Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.36 KB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

DƯ THỊ CHUNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

DƯ THỊ CHUNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số: 60.31.07

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG

TP.HỒ CHÍ MINH – 2013



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
dữ liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ

Dư Thị Chung


DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
AFTA

: Asean Free Trade Area (Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á)

ASEAN

: Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á

BTA

:Bilateral Trade Agreement - Hiệp định thương mại song phương

ĐTNN

: Đầu tư nước ngoài

EU


: European Union - Liên minh Châu Âu

FDI

: Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA

: Free Trade Agreement - Hiệp định thương mại tự do

GDP

: Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội

HEPZA

: Ho Chi Minh City Export Processing and Industrial Zones

Authority - Ban quản lý KCX, KCN thành phố Hồ Chí Minh
ITPC

: Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP HCM

KCN

: Khu công nghiệp

KCX

: Khu chế xuất


Khu CNC

: Khu công nghệ cao

M&A

: Merger & Asquision – Mua bán và sáp nhập

PNTR

: Permanent Normal Trade Relations - Quy chế thương mại bình
thường vĩnh viễn

KH-ĐT

: Kế hoạch đầu tư

SHTP

: Sai Gon Hi-tech Park - Khu cơng nghệ cao Sài Gịn

TNCs

: Transnational Corporations - Công ty xuyên quốc gia

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh


UBND

: Ủy ban nhân dân


UNCTAD

: United Nations Conference on Trade and Development - Diễn đàn
Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc

UNDP

: United Nations Development Programme - Chương trình phát triển
Liên hợp quốc

WTO
XTĐT

: World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới
: Xúc tiến đầu tư


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
Trang
Bảng 1.1 Giá trị FDI trên thế giới theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2005-2011 .........18
Bảng 1.2 Xếp hạng quốc tế về cơ sở hạ tầng của Việt Nam ...................................27
Bảng 2.1 Tổng giá trị GDP của TP.HCM theo lĩnh vực kinh tế từ 2001-2012.......32
Bảng 2.2 Dự án FDI của TP.HCM được cấp phép đến 12/2012 phân theo hình thức
đầu tư ....................................................................................................................35
Bảng 2.3 Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép đến 12/2012 phân theo

ngành kinh tế.........................................................................................................35
Bảng 2.4 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp khi đầu tư vào Khu CNC ............48
Bảng 2.5 Tổng hợp điều chỉnh đất của Khu CNC TP.HCM...................................52
Bảng 2.6 Cơ cấu GDP của TP.HCM theo thành phần kinh tế từ 2006-2012..........59
Bảng 2.7 Các đối tác đầu tư dẫn đầu về số dự án FDI được cấp phép mới năm 2012
của TP.HCM .........................................................................................................62
Bảng 2.8 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa phương năm 2012 .............63
Bảng 3.1 Một số dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư ............................................................ 83

Biểu đồ 1.1 Tình hình đầu tư FDI của thế giới giai đoạn 2005-2012 .....................16
Biểu đồ 1.2 Kết quả thăm dị về quốc gia dự định đầu tư (nếu có) của chủ đầu tư và
TNCs giai đoạn sau 2011.......................................................................................18
Biểu đồ 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP về công nghiệp và dịch vụ của TP.HCM,
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước giai đoạn 2001 - 2010 ...................31
Biểu đồ 2.2 Mười địa phương dẫn đầu về cấp phép đầu tư FDI năm 2011 .............50
Biểu đồ 2.3 Xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh của TP.HCM và Bình Dương
(2007-2011)...........................................................................................................66
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của HEPZA………………………………………………38


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu đồ, hình vẽ
MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của luận văn .............................................................................. 1


2.

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn................................................................... 1

3.

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 2

4.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 2

5.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 2

6.

Tính mới của luận văn .................................................................................... 2

7.

Kết cấu của luận văn....................................................................................... 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ HOẠT
ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ .............................................................................................6

1.1 Khái niệm về đầu tư nước ngoài ........................................................................ 6
1.1.1 Khái niệm và vai trị của đầu tư nước ngồi............................................... 6

1.1.2 Các hình thức đầu tư nước ngồi ............................................................... 7
1.1.3. Chính sách đầu tư nước ngoài của Việt Nam ............................................ 9
1.1.4. Các nhân tố tác động đến đầu tư nước ngoài........................................... 11
1.1.4.1. Toàn cầu hố .......................................................................................11
1.1.4.2. Khu vực hố ........................................................................................12
1.1.4.3. Q trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.................................13
1.1.5 Xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài của quốc tế và khu vực................ 16
1.2. Hoạt động xúc tiến đầu tư ............................................................................... 18
1.2.1 Khái niệm xúc tiến đầu tư........................................................................ 19
1.2.2 Vai trò của xúc tiến đầu tư....................................................................... 20
1.2.3 Các biện pháp xúc tiến đầu tư.................................................................. 21


1.2.4 Cơ quan thực hiện xúc tiến đầu tư ...........................................................22
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến xúc tiến đầu tư của một địa phương ............... 25
1.2.6 Đánh giá hiệu quả của công tác xúc tiến đầu tư ....................................... 27
CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG VIỆC THU
HÚT FDI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH..................................................................30

2.1. Tổng quan về hoạt động xúc tiến đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh trong
những năm gần đây ............................................................................................... 30
2.1.1 Giới thiệu khái quát về Thành phố Hồ Chí Minh ................................... 30
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................30
2.1.1.2 Tình hình kinh tế, xã hội.......................................................................30
2.1.1.3 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Thành phố Hồ Chí Minh.......32
2.1.2 Cơ quan phụ trách xúc tiến đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh ............... 36
2.1.2.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố........................................................36
2.1.2.2 Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh ......36
2.1.2.3. Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao..........37
2.1.2.4 Các tổ chức khác ..................................................................................39

2.1.3 Các hoạt động xúc tiến đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh ..................... 40
2.1.3.1 Tạo dựng hình ảnh địa phương ............................................................. 40
2.1.3.2 Xây dựng mối quan hệ..........................................................................41
2.1.3.3 Vận động chính sách cho các nhà đầu tư...............................................46
2.1.3.4 Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đầu tư.......................................................47
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến đầu tư tại thành phố Hồ Chí
Minh...................................................................................................................... 50
2.1.4.1 Hệ thống luật pháp và chính sách đầu tư...............................................51
2.1.4.2 Cơng tác quy hoạch ..............................................................................51
2.1.4.3 Cơ sở hạ tầng........................................................................................53
2.1.4.4 Nguồn nhân lực ....................................................................................54
2.1.4.5 Ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tư..............................................54
2.1.4.6 Năng lực của cơ quan xúc tiến đầu tư và các đối tác ............................. 55


2.2 Đánh giá tổng quát về hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu tư tại TP.HCM ..... 56
2.2.1 Các thành quả đạt được ........................................................................... 56
2.2.2 Các mặt tồn tại ........................................................................................ 62
TÓM TẮT CHƯƠNG II...................................................................................................67
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI TP.HCM ....................................................... 68

3.1 Quan điểm, định hướng về công tác xúc tiến đầu tư XTĐT trong giai đoạn 2011
– 2020………………………………………………………………………………68
3.2 Thuận lợi và khó khăn trong cơng tác xúc tiến đầu tư của TP.HCM................. 69
3.3. Một số giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư .................... 71
3.3.1 Phát triển Mơ hình “Nhà Việt Nam”........................................................ 71
3.3.2 Giải pháp về nguồn nhân lực cho công tác xúc tiến đầu tư....................... 72
3.3.3 Các biện pháp tăng ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tư ................... 73
3.3.4 Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư có trọng điểm ................................. 74

3.3.4.1 Vai trò của chiến lược xúc tiến đầu tư có trọng điểm ............................ 74
3.3.4.2 Xác định ngành trọng điểm cho xúc tiến đầu tư ...................................74
3.3.5 Cải thiện môi trường đầu tư..................................................................... 75
3.3.5.1 Cải thiện về đất đai...............................................................................75
3.3.5.2 Giải quyết vấn đề về cơ sở hạ tầng .......................................................76
3.3.5.3 Cải cách thủ tục hành chính..................................................................76
3.5.5.4 Một số vấn đề khác...............................................................................78
3.3.6 Các giải pháp xúc tiến đầu tư................................................................... 79
3.3.6.1 Tạo dựng hình ảnh................................................................................79
3.3.6.2 Xây dựng mối quan hệ..........................................................................81
3.3.6.3 Vận động chính sách cho nhà đầu tư.....................................................81
3.3.6.4 Nâng cấp các dịch vụ đầu tư .................................................................82
3.3.7 Đề xuất về hoạt động XTĐT tại các KCX, KCN, Khu CNC................... 83
3.3.8 Một số kiến nghị đối với cơ quan trung ương .......................................... 84
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ...................................................................................................86
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 87


1

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của luận văn
Đầu tư nước ngồi là một trong những biện pháp quan trọng nhằm gia tăng

vốn đầu tư của một quốc gia, đó là cơng cụ góp phần tăng trưởng và phát triển
kinh tế của đất nước cũng như của từng địa phương tiếp nhận đầu tư. Chính vì
thế, hoạt động xúc tiến đầu tư (XTĐT) nhằm thu hút đầu tư nước ngoài là một
trong những vấn đề quan trọng và đáng được chú ý, nhất là trong hội nhập kinh tế

quốc tế. Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới
(WTO) từ năm 2007, việc mở cửa thị trường đầu tư quốc tế với các quốc gia
thành viên theo cam kết sẽ mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội song cũng khơng ít
những khó khăn, thách thức.
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa
của khu vực phía Nam cũng như cả nước và cũng là một trong những địa phương
thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước trong thời gian qua.
Tuy đã đạt được một số thành tựu trong việc thu hút đầu tư nước ngồi, góp phần
vào tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp –
dịch vụ hiện đại, giá trị cao, gia tăng xuất khẩu, tiếp thu công nghệ tiên tiến...
Tuy nhiên, cũng giống như những địa phương khác trong cả nước, TP.HCM cũng
không tránh khỏi những khó khăn, trở ngại và hạn chế trong các hoạt động XTĐT
Vậy thực trạng các hoạt động XTĐT tại TP.HCM trong thời gian qua như
thế nào? Thành phố đã đạt được các thành tựu gì cũng như những mặt chưa đạt
được trong cơng tác XTĐT nước ngồi nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài? Và trong thời gian tới, TP.HCM nên có các biện pháp gì nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động XTĐT? Đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu
quả hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh” làm đề
tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành
2.

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Luận văn làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động xúc tiến đầu tư nước

ngoài đối với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi tại TP.HCM. Từ đó đề xuất


2

những giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy các hoạt động xúc tiến đầu tư một cách

có hiệu quả hơn trong việc thu hút FDI. Mục tiêu cụ thể của luận văn như sau:
- Làm rõ và hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến hoạt động xúc tiến đầu tư, các
yếu tố tác động tới hoạt động xúc tiến đầu tư và vai trò của xúc tiến đầu tư trong
việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài;
- Phân tích thực trạng xúc tiến đầu tư nước ngồi tại TP.HCM trong thời gian từ
2001 đến 2012, từ đó đánh giá hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư tại TP.HCM
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động XTĐT tại TP.HCM
trong thời gian tới.
3.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là phân tích hiệu quả hoạt động xúc

tiến đầu tư nước ngoài của TP.HCM cũng như các mục tiêu, định hướng và cơ chế
chính sách cùa thành phố trong hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả
thu hút đầu tư.
4.

Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung phân tích hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư trong việc thu

hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tác giả chỉ đánh giá hiệu quả hoạt động xúc
tiến đầu tư qua số lượng vốn FDI thành phố thu hút được từ 2001 đến 12/2012 theo
mục tiêu, định hướng thu hút FDI của thành phố. Các giải pháp đề xuất đến năm
2020.
5.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu cơ bản là phương pháp nghiên cứu tại bàn nhằm tìm


hiểu các dữ liệu thứ cấp từ các nghiên cứu, các nhận định của chuyên gia, các báo
cáo thống kê…
Luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh nhằm đưa ra
các đánh giá nhận định về vai trò của XTĐT trong việc thu hút FDI.
6. Tính mới của luận văn
Đã có nhiều cơng trình, đề tài nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
và xúc tiến đầu tư như:


3

Luận án tiến sĩ “Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh” của nghiên cứu sinh Nguyễn Tấn Vinh (2011).
Luận án lượng hóa các ảnh hưởng của FDI đến q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành thơng qua tăng trưởng kinh tế của TP.HCM, từ đó đề xuất những giải pháp
cơ bản nhằm thu hút và sử dụng FDI thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM
theo hướng hiệu quả và bền vững.
Cơng trình “Vai trị của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển và tăng
trưởng kinh tế Việt Nam” của Nguyễn Thị Cành, Trần Hùng Sơn (2009), tạp chí
Phát triển kinh tế, (225, tr 2), các tác giả đã lượng hóa tác động của FDI đến tăng
trưởng kinh tế.
“Cải thiện môi trường đầu tư thu hút vốn FDI ở một số nước Châu Á và các
bài học kinh nghiệm cho TP.HCM” của Dương Thị Bình Minh, Nguyễn Thanh
Thủy (2009), trên tạp chí Phát triển kinh tế, (225, 15). Các tác giả đã đánh giá phân
tích về các biện pháp cải thiện mơi trường đầu tư nhằm thu hút FDI của một số quốc
gia Châu Á và đề xuất các giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư cho TP.HCM.
“Thách thức đối với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau
khi Việt Nam gia nhập WTO và giải pháp” của Nguyễn Tiến Dũng (2009) trên tạp
chí Kinh tế dự báo, (20, 11). Tác giả đã phân tích năm thách thức và hai nguy cơ đối
với thu hút FDI của Việt Nam sau khi gia nhập WTO và đề xuất một số giải pháp

thu hút FDI.
“Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội
của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020”, Luận án tiến sĩ của Trần
Văn Lợi (2008). Cơng trình đã phân tích vai trị của đầu tư trực tiếp nước ngoài với
tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đề
xuất một số giải pháp thu hút FDI cho vùng.
"Một số giải pháp tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài từ Liên minh Châu Âu (EU) tại TP. HCM" (2004) của học viên cao học Đỗ
Trọng Giáp. Đề tài đánh giá tổng quan về thu hút FDI từ khu vực EU và nêu ra các
giải pháp làm sao để TP. HCM thu hút được nhiều hơn vốn đầu tư của EU.


4

"Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam", luận văn tiến sĩ của nghiên cứu sinh Triệu Hồng Cẩm (2003).
Tác giả đã nghiên cứu tình hình chung đầu tư trực tiếp nước ngoài vào VN giai
đoạn 2001-2003, đưa ra những giải pháp nhằm quản lý quá trình đầu tư trực tiếp
nước ngồi tại Việt Nam, góp phần củng cố vai trị của chính phủ và hồn thiện q
trình thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
“Đầu tư trực tiếp nước ngồi trong q trình tăng trưởng và phát triển kinh tế ở
Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Ngọc Anh Thư (2000). Luận án phân tích
tác động của đầu tư trực tiếp nước ngồi đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam và một số đề xuất giải pháp thu hút FDI.
Loạt bài về xúc tiến đầu tư của Liên Hiệp Quốc – ESCAP tại Hội thảo Tập
huấn về Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư (2003) do tổ chức nghiên cứu chính sách Châu Á
(Asia Policy Research Corp. trình bày đề cập đến các khái niệm và cách thức xúc
tiến đầu tư.
Nhìn chung các đề tài trên đều đánh giá tổng quan về thu hút FDI, phân tích
các mặt đạt được cũng như tồn tại và từ đó đề xuất các giải pháp mang tính định

hướng để thu hút FDI. Các đề tài cũng có ít nhiều đề cập đến cơng tác xúc tiến đầu
tư thu hút FDI tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu tổng quát về hiệu quả hoạt
động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngồi.
Tính mới của luận văn đó là làm rõ tình hình thực hiện cơng tác xúc tiến đầu tư
tại TP.HCM, phân tích hiệu quả đạt được qua số liệu vốn FDI mà thành phố thu hút
được từ đó đề xuất và kiến nghị các giải pháp xúc tiến đầu tư hiệu quả hơn.
7.

Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương, trong đó:

Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động xúc tiến đầu
tư;
Chương 2: Hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài trong việc thu hút FDI tại thành
phố Hồ Chí Minh;
Chương 3: Một số biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu


5

tư nước ngồi tại thành phố Hồ Chí Minh.


6

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ
1.1 Khái niệm về đầu tư nước ngoài và đầu tư trực tiếp nước ngồi
1.1.1 Khái niệm và vai trị của đầu tư nước ngoài

Hiện nay, vấn đề đầu tư nước ngoài đã trở nên phổ biến với các quốc gia trên
toàn thế giới. Chúng ta có thể hiểu rằng đầu tư nước ngồi là một trong những hình
thức cơ bản của quan hệ kinh tế đối ngoại. Đó là một q trình trong đó có sự dịch
chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm mang lại lợi ích cho các bên
tham gia. Bản chất của đầu tư nước ngoài là hình thức xuất khẩu tư bản. Theo V.I.
Lênin, xuất khẩu tư bản là đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Xuất khẩu tư
bản là một xu hướng tất yếu, đó là q trình xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư
tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư và các nguồn lợi
nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản. [4].
Luật đầu tư Việt Nam năm 2005, điều 13 khoản 2 định nghĩa: "Đầu tư nước
ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản
hợp pháp khác để tiến hành các hoạt động đầu tư” [28, tr.2]
Vậy có thể hiểu rằng đầu tư nước ngồi là một hình thức xuất khầu tư bản,
trong đó các cá nhân hay tổ chức đầu tư vốn, dây chuyền công nghệ hay các tài sản
hợp pháp sang các quốc gia khác nhằm mục đích lợi nhuận hay thực hiện các mục
đích khác của nhà đầu tư.
Đầu tư nước ngồi có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia
nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới. Đầu tư nước ngồi mang lại những lợi
ích to lớn về mặt kinh tế đối với cả hai phía chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư.
Đối với các nước là chủ đầu tư, đầu tư nước ngoài giúp cho nhà đầu tư mở rộng thị
trường tiêu thụ hàng hóa và sản phẩm, tìm kiếm được nguồn nguyên liệu đầu vào ổn
định; đổi mới dây chuyền công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường


7

quốc tế, giúp phân tán và giảm thiểu rủi ro kinh doanh. Với các quốc gia tiếp nhận
đầu tư, đầu tư quốc tế bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển; bù đắp
thâm hụt thương mại, cải thiện cán cân thanh toán; là động lực phát triển công
nghiệp, tăng trưởng xuất khẩu và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; góp phần

tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia và thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tế.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đã đưa vào các quốc gia tiếp nhận đầu
tư công nghệ hiện đại, thúc đẩy hoạt động đổi mới và chuyển giao công nghệ tại các
quốc gia đang phát triển. Đồng thời các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngồi đã góp phần đào tạo đội ngũ lao động lành nghề, đội ngũ quản lý đạt trình độ
quốc tế, góp phần đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nước chủ
nhà. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đầu tư có vốn nước ngồi đã đóng góp đáng kể
cho ngân sách quốc gia. Tuy nhiên, ngồi các mặt tích cực thì đầu tư nước ngồi
cũng ảnh hưởng không tốt đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư như tác động xấu đến
môi trường, cạnh tranh với các ngành công nghiệp nội địa, hiện tượng chuyển
giá...[34].
1.1.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi
Các hình thức đầu tư nước ngồi có thể phân loại tùy theo mức độ tham gia
quản lý và tính chất của nguồn vốn đầu tư. Theo tính chất của nguồn vốn đầu tư có
hỗ trợ phát triển chính thức (ODA - Official Development Assistance), viện trợ của
của các Tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental Organizations - NGOs). Theo
mức độ quản lý thì có đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI – Foreign Direct
Investment) và đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII - Foreign Indirect Investment) [9].
Trong luận văn này, tác giả chỉ làm rõ các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI). Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF (1993) định nghĩa: " FDI là một đầu tư được
tiến hành nhằm thu được lợi ích lâu dài tại một doanh nghiệp đang hoạt động ở một
nền kinh tế khác nền kinh tế của nhà đầu tư, mục đích của nhà đầu tư là có được
tiếng nói có hiệu lực trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp ấy". [43]. Các hình
thức FDI bao gồm: Đầu tư mới (greenfield investment – GI) và mua lại hoặc sáp
nhập (mergers and acquisitions – M&A). Đầu tư mới là việc các nhà đầu tư thành


8

lập một doanh nghiệp mới ở nước nhận đầu tư sau đó trực tiếp cung cấp vốn cho

doanh nghiệp đó hoạt động. Đây là cách làm truyền thống và cũng là hình thức chủ
yếu để các nhà đầu tư ở các nước kinh tế phát triển đầu tư vào các nước đang phát
triển. M&A là việc các nhà đầu tư chuyển vốn vào nước nhận đầu tư thơng qua hình
thức mua lại một phần hoặc toàn bộ hoặc sáp nhập các doanh nghiệp đang hoạt
động ở nước nhận đầu tư. Đối với Việt Nam, M&A là một hình thức đầu tư trực tiếp
và được quy định tại Điều 21, khoản 6 Luật đầu tư năm 2005.
Phân theo mức độ góp vốn, FDI được phân thành các hình thức sau:
 Thành lập cơng ty 100% vốn nước ngồi: theo đó nhà đầu tư nước ngoài phải
tự bỏ vốn ra, vận hành kinh doanh trên lãnh thổ nước tiếp nhận đầu tư, theo
pháp luật của nước sở tại. Phương thức này đòi hỏi nhà đầu tư nước ngoài
phải nghiên cứu thị trường của quốc gia tiếp nhận đầu tư và gặp nhiều rủi ro
hơn.
 Thành lập công ty liên doanh: nhà đầu tư nước ngoài sẽ cùng với nhà đầu tư
trong nước góp vốn thành lâp nên một cơng ty mới hoạt động trên lãnh thổ
nước tiếp nhận đầu tư, theo pháp luật của nước sở tại. Liên doanh có thể bao
gồm nhiều nhà đầu tư nước ngoài với nhiều nhà đầu tư trong nước.
 Mua phần vốn góp: nhà đầu tư nước ngồi thơng qua các kênh giao dịch gián
tiếp hoặc trực tiếp để mua phần vốn góp của một doanh nghiệp từ đó có
quyền kiểm sốt hoạt động cũng như hưởng lợi nhuận do hoạt động của
doanh nghiệp đó mang lại.
 Ký hợp đồng hợp tác liên doanh (BCC): là hình thức đầu tư được ký giữa các
nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản
phẩm mà khơng thành lập pháp nhân.
Ngồi ra cịn có một số hình thức khác như:
 Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (hợp đồng BOT) là hình thức
đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây
dựng, kinh doanh cơng trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định.
Hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao khơng bồi hồn cơng trình đó cho Nhà



9

nước Việt Nam.
 Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (hợp đồng BTO) là hình thức
đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây
dựng cơng trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển
giao cơng trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư
quyền kinh doanh cơng trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn
đầu tư và lợi nhuận.
 Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (hợp đồng BT) là hình thức đầu tư được
ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng cơng
trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao cơng
trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư
thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho
nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT. [28, tr.2]
1.1.3. Chính sách đầu tư nước ngoài của Việt Nam
Đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có chính sách về đầu
tư nước ngoài của quốc gia tiếp nhận đầu tư. Chủ trương chính sách đường lối của
Đảng ta về kinh tế đối ngoại được khẳng định xuyên suốt trong các kỳ đại hội VII,
VII, IX của Đảng là: “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng
thế giới” [16]. Đến Đại hội IX (04/2001) khẳng định “Việt Nam sẵn sàng là bạn và
đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hịa bình,
độc lập và phát triển”.[17]. Với tinh thần đó, Việt Nam đã có quan hệ chính thức
với hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới. Việc ký kết vào các điều ước đa phương,
song phương, thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam đều hướng tới mục tiêu
chung là nhằm mở cửa thị trường, tự do hóa hoạt động đầu tư nước ngồi.
Thực hiện đường lối đối ngoại “độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa”,
đến nay nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 178 quốc gia; quan hệ thương mại với
175 quốc gia và vùng lãnh thổ, ký hơn 60 hiệp định kinh tế và thương mại song
phương và thiết lập quan hệ đầu tư với trên 84 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nước ta

đã và đang tích cực triển khai các cam kết trong Hiệp định đối tác kinh tế Việt


10

Nam-Nhật Bản (EPA); xúc tiến đàm phán Hiệp định khung về đối tác và hợp tác
toàn diện với EU (PCA); đàm phán Hiệp định đầu tư song phương với Hoa Kỳ
(BIT) và Ca-na-đa; đàm phán Hiệp định tự do thương mại song phương (FTA) với
Chi-lê…[33]
Với phương châm chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, Việt Nam đã mở cửa
thị trường đón các nhà đầu tư trên thế giới đến Việt Nam với nhiều chính sách thu
hút và ưu đãi đầu tư. Việc chính phủ Việt Nam ban hành Luật đầu tư nước ngoài
1987 và qua nhiều lần bổ sung chỉnh sửa đã thống nhất thông qua Luật đầu tư 2005
áp dụng chung cho các nhà đầu tư, không phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước
và đầu tư nước ngoài là bước tiến quan trọng trong việc thu hút đầu tư quốc tế và
thể hiện rõ chính sách đầu tư quốc tế của Việt Nam, cụ thể như:
 Nhà đầu tư được đầu tư trong các lĩnh vực và ngành, nghề mà pháp luật
không cấm; được tự chủ và quyết định hoạt động đầu tư theo quy định của
pháp luật Việt Nam;
 Nhà nước đối xử bình đẳng trước pháp luật đối với các nhà đầu tư thuộc mọi
thành phần kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngồi; khuyến
khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư;
 Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và
các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư; thừa nhận sự tồn tại và phát
triển lâu dài của các hoạt động đầu tư;
 Nhà nước cam kết thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
 Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với đầu tư vào các lĩnh
vực, địa bàn ưu đãi đầu tư. [28, tr.3]
Trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020, mục tiêu của

Việt Nam là cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được
mục tiêu này vào năm 2020, Việt Nam sẽ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng
bộ, với một số cơng trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô
thị lớn. Trong thời gian qua, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu là các doanh


11

nghiệp hướng xuất khẩu, chính phủ Việt Nam đã đưa ra chính sách mới theo định
hướng chuyển dịch dần sang các ngành có giá trị gia tăng cao tuy nhiên vẫn giữ
những ngành cần nhiều lao động để giải quyết công ăn việc làm cho người dân.
1.1.4. Các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.4.1. Toàn cầu hố
Tồn cầu hóa là xu thế của thời đại và là nhân tố thúc đẩy đầu tư quốc tế của
các quốc gia. Có nhiều quan điểm khác nhau về tồn cầu hóa nhưng xét về bản chất,
tồn cầu hóa là q trình trong đó các quốc gia ngày càng xích lại gần nhau; gia
tăng các ảnh hưởng, tác động lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế,
văn hóa, xã hội, chính trị trên tồn thế giới. Lực lượng sản xuất phát triển cùng với
cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ là ngun nhân chính dẫn đến tồn cầu hóa. C.
Mác và Ph. Ăng - ghen đã chỉ ra rằng: "Vì ln bị thúc đẩy bởi nhu cầu về những
nơi tiêu thụ sản phẩm, giai cấp tư sản xâm lấn khắp tồn cầu. Nó phải xâm nhập vào
khắp nơi, trụ lại ở khắp nơi và thiết lập những mối liên hệ ở khắp nơi... Do bóp nặn
thị trường thế giới, giai cấp tư sản đã làm cho sản xuất và tiêu dùng của tất cả các
nước mang tính chất thế giới..."[23, tr.601]. Có quan điểm cho rằng “Tồn cầu hố
là một q trình mà thơng qua đó thị trường và sản xuất ở nhiều nước khác nhau trở
nên ngày càng phụ thuộc lẫn nhau do tính năng động của việc bn bán hàng hố và
dịch vụ cũng như do tính năng động của sự lưu thơng vốn tư bản và cơng nghệ” [13,
tr.78].
Để có thể tham gia vào q trình tồn cầu hóa kinh tế, các quốc gia cần chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế. Nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc phải đảm bảo

tự do hóa thương mại, tự do hóa các hoạt động tài chính và đầu tư quốc tế. Điều đó
được thể hiện qua các thể chế kinh tế thương mại như các hiệp định song phương và
đa phương, các cơng ước quốc tế. Song song với q trình tồn cầu hoá kinh tế là sự
ra đời của các tổ chức quốc tế và khu vực về chính trị, kinh tế, thương mại, tài chính
như Liên hiệp quốc (UN) với các tổ chức trực thuộc như Chương trình phát triển
Liên hợp quốc (UNDP), Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc
(UNCTAD); các tổ chức khác như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Quỹ tiền


12

tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB)... có vai trò ngày càng tăng trong việc
giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị chung của thế giới và khu vực.
Tồn cầu hóa tạo động lực và cơ hội phát triển cho các công ty xuyên quốc gia
(TNCs) và ngược lại các công ty đa quốc gia là nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ hơn q
trình tồn cầu hóa. Với các hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A), các công ty đa
quốc gia đang ngày càng tăng cường vị thế và quy mơ hoạt động của mình trên thị
trường quốc tế. Theo số liệu của UNCTAD, vào những năm đầu thế kỷ XXI, trên
thế giới có khoảng 63.000 TNCs với 700.000 công ty con. TNCs đã chi phối và
kiểm soát trên 80% thương mại, 4/5 nguồn vốn FDI, 9/10 kết quả nghiên cứu
chuyển giao cơng nghệ tồn thế giới. Đặc biệt, TNCs có vai trị cung cấp vốn,
chuyển giao công nghệ đối với các nước đang phát triển. Lượng vốn FDI vào các
nước đang phát triển tăng từ 995,1 tỷ USD thời kỳ 1996-2000, lên 1.046,8 tỷ USD
thời kỳ 2001-2005, lượng vốn này chủ yếu được thực hiện từ TNCs (trung bình
khoảng 60% tổng vốn đầu tư hàng năm của TNCs được thực hiện ở nước ngoài).
[24]
1.1.4.2. Khu vực hố
Q trình tồn cầu hố đã dẫn đến sự hình thành các liên kết khu vực, các liên
kết này nhằm tạo ra các khu vực kinh tế rộng lớn hơn trong đó lợi thế tương đối
cũng như lợi thế kinh tế quy mô được phát huy tối đa. Việc hình thành các tổ chức

liên kết khu vực cũng là một xu thế khách quan, nhằm mục đích tự vệ trước các thế
lực kinh tế xuyên quốc gia; tăng cường vị thế trên thị trường quốc tế; góp phần bảo
vệ, duy trì hịa bình và an ninh khu vực, tạo thế cho quan hệ của các quốc gia thành
viên với các đối tác nước ngoài; tạo điều kiện để các nước thành viên mở rộng quan
hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong những thập kỷ gần đây, nền kinh tế
thế giới đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của các hoạt động
liên kết kinh tế quốc tế theo khu vực, từ đó hình thành nên các tổ chức liên kết khu
vực như: Liên minh Châu Âu (EU), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), khu
thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình
Dương (APEC), thị trường tự do Nam Mỹ (Mercosur)...


13

1.1.4.3. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Việt Nam là quốc gia đang phát triển và ngày càng hội nhập kinh tế quốc tế
mạnh mẽ hơn. Các sự kiện trên thế giới và khu vực ngày càng tác động trực tiếp với
kinh tế xã hội của Việt Nam đòi hỏi Việt Nam phải thường xuyên cập nhật và thích
ứng. Những sự kiện thể hiện q trình hội nhập kinh tế quốc tế có tác động mạnh
đến tình hình kinh tế, vấn đề đầu tư của Việt Nam có thể kể đến như sau:
Trước tiên, phải nhắc đến sự kiện Việt Nam gia nhập Khu vực mậu dịch tự do
Đông Nam Á (AFTA) và thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan.
Quyết định thành lập Khu vực thương mại tự do này được đưa ra tại Hội nghị
Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4, tổ chức vào tháng 1/1992 tại Singapore. Theo kế
hoạch ban đầu, AFTA được hoàn thành vào năm 2008 với mục đích cơ bản là "tăng
cường khả năng cạnh tranh của ASEAN như một cơ sở quốc tế nhằm cung cấp hàng
hóa ra thị trường thế giới". Tuy nhiên, trước sự phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ
của các liên kết kinh tế toàn cầu khác, cũng như do sự tiến bộ của chính các quốc
gia ASEAN, năm 1994, khối này quyết định đẩy nhanh thời hạn lên năm 2003. Cơ
chế chính để thực hiện AFTA là Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung

(Common Effective Preferential Tariff - CEPT). Đến năm 2010, các nước ASEAN
thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) thay thế Hiệp định
CEPT. Theo ATIGA, đến năm 2015 sẽ hạ thuế suất xuống 0% đối với tất cả các mặt
hàng trừ những mặt hàng nằm trong danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL). Riêng bốn
nước Cămpuchia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam được linh hoạt bảo lưu 7% số dòng
thuế tới năm 2018.
Về vấn đề đầu tư nước ngoài, việc Việt Nam gia nhập AFTA sẽ tạo điều kiện
thuận lợi hơn để thu hút đầu tư quốc tế từ các quốc gia trong khối ASEAN cũng như
các nhà đầu tư trên toàn thế giới. Các nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam sẽ nghĩ
đến một thị trường rộng lớn vượt khỏi phạm vi Việt Nam đó là thị trường ASEAN,
vì khi đó hàng hóa sản xuất ra sẽ có thể tiêu thụ tại tất cả các quốc gia thành viên
với mức thuế thấp và hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ. Trên thực tế, quyết định
của nhà đầu tư nước ngồi khơng chỉ phụ thuộc vào chính sách thuế quan hay tiềm


14

năng thị trường mà cịn có nhiều yếu tố khác tác động khác như chính sách đầu tư
của quốc gia, thủ tục hành chính nhanh gọn, tình hình chính trị xã hội ổn định,
nguồn nhân lực…Vì thế Việt Nam cần phải tiếp tục cải thiện mơi trường đầu tư để
có thể cạnh tranh được với các thành viên ASEAN khác trong việc thu hút đầu tư
nước ngoài
Thứ hai là sự kiện Việt Nam và Hoa Kỳ ký Hiệp định thương mại song phương
và Mỹ thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam
Năm 1995, Việt Nam và Mỹ đã bình thường hóa quan hệ. Hiệp định thương
mai song phương Việt – Mỹ được ký vào năm 2001 mở ra thời kỳ mới về quan hệ
kinh tế đối ngoại của hai quốc gia. Theo đó, Việt Nam đồng ý cho phép các công ty
và các cá nhân Mỹ đầu tư vào các thị trường của một loạt các lĩnh vực dịch vụ, bao
gồm kế toán, quảng cáo, ngân hàng, máy tính, phân phối, giáo dục, bảo hiểm, luật
và viễn thông. Hầu hết các cam kết về các lĩnh vực đó có lộ trình thực hiện sau 3

đến 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Cũng từ năm 2001, Mỹ đã áp dụng quan
hệ thương mại bình thường đối với Việt Nam nhưng chỉ mang tính thời hạn, theo đó
mỗi năm Quốc hội Mỹ lại đưa ra xem xét việc liệu có áp dụng quy chế không phân
biệt đối xử đối với các sản phẩm của Việt Nam hay không. Sở dĩ, Quy chế thương
mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) của Mỹ quan trọng đối với việc gia nhập WTO
của Việt Nam là vì WTO có nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, trong đó các quốc gia
thành viên được đối xử ngang bằng về thương mại. PNTR ngăn cản việc Việt Nam
được Mỹ đối xử cơng bằng, nên nếu khơng có PNTR của Mỹ thì việc Việt Nam vào
WTO khơng có nhiều ý nghĩa thực tế đối với thị trường Mỹ. [39]
Việc Việt Nam có quy chế PNTR cịn là một bảo lãnh về “chính trị - kinh tế”
để các nhà đầu tư của Mỹ yên tâm tiếp tục hoạt động của mình, nhất là khi cân nhắc
tăng vốn đầu tư và chuyển giao cơng nghệ tại thị trường Việt Nam, vì sự lo lắng của
họ về rủi ro quan hệ kinh tế - thương mại song phương đã bị xóa bỏ. Việc Mỹ thông
qua PNTR với Việt Nam giúp các nhà đầu tư cảm thấy yên tâm khi đầu tư mới, hay
mở rộng đầu tư ở Việt Nam đồng thời giúp Việt Nam có cơ hội tiếp cận với nguồn
vốn và cơng nghệ của một nền kinh tế hàng đầu thế giới. Hơn nữa, xu hướng đầu tư


15

quốc tế của Việt Nam là đầu tư hướng xuất khẩu. Các nhà đầu tư nhất là từ các khu
vực như Đông Bắc Á, EU hay ASEAN cũng cân nhắc các quyết định chọn địa bàn
đầu tư để có thể tiếp cận và hướng tới thị trường Mỹ, một thị trường được đánh giá
là rất hấp dẫn và tiềm năng. [39]
Thứ ba là sự kiện gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam
Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 7/11/2006, và được công nhận là thành
viên chính thức của tổ chức này vào ngày 11/1/2007. Việc gia nhập WTO đã mở ra
cơ hội lớn cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với thị trường rộng lớn, gồm 157
nước thành viên, chiếm 97% GDP toàn cầu. Từ khi trở thành thành viên của WTO,
Việt Nam đã và đang tiếp tục thực hiện các cam kết quốc tế trong khung khổ WTO

như cam kết về thương mại hàng hóa bao gồm cam kết về thuế nhập khẩu, hạn
ngạch thuế quan, trợ cấp nông nghiệp và cam kết về thương mại dịch vụ. Theo cam
kết về mở cửa thị trường dịch vụ, trong Hiệp định thương mại song phương (BTA)
với Mỹ, ta đã cam kết 8 ngành dịch vụ khoảng 65 phân ngành. Trong thỏa thuận
WTO, Việt Nam cam kết đủ 11 ngành dịch vụ, tính theo phân ngành khoảng 110.
Với hầu hết các ngành dịch vụ, trong đó có những ngành nhạy cảm như bảo hiểm,
phân phối, du lịch... ta giữ được mức độ cam kết gần như trong BTA. Riêng viễn
thông, ngân hàng và chứng khốn, để sớm kết thúc đàm phán, ta đã có một số bước
tiến nhưng nhìn chung khơng q xa so với hiện trạng và đều phù hợp với định
hướng phát triển đã được phê duyệt cho các ngành này. Có thể kể đến cam kết về
dịch vụ phân phối, thời điểm cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài vào 1/1/2009. Thứ hai, tương tự như BTA, ta không mở cửa thị trường phân
phối xăng dầu, dược phẩm, sách báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo, đường và
kim loại quý cho nước ngoài. Nhiều sản phẩm nhạy cảm như sắt thép, xi măng,
phân bón... ta chỉ mở cửa thị trường sau 3 năm. Chính nhờ cam kết mở cửa thị
trường, Việt Nam đã tạo điều kiện và sức hút đối với các nhà đầu tư quốc tế.
Ngoài các sự kiện trên, cũng phải đề cập đến việc Việt Nam ký kết nhiều hiệp
định thương mại tự do với các quốc gia khác nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư
giữa các quốc gia. Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước


16

Nhật Bản, Chi lê, hiện đang đàm phán FTA với Hàn Quốc, Liên minh thuế quan và
Liên minh Châu Âu.
1.1.5 Xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài của quốc tế và khu vực
Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2008 khiến cho đầu tư quốc
tế giảm mạnh. Khó khăn về tài chính của các cơng ty đa quốc gia làm thay đổi sức
đầu tư cũng như xu hướng đầu tư quốc tế. Nằm chính giữa tâm chấn của cuộc
khủng hoảng, nhóm các nước phát triển phải gánh chịu sự sụt giảm dòng vốn FDI

chảy vào lên tới 33%, đáng kể nhất là Phần Lan, Đức, Hungary, Ý và Anh cịn
nhóm các nước đang phát triển bị tác động ít hơn, dịng vốn FDI đạt mức dương
3,6% vào cuối năm 2008. Nguồn vốn FDI năm 2009 đã giảm mạnh trong cả 3 nhóm
chính: nước phát triển, nước đang phát triển, và các nước mới nổi. Sự suy giảm toàn
cầu này phản ánh điểm yếu của các nền kinh tế ở nhiều nơi trên thế giới. cũng như
việc suy giảm khả năng tài chính của các cơng ty xuyên quốc gia (TNCs). Tuy
nhiên, từ sau 2010 đầu tư quốc tế có dấu hiệu phục hồi.[48], [49].
Biểu đồ 1.1 Tình hình đầu tư FDI của thế giới giai đoạn 2005-2012
Đơn vị: tỷ USD
2000
1744

1800
1600

1524

1472

1400

1185

1244

2009

2010

1600


1200
1000
800
600
400
200
0
Bình quân
2005-2007

2008

2011

2012

Nguồn: Báo cáo đầu tư thế giới 2011, UNCTAD. (World Investment Report 2011)
Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu cũng làm
cho hoạt động mua bán và sáp nhập của các TNCs giảm đáng kể. Theo Báo cáo của
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) (8/12/2009), hoạt động mua bán và
sáp nhập quốc tế giảm 56% năm 2009 so với năm 2008. Đây là mức giảm được coi


×