Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

10KHÁM PHÁ KHOA HỌC NỔI BẬT NĂM 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.57 KB, 7 trang )

10 khám phá khoa học nổi bật trong năm
13/12/2010 06:59:27
- Nguồn gốc vũ trụ được ra đời từ các hạt vật chất tồn dư sau vụ nổ, tổ tiên loài người
có thể đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử tiến hoá và các nghiên cứu giải thích về
nguyên tố hoá học, cách mèo uống sữa không ướt râu chính là kết quả của các thí
nghiệm quan trọng trong năm 2010.
1. Khủng long cổ đại có sừng

Bộ xương được tìm thấy đã làm sáng tỏ không chỉ những bí ẩn của muông thú sống cách đây
rất lâu mà còn hé mở về các sinh vật cổ chưa được biết ở vùng Bắc Mỹ. Khủng long
Kosmoceratops nặng 2.500kg, cứ trú tại khu vực đầm lầy ven biển.
Đây là cặp sừng được bày trí trên chiếc đầu của loài Kosmoceratops khổng lồ sống 76 triệu
năm trước đây tại Utah. Hoá thạch của nó được phát hiện bởi một đoàn thám hiểm Đại học
Utah năm 2007, nhưng loài khủng long này chỉ được chính thức xác định là phát hiện mới và
đặt tên trong tháng 9/2010.
2. Phát hiện lớn về hạt vật chất

Thí nghiệm về tính bất đối xứng thành phần B-meson trong vụ va chạm mô phỏng bằng
máy gia tốc Tevatron của trung tâm nghiên cứu Fermilab đã hé lộ sự thật của vật chất tồn tại.
Vật lý nguyên tử quy ước rằng số lượng của các hạt vật chất và phản vật chất được tạo ra
trong vụ nổ Big Bang là bằng nhau, nhưng đó là điều không thể bởi vì theo nguyên lý đó, vật
chất và phản vật chất phải tiêu diệt lẫn nhau.
Tuy nhiên, giả thiết về vũ trụ được bắt nguồn từ vật chất đã trở nên thuyết phục hơn sau khi
các nhà nghiên cứu tại Fermilab phát hiện ra số lượng các hạt muon (một loại hạt điện tử
nặng) được tạo thành nhiều hơn khoảng 1% các hạt phản muon. Con số đó không nhiều
nhưng cũng đủ để mở ra các chương trình nghiên cứu tiếp theo về sự bắt đầu của vũ trụ.
3. Mặt trăng có nhiều nước
Những hiểu biết về bề mặt của mặt trăng là một nơi có bụi bao phủ các phiến đá cuội lớn
nhỏ, nhưng đến nay, hành tinh này còn được biết đến là địa điểm có khá nhiều nước. Trạm
quan trắc quỹ đạo LCROSS (Lunar Crater Observation và Sensing Satellite) của NASA đã
phát hiện điều đó, sau khi đưa máy tự hành đáp xuống vùng liền kề Nam cực mặt trăng để


tiến hành lấy mẫu và dùng tên lửa đẩy trở về trạm quỹ đạo này phân tích.

Mẫu địa tầng này có dấu vết Nam cực mặt trăng là vùng đất đóng băng vĩnh cửu với khối
lượng nước nhiều hơn 50% so với ước đoán của các nhà nghiên cứu vũ trụ dự tính từ trước.
Điều đó có nghĩa độ ẩm trên mặt trăng cao gấp đôi vùng sa mạc Sahara trên trái đất, và mở
ra viễn cảnh xây dựng nhà máy nước ngay trên cung trăng với chi phí rẻ hơn và dễ thực hiện
hơn so với việc sử dụng nguồn cung ứng từ trái đất.
4. Robot thăm dò kim tự tháp

Tháp Teotihuacan của Mexico được coi là một báu vật khảo cổ học Bắc Mỹ. Tuy nhiên
những gì ẩn chứa trong thành phố cổ đó luôn là một bí ẩn. Tấm màn che phủ quá khứ của
Teotihuacan đã được hé mở trong năm nay nhờ một robot khảo cổ có gắn camera gửi đi vào
tuyến đường ngầm và phát hiện một hành lang rộng hơn 3,6m với kiến trúc mái cong được
xây dựng gần 2 ngàn năm trước đây, kết cấu mái vòm rất kín và được bảo quản hoàn hảo.
Các nhà khảo cổ giả định rằng hành lang này có thể được kết nối với các lăng mộ của giáo
trưởng, cũng như tiết lộ về cách thức những người Trung Mỹ xây dựng các đô thị mà họ đã
từng sinh sống xưa kia.
5. Tìm ra gen làm già nhanh

Chuỗi DNA gần với một gen của con người được gọi là TERC được phân tích đã cung cấp
các thông tin thú vị. Gen TERC tạo ra một enzym gọi là telomerase có tác dụng điều chỉnh
độ dài của telomere, giống như chiếc mũ ở phần cuối của nhiễm sắc thể. Cấu trúc của nó
tương tự như chốt nhựa của đầu dây giày. Mỗi lần tế bào phân chia làm cho telomere ngắn
lại, dẫn đến hiện tượng sói mòn nhiễm sắc thể và gây ra lão hóa. Các nhà khoa học Anh thấy
rằng những người có gen này thì telomere ngắn hơn từ 3 - 4 năm so với những người không
mang gen đó.
Như vậy, những người mang gen TERC sẽ già nhanh hơn 3-4 năm so với người khác. Trong
một nghiên cứu khác, các nhà khoa học đã có thể chuyển đổi trên một gen telomerase ở
chuột làm lão hóa sớm, và đảo ngược quá trình lão hóa, có khả năng làm bộ phận cơ thể của
chuột tái sinh, tăng kích thước bán cầu não, và khôi phục được chức năng sinh đã mất. Kỹ

thuật xử lý gen mở ra triển vọng kiểm soát các bệnh liên quan đến tuổi tác ở người và tạo ra
những người sống mãi ở tuổi thanh xuân.
6. Phát hiện những hành tinh mới

Các nhà thiên văn học tiếp tục tìm kiếm các hành tinh ngoài hệ mặt trời của chúng ta và họ
đã tìm thấy rất nhiều công dân mới của vũ trụ.Trong đó, HIP 13044b là một hành tinh xoay
quanh một ngôi sao xa xôi bên ngoài dải Ngân Hà và nó đã bị lấy hết lực hấp dẫn. Có đến 7
hành tinh mới quay quanh một ngôi sao được gọi là HD 10180, cách xa Trái Đất khoảng 127
năm ánh sáng.
Đáng chú ý nhất là phát hiện của Gliese 581g, hành tinh ngoài hệ mặt trời đầu tiên được tìm
ra quỹ đạo mặt trời của nó trong vùng Goldilocks mà khoảng cách ở đó có điều kiện không
quá lạnh hay quá nóng cho sự sống tồn tại.
Vùng "thiế́u nữ tóc vàng" - Goldilocks - có thể là một câu chuyện cổ tích, như quan sát của
các nhà nghiên cứu trước đây đã hoài nghi về việc liệu hành tinh này có tồn tại hay không.
Mặt khác, có một số nhà khoa học cho rằng những thế giới giống như chúng ta đã được bắt
nguồn từ đó hoặc sẽ được phát hiện sớm trong tương lai.
7. Chiếc áo "tàng hình"

Khi các nhà khoa học miêu tả về khái niệm chiếc áo choàng bên ngoài không gian và thời
gian, họ đưa ra 2 giả thuyết: Một dạng siêu vật chất cực kỳ thông minh; hoặc một thứ vật
chất hoạt động mạnh.
Giáo sư vật lý Martin McCall của Trường Hoàng Gia London xuất bản một bài báo trên Tạp
chí Optics, mô tả cái được ông gọi là "siêu vật liệu", theo giả thuyết nêu ra vải hoặc các dạng
khác của vật chất đó có khả năng tự điều khiển các nguyên tử để tạo ra dòng chảy thông
thường của năng lượng. Chẳng hạn như ánh sáng đi qua nó sẽ bị khúc xạ mạnh và tạo ra
những khoảng trống trong không gian và thời gian. Trên cơ chế hoạt động như vậy, vật chất
có thể trở nên vô hình nếu được khoác lên chiếc áo "tàng hình".
8. Giả thuyết mới về tổ tiên loài người
Bộ xương hoá thạch của một phụ nữ và một cậu bé được cho là 2 mẹ con bị trận tuyết lở
chôn vùi trầm tích trong hang Malapa của Nam Phi khoảng 2 triệu năm trước, sau khi các

nhả cổ sinh học tìm thấy đã làm giới nghiên cứu phải xem lại thuyết tiến hoá về tổ tiên người
hiện đại.

Các phát hiện khảo cổ trước đây đã có sự gián đoạn trong bước tiến hoá từ loài vượn cổ cư
trú trên cây lên người Homo sống dưới đất đi bằng 2 chân. Phát hiện mới đã chỉ ra người
thông minh xuất hiện cùng với thời kỳ của người vượn cổ trong lịch sử các niên đại tiến hoá.

×