Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mảnh sợi đến một số tính chất cơ lý của vải single

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

PHẠM THỊ HƯƠNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẢNH SỢI
ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA VẢI SINGLE

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

PHẠM THỊ HƯƠNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẢNH SỢI
ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA VẢI SINGLE

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY
MÃ SỐ: DETMAY 15B-04

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. ĐÀO ANH TUẤN

HÀ NỘI - 2017


Luận văn cao học

Ngành công nghệ vật liệu dệt may

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan luận văn này là do em thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS Đào Anh Tuấn. Nội dung và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận
văn là do em nghiên cứu, do em tự trình bày, khơng sao chép từ các luận văn khác.
Tác giả xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những nội dung, hình ảnh cũng
như kết quả nghiên cứu trong luận văn.

Tác giả

Phạm Thị Hương

Phạm Thị Hương

i

Khóa học 2015-2017


Luận văn cao học


Ngành công nghệ vật liệu dệt may

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban lãnh đạo Viện Dệt May – Da Giầy & Thời trang cùng tồn thể các thầy,
các cơ, Viện đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã giảng dạy
và truyền đạt những kiến trức khoa học trong suốt thời gian em học tập tại trường
và luôn tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành luận văn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Đào Anh Tuấn
người đã dành nhiều thời gian và tâm sức, động viên khích lệ và tận tình hướng dẫn
em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các đồng nghiệp và gia
đình đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.
Hà nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả

Phạm Thị Hương

Phạm Thị Hương

ii

Khóa học 2015-2017


Luận văn cao học

Ngành công nghệ vật liệu dệt may


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG I: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN .......................................................... 3
1.1.Tổng quan về vải dệt kim ......................................................................................3
1.1.1.Khái niệm về vải dệt kim ..................................................................................3
1.1.2. Các tính chất của vải dệt kim ............................................................................4
1.1.2.1. Tính chất cơ học. ............................................................................................4
1.1.2.2.Các tính chất khác của vải dệt kim .................................................................8
1.2. Các loại nguyên liệu thường dùng để sản xuất vải dệt kim .................................9
1.2.1.Bông .................................................................................................................9
1.2.2. Xơ Acrylic .......................................................................................................14
1.2.2.1.Cấu trúc .........................................................................................................14
1.2.2.2. Một số tính chất của acrylic .........................................................................14
1.3. Các phần tử cấu trúc của vải dệt kim .................................................................16
1.3.1. Vòng dệt. .........................................................................................................18
1.3.2. Vịng chập. ......................................................................................................19
1.3.3. Vịng khơng dệt ...............................................................................................19
1.3.4. Vịng dịch chuyển ...........................................................................................20
1.4. Một số kiểu dệt kim cơ bản ................................................................................20
1.4.1. Vải dệt kim đan ngang ....................................................................................21
1.4.1.1.Kiểu dệt Single ..............................................................................................21
1.4.1.2.Kiểu dệt Rib ..................................................................................................22
1.4.1.3.Kiểu dệt interlock ..........................................................................................23
1.4.2.Vải dệt kim đan dọc .........................................................................................24
1.4.2.1. Kiểu dệt Xích ...............................................................................................25

1.4.2.2.Kiểu dệt tri cơt ...............................................................................................25
Phạm Thị Hương

iii

Khóa học 2015-2017


Luận văn cao học

Ngành công nghệ vật liệu dệt may

1.4.2.3.Kiểu dệt Atlat ................................................................................................26
1.5. Các thông số vải dệt kim ....................................................................................26
1.5.1. Chiều dài vịng sợi: (Đơn vị tính mm) ............................................................26
1.5.2. Bước cột vòng và chiều cao hàng vòng ..........................................................27
1.5.3. Mật độ ngang Pn và mật độ dọc Pd ................................................................28
1.5.5. Hệ số tương quan mật độ (C) ..........................................................................29
1.5.6. Mơ dun vịng sợi ..........................................................................................29
1.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của vải .................................................29
1.6.1. Ảnh hưởng của nguyên liệu dệt ......................................................................29
1.6.1.1 Ảnh hưởng của độ mảnh sợi .........................................................................29
1.6.1.2. Ảnh hưởng của t nh chất sợi sử d ng...........................................................31
1.6.2. Ảnh hưởng của q trình dệt ...........................................................................32
1.6.3. Ảnh hưởng của các cơng đoạn gia cơng khác .................................................33
1.7. Các cơng trình nghiên cứu liên quan..................................................................34
1.7.1. Các cơng trình nghiên cứu trong nước. ...........................................................34
1.7.2. Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi. ..........................................................35
1.8. Kết luận chương 1: .............................................................................................35
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 37

2.1. M c đ ch nghiên cứu. .........................................................................................37
2.2. Đối tương nghiên cứu.........................................................................................37
2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................40
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................40
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tổng quan. ...............................................................40
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm. ..........................................................40
2.4.2.1. Phương pháp xác định chiều dài vòng sợi ...................................................41
2.4.2.2. Phương pháp xác định mật độ sợi ................................................................42
2.4.2.3. Phương pháp xác định khối lượng. ..............................................................44
2.4.2.4. Phương pháp đo độ dày................................................................................45
2.4.2.5. Phương pháp xác định độ thống khí ...........................................................47
2.4.2.6. Phương pháp xác định độ bền nổ, độ giãn khi nổ ........................................49
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................ 50
Phạm Thị Hương

iv

Khóa học 2015-2017


Luận văn cao học

Ngành công nghệ vật liệu dệt may

3.1. Các kết quả đo được. ..........................................................................................50
3.1.1. Kết quả đo chiều dài vòng sợi. ........................................................................50
3.1.2. Kết quả đo mật độ sợi .....................................................................................50
3.1.3. Kết quả đo độ dày ...........................................................................................51
3.1.4. Kết quả đo khối lượng .....................................................................................51
3.1. 5 Kết quả đo độ bền nổ ......................................................................................52

3.2. Phân tích kết quả ................................................................................................56
3.2.1. Ảnh hưởng của độ mảnh sợi đến chiều dài vòng sợi ......................................56
3.2.2. Ảnh hưởng của độ mảnh sợi đến mật độ ngang của sợi .................................58
3.2.3. Ảnh hưởng của độ mảnh sợi đến mật độ dọc của vải .....................................60
3.2.4. Ảnh hưởng của độ mảnh sợi đến độ dày của vải ............................................62
3.2.5. Ảnh hưởng của độ mảnh sợi đến khối lượng của vải .....................................64
3.2.6. Ảnh hưởng của độ mảnh sợi đến độ thống khí của vải .................................66
3.2.7. Ảnh hưởng của độ mảnh sợi đến độ bền nổ đầu bi của vải ............................68
3.2.8. Ảnh hưởng của độ mảnh sợi đến độ giãn khi nổ của vải ................................70
3.3. Kết luận chương 3 ..............................................................................................72
KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 75
CÁC MẪU VẢI THÍ NGHIỆM ............................................................................. 76

Phạm Thị Hương

v

Khóa học 2015-2017


Luận văn cao học

Ngành công nghệ vật liệu dệt may

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Thông số của các mẫu vải nghiên cứu ...................................................... 40
Bảng 3.1. Chiều dài vòng sợi của các mẫu vải ......................................................... 50
Bảng 3.2. Kết quả đo mật độ ngang của các mẫu vải ............................................... 50

Bảng 3.3. Kết quả đo mật độ dọc của các mẫu vải ................................................... 51
Bảng 3.4. Kết quả đo độ dày của các mẫu vải .......................................................... 51
Bảng 3.5. Kết quả đo khối lượng của các mẫu vải.................................................... 52
Bảng 3.6. Kết quả đo độ bền nổ của các mẫu vải ..................................................... 55
Bảng 3.7. Kết quả đo độ giãn khi nổ của các mẫu vải .............................................. 56
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của độ mảnh sợi đến các tính chất ......................................... 56

Phạm Thị Hương

vi

Khóa học 2015-2017


Luận văn cao học

Ngành công nghệ vật liệu dệt may

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình vẽ cấu trúc một loại vải dệt kim. ........................................................ 3
Hình 1.2. Vải dệt kim đan ngang ................................................................................ 4
Hình 1.3. Vải dệt kim đan dọc ................................................................................... 4
Hình 1.4. Cây bơng ................................................................................................... 11
Hình 1.5. Quả bơng ................................................................................................... 11
Hình 1.6. Cấu tạo của xơ bơng .................................................................................. 12
Hình 1.7. Vịng sợi .................................................................................................... 16
Hình.1.8. Khoảng cách giữa các hàng vịng, cột vịng.............................................. 17
Hình 1.9. Hàng vịng trong dệt kim .......................................................................... 17
Hình 1.10. Cột vịng trong vải dệt kim ..................................................................... 18
Hình 1.11.Vịng dệt phải ........................................................................................... 18

Hình 1.12. Vịng dệt trái ............................................................................................ 18
Hình 1.13. Vịng chập ............................................................................................... 19
Hình 1.14. Vịng khơng dệt ....................................................................................... 20
Hình 1.15. Vải dệt kim đan ngang ............................................................................ 21
Hình 1. 16. Vải dệt kim đan dọc ............................................................................... 21
Hình 1.17.Mặt phải vải dệt kim Single ..................................................................... 22
Hình 1.18. Mặt trái vải dệt kim Single ...................................................................... 22
Hình 1.19. Vải Rib .................................................................................................... 23
Hình.1.20. Vải Interlock............................................................................................ 24
Hình 1.21. Kiểu dệt xích và xích kết hợp ................................................................. 25
Hình 1.22. Kiểu dệt tri cot ......................................................................................... 26
Hình 1.23. Kiểu dệt Atlat. ......................................................................................... 26
Hình 1.24. Hình vẽ cấu trúc chiều dài vịng sợi ........................................................ 27
Hình 1.25. Hình vẽ bước cột vịng và chiều cao hàng vịng ..................................... 28
Hình 1.26. Hình vẽ xác định rappo các kiểu dệt ....................................................... 29
Hình 2.1. Ảnh mẫu vải cotton SA1 ........................................................................... 37
Hình 2.2. Ảnh mẫu vải cotton SA2 ........................................................................... 37
Hình 2.3. Ảnh mẫu vải cotton SA3 ........................................................................... 38
Hình 2.4. Ảnh mẫu vải acrylic SC1 .......................................................................... 38
Phạm Thị Hương

vii

Khóa học 2015-2017


Luận văn cao học

Ngành cơng nghệ vật liệu dệt may


Hình 2.5. Ảnh mẫu vải acrylic SC2 .......................................................................... 39
Hình 2.6. Ảnh mẫu vải acrylic SC3 .......................................................................... 39
Hình 2.7. Kính lúp và kim gẩy sợi ............................................................................ 42
Hình 2.8.Cân điện tử ................................................................................................. 44
Hình 2.8. Thiết bị đo độ dày của vải. ........................................................................ 46
Hình 2.9. Thiết bị đo độ thoáng kh của vải .............................................................. 48
Hình 2.10. Thiết bị đo độ bền nổ .............................................................................. 49
Hình 3.1 : Đồ thị kết quả thí nghiệm độ bền nổ mẫu SA1 ........................................ 52
Hình 3.2 : Đồ thị kết quả thí nghiệm độ bền nổ mẫu SA2 ........................................ 53
Hình 3.3: Đồ thị kết quả thí nghiệm độ bền nổ mẫu SA3 ......................................... 53
Hình 3.4 : Đồ thị kết quả thí nghiệm độ bền nổ mẫu SC1 ....................................... 54
Hình 3.5 : Đồ thị kết quả thí nghiệm độ bền nổ mẫu SC2 ....................................... 54
Hình 3.6 : Đồ thị kết quả thí nghiệm độ bền nổ mẫu SC3 ....................................... 55
Hình 3.7. Biểu đồ so sánh kết quả đo chiều dài vòng sợi của vải cotton .................. 57
Hình 3.8. Biểu đồ so sánh chiều dài vịng sợi của vải acrylic .................................. 57
Hình 3.9. Biểu đồ so sánh ảnh hưởng của độ mảnh đến chiều dài vịng sợi. .......... 58
Hình 3.10. Biểu đồ so sánh mật độ ngang của vải cotton ......................................... 59
Hình 3.11. Biểu đồ so sánh mật độ ngang của vải acrylic ........................................ 59
Hình 3.12. Biểu đồ ảnh hưởng của độ mảnh sợi đến mật độ ngang của vải ............ 60
Hình 3.13. Biểu đồ so sánh mật độ dọc của vải cotton ............................................. 61
Hình 3.14. Biểu đồ so sánh mật độ dọc của vải acrylic ............................................ 61
Hình 3.15. Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của độ mảnh sợi đến mật độ dọc của vải 62
Hình 3.16. Biểu đồ so sánh độ dày của vải cotton .................................................... 63
Hình 3.17. Biểu đồ so sánh độ dày của vải acrylic ................................................... 63
Hình 3.18. Biểu đồ biểu diễn sự ảnh hưởng của độ mảnh sợi đến độ dày của vải. .. 64
Hình 3.19. Biểu đồ so sánh khối lượng của vải cotton ............................................. 65
Hình 3.20. Biểu đồ so sánh khối lượng của vải acrylic ............................................ 65
Hình 3.21. Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của độ mảnh sợi đến khối lượng của vải . 66
Hình 3.22. Biểu đồ so sánh độ thống khí của vải cotton ......................................... 67
Hình 3.23. Biểu đồ so sánh độ thống khí của vải acrylic ........................................ 67


Phạm Thị Hương

viii

Khóa học 2015-2017


Luận văn cao học

Ngành cơng nghệ vật liệu dệt may

Hình 3.24. Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của độ mảnh sợi đến độ thống khí
của vải ....................................................................................................................... 68
Hình 3.25. Biểu đồ so sánh độ bền nổ đầu bi của vải cotton .................................... 69
Hình 3.26. Biểu đồ so sánh độ bền nổ đầu bi của vải acrylic ................................... 69
Hình 3.27. Biểu đồ biểu diễn sự ảnh hưởng của độ mảnh sợi đến độ bền nổ đầu bi
của vải. ...................................................................................................................... 70
Hình 3.28. Biểu đồ so sánh độ giãn khi nổ của vải cotton ........................................ 71
Hình 3.29. Biểu đồ so sánh độ giãn khi nổ của vải acrylic ....................................... 71
Hình 3.30. Biểu đồ biểu diễn sự ảnh hưởng của độ mảnh sợi đến độ giãn khi nổ của
vải. ............................................................................................................................. 72

Phạm Thị Hương

ix

Khóa học 2015-2017



Luận văn cao học

Ngành công nghệ vật liệu dệt may

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước đòi hỏi các ngành
nghề phải nỗ lực phấn đấu cạnh tranh để phát triển.
Hiện tại, ngành dệt may Việt Nam đang gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt ở
tất cả lĩnh vực: giá, năng suất lao động, rào cản kỹ thuật với một số nước, thời gian
giao hàng ngày càng rút ngắn...Trong khi đó, cơ chế, ch nh sách của các cơ quan
nhà nước lại có những điều chỉnh chưa bắt kịp với tình hình chung của ngành.
Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp dệt
may luôn phải cố gắng tự tổ chức, quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình để làm sao đạt được các m c tiêu ban đầu mà mình đưa ra. Khơng giống như
trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, mỗi doanh nghiệp chỉ việc sản xuất rồi
tiêu th , phân phối sản phẩm của mình theo đúng kế hoạch của Nhà nước. Q trình
tiêu th sản phẩm hàng hố trong nền kinh tế thực chất chỉ là việc giao hàng đến
những địa điểm quy định. Doanh nghiệp không cần phải lo lắng cho việc đầu ra của
mình mà chỉ việc sản xuất ra sản phẩm. Nhưng khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế
thị trường thì gắn liền với nó là sự cạnh tranh rất khốc liệt. Các doanh nghiệp dệt
may sản xuất ra sản phẩm đã khó khăn nhưng việc tiêu th sản phẩm cịn khó khăn
hơn. Lúc này để tiêu th được sản phẩm các doanh nghiệp phải trăn trở, lăn lộn
ngồi thị trường để tìm kiếm khách hàng cho doanh nghiệp mình. Bởi thực tế là
nhiều doanh nghiệp có sản phẩm tốt nhưng vẫn khơng tiêu th được, không thể
trang trải cho các khoản chi ph dẫn đến thua lỗ hoặc tồi tệ hơn là phá sản.
Để tạo ra sản phẩm có tính chất cạnh tranh mang lại hiệu quả kinh tế cũng
như quá trình sử d ng địi hỏi ngay trong q trình sản xuất vải các doanh nghiệp
phải đưa vào sản xuất các loại vải sao cho đảm bảo tính kinh tế cũng như t nh chất
của sản phẩm có tính cạnh tranh cao.
Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mảnh sợi đến một số tính chất cơ lý

của vải Single” được tiến hành với m c đ ch chính đế đánh giá ảnh hưởng của độ
mảnh sợi đến một số tính chất của sợi góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.
Những nội dung chính trong luận văn bao gồm :
Chương I. Nghiên cứu tổng quan

Phạm Thị Hương

1

Khóa học 2015-2017


Luận văn cao học

Ngành công nghệ vật liệu dệt may

Trong chương này sẽ giới thiệu sơ lược về vải dệt kim, khái niệm, một số
tính chất, các nguyên liệu sử d ng sản xuất vải dệt kim, các phần tử cấu trúc vải dệt
kim, một số kiểu dệt kim cơ bản.
Chương II. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu dựa trên kiểu dệt Single và được dệt trên máy dệt phẳng, cấp
máy 7. Sử d ng hai nguyên là cotton 100% và acrylic 100% với các chập sợi khác
nhau. Được ký hiệu là: SA1, SA2, SA3, SC1, SC2, SC3.
Các phương pháp sử d ng trong luận văn gồm
 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
 Các phương pháp thực nghiệm.
 Xử lý số liệu
Nội dung chính trong luận văn gồm:
- Xác định các thông số công nghệ của vải:
Chiều dài vòng sợi theo tiêu chuẩn TCVN 5799 : 1994

Mật độ ngang dọc của sợi TCVN 5794 – 1994
Khối lượng theo tiêu chuẩn TCVN 8042 : 2009
Độ dày theo tiêu chuẩn: TCVN 5071: 2007
ISO 5084 : 1996
- Nghiên cứu một số tính chất của vải:
Nghiên cứu xác định độ thống khí của từng loại vải trên các chập sợi
khác nhau theo TCVN 5092: 2009
Nghiên cứu xác định độ bền nổ đầu bi và độ giãn khi nổ của từng loại
vải theo ASTM D3787- 2016
Chương III. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Kết quả nghiên cứu lý thuyết của luận văn đã được trình bày ở phần
tổngr quan. Kết quả thực nghiệm được sử lý bằng phần mềm Microsoft và
được so sánh đưa ra bàn luận.

Phạm Thị Hương

2

Khóa học 2015-2017


Luận văn cao học

Ngành công nghệ vật liệu dệt may

CHƢƠNG I: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1.Tổng quan về vải dệt kim
1.1.1.Khái niệm về vải dệt kim [1]
Vải dệt kim được tạo ra từ sự liên kết các vòng sợi với nhau bằng công nghệ
dệt kim theo một quy luật nhất định. Quá trình sản xuất vải dệt kim là quá trình tạo

các vòng sợi liên kết lại với nhau nhờ một hệ thống giữ lại vòng sợi cũ trước khi tạo
vòng sợi mới. Do được tạo thành bởi các vòng sợi nên vải vải dệt kim thường có
t nh đàn hồi, xốp, thống khí và nhiều đặc tính khác hẳn so với vải dệt thoi.

Hình 1.1. Hình vẽ cấu trúc một loại vải dệt kim.
Để tạo thành vải ở vải dệt kim, các vòng sợi phải được liên kết hai chiều với
nhau, các vòng sợi được lồng qua nhau theo hướng dọc tạo thành các cột vòng sợi.
Các vòng sợi nối liền với nhau theo chiều ngang, vòng sợi này nối tiếp với vòng sợi
kia tạo thành hàng ngang gọi là hàng vòng.
Ở vải dệt kim tùy thuộc vào hướng liên kết của các vòng sợi mà vải dệt kim
được chia thành hai nhóm lớn là vải dệt kim đan ngang và vải dệt kim đan dọc. Với
kiểu dệt kim đan ngang thì sợi uốn cong liên t c tạo thành hàng vịng, với kiểu dệt
kim đan dọc thì hàng vịng tạo nên bằng một hệ thống sợi, khi đó các sợi riêng biệt
tạo thành một hay hai vòng trong một hàng và được lặp đi lặp lại.

Phạm Thị Hương

3

Khóa học 2015-2017


Luận văn cao học

Ngành cơng nghệ vật liệu dệt may

Hình 1.2. Vải dệt kim đan ngang

Hình 1.3. Vải dệt kim đan dọc


Trong vải dệt kim sợi được uốn cong tạo thành các vòng đối xứng trên và
dưới, trong khi vải dệt thoi, sợi chạy song song hai chiều dọc hoặc ngang nên có cấu
trúc chặt chẽ hơn. Về cấu trúc thì vải dệt kim kém chặt chẽ hơn nhưng do cấu tạo
các vịng sợi uốn cong nên có thể dễ dàng kéo dài theo các hướng khác nhau làm
cho các loại vải dệt kim đàn hồi nhiều hơn nhiều so với các loại vải dệt thoi.
1.1.2. Các tính chất của vải dệt kim
Vải dệt kim có cấu tạo từ sự liên kết của vòng sợi theo một quy luật nhất định
nên vải dệt kim có các tính chất khác hẳn so với vải dệt thoi và có các đặc trưng
sau:
Bề mặt của vải dệt kim thống xốp, sờ có cảm giác mềm mại.
Vì vải được tạo bởi các vịng sợi nên có tính co giãn tốt, đàn hồi tốt.
Vải giữ nhiệt tốt mà khơng cản trở q trình trao đổi chất giữa cơ thể và
mơi trường xung quanh.
1.1.2.1. Tính chất cơ học.
Các tính chất cơ học hình thành nên một nhóm tính chất của vải với số lượng
lớn, chi phối và quyết định các q trình gia cơng tiếp theo cũng như giá trị sử d ng
của vải.
a. Khối lượng riêng của vải
Khối lượng riêng g/m2 là một trong các thơng số kỹ thuật quan trọng của vải,
nó khơng chỉ biểu lộ đặc trưng sử d ng của vải mà nó cịn cho biết lượng ngun
liệu tiêu hao cho 1m2 vải và tính kinh tế của q trình sản xuất. Khối lượng riêng
Phạm Thị Hương

4

Khóa học 2015-2017


Luận văn cao học


Ngành công nghệ vật liệu dệt may

của vải có thể được xác định bằng phương pháp thực nghiệm hoặc bằng phương
pháp tính tốn lý thuyết nếu biết trước các thơng số hình học của vải và độ mảnh
sợi sử d ng. Từ định nghĩa về độ mảnh của sợi ta có:
T= 106

suy ra m = 10-6 TL

(1.1)

Ta có: L là tổng chiều dài sợi dệt nên 1m2 vải
T- Độ mảnh của sợi, Tex
Như vậy L không chỉ ph thuộc vào chiều dài vòng sợi l mà còn ph thuộc cả vào
số lượng vịng sợi có trong 1m2 vải.
L = 10-1 Pn Pd l.

(1.2)

Kết hợp hai biểu thức trên ta suy ra:
pv= 103m+ 10-4 PnPdTl =

Ở đây:

g/m2

(1.3)

pv- Khối lượng riêng của vải, g/m2
T- Độ mảnh của sợi, Tex

L - Chiều dài của đoạn sợi, m
Pn - Mật độ ngang của vải
Pd - Mật độ dọc của vải
l - Chiều dài vòng sợi
A – Bước cột vòng
B – Bước hàng vịng

b. Tính biến dạng của vải dệt kim
- Biến dạng kéo: Các đặc trưng dạng kéo của vải có thể xác định thơng qua
các q trình kéo một chiều hoặc hai chiều. Các đặc trưng biến dạng kéo của vải
như độ bền, độ giãn đứt thường được xác định thơng qua các mẫu thử có k ch thước
100 x 100 mm. Các phép thử độ bền kéo theo hướng cột vòng và hướng hàng vòng
được thực hiện riêng biệt.
- Biến dạng uốn: Đặc trưng biến dạng uốn của vải cũng rất quan trọng. Nó
ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều tính chất sử d ng của vải như độ mềm mại, độ nhàu,
độ đàn hồi của vải…Đặc trưng biến dạng uốn của vải có thể được xác định bằng
phương pháp đo mômen uốn ngang hoặc bằng lực nén trong mặt phẳng vải.

Phạm Thị Hương

5

Khóa học 2015-2017


Luận văn cao học

Ngành công nghệ vật liệu dệt may

Khả năng uốn của vải dệt kim khá nhỏ, thường nhỏ hơn so với vải dệt thoi.

Điều này có thể giải thích bằng tác d ng thực tế của tải trọng lên sợi trong vải dệt
kim và vải dệt thoi là khác nhau. Khi mômen uốn tác d ng lên vải, cả sợi dọc và sợi
ngang trong vải dệt thoi đều chịu biến dạng uốn trong khi đó sợi trong vải dệt kim
lại chủ yếu chịu biến dạng xoắn và như đã biết, đối với sợi độ cứng xoắn thường
nhỏ hơn độ cứng uốn.
- Biến dạng trượt: Mặc dù có ý nghĩa thực tế nhưng các t nh chất biến dạng
trượt của vải dệt kim chưa được quan tâm nghiên cứu đầy đủ.
c. Tính ổn định kích thước của vải dệt kim:
Một trong những nhược điểm khá rõ nét của vải dệt kim là tính kém ổn định
về k ch thước. Hình dạng các sản phẩm dệt kim nói chung ln có xu hướng tự thay
đổi theo thời gian. Trên thực tế trong q trình gia cơng và sử d ng, vải dệt kim
phải trải qua hàng loạt trạng thái khác nhau:
- Vải trong quá trình dệt trên máy
Trong quá tình dệt vải luôn ở trạng thái bất ổn định. Vải trên máy thường bị co nên
các thơng số hình học của vải cũng sẽ thay đổi theo.
- Vải xuống máy
Vải xuống máy dần đi vào trạng thái ổn định tương đối cịn được gọi là trạng thái
hồi ph c khơ. Vải có thể đạt đến trạng thái này khi nó được hoàn toàn tự do một
thời gian đủ dài, tốt nhất là trong môi trường tiêu chuẩn. Giai đoạn ph c hồi khô đối
với vải dệt kim thường kéo dài khoảng một tuần. Suốt cả giai đoạn này vải luôn
được duy trì trong trạng thái khơng chịu lực kể cả trọng lượng của chính bản thân
nó. Do bị kéo dọc trong quá trình dệt nên trong quá trình ph c hồi sự co dọc của vải
thường diễn ra khá mãnh liệt. Trong khi đó sự co giãn thường diễn ra khơng rõ rệt
có thể có giá trị dương hoặc âm. Sau giai đoạn ph c hồi khô vải cũng chỉ mới ở
trạng trái ổn định tương đối.
- Vải sau khi ph c hồi ướt
Ở công đoạn này vải trong trạng thái không tải được ngâm một thời gian đủ dài
trong nước có chất thấm và sau đó cũng ở trạng thái không tải, vải được sấy khô.
Sau giai đoạn này vải vẫn còn ở trạng thái ổn định tương đối nhưng ở mức ph c hồi


Phạm Thị Hương

6

Khóa học 2015-2017


Luận văn cao học

Ngành công nghệ vật liệu dệt may

cao hơn. Trạng thái ổn định tương đối này cũng có thể đạt được khi vải được giặt ở
các nhiệt độ khác nhau trong các máy giặt kiểu thùng quay.
- Trạng thái ph c hồi hoàn toàn của vải
Tuy được đặc trưng bằng nội năng biến dạng cực tiểu trong vải nhưng trạng thái
ph c hồi hồn tồn khơng phải là trạng thái duy nhất. Ảnh hưởng của các trở lực
trong vải trong sợi và cả trong xơ không chỉ làm cấu trúc vải biến dạng dẻo ngay
trong quá trình dệt và về sau này mà còn tạo ra một số lượng vô cùng lớn trạng thái
hồi ph c khác nhau này lại hầu như khơng khác nhau của vải.
e. Tính tuột vòng của vải dệt kim
Ở vải dệt kim, các vịng sợi có cung kim tự do đều có nguy cơ bị tuột vòng.
Tuột vòng là các vòng sợi mất sự liên kết với nhau từ vải tháo tuột vòng thành sợi.
Tính tuột vịng cũng là một trong những nhược điểm lớn của vải dệt kim. Nó có ảnh
hưởng xấu khơng chỉ đến các tính chất gia cơng mà cịn cả đến các tính chất sử
d ng của vải. Sự tuột vòng làm cho vải bị phá hủy dần ngay cả khi sợi khơng bị đứt.
Sự tuột vịng có thể được khắc ph c triệt để bằng phương pháp phi dệt kim, ví d
bằng phương pháp kết dính. Tính tuột vịng có thể được hạn chế bằng sự lựa chọn
hợp lý về nguyên liệu dệt, cấu trúc và các thông số kỹ thuật của vải hoặc bằng
phương pháp xử lý định hình vải.
Vải dệt kim có thể có các biên khơng tuột vịng ví d đầu tấm và hai biên

dọc. Ở biên ngang trên sau khi được trút khỏi các kim các vịng sợi đều có cung kim
tự do nên đều có nguy cơ bị tuột vịng. Để khắc ph c hiện tượng này, đối với các
sản phẩm cắt may có thể sử d ng phương pháp may hoặc sâu sợi qua các cung sợi
tự do. Q trình tuột vịng có thể diễn ra thật sự có hai yếu tố chính: trong vải có
nguồn tuột vịng (các biên tuột vịng hoặc sợi bị đứt) và vải bị tác động một lực
thường là kéo căng là đủ.
f. Tính quăn mép của vải dệt kim
T nh quăn mép cũng là một nhược điểm của vải dệt kim. Tuy nhiên không
phải tất cả các loại vải dệt kim đều có t nh quăn mép. Tính chất này được biểu hiện
rõ nhất ở vải một mặt phải. Ngoài ra một số loại vải khác cũng có thể có t nh quăn
mép. T nh quăn mép của vải được tạo ra bởi nội lực biến dạng đàn hồi của sợi.

Phạm Thị Hương

7

Khóa học 2015-2017


Luận văn cao học

Ngành công nghệ vật liệu dệt may

Ở vải một mặt phải dệt trơn các mép biên ngang có xu hướng quăn sang mặt
phải cịn mép dọc có xu hướng quăn sang mặt trái của vải. Hai xu hướng biến dạng
đối lập nhau này sẽ triệt tiêu lẫn nhau ở phần giữa của vải nên ở đó khơng có hiện
tương quăn mép.
Các loại vải kép với hai mặt vải (trước và sau) giống nhau hầu như không bị
quăn mép. Hiện tương quăn mép có chăng chỉ là được biểu hiện dưới dạng uốn sóng
của các hàng vịng đối với cả hai mặt phải hoặc các cột vòng đối với vải hai mặt

trái. Sự cân bằng của hai mặt vải có thể sẽ bị phá vỡ nếu như chúng được tạo ra
bằng các vịng sợi có chiều dài khác nhau. Trong trường hợp như vậy kể cả các loại
vải dệt kim đan ngang hai mặt phải, interlock, đan ngang hai mặt trái hay đan dọc
hai mặt phải cũng đều có thể bị quăn mép.
T nh quăn mép này thể hiện điển hình ở loại vải hoa hiệu ứng màu với số
lượng các vòng sợi trái lớn hơn hẳn các vòng sợi phải. Các mép vải trong trường
hợp này đều bị quăn sang ph a mặt phải của vải.
g. Tính rút sợi của vải dệt kim
Tính rút sợi của vải dệt kim biểu hiện rõ rệt và nguy hiểm hơn so với vải dệt
thoi. Hiện tượng rút sợi xảy ra với xác suất khá cao và thường gây ra các loại vải có
dạng lỗi về cấu trúc rất khó khắc ph c. Xu thế tạo ra sự kéo rút sợi ra từ vải chịu
ảnh hưởng của hai yếu tố quan trọng sau [5]:
Trở lực chống lại sự kéo rút sợi từ vải
Xác suất xảy ra sự vướng mắc nhẫu nhiên của vải vào các vật kéo và
hiện tượng kéo rút sợi ra từ vải.
1.1.2.2. Các tính chất khác của vải dệt kim
Ngồi các tính chất trên thì tính chất nhiệt cũng rất quan trọng đối với vải dệt
kim. Các tính chất này cũng chịu ảnh hưởng của nguyên liệu sử d ng và cấu trúc
vải. Các tính chất trực tiếp như thoát nhiệt, và gián tiếp như t nh thoát kh và thốt
hơi nước. Lượng khơng khí hàm chứa trong vải càng lớn thì tính cách nhiệt của vải
càng tốt, nhưng điều đó cũng cịn ph thuộc vào độ thốt khí của vải. Bởi vì năng
lượng nhiệt cũng có thể bị mất mát nhanh do chuyển động của không kh . Do đó để
tăng t nh cách nhiệt vải dệt kim phải được kết hợp với một loại vải khác có độ
thống khí thấp hơn. Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả cho thấy có ảnh
Phạm Thị Hương

8

Khóa học 2015-2017



Luận văn cao học

Ngành công nghệ vật liệu dệt may

hưởng đến tính thốt nhiệt nhiều nhất là độ dày của vải, sau đó là nguyên liệu sử
d ng và cuối cùng là cấu trúc vải.
Các tính chất điện của vải gần như một trăm phần trăm ph thuộc vào nguyên
liệu sử d ng. Khả năng t ch điện có ảnh hưởng xấu đến các tính chất gia cơng cũng
như các t nh chất sử d ng của vải.
1.2. Các loại nguyên liệu thƣờng dùng để sản xuất vải dệt kim
Các loại xơ sợi dùng trong công nghiệp dệt kim gồm: Xơ thiên nhiên, các loại
sợi pha, sợi nhân tạo và sợi tổng hợp.
Xơ thiên nhiên bao gồm các loại từ thực vật như: bông, lanh, đay, gai…và các
loại khác như len, tơ tằm…Để sản xuất vải dệt kim chủ yếu sử d ng các loại xơ:
bông, len.
Xơ nhân tạo gồm vitsco, acetat, triaxetat, polyetylen…Các xơ sử d ng trong
vải dệt kim chủ yếu là axetat và sợi vitsco.
Xơ tổng hợp gồm nylon, polyester, polycarbonat, acrylic… thường sử d ng xơ
acrylic, nylon, polyester trong sản xuất vải dệt kim.
 Trong luận văn này tác giả sử d ng hai loại nguyên liệu là bông và acrylic
nên đi sâu vào nghiên cứu về nguồn gốc cũng như các t nh chất của hai loại nguyên
liệu trên.
1.2.1. Bông [2,4]
Bông là loại xơ dùng rất phổ biến trong ngành dệt, đã được sử d ng từ mấy
nghìn năm về trước. Bơng là loại xơ bao bọc xung quanh hạt, mỗi xơ ch nh là một
tế bào mọc từ hạt của quả cây bông. Cây bông trồng để lấy xơ và hạt chỉ sống
khoảng một năm. Từ khi gieo hạt đến khi bơng chín tùy từng loại phát triển trong
khoảng từ 90 đến 200 ngày. Cây bông thuộc họ Malvacae là loại cây ưa ánh sáng và
nắng ấm. Nó dễ phát triển ở nhiệt độ 20-300C, ở nhiệt độ dưới 130C bông không

phát triển được. Khi bị băng giá bơng sẽ chết nên chỉ có một số nơi trên thế giới
trồng được bơng đó là vùng các nước cơng hịa Trung Á thuộc Liên Xơ. Nghề trồng
bơng cịn phát triển ỏ nhiều nước khác trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Ấn độ, Ai
Cập, Braxin, Mehico, Thổ nhĩ Kỳ…Có bốn loại bơng chính được trồng ở các nước
trồng bơng nhiều trên thế giới.

Phạm Thị Hương

9

Khóa học 2015-2017


Luận văn cao học

Ngành công nghệ vật liệu dệt may

- Cây bơng l c địa (cịn gọi là bơng xơ trung bình) loại bơng này được trồng ở
tất cả các nước trồng bơng. Xơ có độ mảnh trung bình (L = 26-35mm; T = 160 220 mtex; PO= 25-30cN/ tex). Thời gian gieo hạt đến nở quả là 120-170 ngày.
- Cây bơng hải đảo (cịn gọi là bơng xơ mảnh) loại bông này trồng nhiều ở Ai
Cập, Liên Xô, Mỹ cùng một số nước khác. Xơ bơng này có chất lượng tốt sinh
trưởng từ 140-170 ngày. (L = 35-45mm; T = 135-150 mtex; PO = 30-38cN/ tex).
- Cây bông cỏ được trồng ở một số nước như Ấn độ, Iran Afganistan và một
số nước khác. Xơ thô và ngắn (L > 20mm), v mùa thu hoạch thấp. Khi bơng chín
quả khơng nở hồn tồn gây khó khăn cho việc thu hoạch bơng trong q trình chế
biến ban đầu.
- Cây bơng lưu niên cho xơ thô và ngắn, loại bông này có thân cao từ 3-6m
được trồng ở Ấn độ, Pakistan và một số nước khác.
Ở Việt Nam nghề trồng bông phát triển mạnh khoảng thế kỷ 13-15 từ khi phát
hiện thấy có những giống bơng chín sớm có năng xuất cao và những công c để cán

bông xe sợi và dệt vải. Cho đến nay nghề trồng bông đã được phát triển ở một số
địa phương cả nam và bắc trong đó cơ sở nghiên cứu đáng kể là Trung tâm nghiên
cứu bông ở Nha Hố Thuận Hải. Công việc tuyển chọn giống đã được tiến hành
trong nhiều năm đã đưa ra được một số giống bông đáp ứng được một số yêu cầu
đối với thực tế sản xuất.
1.2.1.1. Sự phát triển của cây bông
Kể từ khi gieo hạt thông thường khoảng 8-10 ngày bông bắt đầu nảy mầm và
phát triển thành cây. Ở thân cây bơng có hai loại cành phát triển và cành có quả.
Các cành phát triển mọc trước trên thân chính của cây và hướng lên phía trên.
Trên cành phát triển sẽ khơng có quả. Các cành có quả mọc thẳng với thân cây.
Cây bơng càng có nhiều cành có quả thì sản lượng bơng càng cao. N bơng ra
cành sớm thì thì bơng chín càng sớm. Những n hoa đầu tiên mọc ở cành có quả
gần gốc nhất và chồi lên lần lượt ở thân cây.

Phạm Thị Hương

10

Khóa học 2015-2017


Luận văn cao học

Ngành cơng nghệ vật liệu dệt may

Hình 1.5. Quả bơng

Hình 1.4. Cây bơng

Cây bơng có hoa khoảng một tháng và kết thành quả. Trong mỗi quả bông có

từ 3 -5 múi, mỗi múi có từ 9 -10 hạt. Các hạt bơng phát triển khi đó phần lớn tế bào
phía ngồi hạt phát triển dài ra đó là các xơ bơng sau này.
Đầu tiên xơ có hình ống rỗng giữa thành rất mỏng, xơ bông phát triển theo hai
giai đoạn. Ở giai đoạn đầu khoảng 30-40 ngày xơ bông phát triển theo chiều dài mỗi
ngày ph a trong xơ lại bồi thêm lượng xenlulo làm cho chiều rỗng của xơ ngày càng
thu hẹp lại. Tùy theo mức độ chứa xenlulo trong xơ mà bơng có độ chín khác nhau.
Xơ bơng phát triển hồn tồn khoảng 50-70 ngày, ở thời kỳ đầu mới phát triển
lượng xenlulo chỉ chiếm khoảng 40-50% khối lượng xơ, đến khi xơ chín hồn tồn
lượng xenlulo đạt tới 93-95% khối lượng xơ làm cho độ mảnh xơ giảm xuống độ
bền tăng lên và ch nh là thành phần chính quyết định tính chất của xơ.
1.2.1.2. Đặc điểm cấu trúc của xơ bông [2,4]
Xơ bông là một tế bào thực vật có rãnh. Tế bào này được mọc ra từ hạt bông
và bị đứt ra khỏi hạt khi cán rời xơ và hạt. Nên một đầu xơ bị rách khơng bằng đều
đầu cịn lại nhọn và khép kín.
Xơ bơng có dạng ống dẹt, tùy vào độ dày của thành xơ mà dẹt nhiều hay ít.
Theo mức độ ch n rãnh xơ bị hẹp dần. Thành xơ có dạng phân lớp, lớp ngồi cùng
dày dưới 1ϻm được gọi là thành xơ cấp. Dưới thành xơ cấp là thành thứ cấp ở xơ

Phạm Thị Hương

11

Khóa học 2015-2017


Luận văn cao học

Ngành cơng nghệ vật liệu dệt may

chín dày tới 6-8 ϻm gồm những bó thớ nằm theo đường xoắn ốc, nghiêng 20-450 so

với tr c xơ.

Hình 1.6. Cấu tạo của xơ bông
Mặt cắt ngang của sơ bông có hình dạng khác nhau ph thc mức độ chín của
xơ, từ hình uốn cong đối với xơ khơng ch n đến hình bầu d c đối với xơ ch n trung
bình và hình trịn đối với xơ ch n. [2]
Tế bào xơ bông được phân thành các vùng [5]:
- Biểu bì là lớp sáp trơ bảo vệ xơ, có thể tẩy sạch bằng giặt.
- Thành tế bào sơ cấp gồm nhiều cấu trúc mảnh gọi là thớ, mỗi lớp xoắn
khoảng 20-300. Lớp vỏ thớ mỏng làm xơ dễ bị rối khi uốn, vì vậy xơ chưa ch n khi
xử lý hay bị kết lại gọi là gút, sẽ làm giảm chất lượng, nhuộm màu không đều, bề
mặt vải xấu.
- Thành tế bào thứ cấp với thành phần chủ yếu gồm khoảng 20 lớp thớ xoắn
đồng tâm. Lớp đầu tiên của màng thứ cấp hơi khác với phần còn lại gọi là lớp cuộn.
- Lõi là phần rỗng dọc chiều dài xơ chứa đầy chất dinh dưỡng, chất này khi
khô làm xơ bị xẹp vào trong. Điều này giải th ch vì sao xơ xoắn dọc và tiết diện
hình đậu tây, xơ ch n có lõi nhỏ và khơng liên t c do lớp màng nằm gần lõi.
1.2.1.3. Tính chất của xơ bơng [5]
a. Tính chất vật lý
- Độ bền cơ lý
Phạm Thị Hương

12

Khóa học 2015-2017


Luận văn cao học

Ngành công nghệ vật liệu dệt may


Độ bền kéo xơ bơng trung bình do độ tinh thể thấp. Độ giãn của xơ bông rất
thấp do khi kéo xơ liên kết hydrogen ngăn cản các mạch polyme trượt lên nhau. Độ
ph c hồi đàn hồi của xơ bông thấp (75% nếu kéo giãn 2%, 50% nếu kéo giãn 5%) là
do các liên kết hydrogen bị đứt, tái liên kết ở ở vị tr khác ngăn cản sự ph c hồi. Độ
ma sát của xơ bông ở mức trung bình, mài làm xơ mỏng dẫn đến đứt xơ.
- Khối lượng riêng vào loại trung bình 1,52-1.56 g/cm3.
- Đối với nhiệt độ: xơ bông là vật liệu nhiệt rắn (cháy liên t c thành tro mịn)
tương đối bền nhiệt, ở nhiệt độ 1500C trong nhiều giờ xơ chưa bị tổn thương.
Nhưng ở nhiệt độ từ 2200C trong nhiều giờ xơ bị nhiệt hủy, 4000C bị cháy xém, do
đó vải bơng có thể là ở nhiệt độ cao.
b. Tính chất hóa học.
- Đối với nước xơ bông hút nước cao do có nhiều nhóm (-OH), độ ẩm khoảng
8.5% ở 210C (khơng kh bão hịa độ ẩm bơng lên đến 25-27%). Xơ trương nở mạnh
trong nước (khơ xơ lấy lại hình dạng), xơ tăng bền trong nước, (10-29%) do vùng
vơ định hình, định hướng hơn. Tuy nhiên xơ bông thường nhăn sau khi giặt. Bơng
khơ chậm nên vải bơng thích hợp sử d ng vào mùa hè vì nó mát và mềm mại.
- Khả năng chịu hóa chất: kém bền với acid đặc biệt là acid vô cơ đậm đặc,
tương đối bền kiềm ở ở điều kiện thường, ở nhiệt độ cao xơ trương nở trong kiềm.
Đối với các chất khử (Na2S, Na2SO4 ..) xơ bông không ảnh hưởng, sử d ng tính chất
này làm bóng vải bơng đồng thời tăng khả năng nhuộm, xốp và hấp ph nước tốt.
Kiềm không trực tiếp phá hủy xơ bơng nhưng nếu có mặt của các chất oxi hóa hay
ánh sáng vẫn có thể làm xơ bị phân hủy
Chất khử (như Na2S, Na2SO4...) không ảnh hưởng đến xơ bơng nhưng chất
ơxy hóa lại có tác d ng phá hủy bông tùy thuộc điều kiện phản ứng (chuyển thành
axít cellulose). Nên khi tẩy vải bơng người ta dùng chất ơxy hóa như: NaHClO,
NaClO2, H2O2 .
- Xơ bơng mang đặc tính của rượu đa chức có thể phản ứng với rượu tạo ether
và tạo ester nên có thể biến t nh xơ bông thành CMC (Carboxyl metyl cellulose) có
khả năng hịa tan trong nước nóng và kiềm yếu có thể dùng làm hồ sợi dọc, hồ in

hoa...
c. Tính chất khác
Phạm Thị Hương

13

Khóa học 2015-2017


Luận văn cao học

Ngành công nghệ vật liệu dệt may

- Khả năng chống vi sinh vật: xơ bông kém bền vi sinh vật (giảm độ bền cơ
lý), vi sinh, nấm mốc phá hủy xơ mạnh bông, enzym là chất xúc tác thủy phân xơ
bơng. Lợi d ng tính chất này để thực hiện các cơng nghệ hồn tất như mài vi sinh,
làm nhẵn mặt vải, giảm trọng...
- Một số đặc tính khác: xơ bơng có dạng hình quả đậu tây nên có cảm giác sờ
tay rất tốt đồng thời giúp hơi nước dễ dàng đi qua cho cho cảm giác không bị ướt.
Dễ nhàu là nhược điểm lớn nhất (đặc biệt là khi ướt bết lại), nguyên nhân do vùng
định hình của xơ rất lớn và do sự xuất hiện của các nhóm có cực và liên kết
hydrogen.
1.2.1.4. Phạm vi sử dụng của cây bông.
- Hạt bông là nguồn thực phẩm quan trọng, làm thức ăn cho người và một số
gia súc do có hàm lượng protein cao.
- Phần lớn xơ bông được chế biến thành sợi dệt, chỉ một phần nhỏ và loại xơ
ngắn được tạo chế phẩm khác nhau như: bông y tế, bông nến, vật liệu lọc, nệm….
Xơ bông ngắn được sử d ng làm chất dẻo, sơn, là nguyên liệu sản xuất tơ
nhân tạo…Từ sợi bông tạo ra nhiều chế phẩm dệt khác nhau, loại xơ bông phế sau
khi làm sạch được sử d ng làm vật liệu đệm, lót.

1.2.2. Xơ Acrylic
Xơ Acyylic là xơ nhân tạo được hình thành với t nhất mạch ch nh phải có
85% khối lượng là acylonitrile và đây là monomer ch nh để tổng hợp xơ.
1.2.2.1. Cấu trúc
Xơ acrylic thường sử d ng dưới dạng staple, đường k nh khoảng 12-25 ϻm
(0.13-1.7 tex) theo thứ tự tăng dần từ quần áo, vải công nghiệp đến thảm. Tỷ số dài
ngang của xơ khoảng 2000:1, xơ màu ngà, trắng sáng, hơi đ c hoặc bóng. Xơ cũng
thường có độ săn nhẹ.
Xơ acrylic có cấu trúc dạng xương, hình dạng quả đậu tây hoặc trịn. Nhìn
theo chiều dài xơ có đường k nh đồng nhất (hình tr ), một số khơng đều trong
khơng gian.
1.2.2.2. Một số tính chất của acrylic
a. Độ bền

Phạm Thị Hương

14

Khóa học 2015-2017


×