Tải bản đầy đủ (.docx) (145 trang)

(Luận án tiến sĩ) - Nghiên cứu thống kê đánh giá tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 145 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

NGUYỄN THỊ LÊ HOA

NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG CỦA TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ VÀO
TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ HỌC

HÀ NỘI – NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

NGUYỄN THỊ LÊ HOA

NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG CỦA TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ VÀO
TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã số: 9310101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Bùi Đức Triệu


2. PGS.TS. Tăng Văn Khiên

HÀ NỘI – NĂM 2020


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm yêu
cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà nội, ngày

tháng

năm 2020

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Lê Hoa


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................3
3. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu.....................................4
4. Đóng góp mới của luận án...........................................................................5
5. Kết cấu của luận án.......................................................................................6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI...............8
1.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài.......................................8
1.1.1 Các nghiên cứu về năng suất lao động............................................... 8
1.1.2 Các nghiên cứu về tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất

13

1.1.3 Các nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến đề tài.............................19
1.2 Khoảng trống các cơng trình đã được cơng bố và các vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu................................................................................................................22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................................26
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ
TÁC ĐỘNG CỦA TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ VÀO TĂNG NĂNG SUẤT LAO
ĐỘNG.................................................................................................................................28
2.1 Khái niệm và phương pháp đo năng suất lao động................................28
2.1.1 Năng suất lao động........................................................................... 28
2.1.2 Tăng năng suất lao động................................................................... 29
2.2 Khái niệm và các chỉ tiêu phản ánh tiến bộ công nghệ.........................31
2.2.1 Khái niệm tiến bộ công nghệ............................................................31
2.2.2 Các yếu tố tạo nên tiến bộ công nghệ...............................................33
2.3 Phương pháp luận nghiên cứu tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng
suất lao động.............................................................................................................34
2.3.1 Cơ chế tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất lao động
34
2.3.2 Phương pháp đánh giá tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất .36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.................................................................................................50
CHƯƠNG 3: NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TIẾN BỘ CÔNG
NGHỆ VÀO TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM........................51
3.1 Đánh giá năng suất lao động và tăng năng suất lao động của Việt Nam


51

3.1.1 Dữ liệu tính năng suất lao động và tăng năng suất lao động............51


3.1.2 Đánh giá năng suất lao động chung toàn nền kinh tế của Việt Nam 58
3.1.3 Đánh giá năng suất lao động theo các ngành kinh tế....................... 62
3.2 Nghiên cứu tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất lao động của
Việt Nam...................................................................................................................64
3.2.1 Dữ liệu và xử lý bổ sung dữ liệu về vốn.......................................... 64
3.2.2 Nghiên cứu đánh giá tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất lao
động của nền kinh tế.................................................................................................73
3.2.3 Tiến bộ công nghệ tác động tăng năng suất khối doanh nghiệp ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo.................................................................................. 84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.................................................................................................96
CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT DỰA TRÊN
THÚC ĐẨY TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ..........................................................................97
4.1 Các vấn đề đặt ra đối với thúc đẩy tiến bộ công nghệ làm tăng năng suất lao
động..................................................................................................................................97
4.2 Bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những cơ hội thách thức thúc
đẩy tiến bộ công nghệ....................................................................................................99
4.2.1 Bối cảnh của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.............................99
4.2.2 Năng lực sáng tạo đổi mới của Việt Nam.......................................101
4.3. Đề xuất giải pháp thúc đẩy tiến bộ cơng nghệ đóng góp nâng cao năng suất lao
động................................................................................................................................108
4.3.1 Xây dựng đồng bộ các chính sách và các chương trình thúc đẩy tiến bộ công nghệ
và nâng cao năng suất lao động............................................................................. 109
4.3.2 Thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và đổi mới......................................112
4.3.3 Nâng cao năng lực hấp thụ tiến bộ công nghệ.........................................115
4.3.4 Tạo lập hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo.....................................................117

4.4 Điều kiện thực hiện giải pháp..................................................................120
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4..............................................................................................121
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................122
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................126
PHỤ LỤC.............................................................................Error! Bookmark not defined.


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Dữ liệu về GDP theo giá thực tế, giá so sánh và số liệu lao động toàn nền kinh
tế quốc dân của Việt Nam (2010 – 2018)........................................................................51
Bảng 3.2 Tính tổng số giờ làm việc của tồn nền kinh tế qua các năm (2010 – 2018) 52
Bảng 3.3: Giá trị tăng thêm theo giá thực tế (2018) và giá so sánh (2010 – 2018) của các
ngành kinh tế cấp I..........................................................................................................53
Bảng 3.4: Số lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế cấp I (2010-2018)

55

Bảng 3.5: Số giờ lao động bình quân trên tuần của các khu vực kinh tế (2010-2018) .56
Bảng 3.6: Tính tổng giờ lao động của ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản (2010 – 2018)
57
Bảng 3.7: Tổng số giờ lao động theo ngành ngành kinh tế (2010 – 2018)....................57
Bảng 3.8: NSLĐ và tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam 2011-2018.................................59
Bảng 3.9: NSLĐ (2018) và tốc độ tăng NSLĐ theo giờ lao động (2010-2018)............59
Bảng 3.10: NSLĐ 2018 (tính theo giờ) và tốc độ tăng NSLĐ các ngành kinh tế cấp I
(2011 – 2018)...................................................................................................................63
Bảng 3.11: Giá trị đầu tư cịn lại đến cuối năm (tính khấu hao là 5%) đến năm 2000 .67
Bảng 3.12: Quy mô vốn nền kinh tế từ 2001 - 2009......................................................69
Bảng 3.13: Ước tính quy mơ vốn của các ngành kinh tế đến cuối năm 2009................70

Bảng 3.14: Quy mô vốn của ngành nông lâm, nghiệp, thủy sản từ 2010 - 2018...........71
Bảng 3.15: Quy mơ vốn bình qn theo ngành kinh tế (2010 – 2018)..........................71
Bảng 3.16: Tóm tắt tên biến sử dụng cho mơ hình DEA hoặc SFA...............................73
Bảng 3.17: Kết quả chỉ số Malmquist tổng hợp tính từ số liệu giá trị tăng thêm, số lao
động đang làm việc và quy mô vốn của các ngành kinh tế cấp I (2011 – 2018)...........74
Bảng 3.18: Kết quả chỉ số Malmquist tổng hợp tính từ số liệu giá trị tăng thêm, tổng số
giờ lao động trong năm và quy mô vốn của các ngành kinh tế cấp I (2011-2018)........75
Bảng 3.19: Ước lượng thay đổi công nghệ của các ngành cấp I từ 2011 - 2018...........75
Bảng 3.20: Kết quả ước lượng các tham số của hàm sản xuất dựa trên số liệu về giá trị
tăng thêm, số lao động đang làm việc và quy mô vốn của ngành kinh tế cấp I từ 2010 –
2018.................................................................................................................................79
Bảng 3.21: Ước lượng tiến bộ công nghệ dựa trên dữ liệu giá trị tăng thêm, vốn và số
lao động của các ngành kinh tế cấp I (2011-2018).........................................................80
Bảng 3.22 Kết quả kiểm định của mơ hình sản xuất biên ngẫu nhiên đối với dữ liệu đầu
vào là giá trị tăng thêm, tổng giờ công và quy mô vốn của các ngành kinh tế cấp I
(2010- 2018)....................................................................................................................81


vii

Bảng 3.23: Kết quả ước lượng các tham số của hàm sản xuất với dữ liệu giá trị tăng
thêm, tổng số giờ lao động trong năm và quy mô vốn của các ngành kinh tế cấp I từ
2010 – 2018.....................................................................................................................82
Bảng 3.24: Ước tính tiến bộ cơng nghệ, hiệu quả kỹ thuật từ dữ liệu giá trị tăng thêm,
tổng giờ lao động và quy mô vốn của ngành kinh tế cấp I (2011-2018)........................83
Bảng 3.25: Tốc độ tăng giá trị tăng thêm, lao động và NSLĐ khối doanh nghiệp ngành
công nghiệp chế biến, chế tạo (2011-2018)....................................................................87
Bảng 3.26: Kết quả chỉ số Malmquist tổng hợp tính từ số liệu của các ngành cơng
nghiệp chế biến, chế tạo (2011 – 2018)...........................................................................87
Bảng 3.27: Kết quả kiểm định lựa chọn hàm sản xuất cho dữ liệu khu vực doanh nghiệp

ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (2010-2018).........................................................88
Bảng 3.28: Kết quả ước lượng các tham số của hàm sản xuất từ số liệu ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo (2010-2018).............................................................................89
Bảng 3.29: Tỷ lệ tăng năng suất do tiến bộ công nghệ của các ngành thuộc ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo (2011-2018) và bình quân 2011 – 2018..................................90
Bảng 3.30: Mức năng suất 2018, tốc độ tăng NSLĐ và tiến bộ công nghệ 2011-2018 của
khối doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phân theo cấp độ công nghệ 93
Bảng 3.31: Ước lượng hiệu quả kỹ thuật của các ngành thuộc ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo bình quân 2011-2018.................................................................................94
Bảng 4.1: Xếp hạng của Việt Nam về hệ sinh thái đổi mới (2019)..............................101
Bảng 4.2: So sánh tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển trên tổng GDP (2015) của
Việt Nam và một số nước trên thế giới.........................................................................107
Bảng 4.3: Số các nhà nghiên cứu trên một triệu dân (2015) của Việt Nam và một số
nước...............................................................................................................................107


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Minh họa giá trị tăng thêm.............................................................................11
Sơ đồ 4.1: Mơ hình thúc đẩy tăng năng suất dựa trên đổi mới, sáng tạo.....................119
Biểu đồ 2.1: Đường biên sản xuất và hiệu quả kỹ thuật.................................................34
Biểu đồ 2.2: “Năng suất”, “hiệu quả kỹ thuật” và “hiệu quả kinh tế theo quy mô”......35
Biểu đồ 2.3: Minh họa thay đổi công nghệ giữa 2 thời kỳ.............................................36
Biểu đồ 2.4: Minh họa đường biên hiệu quả...................................................................39
Biểu đồ 2.5: Mơ hình đường biên ngẫu nhiên................................................................45
Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam 2011 - 2018..........................................60
Biểu đồ 3.2: GDP bình quân đầu người và NSLĐ tính theo người của Việt Nam và một
số nước Châu Á (2018)...................................................................................................60
Biểu đồ 3.3: NSLĐ tính theo giờ của Việt Nam so với một số nước Châu Á (2018)....61
Biểu đồ 3.4: Tốc độ tăng GDP bình quân đầu người và tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam

và một số nước Châu Á (bình quân 2011 – 2018)..........................................................61
Biểu đồ 3.5: NSLĐ các ngành kinh tế năm 2018...........................................................62
Biểu đồ 3.6: Tiến bộ cơng nghệ bình qn 2011-2018 của các ngành thuộc ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo..................................................................................................92


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
APO
DEA

Tổ chức Năng suất Châu Á (Asian Productivity Organization)
Phân tích bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis)

DN

Doanh nghiệp

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

ILO

Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization)

KH&CN
KT-XH

Khoa học và công nghệ
Kinh tế - Xã hội


MPI
NC&PT

Chỉ số đo năng suất Malmquist (Malmquist productivity index)
Nghiên cứu và phát triển

NSLĐ

Năng suất lao động (Labor productivity)

NSNN
OECD

Ngân sách nhà nước
Tổ chức Hợp tác Phát triển kinh tế (Organization for Economic
Cooperation and Development)

OLS

Bình phương bé nhất (Ordinary Least Squares)

SE
SFA

Hiệu quả theo quy mơ (Scale effect)
Phân tích đường biên ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Analysis)

TC
TE


Thay đổi công nghệ (Technology Change)
Hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficency)

TFP

Năng suất nhân tố tổng hợp (Total Factors Productivity)

TSCĐ
WEF

Tài sản cố định
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum).


1
0

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tăng năng suất lao động có ý nghĩa rất lớn, là nhân tố quan trọng để tăng thêm sản
phẩm cho xã hội, là cơ sở để hạ thấp giá thành, góp phần nâng cao đời sống nhân dân
và tăng tích lũy để phát triển sản xuất. Chỉ có phát triển nhờ vào tăng năng suất mới
tăng được khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và có điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu
hàng hoá và dịch vụ, tăng cường hội nhập quốc tế.
Ở Việt Nam, từ nhiều năm thuật ngữ “Năng suất – Chất lượng – Hiệu quả” đã trở
thành khẩu hiệu ở các nhà máy. Từ năm 1996, khi Việt Nam tham gia vào Tổ chức
Năng suất Châu Á (APO) thì vai trò và tầm quan trọng của năng suất và cải tiến năng
suất càng được nhấn mạnh hơn.
Ngày 21 tháng 5 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định phê duyệt Chương

trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp
Việt Nam đến năm 2020”. Chương trình nhấn mạnh vào tầm quan trọng “nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, thúc đẩy ứng dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến và công cụ cải tiến năng suất và chất lượng, ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ. Thiết lập vai trò nền tảng của nhà
nước đối với các hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng, lấy doanh nghiệp làm
trung tâm cho các hoạt động cải tiến và đổi mới, nâng cao năng suất, chất lượng”.
Một lần nữa vai trò của nâng cao năng suất được nhấn mạnh trong Nghị quyết số 05NQ/TW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ngày 1/11/2016
về “Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng
cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế”. Nghị
quyết đã đặt ra mục tiêu tăng năng suất và khẳng định vai trò của nâng cao năng suất
trong phát triển kinh tế, trong đó đề ra mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020: “tốc độ tăng
năng suất lao động bình quân hằng năm cao hơn 5,5%”.
Quan điểm của Đảng xác định tiếp tục đổi mới mơ hình tăng trưởng trưởng theo
hướng chú trọng và ngày càng dựa nhiều hơn vào các nhân tố thúc đẩy tăng năng suất
lao động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, trí sáng tạo của con người Việt Nam và thành
tựu khoa học - công nghệ (KH&CN).
Gần đây, Nghị quyết 52 – NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về
một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ


tư đưa ra quan điểm chỉ đạo: “Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại cả cơ
hội và thách thức. Phải nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội để nâng cao năng
suất lao động, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, hiệu lực, hiệu quả quản lý xã
hội thông qua nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu tiên tiến
của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Đồng thời, Nghị quyết cũng đưa ra mục
tiêu năng suất lao động tăng bình quân trên 7%/năm giai đoạn 2021-2025 và tăng bình
qn khoảng 7,5%/năm đến năm 2030.
Về vai trị của KH&CN, năm 1996, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị
quyết Trung ương 2 khóa VIII, trong đó khẳng định “vai trò to lớn của KH&CN trong

việc đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất và nâng cao năng suất lao động – là
những yếu tố tác động quan trọng tới sự phát triển kinh tế - xã hội”. Hiến pháp năm
2013 cũng đã nêu rõ: Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai
trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những năm gần
đây, được sự đầu tư, phát triển KH&CN, hạ tầng cơ sở cho KH&CN cũng đã được cải
thiện như cơ quan làm việc, các phòng thử nghiệm, các cơ sở nghiên cứu khoa học, đầu
tư nâng cao trình độ cán bộ… Nhà nước cũng có rất nhiều các chính sách, chương trình
liên quan thúc đẩy hoạt động KH&CN, nhưng thường tập trung nhiều hơn vào nghiên
cứu và phát triển, tạo ra tri thức mà chưa chú trọng nhiều tới tăng cường, phổ biến và
áp dụng tri thức để tạo ra được các giá trị kinh tế, bên cạnh đó, việc quan tâm và đầu tư
cho nghiên cứu, phát triển, đổi mới ở các doanh nghiệp chưa cao, mà đây là khu vực
chính đưa các tiến bộ của KH&CN làm gia tăng giá trị.
Để tạo ra sự sẵn sàng đầu tư và chuyển biến tích cực cho thúc đẩy các hoạt động
KH&CN, vấn đề nhận thức cần đặt lên đầu tiên, không chỉ nhận thức từ các cơ quan
quản lý mà gồm cả khối tư nhân ở các thành phần kinh tế - xã hội. Để tạo ra được nhận
thức, thì cần làm rõ được vai trị và ý nghĩa thực sự của KH&CN.
Vì vậy, câu hỏi quản lý là: Vai trị của tiến bộ cơng nghệ trong tăng năng suất lao
động (NSLĐ) ở Việt Nam như thế nào để định hướng cho các giải pháp thúc đẩy hoạt
động KH&CN làm tăng NSLĐ.
Trong các yếu tố đóng góp vào tăng NSLĐ, tiến bộ cơng nghệ đóng vai trị đặc biệt
quan trọng và về dài hạn thì chính là yếu tố quyết định tăng NSLĐ bền vững. Mặc dù
vậy, các nghiên cứu tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ ở Việt Nam còn
nhiều vấn đề, cả về phương diện số liệu và phương pháp sử dụng, chưa có được các
nghiên cứu đầy đủ về phương pháp luận cũng như chưa khai thác hợp lý các dữ liệu


thống kê cho mục đích nghiên cứu trên để có các kết quả đáng tin cậy làm cơ sở khoa
học cho hoạch định chính sách.
Luận án đặt ra vấn đề nghiên cứu tác động tiến bộ công nghệ và tăng NSLĐ của
nền kinh tế Việt Nam nói chung và khối doanh nghiệp ngành cơng nghiệp chế biến,

chế tạo nói riêng (là khu vực có thể cho thấy những tác động nổi bật của tiến bộ công
nghệ vào tăng NSLĐ), qua đó thấy được sự cần thiết thúc đẩy phát triển KH&CN,
đồng thời định hướng cho giải pháp thúc đẩy tiến bộ KH&CN nhằm đạt mục tiêu tăng
NSLĐ của Việt Nam.
Dự kiến nghiên cứu nhằm tới việc ứng dụng phương pháp thông dụng là phương
pháp hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (SFA) và phương pháp bao dữ liệu (DEA) để đo
lường tiến bộ công nghệ tác động làm tăng NSLĐ trên cơ sở khai thác nguồn dữ liệu
thống kê hiện có của Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Trả lời cho câu hỏi quản lý nêu trên, câu hỏi nghiên cứu sẽ là:
-

Hiện trạng NSLĐ của Việt Nam đang như thế nào?

-

Tiến bộ công nghệ tác động như thế nào vào tăng NSLĐ của Việt Nam?

-

Các gợi ý chính sách từ các kết quả nghiên cứu để thúc đẩy tiến bộ KH&CN đóng
góp vào tăng NSLĐ?

Để trả lời các câu hỏi trên, nội dung nghiên cứu của luận án sẽ tập trung vào: làm rõ
ý nghĩa và cách tiếp cận xử lý số liệu tính NSLĐ; đo lường tiến bộ cơng nghệ tác động
vào tăng NSLĐ dựa trên các dữ liệu thống kê liên quan; phân tích các kết quả để đề xuất
các hướng giải pháp thúc đẩy tiến bộ công nghệ nhằm tăng NSLĐ.
Mục đích nghiên cứu nhằm tới:
- Đánh giá được vai trị và tác động của tiến bộ cơng nghệ vào tăng NSLĐ của Việt Nam;
- Xây dựng được phương pháp xác định tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ

trong điều kiện dữ liệu thống kê hiện nay của Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
-

Xử lý số liệu thống kê tính tốn chỉ tiêu NSLĐ, tăng NSLĐ của Việt Nam giai
đoạn từ 2011 – 2018;

-

Đưa ra cách tiếp cận xử lý dữ liệu đánh giá tác động của tiến bộ công nghệ vào
tăng NSLĐ trong điều kiện dữ liệu thống kê hiện nay của Việt Nam;


-

Đánh giá được tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ của nền kinh tế và
khối doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo;

-

Đề xuất các giải pháp thúc đẩy tiến bộ công nghệ nhằm nâng cao NSLĐ dựa trên
kết quả phân tích thực trạng.
3. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu

3.1 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tính tốn tác động của tiến bộ cơng nghệ vào NSLĐ của Việt Nam từ
2011 đến 2018, khi bắt đầu kế hoạch phát triển kinh tế thập niên 2010 – 2020 và khi bắt
đầu chương trình quốc gia nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, trong đó
khẳng định vai trị của KH&CN trong thúc đẩy nâng cao NSLĐ.
Khi phân tích năng suất, hiệu quả và tiến bộ công nghệ, luận án sử dụng dữ liệu của

ngành kinh tế cấp I. Tuy nhiên, nếu gộp chung các ngành sẽ hạn chế về kết quả ước
lượng do các ngành có sự khác biệt lớn về cơng nghệ sản xuất, do đó, luận án phân tích
sâu hơn đối với ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo, trong đó sử dụng dữ liệu khối
doanh nghiệp và phân ngành thành 4 cấp độ công nghệ: công nghệ cao, công nghệ trung
bình cao, cơng nghệ trung bình và cơng nghệ thấp.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính của đề tài là tính tốn tiến bộ cơng nghệ đóng góp vào tăng NSLĐ
dựa trên phương pháp thống kê và mơ hình kinh tế lượng phù hợp.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích lý thuyết: nghiên cứu tổng hợp lý thuyết để khai thác các khía
cạnh khác nhau của lý thuyết liên quan tới năng suất lao động và yếu tố tác động tới
tăng năng suất lao động, từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho luận án
nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: được sử dụng để thu thập dữ liệu thứ cấp từ các
nguồn số liệu thống kê, như niên giám thống kê, các số liệu công bố của Tổng cục
Thống kê, các báo cáo của các tổ chức nghiên cứu, số liệu trên website của Tổng cục
Thống kê, Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan khác.
- Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng phương pháp, kỹ thuật thống kê để mô tả dữ liệu,
nhận biết được thực trạng, xu hướng của dữ liệu.


- Phương pháp nghiên cứu định lượng: trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết và tổng quan
nghiên cứu các mơ hình đánh giá tác động trước đó, luận án lựa chọn mơ hình kinh tế
lượng phù hợp đánh giá đóng góp của tiến bộ cơng nghệ vào tăng NSLĐ.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: đưa ra các nhận xét từ kết quả nghiên cứu định
lượng, kết hợp với phân tích thực trạng khoa học và cơng nghệ của Việt Nam, xác định
các vấn đề và đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động KH&CN nhằm tới tăng NSLĐ.
4. Đóng góp mới của luận án
Với mục tiêu nghiên cứu như trên, dự kiến các kết quả sẽ đạt được của nghiên cứu
đóng góp mới về lý luận và thực tiễn như sau:

Về lý luận
+ Luận án làm rõ khái niệm NSLĐ, tăng NSLĐ, phương pháp tính NSLĐ, tốc độ
tăng NSLĐ, phương pháp xử lý số liệu để tính NSLĐ. Trong điều kiện hạn chế về số
liệu thống kê để tính NSLĐ theo giờ, luận án đã vận dụng các phương pháp thống kê
phù hợp để tính được NSLĐ theo giá trị tăng thêm trên số lao động và cả trên giờ lao
động ở cấp nền kinh tế và cấp ngành của Việt Nam.
+ Luận án đã đưa ra một khung lý luận rõ ràng về nội dung, vai trị và tác động của
tiến bộ cơng nghệ vào tăng NSLĐ, đi sâu nghiên cứu tác động của tiến bộ công nghệ tới
tăng NSLĐ theo nhiều cách tiếp cận. Lựa chọn sử dụng mơ hình phù hợp để nghiên cứu,
đánh giá tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ, trong đó sử dụng cách tiếp cận
tham số - hàm sản xuất biên ngẫu nhiên ước lượng đóng góp của tiến bộ cơng nghệ vào
tăng NSLĐ và cách tiếp cận phi tham số - sử dụng chỉ số Malmquist tổng hợp phân tách
thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp thành 2 phần: thay đổi hiệu quả và thay đổi công
nghệ.
+ Đề xuất phương pháp xử lý dữ liệu để có được thơng tin đầu vào cho ứng dụng
mơ hình đã lựa chọn, đó là các dữ liệu về giá trị tăng thêm, vốn và lao động trên cơ sở
nguồn số liệu thống kê hiện có, đặc biệt là trong điều kiện hạn chế số liệu cho mô hình
nghiên cứu.
Về thực tiễn:
Nghiên cứu đánh giá được thực trạng NSLĐ, tác động của tiến bộ công nghệ vào
tăng NSLĐ của nền kinh tế và khu vực doanh nghiệp thuộc ngành chế biến, chế tạo
trong giai đoạn 2010 - 2018 dựa trên số liệu thống kê của Việt Nam. Nghiên cứu cũng
chỉ ra những yếu tố cản trở tiến bộ cơng nghệ, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao
NSLĐ trên cơ sở thúc đẩy các hoạt động KH&CN. Cụ thể: (1) NSLĐ của Việt Nam tiếp
tục cải thiện nhưng chỉ đạt được tăng trưởng ổn định mà không tạo ra được sự đột phá


nên nhìn chung vẫn ở mức thấp so với các nước Châu Á; (2) Kết quả ứng dụng chỉ số
Malmquist dựa trên DEA và ứng dụng cách tiếp cận đường biên ngẫu nhiên đối với dữ
liệu các ngành kinh tế cấp I và dữ liệu khối doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến,

chế tạo cho thấy tiến bộ công nghệ có tác động chính tới tăng NSLĐ. Nhưng đóng góp
của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ của nền kinh tế còn ở mức khiêm tốn, chưa thể
hiện được vai trị chủ đạo. Cịn với khối doanh nghiệp, tuy đóng góp của tiến bộ cơng
nghệ vào tăng NSLĐ khá nổi bật nhưng khu vực năng động này chỉ đạt tốc độ tăng
NSLĐ vừa phải; (3) NSLĐ, tốc độ tăng NSLĐ và tiến bộ cơng nghệ có sự khác biệt rõ
ràng giữa ngành công nghiệp công nghệ thấp với ngành công nghiệp cơng nghệ trung
bình và cao, trong đó ngành cơng nghệ trung bình và cao có mức NSLĐ, tốc độ tăng
NSLĐ, tiến bộ công nghệ vượt trội; (4) Hiệu quả kỹ thuật đạt được so với đường biên
hiệu quả của các ngành còn thấp cho thấy các hoạt động sản xuất kinh doanh chưa hiệu
quả, cịn nhiều lãng phí, hạn chế năng lực hấp thụ công nghệ; (5) Trên cơ sở các phân
tích thực trạng đề xuất giải pháp thúc đẩy tiến bộ cơng nghệ góp phần nâng cao NSLĐ
gồm: xây dựng đồng bộ các chương trình thúc đẩy tiến bộ cơng nghệ và nâng cao
NSLĐ; các chính sách khuyến khích và tạo các điều kiện chuyển giao cơng nghệ,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển các ngành công nghệ trung bình và cao; thúc đẩy
các hoạt động nghiên cứu và phát triển, đặt biệt các nghiên cứu ứng dụng trong khối tư
nhân để tạo ra nhiều các cơ hội cải tiến năng suất, bắt kịp trình độ KH&CN với các
nước phát triển hơn; nâng cao hiệu quả hấp thu tiến bộ công nghệ tại các doanh nghiệp,
tổ chức kinh doanh để cải tiến năng suất hơn nữa; và tạo ra một hệ sinh thái đổi mới liên
kết sự tham gia của các thành phần khác nhau tạo ra dòng chảy tri thức, chuyển thành
các giá trị thúc đẩy tăng năng suất.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của
luận án gồm 4 chương:
Chương 1: “Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài”
Chương 2: “Phương pháp nghiên cứu năng suất lao động và tác động của tiến bộ
công nghệ vào tăng năng suất lao động”
Chương 3: “Đánh giá năng suất lao động và tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng
năng suất lao động của Việt Nam”
Chương 4: “Kiến nghị giải pháp nâng cao năng suất lao động dựa trên thúc đẩy tiến
bộ công nghệ”.



Khung nghiên cứu của luận án đề xuất như sau:
Tổng hợp các
nghiên cứu liên
quan đến đề tài

- Các khung lý luận về năng suất

- Sử dụng các chỉ tiêu NSLĐ phù hợp

2

Lựa chọn cách
tiếp cận phù hợp
với mục đích
nghiên cứu

3

Nghiên cứu hệ
thống cơ sở dữ
liệu thứ cấp hiện
có cho mục đích
nghiên cứu

- Khai thác dữ liệu thứ cấp của Tổng cục
Thống kê cho mục đích nghiên cứu

1


4

Đánh giá thực
trạng NSLĐ và
tác động của tiến
bộ công nghệ
vào tăng NSLĐ

- Các yếu tố tác động tới NSLĐ
- Tiến bộ công nghệ tác động vào tăng
NSLĐ

- Sử dụng phương pháp phi tham số
(DEA) và phương pháp tham số (SFA)
ước lượng tiến bộ công nghệ tác động
vào tăng NSLĐ

- Đưa ra phương pháp xử lý số liệu
thống kê nhằm mục đích nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng NSLĐ của Việt
Nam giai đoạn 2011 – 2018. Chỉ ra
sự cần thiết tăng NSLĐ
- Đánh giá tác động của tiến bộ công
nghệ vào tăng NSLĐ dựa trên cách
tiếp cận tham số và sử dụng cách tiếp
cận phi tham số củng cố các kết luận
- Chỉ ra các vấn đề và sự cần thiết thúc
đẩy tiên bộ công nghệ làm tăng
NSLĐ.


5

Đề xuất, kiến
nghị các giải
pháp từ đánh
giá thực trạng

- Các kết luận từ thực trạng NSLĐ và
tác động tiến bộ công nghệ vào tăng
NSLĐ
- Đánh giá các hoạt động khoa học và
công nghệ hiện tại
- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy khoa
học và công nghệ làm tăng NSLĐ.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1 Các nghiên cứu về năng suất lao động
Mặc dù khái niệm năng suất đã được biết đến từ rất lâu, nhưng ý nghĩa thực sự của
năng suất mới được chú trọng vào những năm 1950, sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai.
Mỹ là quốc gia đầu tiên quan tâm tới vấn đề năng suất và thành lập ra Ủy ban Hỗ trợ
Sản xuất phục vụ chiến tranh để triển khai các hoạt động nghiên cứu cải tiến năng suất
các ngành công nghiệp phục vụ cho chiến tranh. Kết quả của những chương trình cải
tiến năng suất đã được vận dụng để hỗ trợ và tái cấu trúc nền kinh tế Châu Âu. Sau đó
thơng qua Kế hoạch Marshall, Mỹ đã chia sẻ các nguồn lực, công nghệ, hệ thống quản
lý với các nước, bắt đầu từ Anh, tiếp theo là các hoạt động hỗ trợ về tài chính và kỹ
thuật cho các nước Châu Âu. Đây là điểm khởi đầu cho phong trào nâng cao năng suất
trên toàn thế giới. Dựa trên nền tảng này, Ủy ban Năng suất Châu Âu đã đưa ra khái

niệm năng suất mang ý nghĩa xã hội, đó là “cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua
những nỗ lực của ba bên: Chủ doanh nghiệp, Người lao động và Chính phủ”. Ý tưởng
này đã được Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ủng hộ, trở thành nền tảng ra đời của khái
niệm năng suất ở Châu Âu và cũng là định hướng cho phong trào năng suất.
Kể từ đó, tăng năng suất ln là mục tiêu mà các quốc gia, tổ chức và cá nhân hướng
tới trong quá trình phát triển và là một trong những vấn đề thu hút được sự quan tâm
lớn của giới nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách.
Cho đến nay, hệ thống khung lý luận về năng suất đã được phát triển tương đối đầy
đủ, từ khái niệm, cách thức đo lường đến phân tích các yếu tố tác động. Tài liệu phổ
biến và đầy đủ nhất về khái niệm, phân loại và cách thức đo năng suất phải kể đến là
Cẩm nang đo năng suất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD, 2001).
Trong tài liệu này cho rằng, các chỉ tiêu năng suất là các chỉ tiêu cốt lõi để phân tích
tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên có nhiều cách tiếp cận đo năng suất khác nhau, dẫn đến
các diễn giải cần rất thận trọng, đặc biệt khi so sánh quốc tế. Cuốn cẩm nang đo năng
suất của OECD là tài liệu hướng dẫn đầu tiên có tính tồn diện về các chỉ tiêu năng suất
khác nhau, chủ yếu là các chỉ tiêu năng suất cấp ngành. Sự lựa chọn sử dụng các chỉ tiêu
năng suất phụ thuộc vào mục đích phân tích và trong nhiều trường hợp phụ thuộc vào
khả năng thu thập dữ liệu. Nói chung, các chỉ tiêu năng suất được phân loại thành năng
suất một yếu tố (đo tương quan giữa đầu ra và một yếu tố đầu vào) hoặc năng suất đa
yếu tố (đo tương quan giữa đầu ra với nhiều yếu tố đầu vào). Trong cuốn cẩm nang
cũng hướng


dẫn đầy đủ cách tính tốn các chỉ tiêu đầu ra, đầu vào để tính năng suất. Ví dụ ở cấp
ngành hoặc doanh nghiệp, đầu ra có thể tính bằng tổng giá trị sản lượng hoặc giá trị tăng
thêm, cách xử lý để có được các số liệu về vốn hoặc lao động. Cẩm nang cũng mô tả kỹ
lưỡng và đầy đủ các chỉ tiêu năng suất, ý nghĩa, ưu, nhược điểm của từng chỉ tiêu và
cách thức đo, mỗi chỉ tiêu có các ý nghĩa và cơng dụng nhất định trong đánh giá thực
trạng năng suất và đề xuất các chính sách.
Theo tài liệu hướng dẫn của OECD (2001), các chỉ tiêu năng suất cơ bản gồm “năng

suất tổng hợp các yếu tố” hoặc “năng suất một yếu tố”.
• Năng suất tổng hợp các yếu tố:
+ Năng suất tổng hợp các yếu tố KLEMS (trong đó K là viết tắt của vốn, L là viết
tắt của lao động, E là viết tắt của năng lượng, M là viết tắt của nguyên vật liệu và S là
viết tắt của dịch vụ): đo năng suất với đầu ra là tổng giá trị sản xuất và đầu vào là các
yếu tố vốn, lao động và các đầu vào trung gian như năng lượng, nguyên vật liệu, dịch
vụ.
+ Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) theo tổng giá trị sản xuất: đo năng suất với đầu
ra là tổng giá trị sản xuất và đầu vào là lao động và vốn.
+ Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) tính theo giá trị tăng thêm: đo năng suất với đầu
ra là giá trị tăng thêm và đầu vào là lao động và vốn.
• Năng suất một yếu tố:
+ NSLĐ theo tổng giá trị sản xuất: đầu ra đo bằng tổng giá trị sản xuất và đầu vào
là lao động.
+ NSLĐ tính theo giá trị tăng thêm: đầu ra đo bằng giá trị tăng thêm, đầu vào đo
bằng lao động.
+ Năng suất vốn tính theo tổng giá trị sản xuất: đầu ra đo bằng tổng giá trị sản xuất,
đầu vào đo bằng vốn.
+ Năng suất vốn theo giá trị tăng thêm: đầu ra đo bằng giá trị tăng thêm, đầu vào đo
bằng vốn.
Các chỉ tiêu năng suất khơng độc lập mà có mối liên quan với nhau, ví dụ, năng suất
nhân tố tổng hợp có tác động đến nâng cao năng suất lao động. Các mối liên kết giữa
các chỉ số năng suất được thiết lập với sự trợ giúp của các lý thuyết kinh tế.
Các chỉ tiêu năng suất được phân thành 3 cấp: cấp quốc gia, cấp ngành và cấp doanh
nghiệp. Đối với từng cấp độ, mục đích sử dụng các chỉ tiêu năng suất sẽ khác nhau.


19

Tuy nhiên, như trong cuốn cẩm nang đã đề cập, khi vận dụng các phương pháp đo

năng suất tại mỗi quốc gia còn phụ thuộc vào khả năng thu thập dữ liệu. Hệ thống dữ
liệu thống kê của Việt Nam khơng có sẵn được các số liệu u cầu cho mục đích tính
tốn, ví dụ số liệu về lao động theo giờ, hoặc chất lượng lao động.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), NSLĐ được tính tốn theo 2
cách: 1- Năng suất lao động tính theo tổng giá trị sản xuất
Tổng giá trị sản xuất
Năng suất lao động = ------------------------Đầu vào lao động
NSLĐ theo công thức này cho thấy hiệu quả sử dụng lao động để tạo ra tổng giá trị
sản xuất. NSLĐ một phần phản ánh năng lực cá nhân của người lao động hoặc các nỗ
lực của họ trong tạo ra đầu ra, nhưng đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác: thay
đổi về vốn, đầu vào trung gian cũng như các thay đổi về kỹ thuật, tổ chức sản xuất và
hiệu quả trong doanh nghiệp (ở cấp độ doanh nghiệp) và hiệu quả trong ngành (ở cấp
ngành), hiệu quả kinh tế theo quy mô, mức độ sử dụng nguồn lực ….
Khi đầu ra được tính là giá trị sản xuất trên một đơn vị đầu vào lao động, tăng năng
suất lao động cũng phụ thuộc vào tỷ lệ giữa đầu vào trung gian và lao động. Đầu vào
trung gian là hoạt động sản xuất ở bên ngoài doanh nghiệp, như vậy nếu tính năng suất
dựa trên giá trị sản xuất thì đầu ra gồm cả đầu vào trung gian mà không do yếu tố sản
xuất (gồm cả lao động) trong doanh nghiệp hoặc ngành tạo ra. Kết quả thường cho thấy
một mức năng suất cao hơn so với thực tế do bao gồm giá trị tạo ra bởi các doanh
nghiệp khác hoặc ngành khác. Cách tính này khơng phản ánh sự thay đổi đầu ra do thay
đổi các đặc tính riêng của lực lượng lao động, tương tự như vậy không phản ánh đúng
sự thay đổi về công nghệ và hoặc hiệu quả tác động thay đổi năng suất.
2- Năng suất lao động tính theo giá trị tăng thêm
Giá trị tăng thêm
Năng suất lao động = ---------------------------Đầu vào lao động
So với NSLĐ dựa trên tổng giá trị sản xuất, thay đổi NSLĐ tính theo giá trị tăng
thêm sẽ phản ánh đúng hơn thực trạng hiệu quả sử dụng lao động vì chi phí trung gian
đã được tách ra khỏi tổng giá trị sản xuất.
Giá trị tăng thêm là một chỉ tiêu quan trọng để tính tốn năng suất. Mặc dù khái
niệm giá trị tăng thêm được hình thành từ cách đây hơn hai trăm năm nhưng bắt đầu

được sử


dụng rộng rãi ở Mỹ vào những năm 20 của Thế kỷ 20, với vai trò là cơ sở cho hệ thống
thưởng và khuyến khích người lao động. Đến những năm 1950-1960, nhiều doanh
nghiệp Châu Âu đã bắt đầu sử dụng khái niệm này trong đánh giá hiệu quả doanh
nghiệp. Vào những năm 1970, chỉ tiêu giá trị tăng thêm đã thực sự được sử dụng phổ
biến với mục tiêu tính tốn năng suất.
Giá trị tăng thêm phản ánh giá trị mới tạo thêm thơng qua q trình sản xuất hay
cung cấp dịch vụ do cơ sở sản xuất kinh doanh tạo ra bằng các nguồn lực của mình.
Tổng giá trị sản xuất
Nguyên vật liệu và
dịch vụ mua vào
Giá trị tăng thêm

Nhà cung cấp

Nhà sản xuất

Khách hàng

Sơ đồ 1.1: Minh họa giá trị tăng thêm
Giá trị tăng thêm được tạo ra từ quá trình sản xuất hay cung cấp dịch vụ nhờ nỗ lực
chung của mọi người trong một tổ chức (người lao động) và những người cùng góp vốn
(các nhà đầu tư và các cổ đông). Do vậy, giá trị tăng thêm tạo ra sẽ được dùng để trả cho
những người đã đóng góp vào việc tạo ra nó dưới dạng tiền lương và phụ cấp lao động,
lãi suất vay, cổ tức và lợi nhuận.
Trong các cơng thức tính NSLĐ, đầu vào lao động có thể đo bằng:
1. Số lượng lao động (ký hiệu là N)
2. Số lao động được quy đổi ra lao động làm việc toàn thời gian (Full time

equivalent - FTE)
3. Số giờ lao động (ký hiệu là H)
4. Đầu vào lao động được điều chỉnh theo chất lượng (Quality adjusted labor
input (QALI) (ký hiệu là L).
Lao động vẫn là đầu vào quan trọng nhất cho các quá trình sản xuất. Cách đo NSLĐ
đơn giản là sử dụng đầu vào lao động là số lao động (number of employees). Nhưng
nếu sử dụng đầu vào là số lao động thì khơng phản ánh được những thay đổi về thời


gian làm việc trung bình của mỗi nhân viên hoặc sự thay đổi kỹ năng hay chất lượng
của lao động.
Một cách đo lao động khác là sử dụng số lao động quy đổi ra lao động làm việc toàn
thời gian. Lao động quy đổi ra làm việc toàn thời gian tính bằng cách lấy tổng số giờ
lao động chia cho số giờ lao động bình quân của lao động làm việc tồn thời gian.
Từ khía cạnh phân tích sản xuất, bỏ qua sự khác biệt về chất lượng lao động tại các
thời điểm, đầu vào lao động đo theo giờ lao động là thích hợp nhất. Trong tính năng
suất, nếu sử dụng số lao động sẽ không thể hiện được sức lao động được chuyển vào
sản xuất, dẫn đến kết quả ảnh hưởng nhiều bởi công việc bán thời gian hoặc làm thêm
giờ, sự vắng mặt, thiếu việc làm. Tuy nhiên, khi tính NSLĐ theo giờ, một số vấn đề
thống kê phát sinh liên quan đến việc đo giờ làm việc thực tế, khi số liệu thống kê
không đầy đủ địi hỏi phải ước tính nên phụ thuộc nhiều và khả năng và chất lượng của
kết quả ước lượng.
Đầu vào lao động được điều chỉnh theo chất lượng là số liệu về lao động được phân
loại theo kỹ năng giúp nắm bắt được ảnh hưởng của chất lượng lao động đối với sự tăng
trưởng đầu ra và tăng năng suất. Vì sự đóng góp của người lao động vào q trình sản
xuất bao gồm đóng góp sức lực và trí tuệ, nên một giờ lao động của người này sẽ đóng
góp khác với một giờ lao động của người khác do sự khác biệt về kỹ năng, trình độ, sức
khỏe và kinh nghiệm chun mơn. Nhưng để có được sự phân biệt này thì cần có dữ
liệu và u cầu nghiên cứu chuyên sâu. Tối thiểu phải có số liệu về giờ lao động, chia
nhỏ ra theo các đặc tính của lao động và thù lao theo từng đặc tính của lao động. Trong

ứng dụng thực tế, NSLĐ tính theo số lượng lao động và theo giờ lao động thường được
sử dụng, trong đó, NSLĐ tính theo giờ lao động phản ánh thực trạng tốt hơn. Tính đầu
vào lao động điều chỉnh theo chất lượng (QALI) khá phức tạp và khơng có được dữ liệu
trong hệ thống thống kê của Việt Nam.
Erwin Diewert (2007) trong Cẩm nang Kinh tế lượng, chương 66 - Đo năng suất
trong tài khoản quốc gia và ý nghĩa của nó, đưa ra các lý thuyết và phương pháp đo
năng suất ở cấp độ nền kinh tế. Phương pháp đo năng suất lao động, năng suất đa yếu
tố và năng suất nhân tố tổng hợp được xác định là có liên quan với nhau và liên quan
tới GDP bình quân đầu người. Báo cáo chỉ ra những vấn đề cần quan tâm khi tính tốn
các chỉ tiêu năng suất dựa vào số liệu từ hệ thống tài khoản quốc gia. Trong báo cáo cho
rằng, sử dụng số lượng nhân viên làm thước đo đầu vào lao động trong một ngành
thường sẽ không phải là thước đo chính xác của đầu vào lao động do xu hướng suy
giảm lao động làm việc toàn thời gian và gia tăng sử dụng lao động bán thời gian.
Thậm chí


tổng số giờ lao động trong một ngành không phải là thước đo thỏa đáng về đầu vào lao
động nếu ngành này sử dụng hỗn hợp lao động có tay nghề và lao động khơng có kỹ
năng. Giờ lao động được đóng góp bởi cơng nhân có tay nghề cao thường tạo ra giá trị
tăng thêm nhiều hơn so với giờ lao động của những người lao động khơng có kỹ năng.
Do đó, tốt nhất là phân tách lao động theo các trình độ và kỹ năng khác nhau, nhưng khi
đó lại gặp phải vấn đề về khả năng thu thập dữ liệu thống kê.
Về chỉ tiêu đo NSLĐ, ở Việt Nam, theo Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (2005)
định nghĩa NSLĐ xã hội là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất làm việc của lao động, được đo
bằng GDP tính bình qn cho một lao động trong thời kỳ tham chiếu, thường là một năm.
NSLĐ xã hội được tính theo cơng thức sau:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
Năng suất lao động xã hội = ---------------------------------------------Tổng số người làm việc bình quân
Tổng sản phẩm trong nước là giá trị mới của hàng hóa và dịch vụ được tạo ra của
toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, chính là tổng giá trị tăng thêm

của các ngành kinh tế.
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ tiêu NSLĐ thường được phân tổ theo ngành kinh tế
(hoặc khu vực kinh tế) và loại hình kinh tế. Nguồn số liệu tính NSLĐ được lấy từ: (i)
Số liệu GDP hàng năm; (ii) Số lao động đang làm việc bình quân (số lao động đang làm
việc trong các ngành kinh tế có đến thời điểm 1/7 được lấy làm lao động bình quân
năm). Cả hai chỉ tiêu này được thu thập, tính toán theo cùng một phạm vi và chỉ tiêu
GDP được Tổng cục Thống kê áp dụng các khái niệm, nguyên tắc, nguồn thơng tin và
phương pháp tính theo quy định trong hệ thống tài khoản quốc gia của Liên hợp quốc.

1.1.2 Các nghiên cứu về tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất
Liên quan đến các yếu tố tác động làm tăng NSLĐ, các lý thuyết tăng trưởng kinh
tế và phát triển đã có nhiều gợi mở tương đối rõ ràng. Theo các lý thuyết tăng trưởng,
tăng NSLĐ phụ thuộc vào các yếu tố như: tích tụ vốn, chất lượng vốn (hàm lượng tiến
bộ công nghệ trong vốn), chất lượng lao động, mức độ ứng dụng và đổi mới công nghệ,
hiệu quả sử dụng nguồn lực và mức độ tận dụng lợi ích theo quy mơ.
Hầu hết các lý thuyết tăng trưởng hiện đại được phát triển vào giữa Thế kỷ 20, khi
hàng loạt những nghiên cứu mang tính đột phá – bao gồm những nghiên cứu của Roy
Harrod (1939), Evsey Domar (1946) và đặc biệt là Robert Solow và các cộng sự (1956)
- hướng các nghiên cứu kinh tế coi tiết kiệm, đầu tư và tích lũy vốn là yếu tố chủ lực


tạo ra tổng sản phẩm quốc dân và sự tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu của các học
giả đã hình thành nên nền tảng lý thuyết căn bản quan trọng giúp các nhà nghiên cứu
kinh tế trên khắp thế giới hướng vào các giải pháp tăng tỷ lệ tích lũy của nền kinh tế và
phát triển các kênh tiết kiệm cho đầu tư sản xuất. Trong đó, ít nhiều cũng đã chú ý tới
tăng trưởng kinh tế có phần đóng góp của tiến bộ cơng nghệ.
Nghiên cứu năm 1957 của Robert Solow với tựa đề “thay đổi kỹ thuật và hàm sản
xuất gộp - Technical Change and the Aggregate Production Function” được xuất bản
trong Tạp chí Kinh tế và Thống kê đã chứng minh “vốn và lao động chiếm ít hơn hai
phần ba của tăng trưởng, phần còn lại chính là cơng nghệ”. Về góc độ kinh tế, tiêu chí

đo lường tiến bộ của cơng nghệ là năng suất nhân tố tổng hợp (TFP), tính bằng cách trừ
các phần đóng góp của lao động và vốn vật chất từ GDP. Dựa vào các số liệu thống kê
tính tốn, Robert Solow cho rằng: “tiến bộ kỹ thuật đã góp tới 38% tăng trưởng của Mỹ
trong nửa đầu Thế kỷ 20”.
Trong nghiên cứu đó, ơng đã thực hiện phương pháp hạch toán để phân tách tăng
trưởng đầu ra thành tăng vốn, tăng lao động và tiến bộ cơng nghệ. “Hạch tốn tăng
trưởng” dựa trên hàm sản xuất dạng: Y= A. K α . Lβ, trong đó K là vốn, L là lao động, A
là “năng suất nhân tố tổng hợp” đại diện cho tiến bộ cơng nghệ.






L



A

Y
K +β +
L A

Y
K

Tăng trưởng đầu ra có được từ đóng góp của tăng vốn, đóng góp của tăng lao động
và đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp. Cơng thức trên có thể viết dưới dạng tổng
quát như sau:

gY = – α*gK – β* gL + gtfp
hoặc

gtfp = gY – α*gK – β*gL

Trong đó gi = di/i là tốc độ tăng của các yếu tố, α là hệ số đóng góp của tăng vốn
vào tăng đầu ra, và β = 1-α là hệ số đóng góp của tăng lao động vào tăng đầu ra.
Cũng cùng ý tưởng như trên nhưng một cách thể hiện khác, tốc độ tăng của TFP
được thể hiện như sau:
gtfp = g(Y/L) – α*g(K/L)
Trong đó, g(Y/L) là tốc độ tăng của NSLĐ, g(K/L) là tốc độ tăng của trang bị vốn
trên lao động.


Cơng thức trên nói lên rằng, tốc độ tăng TFP là một phần làm tăng NSLĐ, được tính
bằng cách lấy tốc độ tăng của NSLĐ trừ đi phần đóng góp của tốc độ tăng trang bị vốn
trên lao động.
Trong mô hình Solow, tăng trưởng dài hạn chỉ xảy ra khi có tiến bộ cơng nghệ. Nếu
khơng có tiến bộ cơng nghệ thì tích lũy vốn sẽ gặp phải vấn đề hiệu quả giảm dần. Tiến
bộ công nghệ sẽ liên tục bù đắp cho sự suy giảm hiệu quả của tích lũy vốn. Năng suất
lao động tăng lên trực tiếp do sự cải thiện của công nghệ và gián tiếp do việc bổ sung
thêm vốn và trong phần vốn tăng thêm có tiến bộ cơng nghệ.
Bài báo vào năm 1956 và 1957 của Solow đã đưa ra thông điệp quan trọng: Để hiểu
được tăng trưởng kinh tế dài hạn phải hiểu được đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, những
nhà kinh tế sau đó đã khơng khai thác được khám phá này. Về mặt kỹ thuật, mơ hình
tăng trưởng của Solow chủ yếu tập trung giải thích tại sao tăng trưởng đầu ra lại nhanh
hơn tăng vốn mà không đi sâu diễn giải những ẩn số của sự thay đổi công nghệ. Vì vậy,
nhiều năm sau đó, các nhà kinh tế cũng chỉ tập trung nhiều vào tiết kiệm và đầu tư, coi
đó là yếu tố trung tâm của sự phát triển kinh tế chứ không tập trung vào nguồn gốc của
sự thay đổi công nghệ về mặt dài hạn.

Trước những năm 1980, nhiều nước tiếp cận tăng trưởng theo hướng tập trung vào
tăng tích lũy vốn. Điển hình mơ hình phát triển kinh tế của Liên Xô cũ: cố gắng sử dụng
tỷ lệ tiết kiệm cao là một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế, dẫn đến thúc đẩy
tiết kiệm một cách rất triệt để, tích lũy vốn để thúc đẩy cơng nghiệp hóa. Vì thế mà nền
kinh tế Xơ Viết có sự thay đổi kinh tế rất ít trong nhiều thập kỷ và kết quả là nền kinh
tế tiến tới giới hạn trên của tỷ lệ tiết kiệm cao đồng thời không thay đổi về công nghệ.
Hoặc như các nền kinh tế Nam Mỹ - điển hình là Argentina - là một ví dụ khác về
những gì xảy ra khi khơng có tiến bộ cơng nghệ. Trong những năm 1960 – 1970, rất
nhiều nền kinh tế ở Nam Mỹ phát triển nhanh chóng. Nhiều nước trở nên thỏa mãn bởi
sự giàu có có được từ khai thác tài ngun và do đó họ khơng tạo được đổi mới công
nghệ thành nền tảng của sự phát triển. Argentina tạo ra rất nhiều nhà khoa học tầm cỡ
thế giới, rất ít trong số họ tiếp tục làm việc tại Argentina. Một phần ngun nhân là
khơng có một chiến lược quốc gia nào thúc đẩy tiến bộ công nghệ trong nước.
Những ví dụ trên đã chứng minh kết quả quan trọng của mơ hình Solow: Vốn tích
lũy mà khơng có tiến bộ công nghệ cuối cùng dẫn đến sự kết thúc của tăng trưởng kinh
tế. Một nền kinh tế khơng có đổi mới cơng nghệ, cũng khơng tránh khỏi trì trệ, trừ khi
liên tục thúc đẩy tiềm năng công nghệ.


Theo cách tiếp cận của Solow, dưới góc độ kinh tế, chỉ tiêu đo tiến bộ của công nghệ
về dài hạn là năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) (Solow 1957), tính bằng cách trừ các
phần đóng góp của lao động và vốn vật chất từ GDP. Tuy nhiên, TFP là một giá trị còn
lại sau khi tăng GDP được trừ phần đóng góp của tăng vốn và lao động, nên TFP không
chỉ hàm chứa yếu tố công nghệ mà nó bao gồm nhiều yếu tố khác. Vì vậy, TFP khơng
hồn tồn phản ánh tiến bộ cơng nghệ mà bao gồm nhiều yếu tố trong đó có tiến bộ
cơng nghệ.
Nếu sử dụng mơ hình của Solow, bắt buộc α + β = 1, hiệu quả không thay đổi theo
quy mô. Tư tưởng căn bản của mơ hình: tăng trưởng là do tiến bộ công nghệ, tiến bộ
công nghệ là biến ngoại sinh với giả thiết nền kinh tế hoàn toàn hiệu quả. Nhưng trong
thực tế, nền kinh tế khơng hồn tồn hiệu quả. Năm 1978, Rumer phát triển mơ hình

tăng trưởng mới: tăng trưởng nội sinh, hiệu quả thay đổi theo quy mơ (trích dẫn trong
Olley và Pakes 1996). Tuy nhiên, khi ước lượng hàm sản xuất thường gặp phải vấn đề
về tính nội sinh của các yếu tố đầu vào. Đặc biệt, đối với số liệu doanh nghiệp thì vấn
đề gặp phải là các doanh nghiệp phản ứng với các cú sốc năng suất riêng biệt mà không
được các nhà kinh tế lượng quan sát. Các ước lượng bình phương bé nhất của các hàm
sản xuất đó mang lại các ước lượng chệch. Olley và Pakes (1996) đã khắc phục hiện
tượng nội sinh của hàm sản xuất bằng cách dùng đầu tư (investment) làm biến điều
khiển để phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và năng suất. Nhưng vì với đầu
tư thì có năm doanh nghiệp có đầu tư, có năm khơng đầu tư nhưng vẫn có sự gia tăng
về năng suất nên Levinshon và Petrin (2003) đã thay thế vốn đầu tư bằng đầu vào trung
gian làm biến điều khiển.
Phương pháp của Lenvinshon - Petrin có mơ hình tổng qt là: Yt = β0 + βlLt + βkKt
+ βmMt + ωt + ղt . (Trong đó: Y là đầu ra, L là lao động, K là vốn, M là đầu vào trung
gian). Tiến bộ công nghệ bao gồm hàm lượng khoa học công nghệ trong thiết bị (đầu tư
thiết bị đi kèm công nghệ), các giải pháp nâng cao năng suất, các thay đổi về quản lý,
phát triển về năng lực nhân sự theo sự đổi mới về công nghệ, nghiên cứu, phát triển và
các bí quyết cơng nghệ. Phương pháp của Lenvinshon - Petrin mặc dù đã khắc phục
được hiện tượng nội sinh của hàm sản xuất, nhưng kết quả ước lượng vẫn dừng lại ở
đánh giá tác động của TFP vào tăng trưởng, chứ chưa phân tách rõ tác động của tiến bộ
công nghệ.
Phương pháp bao dữ liệu DEA được xây dựng bởi Charnes, Cooper và Rhodes
(1978) dựa trên ý tưởng của Farell (1957) về ước lượng hiệu quả kỹ thuật dựa trên
đường biên sản xuất (trích dẫn trong Lovell, 1995). Đây là phương pháp phi tham số


×