Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Thiết kế phát triển sản phẩm trang phục thời trang tại một số doanh nghiệp may thời trang ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 146 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – HÀ NỘI
_____________

______________

TRẦN THỤY LIÊN

THIẾT KẾ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRANG PHỤC THỜI
TRANG TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP MAY THỜI TRANG
Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Chuyên ngành: Công nghệ Vật liệu Dệt May
Mã đề tài:

DM15A - 12

Người hướng dẫn khoa học: TS. Dƣơng Thị Kim Đức

HÀ NỘI - 2017


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May - Da giầy và Thời trang

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................... I
LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................III


LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... IV
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ V
DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... VI
DANH MỤC BẢNG - BIỂU ................................................................................. VIII
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................1
CHƢƠNG I: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN .............................................................6
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN THIẾT KẾ PHÁT TRIỂN SẢN
PHẨM TRANG PHỤC - THỜI TRANG ...................................................................6
1.1.1. Khái niệm sản phẩm và thiết kế phát triển sản phẩm .......................................6
1.1.2. Một số khái niệm liên quan trong lĩnh vực thời trang.....................................22
1.1.3. Một số khái niệm về sản phẩm và thiết kế sản phẩm trang phục thời trang ...28
1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU .......................................39
1.2.1. Các sách đã xuất bản: ......................................................................................39
1.2.2. Một số luận văn thạc sỹ...................................................................................40
1.2.3. Các tài liệu nƣớc ngoài....................................................................................40
1.3. TIỂU KẾT CHƢƠNG I .....................................................................................41
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..42
2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..............................................................................42
2.2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................42
2.2.1. Yêu cầu đối với đối tƣợng nghiên cứu ............................................................42
2.2.2. Nghiên cứu chung về một số hãng thời trang trên thế giới .............................43
2.2.3. Nghiên cứu chung về một số hãng thời trang ở Việt Nam .............................77
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................95
2.3.1. Phân tích thiết kế phát triển sản phẩm mới của hãng Zara .............................96
2.3.2. Phân tích thiết kế phát triển sản phẩm mới của hãng Uniqlo .........................99

Học viên: Trần Thụy Liên

I


Lớp CH2015A VLDM


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May - Da giầy và Thời trang

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

2.3.3. Phân tích thiết kế phát triển sản phẩm mới của Cơng ty May 10 .................101
2.3.4. Phân tích thiết kế phát triển sản phẩm mới của Canifa .................................102
2.3.5. Phân tích thiết kế phát triển sản phẩm mới của Công ty Dệt Kim Đông Xuân
.................................................................................................................................103
2.4. TIỂU KẾT CHƢƠNG II ..................................................................................105
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................107
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................................107
3.1.1. Đánh giá về thiết kế phát triển sản phẩm của một số hãng thời trang thế giới
và Việt Nam ............................................................................................................108
3.1.2. Đánh giá chung về thực trạng thiết kế phát triển sản phẩm trang phục thời
trang của một số công ty thời trang Việt Nam ........................................................116
3.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRANG
PHỤC THỜI TRANG VIỆT NAM ........................................................................118
3.2.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp ........................................................................118
3.2.2. Mối quan hệ giữa các giải pháp ....................................................................118
3.2.3. Đề xuất các giải pháp ....................................................................................119
3.2.4. Khảo sát mức độ quan trọng của những công đoạn trong thiết kế phát triển
sản phẩm..................................................................................................................123
3.2.5. Khảo sát tính khả thi của những giải pháp ....................................................126
3.3. BÀN LUẬN .....................................................................................................129
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................132
PHỤ LỤC ................................................................................................................134


Học viên: Trần Thụy Liên

II

Lớp CH2015A VLDM


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May - Da giầy và Thời trang

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này là do
tơi nghiên cứu, không trùng lặp với bất kỳ kết quả nghiên cứu nào đã có. Số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực. Tôi cũng xin cam đoan rằng
các kết quả trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc hoặc chỉ rõ trong
tài liệu tham khảo.

Hà Nội, tháng 04 năm 2017
TÁC GIẢ

Trần Thụy Liên

Học viên: Trần Thụy Liên

III

Lớp CH2015A VLDM



Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May - Da giầy và Thời trang

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm học tập và nghiên cứu tại Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội,
đến nay tôi đã hồn thành chƣơng trình khóa học Thạc sỹ Chun ngành Công nghệ
Vật liệu Dệt May
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô giáo Trƣờng Đại học Bách Khoa
Hà Nội, các Thầy Cô trong Viện Dệt May - Da giầy và Thời trang đã truyền đạt cho
tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Giảng viên hƣớng dẫn TS. Dƣơng Thị Kim
Đức đã tận tình hƣớng dẫn để tơi hồn thành luận văn này.
Tác giả cũng xin cảm ơn Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Nam Định, nơi tôi
công tác đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi đƣợc học tập nghiên cứu trong hai năm
qua. Tác giả cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của các cơng ty và doanh nghiệp trong
suốt q trình nghiên cứu để hồn thành luận văn của mình.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài nhƣng khả năng và điều
kiện nghiên cứu của tác giả cịn hạn chế nên khơng tránh khỏi thiếu sót. Tác giả rất
mong đƣợc những ý kiến đóng góp của các Thầy, Cơ giáo cho luận văn này đƣợc
hồn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 04 năm 2017
TÁC GIẢ

Trần Thụy Liên


Học viên: Trần Thụy Liên

IV

Lớp CH2015A VLDM


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May - Da giầy và Thời trang

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Cụm từ viết đầy đủ

Chữ viết tắt
CBCNV

Cán bộ công nghân viên

CEO

Chief Executive Officer (giám đốc điều hành)

EU

European Union (liên minh châu Âu )

FTA


Free Trade Agreement
(hiệp định thƣơng mại tự do)

LHQ.

Liên hợp quốc

R&D

research and development (nghiên cứu và phát triển)

SWOT

Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats
(điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức)

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TPP
XLHT

Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement
(hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng)

Xử lý hồn tất

Học viên: Trần Thụy Liên

V

Lớp CH2015A VLDM


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May - Da giầy và Thời trang

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Sơ đồ chu kỳ sống của sản phẩm ..............................................................10
Hình 1.2. Sơ đồ quá trình phát triển sản phẩm..........................................................14
Hình 1.3. Các sản phẩm dựa trên một ý tƣởng [9] ....................................................17
Hình 1.4. Bảng tổng hợp ý tƣởng [7] ........................................................................32
Hình 1.5. Bảng màu [7] .............................................................................................34
Hình 1.6 : Bản vẽ mẫu của một số NTK nổi tiếng Thế giới .....................................36
Hình 2.1. Top 10 thƣơng hiệu thời trang ..................................................................43
Hình 2.2. Trụ sở đầu tiên của Zara [23] ....................................................................43
Hình 2.3. Khởi đầu Zara tại A Cora [23] ..............................................................44
Hình 2.4. Văn phịng GOA ở Arteixo [23] ...............................................................44
Hình 2.5. Các trung tâm phân phối [23] ...................................................................44
Hình 2.6. Cửa hàng Zara đầu tiên tại Oporto [23] ....................................................45
Hình 2.7. Cửa hàng đầu tiên tại New York trên Đại lộ Lexington [23] ...................45
Hình 2.8. Cửa hàng đầu tiên của Zara ở Paris trên rue Halévy [23] .........................45
Hình 2.9. Một trong những cửa hàng đầu tiên Pull & cửa hàng Bear. [23] ..............46

Hình 2.10. Mặt tiền của cửa hàng Zara trên calle Madero [23] ................................46
Hình 2.11. Bên trong một trong những cửa hàng đầu tiên của Hy Lạp [23] ............46
Hình 2.12. Cửa hàng Zara đầu tiên ở Bruges, Bỉ trên Steenstraat [23] ...................47
Hình 2.13. Cửa hàng Zara ở Malta [23] ....................................................................47
Hình 2.14. Cửa hàng đầu tiên của Zara ở Nicosia, Síp [23] .....................................47
Hình 2.15. Cửa hàng Pull & Bear đầu tiên ở Israel [23] ...........................................48
Hình 2.16. Một trong những thƣơng hiệu Bershka [23] ...........................................48
Hình 2.17. Cửa hàng Stradivarius ở Madrid, tại Gran Via 30 [23]...........................48
Hình 2.18. Trụ sở chính của Tập đồn tại Arteixo, La Cora, Tây Ban Nha [23] .49
Hình 2.19. Ticker Inditex xuất hiện trên Madrid chứng khốn [23] .........................49
Hình 2.20. Cửa hàng của Oysho đầu tiên, thƣơng hiệu đồ lót của Inditex [23] .......49
Hình 2.21. Trung tâm phân phối Zaragoza [23] .......................................................50
Hình 2.22. Khởi động của Zara Home, một chuỗi chuyên homewear [23] ..............50

Học viên: Trần Thụy Liên

VI

Lớp CH2015A VLDM


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May - Da giầy và Thời trang

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

Hình 2.23. Cửa hàng số 2000 của Inditex, ở Hồng Kông.[23] .................................50
Hình 2.24. Các cửa hàng Zara tại Montecarlo [23]...................................................51
Hình 2.25. Cửa hàng Zara đầu tiên ở Thƣợng Hải [23] ............................................51
Hình 2.26. Zarahome.com, cửa hàng trực tuyến đầu tiên của Tập đồn [23]...........51

Hình 2.27. Cửa hàng Uterqüe, chuỗi mới nhất của Inditex [23] ...............................52
Hình 2.28. Các cửa hàng hiệu quả sinh thái tại Puerta de l'Àngel, Barcelona [23] ..52
Hình 2.29. Hình ảnh cửa hàng mới tại các cửa hàng Zara trên Fifth Avenue, New
York ...........................................................................................................................53
Hình 2.30. Massimo Dutti cửa hàng trên Rue de la Paix 18, Paris [23] ...................53
Hình 2.31. Zara cửa hàng trên Lincoln Road, Miami.[23] .......................................54
Hình 2.32. Các hình Logo thƣơng hiệu Zara [23].....................................................55
Hình 2.33. Mơ hình sản xuất kinh doanh thời trang [23] ..........................................61
Hình 2.34. Một vài hình ảnh về hình thành ý tƣởng [23] .........................................62
Hình 2.35. Một số hình ảnh thiết kế mỹ thuật sản phẩm [23]...................................63
Hình 2.36. Thiết kế kỹ thuật [23] ..............................................................................63
Hình 2.37. Thiết kế phụ trang [23]............................................................................64
Hình 2.38. Cắt, may thử nghiệm sản phẩm [23] .......................................................64
Hình 2.39. Ngƣời mẫu trình diễn sản phẩm, các chun gia phân tích đánh giá [23]
...................................................................................................................................65
Hình 2.40. Cửa hàng đầu tiên của Uniqlo tại Hiroshima [19] ..................................67
Hình 2.41. Hình logo của hãng Uniqlo [19] .............................................................69
Hình 2.42. Sơ đồ mơ hình kinh doanh của Uniqlo [19] ............................................71
Hình 2.43. Nghiên cứu thiết kế sản phẩm [19] .........................................................73
Hình 2.44. Logo Tổng cơng ty may 10 [8] ...............................................................79
Hình 2.45. Đội ngũ thiết kế mẫu của cơng ty [8] ......................................................81
Hình 2.46. Logo của Canifa [3] ................................................................................83
Hình 2.47. Logo của Dệt Kim Đơng Xn [5]..........................................................90

Học viên: Trần Thụy Liên

VII

Lớp CH2015A VLDM



Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May - Da giầy và Thời trang

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

DANH MỤC BẢNG - BIỂU

Bảng 3.1. Tổng hợp đánh giá về mức độ quan trọng của các công đoạn trong thiết
kế phát kế phát triển sản phẩm trang phục thời trang .............................................124
Bảng 3.2. Tổng hợp đánh giá về tính khả thi của các giải pháp thiết kế phát triển sản
phẩm trang phục thời trang Việt Nam.....................................................................127

Học viên: Trần Thụy Liên

VIII

Lớp CH2015A VLDM


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May - Da giầy và Thời trang

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

LỜI NÓI ĐẦU
Sau gần 30 năm mở cửa nền Kinh tế của đất nƣớc. Năm 2015, là năm đánh dấu
việc Việt Nam kết thúc đàm phán hàng loạt các hiệp định tự do thƣơng mại. Đây là đòn
bẩy phát triển kinh tế hiệu quả, mở đƣờng cho ngành hàng may mặc của Việt Nam tiến
vào các thị trƣờng lớn trên thế giới.

Trên phƣơng diện nhập khẩu, các cam kết về thuế xuất nhập khẩu ƣu đãi giúp các
nhà sản xuất tiếp cận đƣợc với nguồn nguyên liệu đạt chất lƣợng cao từ các quốc gia có
ngành may mặc phát triển nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản với giá thành hợp lý góp phần
nâng cao chất lƣợng sản phẩm và tính cạnh tranh.
Thị trƣờng bán lẻ cũng có nhiều khởi sắc, các cam kết mở cửa thị trƣờng đã thu
hút nhiều đại gia bán lẻ. Những tên tuổi lớn nhƣ Mark & Spencer (Anh quốc), Robins
thuộc tập đoàn Central (Thái Lan), Parksons (Malaysia), AEON (Nhật Bản) và Lotte
(Hàn Quốc) đều đã nhanh chân chiếm thị phần thị trƣờng bán lẻ nội địa. Thế mạnh của
họ bên cạnh thƣơng hiệu, tài chính cịn là những bản hợp đồng độc quyền phân phối
nhiều thƣơng hiệu riêng nhƣ Autograph của Mark & Spencer hay Hush Puppies và
Scholl của Robins. Điều đó làm tăng tính cạnh tranh khốc liệt của thị trƣờng bán lẻ
trong nƣớc.
Phối đến chiến lƣợc marketing để có thể đủ sức bám trụ, tồn tại sau sự đổ bộ của
của nhiều thƣơng hiệu quốc tế. Nghịch lý hiện nay ở chỗ, mặc dù sở hữu nhiều yếu tố
nhƣ: Kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực gia công, lực lƣợng nhà thiết kế trẻ, duy trì
mức tăng trƣởng liên tục về lƣợng khách quốc tế hàng năm, ngành thủ công truyền
thống lâu đời và bề dày văn hóa. Tuy nhiên, tầm vóc phát triển của ngành công nghiệp
thời trang Việt Nam vẫn rất chậm, thiếu sự đồng bộ và mang tính chất tự phát thay vì
đƣợc quy hoạch bài bản.
Thời trang trên thế giới ngày nay phát triển chủ yếu theo hai hƣớng, một mặt

Học viên: Trần Thụy Liên

1

Lớp CH2015A VLDM


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May - Da giầy và Thời trang


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

hƣớng tới đời sống, phục vụ đến những nhu cầu chi tiết nhất của đông đảo mọi tầng lớp
trong xã hội. Một mặt đi vào chiều sâu, nơi các bộ trang phục có giá trị độc nhất vơ nhị
và là tác phẩm nghệ thuật.
Tại Việt Nam, mặc dù sản phẩm trang phục, thời trang đã có từ rất lâu, tuy nhiên
so với thế giới cịn có nhiều hạn chế về khía cạnh phát triển sản phẩm. Từ trƣớc đến
nay, có nhiều nghiên cứu đề cập đến một số vấn đề trong phát triển sản phẩm, nhƣ dƣới
góc độ thƣơng hiệu thời trang, thị trƣờng thời trang. Nhƣng để nghiên cứu nhìn nhận
trang phục, thời trang Việt Nam dƣới góc độ sản phẩm để đề xuất phƣơng án phát triển
thì cịn bỏ ngỏ. Bởi vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Thiết kế phát triển sản phẩm trang
phục thời trang tại một số doanh nghiệp may thời trang ở Việt Nam” nhằm liên kết và
xem xét, đánh giá, tổng kết để đƣa ra đề xuất, kiến nghị về phát triển sản phẩm trang
phục, thời trang Việt Nam.

Học viên: Trần Thụy Liên

2

Lớp CH2015A VLDM


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May - Da giầy và Thời trang

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam chính thức ký kết TPP vào ngày 04 tháng 02 năm 2016 tại Auckland,
New Zealand. Hiệp định này có ảnh hƣởng trực tiếp đối với ngành Dệt May và thời
trang Việt Nam. Đƣa ngành đứng trƣớc những cơ hội cũng nhƣ thách thức to lớn.
Công nghiệp thời trang, một trong những ngành công nghiệp sáng tạo, đã có
những bƣớc chuyển mình thực sự, về cả chất và lƣợng, trong hơn một thập niên qua.
Trong lĩnh vực Dệt May và Da Giầy, tận dụng tốt cơ hội mở cửa thị trƣờng từ Mỹ, EU
và các nƣớc khác, ngành Dệt May và Da Giầy đã thu hút đƣợc nhiều lao động, năng
lực sản xuất tăng nhanh hàng năm, kim ngạch xuất khẩu tăng qua các năm đƣa Việt
Nam trở thành cƣờng quốc xuất khẩu Dệt May. Tuy vậy, thực trạng hiện nay là các sản
phẩm Dệt May xuất khẩu Việt Nam vẫn còn nhiều đơn vị nặng về gia công, xuất khẩu
dƣới các thƣơng hiệu nƣớc ngoài, nguyên phụ liệu chủ yếu là ngoại nhập. Trên thế
giới, các sản phẩm mang thƣơng hiệu Việt còn hạn chế. [1]
Trong thời gian sắp tới, chắc chắn nhiều nhãn hiệu thời trang nƣớc ngoài sẽ vào
Việt Nam. Khả năng cạnh tranh về sản phẩm thời trang tăng lên. Để tăng cƣờng khả
năng cạnh tranh với các hãng thời trang nƣớc ngồi thì các doanh nghiệp Việt Nam
phải quan tâm nhiều hơn tới việc tạo ra nhiều sản phẩm thời trang hơn, đẹp hơn nhƣng
giá thành thấp hơn. Để chủ động trong sản xuất, các doanh nghiệp cũng đã chuyển
hƣớng từ gia công sang tự nghiên cứu thiết kế sản phẩm phục vụ thị trƣờng nội địa và
xuất khẩu.
Sản phẩm đóng vai trị rất quan trọng, là trung tâm của mọi thể loại sản xuất, kinh
doanh. Khi nói đến doanh nghiệp là nói đến sản phẩm của họ. Mọi hoạt động của
doanh nghiệp đều xoay quanh sản phẩm, bất kể doanh nghiệp thuộc thể loại gì: Doanh
nghiệp sản xuất hay kinh doanh. Sản phẩm là then chốt, sản phẩm quyết định đến thành
bại của doanh nghiệp. Sản phẩm thành cơng thì doanh nghiệp phát triển và ngƣợc lại,

Học viên: Trần Thụy Liên

3

Lớp CH2015A VLDM



Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May - Da giầy và Thời trang

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

sản phẩm thất bại sẽ kéo theo sự sụp đổ của doanh nghiệp. Nhƣ vậy có thể nói thiết kế
sản phẩm là bƣớc đầu tiên để doanh nghiệp xâm nhập thị trƣờng, chiếm lĩnh thị trƣờng
hoặc củng cố vị trí và thị phần của mình. Thiết kế sản phẩm có vai trò quyết định tới sự
thành bại của doanh nghiệp. Thiết kế làm nên bản sắc cho doanh nghiệp, thiết kế sản
phẩm tốt xây dựng doanh nghiệp trở thành biểu tƣợng. Khi nhắc đến doanh nghiệp
ngƣời ta sẽ liên tƣởng ngay đến sản phẩm của họ.
Tuy nhiên, làm thế nào để thiết kế phát triển sản phẩm trang phục, thời trang tại
Việt Nam thì một vấn đề khơng kém quan trọng là cần phải đi sâu tìm hiểu về khái
niệm sản phẩm trong trang phục, thời trang. Vấn đề thiết kế phát triển sản phẩm trang
phục thời trang trên thế giới và ở Việt Nam cần đƣợc tìm hiểu một cách sâu sắc qua
nhiều khía cạnh.
Nhằm tổng kết, hệ thống và đánh giá và đề xuất giải pháp về vấn đề này tại các
doanh nghiệp may thời trang Việt Nam là hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Từ những phân tích trên đây trong phạm vi của luận văn tác giả đi sâu nghiên cứu
về “Thiết kế phát triển sản phẩm trang phục thời trang tại một số doanh nghiệp may
thời trang ở Việt Nam”.
2. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tổng kết, phân tích, đánh giá và đề
xuất các giải pháp về thiết kế phát triển sản phẩm trang phục thời trang, nhằm tăng
cƣờng khả năng cạnh tranh của các công ty May, hãng thời trang của Việt Nam trong
thời gian tới.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Các khái niệm có liên quan đến thiết kế phát triển sản phẩm trang phục thời
trang
- Quá trình phát triển sản phẩm trang phục thời trang một số công ty trên thế giới
và ở Việt Nam

Học viên: Trần Thụy Liên

4

Lớp CH2015A VLDM


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May - Da giầy và Thời trang

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

- Khảo sát tình hình và kết quả nghiên cứu tại một số công ty may và thời trang
Việt Nam ( Cơng ty M10, Dệt Kim Đơng Xn, Canifa….).
3. Tóm tắt cơ đọng các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả
3.1. Các luận điểm cơ bản của đề tài
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài, luận văn tiến hành các nội dung sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về sản phẩm, sản phẩm mới, trang phục thời trang, sản
phẩm trang phục thời trang và thiết kế phát triển sản phẩm trang phục thời trang
- Nghiên cứu thực trạng thiết kế phát triển sản phẩm trang phục thời trang của
một số hãng thời trang nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam
- Tổng kết, phân tích đánh giá và đề xuất các giải pháp thiết kế phát triển sản
phẩm trang phục thời trang ở Việt Nam.
3.2. Những đóng góp mới của đề tài
- Về lý luận: Đề tài tổng hợp những nghiên cứu về thiết kế phát triển sản phẩm

trang phục thời trang ở Việt Nam, làm sáng tỏ cơ sở lý luận thiết kế phát triển sản
phẩm mới trang phục thời trang Việt Nam
- Về thực tiễn: Những đề xuất giải pháp có giá trị thực tiễn làm cơ sở khoa học
cho việc thiết kế phát triển sản phẩm trang phục mới ở Việt Nam
- Nếu các giải pháp đề xuất đƣợc tiếp tục nghiên cứu triển khai áp dụng sẽ góp
phần phát triển sản phẩm trang phục thời trang, nâng cao khả năng cạnh tranh của các
hãng May và thời trang Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập, hệ thống, tổng hợp và đánh giá thông tin
- Tài liệu, cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung và đối tƣợng nghiên cứu
- Các văn bản, chủ trƣơng chính sách của nhà nƣớc, các bộ ngành liên quan đến
Dệt May
- Các kết quả nghiên cứu đi trƣớc của đồng nghiệp có liên quan đến đề tài.
4.2. Phương pháp chuyên gia
- Xin ý kiến chuyên gia, điều tra bằng phiếu hỏi
- Tổng hợp, phân tích thực trạng, so sánh, xử lý số liệu thực tế
Học viên: Trần Thụy Liên

5

Lớp CH2015A VLDM


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May - Da giầy và Thời trang

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

CHƢƠNG I: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN THIẾT KẾ PHÁT TRIỂN SẢN

PHẨM TRANG PHỤC - THỜI TRANG
Nghiên cứu về thiết kế và phát triển sản phẩm nói chung và phát triển sản phẩm
trang phục thời trang trên thế giới ngày nay không phải là lĩnh vực mới. Tuy nhiên ở
Việt Nam, các khái niệm trong lĩnh vực này chƣa đƣợc tổng hợp và đƣa vào hệ thống
cho nên để tìm hiểu về thiết kế và phát triển sản phẩm trang phục thời trang, ta sẽ bắt
đầu từ những khái niệm đầu tiên có liên quan đến đề tài.
1.1.1. Khái niệm sản phẩm và thiết kế phát triển sản phẩm
1.1.1.1. Khái niệm sản phẩm và sản phẩm mới
Có nhiều quan điểm khác nhau về sản phẩm và sản phẩm mới, sau đây là một số
ý kiến chính:
 Sản phẩm
Sản phẩm là mọi thứ có thể chào bán trên thị trƣờng để chú ý, mua, sử dụng hay
tiêu dùng, có thể thỏa mãn đƣợc một mong muốn hay nhu cầu.[12]
• Theo quan điểm truyền thống: Sản phẩm là tổng hợp các đặc tính vật lý học, hố
học, sinh học... có thể quan sát đƣợc, dùng thoả mãn những nhu cầu cụ thể của sản xuất
hoặc đời sống
• Theo quan điểm của Marketing: Sản phẩm là thứ có khả năng thoả mãn nhu cầu
mong muốn của khách hàng, cống hiến những lợi ích cho họ và có thể đƣa ra chào bán
trên thị trƣờng với khả năng thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu dùng. Theo đó, một sản
phẩm đƣợc cấu tạo và hình thành từ hai yếu tố cơ bản sau đây: Một sản phẩm đƣợc cấu
tạo và hình thành từ hai yếu tố cơ bản đó là yếu tố vật chất và yếu tố phi vật chất.
Theo quan niệm này sản phẩm phải vừa là cái “đã có”, vừa là cái “đang và tiếp
tục phát sinh” trong trạng thái biến đổi không ngừng của nhu cầu.

Học viên: Trần Thụy Liên

6

Lớp CH2015A VLDM



Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May - Da giầy và Thời trang

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

• Theo Carl Mark: Sản phẩm là kết quả của quá trình lao động để phục vụ cho
việc làm thỏa mãn nhu cầu của con ngƣời trong nền kinh tế thị trƣờng.
• Theo TCVN 5814-1994: Sản phẩm là “kết quả của các hoạt động hoặc các quá
trình”
Sản phẩm đƣợc chia làm hai nhóm chính:
- Nhóm sản phẩm thuần vật chất: Là những vật phẩm mang các đặc tính lý hố
nhất định.
- Nhóm sản phẩm phi vật phẩm: Là các dịch vụ, thơng tin...
• Theo chun gia Võ Văn Quang: Sản phẩm là tất cả những gì đáp ứng một nhu
cầu cụ thể của con ngƣời, hay một nhóm ngƣời, mà bản thân nhu cầu của con ngƣời thì
vơ cùng đa dạng, từ lý tính đến cảm tính, từ vật chất đến phi vật chất. Chính vì vậy lần
đầu tiên tại Việt Nam, tác giả đƣa ra một định nghĩa mới và toàn điện nhất về sản phẩm
"sản phẩm là một tập hợp các lợi ích" để thỏa mãn một nhu cầu cụ thể của con
ngƣời.[2]
Tiểu kết: Sản phẩm đƣợc nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau với các quan điểm
theo từng góc độ đó. Nhƣ vậy sản phẩm đƣợc hiểu là tất cả những gì nhà sản xuất cung
cấp cho khách hàng nhƣ: Hàng tiêu dùng, thực phẩm, ô tô, xe máy, thiết bị điện tử, đồ
gia dụng, quần áo, mũ nón…..,thơng tin và thậm chí là cả các dịch vụ.
 Sản phẩm mới
• Theo quan điểm của quản trị: Sản phẩm mới là bất cứ cái gì mà một cơng ty tin
là một sản phẩm mới. [15]
• Đứng trên góc độ doanh nghiệp để xem xét, ngƣời ta chia sản phẩm mới thành
hai loại: sản phẩm mới tƣơng đối và sản phẩm mới tuyệt đối. Chiến lƣợc marketing đối
với sản phẩm mới tuyệt đối này thƣờng phải đƣợc soạn thảo kỹ lƣỡng hơn, địi hỏi

những thơng tin chi tiết hơn về khách hàng và thị trƣờng.
Khi thị trƣờng thay đổi liên tục, nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng,
doanh nghiệp cần thay đổi sản phẩm cũ để phục vụ tốt hơn nhu cầu hiện tại hoặc tạo ra

Học viên: Trần Thụy Liên

7

Lớp CH2015A VLDM


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May - Da giầy và Thời trang

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

sản phẩm mới để đáp ứng những nhu cầu chƣa đƣợc thoả mãn. Đổi mới sản phẩm sẽ
giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội từ môi trƣờng kinh doanh. Bên cạnh đó đổi mới sản
phẩm giúp doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt với đối thủ và phát huy lợi thế cạnh tranh
của mình. Việc đổi mới sản phẩm nhằm gia tăng lợi nhuận và cắt giảm chi phí.
Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học và công nghệ
làm tăng thêm những nhu cầu mới của ngƣời tiêu dùng nên sự đòi hỏi và lựa chọn ngày
càng trở nên khắt khe hơn của khách hàng với các loại sản phẩm khác nhau dẫn đến
các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm phải tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng
và không ngừng đổi mới sản phẩm. Sự thay đổi sản phẩm có thể ở dạng sản phẩm mới
tƣơng đối hoặc sản phẩm mới tuyệt đối.
• Sản phẩm mới tương đối:
Là các sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất và đƣa ra thị trƣờng nhƣng không
mới đối với doanh nghiệp khác và đối với thị trƣờng. Chi phí để phát triển loại sản
phẩm này thƣờng thấp nhƣng khó khẳng định vị trí của nó trên thị trƣờng vì ngƣời tiêu

dùng vẫn có thể thích sản phẩm của đối thủ cạnh tranh hơn. Mở rộng dòng sản phẩm
loại này tạo cho doanh nghiệp có cơ hội kinh doanh mới.
• Sản phẩm mới tuyệt đối:
Là sản phẩm mới đối với cả doanh nghiệp và cả thị trƣờng. Loại sản phẩm này ra
mắt ngƣời tiêu dùng lần đầu tiên. Quá trình thiết kế phát triển sản phẩm tƣơng đối phức
tạp và khó khăn chi phí nghiên cứu, thiết kế, sản xuất thử và thử nghiệm trên thị trƣờng
thƣờng rất cao. Chiến lƣợc marketing thƣờng phải đƣợc soạn thảo kỹ lƣỡng hơn, địi
hỏi những thơng tin chi tiết hơn về khách hàng và thị trƣờng.[4]
• Chủng loại sản phẩm mới
1. Những sản phẩm mới đối với thế giới: Là những sản phẩm mới tạo ra một
thị trƣờng hoàn toàn mới
2. Những dòng sản phẩm mới: Là những sản phẩm mới cho phép doanh nghiệp
thâm nhập lần đầu tiên một thị trƣờng đã có sẵn.

Học viên: Trần Thụy Liên

8

Lớp CH2015A VLDM


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May - Da giầy và Thời trang

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

3. Bổ sung loại sản phẩm hiện có: Những sản phẩm mới bổ sung thêm vào các
loại sản phẩm hiện có của doanh nghiệp
4. Cải tiến sản phẩm hiện có: Là những sản phẩm mới có những tính năng tốt
hơn hay giá trị nhận đƣợc cao hơn và thay thế những sản phẩm hiện có

5. Sản phẩm đƣợc định vị lại: Là những sản phẩm hiện có đƣợc nhằm vào
thị trƣờng hay những phân đoạn thị trƣờng mới
6. Sản phẩm giảm chi phí: Những sản phẩm mới có những tính năng tƣơng
tự nhƣng với chi phí thấp hơn.
Ngày nay ở các nƣớc phát triển chỉ có khoảng 10% số sản phẩm mới là thực sự
mới đối với thế giới. Những sản phẩm này có chi phí và rủi ro rất lớn, vì chúng mới cả
đối với doanh nghiệp lẫn thị trƣờng. Do đó, phần đơng các doanh nghiệp thƣờng tập
trung cố gắng của mình vào việc nghiên cứu cải tiến các sản phẩm hiện có thay vì
nghiên cứu phát triển sản phẩm hồn tồn mới.
 Vịng đời của sản phẩm
Chu kỳ sống của sản phẩm là thuật ngữ chỉ quá trình biến đổi doanh số và lợi
nhuận của một sản phẩm từ khi nó đƣợc tung ra thị trƣờng cho đến khi nó đƣợc rút
khỏi thị trƣờng.
Chu kỳ sống của một sản phẩm bất kỳ đƣợc thể hiện qua 4 giai đoạn: Triển khai,
tăng trƣởng, bão hịa và suy thối. [36]
Giai đoạn 1: Triển khai
Sản phẩm mới đƣợc doanh nghiệp tung ra thị trƣờng và bắt đầu 1 chu kỳ sống.
Đây là giai đoạn triển khai của sản phẩm. Ở giai đoạn này, rất ít ngƣời tiêu dùng biết
đến sự có mặt của sản phẩm, do vậy cơng việc chính của doanh nghiệp là giới thiệu sản
phẩm mới này đến khách hàng mục tiêu. Doanh số của sản phẩm trong giai đoạn này
thƣờng rất thấp, lợi nhuận âm do chi phí quảng bá và chi phí khách hàng cao. Cạnh
tranh cũng rất thấp.
Chiến lƣợc marketing đối với sản phẩm trong giai đoạn triển khai:

Học viên: Trần Thụy Liên

9

Lớp CH2015A VLDM



Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May - Da giầy và Thời trang

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

- Khách hàng: Chủ yếu là nhóm khách hàng mục tiêu (khách hàng chuyên săn
đón sản phẩm mới).
- Sản phẩm: Sử dụng sản phẩm cơ bản
- Giá cả: Sử dụng chiến lƣợc giá hớt ván sữa (định giá thành rất cao khi tung sản
phẩm, sau đó giảm dần theo thời gian) nếu sản phẩm là hàng hot (hàng công nghệ, thời
trang, xe máy, xe hơi...) hoặc chiến lƣợc giá xâm nhập thị trƣờng (định giá thành rất
thấp khi tung sản phẩm, sau đó tăng dần theo thời gian) nếu sản phẩm là hàng dân dụng
(mì gói, nƣớc giải khát, dầu gội đầu, bột giặt, nƣớc xả vải...)
- Phân phối: Sử dụng kênh phân phối chọn lọc
- Quảng cáo: Quảng cáo đại trà trên các phƣơng tiện truyền thơng (truyền hình,
radio, báo chí, Internet...) hoặc quảng cáo qua hoạt động bán hàng cá nhân, sử dụng các
công cụ xúc tiến bán hàng nhƣ phát mẫu dùng thử, phiếu giảm giá, mời báo chí đến
viết bài..v.v..
Doanh thu
Lợi nhuận

Thời gian

Triển khai

Tăng trƣởng

Bão hịa


Suy thối

Hình 1.1. Sơ đồ chu kỳ sống của sản phẩm

Học viên: Trần Thụy Liên

10

Lớp CH2015A VLDM


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May - Da giầy và Thời trang

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

Giai đoạn 2: Tăng trưởng
Khi doanh số và lợi nhuận bắt đầu tăng với tốc độ nhanh, điều đó có nghĩa sản
phẩm ấy đã bắt đầu bƣớc sang giai đoạn tăng trƣởng. Ở giai đoạn này, càng ngày càng
có nhiều khách hàng mục tiêu biết đến sản phẩm, chi phí khách hàng bắt đầu giảm lại
dẫn đến tăng trƣởng về lợi nhuận. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng bắt đầu mở rộng hệ
thống phân phối, mức độ cạnh tranh bắt đầu tăng.
Chiến lƣợc marketing đối với sản phẩm trong giai đoạn tăng trƣởng:
- Khách hàng: Chủ yếu là nhóm khách hàng thích nghi nhanh
- Sản phẩm: Cải thiện chất lƣợng sản phẩm, tung thêm các dòng sản phẩm cải
biến. Tăng cƣờng sản lƣợng sản xuất
- Giá cả: Định giá theo giá trị sản phẩm đối với sản phẩm mới đang đƣợc ƣa
chuộng hoặc chi phí sản xuất đối với sản phẩm dân dụng
- Phân phối: Mở rộng hệ thống phân phối, kênh phân phối
- Quảng cáo: Giảm bớt chi phí quảng cáo nếu cần thiết, sử dụng các kênh giao

tiếp nhƣ điện thoại, tin nhắn, email, Facebook... nhằm tạo dựng mối quan hệ thân thiết
với khách hàng.
Giai đoạn 3: Bão hòa
Một sản phẩm bƣớc sang giai đoạn bão hòa của chu kỳ sống khi doanh số của sản
phẩm này bắt đầu tăng chậm lại và chuẩn bị chạm trần. Lợi nhuận ở mức cao nhƣng
tăng trƣởng thấp. Điều đáng chú ý là mức độ cạnh tranh trong giai đoạn này rất cao kéo
theo chi phí khách hàng tăng.
Chiến lƣợc marketing đối với sản phẩm trong giai đoạn bão hòa:
- Chiến lƣợc chung: Cũng cố thƣơng hiệu
- Khách hàng chủ yếu: Nhóm khách hàng trung thành
- Sản phẩm: Cải tiến đặc tính và cải thiện chất lƣợng sản phẩm
- Giá cả: Tùy theo mức độ cạnh tranh. Đối với doanh nghiệp mới, nhỏ, chƣa có
tên tuổi thì nên định mức giá sản phẩm ngang hoặc thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Đối
Học viên: Trần Thụy Liên

11

Lớp CH2015A VLDM


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May - Da giầy và Thời trang

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

với doanh nghiệp lớn đã có tiếng tăm thì có thể định mức giá cao hơn đối thủ cạnh
tranh nhằm khẳng định chất lƣợng và giá trị sản phẩm
- Phân phối: Tiếp tục sử dụng hệ thống phân phối đã tạo dựng ở các giai đoạn
trƣớc
- Quảng cáo: Nội dung quảng cáo tập trung vào sự khác biệt của sản phẩm doanh

nghiệp so với sản phẩm đối thủ cạnh tranh. Tăng cƣờng chăm sóc khách hàng. Sử dụng
các cơng cụ xúc tiến bán hàng nếu cần thiết nhƣ sản phẩm tặng kèm...
Giai đoạn 4: Suy thoái
Suy thoái là giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ sống của một sản phẩm, khi doanh
thu và lợi nhuận của sản phẩm bắt đầu giảm. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp bắt đầu rút
sản phẩm ra khỏi thị trƣờng.
Chiến lƣợc marketing đối với sản phẩm trong giai đoạn suy thoái:
Chiến lƣợc chung: Rút sản phẩm khỏi thị trƣờng
Khách hàng chủ yếu: Nhóm khách hàng chấp nhận sử dụng sản phẩm lỗi thời
- Sản phẩm: Giữ nguyên hoặc cải tiến sản phẩm nếu cần thiết. Điều quan trọng là
doanh nghiệp nên tính tốn sản lƣợng sản xuất sao cho lƣợng hàng tồn không bị ứ đọng
khi doanh nghiệp đã hoàn toàn rút sản phẩm khỏi thị trƣờng
- Giá cả: Giảm đến mức có thể, sử dụng các chiến lƣợc nhằm tăng cƣờng khả
năng thanh lý
- Phân phối: Xóa dần sản phẩm khỏi các điểm phân phối nhằm giảm chi phí
- Quảng cáo: Tăng cƣờng sử dụng các công cụ khuyến mại bán hàng.
1.1.1.2. Khái niệm thiết kế và phát triển sản phẩm
a. Thiết kế sản phẩm
Một số quan điểm chính về thiết kế
Thiết kế sản phẩm là tập hợp các hoạt động bắt đầu bằng việc nhận thức cơ hội
thị trƣờng dành cho sản phẩm, kết thúc bằng việc sản xuất, bán và phân phối sản phẩm.
[34]

Học viên: Trần Thụy Liên

12

Lớp CH2015A VLDM



Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May - Da giầy và Thời trang

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

Thiết kế là một lĩnh vực rất rộng, yêu cầu hiểu biết nhiều đa dạng, ngƣời thiết kế
có thể tham gia vào một hoặc nhiều cơng đoạn trong q trình thiết kế.
Thiết kế mang lại sự cải tiến, sáng tạo và làm cho mọi thứ "tốt lên". Một trong
những mục tiêu tối thƣợng của thiết kế sản phẩm là mang lại sự tiện lợi, thỏa mãn nhu
cầu của ngƣời dùng. Việc này có thể đạt đƣợc thơng qua các hoạt động quan sát, cải
tiến, sáng tạo không ngừng.
Triết lý làm cho mọi thứ "tốt lên" không chỉ áp dụng cho sản phẩm, mà cịn áp
dụng cho dịch vụ, cuộc sống, cơng việc, và nhiều thứ khác. Tất cả những thứ gì con
ngƣời có thể tạo ra để phục vụ các nhu cầu phát sinh trong đời sống đều có thể đƣợc
"thiết kế". [8]
b. Phát triển sản phẩm mới
Phát triển sản phẩm mới là hoạt động tạo ra sản phẩm hoàn toàn mới hoặc cải
biến từ sản phẩm sẵn có kèm theo nhãn hiệu mới do chính doanh nghiệp thực hiện.
Là quá trình biến đổi các ý tƣởng mỹ thuật, kỹ thuật hay nhu cầu và cơ hội của thị
trƣờng thành một sản phẩm mới bán ra thị trƣờng.
Phát triển sản phẩm mới không chỉ đơn thuần là thiết kế sản phẩm hoặc vẽ nên
sản phẩm đó bằng các cơng cụ khác nhau. Đây là một quá trình tổng hợp gồm nhiều
khâu kinh tế, mỹ thuật, kỹ thuật phức tạp và là hoạt động mang tính liên ngành.
Phát triển sản phẩm là bài tốn mang tính tổng hợp, khơng chỉ là ở khâu
marketing, khâu thiết kế hay khâu sản xuất, mà nó có liên quan đến tất cả các khâu đã
nêu trên. Nó huy động hầu hết các bộ phận chức năng của doanh nghiệp.
Để phát triển sản phẩm mới cần mua bằng sáng chế hoặc giấy phép sản xuất sản
phẩm của doanh nghiệp khác đồng thời phải nghiên cứu khoa học và cơng nghệ và tự
tổ chức q trình nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới bằng nguồn lực của mình. Liên kết
với các doanh nghiệp khác và viện nghiên cứu để thực hiện. Phát triển sản phẩm mới

bằng hai cách đó là hồn thiện sản phẩm hiện có hoặc phát triển sản phẩm mới hồn
tồn. Trong đó phƣơng pháp hồn thiện sản phẩm hiện có là hồn thiện về mặt hình

Học viên: Trần Thụy Liên

13

Lớp CH2015A VLDM


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May - Da giầy và Thời trang

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

thức và nội dung nhằn đáp ứng một cách tốt hơn đòi hỏi của ngƣời tiêu dùng và tăng
khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Phát triển sản phẩm mới hoàn tồn có thể đem tới
một nguồn lợi lớn và quan trọng đối với một số doanh nghiệp nếu họ phải tránh bị phá
sản hoặc bị đối thủ cạnh tranh mua lại nhƣng khó khăn là chi phí cao, rủi ro lớn cần có
kế hoạch dài hạn, cơng nghệ khoa học tiên tiến và kết quả nghiên cứu thị trƣờng đúng.
Các chức năng giữ vai trò quan trọng trong phát triển sản phẩm đó là marketing,
thiết kế, chế tạo và sản xuất. [35]
c. Quá trình phát triển sản phẩm
Quá trình phát triển sản phẩm mới bao gồm 8 bƣớc cơ bản sau: Hình thành ý
tƣởng, sàng lọc ý tƣởng, phát triển và thử nghiệm mơ hình sản phẩm, phát triển chiến
lƣợc marketing, phát triển sản phẩm, thử nghiệm thị trƣờng và thƣơng mại hố sản
phẩm.[6]
Hình thành ý
tƣởng


Sàng lọc
ý tƣởng

Thƣơng mại hóa
sản phẩm

Phát triển và thử nghiệm
mơ hình sản phẩm

Thử nghiệm
thị trƣờng

Phát triển
sản phẩm

Ƣớc tính lợi
nhuận

Phát triển chiến
lƣợc Marketing

Hình 1.2. Sơ đồ quá trình phát triển sản phẩm
Bước 1: Hình thành ý tưởng
Doanh nghiệp tìm kiếm ý tƣởng phát triển sản phẩm mới thơng qua các nguồn:
* Nội bộ doanh nghiệp
• Phịng R&D: Các ý tƣởng phát triển sản phẩm mới thƣờng đƣợc phịng R&D
đƣa ra, tuy nhiên khơng phải hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều có phịng R&D.
• Phịng Marketing: Đặc trƣng của phòng marketing là họ nắm rõ thị trƣờng, do
đó, họ có thể góp ý trong việc hình thành ý tƣởng phát triển sản phẩm mới.
• CEO: Giám đốc điều hành giữ trách nhiệm thực hiện những chính sách của hội

đồng quản trị.

Học viên: Trần Thụy Liên

14

Lớp CH2015A VLDM


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May - Da giầy và Thời trang

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

• Ban quản lý
• Nhân viên
* Ngồi doanh nghiệp
• Nhà cung cấp: Những nhà cung cấp nguyên vật liệu có thể đƣa ra ý tƣởng về
các kỹ thuật sản xuất và nguyên liệu mới cho việc phát triển sản phẩm mới.
• Nhà phân phối: Do việc tiếp cận khách hàng thƣờng xuyên nên các nhà phân
phối có thể gợi ý về mong muốn, nhu cầu của khách hàng, các vấn đề mà khách hàng
mắc phải khi sử dụng sản phẩm...
• Khách hàng: Chính khách hàng có thể là nguồn ý tƣởng đúng đắn cho việc phát
triển sản phẩm mới. Doanh nghiệp có thể làm các cuộc điều tra để tham khảo ý kiến
của họ
• Cộng đồng dân cư: Doanh nghiệp có thể tổ chức các cuộc thi, sự kiện để cộng
đồng dân cƣ có thể tham gia đóng góp ý tƣởng cho việc phát triển sản phẩm mới
• Đối thủ cạnh tranh: Ngồi những cách trên, doanh nghiệp cịn có thể quan sát,
điều tra sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, từ đó đƣa ra ý tƣởng phát triển sản phẩm mới
có khả năng khắc phục nhƣợc điểm sản phẩm của đối thủ.

Doanh nghiệp có càng nhiều ý tƣởng thì khả năng chọn đƣợc ý tƣởng tốt càng
cao. Ngoài ra Doanh nghiệp còn thu thập ý tƣởng từ việc nhƣợng quyền kinh doanh, từ
việc mua lại tổ chức tạo ra sản phẩm mới hoặc từ các trƣờng, viện nghiên cứu.
Các doanh nghiệp nhỏ nên chủ động khai thác các ý tƣởng từ nội bộ do nguồn
này dễ tác động, ít tốn kém về tiền và thời gian để khai thác. Các ý tƣởng thƣờng khả
thi, sát với thực tế hơn bởi vì các ý tƣởng từ nội bộ thƣờng nảy sinh do va chạm với
thực tế, tiếp xúc với khách hàng và quan sát đối thủ cạnh tranh.
• Nguồn khác: Chính phủ, trƣờng, trung tâm nghiên cứu và phát triển
Bước 2: Sàng lọc ý tưởng
Sau khi hồn tất cơng việc tìm kiếm, hình thành ý tƣởng, doanh nghiệp sẽ sàng
lọc loại bỏ các ý tƣởng không phù hợp và giữ lại các ý tƣởng hay, phù hợp. Để thực

Học viên: Trần Thụy Liên

15

Lớp CH2015A VLDM


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Dệt May - Da giầy và Thời trang

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

hiện việc này, doanh nghiệp cần tạo lập ra một hệ thống tiêu chí sàng lọc ý tƣởng. Hệ
thống tiêu chí chung cho việc sàng lọc ý tƣởng nhƣ sau: R-W-W (Real-Win-Worth).
Trong đó R nghĩa là có thực - liệu ý tƣởng ấy có thể thực hiện đƣợc hay khơng, có phù
hợp với nhu cầu khách hàng, thị trƣờng và tình hình thực tế của cơng ty hay
khơng? Chữ W nghĩa là thành công - liệu sản phẩm này sau khi tung ra thị trƣờng có
khả năng bán chạy hay khơng? Chữ W cuối cùng nghĩa là đáng làm - liệu việc thực

hiện ý tƣởng này phù hợp với chiến lƣợc phát triển chung của doanh nghiệp hay không,
sản phẩm sau khi tung ra thị trƣờng có tiềm năng về lợi nhuận hay không?
Khi tất cả các câu trả lời là có đối với 1 ý tƣởng phát triển sản phẩm mới, hay nói
cách khác là R-W-W đƣợc thỏa mãn, điều đó có nghĩa là ý tƣởng ấy phù hợp.
Lƣu ý:
• Loại bỏ ý tƣởng hay, phù hợp sẽ khiến doanh nghiệp mất đi cơ hội kiếm lợi
nhuận, mở rộng thị trƣờng.
• Chọn phát triển ý tƣởng khơng phù hợp sẽ lãng phí tài ngun của doanh
nghiệp.
• Khơng phải mọi ý tƣởng đều có thể thực hiện đƣợc, nên doanh nghiệp cần có
cơng đoạn sàng lọc ý tƣởng khả thi. Về cơ bản, các ý tƣởng đƣợc chọn nên phù hợp với
nguồn lực của doanh nghiệp, những ý tƣởng táo bạo sẽ cần nhiều thời gian và công sức
để nghiên cứu và triển khai. Ý tƣởng tốt sẽ hỗ trợ cho chiến lƣợc kinh doanh của doanh
nghiệp nhƣ nhắm tới nguồn khách hàng mục tiêu hoặc thoả mãn nhu cầu mới đủ lớn,
khai thác hiệu quả hơn kênh phân phối, cắt giảm chi phí khơng cần thiết, hoặc tận dụng
đƣợc các nguồn lực sẵn có mà khơng mất tiền.
• Sau khi chọn lọc đƣợc những ý tƣởng tinh túy nhất, doanh nghiệp có thể tổ chức
một ban phản biện các ý tƣởng này, ban này nên có nhiều thành viên để có đƣợc nhiều
cách đánh giá và phản biện. Đối với doanh nghiệp nhỏ, thƣờng thì chủ doanh nghiệp sẽ
đóng vai trò phản biện cho tất cả các ý tƣởng. Chủ doanh nghiệp nên đóng nhiều vai để

Học viên: Trần Thụy Liên

16

Lớp CH2015A VLDM


×