Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Báo cáo " Mô hình kinh tế lượng ứng dụng trong việc dự báo về doanh thu của ngành du lịch Việt Nam"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.78 KB, 18 trang )

Kinh tế lượng

Nhóm 2
Đề tài: Mô hình kinh tế lượng ứng dụng
trong việc dự báo về doanh thu của
ngành du lịch Việt Nam
Gvhd
:Th.s Vũ Văn Đông
1
Kinh tế lượng

Nhóm 2
MỤC LỤC
I. LỜI MỞ ĐẦU:
Du lịch hiện nay được Đảng và nhà nước xác định là một ngành kinh tế mũi
nhọn với rất nhiều tiềm năng mở rộng và phát triển. Hàng năm, du lịch có những
đóng góp không nhỏ trong cơ cấu GDP của cả nước(15.7%).
Du lịch không chỉ góp phần quan trọng trong việc tạo ra ngân sách nhà nước
nói chung mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của những người tham
gia hoạt động du lịch. Đối tượng phục vụ của du lịch rất rộng lớn và thường hướng
tới nhóm dân cư có thu nhập cao. Bộ phận dân cư có thu nhập thấp thường không có
khả năng tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch song họ hoàn toàn có thể
hưởng lợi từ du lịch nhờ các hoạt động sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ mà họ trực
tiếp tham gia.
Gvhd
:Th.s Vũ Văn Đông
2
Kinh tế lượng

Nhóm 2
Với đề tài : “Mô hình kinh tế lượng ứng dụng trong việc dự báo về doanh


thu của ngành du lịch Việt Nam”, qua đó chúng tôi hi vọng có thể dự báo được sự
tăng trưởng doanh thu cũng như có thể thấy được tiềm năng phát triển của ngành du
lịch Việt Nam trong thời gian tới.
II. GIỚI THIỆU NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1. Nội dung :
- Đáng giá hiện trạng phát triển chung của ngành du lịch nước ta.
- Đưa ra và phân tích các biến ảnh hưởng tới doanh thu của hoạt động trong
ngành du lịch nước ta.
- Xây dựng mô hình và đưa ra các dự báo doanh thu của hoạt động trong
ngành du lịch nước ta.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao doanh thu của hoạt động ngành du lịch.
2. Mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu :
Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng, thông qua mô hình kinh tế lượng để định
lượng các yếu tố ảnh hưởng.
Tiến hành dự báo hiệu quả trong hoạt động ngành du lịch thời gian tới.
3. Kết cấu đề tài :
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo. Báo cáo đề tài
gồm 3 chương :
Chương 1: Khái quát chung về du lịch Việt Nam trong những năm qua.
Chương 2: Ứng dụng mô hình kinh tế lượng vào việc dự báo doanh thu của
ngành du lịch Việt Nam trong thời gian tới.
Chương 3: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao doanh thu của ngành du
lịch.
Gvhd
:Th.s Vũ Văn Đông
3
Kinh tế lượng

Nhóm 2
III. NỘI DUNG CỤ THỂ:

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH VIỆT NAM
Trong những năm gần đây dư luận quốc tế liên tục đánh giá nước ta là điểm
đến thân thiện, an toàn và xếp hạng một trong những nền du lịch hấp dẫn nhất thế
giới trong mười năm tới. Ngành du lịch đã dần khẳng định được vai trò, vị trí là một
nền kinh tế mũi nhọn.
Sau khủng hoảng kinh tế khu vực năm 1997 và mặc dù chịu ảnh hưởng của
bệnh dịch, thiên tai và chiến tranh ở các khu vực của thế giới, ngành du lịch Việt
Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Trong 15 năm vừa qua,
lượng du khách luôn luôn duy trì được mức tăng trưởng cao hai con số (trung bình
mỗi năm tăng 20%). Du khách quốc tế tăng 11 lần từ 250 nghìn lượt trong năm 1990
lên đến 3,4 triệu lượt năm 2005 và trong năm nay có khả năng sẽ đạt 3,8 triệu lượt
người. Khách du lịch nội địa tăng 14,5 lần từ một triệu lượt năm 1990 lên hơn 16
triệu lượt người năm 2005 với thu nhập từ du lịch đạt hơn 30 nghìn tỷ đồng, vượt
chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch góp phần xóa đói, giảm
nghèo, nâng cao mức sống và làm giàu cho xã hội. Du lịch phát triển đã tăng tỷ
trọng GDP của ngành và khối ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân; đồng
thời thay đổi diện mạo đô thị, nông thôn; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt,
nhất là ở các trung tâm du lịch như: Sa Pa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà
(Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thừa Thiên- Huế, Quảng
Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và một số tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long, v.v...
Du lịch tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ hàng hóa, dịch vụ, thúc đẩy các ngành
khác phát triển, khôi phục nhiều lễ hội và nghề thủ công truyền thống, thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, mở rộng giao lưu giữa các
Gvhd
:Th.s Vũ Văn Đông
4
Kinh tế lượng


Nhóm 2
vùng, miền trong nước và ngoài nước, giao lưu văn hóa, nâng cao dân trí, phát triển
nhân tố con người, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
Hoạt động du lịch hiện đã tạo ra việc làm cho hơn 234 nghìn lao động trực
tiếp và khoảng 510 nghìn lao động gián tiếp của nhiều tầng lớp dân cư, đặc biệt là
thanh niên mới lập nghiệp và phụ nữ. Thông qua du lịch, nhiều di tích, di sản được
trùng tu từ nguồn thu du lịch và các nguồn vốn xã hội được huy động, tạo nên ý thức
và trách nhiệm giữ gìn, phát triển di sản văn hóa, truyền tải được các giá trị văn hóa
đến các tầng lớp nhân dân và du khách, tăng thêm tính hấp dẫn của du lịch.
Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, ngành du lịch phối hợp các bộ, ngành hữu
quan và các địa phương trong tham mưu xây dựng và hoàn thành hệ thống cơ chế,
chính sách lớn về du lịch, các văn bản hướng dẫn, chương trình hành động quốc gia
về du lịch, “Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001-2010”, “Quy chế đón
khách du lịch Trung Quốc” và nhiều chủ trương, chính sách khác.
Luật Du lịch có hiệu lực từ tháng 1/2006 và đang được triển khai thực hiện
trong cả nước, là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động
du lịch. Nhận thức và những quan điểm về du lịch cũng được nâng cao, gắn với
công tác đổi mới bộ máy, năng lực quản lý Nhà nước về du lịch, kiện toàn hệ thống
kinh doanh thích nghi dần với cơ chế quản lý mới. Hoạt động du lịch hiện thu hút
sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
Tính đến nay, cả nước có khoảng hơn 6.000 cơ sở kinh doanh lưu trú với hơn
130 nghìn buồng, phòng, trong đó 2.575 cơ sở được xếp hạng từ đạt tiêu chuẩn đến
5 sao; 400 doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Các địa phương có số doanh nghiệp lữ
hành quốc tế nhiều nhất là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Ðà Nẵng và Hải
Phòng. Số lượng doanh nghiệp lữ hành nội địa đạt hơn mười nghìn doanh nghiệp.
Các cơ sở kinh doanh vận chuyển du lịch cũng có xu hướng phát triển mạnh. Ngoài
ra, tại các địa phương, còn có hàng nghìn hộ tư nhân tham gia kinh doanh du lịch.
Việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp du lịch Nhà nước được quan tâm, đẩy mạnh. Ðề án sắp xếp lại doanh nghiệp
trực thuộc Tổng cục Du lịch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức

triển khai theo hướng để lại bốn doanh nghiệp du lịch mạnh ở Hà Nội, Ðà Nẵng, TP
Hồ Chí Minh, Vũng Tàu; hình thành công ty mẹ - công ty con trên cơ sở tám công
ty; cổ phần hóa các công ty hiện có. Cả nước đã cổ phần được hơn 100 doanh
nghiệp du lịch, tạo điều kiện để các công ty hoạt động hiệu quả hơn.
Ngành du lịch và các địa phương huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật
chất, cải thiện chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Trong 5 năm qua, Chính
phủ đã cấp 2.146 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch ở các khu du lịch trọng điểm
với 385 dự án và phân bổ đầu tư hạ tầng cho 62 tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương. Vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng từ ngân sách Nhà nước khuyến khích địa
phương và các thành phần kinh tế đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho cơ sở vật chất hạ
tầng du lịch. Ngành cũng đã thu hút mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài, tính đến nay,
cả nước có 190 dự án với tổng vốn đăng ký 4,64 tỷ USD ở 29 tỉnh, thành phố. Cùng
với dự án phát triển nguồn nhân lực của Luxembourg có số vốn hơn 10 triệu euro và
dự án EU tài trợ với số vốn khoảng 12 triệu euro, Tổng cục Du lịch đã tiếp nhận và
điều hành dự án "Phát triển du lịch Mê Kông" do ADB tài trợ với khoản kinh phí
12,2 triệu USD (8,47 triệu USD là vốn vay ưu đãi) tập trung chủ yếu cho xây dựng
Gvhd
:Th.s Vũ Văn Đông
5
Kinh tế lượng

Nhóm 2
cơ sở hạ tầng du lịch tại đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, bước đầu các
doanh nghiệp du lịch Việt Nam thực hiện đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức liên
doanh hoặc đầu tư 100% vốn. Tuy dự án đầu tư ra nước ngoài chưa nhiều, quy mô
nhỏ nhưng đây là hướng đi đúng, đạt hiệu quả và phù hợp xu hướng chung của hội
nhập kinh tế thế giới.
Việt Nam hiện có quy chế miễn thị thực cho công dân các nước: Nhật Bản,
Hàn Quốc cùng một số nước Bắc Âu. Việc cấp thị thực cho du khách được đa dạng
hóa như cấp trực tiếp tại đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, tại cửa khẩu quốc tế

cho khách vào không quá 15 ngày. Ðây là một trong những yếu tố góp phần quan
trọng cho quá trình tăng trưởng du khách đến nước ta thời gian qua.
Ngành du lịch chú trọng xây dựng nhiều tuyến du lịch đường bộ, đường
sông, đường biển, nối các điểm du lịch, khu du lịch ở các vùng, miền, khai thác thế
mạnh tiềm năng mang tính liên vùng, liên ngành và hình thành các loại hình du lịch
mới như đi bộ, leo núi, lặn biển, thám hiểm hang động, du lịch xuyên Việt bằng xe
đạp, mô-tô, ô-tô, du lịch đồng quê, trở về cội nguồn, du lịch sông nước, du lịch văn
hóa, sinh thái kết hợp thể thao, v.v... Việc khảo sát tuyến du lịch đường bộ tại các
tỉnh miền trung và tuyến, điểm du lịch của nước bạn: Lào, Thái-lan, Cam-pu-chia đã
được một số doanh nghiệp lữ hành quốc tế tổ chức thí điểm cho hơn 20 đoàn bao
gồm 388 xe ô-tô carnavan tay lái phải và hơn 1.000 du khách Thái-lan vào Việt Nam
du lịch. Ðây là cơ sở thuận lợi để phát triển du lịch đường bộ giữa Việt Nam và các
nước.
Trong những năm gần đây và nhất là đầu năm nay, nước ta là điểm đến lôi
cuốn du khách đường biển với hàng chục chuyến tàu du lịch biển chở theo hàng
nghìn du khách liên tục cập cảng Hạ Long, Ðà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, TP Hồ
Chí Minh và Phú Quốc. Cùng với việc khuyến khích, tạo điều kiện tháo gỡ khó
khăn, trực tiếp xây dựng các chương trình du lịch mới, ngành du lịch và các địa
phương còn tổ chức thành công nhiều sự kiện du lịch hằng năm như các chương
trình: Năm du lịch Hạ Long, Ðiện Biên Phủ, Nghệ An và hiện nay là năm du lịch
Quảng Nam "Một điểm đến hai di sản thế giới" cùng các lễ hội, liên hoan ở khắp các
miền đất nước. Các sự kiện, chương trình này góp phần định hướng đầu tư phát triển
sản phẩm và loại hình du lịch, quảng bá hình ảnh Việt Nam với thế giới, thúc đẩy du
lịch phát triển theo hướng đa dạng, chất lượng và hiệu quả.
Gvhd
:Th.s Vũ Văn Đông
6
Kinh tế lượng

Nhóm 2

Chương 2: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG VÀO VIỆC DỰ BÁO
DOANH THU CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN
TỚI
1. Cơ sở lý thuyết :
Để hiểu biết được các yếu tố ảnh hưởng và định lượng được những yếu tố
ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của hoạt động du lịch, chúng ta thường sử dụng
mô hình kinh tế lượng. Khi đã xây dựng được mô hình kinh tế lượng, việc tiến hành
dự báo khả năng phát triển của du lịch thông qua việc dự báo doanh thu thì mô hình
kinh tế lượng là một phương án tối ưu.
Thông thường kết quả kinh doanh được biểu hiện dưới dạng lợi nhuận thu
được từ các hoạt động du lịch, mà điều đó phải thông qua doanh thu từ các khoản
tiêu dùng du lịch mà khách du lịch chi trả.
Khi tiến hành dự báo doanh thu của ngành du lịch bằng mô hình kinh tế
lượng, ta sử dụng phân tích hồi quy để ước lượng mối quan hệ giữa biến dự báo gọi
là biến phụ thuộc (hay biến được giải thích), với một hay nhiều biến độc lập (hoặc
biến giải thích) khác. Ước lượng tiến hành dựa vào các dữ liệu đã có trước, giá trị dự
báo tương lai là giá trị ngẫu nhiên xác định trên cơ sở sử dụng mô hình hồi quy đã
xây dựng.
Bước đầu tiên trong việc xây dựng mô hình dự báo kết quả kinh doanh của
ngành du lịch là cần xác định các biến độc có thể gây ảnh hưởng tới doanh thu của
ngành du lịch.
2. Mô hình tổng quát :
Giả sử hàm tổng quát có dạng :
Y = f (X1, X2,….., Xk)
Trong đó :
Gvhd
:Th.s Vũ Văn Đông
7

×