Tải bản đầy đủ (.pdf) (364 trang)

Dịch văn học nhìn từ góc độ giao lưu văn hóa và lý thuyết giao tiếp (khảo sát một số tác phẩm văn học việt nam và hàn quốc)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.23 MB, 364 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

KIM JOO YOUNG

DỊCH VĂN HỌC NHÌN TỪ GĨC ĐỘ
GIAO LƢU VĂN HĨA VÀ LÝ THUYẾT GIAO TIẾP
(KHẢO SÁT MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC
VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

KIM JOO YOUNG

DỊCH VĂN HỌC NHÌN TỪ GĨC ĐỘ
GIAO LƢU VĂN HĨA VÀ LÝ THUYẾT GIAO TIẾP
(KHẢO SÁT MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC
VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC)
Chuyên ngành : LÝ LUẬN VĂN HỌC
Mã số

: 62.22.32.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. TS. NGUYỄN NAM
2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ THANH XUÂN

Phản biện độc lập:
1. PGS.TS. LA KHẮC HÒA
2. PGS.TS. PHẠM QUANG LONG

Phản biện:
1. PGS.TS. HOÀNG DŨNG
2. PGS.TS. TRẦN THỊ PHƢƠNG PHƢƠNG
3. TS. HỒNG KIM OANH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2019


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận án này, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ
từ các cá nhân và tổ chức.
Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Nam và PGS.TS.
Nguyễn Thị Thanh Xuân Ŕ những thầy cô giáo trực tiếp hƣớng dẫn và chỉ đạo cho
tơi hồn thành luận án này. Tơi đã khơng thể hồn thành luận án nếu khơng có sự
hƣớng dẫn tận tình, sự động viên, khích lệ và nhiều tình cảm q báu khác từ hai
thầy cô giáo hƣớng dẫn của tôi.
Tôi xin cảm ơn tập thể Ban Lãnh đạo Trƣờng đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Văn học, cán bộ các phịng, các
thầy cơ đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong q trình thực hiện luận
án này.

Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích
lệ và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện và hồnh thành luận án này.

Tác giả luận án

Kim Joo Young

** This research has been supported by TJ Park Asian regional expert program of
POSCO TJ Park Foundation. (본 연구는 포스코청암재단의 아시아지역전문가 사업
지원으로 수행하였음.)


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung
thực. Các trích dẫn đều có xuất xứ rõ ràng. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về
cơng trình nghiên cứu của mình.

TP. HCM, ngày 30 tháng 09 năm 2019

Tác giả luận án

Kim Joo Young


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT VÀ NHỮNG QUY ƢỚC KHÁC

1. Viết tắt:


TV: tiếng Việt
TP: tiếng Pháp

TH: tiếng Hàn
TA: tiếng Anh

2. Một số quy ƣớc khác:
– Để tiện theo dõi, chúng tôi đã đƣa một đoạn ví dụ của nguyên tác trƣớc rồi đƣa
tiếp một đoạn ví dụ tƣơng ứng của bản dịch tiếng Hàn (trƣờng hợp Nỗi buồn
chiến tranh) hoặc bản dịch tiếng Việt (trƣờng hợp Eommaleul butaghae 엄마를
부탁해); và nếu cần tham khảo thì đã cùng đƣa thêm một đoạn ví dụ tƣơng ứng
của bản dịch tiếng Anh.
Ŕ Chúng tơi đã đặt số trang ở trƣớc mỗi đoạn trích trong ngoặc đơn.
Ŕ Các đoạn dịch tiếng Hàn sang tiếng Việt trong luận án là của ngƣời viết (ngoại trừ
các phần dịch có nguồn gốc). Trong các đoạn dịch này, ngƣời viết cố gắng dịch và
diễn đạt sát nghĩa đen và hình thức của tiếng Hàn để cho ngƣời đọc biết về cách
diễn đạt của văn bản tiếng Hàn ấy.
– Vì lý do có giới hạn dung lƣợng của luận án, chúng tơi đã điều chỉnh cỡ chữ và
cách dịng trong phần biểu ví dụ, trích dẫn, chú thích và phụ lục.


1

Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................. 5
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................... 5
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................................. 8
3. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................... 10
4. Đóng góp mới của luận án....................................................................................... 12
5. Cấu trúc luận án....................................................................................................... 13


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................................................... 15
1.1. Cơ sở lý thuyết của đề tài.................................................................................... 15
1.1.1. Phiên dịch học và Lý thuyết Giao tiếp...................................................... 15
1.1.2. Phiên dịch nhìn từ quan điểm Giao lƣu văn hóa và Lý thuyết Giao tiếp... 20
1.2. Lịch sử vấn đề..................................................................................................... 26
1.2.1. Tình hình nghiên cứu Phiên dịch học văn học tại Việt Nam..................... 26
1.2.2. Tình hình nghiên cứu Phiên dịch học văn học tại Hàn Quốc.................... 33
1.2.3. Tình hình nghiên cứu Phiên dịch học văn học liên quan đến đề tài
Giao lƣu văn hóa và Lý thuyết giao tiếp tại Việt Nam và Hàn Quốc........ 36
TIỂU KẾT.................................................................................................................. 44

CHƢƠNG 2. PHIÊN DỊCH VĂN HỌC TRONG BỐI CẢNH GIAO LƢU
VĂN HÓA GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC............................... 45
2.1. Mối quan hệ giữa giao lƣu văn hóa và phiên dịch văn học................................ 45
2.2. Tình hình phiên dịch tác phẩm văn học Việt Ŕ Hàn và Hàn Ŕ Việt
trong bối cảnh giao lƣu văn hóa theo từng giai đoạn......................................... 49
2.2.1. Trƣớc năm 1975......................................................................................... 55
2.2.2. Từ năm 1975 đến năm 1992...................................................................... 64
2.2.3. Từ năm 1993 đến năm 1999...................................................................... 71


2

2.2.4. Sau năm 2000............................................................................................. 74
2.3. Đặc điểm của phiên dịch tác phẩm văn học Việt Ŕ Hàn và Hàn Ŕ Việt
trong bối cảnh giao lƣu văn hóa.......................................................................... 79
2.3.1. Hồn cảnh phiên dịch................................................................................ 79
2.3.2. Nhân lực phiên dịch................................................................................... 82

2.3.3. Sự quan tâm của độc giả............................................................................ 86
TIỂU KẾT.................................................................................................................. 88

CHƢƠNG 3. QUÁ TRÌNH THƠNG DIỄN VĂN BẢN NGUỒN VÀ
VAI TRỊ CỦA DỊCH GIẢ: TRƢỜNG HỢP BẢN DỊCH
GIÁN TIẾP TIẾNG HÀN JEONJAENG-UI SEULPEUM
전쟁의 슬픔 TỪ NỖI BUỒN CHIẾN TRANH..................................... 90
3.1. Mối quan hệ giữa nguyên tác với bản dịch và vai trò của dịch giả với tƣ cách
là ngƣời thông diễn............................................................................................. 92
3.2. Khái lƣợc về phiên dịch gián tiếp....................................................................... 96
3.2.1. Đặc điểm của phiên dịch gián tiếp............................................................. 96
3.2.2. Sự khác biệt về quá trình thông diễn giữa dịch giả dịch qua văn bản
trung gian với dịch giả dịch trực tiếp từ nguyên tác.................................. 98
3.2.3. Giới thiệu bản dịch gián tiếp Jeonjaeng-ui seulpeum 전쟁의 슬픔
(Nỗi buồn chiến tranh) của dịch giả Park Chan-gyu............................... 103
3.3. Khảo sát các phƣơng diện thông diễn trong bản dịch gián tiếp tiếng Hàn
Jeonjaeng-ui seulpeum 전쟁의 슬픔 từ Nỗi buồn chiến tranh..................... 107
3.3.1. Thông diễn về ngôn ngữ.......................................................................... 108
3.3.2. Thông diễn về văn hóa............................................................................. 123
3.3.3. Thơng diễn về tác phẩm........................................................................... 140
TIỂU KẾT................................................................................................................ 154


3

CHƢƠNG 4. QUÁ TRÌNH VIẾT LẠI – XUẤT BẢN VÀ TÍNH KHẢ KIẾN
CỦA DỊCH GIẢ: TRƢỜNG HỢP BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT
HÃY CHĂM SÓC MẸ TỪ EOMMALEUL BUTAGHAE
엄마를 부탁해........................................................................................ 156
4.1. Vấn đề viết lại Ŕ xuất bản và tính khả kiến của dịch giả.................................. 157

4.2. Đặc điểm tự sự và những hạn chế trong phiên dịch tác phẩm
Eommaleu butaghae 엄마를 부탁해............................................................ 161
4.2.1. Đặc điểm tự sự......................................................................................... 162
4.2.2. Những hạn chế trong phiên dịch tác phẩm........................................... 168
4.3. Khảo sát kết quả viết lại Ŕ xuất bản và tính khả kiến của dịch giả
trong dịch phẩm tiếng Việt Hãy chăm sóc mẹ............................................ 169
4.3.1. Tính khả kiến trong cận văn bản.............................................................. 170
4.3.2. Tính khả kiến trong văn bản................................................................... 174
4.3.3. Tính khả kiến ngồi văn bản................................................................... 195
TIỂU KẾT................................................................................................................ 202

KẾT LUẬN.................................................................................................. 204
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.................................................................................. 208
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 209
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 232


4

DANH SÁCH PHỤ LỤC
STT
1
2
3
4
5

6


7
8
9

TÊN PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Những thành tựu nghiên cứu liên quan đến phiên
dịch ở Việt Nam và Hàn Quốc
Phụ lục 2: Khái quát tiến trình phát triển giao lƣu văn hóa giữa
Việt Nam và Hàn Quốc
Phụ lục 3: Các danh sách của tác phẩm dịch theo hình thức và
chủ đề
Phụ lục 4: Danh mục tác phẩm văn học dịch Việt Ŕ Hàn, Hàn Ŕ
Việt (tính đến ngày 31/08/2018)
Phụ lục 5: Bảng đối chiếu nguyên tác tiếng Việt Ŕ bản dịch
trung gian tiếng Pháp (và tiếng Anh) Ŕ bản dịch gián
tiếp tiếng Hàn từ Nỗi buồn chiến tranh
Phụ lục 6: Giới thiệu tác giả và đặc điểm nghệ thuật trong tiểu
thuyết Eommaleul butaghae 엄마를 부탁해
Phụ lục 7: Đối chiếu nguyên tác tiếng Hàn Ŕ bản dịch tiếng
Việt Ŕ bản dịch tiếng Anh của tiểu thuyết
Eommaleul butaghae 엄마를 부탁해
Phụ lục 8: Toàn văn nội dung trả lời phỏng vấn của dịch giả
Phụ lục 9: Bảng đối chiếu Anh Ŕ Hàn Ŕ Việt của các thuật ngữ
dùng trong Phiên dịch học

TRANG
235
250
261
273

295

318

324
326
345


5

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kể từ khi Tháp Babel Ŕ thứ đƣợc xem là biểu tƣợng thách thức quyền lực của
Đức Chúa Trời sụp đổ, phiên dịch1 đã trở thành một phƣơng tiện đối thoại quan
trọng không thể thiếu trong cuộc sống loài ngƣời. Những ngƣời sử dụng những
ngôn ngữ khác nhau đã và đang cố gắng đối thoại và xây dựng con đƣờng để hiểu
đƣợc nhau thơng qua phiên dịch. Trong các loại phiên dịch thì phiên dịch văn học là
loại phiên dịch đặc biệt có khả năng nâng cao mức độ đối thoại và giao lƣu hơn hẳn
các loại phiên dịch khác thông qua việc tạo ra “sự đồng cảm” vƣợt xa “sự hiểu biết”
đơn giản.
Trên bề mặt, phiên dịch văn học có thể dễ dàng đƣợc coi nhƣ chỉ là hành vi
phiên dịch của một mình dịch giả hoặc là một kết quả đƣợc tạo ra bởi hành vi ấy,
nhƣng về bản chất, đó là một hành vi xã hội hoặc kết quả xã hội đƣợc đặc trƣng bởi
mối quan hệ phức tạp giữa các yếu tố liên quan đến từng bối cảnh của phiên dịch
(context of a translation)2 trong các phƣơng diện nhƣ mục đích, q trình, kết quả
và sự tiếp nhận, v.v… của phiên dịch. Vì vậy, phiên dịch văn học khơng thể tồn tại
“một mình” dù là trong trƣờng hợp nào. Trong tất cả các phƣơng diện liên quan đến
phiên dịch văn học phải có bên phát, bên nhận, đối tƣợng để phát - nhận và bối cảnh
mà trong đó có những yếu tố ấy với mối quan hệ mật thiết với nhau3. Điều này phù

hợp với 4 yếu tố giao tiếp (4 factors of communication) bao gồm ngƣời sản xuất
Trong tiếng Việt, từ “translation” (dịch viết) thƣờng đƣợc dịch thành “phiên dịch” hay “dịch
thuật”. Tuy nhiên, ở các nƣớc Đông Á nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, hay Hàn Quốc, “translation”
đƣợc nhất quán dịch thành “phiên dịch” (飜譯/翻訳/번역). Theo xu thế này, trong luận án chúng
tôi sử dụng từ “phiên dịch” để dịch từ “translation”. Mặt khác, chúng tôi dịch từ “interpretation”
(dịch nói) thành “thơng dịch” để phân biệt với phiên dịch.
1

Prunč (1997, 2000) gọi bối cảnh của phiên dịch là “văn hóa phiên dịch”. Ơng xác định rằng văn
hóa phiên dịch là cái biến đổi giống nhƣ chuẩn mực, tập qn; và kỳ vọng đó sẽ là hình thái của
hành vi cho tất cả tƣơng tác trong lĩnh vực phiên dịch (nhƣ trích dẫn ở Pym, 2012/2016, tr.219).
2

Tất cả các phiên dịch đều đƣợc thực hiện trong bối cảnh đƣợc hình thành với những yếu tố cần
thiết; phải sẵn có cái gì đó để dịch, lý do xã hội phải thực hành nhƣ vậy, kế hoạch làm bản dịch có
tính chất nhƣ thế nào, thời gian, khơng gian, kinh phí để dịch và cơng nghệ trí tuệ, v.v… Khi có
đồng thời tất cả những điều này, phiên dịch mới đƣợc sản xuất (Pym, 2012/2016, tr.206).
3


6

thông điệp, ngƣời tiếp nhận thông điệp, thông điệp và tình huống giao tiếp. Từ điều
này, chúng ta có thể có căn cứ để nhìn phiên dịch văn học từ góc độ lý thuyết giao
tiếp.
Về mặt mục đích và sự tiếp nhận kết quả của nó, phiên dịch văn học không
chỉ đơn thuần “truyền đạt” tác phẩm văn học mà thông qua việc truyền đạt ấy,
những ngƣời từ các ngôn ngữ khác, văn hóa khác có thể đối thoại một cách gián tiếp
bằng cách hiểu biết và đồng cảm với nhau, rồi cuối cùng chuyển hóa bản thân mình
theo hƣớng tích cực. Chính vì thế, phiên dịch văn học, đƣợc thực hiện bởi nhu cầu

của những ngƣời tiếp nhận tƣơng đối mạnh hơn so với việc sáng tác văn học, mang
tính chất giao tiếp mạnh mẽ. Xét cho cùng, phiên dịch văn học đúng là “hoạt động
xã hội” đƣợc thực hiện bởi “việc giao tiếp” giữa “hai bên” thông qua “dịch phẩm”.
Thế nhƣng, “dịch phẩm” chỉ có thể tồn tại khi một ngƣời trung gian đƣợc gọi là
“dịch giả” tham gia vào quá trình giao tiếp này và thực hiện hành vi phiên dịch cụ
thể. Và khác với các tình huống giao tiếp thông thƣờng, cuộc giao tiếp thông qua
phiên dịch văn học có đặc trƣng mà bên phát và bên nhận không đƣợc tồn tại ở cùng
một thời gian, cùng một khơng gian. Vì vậy, nó sẽ phải có diện mạo phức tạp hơn
các cuộc giao tiếp thông thƣờng khác.
Về mặt q trình, phiên dịch văn học phải thơng qua hai lần quá trình giao
tiếp để làm nguyên tác đƣợc tái sản xuất thành “dịch phẩm” dƣới sự trung gian của
dịch giả. Khi nhìn phiên dịch từ bề mặt quá trình, chúng ta cần chú ý đến sự tồn tại
và hành vi của dịch giả đang ở trong “không gian giữa các nền văn hóa (間文化)”
trong mối quan hệ với hai nền văn hóa khác nhau. Trong tồn bộ quá trình giao tiếp
đƣợc gọi là hành vi phiên dịch, dịch giả đóng vai trị trung gian, nhƣng khi chia ra
thành hai lần quá trình giao tiếp khác nhau thì vai trò của dịch giả sẽ biến đổi từ
ngƣời (tiếp) nhận tin lúc đầu sang ngƣời phát tin lúc sau. Khi nhắc đến việc phiên
dịch văn học luôn đƣợc thực hiện trên bối cảnh riêng của nó, chúng ta có thể nhận ra
rằng, trong khi thay đổi vai trò của mình từ ngƣời tiếp nhận sang ngƣời phát tin,
dịch giả có thể khơng thiết lập đƣợc mối quan hệ cố định hoặc điển hình với các yếu


7

tố khác nhau trong bối cảnh ấy. Vì vậy, hai lần q trình giao tiếp đƣợc thực hiện
thơng qua “hành vi và lựa chọn cụ thể” của dịch giả sẽ phải có diện mạo phức tạp
hơn q trình giao tiếp thơng thƣờng khác.
Ngun nhân vì sao ngành nghiên cứu phiên dịch lại mất nhiều thời gian để
đƣợc công nhận là một lĩnh vực nghiên cứu khoa học độc lập, chính là vì phiên dịch
thƣờng đƣợc coi là cơng trình cơ bản cho các lĩnh vực nghiên cứu khác. Ngƣợc lại,

phiên dịch còn phải vay mƣợn thành quả của những lĩnh vực nghiên cứu khác để
tiến hành nghiên cứu chính mình. Chúng tôi xin đƣợc thêm vào đây một nguyên
nhân khác nữa: đó là đặc tính của hành vi phiên dịch. Để tiến hành nghiên cứu,
chúng ta phải giải thích về đối tƣợng nghiên cứu một cách có hệ thống và tổng hợp
lại nội dung giải thích ấy, và cuối cùng, thiết lập một lý thuyết có thể đƣợc áp dụng
phổ quát. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp nghiên cứu phiên dịch, đặc biệt là nghiên cứu
phiên dịch văn học, rất khó để thiết lập một lý thuyết nào đó có thể đƣợc áp dụng
phổ quát vào nhiều tình huống phiên dịch khác nhau. Bởi vì khơng bao giờ có đƣợc
những bản dịch hoàn toàn giống nhau, dù các bản dịch ấy đã đƣợc dịch từ cùng một
nguyên tác do cùng một dịch giả, với lý do tất cả mọi phiên dịch đều có đặc tính
riêng về mặt bối cảnh của phiên dịch theo từng trƣờng hợp một. Do đó, về phiên
dịch, khoảng cách giữa giới học thuật với giới nghiệp vụ thực tế vẫn cịn rất lớn.
Chúng tơi thiết nghĩ rằng cách nhìn phiên dịch văn học, là một đối tƣợng đã đƣợc
hoàn thành với mối quan hệ giao tiếp phức tạp giữa các yếu tố đa dạng, từ góc độ
của một trong hai bên là nguyên tác hoặc độc giả đã góp phần tạo ra khoảng cách
này. Giờ đây, chúng ta cần tránh nghiên cứu phiên dịch một cách hạn hẹp, chẳng
hạn nhƣ việc đánh giá phiên dịch trên bề mặt, qua việc chỉ trích những lỗi dịch sai,
săm soi tìm nhƣợc điểm của bản dịch, hay việc tìm kiếm phƣơng pháp hoặc chiến
lƣợc để dịch đƣợc một cách hoàn hảo dựa theo tiêu chuẩn nguyên tác hoặc độc giả.
Tất cả các vật thể có nhiều diện mạo khác nhau, và các diện mạo này cần đƣợc xem
xét riêng biệt và kỹ lƣỡng. Tuy nhiên, nghiên cứu phiên dịch văn học hơi khó để
thiết lập một lý thuyết chung bằng cách kết hợp các trƣờng hợp riêng lẻ; vì vậy,
chúng ta cần thực hiện nghiên cứu càng nhiều trƣờng hợp càng tốt, và những nghiên


8

cứu trƣờng hợp này cần xem xét những diện mạo đa dạng của phiên dịch văn học từ
quan điểm tổng hợp để có thể đáp ứng đƣợc cả lý thuyết lẫn thực hành. Đây là lý do
tại sao chúng tôi nhìn phiên dịch văn học từ quan điểm lý thuyết giao tiếp.


2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Nhƣ đã nói ở mục trên, chúng tơi sẽ khảo sát đặc trƣng của phiên dịch văn
học theo hai khía cạnh nhƣ bề mặt mục đích - sự tiếp nhận kết quả là “giao tiếp
phiên dịch từ quan điểm vĩ mô” và bề mặt quá trình là “giao tiếp phiên dịch từ quan
điểm vi mô”. Để thực hiện nghiên cứu từ quan điểm vĩ mơ, chúng tơi sẽ xem xét
tổng quan tình hình giao lƣu phiên dịch tác phẩm văn học giữa Việt Nam và Hàn
Quốc trong bối cảnh giao lƣu văn hóa giữa hai nƣớc và đánh giá hiện trạng. Tiếp
theo, chúng tôi sẽ chọn hai đối tƣợng nghiên cứu với hình thức phiên dịch đặc biệt
có thể cho thấy đặc trƣng của “quá trình nhận tin” và “quá trình phát tin” một cách
rõ nét để thực hiện nghiên cứu từ quan điểm vi mô.
Trƣớc tiên, để khảo sát nghiên cứu q trình nhận tin, chúng tơi chọn trƣờng
hợp “phiên dịch gián tiếp (phiên dịch qua văn bản trung gian)”, vốn là trƣờng hợp
phức tạp hơn vì bao gồm quá trình dịch giả giải thích nguyên tác và rút ra ý nghĩa
của nó, từ đó, q trình hành vi của dịch giả có thể đƣợc xem xét một cách rõ ràng
hơn. Cụ thể là, chúng tôi chọn dịch phẩm tiếng Hàn Jeonjaeng-ui seulpeum 4
전쟁의 슬픔 đã dịch tác phẩm tiếng Việt Nỗi buồn chiến tranh theo hình thức
phiên dịch gián tiếp từ bản dịch tiếng Pháp với sự tham khảo bản dịch tiếng Anh5
làm đối tƣợng phân tích. Ở đó, chúng tơi sẽ khảo sát q trình dịch giả đọc hiểu
4

Trong toàn bộ luận án này, cách đọc phiên âm của tiếng Hàn đã đƣợc thực hiện theo trang web hỗ
trợ phiên dịch Google ().
Trƣớc bản dịch này đã có một bản dịch tiếng Hàn khác từ Nỗi buồn chiến tranh do dịch giả Choi
Jong-min dịch gián tiếp từ bản dịch tiếng Anh (thông tin này chƣa đƣợc xác minh). Tuy nhiên, bản
dịch này không đƣợc các độc giả Hàn Quốc biết đến rộng rãi. Thông tin chi tiết về hai bản dịch
gián tiếp này, tham khảo mục “3.2.3. Giới thiệu bản dịch gián tiếp Jeonjaeng-ui seulpeum 전쟁의
슬픔(Nỗi buồn chiến tranh) của dịch giả Park Chan-gyu”.
5



9

nguyên tác một cách gián tiếp thông qua bản dịch trung gian và rút ra ý nghĩa của nó
để dịch; phân tích chúng từ góc độ “hành vi thơng diễn6 nguyên tác của dịch giả
phiên dịch gián tiếp”.
Bên cạnh đó, để khảo sát nghiên cứu quá trình phát tin, chúng tôi chọn một
trƣờng hợp chịu sự ảnh hƣởng từ bên ngồi nhiều hơn trong q trình phiên dịch do
hồn cảnh phiên dịch tƣơng đối khắc nghiệt hơn. Cụ thể là, chúng tôi sẽ khảo sát
trƣờng hợp dịch phẩm tiếng Việt Hãy chăm sóc mẹ đã đƣợc dịch từ nguyên tác tiếng
Hàn Eommaleu butakhae 엄마를 부탁해 và xuất bản dƣới sự hiệu đính đối chiếu
với bản dịch tiếng Anh của nhà xuất bản. Đây là một trƣờng hợp mà ngƣời hiệu
đính đặt tên mình là đồng dịch giả vì tỷ lệ hiệu đính đối chiếu tăng lên trong q
trình phiên dịch. Chúng tơi sẽ khảo sát hình ảnh của dịch giả viết bản thảo phiên
dịch và những ảnh hƣởng của bên ngoài, nhƣ nhà xuất bản, tất cả đƣợc phản ánh
nhƣ thế nào trong dịch phẩm từ góc độ “việc viết lại nguyên tác và sự ảnh hƣởng
của quá trình xuất bản”. Đặc biệt ở đây, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích nghiên cứu
dựa trên khái niệm “tính (bất) khả kiến của dịch giả” (translator‟s (in)visibility) do
Lawrence Venuti đề xuất, là một khái niệm chỉ ra mối quan hệ quyền lực giữa dịch
giả với các yếu tố xung quanh nhƣ nhà xuất bản, v.v... trong quá trình phiên dịch tác
phẩm văn học.
Chúng tôi chọn hai tác phẩm này làm đối tƣợng nghiên cứu mà không chọn
những trƣờng hợp phiên dịch phổ biến thơng thƣờng vì những lẽ sau đây: Thứ nhất,
qua hai tác phẩm này, chúng tôi nhận thấy ý đồ giao tiếp và đặc trƣng của giao tiếp
rõ ràng hơn và nổi bật hơn; thứ hai, đặc điểm của q trình thơng diễn cũng hết sức
tập trung (bản dịch gián tiếp tiếng Hàn của Nỗi buồn chiến tranh) và áp lực của
ngoại cảnh vào công việc phiên dịch cũng rất rõ (bản dịch tiếng Việt từ Eommaleu
butakhae 엄마를 부탁해). Việc phân tích Ŕ nghiên cứu hai trƣờng hợp phiên dịch

Trong tiếng Việt, có một số thuật ngữ khác đƣợc sử dụng để diễn đạt khái niệm “hermeneutic(s)”

nhƣ: giải thích (học), diễn giải (học), v.v… Trong luận án này, chúng tôi xin đƣợc sử dụng thuật
ngữ “thông diễn (học)” với hàm nghĩa đƣợc giải thích ở chú thích 90 tiếp theo sau đây.
6


10

này sẽ cho thấy hình ảnh dịch giả với tƣ cách là ngƣời (tiếp) nhận tin và hình ảnh
dịch giả với tƣ cách là ngƣời phát tin một cách rõ ràng hơn trong khi khơng thể phân
biệt dứt khốt hai quá trình nhận tin và phát tin trong cả quá trình phiên dịch thực tế.

3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Về phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể, chúng tôi xin đƣợc ứng dụng cách phân
tích trƣờng hợp thực tế theo hƣớng tiếp cận liên ngành và phƣơng pháp Phiên dịch
học mô tả (hay là Nghiên cứu phiên dịch mô tả) (DTS: Descriptive Transaltion
Studies) do James S. Holmes đã đề xuất. phƣơng pháp Phiên dịch học mô tả tập
trung ở ba phƣơng diện sau: (1) phƣơng pháp Phiên dịch học mô tả dịch phẩm
(Product-oriented DTS), (2) phƣơng pháp Phiên dịch học mô tả chức năng phiên
dịch (Function-oriented DTS) và (3) phƣơng pháp Phiên dịch học mơ tả q trình
phiên dịch (Process-oriented DTS). Khi nghiên cứu “giao tiếp phiên dịch từ quan
điểm vĩ mô”, chúng tôi sẽ vận dụng “DTS chức năng phiên dịch” là phƣơng pháp
nghiên cứu chức năng phiên dịch trong bối cảnh xã hội-văn hóa của bên tiếp nhận
phiên dịch trên cơ sở “lịch sử giao lƣu phiên dịch văn học giữa Việt Nam và Hàn
Quốc”. Còn khi nghiên cứu “giao tiếp phiên dịch từ quan điểm vi mơ” thì chúng tôi
sẽ vận dụng “DTS dịch phẩm” là phƣơng pháp nghiên cứu phân tích, so sánh nội
dung của từng dịch phẩm, và tham khảo nội dung phỏng vấn dịch giả. Chúng tơi sẽ
theo dõi ngƣợc lại q trình ra quyết định của dịch giả và quá trình ảnh hƣởng của
các yếu tố khác tới sự sản xuất dịch phẩm thông qua việc xác nhận đặc trƣng của
các quá trình phiên dịch dƣới sự phân tích trƣờng hợp thực tế, việc xem xét đặc
trƣng của văn bản đích (VBĐ) trong văn hóa của văn bản đích và việc xác định sự

khác biệt dƣới sự đối chiếu phân tích văn bản nguồn (VBN) với văn bản đích, rồi
khảo sát mối quan hệ nhân quả của sự khác biệt ấy theo phƣơng pháp Phiên dịch
học mô tả. Cuối cùng, chúng tôi sẽ mô tả đặc trƣng của q trình phiên dịch ấy
thơng qua sự tổng hợp các sự khác biệt và mối quan hệ nhân quả đã đƣợc xác nhận
giữa văn bản nguồn và văn bản đích. Phƣơng pháp nghiên cứu này bắt nguồn từ tiền


11

đề cơ bản “tất cả các yếu tố liên quan đến quá trình phiên dịch sẽ để lại dấu vết trên
văn bản đích”. Để triển khai đề tài nghiên cứu của chúng tơi, “DTS q trình phiên
dịch” rất cần thiết. Tuy nhiên, do đặc trƣng của phƣơng pháp nghiên cứu DTS quá
trình phiên dịch nhƣ là miêu tả tâm lý, tâm trí của dịch giả trong q trình phiên
dịch tác phẩm ấy, nghiên cứu theo phƣơng pháp này thực tế rất khó để thực hiện. Vì
vậy, chúng tơi sẽ tiến hành phỏng vấn dịch giả để thay thế DTS quá trình phiên dịch.
Toury (1995) cho rằng khi xem xét lời nói của những ngƣời tham gia q trình
phiên dịch thì phải chú ý đặc biệt vì nó có thể mang tính chất nghiêng về một phía.
Tuy nhiên, việc xem xét nội dung giải thích hoặc trần thuật của họ có ý nghĩa nhất
định vì trong trƣờng hợp tối ƣu, nó có thể cho biết nhiều điều về phƣơng thức làm
việc của các dịch giả, ngay cả trong trƣờng hợp xấu nhất, nó có thể cung cấp cơ hội
để nghe những suy nghĩ của họ về những gì họ nên làm với tƣ cách là dịch giả
(Munday, 2016, tr.233-234).
Dù chúng tôi đã phân loại quá trình phiên dịch ra quá trình nhận tin và quá
trình phát tin để xem xét đƣợc các quá trình giao tiếp một cách chi tiết hơn, nhƣng
trên thực tế, hai quá trình giao tiếp này là một quá trình liên tiếp đƣợc thực hiện liên
tục mà không bị gián đoạn bởi dịch giả là chủ thể của hành vi. Chúng ta có thể coi
rằng q trình nhận tin nhƣ là “tiền đề” của quá trình phát tin, cịn q trình phát tin
nhƣ là “mục đích” của q trình nhận tin. Nhƣng quả thật, rất khó để phân biệt rõ
ràng giữa quá trình nhận tin và quá trình phát tin. Điều này cho thấy rằng phƣơng
pháp nghiên cứu của chúng tôi (phƣơng pháp nghiên cứu đối chiếu văn bản của dịch

phẩm vốn là sản phẩm tổng hợp của quá trình nhận tin và quá trình phát tin với văn
bản của nguyên tác để lấy ra sự khác biệt) về cơ bản có hạn chế là khó có thể xem
xét phân loại quá trình nhận tin và quá trình phát tin. Bởi vì việc phân biệt một kết
quả cụ thể đã đƣợc sinh ra từ nguyên nhân nào là khá khó. Vì vậy, chúng tơi sẽ xem
xét riêng biệt hai quá trình là quá trình nhận tin và q trình phát tin với hai tác
phẩm có đặc trƣng về quá trình phiên dịch khác nhau và hai khái niệm phù hợp với
hai quá trình phiên dịch này nhƣ “việc thơng diễn ngun tác” và “tính (bất) khả
kiến dịch giả” nhƣ là các giải pháp thay thế; thêm vào đó, để khắc phục hạn chế này,


12

chúng tôi sẽ tiến hành phỏng vấn dịch giả với nội dung liên quan đến các quá trình
phiên dịch và sử dụng kết quả đó nhƣ là một tài liệu tham khảo.

4. Đóng góp mới của luận án
Trong suốt quá trình, phiên dịch văn học phải chịu sự can thiệp của nhiều yếu
tố ở từng giai đoạn, dịch giả là chủ thể của hành vi phiên dịch văn học phải duy trì
sự cân bằng và tiếp tục có những lựa chọn tốt nhất thông qua giao tiếp với nhiều yếu
tố này. Dịch giả liên tục giao tiếp với nhiều yếu tố trong quá trình phiên dịch, tức là
dịch giả làm cho ý nghĩa của văn bản nguồn đã đƣợc bản thân nắm bắt “hiện tại hóa”
trong thời gian và khơng gian văn hóa của văn bản đích. Do bởi cơng việc nhƣ thế
của dịch giả, nguyên tác sẽ có thể kéo dài tuổi thọ của nó ở nơi khác, với hình dạng
khác. Giữa hai nền văn hóa, các bản dịch mới có thể đƣợc tạo ra theo “hiện tại” của
dịch giả, và nhờ bản dịch ấy, nguyên tác có thể kéo dài sức sống của mình. Đặc
điểm của luận án này là chú ý đến tình hình “hiện tại” nhƣ vậy của dịch giả văn học.
Luận án của chúng tôi sẽ có những đóng góp cụ thể về các phƣơng diện nhƣ
sau:
- Khác với các thành tựu nghiên cứu trƣớc đây chủ yếu tập trung miêu tả tình hình
phiên dịch tác phẩm văn học Hàn Quốc sang tiếng Việt trong thời gian nhất định

(nhƣ sau năm 1992 là thời điểm chính thức tái thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt
Nam và Hàn Quốc), luận án khảo sát cả hai tình hình phiên dịch tác phẩm văn học
Hàn Quốc sang tiếng Việt và phiên dịch tác phẩm văn học Việt Nam sang tiếng Hàn
thông qua việc sƣu tập tất cả danh sách dịch phẩm (bản dịch) từ quá khứ đến hiện
tại, trong phạm vi khả năng của chúng tôi, và phân tích so sánh những đặc trƣng của
cuộc giao lƣu phiên dịch tác phẩm văn học song phƣơng ấy. Với kết quả nghiên cứu
này, luận án sẽ đƣa ra cơ hội để có thể nhận thức tình hình giao lƣu phiên dịch tác
phẩm văn học giữa hai nƣớc đã đƣợc triển khai trong tình trạng mất cân bằng và cơ
hội thay đổi ý thức để tạo ra hồn cảnh có thể dịch và giới thiệu những tác phẩm văn


13

học của hai nƣớc một cách công bằng với nhau cả về mặt số lƣợng lẫn về mặt chất
lƣợng.
- Luận án khơng nhằm mục đích chỉ đơn thuần so sánh và đánh giá kết quả hay phân
biệt đúng sai, hoặc cung cấp phƣơng pháp dịch cho chính xác. Bắt đầu từ việc thừa
nhận sự khác biệt của các kết quả phiên dịch theo “hiện tại” của dịch giả nhƣ đã nói
ở trên, tức là theo sự khác biệt của thời gian và không gian mà phiên dịch đang đƣợc
thực hiện hoặc sự khác biệt của bối cảnh, và căn cứ vào việc khảo sát quá trình cho
đến khi lấy đƣợc kết quả phiên dịch nhƣ thế, đối với dịch giả thì luận án sẽ đƣa ra
một ví dụ có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo cho hành vi phiên dịch thực tế,
còn đối với độc giả và các nhà nghiên cứu thì sẽ tạo ra cơ hội để hiểu sâu sắc hơn về
hành vi phiên dịch văn học thực tế và dịch phẩm.
- Phạm vi nghiên cứu của luận án đã bao gồm cả các yếu tố ngoài dịch giả, thƣờng
ảnh hƣởng tới hành vi của dịch giả, nhƣ nhà xuất bản và các yếu tố xung quanh
trong quá trình phiên dịch văn học. Qua phạm vi nghiên cứu này, luận án sẽ đƣa ra
một số nhận thức mới đối với nghiên cứu phiên dịch văn học vốn chƣa có lý luận cụ
thể vận dụng đƣợc trong nghiên cứu trƣờng hợp.


5. Cấu trúc luận án
Ngoài phần MỞ ĐẦU (10 trang), KẾT LUẬN (4 trang), DANH MỤC TÀI
LIỆU THAM KHẢO (23 trang, 253 tài liệu) và PHỤ LỤC (128 trang), luận án đƣợc
triển khai trên 4 chƣơng:
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU (30 trang)
Chƣơng 1 vừa là bản tóm tắt mơ tả tiến trình thay đổi khái niệm (hay lý thuyết) giao
tiếp trong nghiên cứu Phiên dịch học trên thế giới, vừa là bản tổng kết những tài liệu
của Việt Nam và Hàn Quốc có cùng đề tài với luận án này là giao lƣu văn học và
giao tiếp trong phiên dịch.


14

Chƣơng 2: PHIÊN DỊCH VĂN HỌC TRONG BỐI CẢNH GIAO LƢU VĂN
HÓA GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC (45 trang)
Chƣơng 2 đi vào nội dung cơ bản là nghiên cứu toàn cảnh lịch sử giao lƣu phiên
dịch tác phẩm văn học giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
Chƣơng 3: QUÁ TRÌNH THƠNG DIỄN VĂN BẢN NGUỒN VÀ VAI TRỊ
CỦA DỊCH GIẢ: TRƢỜNG HỢP BẢN DỊCH GIÁN TIẾP TIẾNG
HÀN JEONJAENG-UI SEULPEUM 전쟁의 슬픔 TỪ NỖI
BUỒN CHIẾN TRANH (66 trang)
Chƣơng 4: QUÁ TRÌNH VIẾT LẠI-XUẤT BẢN VÀ TÍNH KHẢ KIẾN CỦA
DỊCH GIẢ: TRƢỜNG HỢP BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT HÃY CHĂM
SÓC MẸ TỪ EOMMALEUL BUTAGHAE 엄마를 부탁해 (48
trang)
Chƣơng 3 và chƣơng 4 là quá trình nghiên cứu và chứng minh một vấn đề: quá trình
phiên dịch văn học thƣờng đƣợc cho là một quá trình mà dịch giả là ngƣời có tồn
quyền quyết định trong suốt thời gian thực hiện. Tuy nhiên, thực tế là dịch giả cịn
phải trải qua các q trình đối thoại và chịu sự ảnh hƣởng từ nhiều yếu tố khác nhau

trong khi thực hiện quá trình phiên dịch văn học kể trên.


15

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý thuyết của đề tài
1.1.1. Phiên dịch học và Lý thuyết Giao tiếp
Phiên dịch, đặc biệt là phiên dịch văn học về mặt bản chất có tính chất giao
tiếp. Vì vậy, khơng khó để tìm kiếm những ví dụ đã áp dụng quan điểm giao tiếp
vào nghiên cứu phiên dịch. Trƣớc tiên, về mặt phƣơng pháp phiên dịch, một ví dụ
tiêu biểu đã áp dụng quan điểm giao tiếp vào nghiên cứu phiên dịch chính là khái
niệm “nguyên lý hiệu quả tƣơng đƣơng” (the principle of equivalent effect) của
Eugene A. Nida (1964, ngƣời truyền giáo kiêm nhà ngôn ngữ học/phiên dịch học
của Hoa Kỳ). Khái niệm này cho rằng: “về cơ bản, mối quan hệ giữa ngƣời tiếp
nhận với thông điệp của văn bản đích (target text, có thể gọi tắt là “TT”) phải đồng
nhất với mối quan hệ giữa ngƣời tiếp nhận với thơng điệp của văn bản nguồn
(source text, có thể gọi tắt là “ST”)” (Munday, 2016, tr.68). Nói cách khác, nguyên
lý hiệu quả tƣơng đƣơng cho rằng “hiệu quả” đến từ kết quả giao tiếp giữa văn bản
đích với độc giả của văn bản đích phải đồng nhất với “hiệu quả” đến từ kết quả giao
tiếp giữa văn bản nguồn với độc giả của văn bản nguồn. Thế nhƣng, làm thế nào
chúng ta có thể nắm bắt và đo lƣờng “hiệu quả” do độc giả của văn bản nguồn đã
cảm nhận đƣợc? Vả lại, vì độc giả của văn bản nguồn không mang ý nghĩa là cá
nhân mà là tập thể, khi nhắc đến cảm xúc của các thành viên trong một tập thể
không thể lúc nào cũng giống nhau đƣợc, vậy chúng ta làm thế nào biết đƣợc “hiệu
quả do độc giả của văn bản nguồn cảm nhận” chỉ ra là hiệu quả do ngƣời nào trong
văn hóa của văn bản nguồn cảm nhận? Phƣơng pháp và kết quả nghiên cứu của ơng
khá phi thực tế vì khơng thể trả lời chính xác các câu hỏi này. Tuy nhiên, với đề tài
của luận án này, khái niệm của ông có ý nghĩa quan trọng vì đã nhấn mạnh rằng

phiên dịch văn học là một hành vi dẫn dắt sự tƣơng tác giữa văn bản nguồn với độc
giả của văn bản đích thơng qua việc nhận thức rằng phiên dịch văn học không chỉ
dừng lại ở hành vi của dịch giả chuyển ngôn ngữ của văn bản nguồn sang ngôn ngữ


16

đích, mà bao gồm cả giai đoạn mà độc giả của văn bản đích tiếp nhận kết quả ấy và
đƣa sự tồn tại của độc giả ấy vào nghiên cứu phiên dịch.
Sau Nida, một số nhà nghiên cứu Phiên dịch học nhƣ Peter Newmark của
Anh và Werner Koller của Đức đã đƣa quan điểm giao tiếp vào nghiên cứu phiên
dịch. Newmark (1981, tr.39) phân loại phiên dịch thành phiên dịch ngữ nghĩa
(semantic translation) và phiên dịch giao tiếp (communicative translation). Ông cho
rằng “phiên dịch giao tiếp cố gắng đạt hiệu quả gần nhất với hiệu quả mà văn bản
nguồn đã gây ra cho độc giả của văn bản nguồn ngay trong bản dịch, còn phiên dịch
ngữ nghĩa cố gắng truyền đạt ý nghĩa văn cảnh (contextual meaning) của văn bản
nguồn với mức độ chính xác tối đa trong phạm vi của cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc
cú pháp của ngơn ngữ đích”. Phiên dịch giao tiếp của Newmark có ý nghĩa vì đã
chú ý đến vấn đề “giao tiếp” ý nghĩa (thông điệp) của văn bản nguồn với độc giả
dƣới sự cơng nhận tính chủ quan của phiên dịch và tính bất khả của “hiệu quả tƣơng
đƣơng”; cịn phiên dịch ngữ nghĩa thì có ý nghĩa vì coi trọng “bối cảnh” của văn
bản nguồn khác với dịch theo nghĩa đen. Tuy vậy, nghiên cứu của ơng cũng có hạn
chế là khơng thể hồn tồn vƣợt qua tƣ duy lƣỡng phân thành cách tập trung văn
bản nguồn và cách tập trung độc giả của văn bản đích. Koller (1979) phân chia
tƣơng đƣơng thành 5 loại nhƣ: tƣơng đƣơng sở thị (denotative equivalence), tƣơng
đƣơng liên tƣởng (connotative equivalence), tƣơng đƣơng chuẩn văn bản (textnormative equivalence), tƣơng đƣơng ngữ dụng (pragmatic equivalence, hoặc tƣơng
đƣơng giao tiếp (communicative equivalence)), tƣơng đƣơng hình thức (formal
equivalence) (Munday, 2016, tr.75); trong đó, tƣơng đƣơng ngữ dụng và tƣơng
đƣơng giao tiếp nhấn mạnh tính quan trọng của ngƣời tiếp nhận. Tiếp theo, A.
Neubert và G. Shreve (1992) đề xuất tƣơng đƣơng giao tiếp (communicative

equivalence) vì khơng thể thực hiện tƣơng đƣơng hồn hảo từ quan điểm ngơn ngữ từ vựng; và cho rằng tƣơng đƣơng không phải là mối quan hệ giữa các bề mặt của
văn bản mà là mối quan hệ với hiệu quả, tức là với giá trị giao tiếp (이은숙(Lee
Eun-suk), 2007, tr.250-251).


17

Điểm chung của các khái niệm đƣợc liệt kê ở trên là chúng cho thấy các lý
thuyết gia đã thoát khỏi cách tƣ duy tập trung văn bản nguồn nhƣ trƣớc và bắt đầu
nhận thức “tính quan trọng về độc giả của văn bản đích”. Đó chính là kết quả của
việc áp dụng quan điểm giao tiếp, cho rằng phiên dịch không phải là sự truyền đạt
đơn phƣơng mà là cái đƣợc hoàn thành bởi quan hệ tƣơng tác giữa ngƣời phát tin
với ngƣời tiếp nhận. Thế nhƣng, họ đang tập trung vấn đề “tƣơng đƣơng”, tức là
“phƣơng pháp chuyển ngữ mà không ảnh hƣởng tới giá trị của văn bản nguồn”
trong những vấn đề liên quan đến phiên dịch.
Bên cạnh đó, Katharina Reiss (1971) phân chia loại văn bản theo chức năng
giao tiếp của nó thành 3 loại nhƣ: văn bản thơng tin (informative text) có chức năng
giao tiếp tập trung về nội dung hoặc chủ đề; văn bản diễn cảm (expressive text) có
ngƣời phát tin và hình thức của thông điệp đƣợc nổi bật lên, văn bản thao tác
(operative text) tạo nên hiệu ứng của độc giả hoặc ngƣời tiếp nhận với hình thức
ngơn ngữ đối thoại và văn bản qua phƣơng tiện thính giác (audiomedial text) bổ
sung chức năng với hình ảnh nghe nhìn và âm nhạc, v.v…; rồi đƣa ra phƣơng thức
phiên dịch phù hợp với từng loại văn bản (Munday, 2016, tr.115-116). Kết quả
nghiên cứu của ơng có ý nghĩa quan trọng vì đã xem xét cả mục đích giao tiếp
(communicative purpose) của phiên dịch ngồi hiệu quả do ngơn ngữ gây ra
(Munday, 2016, tr.119). Thế nhƣng, sự phân loại hình thức văn bản của ông có hạn
chế là không phù hợp với nghiệp vụ thực tế của phiên dịch. Holz-Mӓnttӓri (1984)
của Đức đƣa ra lý thuyết hành động phiên dịch (theory of translational action) dƣới
sự kết hợp lý thuyết giao tiếp với lý thuyết hành động. Ơng cho rằng phiên dịch
mang tính tƣơng tác giữa những con ngƣời hƣớng tới mục tiêu và kết quả là một quá

trình giao tiếp (communicative process) bao gồm nhiều vai trò và thành phần tham
gia (Munday, 2016, tr.124). Nghiên cứu của ơng có ý nghĩa vì đã coi phiên dịch tác
động trong bối cảnh xã hội Ŕ văn hóa, nhƣng cịn có hạn chế vì đã lấy phiên dịch
ngoài văn học làm đối tƣợng nghiên cứu và nhấn mạnh ngƣời tiếp nhận của văn bản
đích nhiều hơn văn bản nguồn. Lý thuyết Skopos, là lý thuyết quyết định phƣơng
pháp và chiến lƣợc phiên dịch theo mục đích phiên dịch hoặc chức năng của văn


18

bản đích, cũng cho thấy hạn chế giống nhƣ nghiên cứu của Holz-Mӓnttӓri. Còn
Christiane Nord (1988/1991) đƣa ra cách tiếp cận tổng hợp với sự kết hợp các lý
thuyết của Reiss, Holz-Mӓnttӓri và lý thuyết Skopos của Reiss & Vermeer (1984).
Và bà đã xem lịch sử của phiên dịch nhƣ là lịch sử những chuẩn và nguyên lý của
xã hội đang chi phối mối quan hệ giữa khách hàng, dịch giả với ngƣời tiếp nhận và
kỳ vọng của họ (Pym, 2012/2016, tr.199).
Các lý thuyết phiên dịch chức năng đã đƣợc đề cập ở trên cũng có ý nghĩa vì
coi trọng văn bản đích, độc giả của văn bản đích và bối cảnh của phiên dịch, nhƣng
do đó, lại có hạn chế là tƣơng đối xem thƣờng văn bản nguồn, một sự tồn tại không
thể nào bị bỏ qua trong phiên dịch văn học.
Nhƣ vậy, khi áp dụng quan điểm giao tiếp vào nghiên cứu phƣơng pháp phiên
dịch hoặc đánh giá phiên dịch, hầu hết có xu hƣớng tập trung vào văn bản đích và
độc giả của văn bản đích. Thế nhƣng, khi nghiên cứu phiên dịch từ góc độ hành vi
phiên dịch hoặc bối cảnh phiên dịch xung quanh hành vi phiên dịch v.v…, chứ
khơng phải từ góc độ cấu trúc tuyến tính (linear structure) đơn giản nhƣ cấu trúc
“văn bản nguồn Ŕ dịch giả (văn bản đích) Ŕ độc giả” thì quan điểm giao tiếp có thể
đƣợc áp dụng theo cách khác.
Itamar Even-Zohar (1978/2000, nhà nghiên cứu Phiên dịch học của Israël) đề
xuất lý thuyết đa hệ thống nghiên cứu phiên dịch và văn học dịch trong phạm vi bối
cảnh xã hội Ŕ lịch sử trong đó có văn bản đích và hệ thống văn học Ŕ văn hóa trong

bối cảnh ấy. Lý thuyết của ông đã đƣa ra cách nhìn có thể xem xét các văn bản đích
trong các bối cảnh khác nhau của chúng. Cùng quan điểm với Even-Zohar, Gideon
Toury chủ trƣơng rằng để tổng hợp những cơng trình nghiên cứu từ nhiều góc độ đa
dạng đang đƣợc thực hiện riêng cần phải phát triển lý thuyết Phiên dịch học mô tả
(DTS) do James S. Holmes (1988) đề xuất. Để thực hiện DTS có hệ thống, Toury
(1995/2012, tr.31-34, 102) đƣa ra phƣơng pháp luận theo ba giai đoạn nhƣ sau: (1)
khảo sát đúng vị trí của văn bản là đối tƣợng nghiên cứu ở trong hệ thống của ngơn
ngữ đích (target language, có thể gọi tắt là “TL”) tập trung vào tính trọng yếu


19

(significance) hoặc khả năng chấp nhận (acceptability) của văn bản ấy; (2) xác định
mối quan hệ giữa các bộ phận tƣơng ứng (corresponding segments) của hai văn bản
thông qua việc so sánh và phân tích văn bản của văn bản nguồn và văn bản đích7;
(3) khái qt hóa dƣới sự tổng hợp các mơ hình đã đƣợc rút ra từ hai văn bản sẽ
giúp tái cấu trúc quá trình phiên dịch của cặp đôi văn bản nguồn Ŕ văn bản đích.
Nghiên cứu của ơng có mục tiêu thiết lập giả thuyết cho nghiên cứu DTS với việc
theo dõi quá trình ra quyết định của dịch giả thông qua sự phân tích đối chiếu văn
bản, rồi tái cấu trúc chuẩn (chỉ thị tính năng, performance instructions) đã tác động
trong q trình phiên dịch ấy. Sau này, những học giả của trƣờng phái thao túng
(Manipulation school) nhƣ Theo Hermans (1985) và một số học giả khác nhƣ
Andrew Chesterman (1997) kế thừa nghiên cứu từ quan điểm này.
Bên cạnh đó, Susan Bassnett và André Lefevere (1990) đã báo hiệu cho sự
bắt đầu của Phiên dịch học văn hóa, chú ý đến tƣơng tác giữa phiên dịch với văn
hóa, tức là các yếu tố văn hóa bao gồm cả bối cảnh, lịch sử, cấu trúc quyền lực, ý
thức hệ, tập quán, v.v… ảnh hƣởng tới phiên dịch. Đặc biệt, nhìn từ quan điểm nhƣ
hệ thống văn học tồn tại với tƣ cách là một phần hệ thống văn hóa, André Lefevere
(1992) đã đề xuất khái niệm “viết lại” (rewriting) do lực lƣợng chuyên nghiệp trong
hệ thống văn học nhƣ nhà phê bình, giáo viên, dịch giả, v.v… và lực lƣợng bảo trợ

bên ngoài hệ thống văn học nhƣ nhà xuất bản, truyền thông đại chúng, việc nghiên
cứu khoa học, đảng phái chính trị, v.v… thực hiện. Và với việc đƣa ra khái niệm
“tính (bất) khả kiến của dịch giả” ((in)visibility of the translator), Lawrence Venuti
(1995) đã nghiên cứu về vị thế xã hội và vai trò của dịch giả trong mối quan hệ
tƣơng tác giữa các nền văn hóa với sự chú ý đến các khía cạnh đa dạng của bối cảnh
xã hội văn hóa của phiên dịch, trong đó có dịch giả, ngƣời xuất bản và nhà phê bình,
v.v… Dù nghiên cứu của ông lấy trƣờng hợp của Mỹ mang tính vị chủng mạnh mẽ
làm căn cứ, nhƣng nó vẫn có ý nghĩa vì đã chú ý đến dịch giả là nhân vật chính của
hành vi mà ln ln đƣợc coi nhƣ ngƣời ngồi (hoặc ngƣời vơ hình) và những yếu
7

Toury gọi các bộ phận tƣơng ứng này là “các cặp đôi” (couples pairs); với chúng có thể tìm ra
biến đổi phiên dịch (translation shifts) có tính tất yếu hoặc cố ý (Munday, 2016, tr.175).


20

tố xung quanh văn bản ảnh hƣởng tới hành vi của dịch giả ấy. Còn Anthony Pym
(1991, 2009 & 2012/2016) thì đề xuất khái niệm “đạo đức của dịch giả” (translator
ethics) để luận bàn về đạo đức mà dịch giả phải giữ gìn trong bối cảnh phiên dịch có
nhiều yếu tố tƣơng tác với nhau.
Tóm lại, nghiên cứu phiên dịch từ quan điểm giao tiếp trong giai đoạn đầu
chủ yếu tập trung nghiên cứu tìm ra phƣơng pháp sản xuất dịch phẩm thích hợp
nhất với độc giả của văn bản đích; cịn nghiên cứu phiên dịch từ quan điểm giao
tiếp của giai đoạn sau thì chú ý đến mối quan hệ giữa phiên dịch hay dịch giả với
các yếu tố xung quanh liên quan đến phiên dịch. Trong luận án này, chúng tôi xin
đƣợc đề cập đến “giao tiếp nhƣ là đối thoại và quá trình thực hành phiên dịch của
dịch giả” theo quan điểm nghiên cứu của giai đoạn sau, ngoài quan điểm phán xét
giá trị, thƣờng chỉ tập trung vào nguyên tác hoặc độc giả.


1.1.2. Phiên dịch nhìn từ quan điểm Giao lƣu văn hóa và Lý thuyết giao tiếp
Từ quan điểm vĩ mô, phiên dịch văn học là một cuộc giao tiếp nhƣ là hành vi
trao đổi tác phẩm văn học giữa các tập thể sử dụng các ngơn ngữ khác nhau. Ở đây,
chúng ta có thể hiểu “phiên dịch văn học nhƣ là hành vi trao đổi tác phẩm văn học”
chính là một phần của “giao lƣu văn hóa” thơng thƣờng. Vì vậy, chúng tơi sẽ khảo
sát phiên dịch văn học từ quan điểm giao lƣu văn hóa giữa các quốc gia. Trƣớc tiên,
chúng tơi xin đƣợc thể hiện quá trình triển khai của phiên dịch văn học nhìn từ quan
điểm giao lƣu văn hóa giữa các quốc gia bằng hình ảnh nhƣ sau:


×