Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

tiểu luận: Địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc dưới góc nhìn văn hóa ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.54 KB, 24 trang )





Tiểu luận

ĐỀ TÀI:
Địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc
dưới góc nhìn văn hóa









Địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc dưới góc nhìn
văn hóa

Cao Thị Nhật Diễm

Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển
Luận văn Thạc sĩ ngành: Việt Nam học; Mã số: 60 31 60
Người hướng dẫn: GS. TS. Trần Trí Dõi
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Trình bày cơ sở nhận thức về địa danh, những cách hiều, quan niệm về địa
danh. Khái quát về vùng ngã ba Bạch Hạc và những tên gọi có liên quan trong lịch sử.
Nêu đặc điểm về cách đặt tên của vùng đất này trong quá trình phát triển. Nêu khái


niệm về truyền thuyết và cách thức giải mã truyền thuyết, từ đó tìm hiểu địa danh
thông qua việc giải mã các truyền thuyết có liên quan đến các địa danh. Tìm hiểu về
truyền thuyết gắn với những địa danh trên vùng ngã ba Bạch Hạc, để thấy được phần
lớn những địa danh, những truyền thuyết đều gắn với thời các vua Hùng, đồng thời
phản ánh đầy đủ các mặt văn hóa và tinh thần của cư dân Văn Lang xưa. Qua những
truyền thuyết này không phải chỉ là hư cấu bởi nó một phần phản ánh cuộc sống, phản
ánh lịch sử, phản ánh những tâm tư, tình cảm của người dân. Bên cạnh đó những
chứng cứ khảo cổ học, có thể chứng minh được rằng có tồn tại thời đại Hùng Vương
trong lịch sử. Tìm hiểu địa danh thông qua các di tích khảo cổ học, di tích kiến trúc –
tôn giáo, địa danh gắn với lễ hội và địa danh liên quan đến văn hóa ẩm thực. Qua đó,
nhìn đầy đủ và toàn diện về lịch sử và văn hóa của vùng ngã ba Bạch Hạc. Đây không
chỉ là mảnh đất mang trong mình chiều dài 4000 năm lịch sử, bắt đầu từ thời Hùng
Vương dựng nước mà còn chứa đựng chiều sâu văn hóa. Bao trùm toàn bộ văn hóa
vùng ngã ba Bạch Hạc là văn hóa thời Hùng Vương, văn hóa gắn liền với 18 đời họ
Hùng. Địa danh di chỉ khảo cổ, địa danh di tích kiến trúc tôn giáo, địa danh lễ hội và
địa danh ẩm thực minh chứng rằng thời đại Hùng Vương không chỉ tồn tại trong
truyền thuyết mà còn tồn tại trong hiện thực, trong lịch sử qua những chứng cứ hùng
hồn và thuyết phục.

Keywords: Việt Nam học; Địa danh; Bạch Hạc; Văn hóa

Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu địa danh là một lĩnh vực rất quan trọng và cần thiết trong nghiên cứu văn
hóa và nghiên cứu khu vực. Bởi vì địa danh là một dạng thức ngôn ngữ, về bản chất, bao giờ
cũng có những mối quan hệ gắn bó, những ảnh hưởng hay tác động qua lại với văn hoá, lịch
sử, địa lý, dân cư nơi nó tồn tại. Nghiên cứu địa danh trong những mối quan hệ với các mặt có
liên quan đó, đặc biệt nghiên cứu địa danh trong mối quan hệ với văn hoá hiện đang là một


2
trong những công việc được quan tâm hiện nay. Và đó chính là lý do vì sao chúng tôi nghiên
cứu địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc nhằm góp phần tìm hiểu những giá trị văn hoá của vùng
đất lịch sử này.
Cha ông ta đã có câu: “chim có tổ, người có tông”. Vùng ngã ba Bạch Hạc chính là
vùng đất thiêng, vùng đất cội nguồn của cộng đồng người Việt. Tìm hiểu về vùng đất “ngã ba
sông” không còn là nhu cầu riêng của người dân nơi đây mà là nhu cầu chung của mọi người
dân Việt Nam. Chúng tôi chọn đề tài này cũng là muốn giới thiệu những giá trị văn hoá đặc
sắc qua mỗi địa danh trên vùng ngã ba Bạch Hạc.
Hơn nữa, vùng đất “ngã ba sông” được coi là cái nôi văn hoá, là cội nguồn của dân tộc
Việt Nam. Nơi đây gắn với những truyền thuyết cha Rồng mẹ Tiên, gắn với bình minh lịch sử
thời các Vua Hùng dựng nước. Bởi vậy, địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc đã thu hút được sự
quan tâm của không chỉ nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá nói chung mà của cả các nhà
Việt Nam học nói riêng. Chúng tôi chọn đề tài: “Địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc dưới góc
nhìn văn hoá” cũng là để phục vụ cho chuyên ngành Việt Nam học mà mình theo đuổi. Tìm
hiểu về địa danh này, chúng tôi không chỉ có được cái nhìn sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về lịch
sử, văn hoá vùng đất Tổ mà còn có được cái nhìn toàn diện hơn, đa dạng hơn về dân tộc Việt
từ buổi bình minh dựng nước.
Trong mỗi chúng ta ai cũng có một miền quê để thương, để nhớ. Đó là nơi ta đã sinh
ra và lớn lên, nơi nuôi dưỡng tâm hồn ta, nơi chứa đựng bao ký ức tuổi thơ trong sáng. Tôi
gắn bó với từng căn nhà, từng góc phố, từng hàng cây và những con người nơi vùng đất “ngã
ba sông”. Càng xa quê hương, tôi càng thấm thía hai câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn”
Chính bởi sự gắn bó tự nhiên máu thịt với nơi “chôn rau cắt rốn” mà tôi chọn vùng ngã ba
Bạch Hạc cho luận văn của mình. Vì thế, viết về ngã ba Hạc cũng chính là viết về một phần của
tâm hồn tôi, nó chứa đựng trong đó những tình cảm của tôi với mảnh đất này.
2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
Mục đích : tìm hiểu những giá trị văn hoá ẩn sau mỗi địa danh trên vùng đất Bạch
Hạc.

Phạm vi nghiên cứu: dựa vào tư liệu điền dã và những sách vở mà chúng tôi thu thập
được về địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc.
Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi chỉ xin tìm hiểu những giá trị văn hoá ẩn sau một
số địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc chứ không có tham vọng bao quát một cách toàn diện mọi
giá trị văn hoá vùng Đất Tổ.

3
3. Phương pháp nghiên cứu
Nguồn tư liệu.
Để có thể dựng lại bức tranh văn hóa cơ bản nhất về hệ thống địa danh hiện đang tồn
tại trên vùng ngã ba Bạch Hạc, chúng tôi đã cố gắng sưu tầm, tập hợp ở mức độ cao nhất. Các
cứ liệu địa danh được chúng tôi thu thập được từ các nguồn :
- Tư liệu điền dã thực tế.
- Các tài liệu gồm: Địa chí tỉnh Phú Thọ, Lịch sử Đảng bộ thành phố Việt Trì, bản đồ,
các bài viết…có liên quan đến vùng ngã ba Bạch Hạc.
Xử lý tư liệu :
- Thống kê, sắp xếp và phân loại theo chủ đề
- Tìm hiểu những yếu tố liên quan đến nội dung địa danh trong dân gian như truyền
thuyết hay lịch sử tên gọi, những lễ hội gắn với địa danh v.v
Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp chính được thực hiện trong luận văn là miêu tả nội dung của địa danh
trên cơ sở vận dụng tri thức của nhiều ngành như văn hoá, lịch sử, ngôn ngữ, địa lý v.v. Đồng
thời, để lý giải những nội dung khác nhau ấy được tích hợp trong từng địa danh, chúng tôi
dùng thủ pháp phân tích, thống kê, tổng hợp. Như vậy, có thể nói phương pháp làm việc trong
luận văn là phương pháp có tính liên ngành hay đa ngành.
- Ngoài ra, khi thực hiện luận văn, chúng tôi có vận dụng lý thuyết văn hoá để chỉ ra
đặc trưng văn hoá của vùng.
- Chúng tôi cũng sử dụng phương pháp điền dã để thu thập tư liệu.
Trong quá trình nghiên cứu, không phải bao giờ các phương pháp trên cũng được
chúng tôi sử dụng tách bạch mà có sự kết hợp, vận dụng một cách tổng hợp để rút ra những

kết luận cuối cùng.
4. Đóng góp của luận văn
Thông qua việc thống kê, tổng hợp và phân tích các địa danh ẩn chứa giá trị văn hóa,
luận văn đã nêu bật bức tranh văn hóa của vùng ngã ba Bạch Hạc.
Trên cơ sở nêu bật bức tranh văn hóa của vùng ngã ba Bạch Hạc, luận văn góp phần
mang đến cho người đọc cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về vùng đất Tổ.
Nghiên cứu địa danh trên vùng ngã ba Hạc, luận văn cho thấy sự vận động và phát
triển của thành phố Việt Trì trong suốt chiều dài lịch sử.
Gía trị của việc nghiên cứu địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc còn cho ta thấy được đời
sống của các cư dân Văn Lang xưa và sự ngưỡng vọng của con cháu đời sau về một thời đại
Vùng Vương trong lịch sử.

4
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Thư mục tham khảo và phần Phụ lục gồm “Tên
đường phố Việt Trì” và “Một số hình ảnh về vùng ngã ba Bạch Hạc”, luận văn của chúng tôi
sẽ được triển khai trên ba chương
Chương 1. Vấn đề địa danh và địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc
Chương 2. Bạch Hạc – Địa danh của những truyền thuyết
Chương 3. Bạch Hạc : Bức tranh lịch sử - văn hóa qua địa danh
















NỘI DUNG LUẬN VĂN
Chương 1
VẤN ĐỀ ĐỊA DANH VÀ ĐỊA DANH VÙNG NGÃ BA BẠCH HẠC
1.1 Cơ sở nhận thức về địa danh
Thuật ngữ địa danh nguyên thủy, trong tiếng Hy Lạp có cấu tạo gồm hai bộ phận:
topos (địa điểm) và anyma (tên gọi chung nhất với ý nghĩa là “ tên gọi địa lý”).
Ở Việt Nam, theo triết tự Hán - Việt, thuật ngữ địa danh có nghĩa là “tên đất”. Tuy
nhiên, hiện nay có rất nhiều cách hiểu về địa danh. Tác giả Đào Duy Anh cho rằng: “ Địa
danh là tên gọi các miền đất” [2; 220]. Còn trong Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên
lại giải thích địa danh là “ tên đất, tên địa phương” [38; 34]. Nguyễn Văn Âu cho rằng: “ Địa
danh là tên đất, gồm tên sông, núi, làng mạc, hay là tên địa phương, làng mạc” [3; 18].

5
Với cách tiếp cận địa danh theo góc nhìn ngôn ngữ học, Nguyễn Kiên Trường quan
niệm: “ Địa danh là tên riêng chỉ các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định
trên bề mặt Trái đất” [54; 16]. Còn Lê Trung Hoa đưa ra cách hiểu: “ Địa danh là những từ
ngữ cố định được dùng làm tên riêng của các địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chính, các
vùng lãnh thổ ( không có ranh giới rõ ràng) và các công trình xây dựng thiên về không gian
hai chiều” [19; 21].
Còn tác giả Từ Thu Mai lại đồng ý với cách hiểu của Superanskaja: “ Địa danh là
những từ ngữ chỉ tên riêng của các đối tượng địa lý có vị trí xác định trên bề mặt Trái đất”
[28; 21] .
Nhìn chung, với những quan niệm khác nhau đó có một số sự khác biệt nhất định
trong các quan niệm trên chủ yếu xuất phát từ phương diện, góc nhìn không giống nhau.
Nhưng qua đó cũng có thể hiểu một cách chung nhất về địa danh như sau: Địa danh là những

từ, cụm từ dùng để gọi tên các đối tượng, không gian địa lý, các địa hình, địa vật; có tác dụng
khu biệt, định vị những đối tượng, không gian địa lý, các địa hình, địa vật này với các đối
tượng, không gian địa lý, các địa hình, địa vật khác. Không có các địa danh tức là chúng ta đã
mất đi những khung định vị, những quy chiếu không gian quan trọng trong môi trường sinh
tồn của chúng ta.
Các nhà nghiên cứu địa danh học đều nhất trí cho rằng dịa danh chính là những vật
chứng đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu về dân tộc, lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ. Dĩ
nhiên, không phải biến cố lịch sử, dân tộc, văn hóa nào cũng được địa danh ghi lại, cũng được
phản ánh trong địa danh. Nhưng địa danh chính là những “di chỉ khảo cổ học” không nằm
trong lòng đất, hiện hữu với tư cách là những bằng chứng, hiện tượng đồng đại nhưng lại
mang chứa nhiều thành tố thuộc về lịch đại. Đó chính là cơ sở, là xuất phát điểm để chúng tôi
thông qua mô tả nội dung địa danh trong mối liên hệ với nhận thức của cộng đồng để nhận
diện nội dung văn hóa lịch sử của địa danh.
1.2 Khái quát về địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc
1.2.1 Khái niệm “vùng văn hóa”
Hiện có khá nhiều quan niệm về vùng văn hoá, trong đó quan niệm của Trần Quốc
Vượng đảm bảo được tính ngắn gọn của một định nghĩa, thể hiện rõ quan điểm tiếp cận, đồng
thời nêu bật được đặc trưng cơ bản của một vùng văn hoá: “Một vùng văn hóa là một tổng thể
- hệ thống một không gian văn hóa (cutural space) với một cấu trúc - hệ thống (structure-
system) bao gồm các hệ dưới - hay tiểu hệ (sub- system) theo lối tiếp cận hệ thống (system-
analysis)” [58, 401].

6
Bên cạnh khái niệm vùng văn hóa của Trần Quốc Vượng, người viết còn muốn đề cập
đến khái niệm vùng thể loại văn hóa của Ngô Đức Thịnh như một định hướng để tìm hiếu
vùng ngã ba Bạch Hạc. Theo Ngô Đức Thịnh, vùng thể loại văn hóa là một không gian địa lý
nhất định, mà ở đó từng thể loại văn hóa (truyền thuyết, sử thi, dân ca, sân khấu, âm nhạc,
ẩm thực, kiến trúc….) biểu hiện tính tương đồng, thống nhất thông qua nội dung, kết cấu, các
sắc thái biểu hiện, phương thức lưu truyền. [46; 76]
Như vậy, trong luận văn, chúng tôi chấp nhận và sử dụng khái niệm “vùng văn hóa” của

Trần Quốc Vượng và “vùng thể loại văn hóa” của Ngô Đức Thịnh để nhận diện vùng văn hóa
ngã ba Bạch Hạc sau khi mô tả nội dung của một số địa danh thuộc “không gian địa danh
Bạch Hạc” 1.2.2 Vùng ngã ba Bạch Hạc
1.2.2.1 Tiểu vùng văn hóa đất Tổ
Căn cứ trên các sắc thái văn hóa địa phương, Ngô Đức Thịnh đã phân chia vùng đồng
bằng Bắc Bộ thành các tiểu vùng văn hóa và các đa dạng văn hóa mang tính chuyển tiếp. Tiểu
vùng văn hóa đất Tổ nằm trong vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ. Tiểu vùng văn hóa này nằm
gọn trong địa giới tỉnh Phú Thọ và một phần của Sơn Tây cũ, gần trùng với xứ Đoài như quan
niệm dân gian. Thời các vua Hùng, vùng đất này là phần chính của bộ Văn Lang, trung tâm
của 15 bộ thời vua Hùng, nơi hợp lưu của sông Đà, sông Lô với sông Thao để tạo ra dòng
chảy sông Hồng. Thời hậu Lê và đầu thời Nguyễn, vùng đất này thuộc trấn Sơn Tây, là một
trong “tứ trấn nội kinh”.
1.2.2.2 Vùng ngã ba Bạch Hạc
Theo như bài viết của Ngô Đức Thịnh thì vùng ngã ba Bạch Hạc thuộc tiểu vùng văn
hóa đất Tổ. Ngã ba Bạch Hạc nằm trong địa giới thành phố Việt Trì ngày nay.
Vùng ngã ba Bạch Hạc và thành phố Việt Trì có nhiều điểm tương đồng, thống nhất
trong một không gian văn hóa đất Tổ. Để tiện cho việc nghiên cứu và thống kê, người viết xin
xác định vùng ngã ba Bạch Hạc là không gian văn hóa từ núi Nghĩa Lĩnh (Đền Hùng) đến hết
cầu Việt Trì (trùng với địa giới hành chính thành phố Việt Trì). Trong “Truyền thuyết Hùng
Vương”, Nguyễn Khắc Xương cũng đã xác định : “Vua Hùng chọn đất Phong Châu làm kinh
đô của nước Văn Lang, từ ngã ba sông Bạch Hạc về tới núi Nghĩa Lĩnh” [60;26].
1.2.3 Phong Châu – Bạch Hạc – Việt Trì
Theo cách nhìn địa văn hóa của Trần Quốc Vượng và nhiều học giả khác, không gian
Việt Trì (hiện nay) và Phong Châu (xưa) chính là vùng ngã ba Bạch Hạc. Chính ngã ba này là
thực thể tự nhiên thể hiện “vùng văn hóa” Phong Châu – Bạch Hạc – Việt Trì. Nói một cách
khác, vùng ngã ba Bạch Hạc chính là hiện thân tự nhiên của “vùng văn hóa đất Tổ”.

7
1.2.4 Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên và dân cư vùng ngã ba Bạch Hạc
Vị trí địa lý cùng những điều kiện tự nhiên của vùng ngã ba Hạc là tiền đề ảnh hưởng

đến sự hình thành kinh đô Văn Lang trong quá khứ và sự ra đời của thành phố Việt Trì –
trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội ngày nay của tỉnh Phú Thọ. Từ mảnh đất có bề dày
truyền thống lịch sử này, chúng tôi tìm hiểu những giá trị văn hóa ẩn sau vùng đất kinh đô
xưa.
1.2.5 Đặc điểm về cách đặt tên của vùng ngã ba Bạch Hạc trong quá trình phát triển
Việt Trì – Bạch Hạc hiện nay có 13 phường và 9 xã với những địa danh như sau:



STT
Tên phường - xã
Tên khu phố, xóm


1


Phường Bạch Hạc
Phong Châu
Bạch Hạc
Đoàn Kết
Mộ Thượng
Mộ Hạ
Lang Đài


2


Phường Bến Gót

Hồng Hà 1
Hồng Hà 2
Hòa Bình 1
Hòa Bình 2
Kiến Thiết
Việt Hưng




3




Phường Thanh Miếu
Khu 1: Việt Thắng
Khu 2: Việt Thắng
Khu 3: Việt Thắng
Khu 4: Thanh Hà
Khu 5: Thanh Hà
Khu 6: Thanh Hà
Khu 7: Thanh Hà
Khu 8: Thanh Bình
Khu 9: Thanh Bình

8
Khu 10: Tràng Nam
Khu 11: Đồi Cam
Khu 12: Đồi Cam

Khu 13: Việt Yên


4


Phường Thọ Sơn
Đoàn Kết
Thành Công
Hai Bà Trưng
Long Châu Sa
Sông Thao
Gát






5






Phường Tiên Cát
Thọ Mai
Mai Sơn 1
Mai Sơn 2

Sông Thao
Minh Hà
Tiên Sơn
Gát
Hồng Hà
Anh Dũng
Đoàn Kết
Tiên Phú
Thành Công
Thi Đua
Tiền Phong
Âu Cơ
6
Phường Gia Cẩm
Có 21 khu, không có tên, đánh theo thứ
tự 1-12


7


Phường Tân Dân
Tân Tiến
Tân Việt
Tân An
Tân Phú
Tân Thành


Khu 1


9

8

Phường Dữu Lâu
Khu 2
Khu 3
Hương Trầm
Dữu Lâu
Quế Trạo
Bảo Đà
9
Phường Nông Trang
Có 12 khu, thứ tự từ 1-12
10
Phường Vân Cơ
Có 6 khu, thứ tự từ 1-6
11
Xã Sông Lô
Có 8 khu , thứ tự từ 1-8






12







Xã Trưng Vương
Xóm Gạo
Xóm Mới
Xóm Bình Hải
Xóm Quế
Xóm Đình
Xóm Sải
Xóm Nội
Xóm Mộ
Xóm Vòng
Xóm Thọ
Xóm Mai
Xóm Đỉnh
Xóm Thịnh
Xóm Làng Đồi

13

Xã Phượng Lâu
Thôn Phượng Lâu
Thôn Phượng An
Thôn An Thái
14
Phường Vân Phú
Có 8 khu, theo thứ tự 1-8




15



Xã Thụy Vân
Thôn Vĩnh Phú
Thôn Nỗ Lực
Thôn Phú Hậu
Thôn Cẩm Đội
Xóm Ngoại
Xóm Nội

10
Xóm Phú Thịnh


16


Phường Minh Nông
Minh Bột
Thông Đậu
Hồng Hải
Minh Tân
Hòa Phong




17



Phường Minh Phương
Tân Phương
Liên Phương
Trung Phương
Hợp Phương
Văn Cơ
Cao Đại
Liên Minh
18
Xã Hùng Lô
Không có tên, đánh thứ tự từ 1-10
19
Xã Hy Cương
Đánh số từ 1-8
20
Xã Thanh Đình
Đánh số từ 1-14
21
Xã Chu Hóa

22
Xã Kim Đức

Những tên phường, tên xã, tên phố, tên xóm ở Bạch Hạc - Việt Trì mang dấu ấn cả
một quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Mặt khác, các địa danh ở vùng đất này còn phản
ánh quá trình phát triển của thành phố Việt Trì: từ thôn Việt Trì đến thị trấn, thị xã Việt Trì và

ngày nay là thành phố Việt Trì. Địa danh ở vùng ngã ba Bạch Hạc phản ánh quá trình đô thị
hóa của thành phố Việt Trì.
Địa danh ở vùng ngã ba Bạch Hạc phản ánh quá trình phát triển của thành phố Việt
Trì. Thông qua địa danh, những giá trị văn hóa truyền thống được bảo lưu. Những địa danh
mới gắn với những thay đổi của lịch sử - xã hội, từ đó góp phần hình thành những giá trị văn
hóa mới.
1.3 Tiểu kết:
Với những điều kiện tự nhiên và dân cư thuận lợi, vùng ngã ba Bạch Hạc (Phong
Châu – Việt Trì) xứng đáng được chọn làm đất đóng đô của các vua Hùng trong lịch sử.
Những mô tả về điều kiện tự nhiên xã hội về vùng đất này của chúng tôi cho thấy, các nhận
định của giới nghiên cứu lịch sử - văn hóa là có cơ sở.

11
Địa danh Việt Nam nói chung và địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc nói riêng rất phong
phú, đa dạng song cũng rất phức tạp. Chúng tôi không tiến hành thống kê tất cả các loại địa
danh trên địa bàn vùng ngã ba Bạch Hạc mà chỉ thống kê tên các phường – xã, những địa
danh gắn bó chặt chẽ với quá trình hình thành, phát triển của vùng đất để có một cái nhìn sơ
bộ về lịch sử phát triển của vùng đất. Bởi vì, nhiệm vụ của luận văn này là “ Địa danh vùng
ngã ba Bạch Hạc dưới góc nhìn văn hóa” nên chúng tôi không dành ưu tiên nghiên cứu
phương diện cấu tạo ngôn ngữ của địa danh. Nhiệm vụ của chúng tôi, như đã nói ở trên, là sẽ
chọn những địa danh liên quan đến nội dung văn hóa của vùng đất để mô tả. Và đó sẽ là nội
dung của những chương tiếp theo.
Như đã nói ở trên, địa danh luôn chịu sự chế định của văn hóa, lịch sử, địa lý và dân
cư. Trong quá trình nghiên cứu địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc, chúng tôi lưu tâm đặc biệt
đến việc tìm hiểu địa danh này dưới góc nhìn văn hóa thông qua những nội dung mà địa danh
“được” chế định.
Chương 2
BẠCH HẠC - ĐỊA DANH CỦA NHỮNG TRUYỀN THUYẾT
2.1 Truyền thuyết và cách thức giải mã truyền thuyết
Có rất nhiều quan niệm về truyền thuyết. Chúng tôi mượn ý kiến rất xác đáng của nhà

văn hóa lớn của Việt Nam, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, về truyền thuyết để làm định nghĩa
:
“Những truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thật lịch sử, mà nhân dân
qua nhiều thế hệ đã lý tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ và
mộng, chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuât dân gian làm nên những tác phẩm
văn hóa mà đời đời con cháu còn ưa thích.” (Phạm Văn Đồng, Nhân ngày Giỗ Tổ vua Hùng,
Báo Nhân Dân , Số 549, ngày 29/4/1969) [ 24; 37].
Trước hết, theo cách định nghĩa này, ta có thể thấy truyền thuyết và lịch sử có mối
quan hệ gắn bó khá chặt chẽ với nhau. Chính bởi lẽ đó nên một số nhà nghiên cứu đã coi
truyền thuyết là dã sử - một bộ phận của lịch sử thời sơ sử, lịch sử không chính thức và là lịch
sử truyền miệng.
Giáo sư Phạm Đức Dương đã từng đưa ra phương pháp giải mã huyền thoại như sau :
“Ở nước ta cũng như các nước Đông Nam Á khác, chữ viết ra đời có thể rất sớm nhưng bị
mất, cho nên ngay khi có sử, tổ tiên chúng ta phải ghi sử theo phương pháp huyền thoại (
huyền thoại khởi nguyên về vua Hùng với nhà nước Văn Lang, về An Dương Vương với nhà
nước Âu Lạc – hai lần tích hợp để hình thành nhà nước sơ khai từ trung du xuống đồng
bằng). Các nhà Nho học theo cách ghi sử của người Hán lại lịch sử hoá huyền thoại, biến

12
huyền thoại vua Hùng, An Dương Vương thành lịch sử ( Ngô Sĩ Liên đã viết kỷ Hồng Bàng
trong Đại Việt sử ký toàn thư ). Như vậy là chúng ta phải hai lần giải mã: lần thứ nhất là giải
mã huyền thoại để tìm lịch sử, lần thứ hai là giải mã lịch sử để làm sáng rõ huyền thoại vốn
là lịch sử được huyền thoại hoá” [14; 211].
Như vậy ta tiến hành giải mã những huyền thoại, truyền thuyết là để khẳng định có
một thời đại Hùng Vương trên vùng đất ngã ba Bạch Hạc và từ sự thực lịch sử ấy ta quay lại
để thấy rằng những huyền thoại, truyền thuyết này có cái lõi là sự thực lịch sử.
Tìm hiểu về địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc qua những truyền thuyết, chúng tôi một
mặt muốn tìm hiểu lịch sử địa danh từ buổi sơ khai, một mặt muốn khám phá những tâm tư,
tình cảm, lối nghĩ của người dân nơi đây, thể hiện ý thức lịch sử của người kể, khám phá vẻ
đẹp văn hóa đằng sau mỗi địa danh. Như vậy, cách thức này chính là cách thức tiếp cận địa

danh từ những huyền thoại dân gian.
2.2 Địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc và những truyền thuyết
Vùng ngã ba Hạc được giới nghiên cứu coi là một trong những cái nôi của người nguyên
thủy, là địa bàn sinh tụ của người Việt cổ, là kinh đô của nước Văn Lang xưa. Tìm hiểu về địa
danh vùng ngã ba Bạch Hạc dưới góc nhìn văn hóa, chúng ta không thể bỏ qua nguồn truyền
thuyết dân gian phong phú mang nhiều nét hiện thực. Mỗi tên đất, mỗi tên làng trên mảnh đất này
đều gắn với những truyền thuyết về thời Hùng Vương dựng nước. Mỗi địa danh đều mang trong
mình những dấu tích từ thời cổ xưa.
2.2.1 Xã Minh Nông và truyền thuyết “ vua Hùng dạy dân cấy lúa”.
2.2.2 Làng Lâu Thượng và truyền thuyết “hôn nhân thời vua Hùng”.
2.2.3 Thôn Lang Đài (Bạch Hạc) – Nơi gắn với truyền thuyết “đài thượng võ”
2.2.4 Làng Dữu Lâu và hai truyền thuyết “ thời vua Hùng”
2.2.5 Làng Kim Quất Hạ và truyền thuyết “sản vật thời vua Hùng”
.2.6 Làng Cẩm Đội và truyền thuyết “đọi đèn chống lụt” của Sơn Tinh.

2.2.7. Làng Hương Trầm và truyền thuyết “trồng lúa nếp thơm”
2.2.8 Phường Bến Gót và truyền thuyết “dấu chân thời vua Hùng”
2.2.9. Ngã ba Hạc (Bạch Hạc) và truyền thuyết “chim hạc trắng”
2.3 Tiểu kết
Có thể thấy trong kho tàng văn hóa dân gian Đất Tổ có rất nhiều những truyền thuyết,
đặc biệt là truyền thuyết về thời Hùng Vương dựng nước gắn với “nội dung” của các địa danh
nơi đây. Chúng tôi không có tham vọng đề cập, nghiên cứu tới tất cả các truyền thuyết liên
quan đến địa danh của vùng đất này mà chỉ xin tìm hiểu những truyền thuyết gắn với những

13
địa danh trên địa bàn vùng ngã ba Bạch Hạc – Việt Trì. Qua hệ thống những truyền thuyết
như thế, rõ ràng, chúng tôi đã và sẽ có được cách nhìn đầy đủ hơn, toàn diện hơn về những
mặt khác nhau của đời sống văn hóa thời vua Hùng. Nói cách khác, đó cũng chính là cách
thông qua các địa danh để nhận diện bức tranh văn hóa hay xem xét địa danh dưới góc độ văn
hóa.

Cũng cần nhắc lại rằng, chúng tôi không nghiên cứu những truyền thuyết này dưới góc
độ văn học, không đi sâu phân tích những giá trị về nghệ thuật, nội dung của truyền thuyết.
Chỉ xin lưu tâm tới những giá trị văn hóa – tinh thần của địa danh qua những truyền thuyết đó.
Qua nhiều truyền thuyết gắn với những địa danh trên vùng ngã ba Bạch Hạc, ta thấy rằng
phần lớn những địa danh, những truyền thuyết đều gắn với thời các vua Hùng. Qua những địa
danh, truyền thuyết này, ta có cách nhìn cụ thể hơn về thời kỳ bình minh của lịch sử. Nó phản
ánh đầy đủ về các mặt văn hóa như trồng trọt (trồng lúa, trồng quất), phong tục (cây trầu với
tục ăn trầu, kén rể), chinh phục thiên nhiên (đốt đèn chống lụt), bảo vệ đất nước (Thổ Lệnh )
và cả tinh thần tức là phản ánh tâm linh của cư dân (Bạch Hạc) v.v. Những truyền thuyết này
không phải chỉ là hư cấu bởi nó một phần phản ánh cuộc sống, phản ánh lịch sử, phản ánh
những tâm tư, tình cảm của người dân. Qua những chứng cứ khảo cổ học, ta có thể chứng
minh được rằng có tồn tại thời đại Hùng Vương trong lịch sử. Trong thời kỳ đó, mối quan hệ
giữa vua – tôi vẫn còn rất gần gũi. Vua cũng có ruộng, có kho thóc, vua cùng cày cấy với
nhân dân.
Những địa danh còn tồn tại tới ngày nay gắn liền với các truyền thuyết là một minh
chứng cho điều đó. Dấu tích kinh đô xưa còn được lưu truyền đến tận hôm nay một phần cũng
nhờ nội dung được thể hiện ở những địa danh này.
Chương 3
BẠCH HẠC: BỨC TRANH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ
QUA ĐỊA DANH
3.1 Khái niệm về văn hoá dùng để tác nghiệp
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá. Chúng tôi xin đưa ra một định nghĩa
chung nhất về văn hoá của UNESCO như sau : “Văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể
những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một
xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương,
những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập
tục và những tín ngưỡng . Văn hoá đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân.
Chính văn hoá làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc
phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện, tự ý thức


14
được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những
thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những
công trình vượt trội lên bản thân.” [57; 23].
Nghiên cứu địa danh trên vùng ngã ba Bạch Hạc, chúng tôi muốn tìm hiểu những giá trị
vật chất và tinh thần ẩn sau mỗi địa danh thông qua nhận thức về văn hóa theo định nghĩa đó.
3.2. Địa danh những di tích khảo cổ
Các nhà nghiên cứu tiền sử Việt Nam đều nhất trí cho rằng nhiều di tích khảo cổ học
mà chúng ta biết đến trên vùng ngã ba Bạch Hạc ngày nay đều thuộc thời kỳ văn hoá tiền sử
(Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun - Đông Sơn). Trong những di tích đó nổi bật là di chỉ
khảo cổ học tiêu biểu cho nền văn hoá Đông Sơn: di chỉ Làng Cả.
3.2.1 Di chỉ Đồi Giàm thuộc xã Lâu Thượng
3.2.2 Di chỉ Gò Mã Lao thuộc giai đoạn văn hoá Đồng Đậu
3.2.3 Di chỉ Gò Gai thuộc giai đoạn văn hoá Gò Mun
3.2.4 Di chỉ Gò Tro Trên, Gò Tro Dưới thuộc giai đoạn văn hoá Gò Mun
3.2.5 Di chỉ Gò Con Cá thuộc giai đoạn văn hoá Gò Mun
3.2.6 Di chỉ Gò Thế thuộc giai đoạn văn hoá Gò Mun
3.2.7 Di chỉ Gò Tôm thuộc giai đoạn văn hoá Đông Sơn.
3.2.8 Di chỉ Gò Hào thuộc văn hoá Đông Sơn
3.2.9 Di chỉ Làng Cả - di chỉ lớn nhất của văn hóa Đông Sơn
Từ những kết quả nghiên cứu, khai quật, PGS.TS Trịnh Sinh – trưởng đoàn khai quật
của Viện khảo cổ học Việt Nam cho biết: “Ðây không chỉ là một khu mộ lớn nhất thời Hùng
Vương mà còn là khu mộ của những thời đại sau này. Chứng tỏ một trung tâm chính trị, kinh
tế, văn hóa sầm uất và có tính liên tục: Thời Hùng Vương - thời Bắc thuộc - thời phong kiến
tự chủ.”[41; 4].
Di tích làng Cả thật sự có ý nghĩa quan trọng, nằm ở vùng địa linh nhân kiệt, giữa một
vùng mà các di tích khảo cổ học thời kì tiền Hùng Vương và Hùng Vương dày đặc, lại nằm
trong khu vực tương truyền là kinh đô Văn Lang xưa, vì thế phải có sự bảo tồn lâu dài và
phục dựng một phần di tích đã khai quật để phục vụ cho việc phát huy các giá trị văn hóa, lịch
sử nhằm phục vụ cho việc du lịch về cội nguồn, nhất là vùng ngã ba Bạch Hạc – Đền Hùng

trở thành điểm sáng văn hóa của vùng đất Tổ.
Qua nghiên cứu, chúng ta đã thấy tính chất nơi cư trú điển hình của cư dân thời Đông
Sơn qua những hiện vật khai quật được. Tất cả những gì đã có của khảo cổ học nói lên một
điều: làng Cả là địa điểm định cư “quan trọng” nhất của cư dân Đông Sơn trên vùng đất Tổ.
Khi nhận ra điều đó, chúng ta hoàn toàn thấy rằng người xưa đã “chính xác” khi gọi làng

15
người Việt cư trú này là làng “Cả”. Trong tiếng Việt, từ chỉ mức độ “Cả” để nói một con
người như anh Cả, một con sông như sông Cả v.v tự nó đã nói lên tất cả tầm quan trọng của
nó. Có lẽ, chính địa danh làng Cả đã nói lên tất cả những gì quan trọng của nơi cư trú này thời
Đông Sơn.
3.2 Địa danh di tích kiến trúc - tôn giáo
Việt Trì – Bạch Hạc là trung tâm của nước Văn Lang xưa nên tập trung đậm đặc nhiều di
tích kiến trúc, tôn giáo. Theo số liệu thống kê, vùng ngã ba Bạch Hạc có tổng số 60 di tích
kiến trúc, tôn giáo ở các loại hình: đình, đền, chùa , miếu. Trong đó có 31 di tích đình, đền,
miếu thờ vua Hùng, các bộ tướng nhà Hùng và mẹ, vợ, con các vua Hùng; 7 di tích đình, đền
thờ tướng lĩnh các giai đoạn lịch sử khác và 22 ngôi chùa là giáo đường Phật giáo. Vậy, loại
trừ các di tích chùa thì số lượng các di tích liên quan đến thời đại Hùng Vương chiếm 84%
tổng số các di tích đình, đền, miếu trên địa bàn vùng ngã ba Bạch Hạc. Điều này nói lên tính
chất cội nguồn, tính chất kinh đô đậm nét ở vùng ngã ba Bạch Hạc, góp phần cùng các di tích
khảo cổ học và di sản văn hóa phi vật thể minh chứng cho sự tồn tại của kinh đô Văn Lang
trong quá khứ.
3.3.1 Nhóm di tích được xây dựng sớm vào thời Lê.
3.3.2 Nhóm các di tích xây dựng vào thời Nguyễn.
3.3.3 Nhóm các di tích khác
3.3.4 Quần thể di tích lịch sử Đền Hùng
Khu di tích Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú
Thọ. Đền Hùng cách trung tâm thành phố Việt Trì 7km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội
90km. Đền Hùng là di tích lịch sử văn hóa đặc biệt quan trọng của quốc gia, được xây dựng
trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc đất Phong Châu – vốn là đất đế đô của nhà nước Văn Lang 4000

năm trước. Toàn bộ khu di tích có bốn đền, một chùa và một lăng hài hòa trong cảnh thiên
nhiên, có địa thế cao rất ngoạn mục, hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thủy hội tụ.
Khu di tích này được xây dựng trên núi Hùng (còn coi là Núi Cả theo tiếng địa
phương hay có nhiều tên gọi khác nhau: Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo
Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn…). Tục truyền rằng, núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía
Nam, mình rồng uốn khúc thành núi Vặn, núi Trọc, núi Pheo.
Từ chân núi, du khách sẽ được chiêm ngưỡng lần lượt các di tích kiến trúc:
1. Cổng đền
2. Đền Hạ
3. Nhà bia
4. Chùa Thiền Quang

16
5. Đền Trung
6. Đền Thượng
7. Đền Giếng
8. Đền tổ mẫu Âu Cơ
9. Bảo tàng Hùng Vương
Quần thể di tích Đền Hùng mang ý nghĩa văn hoá, nhân văn vô cùng to lớn. “ Tổ Hùng
được thờ ở Đền Hùng đã trải qua một quá trình siêu việt tâm linh, vượt lên trên mọi hình thức
Tổ cụ thể, lên trên Vua Tổ cụ thể. Sự thờ cúng này đã đạt tới mức tổ toàn vẹn- hoàn thiện, căn
bản tức là cội nguồn- bản tính đồng nhiên của con người. Lễ hội Đền Hùng cũng không chỉ
dừng lại nơi ngày giỗ Tổ, tưởng nhớ tổ tiên, không chỉ là một cuộc hành hương về đất Tổ, đất
Thánh hay đất phát tích của một dòng vua đầu tiên, đất phát tích của dân tộc Việt Nam mà
thực sự đã trở thành một bức tranh tâm linh, là sự trở về cội nguồn dân tộc”(tập 2) [34; 51]

3.4. Địa danh gắn với lễ hội
Lễ hội dân gian ở vùng ngã ba Bạch Hạc nói riêng, ở Phú Thọ nói chung chính là cơ
sở bảo tồn văn hoá làng xã và di sản văn hoá dân tộc. Lễ hội nơi đây mang những yếu tố hình
thức phổ biến của lễ hội người Việt nói chung nhưng cũng có những biểu hiện địa phương

mang tính đặc thù của một vùng trung du, là điểm khởi hành của lịch sử dân tộc.
Trên vùng ngã ba Bạch Hạc có rất nhiều lễ hội. Hầu hết lễ hội đều gắn với những đình,
đền, chùa. Chúng tôi đã thống kê được một số lễ hội tiêu biểu sau:

1. Hội bơi chải Đền Tam Giang - Bạch Hạc.
2. Lễ hội đình Mộ Chu Hạ
3. Lễ hội đình Dữu Lâu
4. Lễ hội rước kiệu đình Hùng Lô
5. Hội hát Xoan An Thái
6. Hội cướp bông, ném chài đền Vân Luông
7. Hội đu tiên đình làng Phương Châu, Phú Nông, Phú Hữu (Minh Phương)
8. Lễ hội đình Lâu Thượng
9. Lễ hội đình Phượng An (Phượng Lâu)
10. Lễ hội làng Hương Lan (xã TRưng Vương)
11. Hội bơi chải đền Chi Cát
12. Lễ hội đình Hương Trầm
13. Lễ hội xuống đồng làng Minh Nông

17
Trong số những lễ hội này, người viết đặc biệt chú ý đến :
3.4.1. Lễ hội Tịch Điền (Vua Hùng dạy dân cấy lúa ở làng Minh Nông)
3.4.2. Hội hát xoan An Thái.
Có thể nói, lễ hội Tịch Điền và hội hát xoan An Thái là 2 hình thức lễ hội tiêu biểu , nó
vừa phản ánh tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp lúa nước, cầu mong mùa màng
tốt tươi, sinh sôi nảy nở, vừa phản ánh đời sống tinh thần phong phú của người dân nơi này.
Đây cũng là lý do vì sao chúng tôi chọn hai lễ hội này để đưa vào bài viết của mình.
3. 5 Địa danh liên quan đến văn hoá ẩm thực.
Có một con đường để ta tìm hiểu một mảnh đất, một nền văn hoá, ấy là thưởng thức
những món ăn nơi đó. Ý tưởng này chưa hề sai bởi ẩm thực là một trong những nét văn hoá
đặc sắc, thể hiện đặc trưng nhất phong cách mỗi vùng miền. Nhắc đến vùng ngã ba Bạch Hạc

mà không nhắc tới văn hoá ẩm thực nơi đây, chúng tôi thấy thiếu thiếu một cái gì đó.
3.5.1 Hồng Hạc
3.5.2 Sông Hồng và cá Anh Vũ
3.5.3. Thịt chó Việt Trì

3.6 Tiểu kết
Những địa danh mà chúng tôi tìm hiểu không chỉ mang ý nghĩa vật chất mà còn mang
ý nghĩa tinh thần vô cùng to lớn.
Địa danh di tích khảo cổ là một bằng chứng quan trọng chứng minh vùng ngã ba Bạch
Hạc có một quá trình lịch sử phát triển lâu dài và liên tục, những giá trị văn hoá của vùng đất
được hình thành từ xa xưa, khi con người đặt chân đến nơi này. Các hiện vật khai quật được
đã chứng minh có một thời đại Hùng Vương từng tồn tại trên vùng ngã ba Hạc. Đó là thời mà
vua và dân cùng chung sống, cùng cày cấy. Các hoạt động trong nông nghiệp được phản ánh
qua những hiện vật tìm thấy. Qua các di tích khảo cổ, ta có được cái nhìn đầy đủ hơn về đời
sống của cư dân Văn Lang xưa.
Địa danh di tích kiến trúc, tôn giáo phản ánh đời sống văn hoá, tinh thần, tôn giáo, tín
ngưỡng của những người con vùng đất Tổ cùng ý thức hướng về cội nguồn. Phần lớn các di
tích đều là nơi thờ vọng các nhân vật trong truyền thuyết thời Hùng Vương. Điều đó chứng tỏ
niềm tin trong ý thức của con người trên vùng đất ngã ba sông về thời đại Hùng Vương trong
lịch sử. Đó là thời mà vua và dân cùng hợp sức trống thiên tai, cùng đánh giặc và cùng chia sẻ
những giá trị văn hóa tinh thần. Đặc biệt quần thể di tích lịch sử Đền Hùng mang ý nghĩa tâm
linh quan trọng, không chỉ đối với người dân vùng ngã ba Bạch Hạc mà còn đối với mọi
người dân Việt Nam.

18
Địa danh lễ hội phần lớn đều gắn với những đình, đền, chùa, gắn với những di tích vật
thể. Lễ hội không chỉ là nơi vui chơi mà còn là nơi tái hiện lại những nghi lễ, những nếp sống,
tập tục từ ngàn xưa. Đây là nơi phản ánh đời sống văn hóa, tinh thần của cư dân Văn Lang.
Đó là bức tranh tinh thần của những con người gắn với nông nghiệp lúa nước và tín ngưỡng
sơ khai.

Địa danh ẩm thực cho ta thấy một góc văn hóa nữa cuả con người vùng ngã ba Bạch
Hạc. Sản vật của vùng đất này thơm ngon đặc biệt dùng để tiến vua chứng tỏ rằng người dân
nơi đây luôn luôn tin và ngưỡng vọng về một thời đại Hùng Vương.
Qua địa danh di chỉ khảo cổ, địa danh di tích kiến trúc tôn giáo, địa danh lễ hội và địa
danh ẩm thực, ta đã có một cái nhìn đầy đủ và toàn diện về lịch sử và văn hóa của vùng ngã
ba Bạch Hạc. Đây không chỉ là mảnh đất mang trong mình chiều dài 4000 năm lịch sử, bắt
đầu từ thời Hùng Vương dựng nước mà còn chứa đựng chiều sâu văn hóa. Văn hóa trên mảnh
đất này là văn hóa của cư dân nông nghiệp lúa nước, bởi vậy nó gần gũi với cuộc sống và con
người. Bao trùm toàn bộ văn hóa vùng ngã ba Bạch Hạc là văn hóa thời Hùng Vương, văn
hóa gắn liền với 18 đời họ Hùng. Địa danh di chỉ khảo cổ, địa danh di tích kiến trúc tôn giáo,
địa danh lễ hội và địa danh ẩm thực minh chứng rằng thời đại Hùng Vương không chỉ tồn tại
trong truyền thuyết mà còn tồn tại trong hiện thực, trong lịch sử qua những chứng cứ hùng
hồn và thuyết phục. Đây chính là mảnh đất thiêng, là kinh đô Văn Lang xưa.
Ta có thể tìm hiểu lịch sử - văn hóa bằng nhiều nguồn tư liệu khác nhau, song cũng không
thể phủ nhận con đường tìm hiểu lịch sử - văn hóa qua địa danh. Đây là một trong những cách
tiếp cận sống động, cụ thể và sâu sắc.















19






KẾT LUẬN
Tìm hiểu về hệ thống các địa danh trên vùng ngã ba Bạch Hạc, chúng tôi không chỉ
dựng lại bức tranh toàn cảnh về thành phố "ngã ba sông" mà còn khai thác được những giá trị
lịch sử, văn hóa, phong tục tín ngưỡng đằng sau mỗi địa danh.
Chúng tôi tìm hiểu địa danh trên vùng ngã ba Bạch Hạc thông qua việc giải mã các
truyền thuyết. Nội dung truyền thuyết chính là bức tranh tinh thần của cư dân nơi này và được
lưu truyền trong dân gian cho đến tận ngày nay. Truyền thuyết cũng chính là bức tranh phản
ánh hiện thực cuộc sống. Bởi vây, thông qua việc tìm hiểu địa danh qua truyền thuyết, người
viết muốn dựng lại một phần bức tranh về cuộc sống và con người vùng đất Tổ để đi đến
khẳng định rằng vùng ngã ba Bạch Hạc chính là kinh đô văn lang xưa thời Hùng Vương,
mang đặc trưng văn hóa thời Hùng Vương. Đó là đặc trưng văn hóa nông nghiệp trồng lúa
nước, văn hóa gắn với buổi bình minh dựng nước, khi mà quan hệ vua – tôi còn rất gần gũi và
thân thiết.
Truyền thuyết bao giờ cũng có cái lõi là sự thực lịch sử và thông qua những chứng tích
lịch sử, người viết muốn khẳng định “cái lõi” của truyền thuyết. Qua những di tích khảo cổ,
những chứng tích có thật thì địa danh trên vùng ngã ba Bạch Hạc không chỉ có trong truyền
thuyết. Đó là những địa danh có thật, mang trong mình giá trị lịch sử và văn hóa vô cùng to
lớn. Thông qua đó góp phần khẳng định sự tồn tại của một kinh đô Văn Lang và triều đại các
vua Hùng trong lịch sử.
Những địa danh trên thành phố ngã ba sông không chỉ mang trong mình giá trị văn
hoá, lịch sử mà còn ghi dấu quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của một thành phố trẻ
trong quá trình hội nhập và phát triển. Từ một vùng đất hình thành thôn Việt Trì rồi đến thị
trấn Việt Trì, thị xã Việt Trì và đến năm 1962 thành lập thành phố Việt Trì. Trên mảnh đất

này không chỉ có những giá trị văn hoá truyền thống mà còn có những giá trị văn hoá mới
hình thành – những giá trị văn hoá của một xã hội hiện đại.

20
Thành phố Việt Trì là trung tâm của tỉnh Phú Thọ - một trong những cái nôi của loài
người. Có nhiều nền văn hoá khảo cổ của Bắc Việt Nam thuộc thời Tiền sử và Sơ sử đã có
vinh hạnh mang tên những địa danh của Phú Thọ : Sơn Vi (hậu kỳ đá cũ), Phùng Nguyên,
Đồng Đậu, Gò Mun (Sơ kỳ, Trung kỳ, Hậu kỳ thời đại Đồng thau). Nghiên cứu về địa danh
tỉnh Phú Thọ sẽ là đề tài hấp dẫn và thú vị. Chúng tôi sẽ tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề này
trong những công trình khoa học tiếp theo.

References
1. Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB Khoa học xã hội, H.2004.
2. Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển, NXB Văn hóa thể thao, H.2005
3. Nguyễn Văn Âu, Địa danh Việt Nam, NXB Giáo dục, H.1993.
4. Nguyễn Văn Âu, Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia,
H.2000.
5. Vũ Kim Biên, Văn hiến làng xã vùng đất tổ Hùng Vương, Trung tâm UNESCO thông
tin tư liệu và lịch sử văn hoá Việt Nam và sở VHTT- TT tỉnh Phú Thọ, Phú Thọ 1999.
6. Hoàng Thị Châu, Nước Văn Lang qua tài liệu ngôn ngữ, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số
120, tr 37 - 48
7. Phan Huy Chú, Hoàng Việt địa dư chí (quyển 1), NXB Thuận Hoá, TPHCM.1997
8. Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, NXB Giaó dục, H.2007
9. Thiều Chửu, Hán Việt từ điển, NXB Văn hoá thông tin, H.2002.
10. Trần Trí Dõi, Ba bài viết về địa danh Cổ Loa, Viện Việt Nam học và khoa học phát
triển : 20 năm Việt Nam học theo định hướng liên ngành, NXB Thế giới, H.2008, tr
196-229.
11. Trần Trí Dõi, Về một vài địa danh, tên riêng gốc Nam Đảo trong vùng Hà Nội xưa, Hà
Nội – Những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa, NXB Thời đại, H.2010
12. Trần Trí Dõi, Về địa danh Cửa Lò, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 3 năm 2000, tr43-46

13. Trần Trí Dõi, Tên gọi của sông Hồng: dấu tích biểu hiện nét đa dạng văn hoá trong
lịch sử người Việt, Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, Hà Nội 4-7 tháng 12 năm
2008, in trong “Ngôn ngữ văn hóa Thăng Long - Hà Nội 1000 năm”, NXB Thông tin và
Truyền thông, H.2010, tr 62-76.
14. Phạm Đức Dương, Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, NXB Khoa học xã
hội, H.2000.
15. Lê Quý Đôn, Vân Đài loại ngữ (tập 2), NXB Văn hoá, H.1962.

21
16. Diệp Đình Hoà, Người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ, NXB Khoa học xã hội, H.2000
17. Đinh Thị Thùy Hiên, Địa danh vùng cửa sông trong nghiên cứu lịch sử dân tộc
(trường hợp Độc Bộ và Giao Thủy),Một chặng đường nghiên cứu lịch sử (2006 - 2011),
tr 61- 86, NXB Thế giới, H.2011
18. Lê Trung Hoa, Địa danh hành chính ở Việt Nam, Tạp chí xưa và nay, số 7, tr 11-12
19. Lê Trung Hoa, Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh (địa danh tp HCM),
NXB Khoa học xã hội, HCM.2003.
20. Lê Trung Hoa, Các phương pháp cơ bản trong việc nghiên cứu địa danh, Tạp chí ngôn
ngữ, Số 7, H.2002.
21. Lê Trung Hoa, Địa danh học Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, HCM.2006
22. Đoàn Hải Hưng - Trần Văn Thục - Nguyễn Phi Nga, Những làng văn hóa văn nghệ
dân gian đặc sắc ở tỉnh Phú Thọ, NXB Từ điển Bách khoa, H.2009
23. Vũ Như Khôi, Nước Văn Lang thời đại vua Hùng đến nước Việt Nam thời đại Hồ Chí
Mnh, NXB Quân đội nhân dân, H.2005.
24. Phạm Thu Yến (chủ biên), Giáo trình văn học dân gian, NXB Đại học Sư phạm,
H.2002.
25. Nguyễn Xuân Lân, Địa danh tỉnh Phú Thọ, NXB Ty văn hoá tỉnh Phú Thọ, Phú Thọ
1974.
26. Nguyễn Xuân Lân, Địa chí tỉnh Vĩnh Phú, NXB Ty văn hóa tỉnh Vĩnh Phú, Vĩnh
Phú.1974
27. Lịch sử Đảng bộ thành phố Việt Trì, Việt Trì 1997.

28. Từ Thu Mai, Nghiên cứu địa danh Quảng Trị, Luận án Tiến sĩ khoa học Ngữ văn,
H.2004.
29. Từ Thu Mai, Sự phản ánh các phương diện văn hóa trong địa danh Quảng Trị, Tạp chí
Ngôn ngữ, số 12, tr 68 - 72
30. Nhiều tác giả, Kỷ yếu kinh đô Văn Lang, NXB Ty Văn hoá Thông tin Thể thao Vĩnh
Phú, Vĩnh Phú 1996.
31. Nhiều tác giả, Việt Trì xưa và nay, NXB Sở Văn hoá Thông tin Thể thao Phú Thọ - Hội
Văn nghệ Dân gian Phú Thọ, Phú Thọ 2001.
32. Nhiều tác giả, Văn nghê dân gian Việt Trì, NXB Sở Văn hoá Thông tin Thể thao Phú
Thọ - Hội Văn nghệ Dân gian Phú Thọ, Phú Thọ 2001.
33. Nhiều tác giả, Di tích lịch sử văn hoá thời đại Hùng Vương trên đất Việt Trì, NXB Sở
Văn hoá Thông tin Thể thao Phú Thọ, Phú Thọ 2006.

22
34. Nhiều tác giả, Tổng tập văn nghệ dân gian Đất Tổ (Tập 1, 2), NXB Sở Văn hoá Thông
tin Thể thao Phú Thọ - Hội Văn nghệ Dân gian Phú Thọ, Phú Thọ 2001.
35. Nhiều tác giả, Hùng Vương dựng nước, NXB Khoa học xã hội, H.1974
36. Nhiều tác giả, Thời đại Hùng Vương, lịch sử - kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội,
NXB Văn học, H.2007
37. Ngô Văn Phú (biên soạn, sưu tầm), Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng, NXB Hội nhà
văn, H.1996.
38. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2004
39. Vũ Quỳnh - Kiều Phú, Lĩnh Nam chích quái, NXB Văn học, H.1990.
40. Nguyễn Văn Siêu, Phương Đình dư địa chí, NXB Văn hóa thông tin, H.2001.
41. Trịnh Sinh, Báo cáo sơ bộ cuộc khai quật địa điểm khảo cổ học Làng Cả năm 2005,
Viện khảo cổ học, 2005.
42. Nguyễn Văn Tân, Từ điển địa danh lịch sử - văn hoá Việt Nam, NXB Văn hoá thông
tin, H.1998.
43. Hà Văn Tấn – Hoàng Văn Lâu, Đại Việt sử ký toàn thư (tập 1), dịch từ bản Nội các
quan bản in năm Chính Hoà 18(1697), NXB Khoa học xã hội, H.2009.

44. Hà Văn Tấn – Hoàng Văn Lâu, Đại Việt sử ký toàn thư (tập 2), dịch từ bản Nội các
quan bản in năm Chính Hoà 18(1697), NXB Khoa học xã hội, H.2009.
45. Hà Văn Tấn – Hoàng Văn Lâu, Đại Việt sử ký toàn thư (tập 3), dịch từ bản Nội các
quan bản in năm Chính Hoà 18(1697), NXB Khoa học xã hội, H.2009.
46. Ngô Đức Thịnh, Bản sắc văn hóa vùng ở Việt Nam, NXB Gíao dục, H.2009
47. Lê Tượng – Vũ Kim Biên, Lịch sử Vĩnh Phú, NXB Ty Văn hoá và Thông tin Vĩnh
Phú, Vĩnh Phú 1980
48. Lê Tượng – Vũ Kim Biên, Về kinh đô Văn Lang, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, Số 2,
H.1979.
49. Nguyễn Trãi, Ức Trai di tập, NXB Văn sử học, H.1960
50. Trần Phù Tiêu, Nghiên cứu điều tra khảo sát một số di tích lịch sử liên quan đến kinh
đô Văn Lang và thời đại Hùng Vương ở Việt Trì để phục vụ cho phát triển du lịch, Việt
Trì 2001.
51. Dương Thị The – Phạm Thị Thoa, Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX: thuộc các
tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra (các trấn,tổng, xã danh bị lãm), Viện nghiên cứu Hán Nôn,
NXB Khoa học xã hội, H.1981
52. Trần Kim Thau ( chủ biên), Di tích và danh thắng vùng đất tổ, NXB Sở Văn hoá
Thông tin và Thể thao Phú Thọ, Phú Thọ 1998.

23
53. Bùi Thiết, Địa danh văn hoá Việt Nam, NXB Thanh Niên, H.1999.
54. Nguyễn Kiên Trường, Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng, Luận án tiến sĩ
khoa học ngữ văn, H.1996
55. Viện sử học, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, NXB Giaó dục, Đà Nẵng
2007.
56. Đinh Xuân Vịnh, Sổ tay địa danh Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H.2002.
57. Trần Quốc Vượng (chủ biên), Cơ sở Văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục, H.2006.
58. Trần Quốc Vượng, Việt Nam cái nhìn địa văn hóa, NXB Văn hoá dân tộc, HN.1998
59. Viện sử học, Đại Nam nhất thống chí (tập IV), NXB Thuận Hoá, Huế 1992.
60. Nguyễn Khắc Xương, Truyền thuyết Hùng Vương, NXB Hội Văn nghệ dân gian Vĩnh

Phú, Vĩnh Phú 1997.

×