Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

ĐỒ ÁN QUẢN TRỊ KHO HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.99 KB, 60 trang )

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

ĐỒ ÁN QUẢN TRỊ KHO HÀNG

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

: DƯƠNG THỊ THU HƯƠNG

HỌ TÊN SINH VIÊN

: NGUYỄN THẾ LONG

MÃ SINH VIÊN

: 69DCLG20056

LỚP

: 69DCLG22

HÀ NỘI – 2020
1


MỞ ĐẦU

Logistics hay còn gọi là hậu cần hay tiếp vận thực hiện một hoặc nhiều công việc bao
gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ
khác; tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ
khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng. Trong đó, hoạt động


quản trị kho hàng là điều không thể thiếu trong chuỗi cung ứng cũng như trong dịch vụ
logistics. Kho hàng hiện nay không chỉ là nơi để lưu giữ hàng hóa mà cịn là yếu tố ảnh
hưởng đến tính linh hoạt trong hoạt động của các công ty logistics tại Việt Nam. Cùng
tìm hiểu rõ hơn về hoạt động quản trị kho hàng Logistics (warehouse) trong nghiệp vụ
Logistics, để có một cái nhìn rõ ràng nhất về cơng việc này.
Quản trị kho hay hàng tồn kho là hoạt động quan trọng giúp doanh nghiệp cân bằng
giữa nhu cầu dự trữ hàng hóa cho các hoạt động sản xuất phân phối và yêu cầu giảm
chi phí quản lý hàng tồn kho. Quản trị kho hiệu quả chính là giải pháp giúp giảm chi
phí và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Việc duy trì hàng tồn kho một cách khơng hợp
lý và hiệu quả ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Chính vì vậy, điều cần thiết là phải có cách thức quản lý và bố trí kho hàng, kho
vật tư phù hợp. Vì thế cần phải lập kế hoạch quản lý, bố trí kho sao cho phù hợp để góp
phần phát triển dây chuyền chuỗi cung ứng hay dịch vụ logistics và mang lại lợi nhuận
tối đa cho doanh nghiệp.

2


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHO HÀNG
1.1 Tổng quan về kho hàng
1.2. Mặt bằng kho
1.3. Trang thiết bị bảo quản, xếp dỡ và kiểm kê hàng hóa
1.4. Hệ thống tổ chức lao động trong kho
1.5. Hệ thống an ninh, phòng chống cháy nổ trong kho.
CHƯƠNG 2: VẬN HÀNH KHO HÀNG
2.1. Nhập hàng
2.2. Bảo quản và kiểm kê hàng hóa
2.3. Xuất hàng
2.4. Dịch vụ giá trị gia tăng và hàng hóa của kho hàng

CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH CHI PHÍ VẬN HÀNH KHO HÀNG…………………………………..30
3.1. Lập kế hoạch nhập, xuất hàng của kho………………………………………………………....30
3.2. Xây dựng phương án xếp dỡ và vận chuyển các lô hàng nhập, xuất của kho………………….36
3.3. Xác định chi phí vận hành kho hàng…………………………………………………………...49

3


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

4


ĐỀ 106: ĐỒ ÁN QUẢN TRỊ KHO HÀNG
I. Mặt bằng kho hàng
Cửa
xuất 1

Cửa
xuất 2
Khu bảo
quản B

Khu bảo
quản A

Khu hành
chính
Cửa
nhập 1

Cửa
nhập 2

Khu bảo
quản C

Khu bảo
quản D

Khu bao bì,
hàng mẫu

Cửa
xuất 4

Cửa
xuất 3

II, Hàng nhập
Tên hàng
nhập

Trọng
lương 1
kiện hàng

TB

1000 kg

BH

200 kg


BK

100 kg

Đặc điểm
hàng

Tổng khối
lượng
hàng

Thời gian
nhập hàng

Khối lượng
tồn đầu ngày
nhập

90 T

8h, 15/9

10T, Khu A

60 T

12h30, 15/9

8T, Khu C


50 T

15h, 15/9

6T, Khu D

Hình khối, bao
gói cứng
Hình khối, bao
gói cứng
Hình khối, bao
gói mềm

III, Hàng xuất
Bên mua hàng
Cơng ty X
Công ty Y
Công ty Z

Tổng khối lượng hàng xuất
30T hàng TB
30T hàng BH
15T hàng BK
30T hàng TB
38T hàng BH
15T hàng BK
40T hàng TB
25T hàng BK
5


Cửa xuất hàng

Thời gian xuất
hàng

Cửa 1

7h, 20/9

Cửa 3

14h, 20/9

Cửa 2

19h, 20/9


IV, Các dữ liệu liên quan
1. Khoảng cách giữa các khu vực trong kho
A. Nhập hàng
Tên cửa nhập
Cửa nhập 1
Cửa nhập 2
B. Xuất hàng

Khu A
60 m
65 m


Khu B
100 m
30 m

Khu C
110 m
40 m

Khu D
65 m
75 m

Tên cửa xuất
Khu A
Cửa xuất 1
28 m
Cửa xuất 2
30 m
Cửa xuất 3
58 m
Cửa xuất 4
60 m
2. Các định mức thời gian

Khu B
60 m
30 m
85 m
60 m


Khu C
85 m
58 m
65 m
30 m

Khu D
65 m
65 m
30 m
32 m

- Thời gian kiểm đếm, kiểm tra chất lượng 1 lô hàng nhập và xuất là 1h và 1,5h.
- Kho làm việc liên tục 2 ca, ban/ 1 ngày đêm, thời gian giao nhận ca, ban là 30 phút: từ
6h đến 6h30 và 18h đến 18h30.
- Hàng tồn kho: 10T hàng TB nhập kho lúc 8h 13/9; 8T hàng BH nhập kho: 10h 12/9;
6T hàng BK nhập kho 14h ngày 13/9.
3. Lao động trong kho
- Tổng số công nhân xếp dỡ của kho là 24 người; lương bình quân 1 công nhân là
7 triệu đồng/tháng; Trường hợp thiếu công nhân xếp dỡ thì th ngồi với mức th
200 nghìn đồng/1ca/1 người. Lương công nhân lái xe nâng: 8 triệu đồng/tháng
- 1 ca làm việc bố trí 1 thủ kho và 2 nhân viên giao nhận và kiểm kê hàng hóa; lương
của thủ kho: 11,5 triệu đồng/tháng, nhân viên giao nhận là: 9 triệu đồng/tháng.
4. Máy xếp dỡ
- Kho có 3 xe nâng hàng có các thơng số sau:
Thơng số
Đơn vị tính
Xe 0,75T Xe 1,5T
Xe 4T

Giá mua mới
triệu đồng
400
550
640
Thời gian đã sử dụng
năm
3
5
4
Thời gian trích khấu hao
năm
10
12
15
Chi phí nhiên liệu
nghìn đồng/giờ
50
90
150
- Kho sử dụng phương pháp khấu hao tài sản cố định theo số dư giảm dần có điều chỉnh
với hệ số điều chỉnh như sau:
6


Thời gian trích khấu hao của TSCĐ
Đến 4 năm
Trên 4 đến 6 năm
Trên 6 năm
5. Các định mức chi phí

- Chi phí cơ sở hạ tầng kho:
- Chi phí bảo quản hàng hóa:

Hệ số điều chỉnh
1,5
2
2,5

12 000đ/1T/1 ngày
20 000đ/1T/1 ngày

- Chi phí quản lý và chi phí khác: 7 000đ/1T/1 ngày
V. Nhiệm vụ của đồ án:
1. Lập kế hoạch nhập và xuất hàng của kho
2. Xây dựng phương án xếp dỡ và vận chuyển các lô hàng nhập, xuất của kho
3. Xác định chi phí vận hành kho hàng.

7


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHO HÀNG
1.1. Tổng quan về kho hàng
1.1.1. Vai trò, chức năng và mối liên hệ giữa kho với các bộ phận khác
1.1.1.1. Khái niệm, vai trò của kho hàng
a- Khái niệm
Kho hàng là một bộ phận của hệ thống logistics, là nơi cất giữ nguyên nhiên vật liệu,
bán thành phẩm, thành phẩm trong suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu cho tới điểm
cuối của dây chuyền cung ứng, đồng thời cung cấp các thơng tin về tình trạng, điều
kiện lưu giữ và vị trí của các hàng hóa được lưu kho.
b- Kho hàng đóng một vai trị đặc biệt quan trọng trong chuỗi phân phối hàng hóa

của doanh nghiệp:
- Tiết kiệm chi phí vận tải: nhờ có kho mà các tổ chức có thể gom lô hàng nhỏ thành lô
hàng lớn (đáp ứng đủ số lượng của đơn hàng) sau đó giao hàng đi. Chi phí vận tải được
tiết kiệm nhờ vào việc chi phí cho 1 đơn vị vận chuyển thấp hơn.
- Tiết kiệm chi phí sản xuất: kho bảo quản nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành
phẩm nhờ đó giảm bớt hư hỏng, hao hụt hay mất mát đồng thời việc lưu trữ nguyên vật
liệu tồn kho giúp quá trình sản xuất diễn ra liên tục, đáp ứng kịp thời nguyên vật liệu
cần thiết
- Tổ chức có thể được hưởng các khoản chiết khấu khi mua hàng với số lượng lớn hoặc
mua theo kỳ hạn.
- Duy trì nguồn cung ứng ổn định.
- Hỗ trợ chính sách dịch vụ khách hàng của tổ chức.
- Giúp doanh nghiệp có thể đương đầu với những thay đổi của thị trường (nhu cầu thay
đổi, cạnh tranh, tính thời vụ…).
- Giúp vượt qua những khác biệt về không gian và thời gian giữa nhà sản xuất với
người tiêu dùng.
- Giúp thỏa mãn nhu cầu khách hàng với chi phí logistics thấp nhất.
- Hỗ trợ cho các chương trình JIT (Just – In- Time) của nhà sản xuất và khách hàng.
- Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đồng bộ chứ không phải là những sản
phẩm đơn lẻ, phục vụ tốt những nhu cầu khách hàng.
8


- Kho là nơi lưu trữ các phế liệu, phế phẩm, các bộ phận, sản phẩm sản xuất thừa,… để
tiến hành phân loại, xử lý và tái chế. Là 1 bộ phận quan trọng giúp hoạt động “logistics
ngược” thành công hơn.
1.1.1.2. Chức năng của kho hàng:
Nếu xét theo công dụng của kho, thì hệ thống kho trong một tổ chức có thể phân thành
2 loại:
- Kho nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng…để cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất

- Kho thành phẩm giúp tổ chức tiến hành phân phối, giải quyết đầu ra.
Tuy nhiên dù là kho nào thì cũng bao gồm có một số chức năng chính sau:
a- Hỗ trợ cho sản xuất
- Nhà kho đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho sản xuất, để sản xuất sản phẩm
cơng ty có thể cần nhiều loại nguyên, nhiên, vật liệu, linh kiện, phụ tùng được sản xuất
từ các nhà máy khác nhau.
Các nhà máy này sẽ vận chuyển vật tư về kho nguyên vật liệu của nhà máy theo đơn
hàng hợp đồng đã thỏa thuận trước.
- Hàng được dự trữ tại kho và sẽ giao cho bộ phận sản xuất khi có nhu cầu. Kho nguyên
vật liệu thường nằm ngay trong nhà máy.
- Nhờ có kho đảm bảo vật tư cho sản xuất đúng chất lượng, đủ số lượng, kịp thời gian,
giúp sản xuất tiến hành liên tục, nhịp nhàng.
b- Tổng hợp sản phẩm
Công ty sản xuất thường có nhiều nhà cung cấp, mỗi nhà cung cấp sản xuất những loại
hàng khác nhau và ở đầu ra cơng ty cũng có nhiều khách hàng, mỗi khách hàng lại cần
những sản phẩm khác nhau.
Cho nên theo thỏa thuận các nhà cung cấp đưa hàng về kho trung tâm của cơng ty. Tại
đây hàng hóa sẽ được phân loaị, tổng hợp, gia cố theo từng đơn hàng yêu cầu của
khách rồi chuyển đến cho khách hàng.
c- Gom hàng

9


Có những khách hàng cần những lơ hàng lớn đồng thời tại một thời điểm cụ thể một
nhà cung cấp không đủ sức cung ứng đủ hàng cho khách. Trường hợp này hàng sẽ được
vận chuyển nguyên toa từ các nhà cung cấp về kho của công ty.
Tại kho của công ty, hàng được tập trung từ nhiều nhà cung cấp thành một lô hàng lớn
để cung cấp cho khách hàng.
d- Tách hàng thành những lơ hàng nhỏ:

Có những khách hàng cần những lô hàng nhỏ, để đáp ứng nhu cầu này, hàng sẽ được
đưa từ nhà máy về kho. Tại kho sẽ tiến hành tách lô hàng lớn thành nhiều lơ hàng nhỏ,
có số lượng, chất lượng phù hợp với yêu cầu của khách hàng và tổ chức vận chuyển
đến khách.
1.1.1.3. Mối liên hệ giữa kho với các bộ phận khác:
1.1.1.3.1. Mối liên hệ giữa kho với vận tải.
Nhờ cách bố trí hợp lý doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí vận tải đối
với hai hệ thống kho: kho vật tư và kho thành phẩm.
- Kho vật tư: được xây dựng gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu, để tiết kiệm chi phí
cho việc thu gom tất cả những nguyên liệu cần thiết cho quá trình sản xuất.
- Kho thành phẩm: được xây dựng gần thị trường tiêu thụ, sản phẩm sẽ tập trung ở đây
để phân bổ cho từng đối tượng khách hàng cụ thể, như vậy sẽ giảm bớt thời gian cung
cấp hàng hóa cũng như tiết kiệm chi phí cho việc vận chuyển từng đơn hàng nhỏ lẻ.
1.1.1.3.2. Mối liên hệ giữa kho với sản xuất.
Giữa kho, chi phí quản lí kho và chi phí sản xuất có mối quan hệ rất mật thiết địi hỏi
phải nghiên cứu để tìm ra lời giải tối ưu.
Số lượng hàng tồn kho và chi phí quản lí kho, và chi phí sản xuất tỉ lệ nghịch với nhau.
Ở đầu ra, khơng có hàng tồn kho, đồng nghĩa với việc sản xuất nhỏ lẻ theo từng đợt, chi
phí quản lí kho sẽ giảm. Đồng thời, chi phí sản xuất tăng do chi phí sản xuất một đơn vị
sản phẩm luôn tỉ lệ nghich với quy mô sản xuất. Chưa kể đến trường hợp, hàng tồn kho
ít sẽ không đáp ứng được nhu cầu phát sinh thêm của khách hàng, dẫn đến việc mất
khách của doanh nghiệp
Và tương tự với đầu vào, nếu mua nguyên vật liệu với lượng hàng lớn sẽ được giảm
giá, tiết kiệm chi phí vận chuyển, giảm chi phí sản xuất nhưng lại tăng chi phí lưu kho,
quản lý kho và dự trữ.
10


Vì vậy để tìm ra giải pháp tối ưu, nhiều cơng ty có thể tổ chức theo mơ hình Jit trên cơ
sở liên minh chiến lược với các nhà cung cấp, các công ty logistics.

1.1.1.3.3. Mối liên hệ giữa kho với dịch vụ khách hàng.
Dịch vụ khách hàng có tầm quan trọng trong việc tạo lợi thế cạnh tranh và giữ vai trò
quyết định trong việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng, giúp duy trì và phát triển lịng
trung thành của khách hàng đối với tổ chức. Nhờ có các kho hàng dự trữ hàng hóa mới
có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Cũng cần cân đối chi phí để xây dựng
kho gần khu tiêu thụ để giảm thiểu thời gian và chi phí vận chuyển hàng hóa đến tay
người tiêu dùng
1.1.1.3.4. Mối liên hệ giữa kho với tổng chi phí Logistic.
Việc bố trí kho và số lượng kho sẽ ảnh hưởng gián tiếp tới chi phí dự trữ nhưng sẽ ảnh
hưởng trực tiếp tới chi phí vận chuyển và sẽ ảnh hưởng tới tổng chi phí logistics mà
doanh nghiệp phải bỏ ra. Doanh nghiệp có số lượng kho phù hợp với quy mô, phù hợp
với khả năng tài chính và phù hợp với thị trường tiêu thụ thì doanh nghiệp sẽ giảm
được chi phí dự trữ, và chi phí vận chuyển. Doanh nghiệp có thể đảm bảo một mức độ
sẵn có cao với lượng dự trữ tại kho thấp nhất.
1.2. Mặt bằng kho.
1.2.1. Hệ thống kho logistics ở Việt Nam.
1.2.2.1. Hệ thống nhà kho của công ty Maersk Logistics Việt Nam (Damco).
Maersk Logistics Việt Nam có hệ thống nhà kho lớn và hiện đại tại thành phố Hồ Chí
Minh và Hải Phịng. Với tổng diện tích sử dugj là 28.000m2, các kho hàng được trang
bị máy móc thiết bị hiện đại có thể đáp ứng hầu hết các yêu cầu về các dịch vụ kho bãi.
* Kho số 1: Tân Hoàn Cầu (New Universal Warehouse)
- Địa chỉ: Đường số 8, khu cơng nghiệp Sóng Thần, Tỉnh Bình Dương
- Diện tích sử dụng: 4.600 m2
- Sức chứa: 150.000 m3
- Số lượng bãi đóng hàng là 14
* Kho số 2: SAGAWA
- Địa chỉ: Ấp 4, phường Linh Trung, huyện Thủ Đức, tp Hồ chí minh.
11



- Diện tích sử dụng: 10.000 m2
- Sức chứa: 240.000m3
* Kho số 3: B9-B10
- Địa chỉ: Kho nằm trong khu vực Tân Cảng, quận Bình Thạnh, tp Hồ chí minh.
- Diện tích sử dụng: 1.200 m2
- Sức chứa: 40.000 m3
* Kho số 4: Chùa Vẽ
- Địa chỉ: kho nằm trong khu vực cảng Chùa Vẽ, tp Hải Phịng.
- Diện tích sử dụng: 1.500 m2
- Sức chứa: 10.000 m3
* Kho số 5: New warehouse
- Địa chỉ: 27B Trường sơn, Xuân trường. Lĩnh Xuân, Thủ Đức, tp Hồ Chí Minh.
- Diện tích tổng: 14.000 m2
- Sức chứa bãi xe container: 60 FEUs (2 TEU =1 FEU)
- Diện tích kho hàng lẻ: 6.000 m2
- Số lượng bãi đóng hàng: 20
- Số lượng xe nâng: 8 xe loại 1,5 tấn
- Sức chứa: 10.000m3
1.2.2.2. Hệ thống kho bãi của cảng VICT (Vietnam International Container
Terminals)
- Địa chỉ: Đường Liên Cảng A5, phường Tân Thuận Đông, Quận 7, tp Hồ Chí Minh
Cảng VICT được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, chuyên dùng để xếp dỡ
container.

12


- Bãi chứa container diện tích 8 ha, sức chứa 600.000 TEU hàng năm, là nơi tiếp nhận
và lưu trữ container.
Bãi chứa chia thành nhiều ô, tầng, bãi, dãy khác nhau phục vụ cho nhiều mục đích và

phương thức chất xếp container xuất, nhập, container rỗng, bãi dành riêng cho
container lạnh và khu kiểm hóa.
Cụ thể như bảng sau:
TT
1

Tên hạng mục
Khu cảng

2

Diện
tích
bãi
2
container (m )

3

Diện tích CFS (m2)

4

Bãi container lạnh

1.2.2.3.

Thơng số
- Tổng diện tích: 20ha
- Cầu tàu: 486m

- Chiều sâu bến: 10m
- Số lượng bến: 3
xếp - Bãi xuất: 40.914
- Bãi nhập: 50.914
- Bãi rỗng: 30.914
- Bãi lạnh: 10.914
- CFS 1: 3.600
- CFS 2: 2.400
- CFS 3: 4.800
- Sức chứa: 1000 TEUs
- Số điểm cấp điện: 300

Mapletree logistics trust
Là một công ty logistics lớn của Singapore, hoạt động chủ yếu trên thị trường Châu Á
(singapore, Hồng kong, Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc,…)
Mapletree ligistics trust có mặt tại Việt Nam bằng việc thành lập một công ty tại KCN
Việt Nam-Singapore: Công ty TNHH Quản lý tư vấn Mapletree Việt Nam.
Công ty đã đầu tư 2 kho lớn, hiện đại ở Miền Nam và Miền Bắc:
* Khu kho vận Mapletree Bình Dương:
- Địa chỉ: 18 L2-1 Đường Tạo Lực 5 (VSIP), KCN Việt Nam-singapore II, Khu liên
hiệp Công nghiệp - dịch vụ - đơ thị Bình Dương, p Phú Hịa, Thị xã Thủ Dầu Một, Bình
Dương.
- Mỗi kho có diện tích từ 2000m2 đến 4000m2
- Nhà kho có chiều cao 8m đến mái hiên
13


- Văn phịng có chiều cao 3,5m đến trần
- Tải trọng sàn nhà kho: 30KN/m2 (3T/m2)
- Mỗi khối nhà kho có 22 vịnh chất hàng (với cầu nâng hàng)

- Hệ thống kho bao gồm: kho thường và kho ngoại quan, có nhà kho xây theo yêu cầu
* Kho vận Mapletree Bình Dương Miền bắc:
- Địa chỉ: VISP Bắc Ninh, Huyện Từ Sơn, Bắc Ninh.
Tiện ích kho vận một tầng cho nhiều người thuê với văn phòng một gác lửng
- Mỗi kho có diện tích từ 2000m2 đến 4000m2
- Nhà kho có chiều cao 8m đến mái hiên
- Văn phịng có chiều cao 3,5m đến trần
- Tải trọng sàn nhà kho: 30KN/m2 (3T/m2)
- Tải trọng sàn văn phòng: 2,5KN/m2 (250kg/m2)
- Hệ thống kho bao gồm: kho thường và kho ngoại quan, văn phòng hải quan ngay
trong khu kho vận, vịnh chất hàng với cầu nâng hàng.
1.3. Trang thiết bị bảo quản, xếp dỡ và kiểm kê hàng hóa.
1.3.1. Các loại thiết bị bảo quản hàng hóa trong kho:
a- Các loại giá kệ hàng
- Kệ đơn giản: gồm 2 loại:
+ Kệ nặng: phù hợp với nhiều chủng loại hàng kích cỡ khác nhau, hàng xuất chậm.
Thích hợp với kho của doanh nghiệp khác nhau, gồm cả các doanh nghiệp logistics và
trung tâm phân phối lớn.
+ Kệ nhẹ: phù hợp hàng vật liệu xây dựng, phụ tùng ô tô, sách, quần áo,..Kệ này thích
hợp với kho, cửa hàng bán lẻ nhỏ và các đối tượng phục vụ nhu cầu hàng ngày.
- Kệ đi xuyên:
Cho phép sử dụng tối đa chiều cao kho hàng
Dùng cho nhiều loại hàng hóa nhỏ lẻ. Có thể tăng hệ số sử dụng không gian kho lên 2-3
lần (gồm cả khu dự trữ và khu chọn hàng).
14


- Kệ nghiêng: có độ dốc từ 3-50
Kệ có trang bị con lăn, di chuyển hàng trên nguyên tắc trọng lực tự nhiên. Hệ số dử
dụng diện tích kho đến 60% nhờ xếp hàng sát nhau.\

Dễ dàng di chuyển và theo dõi hàng hóa, có khả năng tự động hóa, cơ giới hóa cao, có
thể hoạt động ở nhiệt độ thấp.
- Kệ di động:
Giúp tiết kiệm diện tích lối đi. Kệ này thích hợp bảo quản hàng hóa có tốc độ quay
vịng chậm, khơng cần chọn hàng nhanh, hàng dự trữ lâu dài và hàng có giá trị cao. Kệ
xếp hàng nặng phía dưới. Kệ di động có thể khóa điện hoặc khóa thường.
- Kệ ơ ngăn kéo: để lưu trữ hàng rời và hàng lẻ.
b- Sàn để hàng
Là loại phương tiện bảo quản được kê kín theo mặt phẳng của nền kho. Sàn để hàng có
mặt phẳng kín hoặc mặt phẳng có khe hở. Người ta xếp hàng hóa trên cả bề mặt sàn dự
trữ. Sử dụng sàn tiết kiệm được diện tích nhà kho tuy nhiên mặt dưới sàn khơng thống
bằng giá kệ.
c- Thiết bị đóng gói hàng:
Gồm máy đóng gói pallet, máy dán nắp thùng, kìm (dán băng keo)
- Dùng để bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận tải, xếp dỡ và lưu kho
- Tăng hiệu quả của q trình xử lý hàng hóa nhờ vào việc đóng gói đúng cách.
1.3.2. Thiết bị vận chuyển và xếp dỡ hàng hóa trong kho:
Các dạng cơ bản của các thiết bị dùng trong kho hàng bao gồm:
* Xe nâng: dùng điện hay chạy bằng nhiên liệu xăng hay dầu:
Xe nâng là thiết bị cơ giới xếp dỡ dùng để nâng hạ và vận chuyển hàng trong kho bãi
cũng như trên phương tiện vận chuyển. Tùy từng loại xe nâng có thể có chiều cao nâng
hàng từ 1.6-14.3m, trọng lượng nâng từ 1000-1600kg.
- Xe nâng thủy lực có khối lượng xử lý hàng không lớn (30-40 pallet/1 ca), trọng lượng
từ 0.3-1T.
- Xe nâng điện tiện lợi hơn xe nâng thủy lực, tốc độ nâng của xiên hàng cao hơn.
+ Xe nâng điện 0,75T:
Nhà sản xuất: EP
Loại động cơ: Điện
Tải trọng nâng:750 kg
Thời gian quay không hàng: 20s

15


Thời gian quay có hàng: 23s
Vận tốc quay khơng hàng: 10 Km/h
Vận tốc quay có hàng: 8,5 Km/h
+ Xe nâng điện 1,5T:
Nhà sản xuất: EP
Loại động cơ: Điện
Tải trọng nâng:1,5T
Thời gian quay khơng hàng: 22s
Thời gian quay có hàng: 25s
Vận tốc quay khơng hàng: 12 Km/h
Vận tốc quay có hàng: 10,5 Km/h
+ Xe nâng điện 4T:
Nhà sản xuất: EP
Loại động cơ: Điện
Tải trọng nâng: 4T
Thời gian quay không hàng: 25s
Thời gian quay có hàng: 27s
Vận tốc quay khơng hàng: 16 Km/h
Vận tốc quay có hàng: 14 Km/h
- Xe nâng tự hành sử dụng tại các khu vực có cường độ xếp dỡ di chuyển hàng cao; có
quy mơ di chuyển rộng nhưng không gian di chuyển lại hạn hẹp.
- Xe nâng có cần nâng kéo dài được cho phép nâng hàng với độ cao lớn.
Các xe nâng thế hệ mới có trang bị thêm màn hình vi tính nhằm định vị vị trí lơ hàng
trong kho hoặc máy qut (scanner) để nhận dạng mặt hàng xuất kho.
* Xe xếp dỡ
Là thiết bị cơ giới xếp dỡ hoàn chỉnh dùng trong công tác xếp dỡ hàng với phương tiện
vận tải, chuyển hàng và phân bố hàng hóa lên các giá kệ.

Phân loại:
- Xe xếp dỡ có động cơ diesel, xăng, gas: xe này thường hoạt động ở các bãi hàng
- Xe xếp dỡ động cơ điện: hoạt động ở các kho hàng, nâng từ 1-5T, chiều cao nâng từ
3-4.5m.
* Nâng tay
16


Là thiết bị đơn giản để nâng hàng và di chuyển hàng bên trong kho ở khoảng cách
ngắn, thường dùng để đóng hàng.
Nâng tay có 2 loại là điều khiển bằng tay hoặc tự động.
* Pa-let: có thể làm bằng gỗ, nhựa hoặc bằng kim loại:
* Palăng: palăng gồm palăng xích và palăng điện.
Palang là thiết bị nâng hàng được treo trên cao, gồm một cơ cấu nâng và có thể thêm
một cơ cấu di chuyển, thường có kích thước gọn nhẹ, kết cấu đơn giản.
Phân loại:
- Theo dẫn động pa lăng có 2 loại: bằng tay (có nâng trọng nhỏ 0.5-20T) hoặc bằng
điện hoặc khí nén (0.32-32T, nâng cao 30m, tốc độ nâng 3-15m/1 phút).\
- Theo cách thiết kế bộ phận giữ hàng: pa lăng giữ hàng bằng xích hoặc cáp.
Pa lăng áp dụng đối với hàng bao kiện có hình dáng ổn định và trong phạm vi nâng
hàng với hành trình nhỏ.
* Xe đẩy bằng tay: là thiết bị đơn giản để nâng hàng và di chuyển hàng bên trong kho
ở khoảng cách ngắn, thường dùng để đóng hàng.
* Rôbô công nghiệp
Robot công nghiệp là một cơ cấu máy có thể lập trình được, có khả năng làm việc một
cách tự động không cần sự trợ giúp của con người. Bên cạnh đó giữa các tay máy có
thể hợp tác được với nhau.
* Dạng băng chuyền
Là thiết bị xếp dỡ hoạt động liên tục dùng để di chuyển hàng theo phương nằm ngang
hoặc nghiêng một góc nhỏ so với phương nằm ngang.

Theo cấu tạo của dải băng thì có: băng chuyền tấm cứng, tấm mềm, plastic, gạt; theo
kết cấu cịn có băng chuyền tĩnh và băng chuyền động, băng chuyền con lăn.
1.3.3. Thiết bị cân đo và kiểm nghiệm hàng hóa trong kho:
* Thiết bị cân
- Dùng để xác định kích thước, trọng lượng khối hàng
- Xác định trọng lượng của PTVT, lượng hàng nhập xuất kho, …
- Có các loại: cân đế, cân bàn, cân móc.
* Kiểm nghiệm hàng hóa trong kho
Trong thực tế có 3 phương pháp kiểm nghiệm hàng hóa: cảm quan, trong phịng thí
nghiệm, hiện trường.
17


Phương pháp cảm quan: là phương pháp kiểm nghiệm hàng hóa nhờ các giác
quan của con người (nhìn, ngửi, nếm, sở,…) mà không dùng một loại công cụ nào.
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ làm, tiết kiệm chi phí. Nhược điểm là
mang tính chất chủ quan, khơng có khả năng xác định khối lượng hàng nguy hiểm, hư
hỏng, độ tin cậy thấp.
Phương pháp phịng thí nghiệm: dùng các máy móc, thiết bị để phân tích thành
phần và tính chất lý hóa của hàng hóa.
Ưu điểm của phương pháp này là cho kết quả chính xác, khách quan. Nhược điểm là
phải đầu tư cho máy móc thiế bị khá lớn và tốn nhiều thời gian. Khi kiểm nghiệm cần
lấy mẫu hàng hóa nên có thể gây tổn thất hàng hóa.
Phương pháp hiện trường: là phương pháp kiểm định hàng hóa trong điều kiện
sản xuất, dùng để xác định đặc tính khối lượng, thể tích hàng hóa nhằm cung cấp những
số liệu cần thiết cho công tác khai thác vận tải. Để tiến hành nghiên cứu cần có các
dụng cụ như thước cuộn, cân, thước đo góc, khí áp kế, thiết bị đo độ ẩm, …
1.4. Hệ thống tổ chức lao động trong kho.
*Trường hợp 1: Doanh nghiệp có nhiều kho lớn rải rác nhiều nơi hay là một khu vực
tập trung có nhiều kho lớn như ở cảng, nhân sự kho có thể tổ chức như sau:

- Tổng quản kho
- Phó tổng quản kho hay phụ tá tổng quản kho quản lý một số khu vực
- Mỗi kho có một thủ kho và một phó kho
- Nhân viên văn phòng hay thư ký kho hàng
- Nhân viên kho khu vực
- Tài xế lái xe nâng
- Tài xế xe tải giao hàng
*Trường hợp 2: Doanh nghiệp chỉ có một kho lớn, hàng hóa có nhiều chủng loại
- Thủ kho
- Phó kho quản lý một số khu vực
- Một tổ trưởng hay trưởng nhóm khu vực phụ trách một hoặc hai chủng loại hàng
- Nhân viên kho khu vực
- Nhân viên giám sát (trong kho hàng có giá trị cao và nhỏ khó kiểm sốt)
- Kho có đội bốc xếp riêng, lúc đó nhân viên khu vực sẽ đứng ra trông coi việc bốc
xếp hay xe nâng làm việc trong khu vực kho mình phụ trách
18


- Nhân viên văn phòng kho hay thư ký kho hàng
- Tài xế xe nâng
- Nhân viên giao nhận
- Tài xế xe tải giao hàng
*Trường hợp 3: Doanh nghiệp có một số kho nằm trong một khu vực và có nhiều
chủng loại hàng
- Trưởng kho
- Phó trưởng kho quản lý một số khu vực kho
- Mỗi khu vực chủng loại hàng là có một thủ kho khu vực và một phó kho
- Nhân viên kho khu vực
- Nhân viên văn phòng kho hay thư ký kho hàng
- Tài xế lái xe nâng

- Nhân viên giao nhận
- Tài xế xe tải giao hàng
- Bảo vệ ở cổng
1.5. Hệ thống an ninh, phòng chống cháy nổ trong kho.
1.5.1. Hệ thống an ninh trong kho hàng.
* Hệ thống camera giám sát kho:
Hệ thống camera quan sát là giải pháp an ninh hoàn hảo cho kho hàng và kho lưu trữ.
Đối với các tòa nhà lớn hoặc các nhà máy trải rộng trên một diện tích lớn thì việc đảm
bảo an tồn sẽ là một thử thách lớn.
Với việc sử dụng camera quan sát là lựa chọn đúng để quản lý kho hàng và chủ sở hữu
có thể tập trung vào khu vực quan trọng và làm giảm nguy cơ xảy ra trộm cắp, thất
thốt tài sản, hàng hóa.
- Ưu điểm:
Giảm trộm cắp: Sử dụng camera an ninh cho kho hàng chắc chắn sẽ ngăn chặn được
các hành vi trộm cắp.
Đảm bảo an ninh cho kho: Sử dụng camera quan sát kho hàng là biện pháp an ninh linh
hoạt hiện nay. Lắp đặt camera cho kho hàng cho phép nhân viên bảo vệ thực hiện các
cuộc tuần tra trực tiếp nhiều hơn.

19


Giám sát cả khi vắng mặt: Sử dụng đầu ghi hình camera DVR hoặc NVR cho phép bạn
phát sóng các đoạn video từ hệ thống camera qua internet. Như vậy bạn có thể quản lý
nhiều kho hàng hoặc các cơ sở lớn một cách dễ dàng.
Đầu ghi hình camera cịn cho phép bạn xem, kiểm tra bất kỳ camera an ninh kho hàng
nào vào bất cứ lúc nào từ pc, máy tính bảng, iphone, smartphone.
- Nhược điểm:
Phá hoại và trộm cắp: Camera an ninh có thể là mục tiêu của những tên trộm trong
những ngày nghỉ. Đây là nguyên nhân khiến camera giám sát bị đánh cắp hoặc phá

hoại.
Cúp điện: Sự cố mất điện có thể gây gián đoạn hoặc thiệt hại cho camera quan sát và
kho hàng của bạn. Hãy đảm bảo một hệ thống an ninh dự phòng để bảo vệ kho hàng
của bạn khi sự cố xảy ra.
- Các cách lắp đặt camera quan sát cho kho hàng:
Lắp đặt camera giám sát trong các khu vực mở rộng như các tầng của kho hàng.
Lắp đặt máy quay ở tất cả các vị trí của cửa ra vào và lối thoát hiểm, như vậy sẽ giám
sát được các vấn đề vận chuyển và giao hàng.
Lắp đặt camera cố định ở những nơi lưu trữ các tài sản có giá trị.
Sử dụng camera quan sát trong các văn phòng và khu vực quản lý sẽ làm giảm các hành
vi trộm cắp tài liệu kinh doanh và tiền mặt.
Lắp đặt camera ngoài trời để bảo vệ cơ sở xây dựng bởi các hành vi phá hoại, hơn nữa
camera ngoài trời cũng giúp bảo vệ và giám sát bải đậu xe và giúp các nhân viên bảo vệ
quan sát tốt hơn vào ban đêm.
*Hệ thống nhân lực bảo vệ kho hàng:
Bảo vệ đang đóng vai trị rất quan trọng trong việc giữ gìn tài sản, an ninh nghiêm ngặt
để phịng, chống những sự cố mất mát không mong muốn. Bảo vệ kho hàng đang là sự
lựa chọn thiết yếu của những công ty xưởng, của doanh nghiệp. Với việc bảo vệ sản
phẩm, chủ đầu tư luôn mong muốn lựa chọn chất lượng dịch vụ bảo vệ tốt để đáp ứng
được những nhu cầu trong q trình sản xuất của cơng ty, doanh nghiệp sản xuất hàng
hóa.
Một nhân viên bảo vệ hàng hóa chuyên nghiệp sẽ là người nhanh nhạy nắm bắt và xử
lý mọi tình huống bất ngờ xảy ra. Nhân viên bảo vệ là người trực tiếp giám sát kho
hàng và ln có tinh thần cảnh giác trước sự tiếp cận của mọi đối tượng. Khi có các vấn
đề xảy ra cần phải lập tức báo cáo sự việc cho những người có thẩm quyền, cần thiết có
thể báo cơng an để xử lý nhanh gọn, chính xác.
- Q trình tạo nên đội ngũ bảo vệ chuyên nghiệp:
20



Đội ngũ nhân viên bảo vệ của công ty được chọn lọc và rèn luyện theo một giáo trình
đào tạo nghiêm ngặt, được biên soạn kỹ lưỡng giáo trình giảng dạy và được đào tạo
nghiệp vụ từ cơ bản đến nâng cao. Đảm bảo mỗi nhân viên đều có thể xử lý được mọi
tình huống khác nhau.
Đầu tiên là khâu tuyển chọn, mỗi người sẽ được xét tuyển hồ sơ, đánh giá ngoại hình,
tiêu chí nghiệp vụ của dịch vụ bảo vệ tại Hà Nội hay bất cứ chi nhánh nào của Samurai
Việt Nam, phỏng vấn và khám sức khỏe để đánh giá tình trạng cơ thể hiện tại. Nếu đáp
ứng đủ các tiêu chí của cơng ty thì mới được tuyển vào làm việc.
Sau khi được tuyển chọn, nhân viên sẽ phải trải qua một quá trình huấn luyện nghiêm
khắc trước khi được phân công công việc gồm các nội dung:
Một đội ngũ bảo vệ chuyên nghiệp cái không thể thiếu đó chính là võ thuật. Tại đây,
các nhân viên bảo vệ sẽ được đào tạo võ thuật đối kháng cơ bản và võ thuật chuyên
nghiệp để có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khác hàng khi có kẻ xấu tấn cơng.
Cơng tác phịng cháy chữa cháy và kỹ năng sơ cấp cứu nếu có sự cố bất ngờ xảy ra.
Huấn luyện kỹ năng giao tiếp với khách hàng, đặc biệt là được huấn luyện về anh văn
giao tiếp cơ bản để phù hợp với nhu cầu hiện nay không chỉ của khách hàng trong nước
mà cả khách nước ngồi khi có nhu cầu về dịch vụ bảo vệ.
Huấn luyện tác phong điều lệnh, tuyên truyền đạo đức của một nhân viên bảo vệ lành
nghề.
- Trách nhiệm của đội ngũ bảo vệ:
Thực hiện những nhiệm vụ do giám đốc giao.
Nhắc nhở nhân viên, công nhân luôn làm việc phù hợp với những biện pháp an toàn lao
động, quy tắc của công ty.
Không tự nguyện loại bỏ vị trí, khơng lười biếng, lười biếng lười biếng, khơng ngủ
trong giờ làm việc, không hút thuốc và sử dụng thuốc, không chơi cờ bạc, không uống
rượu, bia, không đọc báo trong giờ làm việc, không ảnh hưởng đến những nhân viên
khác trong công việc
Thông báo ngay cho trưởng bộ phận những người thực hiện hành vi phá hoại, trộm cắp,
gian lận làm gián đoạn hoặc phá vỡ trật tự trong công ty để giải quyết kịp thời.
Vận hành thành thạo, xử lý kịp thời trong tình huống xảy ra bảo trì và sửa chữa hư

hỏng chung của thiết bị PCCC. Kịp thời ngăn chặn và phát hiện những hiện tượng cháy,
nổ đồng thời thông báo cho cơ quan phối hợp để kịp thời xử lý. Chủ động phát hiện và
ngăn chặn những hành vi phá hoại, đe doạ hủy hoại cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty.
Kiểm tra thiết bị chữa cháy vào đầu tháng.

21


Thường xuyên kiểm tra tài sản, phát hiện người lao động vi phạm tài sản, quy tắc của
công ty, báo cáo trưởng phịng bảo vệ, đội có trách nhiệm báo cáo việc rà soát.
Liên lạc với những cơ quan địa phương hoặc địa phương để phối hợp khi cần thiết (với
sự ủy quyền của lãnh đạo).
Tình huống chuyển đến cùng một địa điểm thì phải ghi vào biên bản bàn giao. Biên bản
bàn giao phải thể hiện những nội dung sau đây: số lượng khóa, ngày và thời gian giao,
tên người xử lý - người nhận, tình huống phát sinh trong ca làm việc, những tình huống
được giải quyết tiếp theo ...
Trợ giúp với những khu vực cá nhân của cơng việc trong thời gian cho phép.
Khi có thư, bưu phẩm, quà tặng. Nhân viên bảo vệ nhận chuyển giao cho những nhân
viên của cơng ty xử lý.
Có trách nhiệm giúp khách hàng, nhân viên đưa xe vào đúng vị trí khi nhân viên dừng
xe trước cơng ty, cấp thẻ xe, thu thẻ khi khách hàng - CNV lấy lại xe, giúp nhân viên
chuyển từ bãi đỗ xe ngoài.
Khi khách hàng đến liên hệ với những giao dịch. Bảo liên hệ với văn phịng hoặc người
có trách nhiệm. Nếu văn phịng cơng ty đồng ý, khách hàng phải đăng ký và xuất trình
giấy tờ tùy thân trước khi vào cơng ty.
Hàng tuần, bảo vệ báo cáo nhập tài sản trong cơng ty để chuyển người đứng đầu kiểm
tra, sau đó báo cáo lên.
Kiểm tra chữ ký và dấu của người có thẩm quyền ký xác nhận giấy tờ và hố đơn xuất
nhập.
Ghi chép hồ sơ chính xác những tình huống nhập ngun liệu, hàng hóa ra khỏi cơng

ty. Tất cả những sản phẩm ngồi cơng ty phải có thư xuất hoặc phê duyệt do người
đứng đầu cấp. Tình huống xuất khơng có giấy (khơng thường xun), doanh nghiệp
xuất phải ký vào cột ghi chú trên sổ nhật ký xuất, nhập khẩu.
Lập sổ theo dõi tài sản, vật tư, hàng hoá xuất nhập của công ty. Sổ đăng ký tài sản để
xuất nhập gồm những cột: ngày, chủ tài sản, tên tài sản, thông số kỹ thuật, đơn vị, số
lượng, đầu vào / đầu ra, ghi chú.
- Quyền hạn của đội ngũ bảo vệ:
Lập biên bản vi phạm những quy định của công ty.
Lập biên bản của nhân viên vi phạm nội quy. Sau đó gửi cho người đứng đầu bộ phận
có liên quan để giải quyết, và đồng thời báo cáo cho trung tâm bảo vệ.
Yêu cầu nhân viên, khách xuất trình chứng từ, hóa đơn theo quy định.
Khơng cho người hoặc phương tiện đi vào cổng không đúng quy định.
22


Quyền ngay lập tức bắt giữ và lập biên bản kịp thời để bắt giữ những tình huống vi
phạm pháp luật theo pháp luật việt nam đối với những người có hành vi phá hoại, trộm
cắp, gian lận, gian lận ... Để tiếp quản tài sản gây rối hoặc gây rối trong cơng ty.
Đó là những vấn đề trong u cầu tách nhiệm và quyền hạn của nhân viên bảo vệ cần
phải có.
1.5.2. Hệ thống phịng chống cháy nổ trong kho hàng.
Điều kiện an tồn về phịng cháy chữa cháy nhà kho đối với mỗi doanh nghiệp là
những yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp khi hoạt động, nhằm đảm bảo tuân thủ
luật phòng cháy chữa cháy cũng như sự an toàn cho cơ sở hoạt động, nhà xưởng hoặc
nhà kho chứa hàng.
Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy chữa cháy và Luật Phòng cháy
chữa cháy sửa đổi quy định về hoạt động phòng cháy và chữa cháy, tổ chức lực lượng,
phương tiện phòng cháy và chữa cháy, đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
Nghị định này quy định về hoạt động phòng cháy và chữa cháy, tổ chức lực lượng,
phương tiện phòng cháy và chữa cháy, đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy,

trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân
các cấp trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
*Xây dựng hệ thống phòng cháy chữa cháy tại kho xưởng (PCCC).
Dựa vào nghị định 79 về tiêu chuẩn PCCC nhà kho, nhà xưởng doanh nghiệp cần cụ
thể hóa phù hợp với nhà xưởng sản xuất của mình:
Các tiêu chuẩn PCCC nhà kho nêu trên phải được duy trì thực hiện trong suốt quá trình
doanh nghiệp vận hành.
Thực hiện nghiêm các điều kiện cũng như yêu cần an toàn về PCCC theo nghị định 79.
Thành lập đội PCCC cơ sở, được huấn luyện kỹ nghiệp vụ về PCCC, kỹ năng hướng
dẫn thoát nạn và sơ cấp cứu cho người bị nạn.
Bắt buộc phải gắn niêm yết bảng nội quy PCCC kho, tiêu lệnh PCCC, bảng cấm lửa,
cấm hút thuốc, …trong khuôn viên kho xưởng.
Làm tốt cơng tác tun truyền ý thức phịng tránh cháy nổ của công nhân viên.
Nghiêm cấm việc sử dụng nguồn lửa hoặc nhiệt dưới mọi hình thức bên trong hoặc bên
cạnh nhà kho, nhà xưởng.
Lắp đặt hệ thống chống sét, chống rò điện, chống phát sinh tĩnh điện phù hợp.
Lắp đặt hệ thống điện đúng thiết kế, đồ dùng điện đúng tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn.
Nên sử dụng đường dây dẫn điện âm tường nhằm tăng sự an tồn, hạn chế sự tác động
lý hóa, bị gặm nhấm, thấm ướt, …
23


Thiết bị tự ngắt (aptomat) cần được đầu tư bài bản. Nên lắp hệ thống điện tổng và đối
với từng thiết bị tiêu thụ điện có cơng suất lớn.
* Lựa chọn phướng án sắp xếp hàng hóa hợp lý hạn chế cháy nổ trong kho hàng.
Hàng hóa trong kho cần sắp xếp khoa học, để trên giá kệ gọn gàng. Phân loại từng mặt
hàng có cùng tính chất và đặt ở từng vị trí riêng. Để khi có sự cố cháy cịn có cách chữa
cháy thích hợp. Điều này giúp giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp lẫn đơn vị cho
thuê kho bãi.
Cần trang bị đầy đủ phương tiện phòng cháy chữa cháy cho kho. Mỗi tầng/sàn tối thiểu

là 2-3 bình. Với diện tích th kho 100m2 nhỏ hơn, thì cũng cần có ít nhất 2 bình chữa
cháy.
Ln có lối đi thốt hiểm thơng thống và các điều kiện thốt nạn khi xảy ra sự cố
Doanh nghiệp cho thuê kho bãi, mặt bằng với bên thứ 2, cần xác định trách nhiệm rõ
mỗi bên trong cơng tác phịng cháy chữa cháy ở hợp đồng thuê kho bãi.
Khi xảy ra cháy, nổ cần tổ chức sơ tán thoát nạn kịp thời. DN báo cháy cho lực lượng
Cảnh sát PCCC theo số 114. Hoặc liên hệ cơng an gần nhất và tìm mọi cách dập lửa
càng sớm càng tốt.
Để đảm bảo an tồn về quy định phịng cháy chữa cháy cho kho xưởng doanh nghiệp
cần tuân theo những tiêu chuẩn như đã nói ở trên. Kizuna cung cấp tiện ích cho th
kho bãi sản xuất, tạo môi trường làm việc hiệu quả, an toàn cho doanh nghiệp.

24


CHƯƠNG 2: VẬN HÀNH KHO HÀNG
2.1. Nhập hàng
2.1.1. Chuẩn bị thiết bị nhập hàng
- Thiết bị như xe nâng, cần cẩu, xe đẩy tay và lực lượng công nhân bốc xếp chuẩn bị
sẵn sàng cho công việc bốc dỡ hàng hóa.
- Chuẩn bị mặt hàng, kho bãi cho hàng hóa nhận về.
2.1.2. Những tài liệu làm bằng chứng
- Giấy báo nhập hàng
- Lệnh giao hàng (delivery order)
- Hóa đơn (invoice)
- Phiếu xuất kho từ nhà cung cấp
2.1.3. Các trường hợp nhận hàng
- TH1: Các đơn vị cung cấp giao tận kho của doanh nghiệp (đơn vị mua hàng).
- TH2: Doanh nghiệp (đơn vị mua hàng) nhận hàng tại kho của nhà cung cấp.
- TH3: Nhập từ nhà máy của công ty chở về kho trung tâm.

- TH4: Nhập hàng trả lại, nhà phân phối trả lại hàng do hàng hóa bị hư hại hoặc không
đúng, hàng hết hạn sử dụng, hàng khuyến mãi.
- TH5: Hàng hóa tạm nhập.
- TH6: Kho lẻ nhập hàng từ kho chẵn qua kho lẻ.
- TH7: Đối với các kho ở cảng, phòng điều độ cảng sẽ quy hoạch tàu cập cầu cảng nào
và hàng hóa sẽ được xếp vào kho nào.
2.1.4. Thủ tục nhập hàng
- Thủ kho kiểm tra chứng từ về mặt số lượng, tính hợp lệ, hộp/ thùng giấy/ số niêm
phong trên container hàng chưa mở.
- Số lượng và tình trạng đóng gói đã được ghi chú trên lẹnh giao hàng hay bảng kê chi
tiết đóng gói (packinh list).
- Kiểm tra hàng hóa sau đó ký lệnh giao hàng/ hóa đơn/ phiếu xuất kho.
- Nếu có khiếu nại về hàng hóa hư hỏng hay thât lạc cần có một bản sao lệnh giao hàng/
phiếu xuất kho/ hóa đơn đã điền đầy đủ chi tiết gửi kèm.
- Đối với hàng trả về thì chúng từ phải có đủ chữ ký hợp lệ.
25


×