Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào CHDCND Lào trong điều kiện hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
VÀO CHDCND LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP

Ngành: Kinh tế quốc tế

SOULINTHONE ITSALIYAPHONE

Hà Nội - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
VÀO CHDCND LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP

Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 8310106

Họ và tên học viên: SOULINTHONE ITSALIYAPHONE
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS, TS NGUYỄN VĂN HỒNG

Hà Nội - 2020



i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Tôi xin cam đoan rằng số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận này là trung thực và không trùng lặp với các
đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn
gốc. Kết luận khoa học trong luận văn là kết quả quá trình nghiên cứu khoa học
nghiêm túc của tôi, trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.

Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 2020
Tác giả luận văn

SOULINTHONE ITSALIYAPHONE


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .................................................. iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH .......................................................... vi
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU
KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ .................................................................................. 5
1.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ..................................................... 5

1.1.1 Khái niệm .................................................................................................... 5
1.1.2 Các hình thức của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ...................................... 7
1.1.3 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. .......................................... 11
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ..... 12
1.1.5 Tăng cường đầu tư trực tiếp ra nướcn goài của doanh nghiệp ................ 18
1.2 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các quốc gia đang phát triển trong điều
kiện hội nhập quốc tế ............................................................................................. 19
1.2.1 Nhận thức của các doanh nghiệp ở các quốc gia đang phát triển về vấn đề
hội nhập và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ....................................................... 19
1.2.2 Tính tất yếu của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các
nước đang phát triển .......................................................................................... 21
1.2.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các quốc gia đang phát
triển trong điều kiện hội nhập ............................................................................ 23
1.3 Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài....................................................................................................................... 24
1.3.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản ....................................................................... 24
1.3.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc ................................................................... 26
1.3.3 Bài học đối với Việt Nam .......................................................................... 28
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ......... 31
2.1 Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội và hệ thống pháp luật của CHDCND
Lào liên quan đến hoạt động thu hút FDI .............................................................. 31


iii

2.1.1 Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội của CHDCND Lào ..................... 31
2.1.2 Tổng quan hệ thống pháp luật của CHDCND Lào liên quan tới hoạt động
thu hút FDI ......................................................................................................... 38
2.2 Hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của

Việt Nam................................................................................................................ 40
2.3 Thực trạng đầu tư trực tiếp vào thị trường Lào của các doanh nghiệp
Việt Nam................................................................................................................ 42
2.3.1 Đầu tư trực tiếp vào thị trường Lào theo giời gian .................................. 42
2.3.2 Đầu tư trực tiếp vào thị trường Lào phân theo ngành. ............................. 45
2.3.3 Đầu tư trực tiếp vào Lào phân theo hình thức đầu tư ............................... 53
2.3.4 Đầu tư trực tiếp vào Lào phân theo địa phương của Việt Nam ................ 54
2.4 Đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp vào thị trường Lào của các doanh nghiệp
Việt Nam ................................................................................................................ 55
2.4.1 Nhứng kết quả đạt được ............................................................................ 55
2.4.2 Những hạn chế........................................................................................... 60
2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế .............................................................. 63
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƢỜNG DÒNG VỐN
OFDI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO THỊ TRƢỜNG LÀO 69
3.1 Dự báo xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngồi ở Lào nói chung và từ các
doanh nghiệp Việt Nam nói riêng .......................................................................... 69
3.1.1 Dự báo về tình hình đầu tư trực tiếp vào thị trường Lào nói chung ......... 69
3.1.2 Dự báo về tình hình đầu tư trực tiếp vào thị trường Lào của các doanh
nghiệp Việt Nam trong thời gian tới................................................................... 70
3.2 Các kiến nghị tăng cường đầu tư trực tiếp vào thị trường Lào của các doanh
nghiệp Việt Nam trong thời gian tới ...................................................................... 71
3.3.Một số kiến nghị đối với Chính phủ Việt Nam ............................................... 73
3.4 Một số kiến nghị đối với Chính phủ Lào ......................................................... 77
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................ 78
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 81
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 1


iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tiếng Việt đầy đủ

Chữ viết tắt
ACIA
ACFTA

Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN
Khu vực mậu dịch tự do Asean- Trung Quốc

ADB

Ngân hàng phát triển châu Á

AEC

Cộng đồng kinh tế ASEAN

AFAS

Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ

AFTA

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

AKFTA
AIA


Khu vực mậu dịch tự do Asean- Hàn Quốc
Khu vực đầu tư ASEAN

BIDV

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BOT

Hợp đồng xây dựng, chuyển giao, kinh doanh

BT

Hợp đồng xây dựng, chuyển giao

BTO

Hợp đồng xây dựng, kinh doanh, chuyển giao

CSR

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CHDCND

Cộng hịa dân chủ nhân dân

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa


FIA

Cục đầu tư nước ngồi_ Bộ Kế hoạch và Đầu tư

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GI
GMS
HAGL

Đầu tư mới
Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Cơng mở rộng
Hồng Anh Gia Lai

IDP

Con đường phát triển của đầu tư

IFDI

Đầu tư từ nước ngoài vào

JBIC

Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản

JICA


Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

JETRO

Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản

KFW

Ngân hàng Tái thiết Đức

M&A

Mua lại và sáp nhập

MNEs

Công ty đa quốc gia


v

Chữ viết tắt

Chữ viết tiếng Việt đầy đủ

NHNN

Ngân hàng nhà nước


NEMs

Các hình thức đầu tư phi tài sản

NSNN

Ngân sách nhà nước

LDCs

Các quốc gia kém phát triển

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

OFDI

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

OPIC

Hiệp tác đầu tư tư nhân nước ngồi

STNCs


Cơng ty xun quốc gia thuộc sở hữu nhà nước

TNCs

Công ty đa quốc gia

TPP
UNCTAD
VCCI
VIETTEL

Hiệp định đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương
Tổ chức Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc
Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam
Tập đồn viễn thơng qn đội

WB

Ngân hàng Thế giới

WEF

Diễn đàn Kinh tế Thế giới

WIR

Báo cáo đầu tư thế giới


vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH
Bảng 2.1: GDP của Lào giai đoạn 2010 - 92020 ...................................................... 32
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu kinh tế của Lào giai đoạn 2014-2017 .............................. 36
Bảng 2.3: Dự báo một số chỉ tiêu kinh tế chính của Lào .......................................... 37
Bảng 2.4: Đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Lào phân theo ngành ........................ 47
Bảng 2.5: Đầu tư của Việt Nam tại Lào phân theo hình thức đầu tư ........................ 53
Bảng 2.6: Đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo địa phương ............................ 55

Hình 2.1: Tổng vốn đầu tư theo phân ngành ............................................................. 49


vii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đối mặt với nhu cầu phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước đã ủng hộ
việc áp dụng các chính sách phát triển kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều
thành phần kinh tế. Trong đó việc mở rộng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vẫn đang
được nhà nước chú trọng phát triển trong đó có đầu tư trực tiếp vào thị trường Lào.
Đến nay, Việt Nam đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 tại Lào với gần
430 dự án với tổng vốn đầu tư gần 5 tỷ USD. Đi cùng với kết quả trên vẫn tồn tại
song song những khó khăn và hạn chế như là cách thức hoạt động đầu tư của các
doanh nghiệp Việt Nam đang dần không phù hợp với định hướng phát triển của
quốc gia Lào, số lượng các dự án đầu tư vơ Lào vẫn cịn khá ít, lĩnh vực đầu tư cũng
chưa đa dạng và đặc biệt là tỷ lệ các dự án được thực hiện thành cơng vẫn cịn thấp.
Nguyên nhân của những hạn chế này, được cho là xuất phát từ Chính phủ Lào,
Chính phủ Việt Nam và bản thân các nhà đầu tư tại Việt Nam. Qua đó, đã đưa ra
một số giải pháp cũng như kiến nghị để khắc phục các hạn chế đã nêu và góp phần
giúp hoạt động đầu tư nước ngồi tại Lào của Việt Nam phát triển và đạt được
những kết quả tốt hơn nữa.



1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu luận văn
Luận văn “Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào CHDCND Lào
trong điều kiện hội nhập” kết cấu gồm 3 chương. Các kết quả chính luận văn đạt
được là:
Thứ nhất, bài viết đã sử dụng mơ hình phát triển của một mơ hình đầu tư để
đánh giá tác động của một số vĩ mô nhất định đối với các quỹ đầu tư OFDI vào các
dự án của Việt Nam tại thị trường Lào. Sau khi sử dụng mơ hình hồi cứu, luận văn
đã chỉ ra rằng 1 triệu USD vốn FDI tại Việt Nam sẽ góp phần tăng 0,0115 triệu
USD dịng vốn đầu tư từ nhà đầu tư Việt Nam vào thị trường Lào. Đồng thời, việc
sử dụng khoa học và cơng nghệ tăng 1% sẽ góp phần tăng thêm 3.32 triệu đơ la đầu
tư OFDI vào Lào. Trong khi đó, tác động của tăng trưởng GDP bình quân đầu
người lên lượng vốn đầu tư trực tiếp vào thị trường Lào không rõ ràng.
Thứ hai, luận văn này đã cập nhật được xu hướng và những thay đổi về dòng
vốn đầu tư trực tiếp từ Việt Nam vào Lào. Sự gia nhập của OFDI vào Lào đã có dấu
hiệu trì hỗn trong hai năm qua, đặc biệt là số lượng dự án bị loại bỏ và việc đình
chỉ hoạt động đã tăng lên rất nhiều đến nỗi số lượng dự án mới được phê duyệt đã
giảm đáng kể.
Thứ ba, luận văn này đã chỉ ra rằng các đặc điểm của các dự án đầu tư trực
tiếp Việt Nam tại thị trường Lào hướng đến FDI chiều dọc và phần lớn là về hoạt
động xuất khẩu. Trong khi đó, chính phủ Lào đang thực hiện các bước để tăng
cường dòng vốn FDI theo chiều ngang, hướng tới tăng cường kiến thức khoa học và
công nghệ trong thương mại và phát triển bền vững.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu hướng tồn cầu hóa, hiện đại hóa như ngày nay, đầu tư quốc tế giữ
vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế của các quốc gia cũng

như nền kinh tế toàn cầu. Trong tâm thế hội nhập như bây giờ, “sân chơi” đầu tư
trên thế giới đã được san bằng, cả các nước phát triển và các nước đang phát triển
đều có cơ hội thực hiện các bước tiến mạnh mẽ để thúc đẩy việc đầu tư trực tiếp ra


2

nước ngồi. Thơng qua đó có thể mở rộng thị trường, nâng cao được hiệu quả việc
sử dụng vốn, vượt qua những rào cản trong thương mại và đóng góp cơ cấu lại nền
kinh tế của quốc gia,… Ở Việt Nam, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vẫn
còn khá mới mẻ. Từ năm 1989 đến 1999, các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
chưa được thực hiện với quy mô lớn, các dự án hầu như chỉ mang tính tự phát và
chủ yếu vào các nước láng giềng như Trung Quốc, Campuchia, Lào,... Ngay khi
Nghị định 22/1999/NĐ- CP quy định về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngồi có
hiệu lực, từ năm 2000, các doanh nghiệp tại Việt Nam đã có những bước đi mạnh
mẽ trong việc đưa nguồn vốn ra ngoài thế giới. Nhìn chung, số lượng các dự án,
tổng vốn đầu tư và quy mô của các dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đều có sự
tăng trưởng tích cực rõ rệt qua các năm.
Với thị trường tại Lào, đây là đất nước có mối quan hệ gắn bó mật thiết với
Việt Nam đặc biệt về chính trị và kinh tế. Lào cũng là quốc gia nhận nhiều vốn đầu
tư nhất từ các doanh nghiệp ở Việt Nam. Trong năm 2019, hợp tác đầu tư giữa hai
nước tiến triển hết sức tích cực. Việt Nam tiếp tục là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ
3 tại Lạo với gần 430 dự án với tổng vốn đầu tư gần 5 tỷ USD. Ngồi ra, một số dự
án kết nối giao thơng đang được triển khai. Tuy nhiên, thực tế hoạt động đầu tư trực
tiếp của các nhà đầu tư Việt Nam vào quốc gia Lào trong các năm rồi cũng tồn tại
một số hạn chế. Rất nhiều vấn đề về việc thiếu thốn thông tin, nhân lực, sự hiểu biết
đúng đắn về luật pháp, phong tục của đất nước Lào, sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ
và các Bộ, ngành liên quan... đã và vẫn đang được đặt ra. Thực trạng này khiến khá
nhiều các nhà đầu tư Việt Nam gặp khó khăn khi đầu tư vào xứ người, gây giảm
hiệu quả sử dụng vốn và bỏ qua các cơ hội đầu tư có hiệu quả khác. Ngồi ra, một

số dự án đầu tư trực tiếp của Việt Nam tại Lào, nhất là trong lĩnh vực cơng nghiệp
khai khống và chế biến phải dừng hoạt động trước thời hạn. Đây là một trong
những vấn đề cần có sự quan tâm nghiên cứu của các cơ quan và các nhà nghiên
cứu.
Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngồi có thể nói là vẫn cịn khá là mới mẻ
do vậy rất cần thiết những nghiên cứu mang tính hệ thống. Với thị trường ở Lào,
một trong những thị trường đầu tư trọng điểm của các nhà đầu tư Việt Nam, hoạt


3

động đầu tư tại đây đã và đang có những sự tăng trưởng rõ rệt trong thời gian qua
tuy nhiên vẫn chưa bền vững và chưa xứng đáng với tiềm năng cũng như mối quan
hệ chính trị, kinh tế đặc biệt giữa hai quốc gia Việt Nam và Lào. Thủ tướng chính
phủ Việt Nam đã thơng qua đề án “Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài”
vào năm 2009 trong đó xác định các lĩnh vực được ưu tiên thúc đẩy là năng lượng,
sản xuất điện, khai thác khống sản và trồng cây cơng nghiệp…Trên thực tế, đây
cũng chính là các lĩnh vực mà các doanh nghiệp Việt Nam đang tập trung xuất khẩu
vốn vào thị trường Lào. Đất nước này hiện có rất nhiều tiềm năng và các cơ hội đầu
tư tốt mà nhà đầu tư Việt Nam cần tích cực nắm bắt đó chính là nguồn tài nguyên
khoáng sản dồi dào, những tiềm năng lớn về thủy điện, cây công nghiệp.... Để đẩy
mạnh và nâng cao hiệu quả dòng vốn đầu tư của Việt Nam vào thị trường Lào, rất
cần có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan Bộ, ngành, sự hợp tác chặt chẽ từ phía
hai Chính phủ cũng như sự chủ động, tích cực tìm kiếm và nắm bắt cơ hội đầu tư từ
phía các doanh nghiệp Việt Nam. Để đạt được điều này, cần có nhiều giải pháp dưới
góc nhìn cả ở tầm vĩ mơ và phía các nhà đầu tư. Từ thực tế ấy, tác giả đã lựa chọn
đề tài “Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào” làm đề tài nghiên cứu.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngồi, phân

tích thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của các doanh nghiệp Việt
Nam vào thị trường Lào, luận văn sẽ chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn
chế trong dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi hiện nay. Trên cơ sở đó, luận văn đề
xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường dịng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngồi của Việt Nam vào Lào trong thời gian tới. Mục tiêu nghiên cứu được cụ thể
hóa bằng các câu hỏi nghiên cứu sau:
Những nhân tố nào ảnh hưởng tới dòng vốn đầu tư trực tiếp của các doanh
nghiệp Việt Nam vào thị trường Lào?
Ảnh hưởng của từng nhân tố đó tới dòng vốn đầu tư trực tiếp của các doanh
nghiệp Việt Nam vào Lào như thế nào (nghiên cứu định lượng)? Trong khuôn khổ


4

luận văn, sẽ tập trung đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mơ tới dịng vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam vào Lào.
Các doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung đầu tư vào lĩnh vực nào, địa bàn
nào tại thị trường Lào?
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các dự án đầu tư trực tiếp của các doanh
nghiệp Việt Nam tại thị trường Lào. Bên cạnh đó, để đánh giá rõ hơn thực trạng của
các dự án cũng như cơ hội đầu tư vào Lào trong thời gian tới, luận văn sẽ nghiên
cứu về môi trường đầu tư tại Lào, các đối thủ cạnh tranh chính (Thái Lan và Trung
Quốc), các chính sách có liên quan tới hoạt động OFDI của Việt Nam và Lào, các
văn bản đã ký kết giữa các doanh nghiệp cũng như chính phủ hai nước.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian là các dự án trong giai đoạn 1998 – 2018.
Về mặt không gian, phạm vi nghiên cứu là các dự án của doanh nghiệp Việt Nam
đầu tư trực tiếp tại thị trường Lào.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản là thống kê mô tả, so
sánh và điều tra khảo sát ở quy mơ nhỏ…
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, luận văn được kết cấu gồm ba
chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào
CHDCND Lào.
Chương 3: Một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh thu hút dịng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngồi của Việt Nam vào thị trường Lào.


5

CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU
KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1.1 Tổng quan về đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài
1.1.1 Khái niệm
Trong xu hướng tồn cầu hóa, hiện đại hóa nền kinh tế hiện nay trên thế giới,
hoạt động đầu tư quốc tế giữ vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế
của các quốc gia cũng như sự phát triển của nền kinh tế trên cả thế giới. Có thể nói,
ta đang sống trong thời đại “quốc tế hóa về đầu tư”. Các nước phát triển cũng như
các nước đang phát triển đều đã và đang có những bước đi mạnh mẽ thúc đẩy việc
đầu tư nước ngồi, thơng qua đó có thể mở rộng thị trường, nâng cao được hiệu quả
việc sử dụng vốn, vượt qua những rào cản trong thương mại và đóng góp cơ cấu lại
nền kinh tế của quốc gia,…
Căn cứ vào tính chất và cách thức sử dụng vốn, đầu tư quốc tế được chia thành
hai hình thức: Đầu tư gián tiếp nước ngồi và Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đầu tư gián tiếp (FII: Foreign Indirect Investment) là hình thức đầu tư quốc tế

trong đó chủ đầu tư nước ngồi góp một phần vốn mà không trực tiếp tham gia điều
hành đối tượng mà họ bỏ vốn. Hình thức này chủ yếu được thực hiện bằng việc mua
cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác trên thị trường chứng khoán
quốc tế [17, tr. 15].
Đầu tư trực tiếp (FDI: Foreign Direct Investment) là một hình thức đầu tư
quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người quản lý và điều hành
hoạt động sử dụng vốn. Đầu tư trực tiếp nước ngồi là hình thức đầu tư dài hạn của
một cá nhân hay một doanh nghiệp nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ
sở sản xuất kinh doanh tại quốc gia được nhận đầu tư [12, tr. 16]. Đứng ở góc độ
quốc gia nhận vốn đầu tư, gọi là hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngồi, cịn
đứng ở góc độ quốc gia đi đầu tư, gọi là hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ đề cập đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài - cụ thể là hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh


6

nghiệp Việt Nam vào quốc gia Lào.
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Theo tổ chức Thương mại thế giới (WTO): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản
một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó.” [12, tr. 9].
Theo Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), FDI được hiểu theo nghĩa rộng hơn: “FDI
nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh
thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư
là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp”. [14, tr. 10].
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): “Đầu tư trực tiếp được
thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp đặc
biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý
doanh nghiệp nói trên bằng cách: (i) Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp

hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư; (ii) Mua lại tồn bộ
doanh nghiệp đã có; (iii) Tham gia vào một doanh nghiệp mới; (iv) Cấp tín dụng
dài hạn (> 5 năm)”. [16, tr. 9].
Tại Việt Nam, theo Luật Đầu tư 2014 lại cho rằng: “Đầu tư là việc nhà đầu tư
bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức
kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo
hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư
do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”. [18, tr. 9]. Theo
nghị định 78/NĐ-CP ngày 09/08/2006 và dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 78
quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngồi thì lại cho rằng “Đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động
đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó ở nước ngồi [20, tr. 9].
Theo Luật khuyến khích đầu tư của CHDCND Lào (ban hành năm 1988, sửa
đổi bổ sung vào những năm 1994, 2004 và 2011) thì lại cho rằng “Đầu tư trực tiếp
nước ngồi có nghĩa là sự đưa vào CHDCND Lào vốn gồm có tài sản, cơng nghệ
và kinh nghiệm quản lý với mục đích để kinh doanh”. [22, tr. 9].


7

Chung quy lại, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một loại hình đầu tư quốc tế
trong đó chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng mới hoặc mua lại một phần hay toàn bộ cơ
sở sản xuất kinh doanh ở nước ngoài. Đồng thời, chủ đầu tư là người trực tiếp tham
gia quản lý, điều hành cũng như chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh
của đối tượng mà họ đã bỏ vốn đầu tư. Trên thực tế, những quan niệm về đầu tư
cũng như đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn liên tục được sửa đổi bổ sung để phù hợp
với những biến đổi và thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thế
giới.
1.1.2 Các hình thức của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Hiện nay, các hoạt động OFDI ngày càng diễn ra sơi động dưới nhiều hình

thức khác nhau. Có rất nhiều cách thức để phân chia các hình thức OFDI. Cụ thể
như sau:
Theo cách thức xâm nhập, OFDI được chia thành hai dạng:
- Đầu tư mới: Các chủ đầu tư nước ngồi thực hiện góp vốn để xây dựng một
cơ sở sản xuất, kinh doanh mới tại quốc gia nhận đầu tư. Hình thức này phổ biến
trong trường hợp một nước phát triển đầu tư trực tiếp vào một đất nước đang ở trình
độ phát triển thấp hơn.
- Mua bán và sát nhập: Chủ đầu tư nước ngoài thực hiện việc mua lại hoặc sáp
nhập với một cơ sở sản xuất kinh doanh đã có sẵn ở quốc gia nhận đầu tư. Hình
thức M&A này giúp nhà đầu tư nước ngoài tận dụng được thị trường cũng như kinh
nghiệm và nguồn nhân lực sẵn có của doanh nghiệp bị sáp nhập hoặc mua lại. Hình
thức này phổ biến trong trường hợp các nước phát triển đầu tư vào nhau hoặc các
nước mới nổi đầu tư vào các nước phát triển.
Theo ngành nghề, lĩnh vực giữa chủ đầu tư và đối tượng tiếp nhận đầu tư
OFDI được chia thành hai dạng, đó là:
- OFDI theo chiều dọc (vertical FDI): Là hình thức đầu tư vào các lĩnh vực
nhằm mục đích cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất trong nước của doanh
nghiệp, hoặc đầu tư trực tiếp vào một ngành nào đó ở nước ngồi nhằm tiêu thụ các
sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp sản xuất trong nước. Nói cách khác, mỗi một


8

phần của quá trình sản xuất sẽ được thực hiện ở một nơi khác nhau trên thế giới.
Hình thức này thường được thực hiện để khai thác tài nguyên thiên nhiên hay lao
động giá rẻ của đất nước tiếp nhận vốn.
- OFDI theo chiều ngang (horizontal FDI): Là hình thức đầu tư mà trong đó
một cơng ty thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngồi vào chính lĩnh vực mà họ đang
có lợi thế cạnh tranh. Nói cách khác, các chi nhánh tại các nước khác nhau thực
hiện quá trình sản xuất tương tự như chính cơng ty mẹ ở quốc gia đầu tư. Hình thức

này thường được thực hiện khi doanh nghiệp muốn giảm thiểu chi phí vận chuyển
và vượt qua những rào cản thương mại.
Theo định hướng của nước nhận đầu tư, OFDI được chia thành ba dạng:
- OFDI thay thế nhập khẩu: hoạt động OFDI được thực hiện nhằm sản xuất và
cung ứng cho thị trường tại đất nước nhận đầu tư các sản phẩm mà trước đây đất
nước này phải nhập khẩu. Hình thức này bị ảnh hưởng bởi dung lượng thị trường,
các rào cản thương mại của đất nước nhận đầu tư và các chi phí vận tải.
- OFDI tăng cường xuất khẩu: Thị trường mà chủ đầu tư nhắm tới không phải
hoặc không chỉ dừng lại ở quốc gia nhận đầu tư mà là các quốc gia có thị trường
rộng lớn hơn trên tồn thế giới và có thể có cả thị trường ở quốc gia của chủ đầu tư.
Hình thức này bị ảnh hưởng bởi khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào với giá rẻ
của các nước nhận đầu tư như nguyên vật liệu, bán thành phẩm.
- OFDI theo các định hướng khác của Chính phủ: Chính phủ quốc gia nhận
đầu tư có thể áp dụng các biện pháp khuyến khích để điều chỉnh dịng vốn FDI chảy
vào quốc gia của mình theo đúng định hướng đưa ra. Ví dụ như tại Việt Nam, Chính
phủ có thể thực hiện các chính sách nhằm tăng cường thu hút FDI vào những lĩnh
vực mà thân thiện với môi trường và phát triển “kinh tế xanh” thay thế cho vốn
ODA sau này.
Mặt khác theo hình thức pháp lý, có các dạng OFDI phổ biến là:
- Doanh nghiệp có 100% vốn nước ngồi
- Doanh nghiệp liên doanh
- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng


9

- Một số hình thức khác: BOT (Xây dựng- kinh doanh- chuyển giao), BT, BTO...
Các dạng OFDI này có thể được đầu tư tại các khu vực đặc biệt có yếu tố nước
ngồi như khu cơng nghiệp tập trung, khu chế xuất hoặc các đặc khu kinh tế... tùy
thuộc vào những điều kiện chính trị, kinh tế và độ mở của từng quốc gia.

Thứ nhất, doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở
hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại quốc gia sở
tại, nhà đầu tư nước ngoài tự thực hiện quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh
doanh theo pháp luật của nước nhà và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh
doanh của mình. Doanh nghiệp có 100% vốn nước ngồi có các đặc điểm như sau:
- Chủ đầu tư nước ngoài có tồn bộ quyền điều hành doanh nghiệp theo pháp
luật của nước chủ nhà. Cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài toàn quyền sở hữu doanh
nghiệp và thực hiện các hoạt động quản lý doanh nghiệp đồng thời tự chịu trách
nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh.
- Doanh nghiệp có 100% vốn nước ngồi là một pháp nhân của quốc gia nhận
đầu tư.
Thứ hai, doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp mà trong đó bên nước
ngồi và quốc gia chủ nhà cùng thực hiện góp vốn kinh doanh, cùng hưởng lợi và
cùng chia sẻ với nhau rủi ro theo tỷ lệ vốn góp đầu tư. Doanh nghiệp này được
thành lập theo hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân và hoạt
động theo luật pháp của nước nhận đầu tư, tỷ lệ vốn góp do các bên theo thỏa thuận.
Doanh nghiệp liên doanh có các đặc điểm:
- Là một pháp nhân của quốc gia nhận đầu tư.
- Các bên liên doanh cùng tham gia điều hành quản lý doanh nghiệp, cùng chia
lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốn góp của mỗi bên. Tùy theo từng đất nước
sẽ có những quy định khơng giống nhau về tỷ lệ vốn góp tối đa hoặc tối thiểu đối
với các nhà đầu tư nước ngoài vào vốn điều lệ của doanh nghiệp trong nước.
Thứ ba, Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng là hình thức đầu tư mà các
bên tham gia kí kết hợp đồng để cùng thực hiện sản xuất kinh doanh ở quốc gia
nhận đầu tư, trên cơ sở quy định rõ ràng đối tượng, lĩnh vực sản xuất kinh doanh,


10

nghĩa vụ và quyền lợi của các bên tham gia. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng sẽ

do các bên đàm phán, thỏa thuận với nhau và được cơ quan có thẩm quyền của nước
nhận đầu tư phê duyệt. Loại hình này có các đặc điểm sau:
- Khơng thành lập pháp nhân mới.
- Hoạt động dựa trên văn bản đã thỏa thuận giữa các bên. Khi hợp đồng hết
hiệu lực thì các bên khơng cịn ràng buộc về mặt pháp lý với nhau.
- Loại hình này chủ yếu áp dụng trong dịch vụ bưu chính viễn thơng, lĩnh vực
thăm dị và khai thác dầu khí…
Thứ tư, các loại hình khác như hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), hợp
đồng xây dựng- chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng - kinh doanh
- chuyển giao (BOT). Các loại hình nói trên chủ yếu áp dụng cho các dự án xây
dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật.
- BOT là thỏa thuận kí kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia
chủ nhà với nhà đầu tư nước ngoài để thực hiện xây dựng và kinh doanh các cơng
trình về kết cấu hạ tầng trong một khoảng thời gian nhất định. Khi hết thời gian này,
nhà đầu tư nước ngồi sẽ thực hiện chuyển giao khơng bồi hoàn hoặc bán lại với
một mức giá tượng trưng cơng trình này cho quốc gia chủ nhà.
- BTO là thỏa thuận kí kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia
chủ nhà với nhà đầu tư nước ngồi để thực hiện xây dựng các cơng trình về kết cấu
hạ tầng. Sau khi hoàn thành xây dựng, nhà đầu tư nước ngoài sẽ chuyển giao cho
quốc gia chủ nhà. Chính phủ quốc gia chủ nhà và nhà đầu tư nước ngồi sẽ cùng
nhau khai thác cơng trình đó trong một khoảng thời gian nhất định đã thỏa thuận để
thu hồi vốn và đạt được lợi nhuận.
- BT là thỏa thuận kí kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia
chủ nhà với nhà đầu tư nước ngồi để thực hiện xây dựng các cơng trình về kết cấu
hạ tầng. Sau khi hồn thành xây dựng, nhà đầu tư nước ngoài sẽ chuyển giao cho
quốc gia chủ nhà. Chính phủ quốc gia chủ nhà sẽ tạo những điều kiện cho nhà đầu
tư nước ngoài thực hiện các dự án khác để thu hồi được vốn đầu tư và đảm bảo có
mức lãi hợp lý.



11

Phía trên là một số loại hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khi thực hiện đầu
tư ra nước ngồi, việc lựa chọn loại hình đầu tư nào phụ thuộc vào năng lực và mục
đích của nhà đầu tư, lĩnh vực đầu tư... Việc lựa chọn loại hình đầu tư cần được xem
xét một cách nghiêm túc, kĩ lưỡng để có thể tận dụng được khả năng quản lý, năng
lực về vốn và khoa học công nghệ... của đối tác, bên cạnh đó cũng phát huy được
những thế mạnh của các nhà đầu tư.
1.1.3 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp ra nước ngồi.
Đầu tư và rủi ro ln luôn đi song song với nhau. Đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài là hoạt động đầu tư vốn vào xứ người nên luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn việc
đầu tư trong nước. Do vậy, các nhà đầu tư cần phải nắm rõ các đặc điểm cơ bản của
việc đầu tư trực tiếp ra nước ngồi để có thể giảm thiểu rủi ro và đạt được thành
công khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh tại một quốc gia khác.
Một là, tùy vào quy định trong Luật Đầu tư của từng nước mà các nhà đầu tư
nước ngoài phải góp đủ mức vốn nhất định vào vốn pháp định. Ở Việt Nam, theo
quy định của Luật Đầu tư, số vốn góp của bên nước ngồi phải đạt tối thiểu 30%
vốn pháp định đã đăng ký của doanh nghiệp. Tương tự như nước ta, tại Lào, Luật
Đầu tư trực tiếp nước ngồi khi liên doanh, tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài tối
thiểu là 30% vốn pháp định đã đăng ký của doanh nghiệp.
Hai là, mức độ góp vốn quyết định quyền quản lý doanh nghiệp. Đối với
doanh nghiệp có 100% vốn nước ngồi thì chủ đầu tư nước ngồi có tồn quyền
quản lý doanh nghiệp vì họ sở hữu tồn bộ doanh nghiệp. Cịn với doanh nghiệp
liên doanh hay loại hình hợp đồng hợp tác kinh doanh thì quyền được quản lý doanh
nghiệp đầu tư và quản lý đối tượng hợp tác phụ thuộc vào tỷ lệ mức vốn góp của
mỗi bên khi tham gia.
Ba là, lợi nhuận từ kết quả hoạt động kinh doanh được phân chia theo tỷ lệ
góp vốn. Cụ thể, với hình thức DNLD và hợp đồng hợp tác kinh doanh, các bên
them gia chia sẻ lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp, cịn đối với doanh nghiệp có 100%
vốn nước ngồi, lợi nhuận từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thuộc toàn bộ sở

hữu của chủ đầu tư nước ngoài sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính.


12

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là hoạt động mà nhà đầu tư mang vốn từ nước
mình sang một đất nước khác để tiến hành sản xuất kinh doanh với mục đích tối đa
lợi nhuận. Do vậy, hoạt động này chịu ảnh hưởng từ rất nhiều nhân tố khác nhau,
bao gồm những nhân tố vĩ mơ và những nhân tố từ chính bản thân doanh nghiệp đi
đầu tư. Chúng ta có thể chia các nhân tố này thành những nhóm chính như sau:
1.1.4.1 Các nhân tố vĩ mô.
Đầu tiên, đầu tư trực tiếp ra nước ngồi bị ảnh hưởng rất nhiều vào đường lối,
chính sách và các biện pháp hỗ trợ từ phía Chính phủ của cả quốc gia nhận đầu tư
và quốc gia thực hiện hoạt động đầu tư. Cụ thể như sau:
 Các nhân tố từ phía chính phủ của quốc gia đầu tư.
Thứ nhất, các chính sách tài chính, tiền tệ, quản lý ngoại hối và xuất nhập
khẩu. Hiệu quả sử dụng vốn và khả năng luân chuyển vốn của các nhà đầu tư bị phụ
thuộc trực tiếp bởi quy định hoặc sự thay đổi của các chính sách này. Như hiện nay,
Luật Đầu tư năm 2014 đã có sự thay đổi so với Luật Đầu tư cũ năm 2005 về quy
định về việc chuyển tiền ra nước ngoài theo. Theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam
khi thực hiện hoạt động OFDI sẽ được điều chuyển vốn ra nước ngoài từ trong giai
đoạn tìm kiếm và khảo sát các cơ hội đầu tư. Quy định này phù hợp với thực tiễn,
góp phần kiểm sốt tốt hơn dịng vốn OFDI; khắc phục được tình trạng nhiều doanh
nghiệp chuyển tiền ra nước ngồi dưới hình thức khác như chuyển tiền khơng đúng
mục đích, thanh tốn biên mậu,… Ngồi ra, chính sách tỷ giá cũng có tác động trực
tiếp tới lợi nhuận của các nhà đầu tư vì các doanh nghiệp trong nước sẽ tăng cường
xuất khẩu dịng vốn ra nước ngồi để tìm kiếm lợi nhuận khi đồng nội tệ được định
giá cao và việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sẽ gặp khó khăn khi đồng tiền trong
nước mất giá.

Thứ hai, đóng một vai trị quan trọng khơng kém là các hoạt động hỗ trợ, thúc
đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngồi của chính phủ. Việc kí kết các hiệp định song
phương, đa phương như Hiệp định đầu tư song phương BITs - Bilateral Investment
Treaties,... có ý nghĩa rất tích cực đối với hoạt động đầu tư. Các hiệp định này sau


13

khi được ký kết sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng tạo ra một môi trường đầu tư minh
bạch, bình đẳng cho tất cả các nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư trực tiếp. Các hiệp
định nói trên sẽ tạo ra cơ sở pháp lý để điều chỉnh và đảm bảo quyền lợi của các nhà
đầu tư trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh ở quốc gia nhận đầu tư.
Thứ ba, chính phủ cũng có thể khuyến khích tăng cường đầu tư trực tiếp ra
nước ngồi thông qua việc tạo ra cơ hội và hỗ trợ kinh nghiệm kinh doanh, cung cấp
thông tin về thị trường, thông tin về đối tác, hỗ trợ về vốn, thành lập các hiệp hội, các
trung tâm nhằm hỗ trợ và đẩy mạnh việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Hiện nay, các
hỗ trợ chỉ mang tính kỹ thuật như tổ chức các diễn đàn nhằm quảng bá, cung cấp
thông tin thị trường và thành lập một số cơ quan đại diện thương mại & đầu tư ở nước
ngoài,…đang ngày càng được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, các hình thức hỗ trợ trực tiếp
như miễn giảm thuế, hỗ trợ về vốn, tung gói tín dụng ưu đãi đang có xu hướng giảm
dần.
Thứ tư, chính phủ cũng có thể hỗ trợ hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư thông
qua việc cho vay ưu đãi hay xây dựng trực tiếp để hình thành các cơ sở hạ tầng như
các tuyến đường giao thông quốc gia, hệ thống đường bộ, đường sắt, các cảng biển…
kết nối với các nước trong khu vực và thế giới. Trung Quốc đã áp dụng thành cơng
các biện pháp hỗ trợ nói trên trong thời gian gần đây như thành lập Quỹ Con đường
tơ lụa trị giá lên đến 40 tỷ USD, thành lập các ngân hàng Đầu tư vào cơ sở hạ tầng
AIIB để tạo đầu tư, kết nối và gây ảnh hưởng với các quốc gia trong khu vực và thế
giới.
 Các nhân tố từ phía quốc gia nhận đầu tư.

Thứ nhất, sự ổn định chính trị - kinh tế - xã hội: Các nước có nền chính trị ổn
định, an ninh quốc phịng được đảm bảo thường là địa chỉ đáng tin cậy đối với các
nhà đầu tư nước ngoài. Ngược lại, những nước có nhiều biến động về nền chính trị
như Philipin, Iraq... không thu hút được nguồn vốn FDI từ các nước trên thế giới.
Không những thế, nhiều nhà đầu tư tại các nước này còn rút vốn để đầu tư sang các
nước khác có nền kinh tế - chính trị ổn định hơn.


14

Thứ hai, các yếu tố về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự
nhiên. Các nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú; có nhiều loại
khống sản và vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển… luôn luôn thu hút mạnh mẽ
các nhà đầu tư nước ngoài. Trong thực trạng hiện nay khi các nguồn tài nguyên
thiên nhiên trên thế giới đang ngày càng khan hiếm, những nhà đầu tư nước ngồi
bắt đầu quan tâm hơn đến việc thăm dị, khai thác các nguồn tài nguyên, đặc biệt là
các loại tài nguyên khoáng sản về lĩnh vực năng lượng như dầu mỏ, than đá, khí
đốt. Bên cạnh các yếu tố về tự nhiên, nguồn lao động cũng là một trong những yếu
tố được quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngồi. Những đất nước có
nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, đặc biệt đã qua đào tạo cơ bản là những đất nước rất
được các nhà đầu tư nước ngoài chú ý.
Thứ ba, các yếu tố về pháp lý, thủ tục hành chính và cơ chế chính sách. Chính
phủ các quốc gia nhận đầu tư có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc thu hút nguồn
vốn FDI bởi vì Chính phủ là cơ quan cao nhất quản lý vĩ mơ và đưa ra chủ trương
chính sách, quyết định về hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngồi. Những quy định, chính sách ưu đãi về thuế, ưu đãi về tiền thuê đất... của
chính phủ quốc gia sẽ là một trong các nhân tố hết sức quan trọng để nhà đầu tư
quyết định nên hay không nên đưa vốn vào đất nước này hay đất nước khác. Khơng
những thế, thủ tục hành chính cũng ảnh hưởng một phần đến việc thu hút FDI. Nhìn
chung, đối với tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển nên

đơn giản hóa, tối ưu hóa các thủ tục về hành chính, pháp lý nhằm tạo điều kiện
thuận lợi để nhà đầu tư có thể dễ dàng thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, tận
dụng được cơ hội kinh doanh.
Thứ tư, các yếu tố về cơ sở hạ tầng bao gồm điện, đường, trường, trạm... Đây
cũng là một trong nhưng yếu tố quyết định đến chi phí sản xuất của một doanh
nghiệp. Với các nước có cơ sở hạ tầng tốt, nhà đầu tư có thể giảm được một số chi
phí sản xuất và nhanh chóng tận dụng được các cơ hội kinh doanh, qua đó nâng cao
khả năng tối đa hóa lợi nhuận. Trung Quốc là một đất nước đã rất thành cơng trong
việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng trong nước với mục tiêu “xây tổ đón phượng
hồng”- khi nhà đầu tư đến thì cơ sở hạ tầng đều đã được chuẩn bị tốt, nhà đầu tư có


15

thể yên tâm tiến hành ngay việc sản xuất kinh doanh - Trung Quốc đã là quốc gia
thu hút vốn FDI hàng đầu thế giới trong khoảng 5 năm trở lại đây.
Thứ năm, vị thế của đất nước được nhận đầu tư. Thị trường của quốc gia được
nhận đầu tư đóng một vai trị quan trọng khi nhà đầu tư quyết định triển khai dự án
đầu tư. Vị thế của một đất nước thuận lợi cho việc cung ứng các nguyên liệu đầu
vào và tiêu thụ các sản phẩm đầu ra. Ngoài ra việc giao thương thuận tiện với các
thị trường mới khác chắc chắn sẽ là địa điểm được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm
đến. Vị thế của đất nước nhận đầu tư còn được đánh giá ở mức độ mở cửa nền kinh
tế, sự tham gia của nước đó vào các tổ chức, khu vực và thế giới... Một đất nước có
uy tín trên trường quốc tế sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn vốn
FDI. Ngược lại, một quốc gia đóng cửa kinh tế, bị cấm vận sẽ không thu hút được
sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
1.1.4.2. Các nhân tố từ phía doanh nghiệp tiến hành hoạt động đầu tư.
Ngồi các nhân tố vĩ mơ, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngồi cịn phải
chịu ảnh hưởng từ các nhân tố xuất phát từ chính bản thân doanh nghiệp thực hiện
đầu tư. Các nhân tố chủ yếu là:


9

Thứ nhất, năng lực tài chính. Đây là nhân tố quan trọng nhất vì hoạt động
OFDI là việc di chuyển vốn từ đất nước này sang đất nước khác, đòi hỏi lượng vốn
chuyển giao lớn, thời gian đầu tư lại dài. Hơn nữa, việc này còn phát sinh thêm
nhiều rủi ro như rủi ro chính trị, rủi ro tỷ giá. Do vậy, Việc đầu tư nước ngồi địi
hỏi các doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính đủ mạnh để có thể chịu được những
rủi ro có thể xảy ra qua đó có thể đảm bảo nguồn vốn đầu tư này là hiệu quả. Ngày
nay, trong tình thế hiện đại hóa đất nước và gia tăng đầu tư quốc tế, các doanh
nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phải đối mặt với những cạnh tranh từ các
doanh nghiệp tại đất nước sở tại và thêm áp lực cạnh tranh từ các nhà đầu tư nước
ngoài khác cũng muốn đầu tư vào đất nước này. Do đó, muốn tồn tại được trên thị
trường nước ngồi thì doanh nghiệp phải có một nguồn vốn dồi dào, năng lực tài
chính vững mạnh để nắm bắt nhanh chóng cơ hội đầu tư nhăm tối ưu hóa mục đích
về lợi nhuận. Tại Việt Nam, cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, có nhiều


16

tổng cơng ty và các tập đồn kinh tế lớn. Đây là các tập đoàn kinh tế trong hoặc
ngoài khu vực kinh tế Nhà nước như Trung Nguyên, Viettel, Hoàng Anh Gia Lai,
EVN... đây chính là những đầu tàu của nước ta hướng ra thị trường quốc tế.
Thứ hai, trình độ phát triển khoa học công nghệ. Cùng với xu thế hiện đại hóa,
KHCN càng ngày càng phát triển mạnh mẽ, KHCN xuất hiện trong tất cả các lĩnh
vực đặc biệt là lĩnh vực sản xuất. Một doanh nghiệp muốn thành công trong việc
thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngồi địi hỏi phải có đủ trình độ KHCN để có thể
cạnh tranh trên thị trường tại quốc gia nhận đầu tư. Mục đích cuối cùng của các
doanh nghiệp đều chỉ là lợi ích của chủ đầu tư và muốn đạt được mục đích đó,
ngồi các chiến lược PR, marketing... vấn đề cốt lõi là các doanh nghiệp phải tự tạo

ra sự khác biệt, độc đáo về sản phẩm và tạo thêm nhiều giá trị gia tăng. Doanh
nghiệp phải có đủ năng lực tài chính để đầu tư phát triển KHCN cho bộ máy và dây
chuyền sản xuất vào quá trình sản xuất sản phẩm. Đối với các nước đang phát triển,
trình độ KHCN cịn thua kém rất nhiều so với các nước trên thế giới, chỉ có một vài
tổng cơng ty hay tập đồn kinh tế có đủ khả năng áp dụng một số kỹ thuật KHCN
tiên tiến hiện đại áp dụng vào quy trình sản xuất kinh doanh. Với các doanh nghiệp
vừa và nhỏ khác còn gặp nhiều khó khăn vì khơng đủ năng lực tài chính để nghiên
cứu và phát triển cũng như ứng dụng KHCN hiện đại. Tuy nhiên, các doanh nghiệp
vừa và nhỏ vẫn có thể có các cơ hội để thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngồi nếu
họ tìm được những “khoảng trống thị trường”, những thị trường “dễ tính”, có thể
đón nhận sản phẩm của chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, về lâu dài, các doanh
nghiệp này vẫn phải sẵn sàng đầu tư ứng dụng KHCN mới vào dây chuyền sản xuất
thì mới có thể thành cơng ở thị trường nước ngồi; hoặc bản thân doanh nghiệp phải
có những tính chất riêng biệt và độc đáo để thu hút được thị trường bên nước ngồi.
Khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hồn tồn có thể tiến hành đầu tư ra nước
ngồi thành cơng.
Thứ ba, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường
phát triển phải có yếu tố tất yếu là cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp thể hiện ở trên nhiều khía cạnh như hiệu quả, năng suất của hoạt động sản
xuất, khả năng sinh lời, thị phần của họ tại thị trường nước ngoài. Ngoài ra, năng


×