Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Ánh sáng phản chiếu chất lỏng trên mặt trăng sao Thổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.04 KB, 1 trang )

Ánh sáng phản chiếu chất lỏng trên mặt trăng sao Thổ
TTO - Hôm qua 18-12, các nhà khoa học Cơ quan hàngkhông vũ trụ Mỹ(NASA) công bố bức ảnh
cho thấy ánh sáng mặt trời phảnchiếu từ mộtchiếc hồ trên Titan, mặt trăng lớn nhất của sao Thổ.
Ánh sáng phản chiếu từ mặt trăng Titan - Ảnh: Reuters
Cácnhà khoa học NASA khẳng định đây là bằng chứng đầutiên cho thấy có chấtlỏng ở bắc bán cầu
Titan, và là bức ảnh đầu tiêncho thấy ánh láng phảnchiếc từ một mặt phẳng cực nhẵn, và trong
trườnghợp này là chất lỏng,trên một thế giới khác.
“Lần đầu tiên chúng ta được chứng kiến sự phản ánh sáng kỳ vĩ từ một nguồn chất lỏng từ một
thiên thể khác ngoài Trái đất”,
CNN
dẫnlời chuyên gia Ralf Jaumann háo hức. Phi thuyền không
người láiCassiniđã chụp được bức ảnh này khi bay vòng quanh sao Thổ, cách Tráiđấtkhoảng 1,6 tỷ
km.
Mặt trăng Titan có nhiều điểm tương tự Trái đất,do đónó thu hút sự chú ý của NASA trong nhiều
thập kỷ qua. Ngoài Tráiđất,nó là thiên thể duy nhất trong hệ mặt trời có khả năng có chấtlỏngtrên
bề mặt. Giống Trái đất, mặt trăng Titan cũng có một bầu khíquyểnvới phần lớn là nitrogen.
Theo
CNN
,ánh sáng phản chiếu dường như xuấtphát từ hồ Kraken Mare, hồ methanerộng tới
400.000 km2, lớn hơn biểnCaspie, hồ rộng nhất Trái đất. Cuộcsăn lùng hiện tượng phản ánh
sángkéo dài suốt năm năm qua, bởi phía bắcmặt trăng Titan trước đó bị chìmtrong bóng tối của
mùa đông.
“Giờ chúng tôi muốn tìm hiểu thêm về chất lỏng trên Titan”,
CNN
dẫnlời ông Jaumman. “Liệu trên
đó có các hiện tượng thời tiết không?Liệuthời tiết có thay đổi không? Trời có mưa không? Chất
lỏng methanechảytrên bề mặt Titan như thế nào?”.
Giới khoa học tin rằng với nếu chấtlỏng tồn tại trênmột hành tinh hoặc mặt trăng thì cơ hội có sự
sống ởđó cao hơn. Tuynhiên chuyên gia Jaumman tỏ ra thận trọng. “Nhiệt độtrên bề mặt Titancực
thấp, khoảng -180 độ C, có nghĩa là rất lạnh. Tuynhiên chúng takhông thể biết chắc chắn điều
gì”.


HIẾU TRUNG

×