Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tình hình nhiễm giun đũa ở lợn tại Thanh Chương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.14 KB, 4 trang )

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

K

hảo sát tình hình nhiễm bệnh giun đũa ở lợn được thực hiện tại các địa bàn nghiên
cứu theo các chỉ tiêu lứa tuổi, vùng cảm nhiễm, phương thức chăn ni, tình trạng vệ
sinh chuồng trại. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp kiểm tra phân của
lợn nuôi tại 3 xã thuộc huyện Thanh Chương, Nghệ An. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm cao nhất
ở xã Đồng Văn với 27,49%; thấp nhất là xã Thanh Liên chiếm 12,54%; xã Thanh Lâm với tỷ lệ
nhiễm 19,12%. Đồng thời, ở lợn lứa tuổi từ >2-6 tháng là 22,34%, lứa tuổi từ 1-2 tháng tuổi là
20,75% và thấp nhất ở lứa tuổi >6 với 13,51%. Tỷ lệ lợn nhiễm cao nhất ở những hộ có tình trạng
vệ sinh chuồng trại kém 38,35%, kế đến là những hộ có tình trạng vệ sinh trung bình (12,63%),
cuối cùng là những hộ có vệ sinh tốt (6,49%). Riêng phương thức ni gia đình và bán cơng
nghiệp, tỷ lệ lợn bị nhiễm giun đũa gần tương đương nhau. Cả ba loại thuốc levamizol, fenbendazol, ivermectin có hiệu quả tẩy giun trịn cho lợn cao và an tồn (100%).

TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN ĐŨA Ở LỢN
TẠI THANH CHƯƠNG
n Nguyễn Đình Tường, Nguyễn Thị Thu Hiền
Khoa Nông Lâm - Đại học Kinh tế Nghệ An
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi lợn ở nước ta đang ngày một
phát triển để đáp ứng nhu cầu thực phẩm
trong và ngoài nước, nhằm mang lại lợi
nhuận cho kinh tế quốc gia, cho người chăn
nuôi. Tuy nhiên, hiện nay, chăn ni lợn vẫn
cịn tồn tại nhiều khó khăn như vệ sinh chăm
sóc, cơng tác thú y chưa hồn thiện, đặc biệt
vấn đề bệnh tật vẫn là điều đáng lo ngại nhất.
Trong các bệnh xảy ra ở lợn, bệnh do ký sinh
trùng xảy ra nhiều do khí hậu Việt Nam nói
chung và tỉnh Nghệ An nói riêng là khí hậu


nhiệt đới nóng ẩm tạo nên khu hệ ký sinh
trùng phong phú, đa dạng… Bệnh giun đũa
lợn đang là một bệnh do ký sinh trùng gây
ra khá phổ biến, gây thiệt hại đáng kể cho
kinh tế chăn nuôi. Tỷ lệ mắc bệnh của đàn
có thể lên tới 80-90% (Bùi Quý Huy, 2006),
giảm năng suất thịt đến 30% (Phan Địch Lân
và cs, 2005, Phạm Sỹ Lăng và Lê Thị Tài,
2006). Bên cạnh đó, trong mấy năm trở lại
đây, người nhiễm ấu trùng giun đũa lợn khá
phổ biến, gây nên hội chứng Loeffler và các
phản ứng tăng dị ứng của cơ thể với các triệu
chứng đặc trưng: thở khò khè, ho, sốt, tăng
SỐ 6/2018

bạch cầu ưa eosin trong máu (Trương Thị Thu Trang,
2010). Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện nay có rất ít
các nghiên cứu về tình hình nhiễm giun đũa ở lợn trên
địa bàn tỉnh Nghệ An. Xuất phát từ tình hình cấp thiết
của việc phòng chống, điều trị bệnh ký sinh trùng để
đảm bảo sức khỏe cho đàn lợn, nâng cao năng suất
chăn nuôi lợn ở tỉnh Nghệ An, đồng thời bảo vệ sức
khỏe cho người dân, chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo
sát tình hình nhiễm giun đũa ở lợn (Ascaris suum) tại
huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong năm 2017
và biện pháp phòng trừ”.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm các giống lợn được điều tra ở các lứa tuổi: 12 tháng tuổi, >2-6 tháng tuổi, >6 tháng tuổi. Nghiên

cứu được thực hiện tại 3 xã: Thanh Liên, Thanh Lâm,
Đồng Văn của huyện Thanh Chương, Nghệ An.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp kiểm tra phân của Wills để tìm trứng
giun đũa Ascaris suum, kiểm tra dưới kính hiển vi. Mỗi
xã lấy ngẫu nhiên các mẫu phân tươi của lợn ở 30 hộ
nuôi/xã, không phân biệt lứa tuổi hay giới tính, vì mục
đích của nghiên cứu này là đánh giá tình hình nhiễm
chung. Xác định liều lượng, hiệu lực và tính an tồn của
Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[38]


NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
các loại thuốc tẩy trừ giun đũa: levamizol, fenbendazol, ivermectin. Việc định danh phân loại được thực
hiện theo khóa định danh của Nguyễn Thị Lê (1977).
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả nhiễm giun đũa lợn theo địa
điểm nghiên cứu
Tiến hành chọn 3 địa điểm khác nhau thuộc
huyện Thanh Chương: xã Đồng Văn, Thanh Lâm
và Thanh Liên. Trên cơ sở đó, chúng tơi tiến hành
xét nghiệm phân trên 1.007 con lợn ở các vùng đã
chọn bằng phương pháp phù nổi Willis và ghi nhận
kết quả về tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn như sau:
Bảng 1. Tình hình nhiễm giun đũa lợn
theo vùng nghiên cứu


Vùng
Thanh Lâm
Thanh Liên
Đờng Văn
Tổng

Số lợn
Số con
nghiên cứu
nhiễm (+)
(con)
183
311
513
1007

35
39
141
215

Tỷ lệ
nhiễm
(%)
19,12
12,54
27,49
21,35


Theo kết quả điều tra, tỷ lệ nhiễm giun đũa
trung bình tại 3 xã là 21,35%, trong đó, xã Đồng
Văn có tỷ lệ nhiễm cao nhất với 27,49% (141/513
con bị nhiễm); xã có tỷ lệ nhiễm thấp nhất là
Thanh Liên với 12,54% (39/311 con bị nhiễm); xã
Thanh Lâm với tỷ lệ nhiễm 19,12%. Kết quả này
thấp hơn so với kết quả nghiên cứu đã được công
bố của Bùi Lập, Nguyễn Đăng Khảo, Vũ Sỹ Nhàn
(1988) khi cho biết lợn miền Trung nhiễm giun đũa
36-58%.
Kết quả trên có được do ảnh hưởng của địa lý.
Xã Đồng Văn có tỷ lệ nhiễm cao hơn so với các
xã Thanh Liên, Thanh Lâm vì đây là xã thuộc vùng
đồng bằng của huyện, gần chợ và thị trấn, có nhiều
vùng trũng, có sơng và nhiều cây thức ăn thủy sinh
(rau muống, các loại rau sống). Đối với Thanh
Lâm và Thanh Liên là những xã thuộc vùng bán
sơn địa với địa hình chủ yếu là đồi núi, việc trao
đổi, tiêu thụ sản phẩm thịt với các xã bên ngồi ít
hơn nên tỷ lệ chăn nuôi lợn trên địa bàn thấp hơn
so với Đồng Văn. Đặc biệt là những xã thuộc vùng
bán sơn địa nên thức ăn chính dành cho lợn là thức
ăn công nghiệp và các sản phẩm phụ kèm theo là
SỐ 6/2018

bắp, ngơ, sắn và có rất ít rau xanh vì khơng có
nhiều nước như vùng đồng bằng.
3.2. Tình hình nhiễm giun đũa theo tháng tuổi
Theo các tài liệu nghiên cứu, ở mỗi độ tuổi từ
2-6 tháng tuổi của lợn có tỷ lệ nhiễm giun đũa

khác nhau. Đây là một trong những yếu tố quan
trọng trong việc phòng và trị bệnh giun đũa cho
lợn. Vì vậy, chúng tơi đã tiến hành khảo sát tình
hình nhiễm giun đũa lợn trên địa bàn huyện
Thanh Chương theo các nhóm tuổi: 1-2 tháng
tuổi; 3-6 tháng tuổi; >6 tháng tuổi, kết quả
nghiên cứu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2. Tình hình nhiễm giun đũa
theo độ t̉i

Số con
Tháng
nghiên cứu
tuổi
(con)
1-2
>2-6
>6
Tổng

424
542
37
1.007

Số con
nhiễm
(+)
88
122

5
215

Tỷ lệ
nhiễm
(%)
20,75
22,34
13,51
21,35

Qua khảo sát tình hình nhiễm giữa 3 lứa tuổi
của lợn, nhận thấy rằng tỷ lệ nhiễm giun đũa ở
lợn chiếm nhiều nhất ở lứa tuổi từ >2-6 tháng
(22,34% ), tiếp theo là lứa tuổi từ 1-2 tháng tuổi
(20,75%); và thấp nhất ở lứa tuổi >6 tháng tuổi
(13,51%).
Kết quả nghiên cứu trên hoàn toàn phù hợp
với số liệu dịch tễ đã được công bố của Trịnh Văn
Thịnh, Phạm Văn Khuê, 1982 cho biết: lợn dưới
3 tháng tuổi nhiễm 39,2%, lợn 3-4 tháng tuổi
nhiễm 48,0%, lợn 5-7 tháng tuổi nhiễm 58,3%,
lợn trên 7 tháng tuổi nhiễm 24,9%. Theo phân
tích thống kê cho thấy sự sai khác có ý nghĩa giữa
các lứa tuổi của lợn. Lợn từ >2-6 tháng có tỷ lệ
nhiễm cao nhất là những con có hệ tiêu hóa hồn
chỉnh, có khả năng tiêu hóa được các thức ăn tận
dụng có tỷ lệ xơ cao như: rau muống, rau khoai…
Lợn từ 1-2 tháng là những con vừa chuyển sang
giai đoạn tập ăn, thường sẽ được ăn thức ăn phối

trộn với khẩu phần ăn có hàm lượng tỷ lệ protein
cao hơn xơ. Đối với lợn >6 tháng tuổi, có tỷ lệ
nhiễm giun thấp nhất (13,51%) do lợn ở giai đoạn
này chủ yếu là lợn nái sinh sản và lợn đực giống.
Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[39]


NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Ở độ tuổi này, phần lớn trứng giun đũa lợn tự động
thải ra ngoài do chúng không thể sống quá 7-10
tháng trong cơ thể lợn, lợn có hệ tiêu hóa hoạt động
tốt nhất.
3.3. Tình hình nhiễm giun theo tình trạng vệ
sinh chuồng trại
Bệnh giun đũa là bệnh lây truyền trực tiếp
thông qua thức ăn, nước uống, các chất thải có trên
nền chuồng. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu đã
tiến hành xét nghiệm 1007 mẫu phân của các hộ
chăn nuôi trên địa bàn với các mức độ vệ sinh khác
nhau: tốt, trung bình, kém. Kết quả thu thập được
như sau:
Bảng 3. Kết quả nhiễm giun
theo tình trạng vệ sinh

Tình trạng
vệ sinh

Tốt
Trung bình
Kém
Tổng

Số con
nghiên cứu
(con)
154
475
378
1007

Số con
nhiễm
(+)
10
60
145
215

Tỷ lệ
nhiễm
(%)
6,49
12,63
38,35
21,35

Kết quả bảng 3 cho thấy, ở những hộ chăn nuôi

vệ sinh chuồng trại kém, bẩn, lợn nhiễm giun đũa
với tỷ lệ cao nhất (38,35%), kế đến là những hộ có
tình trạng vệ sinh trung bình (12, 63%) và cuối
cùng là những hộ có vệ sinh tốt (6,49%). Trần Tố
và cs (2002) cũng có chung quan điểm đó, theo họ,
chu kỳ phát triển của giun đũa lợn là chu kỳ phát
triển trực tiếp qua đất, nên việc vệ sinh chuồng trại,
thức ăn nước uống là biện pháp quan trọng trong
phòng bệnh. Theo Nguyễn Thị Kim Lan và Cs
(2006, 2009), lợn nuôi trong điều kiện vệ sinh thú
y kém thường nhiễm giun sán đường tiêu hóa,

trong đó có giun đũa lợn với tỷ lệ cao và cường
độ nặng hơn nhiều so với lợn ni trong điều
kiện vệ sinh thú y tốt.
3.4. Tình hình nhiễm giun theo phương
thức chăn nuôi
Tiến hành lấy mẫu và xét nghiệm 1.007 mẫu
phân ở lợn nuôi trên địa bàn nghiên cứu với 2
phương thức: chăn ni hộ gia đình, chăn nuôi
bán công nghiệp, kết quả được thể hiện như sau:
Bảng 4. Tình hình nhiễm bệnh
theo phương thức chăn ni

Số con Số con Tỷ lệ
Phương thức
nghiên cứu nhiễm nhiễm
chăn nuôi
(con)
(+)

(+)
Gia đình

Bán cơng nghiệp
Tổng

475

96

532

119

1.007

215

20,21

22,36
21,35

Căn cứ vào kết quả bảng 4 thấy rằng, với
hình thức ni bán cơng nghiệp và chăn ni gia
đình, tỷ lệ lợn bị nhiễm giun đũa cơ bản không
chênh lệch nhau nhiều (20,21-22,36%). Qua
điều tra thực tế chúng tơi thấy, trong phương
thức chăn ni gia đình và bán công nghiệp, về
nguồn thức ăn cho lợn ăn cơ bản gần giống

nhau, chỉ khác về quy mô con và sự đầu tư về
chuồng trại. Do đó, tỷ lệ mắc bệnh gần tương
đương nhau là hợp lý.
3.5. Xác định hiệu lực của thuốc tẩy giun
đũa lợn
Tiến hành dùng ba loại thuốc thường dùng
trên thị trường để tẩy giun đũa cho lợn gồm:
thuốc levamizol, fenbendazol và ivermectin. Kết
quả được thể hiện như sau:

Bảng 5. Hiệu lực và độ an toàn của thuốc tẩy giun đũa cho lợn

Tên thuốc, liều lượng, cách dùng
Levamisol 7,5mg/kgTT tiêm bắp thịt
Fenbendazol 4mg/kgTT trộn thức ăn

Invermectin 0,3mg/kgTT tiêm bắp thịt
SỐ 6/2018

Hiệu lực tẩy sau 15 ngày Độ an toàn của thuốc
Số lợn
Số lợn
điều trị Số lợn sạch Hiệu lực
Tỷ lệ (%)
trứng (con) tẩy (%)
(con)
15

14


28

28

31

30

93,33

96,77
100

15

100

28

100

31

100

Tạp chí

KH-CN Nghệ An

[40]



NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Vòng đời phát triển của giun đũa lợn Ascaris suum

Kết quả bảng trên cho thấy: Thuốc levamizol điều
trị cho 15 lợn nhiễm giun đũa, sau 15 ngày dừng
thuốc, kiểm tra lại phân cả 15 lợn sạch trứng, hiệu lực
tẩy trung bình của thuốc là 100%. Thuốc fenbendazol
điều trị cho 31 lợn nhiễm giun, sau 15 ngày dừng
thuốc, kiểm tra lại phân có 30 lợn sạch trứng, hiệu lực
tẩy trung bình của thuốc là 96,77%. Thuốc ivermectin
điều trị cho 28 lợn nhiễm giun, sau 15 ngày dừng
thuốc, kiểm tra lại phân có 27 lợn sạch trứng, hiệu lực
tẩy trung bình của thuốc là 96,43%.
Cả 74 con lợn được tẩy giun bằng 3 loại thuốc
levamizol, fenbendazol và ivermectin với liều lượng
và cách sử dụng như trong bảng đều ăn uống, đi lại
bình thường, khơng có phản ứng nơn mửa, run rẩy,
co giật hay phản ứng phụ khác. Vì vậy, chúng tôi
nhận xét rằng: cả 3 loại thuốc đã sử dụng đều an toàn
đối với lợn.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
Bằng phương pháp kiểm tra phân lợn tại ba xã
thuộc huyện Thanh Chương, Nghệ An, cho thấy
21,35% lợn bị nhiễm giun đũa Ascaris suum. Trong
đó, xã Đồng Văn nhiễm cao nhất (27,49%), xã Thanh
Liên nhiễm thấp nhất (12,54%). Tỷ lệ nhiễm giun đũa

ở lợn cao nhất ở lứa tuổi >2-6 tháng (22,34% ) và thấp
nhất ở lứa tuổi >6 tháng tuổi (13,51%). Bên cạnh đó,
những hộ có tình trạng vệ sinh chuồng trại kém, tỷ lệ
lợn nhiễm giun đũa cao nhất với 38,35%, thấp nhất là
những hộ có vệ sinh tốt với 6,49%, ở phương thức
ni gia đình và bán cơng nghiệp, tỷ lệ lợn bị nhiễm
giun đũa gần tương đương nhau.
SỐ 6/2018

Cả 3 loại thuốc Levamisol 7,5mg/kgTT
tiêm bắp thịt; Fenbendazol 4mg/kgTT trộn
thức ăn; Invermectin 0,3mg/kgTT tiêm bắp
thịt đều có thể tẩy sạch giun ở lợn 100%.
Thuốc an tồn và khơng gây phản ứng phụ
trong điều trị.
4.2. Đề nghị
Áp dụng rộng rãi quy trình phịng chống
giun trịn Ascaris suum cho lợn ở huyện
Thanh Chương, Nghệ An và các huyện
khác, nhằm giảm thiệt hại về kinh tế do
bệnh gây ra, góp phần nâng cao năng suất
chăn ni, thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn
phát triển bền vững.
Người chăn nuôi lợn nên sử dụng các
thuốc sau để phòng trị giun đũa cho lợn định
kỳ: Levamisol 7,5mg/kgTT tiêm bắp thịt;
Fenbendazol 4mg/kgTT trộn thức ăn; Invermectin 0,3mg/kgTT tiêm bắp thịt./.
Tài liệu tham khảo:

1. Phạm Văn Khuê, Trịnh Văn Thịnh (1982),

Giun sán ký sinh ở lợn vùng Đồng bằng sông Hồng,
Thông tin Khoa học và kỹ thuật nông nghiệp, tháng
11/1982.
2. Nguyễn Thị Kim Lan (2000), Giáo trình Ký
sinh trùng Thú y, NXB Nơng nghiệp, Hà Nội, tr.9094.
3. Bùi Lập, Nguyễn Đăng Khải, Vũ Sỹ Nhàn
(1988), Kết quả khảo sát giun sán lợn ở các tỉnh miền
Trung, Tạp chí Khoa học kỹ thuật nơng nghiệp, số 5,
tr.222-226.
4. Nguyễn Thị Lê (1998), Ký sinh trùng học đại
cương, NXB Khoa học và Kỹ thuật nông nghiệp, Hà
Nội, tr.61.
5. Sengupta M. E., Thamsborg S. M., Andersen
T. J., Olsen A., Dalsgaard A. (2011), Sedimentation
of helminth eggs in water, Water Res., pp. 4651-4660.
Skrjabin K. I., Petrov A. M., Nguyên lý mơn giun
trịn thú y (Bùi Lập, Đồn Thị Băng Tâm và Tạ Thị
Vịnh dịch) (1963), (tập 1), Nxb Khoa học Kỹ thuật,
tr.102-104.
6. Trần Tố, Đỗ Quyết Thắng (2002), Giáo trình
động vật học, Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội, tr.87-88.
7. Trương Thị Thu Trang, (2010), Nghiên cứu
bệnh giun đũa lợn (ascariosis) tại một số địa phương
thuộc tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phịng trị, Luận
văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp.
8. Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê
(1977), Giun sán ký sinh ở động vật Việt Nam, Nxb
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr.620-622.
Tạp chí


KH-CN Nghệ An

[41]



×