Tải bản đầy đủ (.pdf) (1,079 trang)

Địa danh tây nam bộ dưới góc nhìn văn hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.69 MB, 1,079 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
********************

VÕ NỮ HẠNH TRANG

ĐỊA DANH TÂY NAM BỘ
DƯỚI GĨC NHÌN VĂN HĨA HỌC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Mã số: 62.31.70.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ TRUNG HOA

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
********************
VÕ NỮ HẠNH TRANG

ĐỊA DANH TÂY NAM BỘ
DƯỚI GĨC NHÌN VĂN HĨA HỌC
PHỤ LỤC 4
THỐNG KÊ TÊN CÁC ĐỊA DANH TÂY NAM BỘ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC
Mã số: 62.31.70.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ TRUNG HOA


PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP:
1.PGS.TS ĐỖ NGỌC ANH
2. PGS.TS LÊ KHẮC CƯỜNG
PHẢN BIỆN :
1. PGS.TS TRẦN VĂN ÁNH
2. TS. ĐINH THỊ DUNG
3. PGS.TS LÊ KHẮC CƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020



ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
********************

VÕ NỮ HẠNH TRANG

ĐỊA DANH TÂY NAM BỘ
DƯỚI GĨC NHÌN VĂN HĨA HỌC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HĨA HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
********************
VÕ NỮ HẠNH TRANG


ĐỊA DANH TÂY NAM BỘ
DƯỚI GĨC NHÌN VĂN HĨA HỌC
CHUN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC
Mã số: 62.31.70.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ TRUNG HOA
PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP:
1. PGS.TS ĐỖ NGỌC ANH
2. PGS.TS LÊ KHẮC CƯỜNG
PHẢN BIỆN :
1. PGS.TS TRẦN VĂN ÁNH
2. TS. ĐINH THỊ DUNG
3. PGS.TS LÊ KHẮC CƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, bản luận án tiến sĩ:
Địa danh Tây Nam Bộ dưới góc nhìn văn hóa học là cơng trình nghiên
cứu của riêng tơi, khơng sao chép bất kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học của tác giả
khác, mọi trích dẫn đều có xuất xứ rõ ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
TP. HCM, ngày tháng 03 năm 2020
Tác giả luận án

Võ Nữ Hạnh Trang



ii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................... 3
2.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến địa danh ở Việt Nam ...................... 3
2.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến địa danh Nam Bộ nói chung và
TNB nói riêng ............................................................................................................... 6
2.3. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến văn hóa qua địa danh ở
TNB .............................................................................................................................. 9
2.4. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án .......................... 12
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................. 14
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 15
5. Phương pháp và nguyên tắc nghiên cứu ................................................................... 15
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu......................................................... .... 18
7. Những đóng góp mới của luận án ............................................................................. 18
8. Bố cục luận án ..................................................................................................... .... 20
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................................... 22
1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 22
1.1.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................. 22
1.1.2. Phân loại địa danh ....................................................................................... 27
1.1.3. Nguyên tắc nghiên cứu địa danh ................................................................ 28
1.1.4. Mối quan hệ giữa văn hóa, địa văn hóa và địa danh .............................. 29
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 31
1.2.1. Khái quát vùng đất TNB ........................................................................ 31
1.2.2. Con người TNB...................................................................................... 34
Chương 2 ĐẶC TRƯNG TỰ NHIÊN TÂY NAM BỘ QUA ĐỊA DANH ........... 41
2.1. Địa danh phản ánh địa hình, thủy văn ............................................................ 41

2.1.1. Địa danh phản ánh địa hình ................................................................... 41


iii

2.1.2. Địa danh phản ánh thuỷ văn................................................................... 47
2.2. Địa danh phản ánh động thực vật ................................................................... 51
2.2.1. Địa danh phản ánh động vật ........................................................................ 52
2.2.2. Địa danh phản ánh thực vật ......................................................................... 56
2.3. Địa danh phản ánh đặc điểm không gian, thời gian ở TNB ............................ 60
2.3.1. Địa danh phản ánh không gian ................................................................... 60
2.3.2. Địa danh phản ánh thời gian ...................................................................... 64
2.3.3. Địa danh phản ánh các đặc trưng tự nhiên khác ....................................... 65
2.4. Giá trị văn hóa của các địa danh phản ánh đặc trưng tự nhiên TNB ............. 69
Chương 3 VĂN HÓA VẬT CHẤT Ở TÂY NAM BỘ QUA ĐỊA DANH ............. 74
3.1. Địa danh phản ánh dấu ấn lịch sử .................................................................. 74
3.1.1. Địa danh phản ánh tổ chức hành chính ở TNB ................................ .... 74
3.1.2. Địa danh phản ánh dấu ấn con người qua tiến trình lịch sử .................... 85
3.1.3. Địa danh phản ánh sự kiện lịch sử ............................................................. 94
3.2. Địa danh phản ánh nghề nghiệp ..................................................................... 100
3.2.1. Địa danh phản ánh nghề nghiệp liên quan đến sông nước .................... 100
3.2.2. Địa danh phản ánh nghề nghiệp liên quan đến sản xuất, buôn bán ....... 102
3.2.3. Địa danh phản ánh các nghề nghiệp khác ................................................. 104
3.3. Địa danh phản ánh hoạt động giao thông, giáo dục ....................................... 106
3.3.1. Địa danh phản ánh hoạt động giao thông .................................................. 106
3.3.2. Địa danh phản ánh hoạt động giáo dục................................................. 108
3.4. Địa danh phản ánh hoạt động chính trị, quân sự............................................ 110
3.4.1. Địa danh phản ánh hoạt động chính trị .................................................. 110
3.4.2. Địa danh phản ánh hoạt động quân sự ....................................................... 112
Chương 4 VĂN HÓA TINH THẦN Ở TÂY NAM BỘ QUA ĐỊA DANH ......... 115

4.1 Địa danh phản ánh tâm lý, tư tưởng ................................................................ 116
4.1.1. Địa danh phản ánh khát vọng của con người ............................................ 116
4.1.2. Địa danh phản ánh tính cách của con người trên vùng đất TNB............ 120
4.1.3. Địa danh phản ánh tâm lý kiêng kỵ và thích dùng số thứ tự................... 126


iv

4.2. Địa danh phản ánh đời sống tâm linh ............................................................. 131
4.2.1. Địa danh phản ánh tín ngưỡng .................................................................... 131
4.2.2. Địa danh phản ánh tôn giáo ......................................................................... 145
4.3. Địa danh phản ánh ngữ văn ............................................................................ 151
4.3.1. Địa danh phản ánh ngôn ngữ ...................................................................... 151
4.3.2. Địa danh phản ánh văn học ......................................................................... 156
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 163
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 167


v

BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT
Trong luận án này, chúng tôi sử dụng một số quy ước viết tắt như sau:
Viết đầy đủ

Viết tắt

TÊN ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
An Giang

AG


Bạc Liêu

BL

Bến Tre

BT

Cà Mau

CM

Cần Thơ

CT

Đồng Tháp

ĐT

Hậu Giang

HG

Kiên Giang

KG

Long An


LA

Sóc Trăng

ST

Tiền Giang

TG

Trà Vinh

TV

Vĩnh Long

VL

Thành phố Hồ Chí Minh

TP HCM

Tây Nam Bộ

TNB

Đồng bằng sơng Cửu Long

ĐBSCL


TÊN TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
Đại Nam nhất thống chí

ĐNNTC

Từ điển Vĩnh Long

TĐVL

Lê Trung Hoa

LTH

Nguyễn Anh Động

NAĐ

Nguyễn Tấn Anh

NTA


vi

Nguyễn Trung Vinh, Huỳnh Thương,

NTV, HT, NLB

Nguyễn Lương Bằng

Thạch Phương, Lưu Quang Tuyến

TP, LQT

Thạch Phương, Đoàn Tứ

TP, ĐT

Trương Vĩnh Ký, Thái Văn Chải

TVK, TVC

Trần Hồng Diệu, Nguyễn Quang Ân

THD, NQA

Nguyễn Dược, Trung Hải

ND, TH

Lê Quý Đôn

LQĐ

Thái Văn Kiểm, Bùi Đức Tịnh

TVK, BĐT

Huỳnh Minh, Nguyễn Hữu Hiệp


HM, NHH


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Địa danh - cách con người dùng để gọi tên địa hình thiên nhiên, cơng trình xây
dựng hay đơn vị hành chính, vùng lãnh thổ nào đó - là sản phẩm của con người, do
con người tạo ra nhằm phục vụ cho đời sống của mình. Do vậy, địa danh cũng là một
hiện tượng văn hóa lưu giữ những trầm tích lịch sử, văn hóa, phong tục, tổ chức xã
hội... của cư dân ở một vùng đất. Nghiên cứu địa danh sẽ giúp làm rõ văn hóa, lịch sử
của vùng đất ấy. Đó là lý do khiến địa danh trở thành đối tượng quan tâm của nhiều
lĩnh vực khoa học như lịch sử, địa lý, dân tộc học, văn hóa học, ngơn ngữ học…
Là vùng đất có lịch sử khơng dài so với lịch sử dân tộc nhưng TNB thu hút
sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu bởi những đặc trưng vùng miền khá khác
biệt. Theo thống kê, dân số toàn vùng TNB chiếm 20,6% cả nước. Dân cư sinh sống
tập trung vùng ven sông Tiền, sông Hậu và thưa hơn ở các vùng sâu xa trong nội
đồng như U Minh, Đồng Tháp Mười với 4 dân tộc chính là: Kinh (Việt), Hoa,
Khmer và Chăm. Trong quá trình cư trú, người dân TNB đã hình thành nên những
nét riêng về văn hóa. Đáng chú ý, những nét riêng ấy được phản ánh khá rõ qua địa
danh. Thông qua địa danh, chúng ta có thể “lật mở” những đặc trưng trong đời sống
văn hóa của cư dân sinh sống trên vùng đất kể từ thuở “khai hoang mở cõi” đúng
như nhận định của Trần Trí Dõi (1994):
Địa danh, tự bản thân nó cũng là một biểu hiện của văn hóa. Cho nên, sự tồn
tại của một địa danh nhiều khi chứa đựng những biến đổi văn hóa, liên quan
đến phong tục tập quán, liên quan đến cách nghĩ của từng vùng hạn định hay
của một dân tộc thống nhất. (tr.1)
Từ góc nhìn văn hóa học, quan tâm đến TNB, khơng thể khơng nghiên cứu
địa danh. Đó chính là lý do đầu tiên thúc đẩy chúng tôi lựa chọn Địa danh Tây Nam

Bộ dưới góc nhìn văn hóa học làm đề tài luận án.
Ngồi ra, địa danh học vốn từng được xem là một ngành của ngôn ngữ học,
chuyên nghiên cứu nguồn gốc, ý nghĩa và những biến đổi của địa danh (Rostaing,
1965), nghiên cứu cấu tạo của địa danh và các phương thức đặt địa danh (Lê Trung


2

Hoa, 2003). Địa danh học chỉ mới ra đời ở nước ta trong khoảng vài chục năm, đến
nay chủ yếu chỉ có những cơng trình nghiên cứu từ góc độ ngơn ngữ của địa danh,
về khía cạnh văn hóa số lượng cơng trình vẫn chưa dày dặn. Riêng với địa danh ở
các tỉnh thuộc miền TNB, giai đoạn gần đây đã nhận sự quan tâm của giới nghiên
cứu, nhất là các học viên cao học và nghiên cứu sinh. Nhờ đó, địa danh của các tỉnh
như BL, BT, ĐT, TG, VL,... đã trở thành đề tài nghiên cứu với nhiều đóng góp có ý
nghĩa. Sự gặp nhau của các cơng trình nghiên cứu địa danh kể trên là nhận diện địa
danh phản ánh địa hình, thủy văn, động vật, thực vật, lịch sử... giúp những hiểu biết
về vùng đất này ngày càng rõ nét hơn nhưng chỉ dừng lại ở từng tỉnh thành riêng lẻ
hoặc không chú trọng khai thác từ góc nhìn văn hóa. Một cơng trình nghiên cứu địa
danh chung, đầy đủ để nhận diện sự thống nhất trong đa dạng của văn hóa thơng
qua địa danh ở TNB đến nay vẫn chưa có. Vì vậy, nghiên cứu địa danh TNB từ góc
độ văn hóa là vấn đề thực sự cần thiết.
Hiện nay, cùng với sự phát triển chung của xã hội, TNB cũng chuyển mình để
hội nhập. Quá trình hội nhập đã đem lại những đổi thay tích cực cho đời sống văn hóa
của người dân. Dĩ nhiên, bên cạnh những thuận lợi cũng không tránh khỏi các thách
thức, đặc biệt về mặt văn hóa. Thách thức lớn nhất từ góc nhìn địa danh là sự biến
mất, thay đổi của rất nhiều địa danh, nơi ẩn tàng những đặc trưng về cả lịch sử, phong
tục tập quán, tâm lý... của cư dân trong suốt tiến trình lịch sử. Sự thay đổi đó ít nhiều
mang tính tất yếu nhưng rất đáng lo ngại. Việc nghiên cứu để chỉ ra những dấu ấn văn
hóa của các tộc người sinh sống trên vùng đất thông qua địa danh sẽ đem đến hai giá
trị thiết thực. Thứ nhất, trở thành cứ liệu giúp thế hệ trẻ có thêm cơ sở hiểu về văn

hóa của ơng cha, nhất là những địa danh hiện đã khơng cịn tồn tại hoặc tồn tại nhưng
khó có thể hiểu nguồn gốc ra đời. Từ đó sẽ góp phần khơi dậy ý thức tự hào, gìn giữ
các yếu tố tốt đẹp, xóa bỏ những yếu tố tiêu cực vẫn ít nhiều tồn tại trong địa danh ở
TNB. Thứ hai, trong bối cảnh những nghiên cứu tiếp cận về địa danh TNB còn rất
hạn chế, luận án sẽ là một tài liệu hữu ích giúp các nhà nghiên cứu, hoạch định chính
sách, cơ quan quản lý có thể tham khảo để đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát huy
giá trị văn hóa của rất nhiều địa danh đặc biệt, có ý nghĩa ở vùng đất TNB.


3

Là một người làm cơng tác giảng dạy văn hóa ở Nam Bộ, đã từng theo đuổi
mảng nghiên cứu về địa danh nên mong muốn tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu là
điều bản thân luôn ấp ủ. Thực hiện đề tài Địa danh Tây Nam Bộ dưới góc nhìn văn
hóa học chính là cách để chúng tơi hồn thiện hơn khả năng nghiên cứu nhằm có
những đóng góp nhất định cho công tác giảng dạy. Cao hơn, hi vọng đề tài sẽ là tài
liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến văn hóa qua địa danh nói chung và văn
hóa qua địa danh TNB nói riêng.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tìm hiểu địa danh là cơng việc có từ rất lâu trên thế giới. Thế nhưng ở thời kỳ
đầu các nhà nghiên cứu chỉ coi trọng “vấn đề nguồn gốc, ngữ nghĩa của các địa
danh. Địa danh học được coi là một bộ môn khoa học với đối tượng nghiên cứu có
hệ phương pháp, nguyên tắc nghiên cứu, hệ thống lý thuyết riêng chỉ thực sự bắt
đầu vào thế kỉ 19 ở Tây Âu qua 3 giai đoạn: phơi thai, hình thành, phát triển” (Lê
Trung Hoa, 2006, tr.21). Chính những đóng góp của các nhà nghiên cứu địa danh
trên thế giới đã giúp cho việc nghiên cứu địa danh Việt Nam có phần thuận lợi và
dần định hình bộ mơn địa danh học Việt Nam. Tính đến nay, các cơng trình về địa
danh học ở nước ta đã xác lập được các vấn đề liên quan đến địa danh học nhờ cơ
sở lý luận, đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
2.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến địa danh ở Việt Nam

Quan tâm đến địa danh là những cơng trình xuất hiện từ sớm như các bộ sách
sử, địa chí. Có thể kể đến Dư địa chí của Nguyễn Trãi (1380 – 1442), Đại Việt sử ký
tồn thư của Ngơ Sĩ Liên (thế kỷ XV), Hồng Việt thống nhất dư địa chí (1806) của
Lê Quang Định (1760-1813), Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú
(1782 – 1840), Đại Nam nhất thống chí (cuối thế kỉ XIX), Đồng Khánh địa dư chí
lược (25 tập) do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn (1886-1888).
Cụ thể hơn là các nghiên cứu về địa chí vùng miền như Ô châu cận lục (1553)
của Dương Văn An; Hải Đông chí lược (1772) của Ngơ Thì Nhậm; Phủ biên tạp
lục (1776) của Lê Q Đơn; Hưng Hóa xứ phong thổ lục (1778) của Hồng Bình
Chính; Cao Bằng lục (thế kỷ XVIII) của Phan Trọng Phiên; Gia Định thành thông


4

chí (1820) của Trịnh Hồi Đức; Cao Bằng thực lục (1810) của Nguyễn Hựu Cung;
Nghệ An ký (đầu thế kỷ XIX) của Bùi Dương Lịch; Bắc thành địa dư chí lục (1845)
của Lê Chất; Hưng Hóa ký lược (1856) của Phạm Thận Duật, v.v..
Giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX có một số cơng trình đáng chú ý:
Tập sưu tầm 10.994 địa danh tên làng xã Việt Nam thuộc các tỉnh từ Nghệ An trở ra
(xuất hiện cuối thế kỷ XIX, sau được Dương Thị The và Phạm Thị Thoa dịch và
xuất bản năm 1981). Nomenclature des communes du Tonkin (Từ vựng làng xã ở
Bắc Kì) của Ngô Vi Liễn (1928) từ phương diện ngôn ngữ, Địa danh học và phong
tục học (1958) của Tân Việt Điếu tiếp cận dưới góc độ lịch sử - văn hóa là các cơng
trình khảo cứu địa danh được cơng bố đầu thế kỷ XX.
Từ sau 1960 trở đi, nghiên cứu địa danh đã có bước tiến đáng kể và bước đầu
mang tính lý luận so với những chuyên khảo trước đó như Đất Việt trời Nam (1960)
của Thái Văn Kiểm chú trọng làm rõ nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa một số địa danh
cụ thể. Chọn địa danh làm chứng cứ quan trọng, Đào Duy Anh đã chỉ rõ quá trình
hình thành, phân tách lãnh thổ các khu vực trong cơng trình Đất nước Việt Nam qua
các đời (1964). Với Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên

sơng (1964), Hồng Thị Châu sử dụng phương pháp ngôn ngữ học để khảo sát đối
tượng. Trong các cơng trình sau này như Tiếng Việt trên các miền đất nước, Địa
danh Tây Nguyên trên bản đồ…, tác giả vẫn sử dụng phương pháp ngôn ngữ học
nhưng tập trung từ góc độ phương ngữ hơn. Bước phát triển có ý nghĩa được thể
hiện qua Thử bàn về địa danh Việt Nam (Trần Thanh Tâm - 1976). Cơng trình đã
làm rõ một số vấn đề cơ bản về địa danh và địa danh học Việt Nam. Đáng chú ý là
Trần Thanh Tâm chú trọng đi sâu vào phần lý luận khi nêu một số vấn đề cơ bản về
địa danh và địa danh học Việt Nam.
Như thế, địa danh được đề cập đến không chỉ đơn thuần là những ghi chép
và mô tả như một cách để xác định nó trên bản đồ hoặc trong bức tranh tồn cảnh
về một khu vực nào đó mà gắn liền là các yếu tố về văn hóa, lịch sử, ngơn ngữ, xã
hội, dân cư ở một địa phương nào đó. Cũng vì vậy mà nghiên cứu địa danh đã có
những nền móng đầu tiên.


5

Với bài nghiên cứu Tìm hiểu ý nghĩa và nguồn gốc một số thành tố chung
trong địa danh Nam Bộ (1983), Lê Trung Hoa bước đầu cho thấy sự quan tâm đến
nghiên cứu địa danh. Con đường này được khẳng định hơn khi Lê Trung Hoa chọn
đề tài Những đặc điểm chính của địa danh thành phố Hồ Chí Minh (1990) làm luận
án tiến sĩ. Đây là cơng trình có ý nghĩa trong nghiên cứu địa danh. Qua luận án, các
vấn đề mang tính lý luận trong nghiên cứu địa danh như nguyên tắc, đối tượng,
phương pháp, phân loại... đã được tác giả hệ thống một cách cụ thể. Nhờ đó, những
đặc điểm về cấu tạo, nguồn gốc, ý nghĩa ... của địa danh thành phố Hồ Chí Minh
được chỉ rõ. Tiếp sau, Lê Trung Hoa “nối dài” các công trình nghiên cứu liên quan
đến địa danh như Địa danh bằng chữ và địa danh bằng số (1990), Họ và tên người
Việt Nam (1992), Chung quanh thuật ngữ địa danh (2000), Nguyên tắc và phương
pháp nghiên cứu địa danh (Địa danh thành phố Hồ Chí Minh) (2003), Địa danh học
Việt Nam (2006).... Qua các cơng trình của mình, Lê Trung Hoa cho thấy sự kiên trì

theo đuổi đến cùng nghiên cứu địa danh, từ đó có thể khẳng định Lê Trung Hoa là
một trong những người đặt nền móng cho địa danh học ở Việt Nam. Sau Lê Trung
Hoa, còn nhiều cơng trình đề cập đến địa danh như Lịch sử địa danh Việt Nam (Vũ
Ngọc Khánh - 2008), Địa danh tỉnh Ninh Thuận - Xưa và nay (2016) của Văn Đình
Hy (cb)....
Tiếp theo là các luận văn, luận án nghiên cứu sâu về địa danh trên một địa
bàn cụ thể của đất nước. Luận án Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng
(1996) của Nguyễn Kiên Trường đã khái quát và bổ sung một số vấn đề lý thuyết đã
được Lê Trung Hoa đưa ra trước đó. Điểm nổi bật của luận án là làm rõ đặc điểm
địa danh ở Hải Phòng về cấu tạo, ý nghĩa, nguồn gốc và sự biến đổi trong đối sánh
với địa danh các vùng khác ở Việt Nam. Sang thập kỷ đầu thế kỷ XXI, có thêm
nhiều cơng trình nghiên cứu địa danh từ khía cạnh ngơn ngữ, văn hóa trên cả nước
như Nghiên cứu địa danh Quảng Trị của Từ Thu Mai (2003), Những đặc điểm
chính của địa danh Dak Lak của Trần Văn Dũng (2005), Đặc điểm địa danh Hà Nội
của Hồng Thị Biên (2010). Bên cạnh đó là các luận văn thạc sỹ như Địa danh
huyện Định Hóa tỉnh Thái Ngun của Lí Việt Hương, Văn hóa qua địa danh


6

Khánh Hòa (2009) của Huỳnh Lê Thị Xuân Phương, Nghiên cứu địa danh tỉnh Bình
Thuận (2012) của Nguyễn Văn Phụng. Song song với những luận văn, luận án trên
là các cơng trình nghiên cứu và trình bày lý luận địa danh học và các từ điển về địa
danh. Có thể kể đến Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam của Nguyễn Văn Âu
(2000), Trần Trí Dõi với Về địa danh Cửa Lò (2000), Về một địa danh tên riêng gốc
Nam Đảo trong vùng Hà Nội xưa (2000), Lược sử nguồn gốc địa danh Nam Bộ của
Bùi Đức Tịnh (1999), Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ qua chuyện tích và giả
thuyết của Nguyễn Hữu Hiếu (2004),... Đáng chú ý là sự xuất hiện của những từ
điển địa danh Sổ tay địa danh Việt Nam (1995) của Đinh Xuân Vịnh; Sổ tay địa
danh Việt Nam (1998) của Nguyễn Dược – Trung Hải; Từ điển bách khoa địa danh

Hải Phịng (Ngơ Đăng Lợi chủ biên – 1998).
Tóm lại, nghiên cứu địa danh đã có những bước phát triển nhất định so với
giai đoạn trước đó. Dù rằng, vẫn chưa có một cơng trình thật sự hệ thống và tồn
diện vừa giải thích nguồn gốc ý nghĩa vừa mơ tả những đặc điểm văn hóa, lịch sử
nổi bật của địa danh ở Việt Nam. Tuy nhiên, không thể phủ nhận ngành địa danh
học ở Việt Nam đã định hình và có những dấu ấn nhất định.
2.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến địa danh Nam Bộ nói
chung và TNB nói riêng
Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn là cuốn sách xưa nhất đề cập đến
sản vật và phong tục của đất Gia Định xưa (nay là vùng Nam Bộ). Cơng trình viết
vào thời điểm đang diễn ra cuộc khẩn hoang, mở rộng lãnh thổ về phía Nam nên
cung cấp nhiều tư liệu quý về cảnh quan, mơi trường và cả những biến động kinh tế,
chính trị vùng đất Nam Bộ trong giai đoạn đó.
Năm 1820, Gia Định thành thơng chí của Trịnh Hồi Đức đã trình bày một
cách tổng qt về vị trí địa lý, khí hậu, con người, sản vật, phong tục đến tình hình
kinh tế, xã hội vùng đất Nam Bộ. Đây là cơng trình địa phương chí đầu tiên đề cập
và giải thích nguồn gốc một số địa danh thuộc đất Gia Định thế kỉ XVII – XVIII.
Tiểu giáo trình địa lý Nam Kỳ (Petit cours de géographie de la Basse
Cochinchine) (1875) của Trương Vĩnh Ký giới thiệu sơ lược một số khái niệm lịch


7

sử về Nam Bộ xưa. Cơng trình này được xem là cơng trình đầu tiên hệ thống hóa
địa lý hành chính Nam Bộ vào thời điểm đó qua hai giai đoạn: triều đình phong kiến
và thực dân Pháp (thập niên 70 của thế kỷ XIX). Đặc biệt, tác giả đã lập bảng so
sánh theo tên gọi dân gian và tên chữ Hán của một số địa danh ở Nam Bộ.
Ngoài ra, có Nam Kỳ địa hạt tổng thơn danh hiệu mục lục (1892) do Hồ Sĩ
Hiệp dịch và Lịch An nam thông dụng trong Nam Kỳ (1896) là hai bảng kê tên các
thôn, làng, xã, tổng, chợ… thuộc các sở tham biện thời bấy giờ. Cuối thế kỷ XIX,

Đại Nam nhất thống chí (phần Lục tỉnh Nam Kỳ) của Quốc sử quán triều Nguyễn
biên soạn cũng ít nhiều đề cập đến địa danh ở vùng đất Nam Bộ. Dù thế cơng trình
cũng chỉ dừng ở mức độ “địa danh chí”.
Việc biên soạn quyển Monographie de la province de Tra Vinh (1903) của
L.Ménard giúp hiểu thêm về địa lý hành chính của Trà Vinh cuối thế kỉ XIX. Đây là
tài liệu quan trọng góp phần nghiên cứu địa danh tỉnh Trà Vinh hiện nay. Ngồi ra,
Địa phương chí tỉnh Vĩnh Bình (1973) cơ bản đề cập đến những đặc điểm của vùng
đất Vĩnh Bình thời ấy như địa lý, lịch sử, văn hóa và một số địa danh.
Nghiên cứu địa danh Nam Bộ nói chung và địa danh TNB nói riêng không
thể không nhắc đến Vương Hồng Sển. Với Tự vị tiếng Việt miền Nam (1993), tác
giả đã đề cập và giải thích về nguồn gốc và ý nghĩa của một bộ phận lớn địa danh
ở TNB. Đóng góp giá trị của cơng trình chính là những tư liệu về q trình diên
cách của địa danh hành chính được tác giả thu thập từ các văn bản cổ. Tuy nhiên,
một số nhận định, phân tích của tác giả theo hướng giải nghĩa từ nguyên.
Nguyễn Đình Đầu với Tổng kết nghiên cứu địa bạ Nam Kỳ lục tỉnh (1994),
Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam Kỳ lục tỉnh
(1999) đã nghiên cứu về các tỉnh Nam Bộ và những sự thay đổi về địa giới hành
chính. Trong đó đề cập đến nhiều địa danh của các tỉnh như BT, TV, VL... giai đoạn
Pháp thuộc. Nhờ đó, ta giúp hiểu thêm chế độ sở hữu ruộng đất nhà Nguyễn cũng
như một số địa danh Hán Việt ở Nam Bộ thời bấy giờ.
Văn hóa dân gian Nam Bộ - những phác thảo (1997) của Nguyễn Phương
Thảo khác hơn khi tập trung thống kê 38 địa danh ở Bến Tre được đặt theo mẫu cái


8

+ x ; Tương tự, Tìm hiểu ý nghĩa và nguồn gốc thành tố chung " Cái " trong địa
danh Nam Bộ (Lê Trung Hoa, 2011) đã thống kê ở Nam Bộ có hơn 160 địa danh
mang thành tố cái với hơn 150 địa danh là tên sông rạch. Điều này phản ánh khá rõ
đặc trưng sông nước của TNB.

Năm 1999, với Lược khảo nguồn gốc địa danh Nam Bộ, Bùi Đức Tịnh đã
trình bày các phương cách đặt tên, nguồn gốc cũng như những biến đổi liên quan tới
địa danh Nam Bộ. Cùng năm này, Việt Cúc – Sơn Nam cơng bố Gị Cơng cảnh cũ
người xưa. Qua cơng trình, Gị Cơng với nhiều địa danh gắn với những sự kiện lịch
sử đã được nghiên cứu giúp đem đến cái nhìn tồn diện hơn trong tìm hiểu địa danh
ở vùng đất này.
Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ và tiếng Việt văn học (2011) của Lê
Trung Hoa đề cập đến nguồn gốc và ý nghĩa của một số địa danh ở các tỉnh Nam
Bộ; thống kê địa danh và địa danh hành chính ở Nam Bộ vừa có những đặc điểm
mang tính quốc gia vừa có những đặc điểm mang tính địa phương để đưa ra những
kết luận như số địa danh thuần Việt chiếm tỷ lệ cao hơn tỉ lệ chung cả nước, có
nhiều địa danh dân tộc, địa danh bằng số chiếm tỷ lệ nhiều nhất nước...
Ngồi ra, cịn nhiều cơng trình đề cập đến nội dung nào đó liên quan đến địa
danh trên vùng đất Nam Bộ như Gị Cơng xưa và nay (1969), Lịch sử khai phá vùng
đất Nam Bộ (1987) do Huỳnh Lứa chủ biên, Định Tường (Mỹ Tho) xưa (2001) của
Huỳnh Minh. Sơn Nam với Đất Gia Định xưa (1997), Góp phần tìm hiểu vùng đất
Nam Bộ các thế kỷ XVII, XVIII, XIX (2000), Địa danh, di tích lịch sử, thắng cảnh trong
vùng người Việt gốc Miên (1969), Người Việt gốc Miên (1969) của Lê Hương, Đi tìm
bản sắc văn hóa Nam Bộ qua hệ thống định vị địa danh, ngôn ngữ của Lê Đình Bích
(2005), Từ điển địa danh Thành phố Sài Gịn – Hồ Chí Minh (2003), Tìm hiểu di tích,
địa danh xã Hội An (Chợ Mới) của Ơng Kim Khải (2010), Địa danh Cà Mau, Địa
danh Kiên Giang của Anh Động...hay các luận văn như Văn hóa qua địa danh Việt ở
tỉnh Đồng Nai (2008) của Võ Nữ Hạnh Trang.... Cùng với đó là nhiều bài viết rải rác
trên các báo, tạp chí giải thích về một số địa danh nào đó trên địa bàn các tỉnh Nam Bộ.
Những tài liệu này giúp người nghiên cứu có thêm cơ sở để triển khai luận án.


9

2.3. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến văn hóa qua địa danh ở

TNB
Chuyên sâu hơn, giai đoạn gần đây có khá nhiều luận văn, luận án nghiên
cứu văn hóa qua địa danh ở các tỉnh TNB. Nhờ đó, chúng tơi có nguồn tài liệu tham
khảo bổ ích, đáng tin cậy. Cụ thể:
Với mục đích khai thác khía cạnh văn hóa của tỉnh ĐT qua địa danh, luận
văn thạc sĩ Văn hóa học của Ngũn Thị Ngọc Bích Khía cạnh văn hóa của địa
danh ở tỉnh Đồng Tháp (2008) đã xây dựng cơ sở lý luận một cách hệ thống để tiếp
cận vấn đề. Đó là lý do trong chương 1 từ khái niệm, phân loại đến phương thức đặt
địa danh, mối quan hệ giữa văn hóa và địa danh lần lượt được tác giả làm rõ. Trên
cơ sở đó, chương 2 đi sâu khai thác văn hóa thể hiện qua địa danh ĐT dưới góc nhìn
khơng gian, thời gian và chủ thể, chương 3 nghiên cứu văn hóa dưới góc nhìn các
hoạt động (kinh tế, giao thơng, tơn giáo tín ngưỡng,....). Nhìn chung, luận văn thể
hiện sự nghiêm túc trong nghiên cứu văn hóa một địa phương cụ thể thơng qua địa
danh. Vì thế, đã đem lại cái nhìn tương đối hệ thống với địa danh của tỉnh ĐT.
Nguyễn Tấn Anh trong luận văn thạc sĩ Ngữ văn Những đặc điểm chính của
địa danh ở Vĩnh Long (2008) tìm hiểu địa danh VL dưới góc nhìn ngơn ngữ học so
sánh. Nhận diện đặc điểm về mặt cấu tạo, đặc điểm về mặt chuyển biến, đặc điểm
về nguồn gốc, ý nghĩa và giá trị phản ánh hiện thực là những nội dung chính mà
luận văn làm rõ. Khi tìm hiểu giá trị phản ánh hiện thực tác giả cũng dành một phần
để nghiên cứu giá trị phản ánh văn hóa của địa danh VL. Chỉ trong bốn trang nhưng
Nguyễn Tấn Anh (2008) đã khái quát được một số vấn đề liên quan đến văn hóa
qua địa danh, nhất là khẳng định:
Kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước cho thấy cùng một đối tượng
nhưng mỗi dân tộc lại có một cách gọi tên khác nhau là do ảnh hưởng của
yếu tố văn hóa. Người nghiên cứu thơng qua việc khảo sát cách “tuyển chọn”
các thuộc tính để đặt địa danh làm căn cứ để hiểu toàn bộ sự vật, hiện tượng
và khái niệm đó của một cộng đồng dân cư, một dân tộc và nhận biết văn hóa
của họ. (tr.148)



10

hay như “Các đặc điểm về giai tầng xã hội như giới tính, trình độ văn hóa, thành
phần xuất thân... ảnh hưởng rất lớn đến việc tuyển chọn những từ ngữ sẵn có trong
vốn từ chung tạo ra địa danh” (Nguyễn Tấn Anh, 2008, tr.150).
Tương tự Nguyễn Tấn Anh, từ góc nhìn ngơn ngữ, luận văn chun ngành
Ngữ văn Những đặc điểm của địa danh tỉnh Tiền Giang của Nguyễn Thị Kiều
Oanh (2011) chú trọng làm rõ đặc điểm địa danh TG thông qua phương thức cấu
tạo và chuyển biến của địa danh. Tác giả không quên đi sâu nghiên cứu giá trị
hiện thực của địa danh, trong đó nhấn mạnh giá trị phản ánh văn hóa qua nhiều
địa danh mang dấu ấn tôn giáo như rạch Chùa Thuộc, cầu Hai Chùa, cầu Rạch
Đình,... Nguyễn Thị Kiều Oanh (2011) khẳng định đặc trưng tiêu biểu ở TG:
Nhiều địa danh phản ánh khá rõ nét các sinh hoạt tôn giáo và đạo Phật là
tôn giáo lớn nhất ở Tiền Giang đã hoạt động lâu đời nên có nhiều cơng
trình xây dựng tơn giáo được chuyển hóa vào các vị trí các yếu tố của địa
danh chủ yếu mang yếu tố Phật giáo. (tr.99)
Nguyễn Thị Kim Phượng trong luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học Nghiên cứu địa danh ở
tỉnh Bến Tre (2009, Đại học Sư phạm TPHCM) tập trung nghiên cứu ba vấn đề chính
liên quan đến địa danh tỉnh Bến Tre là phương thức định danh, đặc điểm cấu tạo và
nguyên nhân biến đổi. Trong chương 3, khi tìm hiểu giá trị phản ánh hiện thực, đặc
điểm nguồn gốc và ý nghĩa của địa danh, tác giả dành một nội dung nghiên cứu địa
danh phản ánh văn hóa ở BT (tâm lý, tín ngưỡng tơn giáo, du lịch, vui chơi giải trí, sinh
hoạt...). Qua đó, Ngũn Thị Kim Phượng (2009) khẳng định:
Đại đa số cư dân Nam Bộ và tỉnh Bến Tre có nguồn gốc từ miền Thuận-Quảng.
Trên con đường di dân, những lưu dân Việt đã tiếp thu những tập tục tín
ngưỡng của các cư dân bản địa khác. Văn hóa Bến Tre là sự tổng hợp của nhiều
nền văn hóa của các tộc người khác. Và điều này cũng tạo nên sự đa dạng về
văn hóa được phản ánh trong địa danh. (tr.111)
Nguyễn Văn Diệp trong luận văn thạc sĩ chun ngành Văn hóa học Khía cạnh văn
hóa của địa danh ở tỉnh Tiền Giang (2010) chú trọng các khía cạnh lịch sử, địa lý,

kinh tế, xã hội ở vùng đất TG... làm nền tảng để tìm hiểu văn hóa thể hiện qua địa


11

danh. Dựa trên những tiền đề lý luận, kết quả thu thập và phân loại địa danh, tác giả
nghiên cứu văn hóa thể hiện qua địa danh TG dưới góc nhìn khơng gian, thời gian,
chủ thể văn hóa, các hoạt động. Ở mỗi góc nhìn, Ngũn Văn Diệp (2010) giới
thiệu và phân tích địa danh TG bằng nhiều dẫn chứng thuyết phục bởi theo tác giả:
Nghiên cứu địa danh là một trong nhiều con đường khác nhau để tiếp cận,
khám phá những diễn trình lịch sử, văn hóa của một vùng đất...là một trong
những chứng cứ quan trọng để tìm hiểu quá trình hình thành của một bộ tộc,
một dân tộc ở các mặt địa lý, tổ chức xã hội qua các thời kỳ. (tr.6)
Chính những cứ liệu tác giả đưa ra đã góp thêm nhiều ý tưởng để việc thực hiện đề
tài được toàn diện hơn.
Với luận văn thạc sĩ Ngơn ngữ học Những đặc điểm chính của địa danh An
Giang (2011), Nguyễn Thị Thái Trân đã nghiên cứu phương thức định danh và cấu
tạo địa danh, chỉ ra nguồn gốc một số địa danh và giá trị phản ánh hiện thực của địa
danh An Giang. Trong phần này, tác giả làm rõ bốn giá trị về mặt lịch sử, tự nhiên,
văn hố và ngơn ngữ. Dù khơng nhiều nhưng cũng đủ để chúng tôi nhận diện mối
quan hệ hữu cơ giữa địa danh học với các lĩnh vực khác thuộc chuyên ngành ngôn
ngữ học và các lĩnh vực cận ngành, trong đó có văn hóa học.
Lý Thị Minh Ngọc khi thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa học
Văn hóa qua địa danh ở tỉnh Trà Vinh (2012) đã tập trung vào cơ sở lý luận (địa
danh, các loại địa danh, mối quan hệ văn hóa và địa danh) và cơ sở thực tiễn (không
gian văn hóa, thời gian văn hóa, chủ thể văn hóa) để triển khai luận văn. Hai
chương 2 và 3 làm rõ giá trị văn hóa vật chất (lịch sử, địa lý, giao thơng), văn hóa
tinh thần (tâm lý, ngơn ngữ và văn học, tín ngưỡng tơn giáo, hoạt động giáo dục và
vui chơi giải trí, hoạt động quân sự) của tỉnh TV từ góc nhìn địa danh, Lý Thị Minh
Ngọc (2012) :

Nếu phân tích tất cả các địa danh của tỉnh Trà Vinh, ta sẽ thấy rõ sự hiện
hữu, giao thoa của nền văn hoá Kinh và các nền văn hoá của các dân tộc
thiểu số khác một cách đầy đủ, phong phú và đa dạng. (tr.51)
Quả thật, luận văn cung cấp nhiều cứ liệu thú vị nhưng do chỉ tìm hiểu về địa danh


12

ở TV nên cơng trình chưa tạo được tính hệ thống và cái nhìn tồn diện với văn hóa
qua địa danh ở vùng TNB.
Trong luận án tiến sĩ Văn hóa dân gian Địa danh tỉnh Vĩnh Long qua góc
nhìn văn hóa dân gian (2017), Ngơ Thị Thanh lựa chọn tìm hiểu sự hình thành và
biến đổi địa danh tỉnh VL trong khơng gian và thời gian văn hóa làm nội dung trọng
tâm để lý giải đặc trưng địa danh từ văn hóa dân gian trên địa bàn. Vì lý do đó mà
chương 2 tác giả hướng đến nghiên cứu “Chủ thể và q trình giao lưu văn hóa chi
phối nguồn gốc hình thành địa danh VL”, chương 3 làm rõ “Địa danh VL hình
thành và biến đổi trong khơng gian và thời gian văn hóa”, chương 4 tập trung “Nhận
xét kết quả nghiên cứu địa danh tỉnh VL qua góc nhìn văn hóa dân gian”. Qua 4
chương luận án, Ngơ Thị Thanh cho thấy nét khác biệt hơn so với các cơng trình
trước ở chỗ thu hẹp nghiên cứu địa danh từ hướng nghiên cứu văn hóa dân gian.
Chính vì thế mà cơng trình đem lại những kiến giải có ý nghĩa để chúng tôi tham
khảo và làm cơ sở triển khai các vấn đề liên quan đề tài, nhất là địa danh trong
khơng gian văn hóa VL bởi “Hầu như khơng gian văn hóa sơng nước của phù sa chi
phối các địa danh tự nhiên...Song song đó, đi kèm với đặc điểm về địa hình là tình
hình đất đai thổ nhưỡng” (Ngơ Thị Thanh, 2017, tr.173).
Có thể thấy rằng, TNB nói riêng đã thu hút sự quan tâm tìm hiểu của nhiều
nhà nghiên cứu. Từ góc nhìn địa danh, nhiều cơng trình đã có đóng góp khơng nhỏ
và là những tài liệu tham khảo hữu ích khi nghiên cứu văn hóa qua địa danh ở vùng
đất này, nhất là những cơng trình ghi chép, tập hợp, hệ thống các địa danh theo từng
địa phương cụ thể như BT, TG, AG, VL...

2.4. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
Thông qua việc hệ thống các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài,
chúng tơi rút ra một số nhận định sau:
Nhóm Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến địa danh ở Việt Nam đem lại
cái nhìn tổng quan về quá trình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam. Trước thế kỷ XX,
địa danh đã được quan tâm, giải thích nguồn gốc nhưng các nội dung đó cũng chỉ
“Được xem như là phần phụ của cơng trình, chứ chưa quan tâm đến vấn đề một


13

cách đúng mức” (Lê Trung Hoa, 2006, tr.22) bởi mục tiêu chính vẫn là đề cập đến
phong thổ, đặc trưng phong tục của mỗi địa phương được tìm hiểu. Những cơng
trình từ sau năm 1960 có sự chú trọng nhiều hơn đến địa danh, khơng chỉ tập trung
giải thích địa danh mà bước đầu xác lập cơ sở lý luận để nghiên cứu địa danh một
cách khoa học, nhất là những cơng trình xuất hiện thập niên cuối thế kỷ XX.
Nhóm Cơng trình nghiên cứu liên quan đến địa danh Nam Bộ nói chung và
TNB nói riêng cho thấy nghiên cứu địa danh đã thực sự được quan tâm. Từ những
cơng trình địa chí, địa lý đến những nghiên cứu cụ thể tìm hiểu, lý giải nguồn gốc,
phân loại....đều cho thấy địa danh khơng cịn là một mảng được quan tâm khi
nghiên cứu các lĩnh vực khác mà địa danh đã có một vị trí xứng đáng trong nghiên
cứu. Đóng góp lớn nhất của các cơng trình này là cung cấp những tiền đề lý luận
quan trọng trong nghiên cứu địa danh ở Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng.
Nhóm Cơng trình nghiên cứu liên quan đến văn hóa qua địa danh ở TNB
cung cấp cái nhìn chi tiết hơn, có nhiều cơng trình liên quan trực tiếp đến đề tài khi
đi sâu vào lĩnh vực đề tài chú trọng là văn hóa qua địa danh. Tuy nhiên, những cơng
trình chun sâu dù được các tác giả miêu tả đầy đủ và trình tự rõ ràng cũng rơi vào
hai hạn chế: Một là, văn hóa qua địa danh TNB chỉ được xem như một nội dung
nhỏ khi quan tâm đến địa danh ở góc độ nghiên cứu khác (cụ thể là ngôn ngữ); hai
là, mục tiêu nghiên cứu của các cơng trình chính là văn hóa qua địa danh nên từ cơ

sở lý luận đến nội dung nghiên cứu đều rất thiết thực, có ý nghĩa nhưng chỉ tập
trung vào một tỉnh cụ thể như BT, CT, TG, VL,... Do đó, chưa đem lại cái nhìn khái
qt và hệ thống nhằm phản ánh văn hóa qua địa danh ở vùng đất TNB.
Ba nhóm cơng trình nêu trên đều có ý nghĩa tham khảo quan trọng ở hai khía
cạnh lý luận và thực tiễn. Với nhóm đầu tiên, trên cơ sở hiểu biết chung về nghiên
cứu địa danh ở Việt Nam cùng cơ sở lý luận đã được các nhà nghiên cứu đi trước
xác lập, chúng tơi có “điểm tựa” để triển khai luận án để những lý giải dưới góc độ
văn hóa sẽ có tính khoa học hơn. Đối với những địa danh khơng cịn tồn tại ở TNB,
những tài liệu đi trước cũng là một kênh quan trọng giúp chúng tôi so sánh, đối
chiếu và làm rõ những đặc trưng văn hóa qua địa danh. Với nhóm thứ hai và thứ ba,


14

các cơng trình giúp người nghiên cứu có nguồn tài liệu tham khảo quan trọng và giá
trị phục vụ đề tài. Đồng thời, những cơng trình đó cung cấp nền tảng cơ sở lý luận
cũng như cơ sở thực tiễn cho luận án.
Nhìn chung, góc độ tiếp cận và quy mơ, mục đích của các cơng trình khoa
học khác nhau nên cịn nhiều “khoảng trống” liên quan đến văn hóa qua địa danh
TNB. Khoảng trống lớn nhất đến nay chính là chưa có cơng trình riêng biệt như
sách chun khảo, luận án về văn hóa qua địa danh TNB. Do đó, tác giả luận án
mong muốn được tiếp bước những nhà nghiên cứu đi trước bổ sung dưới phương
diện văn hóa học vấn đề này với hi vọng có thể đem đến góc nhìn tồn diện, hệ
thống nhất.
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện luận án, chúng tôi hướng đến làm rõ các vấn đề sau:
- Hệ thống các cơng trình nghiên cứu đi trước để có một cái nhìn khái quát
nhưng cụ thể đối với vấn đề nghiên cứu để có phương pháp triển khai đề tài
phù hợp.
- Khảo sát phương thức định danh của các chủ thể văn hóa và ngơn ngữ khác

nhau từng có mặt tại TNB để tìm hiểu thêm đặc trưng văn hóa dân tộc thể hiện qua
địa danh. Đồng thời, bước đầu nêu ra vấn đề nguồn gốc cũng như các lớp địa danh
từng hình thành, chồng lên nhau theo tiến trình lịch sử, chủ yếu ở giai đoạn cận hiện đại.
- Xác lập cơ sở lý luận (khái niệm, phân loại, mối quan hệ văn hóa địa danh...)
và cơ sở thực tiễn (đặc trưng vùng đất, con người, kết quả thu thập và phân loại địa
danh) làm cơ sở triển khai các nội dung nghiên cứu liên quan.
- Nhận diện và lý giải các đặc trưng tự nhiên ở vùng đất TNB qua địa danh
một cách hệ thống.
- Làm rõ các đặc trưng văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của TNB qua địa
danh. Qua đó, lý giải mối liên hệ giữa địa danh với đặc trưng văn hóa trên vùng đất.
- Hệ thống các nội dung nghiên cứu để chỉ ra quy luật tạo lập địa danh từ góc
nhìn văn hóa. Với những địa danh có sự biến đổi, người nghiên cứu sẽ tìm hiểu


×