Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.76 KB, 5 trang )

. NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ
- Sau thời gian thực tập tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Địa Vật Lý em nhận
thấy rằng nhìn chung công ty CP Công Nghệ Địa Vật Lý với gần mười năm xây
dựng và trưởng thành đã không ngừng phát triển và tìm cho mình một hướng đi
phù hợp với nền kinh tế của đất nước. đặc biệt trong cơ chế thị trường như hiện
nay, sự linh hoạt và nhạy bén trong quản lý kinh tế, quản lý sản xuất đã thực sự
trở thành đòn bẩy tích cực cho quá trình phát triển của doanh nghiệp. Cùng với
sụ nỗ lực phấn đấu của ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên của toàn
doanh nghiệp hiện nay công ty đã có chỗ đứng trên thị trường.
- Qua đây em xin đưa ra một số nhận xét khuyến nghị về công tác quản lý nói
chung và công tác kế toán nói riêng ở công ty CP Công NGhệ Địa Vật Lý như
sau:
* Về công tác tổ chức quản lý
- Công ty đã xây dựng được mô hình quản lý và hạch toán một cách khoa học
phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường và qui mô sản xuất của doanh
nghiệp. Với bộ máy quản lý khoa học này và đặc biệt là sự phân công chức
năng, nhiệm vụ của từng người cụ thể, rõ ràng giúp cho các phòng ban chức
năng phục vụ có hiệu quả cho lãnh đạo trong công việc giám sát quản lý quá
trình sản xuất kinh doanh.
* Về tổ chức công tác kế toán của công ty
- Công tác kế toán của công ty được tổ chức một cách tương đối chặt chẽ với
những nhân viên có năng lực, nhiệt tình trong công việc, được phân công theo
đúng trình độ khả năng của mỗi người. Điều đó góp vào việc nâng cao hiệu quả
trong công tác hạch toán kế toán và quản lý tàI chính của doanh nghiệp
Hiện nay phòng kế toán của công ty đã được bố trí trang thiết bị máy tính hiện
đại, kế toán đã sử dụng phần mềm kế toán vào công tác hạch toán. tuy nhiên số
lượng máy còn ít nên một số phần hành kế toán vẫn phảI theo phương pháp thủ
công. Như vậy doanh nghiệp cần bổ sung thêm để tránh sự nhầm lẫn và tiết
kiệm thời gian tính toán.
- Bên cạnh đó việc công ty áp dụng ghi chép chứng từ sổ sách theo hình thức
chứng từ ghi sổ rất thuận lợi, tránh đI sự ghi chép trùng lặp. Đồng thời với hình


thức này có nhiều mẫu in sẵn do đó làm tăng tính thống nhất trong công tác kế
toán. Tuy nhiên công ty nên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ theo trình tự thời gian.
Sổ này vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ
ghi sổ vừa để kiểm tra đối chiếu số liệu với bảng cân đối tài khoản.
* Về kế toán nghiệp vụ chuyên môn
+ Kế toán lao động tiền lương:
- Công ty đã thực hiện đúng chế độ qui định về công tác kế toán tiền lương và
các khoản trích theo lương. Đồng thời công ty còn sử dụng hệ thống sổ sách tiền
lương 1 cách rõ ràng, chi tiết tạo điều kiện cho việc hạch toán lao động của công
nhân được chính xác và thuận lợi cho việc trả lương người lao động và các đối
tượng khác chính xác và đầy đủ.
- Tuy vậy một vấn đề quan trọng đó là côngty nên xem xét thời gian nghỉ phép
của công nhân viên. theo qui định thời gian nghỉ phép của công nhân viên được
hưởng 100% lương thời gian và khoản tiền lương này được ghi nhận là chi phí
để tính giá thnàh. Để tránh sự ảnh hưởng của lương nghỉ phép đối với giá thành
sản phẩm doanh nghiệp có thể sử dụng 2 phương pháp.
1- Bố trí cho công nhân nghỉ phép đều đặn trong năm thì tiền lương nghỉ
phép được tính trực tiếp vào chi phí.
2- Doanh nghiệp cần trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản
xuất đưa vào chi phí và cuối năm sẽ tiến hành điều chỉnh lại số trích trước
và số thực tế.
Tỉ lệ trích trước tiền lương tổng tiền lương nghỉ phép cnsx dự tính phải
trích trong năm
nghỉ phép =
Tổng tiền lương chính của cnsx phải trả trong năm
Số trích trước tiền lương tiền lương chính phảI tỷ lệ trích
= trả cho người sản xuất X trước TL
phép vào chi phí trong tháng nghỉ
phép
- Cuối năm điều chỉnh số trích trước vào chi phí và số thực chi về tiền lương

nghỉ phép của công nhân sản xuất trong năm
* Kế toán vật liệu công cụ dụng cụ
- Công ty áp dụng phương pháp thẻ song song và hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên. Đây là hình thức ghi sổ và phương pháp
theo dõi dễ làm, tiện dụng và có hiệu quả cao, phù hợp với loại hình sản xuất
của công ty.
- Tuy nhiên do áp dụng phương pháp tính đơn giá xuất theo phương pháp bình
quân cả kỳ dự trữ do vậy đến cuối tháng mới có thể biết được đơn giá xuất. Tuy
có khó khăn nhưng do việc hạch toán và sử dụng sổ sách hợp lý nên sẽ dễ tập
hợp để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm.
* Về kế toán tài sản cố định
- Kế toán tài sản số định ở công ty được theo dõi chặt chẽ, đảm bảo theo đúng
qui định hiện hành về tàI sản cố định. Hiện nay công ty đang thực hiện phương
pháp tính khấu hao theo đường thẳng, đây là phương pháp dễ làm thuận tiện và
chi tiết cho từng loại TSCĐ.
- Hiện nay TSCĐ của công ty chủ yếu là do tự bổ sung và được đầu tư tuy nhiên
đầu tư chưa được nhiều. Do vậy công ty nên tham gia gọi vốn, góp vốn liên
doanh, liên kết để đầu tư dây truyền sản xuất mới. Mặt khác công ty cũng nên
đầu tư, đổi mới nhiều hơn nữa những trang thiết bị lạc hậu không phù hợp với
điều kiện sản xuất để tạo sự hăng say, nhiệt tình cho người lao động.
- Qua những kiến thức đã học ở trường kết hợp với kinh nghiệm tiếp thu được
trong quá trình thực tập tại công ty, đặc biệt sau khi nghiên cứu rõ các phần
hành kế toán em đã mạnh dạn đưa ra 1 số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế
toán ở công ty.
- Tuy nhiên do trình độ còn hạn chế, thời gian thực tập không nhiều nên bàI báo
cáo của em còn nhiều thiếu sót, chưa thể nêu rõ được ưu nhược điểm của công
ty và không thể đưa ra được những ý kiến mang tính toàn diện hơn.
- Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty Cổ Phần Công
Nghệ Địa Vật Lý, các cô các chú trong phòng kế toán và thầy Vũ Đình Vanh –
Giáo viên hướng dẫn cùng các thầy cô giáo khoa kế toán trường Cao Đẳng Kinh

Tế Công Nghiệp Hà Nội đã giúp em hoàn thiện bài báo cáo này.
Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2007
Học sinh: Trần Thị Phương Anh
Phần IV: Nhận xét và xác nhận của doanh nghiệp
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Phần V: Nhận xét và đánh giá của giáo viên
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×