Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP Quân đội: Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
---------***---------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
HOẠT ĐỘNG PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI: THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP

Ngành: Tài chính - Ngân hàng

ĐINH HẢI HÀ

Hà Nội – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
---------***---------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HOẠT ĐỘNG PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI: THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP

Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

Họ và tên học viên: Đinh Hải Hà
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS, TS Tăng Văn Nghĩa



Hà Nội – 2020


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sỹ Tài chính ngân hàng “Hoạt động phái sinh
tại Ngân hàng TMCP Quân đội : thực trạng và giải pháp” là cơng trình nghiên cứu
khoa học độc lập của tơi dưới sự hướng dẫn của PGS,TS Tăng Văn Nghĩa.
Các thông tin, số liệu và tài liệu mà tác giả sử dụng trong luận văn là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và không vi phạm các quy định của pháp luật.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ các ấn phẩm, cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật, nếu sai, tác giả xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.

Tác giả

Đinh Hải Hà


ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS,TS. Tăng Văn
Nghĩa. Xin được trân trọng cảm ơn Thầy đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Học viên xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô Khoa Sau Đại học đã tạo điều
kiện thuận lợi nhất để học viên hồn thành tốt luận văn của mình.
Học viên xin cảm ơn các thầy, cô trong hội đồng đã chia sẽ và đóng góp

những ý kiến thiết thực để luận văn từng bước được hoàn thiện hơn.
Học viên xin gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân Đội,
các anh, chị trong ngân hàng đã nhiệt tình cung cấp thơng tin để học viên hồn
thành được luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................ ix
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁI SINH, THỊ TRƢỜNG
TÀI CHÍNH PHÁI SINH VÀ HOẠT ĐỘNG PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG . 6
1.1 Công cụ phái sinh ...................................................................................................... 6

1.1.1 Sự ra đời của công cụ phái sinh ...................................................... 6
1.1.2 Khái niệm về công cụ phái sinh và hoạt động phái sinh: .................. 7
1.1.3 Đặc điểm của cơng cụ tài chính phái sinh ........................................ 9
1.1.4 Vai trị của cơng cụ phái sinh: ....................................................... 10
1.1.5 Các loại công cụ phái sinh tài chính : ............................................ 12
1.2. Thị trƣờng tài chính phái sinh .............................................................................. 19

1.2.1. Khái niệm .................................................................................... 19
1.2.2. Phân loại thị trường tài chính phái sinh: ....................................... 20
1.2.3. Các chủ thể giao dịch trên thị trường tài chính phái sinh .............. 20
1.2.4. Vai trị của thị trường tài chính phái sinh ..................................... 21

1.3. Hoạt động phái sinh tại Ngân hàng thƣơng mại ................................................. 23

1.3.1. Định nghĩa hoạt động phái sinh tại Ngân hàng thương mại: .......... 23
1.3.2. Các hoạt động phái sinh được thực hiện tại Ngân hàng thương mại
tại Việt Nam: ........................................................................................ 23
1.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động phái sinh tại Ngân hàng
thương mại: ........................................................................................... 24
1.4. Tổng quan về thị trƣờng phái sinh tại Việt Nam ................................................ 25

1.4.1. Quá trình hình thành phát triển của thị trường tài chính phái sinh tại
Việt Nam .............................................................................................. 25
1.4.2. Các thị trường sản phẩm phái sinh tại Việt Nam........................... 29


iv
1.5. Nhận xét kết quả thực hiện hoạt động phái sinh trong ngân hàng thƣơng mại
Việt Nam ........................................................................................................................ 33

1.5.1. Những kết quả đạt được ............................................................... 33
1.5.2. Những tồn tại .............................................................................. 34
1.5.3. Nguyên nhân ............................................................................... 35
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI ............................................................... 36
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân Đội ........................................................ 36

2.1.1. Quá trình hình thành phát triển của Ngân hàng TMCP Quân đội .. 36
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và quy mô của Ngân hàng TMCP Quân đội ........... 39
2.1.3 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng TMCP Quân Đội:41
2.2. Các điều kiện cho việc thực hiện hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP
Quân đội ......................................................................................................................... 43


2.2.1. Điều kiện về cơ sở pháp lý ........................................................... 43
2.2.2. Điều kiện về cơ sở hạ tầng, công nghệ ......................................... 46
2.2.3. Điều kiện về cơ cấu tổ chức và quản trị điều hành ........................ 47
2.2.4. Điều kiện về nhân lực .................................................................. 48
2.3. Thực trạng hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP Quân đội ..................... 48

2.3.1. Thực trạng hoạt động phái sinh ngoại tệ ....................................... 48
2.3.2. Thực trạng hoạt động phái sinh hàng hóa ..................................... 58
2.3.3. Thực trạng hoạt động phái sinh lãi suất ........................................ 64
2.4. Nhận xét thực trạng các hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP Quân đội 68

2.4.1. Những kết quả đạt được ............................................................... 68
2.4.2. Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động phái sinh của Ngân hàng Quân đội69
CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - MB ................................ 74
3.1. Xu thế của hoạt động phái sinh trên thị trƣờng tài chính thế giới .................... 74
3.2. Mục tiêu và phƣơng hƣớng cho hoạt động phái sinh tài chính tại NH TMCP
Quân đội trong thời gian tới......................................................................................... 76
3.3. Giải pháp phát triển hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP Quân đội ..... 79


v
3.3.1. Xây dựng chiến lược và tổ chức thực hiện chiến lược ứng dụng các
cơng cụ phái sinh trong tồn hệ thống. ................................................... 79
3.3.2. Hồn thiện các quy trình giao dịch phái sinh và liên tục cải tiến các
quy trình nội bộ ..................................................................................... 81
3.3.3. Đẩy mạnh công tác marketing các sản phẩm phái sinh ................. 81
3.3.4. Đưa các sản phẩm phái sinh lên ứng dụng nền tảng số, tạo ra kênh
giao dịch thuận tiện cho khách hàng ...................................................... 83

3.3.5. Đào tạo nguồn nhân lực của ngân hàng ........................................ 83
3.3.6. Mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngồi ............. 84
3.3.7. Đầu tư phát triển cơng nghệ thơng tin phục vụ các hoạt động trong
lĩnh vực giao dịch phái sinh ................................................................... 85
3.4. Một số kiến nghị ..................................................................................................... 87

3.4.1. Đối với Ngân hàng nhà nước ....................................................... 87
3.4.2. Kiến nghị với Chính phủ .............................................................. 89
3.4.3. Đối với Các Bộ, ngành ................................................................ 90
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 91


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ tiếng Việt

Chữ viết tắt
ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu

CAP

Giao dịch quyền chọn mua lãi suất

CCPS

Cơng cụ phái sinh

CNNHNNg


Chi nhánh Ngân hàngnướcngồi

COLLAR

Giao dịch đồng thời mua và bán lãi suất

EU

Liên minh châu Âu

EUR

Đồng Euro – Đồng tiền chung Châu Âu

EVFTA

FFD
FLOORS
FRA

European-Vietnam Free Trade Agreement Hiệp hội Quốc tế về Hoán đổi và Phái sinh
Forward – Forward Deposit - Hợp đồng kỳ hạn
tiền gửi
Giao dịch mua quyền bán lãi suất
Forward Rate Agreement - Hợp đồng lãi suất kỳ
hạn

GBP


Đồng bảng Anh

HĐHĐ

Hợp đồng hoán đổi

HĐKH

Hợp đồng kỳ hạn

HĐQC

Hợp đồng quyền chọn

HĐTL

Hợp đồng tương lai

HSBC

ISDA

The

Hongkong

and

Shanghai


Banking

Corporation
International Swaps and Derivatives Association
- Hiệp hội Quốc tế về Hoán đổi và Phái sinh

KDNH

Kinh doanh ngoại hối

MB

Military bank - Ngân hàng TMCP Quân Đội

MBNT

Mua bán ngoại tệ

NH

Ngân hàng


vii
NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHQĐ


Ngân hàng TMCP Quân đội

NHTM

Ngân hàng thương mại

Nikkei225
OTC
S&P500

Chỉ số giá bình quân gia quyền của 225 loại cổ
phiếu (tính bằng đồng Yên Nhật)
Over the counter -Thị trường phi tập trung
Standard & Poor's 500 Stock Index - Chỉ số cổ
phiếu 500 của Standard & Poor

SGD

Sở giao dịch

TMCP

Thương mại cổ phần

USD

Đồng Đô la Mỹ

VIB


Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

WTO

World Trade Organization – Tổ chức thương mại
thế giới


viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Doanh số thực hiện Giao dịch kỳ hạn tiền tệ tại một số NHTMVN ........ 30
Bảng 1.2: Doanh số thực hiện Giao dịch tương lai tại một số NHTM VN .............. 31
Bảng 1.3: Doanh số thực hiện Giao dịch hoán đổi tiền tệ tại một số NHTM VN .... 32
Bảng 1.4: Doanh số thực hiện Giao dịch quyền chọn tại một số NHTM VN .......... 33
Bảng 2.1 : Kết quả kinh doanh hợp nhất quý 4/2019 của Ngân hàng Quân đội ....... 41
Bảng 2.2 : Kết quả hoạt động trong năm 2019 của Ngân hàng Quân đội ................ 42
Bảng 2.3. Các sản phẩm phái sinh ngoại hối các TCTD được phép cung cứng ....... 45
Bảng 2.4 :Doanh số mua bán ngoại tệ tại Ngân hàng Quân đội ............................... 50
giai đoạn 2015 - 2019 ................................................................................................ 50
Bảng 2.5 : Doanh số giao dịch kỳ hạn tại Ngân hàng quân đội ................................ 50
giai đoạn 2015 - 2019 ................................................................................................ 50
Bảng 2.6 : Doanh số giao dịch hoán đổi ngoại tệ tại Ngân hàng MB giai đoạn 2015 2019 ........................................................................................................................... 53
Bảng 2.7 : Thu nhập từ hoạt động phái sinh tiền tệ tại Ngân hàng quân đội giai đoạn
2015 – 2019 ............................................................................................................... 57
Bảng 2.8: Bảng số liệu doanh số giao dịch hợp đồng tương lai tại Ngân hàng Quân
đội giai đoạn năm 2015 – 2019 ................................................................................. 60
Bảng 2.9: Bảng số lượng khách hàng giao dịch cơng cụ phái sinh hốn đổi lãi suất
từ 2015-2019 ............................................................................................................. 66
Bảng 2.10: Bảng doanh số giao dịch hoán đổi lãi suất tại NH Quân đội.................. 67
giai đoạn 2015 - 2019 ................................................................................................ 67



ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu doanh số mua bán ngoại tệ tại Ngân hàng Quân đội................ 52
năm 2019 ................................................................................................................... 52
Biểu đồ 2.2: Doanh số giao dịch hoán đổi ngoại tệ tại Ngân hàng MB giai đoạn
2015 – 2019 ............................................................................................................... 53
Biểu đồ 2.3: Thu nhập từ hoạt động phái sinh tiền tệ so với Thu nhập kinh doanh
ngoại hối và tổng thu nhập trước thuế của Ngân hàng Quân đội .............................. 57
Biểu đồ 2.4: Bảng số lượng khách hàng giao dịch nghiệp vụ phái sinh hàng hóa tại
Ngân hàng Quân đội từ năm 2010 - 2019 ................................................................. 59
Biểu đồ 2.5: Lợi nhuận ròng từ hoạt động phái sinh hàng hóa tại Ngân hàng Quân
đội giai đoạn 2015 – 2019 ......................................................................................... 61
Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng các loại giao dịch trong hoạt động phái sinh giá cả hàng hóa
tại Ngân hàng Quân đội năm 2019 ............................................................................ 62
Biểu đồ 2.7: Doanh số giao dịch hợp đồng tương lai cà phê so với Tổng doanh số
hợp đồng tương lai giai đoạn 2015 – 2019 ............................................................... 63
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Đồ thị 2.1: Diễn biến tỷ giá trên các thị trường, giai đoạn 11/2017 – 12/2018 ........ 54
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân đội ....................... 39


x
BẢN TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
1. Tổng quan:
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung có
nhiều biến động lớn hiện nay, rủi ro về chỉ số thị trường như lãi suất, tỷ giá là điều
luôn thường trực với các nhân tố của nền kinh tế như chính ngân hàng thương mại
hay các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, nhà dầu cơ. Do đó việc phịng vệ

rủi ro bằng các cơng cụ phái sinh là điều hết sức cần thiết và ngày càng chứng tỏ vai
trị rất quan trọng.
Do đó, đề tài “Hoạt động phái sinh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân
đội: thực trạng và giải pháp” được chọn để nghiên cứu với mong muốn đóng góp
những giải pháp thiết thực cho Ngân hàng Quân đội trong việc phát triển hoạt động
phái sinh trong giai đoạn tới.
2. Những vấn đề chung về công cụ phái sinh và thị trƣờng tài chính phái sinh
2.1. Khái niệm về cơng cụ phái sinh :
Công cụ phái sinh mặc dù được xem là sản phẩm của nền kinh tế tài chính
hiện đại, nhưng đã có nguồn gốc từ rất lâu đời, vào thế ký 17. Đã có nhiều nhà nghiên
cứu có những định nghĩa về CCPS, nhưng tựu trung lại CCPS là một công cụ mà giá
trị của nó bắt nguồn từ giá trị của các tài sản cơ sở; thu nhập trong tương lai của nó
phụ thuộc vào sự thay đổi của các biến số cơ sở, như giá của hàng hóa, tỷ giá, lãi
suất, chỉ số chứng khoán hay các loại chỉ số khác. Bản thân CCPS khơng có giá trị,
mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị của tài sản cơ sở.
Khái niệm về hoạt động phái sinh:
Hoạt động phái sinh trong bài viết được định nghĩa là nghiệp vụ sử dụng các
công cụ phái sinh, bao gồm cả phái sinh hàng hóa và phái sinh tài chính, nhằm các
mục tiêu khác nhau như phân tán, phòng ngừa rủi ro về giá cả hàng hóa, lãi suất,
chứng khốn, tỷ giá…; kinh doanh, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận; lợi dụng
chênh lệch giá và đầu cơ.
Đặc điểm của cơng cụ phái sinh:
Thứ nhất, các CCPS có giá trị thay đổi theo sự thay đổi giá trị của các tài sản
cơ sở


xi
Thứ hai, CCPS không yêu cầu bất cứ một khoản đầu tư thuần ban đầu nào
hoặc chỉ yêu cầu một khoản đầu tư thuần ban đầu thấp hơn so với các loại hợp đồng
khác.

Thứ ba, các nhà đầu tư khi tham gia thị trường phái sinh có quyền thanh tốn
hoặc đơi khi là từ chối thanh tốn tại hoặc trước một thời điểm nhất định theo thỏa
thuận hoặc theo quy định của thị trường tập trung. Đây cũng được coi là một đặc
điểm nổi bật của các công cụ tài chính phái sinh
Vai trị của CCPS:
Với các chủ thể trong nền kinh tế, CCPS có vai trị như rào chắn, phịng ngừa
rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận
Với hệ thống tài chính tồn cầu, CCPS góp phần tăng trưởng kinh tế và tăng
hiệu quả của thị trường bằng cách cải thiện ảnh hưởng của biến động giá đối với tài
sản mà khơng gây ra cuộc khủng hoảng tài chính như với chứng khốn và các tài
sản thơng thường
Phân loại : các loại CCPS gồm có
Hợp đồng kỳ hạn (Forward): là một “thỏa thuận mua hay bán một số lượng
nhất định đơn vị tài sản cơ sở ở một thời điểm xác định trong tương lai theo một
mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng”(Nguyễn Văn Tiến,
2012).
Hợp đồng tương lai “là một thỏa thuận mua bán một số lượng nhất định đơn
vị tài sản cơ sở theo giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển
giao tài sản được thực hiện vào một ngày trong tương lai được xác định bởi Sở giao
dịch.” (Nguyễn Văn Tiến, 2012).
Hợp đồng hoán đổi “là giao dịch bao gồm đồng thời cả hai giao dịch: giao
dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tài sản cơ sở, trong đó kỳ hạn
thanh tốn của hai giao dịch khác nhau và giá của hai giao dịch được xác định tại thời
điểm ký hợp đồng. Thực chất của hợp đồng này là hai bên thoả thuận trao đổi dòng
tiền trong tương lai theo một nguyên tắc nhất định”, (Nguyễn Văn Tiến, 2012).
Hợp đồng quyền chọn (Option): là một loại hợp đồng cho phép người mua nó
có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua hoặc được bán một số lượng xác định


xii

các đơn vị tài sản cơ sở trong một khoảng thời gian hoặc tại một thời điểm xác định
trong tương lai với mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng” (Hull,
2009)
2.2. Thị trƣờng tài chính phái sinh
Khái niệm: Thị trường tài chính phái sinh là nơi diễn ra các hoạt động mua đi
bán lại các loại sản phẩm tài chính phái sinh, với các sản phẩm thơng dụng của thị
trường tài chính phái sinh như: Quyền mua cổ phần, Chứng quyền, Hợp đồng kỳ
hạn, Hợp đồng tương lai, Hợp đồng hốn đổi...
Phân loại: theo tính chất của thị trường, thị trường tài chính phái sinh được
chia thành 2 loại thị trường giao dịch tập trung (Exchange) và thị trường giao dịch
phi tập trung (Over the counter)
Vai trị của thị trường tài chính phái sinh: thị trường tài chính phái sinh có
nhiều vai trị quan trọng với các doanh nghiệp, với tổ chức tín dụng và với cả nền
kinh tế, trong đó lợi ích cơ bản nhất là phịng chống rủi ro tài chính, nhờ hạn chế
được sự biến động của giá cả hàng hóa, tỷ giá, lãi suất. Từ đó, hỗ trợ cho thị trường
hàng hóa, thị trường tài chính phát triển ổn định, hiệu quả, góp phần thúc đẩy nền
kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững.
2.3. Tổng quan về thị trƣờng phái sinh tại Việt Nam
Tại Việt Nam hiện đã và đang phát triển các thị trường tài chính phái sinh
sau: thị trường kỳ hạn, thị trường tương lai, thị trường hoán đổi, thị trường quyền chọn.
Những kết quả đạt được: thị trường phái sinh tại Việt Nam đã góp phần vào việc
phịng ngừa rủi ro cho các ngân hàng, doanh nghiệp, bình ổn nền kinh tế trong những
năm khủng hoảng trầm trọng như năm 2007-2009. Bên cạnh đó, bằng việc cung cấp các
giao dịch phái sinh cho khách hàng để thu về lội nhuận, các ngân hàng thương mại Việt
Nam đã đưa cơng cụ tài chính phái sinh lại gần hơn với các doanh nghiệp Việt Nam, tạo
nên một loại hình dịch vụ mới cho các ngân hàng bên cạnh các nghiệp vụ truyền thống
như tín dụng. Từ đó, tăng cạnh tranh giữa các ngân hàng thúc đẩy hoạt động dịch vụ của
ngân hàng thương mại phát triển phong phú, đa dạng.
Những tồn tại: Đối tượng tham gia thị trường tài chính phái sinh cịn rất ít, quy
mơ các hợp đồng vẫn còn nhỏ, và các giao dịch phái sinh vẫn chưa xuất hiện ở một số



xiii
ngân hàng, chỉ phát triển khá khiêm tốn ở một vài ngân hàng với doanh số chưa đáng kể
so với nghiệp vụ truyền thống.
Nguyên nhân của những tồn tại này đến từ về cách tính phí giao dịch cịn cao,
chính sách điều tiết tỷ giá USD/VND ổn định của Ngân hàng nhà nước và trình độ nhận
thức về các cơng cụ phái sinh của các nhà đầu tư còn hạn chế.
3. Thực trạng hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP Quân đội
3.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân đội :
Được thành lập vào năm 1994, trải qua 25 năm phát triển, đến nay Ngân
hàng Quân đội đã có được chỗ đứng nhất định trên thị trường liên ngân hàng nói
riêng và thị trường tài chính nói chung với con số lợi nhuận trước thuế đáng kể năm
2019 là hơn 10.000 tỷ đồng.
3.2. Các điều kiện cho việc thực hiện hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP
Quân đội:
Một trong những điều kiện tiên quyết nhất là điều kiện về cơ sở pháp lý: hiện
nay hoạt động cung ứng dịch vụ phái sinh tại Việt Nam đang được điều chỉnh bằng
các văn bản pháp lý như sau: Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2010, Pháp
lệnh ngoại hối, và các thông tư quy định cụ thể cho từng công cụ phái sinh của
Ngân hàng nhà nước. Tại Ngân hàng Quân đội, hoạt động phái sinh cũng được quản
lý bằng các văn bản, hướng dẫn, quy trình cụ thể đến từng phịng ban liên quan.
Ngồi ra cịn các điều kiện về cơ sở hạ tầng, công nghệ; cơ cấu tổ chức, quản trị
điều hành và điều kiện về nhân lực.
3.3. Thực trạng hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP Quân đội:
Qua các số liệu về doanh số , lợi nhuận, số lượng và tỷ trọng các giao dịch
thu thập được từ năm 2015 – 2019, luận văn đã phân tích và đưa ra những nhận xét
về kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại trên 3 mảng hoạt động phái sinh
lớn của ngân hàng là: Hoạt động phái sinh ngoại tệ, hoạt động phái sinh hàng hóa và
hoạt động phái sinh lãi suất.

Những kết quả đạt được của Ngân hàng Quân đội như sau : quy mơ hoạt
động phái sinh tài chính của MB trong giai đoạn 2015 – 2019 đã có những bước
nhảy vọt, đóng góp một phần khơng nhỏ vào tổng lợi nhuận trên 10.000 tỷ của ngân


xiv
hàng trong năm 2019. Với những kết quả đó, MB đã vinh dự được The Asian
Banker trao giải "Ngân hàng cung ứng sản phẩm phái sinh tài chính của năm tại
Việt Nam" vào năm 2018, từ đó làm tăng uy tín thương hiệu của MB trên thị trường
tài chính trong nước, khu vực và quốc tế, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của
ngân hàng trong môi trường cạnh tranh và hội nhập hiện nay.

Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động phái sinh của Ngân hàng Quân đội
như sau:
Thứ nhất, hoạt động phái sinh chủ yếu tập trung tại hội sở chính của ngân
hàng MB và một số chi nhánh lớn của MB, chưa phổ biến đến toàn bộ các chi
nhánh trục dọc trên cả nước
Thứ hai, các công cụ phái sinh tiền tệ đã triển khai chưa phong phú, chưa đa
dạng, chưa tạo nhiều tiện ích nên chưa hấp dẫn đối với khách hàng, vì vậy số lượng
khách hàng tham gia còn khá khiêm tốn.
Thứ ba, nhận thức và hiểu biết của khách hàng tham gia sản phẩm phái sinh
tại MB cịn thấp, do đó các khách hàng chưa mạnh dạn tham gia vào nhiều sản
phẩm phái sinh, tỷ trọng chênh lệch giữa các sản phẩm phái sinh cịn khá cao.
Thứ tư, cơng tác thu thập, phân tích, nghiên cứu thị trường để đưa ra các dự
báo phục vụ cho hoạt động kinh doanh các sản phẩm phái sinh, cũng như việc áp
dụng các công cụ để phòng ngừa rủi ro hoặc đầu cơ còn rất hạn chế.
Thứ năm, cơ chế quản lý và điều hành của ngân hàng ngân hàng MB chưa
thực sự phù hợp với cơng tác kinh doanh sản phẩm tài chính phái sinh, cịn sự
chồng chéo và chưa có tính chun nghiệp, chưa tạo cơ chế để khai thác hết những
tiện ích của các sản phẩm phái sinh.

Thứ sáu, công tác tuyên truyền quảng cáo của ngân hàng chưa hiệu quả.
Thứ bảy, điều kiện giao dịch các sản phẩm phái sinh tại ngân hàng cịn phức
tạp và chi phí giao dịch có liên quan để mua bán và giao dịch công cụ tài chính phái
sinh cịn cao.
Thứ tám, một số vấn đề đặt ra đối với Ngân hàng Quân đội còn đến từ các
chính sách vĩ mơ của Ngân Hàng Nhà Nước và các cơ quan chủ quản như môi


xv
trường pháp lý về sản phẩm phái sinh tại Việt Nam chưa được hồn thiện, một số sản
phẩm cịn bị hạn chế và chưa cho phép mở cửa hoàn toàn như thơng lệ thế giới.
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động phái sinh tại Ngân hàng Quân đội,
luận văn đã đưa ra một số phương hướng và giải pháp cũng như kiến nghị với Ngân
hàng nhà nước, Chính phủ trong thời gian tới để phát triển hơn nữa hoạt động phái
sinh tại Ngân hang Quân đội.
4. Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động phái sinh tại ngân hang TMCP
Quân đội – MB:
4.1. Xu thế hoạt động phái sinh trên thị trƣờng tài chính thế giới:
Trong vịng 10 năm trở lại đây với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ
thông tin viễn thông, thị trường phái sinh tài chính thế giới có xu thế tăng trưởng
khá mạnh mẽ và đã chứng minh được tầm quan trọng trong việc bảo hiểm rủi ro các
yếu tố của thị trường cho các nhà đầu tư. Khác với thực trạng phát triển của thị
trường phái sinh tại Việt Nam, xu hướng phát triển mạnh cũng như tỷ trọng lớn nhất
của các hợp đồng phái sinh lãi suất trên thị trường thị trường phái sinh toàn cầu cho
thấy tầm đặc biệt quan trọng của nó với những lo ngại về phịng ngừa rủi ro lãi suất
của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là các ngân hàng thương mại
4.2. Mục tiêu và phƣơng hƣớng cho hoạt động phái sinh tài chính tại NH TMCP
Quân đội trong thời gian tới
Hiện nay, trong xu thế phát triển của hoạt động phái sinh trên thế giới, việc
phát triển các công cụ phái sinh tại Ngân hàngMB là một địi hỏi tất yếu. Do đó,

mục tiêu chung và bao quát nhất của MB là ứng dụng hiệu quả an tồn các cơng cụ
phái sinh vào việc quản lý rủi ro thị trường, đưa ngân hàng MB đứng trong top đầu
những ngân hàng cung ứng và phát triển mạnh về sản phẩm phái sinh trong những
năm tới và đưa hoạt động phái sinh tài chính là một trong những hoạt động chính
góp phần tăng thu phí dịch vụ ròng đạt mức cao trong tổng thu nhập ròng, giảm sự
phụ thuộc vào các sản phầm truyền thống như tín dụng.
Để đạt được mục tiêu với hiệu quả cao nhất, việc đề ra phương hướng hành
động, đưa ngân hàng đi nhanh, đi đúng hướng là vô cùng quan trọng. Do đó, ban


xvi
lãnh đạo ngân hàng MB đã đề ra một số phương hướng chính để phát triển hoạt
động phái sinh trong thời gian tới như sau:
Thứ nhất, tổ chức quá trình tác nghiệp đối với cơng cụ tài chính phái sinh
theo thơng lệ quốc tế, đảm bảo an tồn hiệu quả
Thứ hai, tập trung nghiên cứu thị trường, cung cấp các loại sản phẩm phái
sinh phù hợp với nhu cầu thị trường trong từng giai đoạn với chất lượng bằng hoặc
cao hơn các ngân hàng khác tại Việt Nam
Thứ ba, phát huy vai trò của bộ phận quản lý rủi ro thị trường, xây dựng hệ
thống cơ sở dữ liệu và dự báo độc lập của Ngân hàng MB đối với biến động thị
trường, nhất là tỷ giá, lãi suất. chỉ số chứng khốn
Thứ tư, xây dựng lộ trình chi tiết, cụ thể cho từng giai đoạn, từng năm về
việc ứng dụng các sản phẩm phái sinh vào bảo hiểm rủi ro thị trường cũng như các
chiến lược kinh doanh sản phẩm phái sinh
Thứ năm, thực hiện xây dựng chiến lược phát triển khách hàng, thu hút
khách hàng, thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng,
Thứ sáu, bên cạnh các phương hướng thúc đẩy phát triển sản phẩm, ngân
hàng MB cũng đề cao công tác giám sát, quản lý có hiệu quả của các cấp lãnh đạo.
4.3. Giải pháp phát triển hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP Quân đội
Thứ nhất, xây dựng chiến lược và tổ chức thực hiện chiến lược ứng dụng các

công cụ phái sinh trong tồn hệ thống.
Thứ hai, hồn thiện các quy trình giao dịch phái sinh và liên tục cải tiến các
quy trình nội bộ.
Thứ ba, đẩy mạnh cơng tác marketing các sản phẩm phái sinh.
Thứ tư, đưa các sản phẩm phái sinh lên ứng dụng nền tảng số, tạo ra kênh
giao dịch thuận tiện cho khách hàng.
Thứ năm, đào tạo nguồn nhân lực của ngân hàng có kiến thức sâu và hiểu
biết kỹ lưỡng về các sản phẩm tài chính phái sinh, chuyên môn vững vàng, lấy
thông lệ quốc tế hài hòa với quy định của luật pháp Việt Nam làm chuẩn mực trong
công việc.
Thứ sáu, mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài.


xvii
Thứ bẩy, đầu tư phát triển công nghệ thông tin phục vụ các hoạt động trong
lĩnh vực giao dịch phái sinh.
Thứ tám, tăng cường cơ chế kiểm soát nội bộ phục vụ giảm thiểu rủi ro cho
hoạt động phái sinh .
Thứ chín, tăng cường hoạt động phân tích, dự báo, giám sát rủi ro thông qua
hệ thống hạn mức.
Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị với Ngân hàng nhà nước
và chính phủ về việc hồn thiện khung pháp lý theo thông lệ quốc tế cũng như hồn
thiện các quy định, chế độ kế tốn Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế.


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và sự biến động khó
lường của giá cả hàng hóa, lãi suất, tỷ giá trên thế giới, rủi ro đối với nhà đầu tư

trong các hoạt động kinh tế, tài chính ngày một gia tăng. Để hạn chế thấp nhất
những rủi ro, thua lỗ có thể xảy ra, các nghiệp vụ phái sinh tài chính đã được hình
thành, trở thành những sản phẩm tất yếu của thị trường tài chính. Hình thành với tư
cách là một cơng cụ phịng chống rủi ro, nhưng cùng với sự phát triển mạnh mẽ và
phức tạp của thị trường tài chính, nghiệp vụ tài chính phái sinh trở thành một cơng
cụ được sử dụng nhiều hơn để tìm kiếm lợi nhuận và thực hiện các hoạt động đầu
cơ. Điều này đã khiến thị trường phái sinh trở thành một thị trường vô cùng phát
triển và giữ vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính tồn cầu. Tại các ngân hàng
ở nhiều nước trên thế giới, bên cạnh các nghiệp vụ mang tính truyền thống, hoạt
động phái sinh đã trở thành một sản phẩm khơng thể thiếu trong mục tiêu phịng vệ,
phân tán rủi ro tài chính cũng như tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.
Tại Việt Nam, cùng với quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế và sự phát triển của
thị trường tài chính, trong những năm gần đây, việc ứng dụng và phát triển hoạt động
phái sinh ở các NHTM trở thành một nhu cầu khách quan và hết sức cần thiết. Tuy
nhiên các hoạt động này vẫn còn rất hạn chế, số lượng giao dịch ít và chủ yếu nhằm
giảm thiểu rủi ro về biến động tỷ giá cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
xuất, nhập khẩu và cho chính bản thân các NHTM khi tham gia thanh toán quốc tế.
Đến nay, các sản phẩm phái sinh tài chính của NHTM Việt Nam chưa tận
dụng được những lợi thế của mình trong việc phịng ngừa, phân tán rủi ro, chia sẻ
lợi nhuận cho các bên tham gia vào hợp đồng kinh tế. Sự hạn chế phát triển của thị
trường tài chính phái sinh là một thách thức khơng nhỏ trong quá trình hội nhập, mở
cửa và phát triển thị trường tài chính ở Việt Nam. Khi mà rủi ro luôn là nỗi lo lắng
thường trực của của các nhà đầu tư và ngày càng gia tăng trong quá trình hội nhập
thì sự phát triển thị trường các nghiệp vụ tài chính phái sinh được xem như là lá
chắn quan trọng để hạn chế rủi ro của thị trường đối với nhà đầu tư.


2
Việc tăng cường ứng dụng các cơng cụ tài chính phái sinh tại các NHTM nói
chung và Ngân hàng Quân đội nói riêng, qua đó phát triển thị trường tài chính phái

sinh tại Việt Nam là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy tơi quyết
định chọn đề tài: “Hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP Quân đội: thực
trạng và giải pháp” làm để tài luận văn thạc sỹ của mình.
Thực hiện đề tài trên nhằm đánh giá thực trạng việc sử dụng các công cụ tài
chính phái sinh tại Ngân hàng Quân đội và từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần
tăng cường việc ứng dụng các cơng cụ tài chính phái sinh trong hoạt động phòng vệ
rủi ro thị trường cũng như tạo ra lợi nhuận cho NH, từ đó đóng góp vào sự phát
triển và hồn thiện thị trường các cơng cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam - sẵn sàng
cho việc thực hiện mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ NH theo như cam kết của
Chính phủ Việt Nam khi tham gia WTO.
2. Tình hình nghiên cứu
Các cơng trình nghiên cứu hiện nay tại Việt Nam về sản phẩm phái sinh đã
được một số tác giả đề cập đến như:
 Đề tài “Phát triển các sản phẩm hàng hóa phái sinh tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam(BIDV)”. Luận văn Thạc sỹ của Vương Thị Hiền,
chuyên ngành Quản trị kinh doanh - Viện Đại học Mở Hà Nội, 2011
Luận văn nghiên cứu hoạt động phát triển sản phẩm hàng hóa phái sinh tại
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2011, trong đó tập
trung làm rõ thực trạng hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh hàng hóa tại BIDV
– một trong những ngân hàng đầu tiên tham gia vào hoạt động này, chỉ ra những lợi
thế cũng như những bất cập và thách thức với người đi đầu trong thị trường, từ đó
bài luận văn cũng đưa ra một số giải pháp cụ thể cho BIDV trong thời gian tới để
gia tăng doanh số và lợi nhuận cho hoạt động phái sinh hàng hóa.
 Đề tài “Thị trường các công cụ phái sinh trên thế giới và giải pháp phát
triển tại Việt Nam”. Luận án Tiến sỹ của Nghiên cứu sinh Đặng Hương Giang,
chuyên ngành Tài chính ngân hàng, Trường Đại học kinh tế quốc dân, 2015.


3
Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến cơng cụ phái sinh tài chính,

tập trung phân tích thực trạng phát triển thị trường phái sinh trên thế giới, đưa ra
những điển hình của một số nước cụ thể (như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc), dự
báo và xác định xu hướng phát triển của thị trường phái sinh thế giới. Đồng thời, tác
giả cũng phân tích thực trạng, những điều kiện để phát triển và những điểm cịn hạn
chế của thị trường phái sinh tài chính tại Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp để
đẩy mạnh hoạt động phái sinh tài chính trong thời gian tới.
 Bài nghiên cứu “Sự phát triển thị trường phái sinh toàn cầu” của Tiến sỹ
Đỗ Thị Kim Hảo trên Tạp chí ngân hàng, số 22(32)- Tháng 04/2014.
Từ việc phân tích thực trạng của thị trường phái sinh trên thế giới hiện nay
bằng những con số chi tiết và so sánh cụ thể, tác giả đã đưa ra được những nhận
định về xu hướng phát triển của từng sản phẩm phái sinh trên thị trường thế giới.
Qua đó, phân tích những điều kiện cho sự phát triển thị trường phái sinh tại Việt
Nam như điều kiện về thị trường, môi trường pháp lý, công nghệ, con người. Đồng
thời, tác giả cũng nêu ra một số kiến nghị mang tính vĩ mơ để phát triển thị trường
phái sinh tài chính tại Việt Nam trong thời gian tới .
Với luận văn của mình, tác giả khẳng định tính kế thừa, độc lập khách quan
trong mục đích và phạm vi nghiên cứu. Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng
hoạt động phái sinh tài chính đang diễn ra tại Ngân hàng TMCP Qn đội thơng qua
các chỉ tiêu kinh doanh chính, từ đó chỉ ra những vấn đề cịn tồn tại, ngun nhân và
những giải pháp khả thi để thúc đẩy khả năng phát triển của hoạt động phái sinh tài
chính tại MB trong bối cảnh mơi trường hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá thực trạng hoạt động phái sinh tại Ngân hàng
MB, luận văn đề xuất một số giải pháp cho những vấn đề còn tồn tại để từ đó thúc
đẩy sự phát triển của hoạt động phái sinh tại Ngân hàng MB trong thời gian tới.


4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài có nhiệm vụ thực hiện các nhiệm
vụ nghiên cứu sau:
Một là, làm rõ những vấn đề cơ bản về công cụ phái sinh và hoạt động phái
sinh tại NHTM.
Hai là, phân tích đánh giá thực trạng hoạt động phái sinh tại Ngân hàng MB
trong giai đoạn 2015 – 2019 về đặc điểm cơ bản, doanh số, thu nhập đóng góp
trong tổng thu nhập của NH, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của
tồn tại, đồng thời xác định phương hướng phát triển hoạt động này trong thời gian
tới.
Ba là, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động phái
sinh tại Ngân hàng TMCP Quân đội trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là: Hoạt động phái sinh tại Ngân hàng
TMCP Quân đội.
- Phạm vi nghiên cứu của Luận văn:
+ Về nội dung : Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh tại Ngân hàng TMCP
Quân đội bao gồm : phái sinh tiền tệ, phái sinh hàng hóa và phái sinh lãi suất.
+ Về khơng gian: Những phạm vi địa lý mà Ngân hàng TMCP Quân đội có chi
nhánh hoạt động, bao gồm : Hội sở tại Hà Nội và hệ thống các chi nhánh của Ngân
hàng TMCP Quân đội trên toàn quốc .
+ Về thời gian: Tập trung nghiên cứu hoạt động sử dụng các công cụ phái sinh
tại MB trong giai đoạn từ năm 2015 – 2019, sau khi Ngân hàng MB được cấp phép
cho đầy đủ cả 3 loại nghiệp vụ phái sinh tiền tệ, hàng hóa và lãi suất; đồng thời
cũng là giai đoạn Ban lãnh đạo của Ngân hàng MB chú trọng phát triển các hoạt
động phái sinh tài chính bên cạnh các sản phẩm truyền thống của ngân hàng.


5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nội dung và mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề tài dự kiến thu thập

và tổng hợp thông tin về thực trạng hoạt động phái sinh tại Ngân hàng MB qua các
năm từ 2015 -2019 để phân tích và đánh giá , qua đó đề xuất những giải pháp khả
thi nhằm phát triển hoạt động phái sinh cho Ngân hàng MB.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu hệ thống lý thuyết về các cơng
cụ phái sinh qua các giáo trình, tài liệu đã được xuất bản, sử dụng ở các chương
trình đào tạo đại học, viện nghiên cứu và nghiên cứu các văn bản pháp luật liên
quan, các bài báo, tài liệu đánh giá phân tích về hoạt động ứng dụng cơng cụ phái
sinh tại các nước phát triển, các nước trong khu vực và Việt Nam để xâydựng khung
lý thuyết của luận văn.
Phương pháp khảo sát thu thập số liệu: Thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp từ
việc khảo sát các nguồn báo cáo thường niên, bảng cân đối kế toán, báo cáo Ban
lãnh đạo về các hoạt động của Ngân hàng từ năm 2015 – 2019,
Phương pháp thống kê tổng hợp: Sử dụng để thống kê tổng hợp số liệu về các
giao dịch phái sinh tại MB.
Phương pháp biểu đồ: Sử dụng biểu đồ, đồ thị để phân tích hoạt động sử dụng
cơng cụ phái sinh tại MB.
6. Kết cấu của Luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu 3
chương:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung về công cụ phái sinh, thị trường tài chính
phái sinh và hoạt động phái sinh tại Ngân hàng thương mại
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động phái sinh tại Ngân hàng TMCP Quân đội - MB.
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động phái sinh tại Ngân
hàng TMCP Quân đội - MB.


6
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁI SINH, THỊ TRƢỜNG
TÀI CHÍNH PHÁI SINH VÀ HOẠT ĐỘNG PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI

1.1 Công cụ phái sinh

1.1.1 Sự ra đời của công cụ phái sinh
Mặc dù được xem là sản phẩm của nền kinh tế tài chính hiện đại, nhưng cơng
cụ phái sinh đã manh nha hình thành từ rất lâu đời. Nguồn gốc của giao dịch phái
sinh được các nhà nghiên cứu tìm thấy từ vài thế kỷ trước. Theo Kaori Suzuki và
David Turner (2005), một trong những giao dịch phái sinh đầu tiên và lâu đời nhất là
các hợp đồng tương lai lúa gạo, xuất hiện đầu tiên tại Nhật Bản vào khoảng những
năm 1700 – khi mà những người nơng dân có thể mang gạo đến các thành phố lớn
như Osaka để tập trung bán tại các cuộc đấu giá. Những người thắng cuộc thắng cuộc
sẽ bán gạo và nhận được một biên nhận để sau đó có thể đổi sang tiền mặt. Dần dần,
những phiếu biên nhận này trở thành vật giao dịch chính, những nhà buôn mua bán
các giấy biên nhận trên một thị trường riêng và gạo trở thành tài sản cơ sở. Năm
1730, sàn giao dịch gạo Dojima được thành lập, cho phép mua bán gạo theo hình
thức giao ngay và kỳ hạn, lấy kỳ hạn của các hợp đồng gạo tối đa là 4 tháng.
Còn tại Chicago – Mỹ, vào năm 1848, Sở giao dịch thương mại Chicago
(CBOT) đã được thành lập nhằm mục đích bảo hiểm rủi ro về giá ngũ cốc cho các
nông dân và thương nhân buôn bán ngũ cốc. Sở đã tiêu chuẩn hóa khối lượng và chất
lượng sản phẩm giúp các bên dễ dàng trong việc định giá và thúc đẩy hoạt động mua
bán hàng hóa. Năm 1973, Sở giao dịch quyền chọn Chicago (The Chicago Board
Options Exchange- CBOE) bắt đầu giao dịch các hợp đồng quyền chọn mua đối với
16 loại cổ phiếu. Hợp đồng quyền chọn bán bắt đầu được giao dịch trên sàn từ năm
1977. Kể từ đó, thị trường quyền chọn đã phát triển mạnh mẽ, tạo ra các trao đổi
mới và nhiều loại hợp đồng quyền chọn mới. Những hợp đồng quyền chọn có tài sản
cơ sở khác nhau từ cổ phiếu và trái phiếu, ngoại tệ, chỉ số chứng khoán, đến các
quyền chọn trên hợp đồng. Chỉ sau một thời gian ngắn được giao dịch, quyền chọn đã
được phép giao dịch trên tất cả các thị trường lớn như American Stock Exchange,



×