................................................ 61
4.1.4.1. Dự báo nhu cầu nhập khẩu gạo giai đoạn 2018 - 2027 .............................. 61
4.1.4.2. Dự báo về mức độ cạnh tranh của các đối thủ giai đoạn 2018 - 2027 ....... 62
4.2. Phân tích tác động của các yếu tố đến xuất khẩu gạo của Việt nam – Cách tiếp
cận bằng mơ hình trọng lực ....................................................................................... 63
4.2.1.

Thống kê mô tả các biến .............................................................................. 63

4.2.2.

Kết quả ước lượng mơ hình.......................................................................... 63

4.2.3.


Kiểm định lựa chọn mơ hình và sự phù hợp của mơ hình ........................... 65

4.2.3.1. Kiểm định LM............................................................................................... 65
4.2.3.2. Kiểm định Hausman ..................................................................................... 65
4.2.3.3. Kiểm định sự phù hợp của mơ hình ............................................................. 66
4.2.4.

Kiểm định các khuyết tật của mơ hình ......................................................... 66

4.2.5.

Kết quả ước lượng mơ hình sau khi khắc phục khuyết tật ........................... 67

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ...................................... 71
5.1. Cơ sở đề xuất hàm ý chính sách ......................................................................... 71
5.2. Hàm ý chính sách ............................................................................................... 71


x

5.2.1. Dựa vào yếu tố tổng lượng gạo nhập khẩu của nước nhập khẩu .................. 71
5.2.2. Dựa vào yếu tố tỷ giá hối đoái thực VND/ đồng tiền nước nhập khẩu .......... 72
5.2.3. Dựa vào yếu tố sản lượng sản xuất gạo của Việt Nam .................................. 73
5.2.4. Dựa vào yếu tố giá xuất khẩu trung bình của thế giới ................................... 75
5.3. Điểm mới của nghiên cứu................................................................................... 76
5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ............................................. 76
5.4.1. Hạn chế của đề tài .......................................................................................... 76
5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài .......................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 80
PHỤ LỤC ................................................................................................................... I



1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong hai thập kỷ qua, nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến mạnh
mẽ và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu
nơng sản nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng đã tạo được vị trí nhất định trên thị
trường quốc tế. Nhiều năm liền Việt Nam đứng thứ hai trong số các quốc gia xuất
khẩu gạo hàng đầu thế giới với kim ngạch lên đến hàng tỷ đô la mỗi năm, năm 2015
xuất khẩu 6,603 triệu tấn gạo, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,807 tỷ USD, chiếm trên
12,11% thị phần gạo xuất khẩu toàn cầu (Bộ NN & PTNT, Giải pháp phát triển bền
vững ngành hàng lúa gạo vùng ĐB SCL, 2017, trang 131). Tuy nhiên năm 2016 xuất
khẩu gạo chỉ đạt 4,811 triệu tấn, kim ngạch là 2,160 tỷ USD, giảm 27,14% về số
lượng và giảm 23,08% về trị giá so với năm 2015. Các thị trường xuất khẩu gạo chính
của Việt Nam đều giảm đáng kể như Trung Quốc (giảm 20%), Philippines (giảm
64,6%), Malaysia (giảm 51%), Indonesia (giảm 33,5%)… so với năm 2015 (Bộ NN
& PTNT, Giải pháp phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo vùng ĐB SCL, 2017,
trang 132).
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và chiến lược ổn định an ninh lương thực
quốc gia làm cho các nước nhập khẩu đang có xu hướng thắt chặt hàng rào kỹ thuật
bảo hộ sản xuất trong nước, giảm dần lượng gạo nhập khẩu hướng đến tự chủ lương
thực. Mặt khác, nhu cầu tiêu thụ gạo ở các quốc gia Châu Á đang có xu hướng giảm
dần người tiêu dùng chú ý nhiều hơn vào chất lượng gạo trong khi đó gạo Việt xuất
khẩu đa phần là gạo chất lượng thấp và vừa.
Trước thực trạng đó Việt Nam cần nghiên cứu kỹ nhu cầu tiêu dùng, sản xuất
xuất khẩu gắn liền với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng trên thế giới, giữ vững thị
trường truyền thống, mở rộng đa dạng hóa thị trường phát triển việc xuất khẩu gạo
sang các thị trường tiềm năng như Nhật, Hoa Kỳ, EU…Mặc dù Việt Nam là một

trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới và Chính phủ đã có những chính
sách tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường
xuất khẩu của gạo Việt, thế nhưng một thực tế đáng buồn là trong khi gạo Việt Nam


2

vẫn đang ở bước xây dựng hình ảnh ở trời Tây thì gạo thơm Thái Lan đã khá quen
thuộc với khách hàng ở hầu hết các nước trên thế giới. Hơn nữa, trong khi các quốc
gia như Thái Lan, Campuchia… đang tăng cường sản xuất gạo chất lượng cao thì
hiện tại Việt Nam vẫn chạy theo sản lượng, trồng lúa năng suất cao làm giảm tính
cạnh tranh của gạo Việt tại các thị trường khó tính. Kỹ thuật canh tác lúa vẫn cịn theo
kinh nghiệm xưa cũ, rất ít nơng dân liên kết với doanh nghiệp trồng lúa sạch, công
nghệ bảo quản còn lạc hậu cũng là một trong những lý do làm cho chất lượng gạo
Việt thấp, không đồng đều. Theo các chuyên gia kinh tế ngoài việc gạo Việt chất
lượng khơng cao cịn có các yếu tố khách quan và chủ quan khác có thể ảnh hưởng
đến khả năng cạnh tranh của gạo Việt.
Do vậy yêu cầu cấp bách hiện nay là cần tìm ra và lượng hóa các yếu tố ảnh
hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam, đây là vấn đề thực sự quan trọng và có ý
nghĩa thực tiễn khơng chỉ đối với các cơ quan nhà nước, các nhà hoạch định chính
sách mà cịn rất cần thiết đối với các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
xuất khẩu gạo. Cho đến nay, trong nước đã có một số nghiên cứu góp phần phát triển
xuất khẩu gạo nhưng phần lớn sử dụng phương pháp thống kê mơ tả thơng qua phân
tích thực trạng xuất khẩu gạo từ đó đề xuất hàm ý chính sách mà chưa đo lường được
mức độ tác động của từng yếu tố do đó chưa xác định được tầm quan trọng của các
yếu tố ảnh hưởng. Vì vậy, cần có nhiều nghiên cứu thực tiễn hơn để góp phần phát
triển xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam” để làm rõ các yếu tố
ảnh hưởng, từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách phù hợp nhằm tăng tính cạnh tranh

và đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến
xuất khẩu gạo của Việt Nam, từ đó gợi ý một số hàm ý chính sách nhằm đẩy mạnh


3

hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam, để ngành lúa gạo phát triển bền vững, nâng
cao vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1)

Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh

hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam.
(2)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam.

(3)

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận văn gợi ý một số hàm ý chính sách nhằm

đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thị trường quốc tế.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
(1)

Mơ hình nghiên cứu nào phù hợp để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất


khẩu gạo của Việt Nam?
(2)

Yếu tố nào ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo và mức độ tác động của từng yếu tố

đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thị trường thế giới?
(3)

Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đến kim ngạch
xuất khẩu gạo Việt sang thị trường các nước trên thế giới.
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: đánh giá chung về tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam, nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam dưới góc độ
vĩ mơ và hàm ý chính sách nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu gạo.
Về mặt hàng nghiên cứu: luận văn giới hạn ước lượng các yếu tố ảnh hưởng
đến xuất khẩu của Việt Nam ở mặt hàng gạo có mã HS là 1006.
Về khơng gian: luận văn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất
khẩu gạo trong phạm vi nước Việt Nam với 25 quốc gia nhập khẩu gạo chính của
Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu sử dụng dữ liệu thống kê thứ cấp trong giai
đoạn năm 2006 – 2016. Ngoài ra, với các nội dung cần thảo luận, luận văn có thể sử
dụng số liệu trong giai đoạn 2017 – 2018.


4


1.5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước. Luận văn
sử dụng kết hợp các phương pháp như: phương pháp hệ thống hóa lý thuyết, phương
pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh,
phương pháp phỏng vấn chuyên gia để thêm hoặc bớt biến quan sát nếu cần thiết, góp
ý và hồn thiện mơ hình nghiên cứu, đồng thời sử dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng bằng mơ hình hồi quy dữ liệu bảng trên chương trình STATA để xác định mức
độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến xuất khẩu gạo của Việt Nam. Với phương pháp
hồi quy dữ liệu bảng luận văn sử dụng ba công cụ là: OLS, FEM, REM. Dùng kiểm
định LM và Hausman để lựa chọn phương pháp phù hợp, sau đó sử dụng các kiểm
định khuyết tật và khắc phục các khuyết tật của mơ hình.
Chi tiết vận dụng các phương pháp nghiên cứu này vào các nội dung sẽ được
trình bày ở chương 3 của luận văn.
1.6. Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu
Luận án bổ sung hai yếu tố mới ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam
là giá xuất khẩu gạo trung bình của thế giới và tổng lượng nhập khẩu của quốc gia
nhập khẩu.
Dựa vào kết quả nghiên cứu đưa ra những hàm ý chính sách thích hợp nhằm
đẩy mạnh lượng gạo xuất khẩu.
Là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo.
1.7. Bố cục luận văn
Kết cấu của luận văn nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu
Chương này cung cấp thông tin tổng quát về lý do chọn đề tại, mục tiêu và câu
hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa
và đóng góp của nghiên cứu.


5


Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Chương này bao trình bày các lý thuyết, nghiên cứu thực nghiệm trong và
ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu. Qua đó xây dựng mơ hình nghiên
cứu phù hợp.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trình bày phương pháp thực hiện các bước nghiên cứu như: quy trình và
phương pháp nghiên cứu, nguồn dữ liệu, công cụ phân tích, kiểm định mơ hình.
Chương 4: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam
Chương này trình bày thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam thời gian và các yếu
tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam. Cũng trong chương này, luận văn
trình bày và phân tích kết quả kiểm định, từ đó rút ra kết luận và so sánh với các đề
tài nghiên cứu liên quan.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
Từ kết quả chương 4, đưa ra hàm ý chính sách từ các yếu tố có ảnh hưởng đến
kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam và trình bày một số hạn chế của đề tài, điểm
mới, hướng nghiên cứu tiếp theo.


6

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương này tập trung nghiên cứu các lý thuyết, hệ thống hóa và làm rõ một số vấn
đề cơ bản liên quan xuất khẩu. Đồng thời hệ thống có chọn lọc các kết quả nghiên
cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam, qua đó lựa chọn mơ
hình phù hợp nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo ở Việt Nam.
2.1. Các vấn đề về xuất khẩu
2.1.1. Khái niệm xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu
“Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh với phạm vi vượt ra khỏi biên giới quốc
gia hoặc là hoạt động buôn bán của một nước với nước khác trên phạm vi quốc tế”.
(Nguyễn Văn Tuấn, Trần Hòe (2008)).

Tại Điều 28, Chương II, Luật thương mại Việt Nam 2005 xuất khẩu hàng hóa
là việc hàng hố được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt
nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của
pháp luật.
Theo Tổng cục thống kê kim ngạch hàng hoá xuất khẩu là trị giá hàng hoá xuất
khẩu được quy đổi về USD. (đối với những tờ khai có nguyên tệ khác USD thì được
quy đổi về USD theo tỷ giá ngoại tệ do NHNN công bố). Kim ngạch xuất khẩu hàng
hoá theo nước/vùng lãnh thổ: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá theo nước/vùng lãnh
thổ là trị giá hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang một nước/vùng lãnh thổ (theo
quy chế Thống kê Nhà nước về Hải quan). Nước/vùng lãnh thổ là nơi cuối cùng hàng
đến mà khơng tính nước/vùng lãnh thổ trung gian.
2.1.2. Các hình thức xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu rất da dạng nhưng tập trung chủ yếu ở các hình thức xuất
khẩu sau:
 Xuất khẩu trực tiếp
Là hình thức xuất khẩu mà người bán xuất khẩu trực tiếp hàng hóa do mình
sản xuất ra hoặc thu mua sau đó bán cho người mua thơng qua gặp mặt, qua thư từ,
điện tín trực tiếp trao đổi và thỏa thuận với nhau về hàng hóa, giá cả, thanh tốn và
các điều kiện giao dịch khác.


7

Mặc dù hình thức này địi hỏi phải có nguồn vốn đủ lớn cùng đội ngũ nhân
viên có năng lực trình độ trong quan hệ thương mại quốc tế, am hiểu và nhanh nhạy
về giá cả, thị trường, thuế quan... nhưng lại có ưu điểm nổi trội là thu được lợi nhuận
cao hơn do giảm được chi phí trung gian, vì trực tiếp liên hệ với khách hàng nên có
thể kịp thời nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của người mua từ đó cải tiến thay đổi sao cho
phù hợp.
 Xuất khẩu gián tiếp

Xuất khẩu uỷ thác là hình thức xuất khẩu là việc cung ứng hàng hoá ra thị
trường nước ngồi thơng qua các trung gian xuất khẩu như người đại lý hoặc người
môi giới (cơ quan, văn phịng đại diện, các cơng ty uỷ thác xuất nhập khẩu...) và bên
thứ ba này được hưởng phí ủy thác theo thỏa thuận hai bên.
Hình thức này giảm lợi nhuận của người bán do phải trả chi phí ủy thác cho
bên trung gian và doanh nghiệp sẽ thiếu chủ động và bị hạn chế thông tin do phải làm
việc qua bên trung gian. Tuy nhiên hình thức này có lợi đối với doanh nghiệp mới,
chưa có kinh nghiệm về quan hệ thương mại quốc tế, thiếu thông tin về thị trường
(nhu cầu, thị hiếu... của người mua).
 Tái xuất khẩu
Tái xuất khẩu là hình thức mà doanh nghiệp mua hàng hóa ở nước này bán lại
cho nước khác với giá cao hơn khơng qua gia cơng, chế biến.
Hình thức này có ưu điểm là khả năng thu hồi vốn cao, không phải tổ chức sản
xuất, đầu tư nhà xưởng, thiết bị. Tuy nhiên, hình thức này do giá trị gia tăng của sản
phẩm thấp nên lợi nhuận đem lại thường khơng cao.
2.1.3. Vai trị của xuất khẩu
Xuất khẩu làm tăng thu ngoại tệ, phát triển kinh tế của một quốc gia: thực tế
cho thấy xuất khẩu đã mang lại nguồn vốn không nhỏ cho đất nước đặc biệt là những
năm gần đây tạo nguồn thu ngoại tệ góp phần quan trọng vào việc làm tăng dự trữ
ngoại tệ và cải thiện cán cân thanh tốn của đất nước. Chính vì vậy Nhà nước ta đã
chú trọng đến việc đẩy mạnh xuất khẩu nhằm đem lại nguồn thu ngoại tệ để nhập


8

khẩu thiết bị cơng nghệ tiên tiến góp phần phục vụ cho công cuộc phát triển và đổi
mới đất nước.
Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển:
đa số các quốc gia xuất khẩu đều sản xuất xuất khẩu dựa trên nhu cầu của thế giới
trong khi tiêu dùng thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ, điều này tạo điều

kiện cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Xuất khẩu thúc đẩy phát triển các ngành phụ trợ có liên quan: xuất khẩu tạo
thêm vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo điều kiện cho các ngành phụ trợ có cơ hội
phát triển và nâng cao năng lực sản xuất.
Xuất khẩu có tác động tích cực đến giải quyết cơng ăn việc làm và cải thiện
đời sống nhân dân: để xuất khẩu được một loại hàng hóa phải qua những cơng đoạn
khác nhau do đó góp phần giải quyết lượng lớn lao động trong ngành đó và các ngành
cơng nghiệp phụ trợ chế biến, vận chuyển, thương mại, dịch vụ,... Những ngành công
nghiệp phụ trợ trên thu hút khá nhiều lao động từ lao động khơng có trình độ kỹ thuật
đến lao động có trình độ cao. Khơng chỉ vậy, một phần kim ngạch xuất khẩu dùng để
nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú, đa
dạng của đời sống con người.
Góp phần mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế quốc tế tăng cường
địa vị kinh tế của quốc gia trên thị trường quốc tế: qua việc xuất khẩu còn giúp xây
dựng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước kéo theo sự phát
triển của các ngành như vận tải, bảo hiểm, tín dụng quốc tế,… ngược lại cùng với sự
phát triển của các hoạt động kinh tế đối ngoại sẽ làm cho xuất khẩu có điều kiện để
phát triển thâm nhập và mở rộng thị trường cũng như tăng cường vị thế kinh tế của
quốc gia trên thị trường thế giới.
2.2. Các lý thuyết về thương mại quốc tế
2.2.1. Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (Revealed Comparative Advantage - RCA)
Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày nay trên thế giới còn tồn tại nhiều quốc
gia xuất nhập khẩu nên lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo được dùng để tính chỉ
số lợi thế so sánh hiện hữu RCA giữa các quốc gia có lợi thế xuất khẩu cùng một


9

ngành hàng. Và Balassa (1965) đã phát triển lợi thế so sánh bằng cách so sánh tỷ
trọng xuất khẩu của một loại hàng hóa (hoặc nhóm hàng hóa) của một quốc gia với

tỷ trọng xuất khẩu của hàng hóa đó trên tồn cầu. RCA của Balassa được tính như
sau:

𝑅𝐶𝐴𝑖𝑗 =

𝑥𝑖𝑗 / 𝑋𝑖𝑡
𝑥𝑤𝑗 / 𝑋𝑤𝑡

Trong đó:
RCAij: chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu trong xuất khẩu hàng hóa j của quốc gia i
xij và xwj: lần lượt là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa j của nước i và thế giới
Xit và Xwt : lần lượt là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước i và thế giới
Nếu RCAij > 1: hàng hóa j quốc gia i được coi là có lợi thế so sánh. Hệ số này càng
lớn thì lợi thế so sánh càng cao.
Nếu RCAij < 1: hàng hóa j quốc gia i khơng có lợi thế so sánh.
Thông qua chỉ số RCA giúp đánh giá lợi thế cạnh tranh hiện hữu và năng lực
cạnh tranh hàng hóa của một quốc gia trên thị trường quốc tế dựa trên kết quả chiếm
lĩnh thị phần của hàng hóa (nhóm hàng hóa) của một quốc gia đó so với thế giới từ
đó làm cơ sở xây dựng các chiến lược, giải pháp phù hợp.
2.2.2. Mơ hình phân tích SWOT
SWOT là viết tắt của thuật ngữ Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm
yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức). Phương pháp này đánh giá những
điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của các yếu tố tác động đến sản xuất và xuất
khẩu gạo của Việt Nam ra thị trường thế giới trong giai đoạn nghiên cứu. Từ đó đưa
ra hàm ý chính sách để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này, đạt được hiệu quả cao
nhất.
2.2.3. Mơ hình trọng lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế
Mơ hình lực hấp dẫn: Sử dụng lần đầu bởi Jan Tinbergen (1962) và Poyhonen
(1963) dựa trên định luật trọng lực hấp dẫn của Newton dự đoán rằng trao đổi thương
mại song phương phụ thuộc vào quy mô của hai nền kinh tế và khoảng cách giữa

chúng. Mơ hình trọng lực tiêu chuẩn chỉ đơn giản mô tả rằng thương mại giữa hai


10

nước được xác định một cách tích cực bởi GDP của mỗi quốc gia và khoảng cách
giữa chúng. Công thức này có thể khái qt như sau:
𝐹𝐴𝐵 = 𝐺 ×

𝑀𝐴 ×𝑀𝐵
𝐷𝐴𝐵

(1)

Trong đó, FAB là giá trị xuất khẩu của quốc gia A sang quốc gia B; M A, MB lần lượt
là quy mô nền kinh tế (đo lường bằng GDP) của quốc gia xuất khẩu A và quốc gia
nhập khẩu B; DAB khoảng cách địa lý giữa quốc gia A, B được tính từ thủ đơ của
quốc gia xuất khẩu A đến thủ đô của quốc gia nhập khẩu B; G là hằng số. Để mơ
hình này (1) có thể ước lượng được ta lấy logarith cả 2 vế chuyển về dạng tuyến tính
như sau:
LnFAB = β0 + β1 ln(MA) + β2 ln(MB) – β3 ln(DAB) + ε (2)
Từ phương trình (2) cho thấy, giá trị xuất khẩu hàng hóa từ quốc gia xuất khẩu A
sang quốc gia nhập khẩu B chịu ảnh hưởng bởi GDP của quốc gia xuất khẩu A và
nhập khẩu B, khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia. Mơ hình này được xem là mơ
hình lý thuyết nền tảng để lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu giữa các
quốc gia với nhau.
Năm 1966 Linneman đã chỉ ra rằng mơ hình trọng lực có thể suy ra được từ
sự cân bằng cung của nước xuất khẩu và cầu của nước nhập khẩu bằng cách giả định
tỷ giá hối đoái là cố định do đó giá hàng hóa ở các quốc gia khơng đổi. Các yếu tố
tác động đến xuất khẩu của một nước bao gồm: nhóm yếu tố tác động đến tổng cung

tiềm năng của nước xuất khẩu (GDP, dân số, thu nhập, GDP bình qn trên đầu
người), nhóm các yếu tố tác động đến tổng cầu tiềm năng của nước nhập khẩu (GDP,
dân số, thu nhập GDP bình quân đầu người nước nhập khẩu), nhóm các yếu tố hấp
dẫn, cản trở giữa nước xuất khẩu và nhập khẩu (thuế quan, chi phí vận chuyển).
Bergstrand (1985, 1989) đã phát triển mơ hình lực hấp dẫn thương mại quốc
tế và ông đã cho rằng mơ hình của Linneman chưa hồn thiện do đã bỏ qua sự tác
động của biến giá. Trong thương mại quốc tế, tổng khối lượng dòng chảy thương mại
được biểu thị dưới dạng phương trình như sau:
Tij =  0 (Yi)1(Yj)2(Dij)3(Aij)4uij (3)


11

Trong đó: Tij: thương mại giữa hai quốc gia i và j. Yi và Yj lần lượt là GDP của hai
quốc gia i và j. Dij là khoảng cách địa lý giữa 2 nước. Aij là những yếu tố khác ảnh
hưởng đến thương mại song phương của hai quốc gia.
Mô hình đã bổ sung 2 yếu tố là giá hàng hóa (đại diện bằng chỉ số điều chỉnh GDP)
và tỷ giá hối đối thực. Mơ hình của Bergstrand là mơ hình lực hấp dẫn thương mại
quốc tế tổng quát nhất và được vận dụng nhiều nhất.
Cho đến nay mơ hình trọng lực được phát triển, áp dụng và sử dụng rộng rãi
trong thương mại quốc tế để lượng hóa các yếu tố tác động đến dịng thương mại hai
chiều tính từ năm 1999 đến 2009 đã có khoảng 60 bài nghiên cứu sử dụng mơ hình
trọng lực (Kepaptsoglou, 2010) và nhiều nghiên cứu thực nghiệm sau đó như Nguyễn
Xuân Bắc (2010), Idsardi (2010), Hatab và cộng sự (2010), Ahmad và cộng sự (2012),
Nguyễn Hải Thọ (2013), Crescimanno và cộng sự (2013), Ahmad và cộng sự (2012),
Elshehawy và cộng sự (2014), Nugroho (2014), Abdullah và cộng sự (2015) … Ưu
điểm của mơ hình này là có thể xem xét đồng thời tác động của nhóm yếu tố ảnh
hưởng đến cung của nước xuất khẩu, nhóm yếu tố ảnh hưởng đến cầu của nước nhập
khẩu và các yếu tố hấp dẫn, cản trở đến thương mại giữa hai nước. Từ đó cho thấy
mơ hình trọng lực ngày càng hiệu quả và có độ tin cậy cao.

2.3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan
2.3.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
Erdem và cộng sự (2008) bằng cách sử dụng mơ hình trọng lực để đánh giá
tác động của các yếu tố lên xuất khẩu nông sản của Thổ Nhĩ Kỳ đi 23 đối tác thương
mại của Thổ Nhĩ Kỳ tại EU và sử dụng cơng cụ phân tích là REM với dữ liệu thứ cấp
được thu thập trong giai đoạn 1996 – 2004. Kết quả cho thấy được xuất khẩu nông
sản của Thổ Nhĩ Kỳ vào EU tác động cùng chiều với quy mô nền kinh tế, dân số của
nước nhập khẩu, dân số Thổ Nhĩ Kỳ sống ở các nước EU, môi trường khí hậu khơng
thuộc Địa Trung Hải và thành viên của Hiệp định Liên minh Hải quan EU-Thổ Nhĩ
Kỳ. Ngược lại xuất khẩu nông sản của Thổ Nhĩ Kỳ vào EU có mối tương quan tiêu
cực với đất canh tác nông nghiệp của các nước EU và khoảng cách địa lý giữa Thổ
Nhĩ Kỳ và các nước EU.


12

Idsardi (2010) bài nghiên cứu xem xét các yếu tố tác động đến xuất khẩu 10
mặt hàng nông sản chủ lực của Nam Phi. Tác giả đã sử dụng mô hình trọng lực với
phương pháp hồi quy dữ liệu bảng trong giai đoạn 2002 – 2009, điểm mới của nghiên
cứu là đã đưa vào mơ hình yếu tố kim ngạch nhập khẩu sản phẩm tương ứng của nước
đối tác và biến này tác động cùng chiều đến một số mặt hàng xuất khẩu của Nam Phi.
Kết quả của nghiên cứu chi phí giao dịch, tình trạng phát triển kinh tế, quy mơ thị
trường, tỷ giá, hiệp định thương mại có tác động đáng kể đến kim ngạch xuất khẩu
nông sản Nam Phi, kết quả tác động các biến trong mô hình khơng theo một xu hướng
chung và khác nhau đối với từng sản phẩm.
Hatab và cộng sự (2010) đã sử dụng mơ hình trọng lực để phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản Ai Cập đến 50 thị trường đối tác từ năm 1994
đến năm 2008. Tác giả đã bổ sung yếu tố độ mở thực của nền kinh tế của nước nhập
khẩu và xuất khẩu và sử dụng kỹ thuật REM phân tích đưa ra kết quả như sau: GDP
của nước nhập khẩu, độ mở nền kinh tế, biến giả ngôn ngữ chung và biên giới chung

tác động cùng chiều đối với xuất khẩu nông sản, ngược lại tăng GDP bình quân đầu
người của Ai Cập làm cho xuất khẩu giảm, do sự tăng trưởng kinh tế làm tăng nhu
cầu bình quân đầu người đối với tất cả hàng hóa thơng thường dẫn đến giảm xuất
khẩu. Sự biến động về tỷ giá hối đoái thực có một hệ số dương đáng kể, cho thấy sự
suy giảm của đồng bảng Anh so với đồng tiền của các đối tác kích thích xuất khẩu
nơng nghiệp. Các chi phí vận chuyển được xác định bởi khoảng cách được cho là có
ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu nơng nghiệp.
Wei và cộng sự (2012) đã dùng mơ hình trọng lực với cơng cụ REM để phân
tích nghiên cứu Tiêu chuẩn mật ong an tồn và tác động của nó lên xuất khẩu mật
ong Trung Quốc trong giai đoạn 1996 – 2009 đến 16 thị trường nhập khẩu nhiều mật
ong từ Trung Quốc nhất. Điểm mới của nghiên cứu là đưa yếu tố tiêu chuẩn an toàn
là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Chloromycetin đối với mật ong xuất khẩu của
Trung Quốc và tác giả đã dùng biến sản lượng sản xuất thay cho GDP nước xuất khẩu
vì nghiên cứu chỉ giải quyết 1 mặt hàng (mật ong) trong toàn bộ nền kinh tế. Kết quả
nghiên cứu cho thấy GDP thực của nước nhập khẩu, số lượng mật ong sản xuất ra,


13

dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Chloromycetin đối với mật ong của nước nhập khẩu
có tác động tích cực còn khoảng cách địa lý, mức thuế nhập khẩu trung bình của các
nước nhập khẩu tác động tiêu cực.
Trong một nghiên cứu khác của Wei và cộng sự (2012) tác giả cũng đã sử
dụng mơ hình trọng lực và cơng cụ OLS để đánh giá tác động của các yếu tố lên kim
ngạch xuất khẩu trà của Trung Quốc trong giai đoạn 1996 – 2009, nghiên cứu thực
hiện trong phạm vi 31 nhà nhập khẩu trà lớn nhất của Trung Quốc. Kết quả cho thấy
GDP thực của nước nhập khẩu, sản lượng trà, tiêu chuẩn an toàn là dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật mặt hàng trà của nước nhập khẩu có tác động tích cực, mức thuế nhập
khẩu trung bình của các nước nhập khẩu, khoảng cách địa lý có tác động tiêu cực đến
xuất khẩu trà của Trung Quốc.

Zarenejad (2012) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của
Iran trong giai đoạn 1989 – 2006. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian và dùng
mơ hình phân phối độ trễ tự hồi quy cho thấy khối lượng sản xuất trong nước, giá
xuất khẩu, GNP thực của nước nhập khẩu, tỷ giá hoái đối thực tác động tích cực đến
khối lượng gạo xuất khẩu của Iran, giá sản xuất trong nước có tác động tiêu cực đến
khối lượng gạo xuất khẩu của Iran.
Ahmad và Garcia (2012) dùng mơ hình trọng lực và cơng cụ phân tích là FEM
nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Pakistan đi 92 thị trường nhập
khẩu trong giai đoạn 1991 – 2010. Kết quả cho thấy GDP thực của nước nhập khẩu
và xuất khẩu, giá xuất khẩu, tỷ giá hoái đối, quan hệ lịch sử tác động tích cực đến
xuất khẩu gạo của Pakistan và GDP thực tế bình quân trên đầu người của nước nhập
khẩu và xuất khẩu, khoảng cách tác động tiêu cực đến xuất khẩu gạo của Pakistan.
Abidin và cộng sự (2013) tác giả sử dụng mơ hình trọng lực thơng qua phân
tích hồi quy dữ liệu bảng với nguồn dữ liệu giai đoạn 1997 – 2009 nghiên cứu tác
động của các yếu tố kinh tế đến xuất khẩu song phương giữa Malaysia và các nước
thành viên OIC, cơng cụ phân tích là FEM cho thấy quy mô nền kinh tế của nước
xuất khẩu và nhập khẩu, lạm phát của nước xuất khẩu, mức độ mở cửa của nền kinh
tế tác động cùng chiều đến xuất khẩu của Malaysia; GDP bình quân trên đầu người


×