Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng việt và các từ tương đương trong tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 174 trang )

 

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*

NGUYỄN VĂN HẢI

CÁC TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
TRONG TIẾNG VIỆT
VÀ CÁC TỪ TƯƠNG ĐƯƠNG
TRONG TIẾNG ANH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2016


 

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*

NGUYỄN VĂN HẢI

CÁC TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
TRONG TIẾNG VIỆT
VÀ CÁC TỪ TƯƠNG ĐƯƠNG
TRONG TIẾNG ANH


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Chuyên ngành: Lí luận Ngơn ngữ
Mã số:

62 22 01 01

Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS NGUYỄN CÔNG ĐỨC
Phản biện độc lập:
1. GS TS HOÀNG VĂN VÂN
2. PGS TS BÙI MẠNH HÙNG
3. PGS TS PHẠM HÙNG VIỆT
Phản biện :
1. PGS TS PHẠM HÙNG VIỆT
2. PGS TS ĐẶNG NGỌC LỆ
3. TS HUỲNH THỊ HỒNG HẠNH

TP HỒ CHÍ MINH - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả luận án là hoàn toàn trung thực và chưa được ai cơng bố trong bất kì cơng trình
nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Văn Hải

 

 


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 4
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 6
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 6
2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 7
3.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 7
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 7
4. Ngữ liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 8
4.1. Ngữ liệu nghiên cứu .................................................................................. 8
4.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 9
5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn .......................................................................... 9
5.1. Ý nghĩa lí luận ........................................................................................... 9
5.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 10
6. Cấu trúc của luận án .................................................................................. 11
Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT .................................................................. 14
1.1. Những vấn đề cơ bản .............................................................................. 14
1.1.1. Lí thuyết tầng nghĩa của từ .................................................................. 14
1.1.2. Lí thuyết trường nghĩa và ngơn ngữ văn hố học ................................ 16
1.1.3. Ngơn ngữ học tri nhận ......................................................................... 21
1.2. Tình hình nghiên cứu các từ chỉ bộ phận cơ thể người ........................... 25
1.3. Hướng tiếp cận của luận án .................................................................... 37
1.3.1. Tiếp cận từ lí thuyết nghĩa từ ............................................................... 37
1.3.2. Tiếp cận từ góc độ văn hoá .................................................................. 40
1.4. Tiểu kết .................................................................................................... 44


1


Chương 2: KHẢO SÁT CÁC TỪ “ĐẦU”, “MÌNH/THÂN”, “TAY”,
“CHÂN” TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁC TỪ TƯƠNG ĐƯƠNG
TRONG TIẾNG ANH .................................................................................. 45
2.1. Từ “đầu” trong tiếng Việt và từ tương đương trong tiếng Anh ............... 45
2.1.1. Trong tiếng Việt ................................................................................... 45
2.1.2. Trong tiếng Anh ................................................................................... 52
2.2. Từ “mình”, “thân” trong tiếng Việt và từ tương đương trong
tiếng Anh ........................................................................................................ 57
2.2.1. Trong tiếng Việt ................................................................................... 57
2.2.2. Trong tiếng Anh ................................................................................... 61
2.3. Từ “tay” trong tiếng Việt và từ tương đương trong tiếng Anh ................ 63
2.3.1. Trong tiếng Việt ................................................................................... 63
2.3.2. Trong tiếng Anh ................................................................................... 67
2.4. Từ “chân” trong tiếng Việt và từ tương đương trong tiếng Anh ............. 73
2.4.1. Trong tiếng Việt ................................................................................... 73
2.4.2. Trong tiếng Anh ................................................................................... 77
2.5. Tiểu kết ................................................................................................... 84
Chương 3: KHẢO SÁT CÁC TỪ “MẮT”, “MŨI”, “MIỆNG”, ”TIM”,
“GAN”, “LÒNG/BỤNG/DẠ” TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁC TỪ
TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG ANH ................................................. 86
3.1. Từ “mắt” trong tiếng Việt và từ tương đương trong tiếng Anh ............... 86
3.1.1. Trong tiếng Việt ................................................................................... 86
3.1.2. Trong tiếng Anh ................................................................................... 90
3.2. Từ “mũi” trong tiếng Việt và từ tương đương trong tiếng Anh ............... 92
3.2.1. Trong tiếng Việt ................................................................................... 92
3.2.2. Trong tiếng Anh ................................................................................... 95

3.3. Từ “miệng” trong tiếng Việt và từ tương đương trong tiếng Anh ........... 96
3.3.1. Trong tiếng Việt ................................................................................... 96
3.3.2. Trong tiếng Anh ................................................................................... 98
2


3.4. Từ “tim” trong tiếng Việt và từ tương đương trong tiếng Anh ................ 99
3.4.1. Trong tiếng Việt ................................................................................... 99
3.4.2. Trong tiếng Anh ................................................................................. 104
3.5. Từ “gan” trong tiếng Việt và từ tương đương trong tiếng Anh ............. 108
3.5.1. Trong tiếng Việt ................................................................................. 108
3.5.2. Trong tiếng Anh ................................................................................. 111
3.6. Từ “lòng/bụng/dạ” trong tiếng Việt và từ tương đương trong
tiếng Anh ...................................................................................................... 112
3.6.1. Trong tiếng Việt ................................................................................. 112
3.6.2. Trong tiếng Anh ................................................................................. 120
3.7. Tiểu kết ................................................................................................. 121
Chương 4: SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CÁC TỪ CHỈ
BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁC TỪ
TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG ANH ............................................... 123
4.1. So sánh về mặt định lượng .................................................................... 123
4.2. So sánh về mặt định danh ..................................................................... 125
4.3. So sánh về phương diện chuyển nghĩa ................................................. 127
4.4. So sánh về hàm nghĩa ........................................................................... 144
4.5. Tiểu kết ................................................................................................. 154
KẾT LUẬN ................................................................................................. 156
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ CĨ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...................................................... 159
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 160
NGUỒN NGỮ LIỆU KHẢO SÁT ............................................................... 170


3


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Cùng với những nhóm từ chỉ sự vật hiện tượng tự nhiên, nhóm từ trỏ
những người ruột thịt, thân thiết nhất cùng những vật dụng gần gũi, thiết
yếu nhất phục vụ nhu cầu tối thiểu hàng ngày của con người, thì nhóm từ
chỉ bộ phận cơ thể người cũng là những từ được sáng tạo ra trước tiên trong
hầu hết mọi ngôn ngữ. Theo đó, nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người là một
trong những lớp từ cổ xưa, thuần gốc và căn bản nhất trong các ngôn ngữ.
Bởi, một cách tự nhiên, khi con người từ buổi sơ khai nhận biết thế giới, thì
những gì sớm sủa nhất, gần gũi nhất, trực tiếp nhất chính là bản thân mình,
cơ thể mình, với những bộ phận cơ thể và sự vận động, hoạt động của
chúng.
Từ nhận thức về vị trí, cấu tạo, cơng năng của các từ chỉ bộ phận cơ
thể mà ngôn ngữ học xác lập ý nghĩa của chúng. Theo đó, trong đời sống
sinh hoạt, các bộ phận cơ thể người một mặt biểu đạt các hoạt động tự thân
vốn có mà tạo hoá đã sinh ra cho con người, mặt khác còn biểu đạt hoạt
động phối hợp của chúng với các bộ phận, các hoạt động khác nhau của cơ
thể, từ đó hình thành ý nghĩa quan hệ qua các tổ hợp, các kết hợp từ song
tiết đến đa tiết (thành ngữ).
Mặt khác, cũng từ đây, các bộ phận cơ thể người được sử dụng một
cách sáng tạo, đa dạng sang những biểu vật khác, từ chuyển nghĩa đó hình
thành ý nghĩa ẩn dụ, hoán dụ hay ẩn - hoán dụ của chúng.
Như đã nói, các từ chỉ bộ phận cơ thể người của mỗi cộng đồng mang
tính thuần gốc bản địa của cộng đồng ngơn ngữ đó. Tuy nhiên, cách thức
chuyển nghĩa, cách sử dụng chúng để biểu đạt ở mỗi ngôn ngữ lại khác

4


nhau tuỳ thuộc vào cách tư duy, phương thức phản ánh của mỗi dân tộc, mà
chỉ có sự đối chiếu, so sánh mới cho ta thấy được nét tương đồng cũng như
sự khác biệt giữa chúng trong từng ngôn ngữ. Những nét, những đặc điểm
đó của nhóm từ này sẽ tạo nên sự khác biệt giữa các ngôn ngữ trong cách
gọi tên sự vật cũng như biểu đạt mối quan hệ của chúng trong hoạt động
hành chức của chúng. Hơn nữa, dưới góc độ văn hố, những sự phong phú
đa dạng trong việc sử dụng những từ này thể hiện lối tư duy, cách thức
phản ánh, làm nên giá trị của những trầm tích văn hố trong các ngơn ngữ.
Chẳng hạn, trong khi người Việt “phân khúc” một con phố, họ nói “đầu
phố”, “giữa phố” và “cuối phố” thì người Anh, tuỳ vào vị trí họ đứng, họ
khơng nói “the head of a street” mà nói “the end of the street” để chỉ luôn
cả hai khái niệm “đầu phố” và “cuối phố”. Thế thì trong trường hợp này từ
“đầu” của người Việt không tương đương với từ “head” của tiếng Anh.
Hoặc người Việt vẫn thấy có sự giống nhau giữa cái đầu người (phần “trên
cùng”, “trước hết”) và khoảng thời gian khởi nguyên của một chiết đoạn
thời gian trong năm và do đó gọi một cách rất tự nhiên là “ đầu tuần”, “đầu
tháng”, “đầu mùa”, “đầu vụ”, “đầu xuân”. Trong khi đó, người Anh, đối
với chiết đoạn thời gian, trong sự liên tưởng, họ khơng thấy có gì giống với
cái đầu người, nên họ thường gọi là “beginning” (khởi nguyên): beginning
of spring, beginning of a harvest… Tuy nhiên, khi cảm nhận một khái niệm
về “chỉ huy”, người nói tiếng Anh và người Việt đều hiểu là có sự giống
nhau về ẩn dụ của từ “đầu”: “đứng đầu một tổ chức” (head of an
organization).
Đó là lí do chính chúng tơi đặt vấn đề khảo sát, tìm hiểu cấu tạo, ý
nghĩa định danh ban đầu và sự chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ bộ phận cơ
thể người của tiếng Việt trong sự so sánh với các từ tương đương trong
tiếng Anh.


5


Mặc dù đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về các từ chỉ bộ phận người,
với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trong bối cảnh như vậy, chúng tôi chọn
đề tài Các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và các từ tương
đương trong tiếng Anh nhằm nghiên cứu đặc trưng ngơn ngữ văn hố của
chúng, từ đó làm cơ sở ngữ liệu cho việc ứng dụng thiết thực trong thực
tiễn dạy học, cụ thể là dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ và dạy tiếng Anh
cho người Việt Nam.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể
người, đó là các từ:“đầu”, “mình”, “thân”, “tay”, “chân”, “mắt” “mũi”,
“miệng”, “tim”, “gan”, “lòng”, “dạ” trong tiếng Việt và các từ tương
đương trong tiếng Anh là “head”, “body”, “arm”, “hand”, “leg”, “foot”,
“heart”, “liver” “belly/stomach”, “eyes”... Các từ này được khảo sát từ
góc độ ngơn ngữ văn hố học, tức là kết hợp ngơn ngữ học với văn hố
học, trong sự so sánh giữa tiếng Việt và các từ tương đương trong tiếng
Anh.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Như trên đã nói, với đề tài khảo sát nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người
này, luận án nghiên cứu nghĩa định danh, chuyển nghĩa (ẩn dụ, hoán dụ tạo
nên sự chuyển nghĩa) và hàm nghĩa. Ở đây có thể coi nghĩa định danh là
nghĩa tường minh, trực tiếp của từ, còn chuyển nghĩa là kết quả của các
phương thức chuyển nghĩa phổ biến là ẩn dụ, hốn dụ, ẩn dụ-hốn dụ…
(nghĩa phong cách) của nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt
và các từ tương đương trong tiếng Anh.


6


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Nêu ra những đặc điểm cụ thể mang tính chất bản sắc của cộng đồng
ngơn ngữ trong việc tri nhận mảng hiện thực, biểu thị bằng các từ “đầu”,
“mình”, “thân”, “tay”, “chân”, “mắt”, “mũi”, “miệng”, “tim”, “gan”,
“lịng”, “dạ” của người Việt và các từ tương đương trong Anh, thể hiện qua
cách định danh, cũng như sự chuyển nghĩa và các hàm nghĩa văn hoá tiềm
ẩn trong cấu trúc và qua sự sử dụng trong giao tiếp của người bản ngữ ở
mỗi quốc gia.
- Bổ sung cứ liệu cho ngơn ngữ học tri nhận, một ngành khoa học cịn
nhiều mới mẻ ở Việt Nam, có khả năng lí giải các biểu thức ngơn ngữ theo
hướng giải thích lí do nhận thức và cách tư duy của người bản ngữ ở mỗi
dân tộc là khác nhau.
- Thông qua việc khảo sát ngữ nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể
người để giải thích rõ hơn về thực tế sử dụng các từ liên quan đến bộ phận
cơ thể người và các mối quan hệ của các từ này với những từ khác trong
mỗi ngơn ngữ.
- Góp phần nâng cao chất lượng nội dung dạy và học tiếng Việt, tiếng
Anh như những ngoại ngữ.
- Giúp cho việc soạn thảo từ điển đối chiếu Việt - Anh và Anh Việt có
cơ sở chính xác hơn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thống kê các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và các từ
tương đương trong tiếng Anh.
- Khảo sát, phân tích ý nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể người ở
nghĩa định danh và ở nghĩa tổ hợp (từ ghép, thành ngữ, tục ngữ), cũng như
7



sự chuyển nghĩa (ẩn dụ, hoán dụ, ẩn - hoán dụ) và nghĩa văn hàm (hàm
nghĩa văn hoá) của các từ đó trong tiếng Việt và các từ tương đương trong
tiếng Anh.
- So sánh tìm ra sự tương đồng và khác biệt về các mặt nghĩa (định
danh và chuyển nghĩa) của các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt
và các từ tương đương trong tiếng Anh về hàm nghĩa văn hoá của chúng.
4. Ngữ liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Ngữ liệu nghiên cứu
Với đề tài này, ngữ liệu được khảo sát trong luận án là khoảng 1.000 từ
chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và tiếng Anh ở cả phương diện
nghĩa biểu vật (gọi tên sự vật) lẫn nghĩa hàm ẩn, thuộc về hai nền văn hoá
khác nhau. Số lượng từ được khảo sát này được thống kê từ trong các cuốn
từ điển giải thích ngơn ngữ Việt ngữ; từ điển thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt;
từ điển giải thích Anh ngữ; từ điển thành ngữ, tục ngữ Anh – Việt; các tác
phẩm văn học Việt Nam; các tác phẩm văn học xuất bản bằng Anh ngữ,
hoặc song ngữ Việt-Anh, Anh -Việt
Hơn nữa, hàm nghĩa thường không chỉ được thể hiện ở ý nghĩa tự thân
của chúng mà còn được biểu hiện trong các tổ hợp với tư cách là một yếu
tố cấu thành các tổ hợp đó. Điều này giải thích tại sao trong việc khảo sát
nghĩa của nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người, chúng tôi thống kê cả các tổ
hợp có chứa các từ được khảo sát để làm rõ đặc trưng văn hố dân tộc hàm
chứa trong đó; để thấy hết được sự biểu hiện ý nghĩa của chúng qua các
mối quan hệ của chúng với các yếu tố khác trong tổ hợp. Cụ thể là, các từ
được nghiên cứu vừa ở dạng riêng lẻ vừa như các thành tố trong các từ
ghép, các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.

8



4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng một số phương pháp thống phương pháp như khảo
cứu tư liệu, từ điển; phương pháp phân tích từ nguyên; phương pháp miêu
tả, phân tích, tổng hợp; phương pháp liên ngành (ngơn ngữ học và văn hóa
học); các thủ pháp kê, phân loại; thủ pháp so sánh, đối chiếu…
Các thông tin số liệu cho thấy, các từ chỉ các bộ phận cơ thể người
được nghiên cứu dựa trên quan điểm của ngôn ngữ học kết hợp với quan
điểm văn hóa học, với phương pháp chính mà luận án sử dụng là phương
pháp miêu tả, phương pháp phân tích ngữ nghĩa vốn là những phương pháp
được sử dụng để chỉ ra giá trị ngữ nghĩa tường minh và ngữ nghĩa hàm ẩn
của nhóm các từ trong các biểu thức ngôn từ. Và với các thủ pháp tương
thích, hi vọng luận án sẽ cố gắng chỉ ra được các hàm nghĩa phong phú của
các từ đối tượng, là những nghĩa khó phát hiện và thường được ghi nhận
trong các từ điển tường giải, từ điển thành ngữ, tục ngữ thông thường,
nhưng vẫn là những cái có thực, đang tồn tại và có ảnh hưởng rất lớn đến
hiệu quả giao tiếp ngôn ngữ của người Việt và người nước ngồi học tiếng
Việt.
5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa lí luận
Luận án khảo sát, mơ tả nghĩa của nhóm từ chỉ các bộ phận cơ thể
người của luận án với hi vọng sẽ góp một phần vào việc khảo sát kĩ hơn
việc sử dụng, về cách tri nhận của người Việt và người Anh về nhóm từ
này trong giao tiếp.
Các phân tích được trình bày trong luận án này có thể được sử dụng
như một tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu khác, những người
muốn đạt được kiến thức toàn diện về các từ liên quan đến bộ phận cơ thể
người bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
9



Cơ sở lí luận của luận án là kết hợp ngôn ngữ học tri nhận và ngữ nghĩa
học từ vựng để làm rõ vấn đề, qua sự so sánh, phân tích và giải thích liên
quan đến các khái niệm về các bộ phận cơ thể người ở hai ngôn ngữ khác
nhau từ hai nền văn hóa khác biệt, tức là tiếng Việt và tiếng Anh.
Luận án đóng góp thêm bằng chứng cho lí thuyết của ngơn ngữ học tri
nhận, từ vựng học ngữ nghĩa, ngơn ngữ văn hóa học, và ngôn ngữ học văn
bản; và để phục vụ thiết thực cho việc dạy và học tiếng Việt cũng như tiếng
Anh.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án cung cấp tài liệu, số liệu, cứ liệu và dẫn chứng cho việc nghiên
cứu, giảng dạy tiếng Việt và ngoại ngữ trong nhà trường. Cụ thể:
Kết quả nghiên cứu nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người (“đầu”, “mình”,
“thân”, “tay”, “chân”) và các từ tương ứng trong tiếng Anh (“head”,
“body”, “arm”, “hand”, “leg” và “foot”) có thể được ứng dụng thiết thực
trong thực tiễn dạy học, cụ thể là dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ và dạy
tiếng Anh cho học viên Việt Nam theo một số hướng sau đây.
Một là, nên dạy các từ chỉ bộ phận cơ thể người không phải theo các từ
riêng lẻ, mà theo hệ thống, có nghĩa là dạy từ trong kết cấu tổ hợp, trong
quan hệ với các từ khác trong nhóm từ đối tượng. Nói cách khác là dạy các
từ này theo trường nghĩa từ biểu thị các bộ phận cơ thể người. Chẳng hạn,
khi dạy từ “đầu”, nên có liên hệ với các từ “chân”, “mình”, “cổ”; vì người
Việt thường hay nói: “từ đầu đến chân” (từ chỗ cao nhất đến chỗ thấp nhất,
tức là muốn nói về tổng thể, cả một con người); “được đằng chân lân đằng
đầu” (từ chỗ thấp nhất lên chỗ cao nhất, chỉ sự lấn lướt, lợi dụng cơ hội,
lòng tốt…); “đầu Ngơ mình Sở” (chỉ sự khơng ăn nhập, khơng tương thích,
khơng thống nhất…); “đè đầu cưỡi cổ” (đầu và cổ là những chỗ cao nhất

10



trong cơ thể người, biểu tượng cho uy thế, danh dự của một con người,
nhưng đã bị hạ nhục)...
Từ “chân” cũng nên được dạy trong mối liên hệ với các từ “đầu”,
“mình”, “tay”... Chẳng hạn: “chân son mình rỗi” khi nói về sự tự do, khơng
bị ràng buộc bởi con cái của người đàn bà; “chân lấm tay bùn”, “chân yếu
tay mềm” (cả chân và tay gộp lại là biểu tượng cho con người nói chung:
câu trên là nói về người vất vả trong lao động chân tay khi làm nơng
nghiệp, câu sau là nói về đàn bà con gái vốn liễu yếu đào tơ).
Hai là, cung cấp thông tin cho người học biết đến các hàm nghĩa của
các từ này. Như “Bảng tổng hợp định lượng” trong luận án cho thấy, tổng
số lượng các trường hợp chuyển nghĩa của nhóm từ đối tượng trong tiếng
Việt là 45, trong tiếng Anh là 93. Trong khi đó, tổng số lượng các hàm
nghĩa lần lượt là 45 và 46. Như vậy số lượng hàm nghĩa là rất đáng kể mà
trên thực tế các hàm nghĩa này không được cung cấp trong bất kì từ điển
ngơn ngữ thơng thường nào (từ điển Việt - Việt, Anh - Anh, Việt - Anh,
Anh - Việt, v.v.).
Ba là, giúp cho người học được thực hành so sánh - đối chiếu Việt-Anh,
Anh-Việt từng cặp từ một (chẳng hạn: “đầu” - “head”, “đầu” - “chân”,
v.v.), cung cấp ngữ liệu cho môn dịch là một môn học trong các trường
chuyên ngữ, mà việc nghiên cứu không thể thiếu kiến thức phông về môn
“Đất nước học”, làm nền cho sự tiếp thu và đối chiếu ngôn ngữ giữa các
nước, vùng lãnh thổ khi đối chiếu ngôn ngữ, phục vụ cho việc dịch thuật và
giao lưu văn hoá.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung luận án
sẽ gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết
11



Chương này giới thiệu cơ sở lí thuyết của luận án; điểm qua lịch sử
nghiên cứu của nhà ngôn ngữ học về nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người;
quan niệm và hướng triển khai đề tài của luận án.
Chương 2: Khảo sát các từ “đầu”, “mình/thân”, “tay”, “chân” trong
tiếng Việt và các từ tương đương trong tiếng Anh
Chương này khảo sát các từ nằm bên ngồi cơ thể, có thể quan sát sự
hoạt động của chúng bằng trực giác.
Chương 3: Khảo sát các từ “mắt”, “mũi”, “miệng”, “tim”, “gan”,
“lòng/dạ”, trong tiếng Việt và các từ tương đương trong tiếng Anh
Các từ được khảo sát trong chương này có 3 bộ phận nằm ở phía bên
ngồi cơ thể (mắt, mũi, miệng) và 3 bộ phận bên trong cơ thể con người
(tim, gan, lòng/dạ) với tư cách là những bộ phận được dùng để biểu thị các
hoạt động và trạng thái tinh thần, trí tuệ, tâm lí của con người.
Như vậy, sự phân chia các từ ở mỗi chương, nếu theo tiêu chí dựa vào
đặc điểm “nằm ở bên trong” và “bên ngồi” cơ thể, thì số lượng từ chỉ các
bộ phận bên ngoài sẽ nhiều hơn các từ chỉ bộ phận bên trong, với tỷ lệ 7/3.
Cụ thể là: các từ chỉ bộ phận bên ngồi gồm: đầu, mình/thân, tay, chân,
mắt, mũi, miệng, trong khi các từ chỉ bộ phận bên trong cơ thể lại chỉ có 3
từ: tim, gan, lịng. Ở đây, 7 bộ phận cơ thể “bên ngồi” con người được
trình bày trong tồn bộ chương 2 và nửa đầu của chương 3. Như vậy, có thể
coi chương 3 là sự tiếp nối của chương 2, vì nửa đầu của chương 3 vẫn nói
về các bộ phận “bên ngồi” cơ thể con người. Cịn nửa sau của chương 3
chỉ có 3 từ biểu thị hoạt động của các bộ phận “bên trong”. Cho nên,
chương 3 thay vì ghi chú “tiếp theo chương 2” thì việc chúng tơi chia tách
các từ được khảo sát ra thành một chương độc lập là chỉ có ý nghĩa cơ giới,
nhằm đảm bảo tính cân đối về dung lượng vấn đề cũng như số lượng trang
trong luận án mà thôi. Mặt khác, số lượng bộ phận cơ thể người được
12



chúng tôi khảo sát trong chương 2 và 3 là 10 bộ phận nhưng lại có 12 từ
tiếng Việt chỉ các bộ phận, đó là do ở đó chúng tơi quan niệm, “mình” với
“thân”, “lịng” với “bụng” và “dạ” là đồng nghĩa.
Chương 4: So sánh đặc điểm ngữ nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể
người trong tiếng Việt và các từ tương đương trong tiếng Anh
Chương này so sánh tổng hợp bằng lược đồ hoá các từ chỉ bộ phận cơ
thể người trong tiếng Việt và các từ tương đương trong tiếng Anh trong các
phương diện nghĩa định danh, nghĩa tổ hợp, chuyển nghĩa và hàm nghĩa,
đồng thời chỉ ra những tương đồng và khác biệt trong sử dụng các từ ngữ
chỉ bộ phận cơ thể người ở hai ngôn ngữ này trong cách tư duy cũng như
giao tiếp.

13


Chương 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
1.1.1. Lí thuyết tầng nghĩa của từ
Trong việc nghiên cứu nghĩa của từ có nhiều cách tiếp cận khác nhau,
như: bản thể luận, cấu trúc luận, hình thức luận (logic), hành vi luận, tinh
thần luận, chức năng luận và tri nhận luận. Chẳng hạn, theo cách tiếp cận
bản thể luận và cấu trúc luận, nghĩa được coi là chính sự vật, hiện tượng
hoặc quan hệ. Theo cách tiếp cận chức năng luận và tri nhận luận, nói riêng
là phái triết học phân tích ngơn ngữ, người ta phân biệt cách giải thích bằng
ngơn ngữ với cách giải thích bằng sự kiện bên ngồi. Cách giải thích bằng
ngơn ngữ là cái nghĩa có trong hình thức ngơn ngữ, trong cách dùng ngơn
ngữ. Cịn cách giải thích bằng sự kiện bên ngồi là giải thích sự vật, hiện

tượng, tồn tại thuộc thế giới hiện thực bằng các thuộc tính của tồn tại. Từ
quan niệm đó, người ta xem nghĩa là sự sử dụng, tức là nghĩa thể hiện trong
cách dùng, trong hoạt động hàng ngày, trong việc thực hiện chức năng
ngôn ngữ đa dạng trong cuộc sống, trong các mối tương tác xã hội và sự
sáng tạo ngơn từ của người nói, người viết [45: 106-110]. Nghĩa của từ, của
đơn vị ngôn ngữ là kết quả tổng hợp của cả một quá trình tạo thành, sử
dụng, sáng tạo, lập thành đơn vị của hệ thống ngôn ngữ [45: 111].
Theo cách tiếp cận chức năng luận, người ta phân biệt tầng nghĩa (thí
dụ, tầng nghĩa từ vựng, tầng nghĩa ngữ pháp), kiểu nghĩa (là cái tạo thành
tầng nghĩa, cụ thể hố thuộc tính của tầng nghĩa), chiều kích nghĩa (là
những đặc điểm, thuộc tính nội dung của nghĩa, chẳng hạn các chiều kích
bản thể: phẩm chất, cường độ, đặc điểm,v.v., các chiều kích quan hệ: sự
14


cần thiết, sự thích đáng, sự dư thừa,v.v., các chiều kích phi miêu tả: nghĩa
biểu cảm, nghĩa gợi tưởng,v.v..) [45: 115]. Theo Lê Quang Thiêm, nghĩa từ
vựng có các tầng nghĩa và kiểu nghĩa sau đây: a. Tầng nghĩa trí tuệ, bao
gồm: nghĩa biểu niệm/khái niệm khoa học và nghĩa biểu hiện; ý niệm quy
ước và giá trị hệ thống; b. Tầng nghĩa thực tiễn, bao gồm: nghĩa biểu thị và
nghĩa biểu chỉ; và c. Tầng nghĩa biểu trưng, bao gồm: nghĩa biểu trưng và
nghĩa biểu tượng [45: 123].
Quan hệ giữa văn hố với nghĩa của từ được trình bày cụ thể trong cơng
trình “Trường nghĩa của một thực từ” của Dương Kỳ Đức. Tiếp thu quan
niệm về nghĩa của từ của nhà tâm lí học người Nga A.N. Leont’ev (nghĩa
của từ là một nội dung của ý thức xã hội) và quan niệm về văn hoá của nhà
văn hoá học người Nga L.N. Gumilev (coi văn hoá là hệ thống ý thức gắn
liền với một cộng đồng người), Dương Kỳ Đức xem nghĩa của một thực từ
trong một ngôn ngữ là hình thức tồn tại của ý thức xã hội, phản ánh sự cảm
nhận về đối tượng (sự vật hoặc hiện tượng) tương ứng theo cách riêng của

cộng đồng ngơn ngữ, tức cộng đồng người nói ngơn ngữ đó. Cịn hệ thống
nghĩa thực từ của một ngơn ngữ phản ánh chính văn hố của cộng đồng
người đó [11].
Về thành phần nội tại của nghĩa từ, Đỗ Hữu Châu cho rằng đó là một
tập hợp của một số thành phần nhất định [4]. Cịn Hồng Văn Hành lại xem
nghĩa từ là phản ánh của hiện thực khách quan vào ý thức, tồn tại dưới
dạng một cơ cấu do một chùm những thành tố có quan hệ hữu cơ với nhau,
được tổ chức theo tôn ti nhất định [17]. Nhưng các tác giả trên không cho
ta biết những thành phần, những thành tố đó cụ thể là gì.
Từ quan niệm giáo học pháp dạy ngoại ngữ Nguyễn Ngọc Hùng cho
rằng, thành tố văn hố trong nghĩa từ là những thơng tin về đặc trưng điều
kiện địa lí và thiên nhiên trong đời sống của dân tộc bản ngữ, về lịch sử, về
kinh tế, nghệ thuật, tâm lí dân tộc... Ngồi ba nhóm thành tố văn hố riêng
15


biệt được các nhà giáo học pháp ngoại ngữ nước ngồi phân ra là: nhóm từ
khơng có từ tương đương, nhóm từ biểu cảm, nhóm từ phơng nền, Nguyễn
Ngọc Hùng cịn bổ sung thêm nhóm từ tưởng chừng như bình thường - đó
là những từ khơng có tương đương trong các ngoại ngữ (kiểu như: izba,
hata, đình, chùa, miếu, đền...) [25].
E.M. Vereshchagin và V.G. Kostomarov, hai nhà ngôn ngữ học và
chuyên gia đầu ngành về giáo học pháp tiếng Nga như một ngoại ngữ cho
rằng nghĩa từ không chỉ gồm phần khái niệm, mà cịn có cả phần phi khái
niệm. Cơ sở của cách nhìn nhận của hai ơng là quan niệm về từ như một
đơn vị ngôn ngữ chứa đựng tri thức về hiện thực. Tri thức được chứa đựng
trong từ, làm thành nội dung của từ, là một trong những hình thức tồn tại
của ý thức xã hội trong ngôn ngữ và được hai ông gọi là “nghĩa từ”. Nghĩa
từ gồm nhiều nghĩa phần. Một số nghĩa phần hợp lại thành khái niệm từ.
Khái niệm từ là phần nội dung của từ giúp ta phân biệt được sự vật, hiện

tượng này với sự vật, hiện tượng khác. Một số nghĩa phần khác được gọi
chung là nền từ.
Tương tự như vậy, một thuật ngữ, trong quan niệm của hai ông, cũng
gồm khái niệm khoa học và nền khoa học. Giữa khái niệm khoa học với
khái niệm từ, nền khoa học với nền từ có phần chồng nhau; chúng có quan
hệ tác động qua lại với nhau [38: 42-43].
1.1.2. Lí thuyết trường nghĩa và ngơn ngữ văn hố học
a. Về lí thuyết trường nghĩa
Các từ trong vốn từ vựng khơng tồn tại một cách cô lập mà tạo thành
những loại, những nhóm cùng loại có tính chất hệ thống nào đó, cùng với
một số từ khác." [Ju. X. Xtepanov]. Tính hệ thống này "có mặt trong mọi
cấp độ tổ chức từ vựng" [Nguyễn Ngọc Trâm] và được thể hiện ở các hiện

16


tượng đa nghĩa, đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, ở sự phân chia từ vựng
thành các trường từ vựng-ngữ nghĩa.
Trong nghiên cứu từ vựng- ngữ nghĩa của ngơn ngữ, lí thuyết trường
nghĩa đóng góp một phần rất quan trọng vào việc phân chia các lớp từ vựng
cũng như vạch ra mối quan hệ bản chất giữa các nhóm từ trong một lớp,
cũng như giữa các từ trong một nhóm. Khi đi sâu vào phân tích ngữ nghĩa
từ vựng, lí thuyết trường nghĩa cịn cho ta nhìn nhận một cách hệ thống về
quá trình phát triển của nghĩa từ và cơ cấu nghĩa của nó. Do đó, người ta có
thể chia hệ thống từ vựng thành những "tập hợp từ vựng có sự đồng nhất
ngữ nghĩa xét theo một phương diện nào đấy để phát hiện ra tính hệ thống
và cấu trúc của hệ thống từ vựng về mặt ngữ nghĩa" [Đỗ Hữu Châu] - đó là
các trường từ vựng-ngữ nghĩa. Một trong những nội dung quan trọng của lí
thuyết trường nghĩa là việc phân tích nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm,
trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm.

Theo cách hiểu chung nhất, nghĩa biểu vật là ý nghĩa khái quát về chủng
loại sự vật. Còn nghĩa biểu niệm là ý nghĩa được hình thành trong quá trình
chúng ta nhận thức về nghĩa chủng loại sự vật. Theo đó, nghiên cứu các từ
theo trường nghĩa cho phép ta đi sâu vào các nét nghĩa của từng từ cũng
như của cả nhóm. Đây là hướng nghiên cứu rất có ích đối với việc tìm hiểu
hệ thống các từ gần nghĩa, đồng nghĩa.
- Về nghĩa biểu vật của từ, các nhà từ vựng học nhận thấy rằng, một từ
khơng chỉ có một nghĩa biều vật mà thường có nhiều nghĩa biểu vật khác
nhau. Ví du, phân tích các nghĩa biểu vật của từ " mũi", ta sẽ có sự phân
xuất như sau:
Mũi: (1) bộ phận nhô lên ở giữa mặt người và động vật có xương sống,
là cơ quan dùng để thở và ngửi. (2) bộ phận nhọn, nhơ ra phía trước của
một số vật dùng vận tải trên nước như tàu, thuyền (mũi tàu, mũi thuyền).
(3) bộ phận có đầu nhọn nhơ ra phía trước của một số vật thường dùng
17


hàng ngày: mũi kim, mũi kéo, mũi dao. (4) bộ phận có đầu nhọn nhơ ra
phía trước của một số loại vũ khí: mũi tên, mũi giáo, mũi mác, mũi kiếm,
mũi súng. (5). doi đất nhọn nhô ra khỏi bờ trên sơng, trên biển: mũi Né
(Bình Thuận), mũi Cà Mau…
Từ mỗi nghĩa biểu vật nêu trên, trong quá trình sử dụng, từ "mũi" có thể
tham gia vào nhiều kết hợp khác nhau, với các ý nghĩa khác nhau. Trong
đó, “mũi” (1) tham gia vào trường nghĩa bao gồm các từ chỉ bộ phận cơ thể
người.
- Nghĩa biểu niệm của từ là cái nghĩa khái quát ở mức cao hơn so với
nghĩa biểu vật, là tập hợp các nét nghĩa – những dấu hiệu logich được con
người nhận thức, phản ánh vào nghĩa của từ. Như vậy, nghĩa biểu niệm là
cái nghĩa được hình thành trong quá trình nhận thức về nghĩa chủng loại
của sự vật.

Ví dụ: từ “chân”: (bộ phận cơ thể người) (động vật) (có chức năng đỡ
cơ thể khi đứng yên hay vận động dời chỗ) [5]
Những nét nghĩa trong ý nghĩa biểu niệm của một từ bao gồm nét
nghĩa có tính chất khái qt chung cho nhiều từ và nét nghĩa riêng cho từng
từ cụ thể. Dựa vào nét nghĩa chung để xếp các từ vào cũng một nhóm; dựa
vào nét nghĩa riêng để xác định ý nghĩa của từng từ trong nhóm. Ví dụ: nét
nghĩa (bộ phận cơ thể người) và (động vật), ta có thể xếp “tay, đầu, mình,
tai, mũi…” và cùng nhóm. Tuy nhiên, nét nghĩa riêng (có chức năng đỡ cơ
thể khi đứng yên hay vận động dời chỗ) thì chỉ “chân” mới có.
Mặt khác, các nét nghĩa trong ý nghĩa biểu niệm chung cho nhiều từ
khơng chỉ có ý nghĩa từ vựng mà cũng có tính ngữ pháp. Từ đó, để xác
định ý nghĩa biểu niệm thực có của từ, khơng thể không chú ý đến các giá
trị ngữ pháp, đến hoạt động ngữ pháp của nó trong câu [5].

18


Qua các ví dụ vừa phân tích, có thể thấy rằng, để hiểu chính xác nghĩa
của từ trong từng văn cảnh cụ thể, cần phải hiểu rõ các nghĩa biểu vật và
các nghĩa biểu niệm của từ cũng như con đường phái sinh ý nghĩa của nó.
Ở một phạm vi nghiên cứu hẹp hơn về nhóm từ vựng tiếng Việt,
Dương Kỳ Đức đã phát triển một bước quan điểm của E.M. Vereshchagin
và V.G. Kostomarov trong cơng trình “Trường nghĩa của một thực từ” của
mình. Xuất phát từ quan niệm cho nghĩa của một thực từ phản ánh sự cảm
nhận về đối tượng hiện thực theo cách riêng của cộng đồng người, tức là
phản ánh một phần văn hoá của cộng đồng đó, ơng phân nghĩa của một
thực từ thành hai phần là phần nghĩa ngữ hiệu và phần hàm nghĩa. Phần
nghĩa ngữ hiệu là nghĩa của từ với tính cách một tín hiệu ngơn ngữ, nó thể
hiện khái niệm, tức là các đặc trưng chung của đối tượng được con người
nhận thức qua thực tiễn xã hội. Phần hàm nghĩa là nghĩa của từ với tính

cách một hàm tố văn hố, nó chứa đựng động hình văn hố, tức là cái cách
riêng trong việc tạo ra đối tượng, thao tác với nó và trong việc cảm nhận
nó. Hai phần nghĩa ngữ hiệu và văn hàm (hàm nghĩa) hợp thành một chỉnh
thể mà ông gọi là trường nghĩa của thực từ. Trường nghĩa này gồm tâm và
biên. Phần nghĩa ngữ hiệu là tâm. Phần hàm nghĩa là biên. Tâm ngữ hiệu
lại gồm hai phần nhỏ là nghĩa ngữ hiệu thông tục và nghĩa ngữ hiệu khoa
học (tiếp đó, phần nhỏ thứ nhất lại là tâm - tức là tâm trong tâm, phần nhỏ
thứ hai là biên - tức là biên trong tâm). Biên hàm nghĩa cũng gồm hai phần
nhỏ là hàm nghĩa đặc thù dân tộc và hàm nghĩa liên dân tộc (tương tự, phần
nhỏ thứ nhất lại là tâm - tức là tâm trong biên, phần nhỏ thứ hai lại là biên tức là biên trong biên) [12: 155-158] và [38: 43-44].
Quan niệm trường nghĩa của Dương Kỳ Đức được minh hoạ qua từ
“chuột”. Qua cứ liệu thành ngữ, tục ngữ và cách nhìn dân dã của người
Việt, ơng cho rằng phần hàm nghĩa đặc thù dân tộc của từ “chuột” chứa
đựng những nội dung sau. Chuột được coi là sợ mèo, hay bị mèo ăn thịt;
19


chuột thường được liên tưởng đến kẻ xấu, việc xấu: đó là đồ xấu xa (“len
lét như chuột ngày”, “cháy nhà ra mặt/mạch chuột”, “mắt dơi mày
chuột...”), là quân táo tợn (“chuột gặm chân mèo”), là kẻ lâm vào thế cùng
(“chuột chạy cùng/đầu sào”), là kẻ được hưởng sung sướng do may mắn
(“chuột sa chĩnh gạo”...), là quân đục khoét, v.v...
Còn hàm nghĩa đặc thù của hai từ “mouse” và “rat” (có nghĩa là chuột
to, chuột cống) trong tiếng Anh lại khác hẳn. Theo “Từ điển tiếng Anh và
văn hoá” (Longman, 1992), khơng phải chỉ có người, mà cả voi cũng sợ
chuột. Người ta, nhất là giới nữ, rất sợ chuột. Một trong những nguyên
nhân của sự sợ hãi này là vì họ cho rằng chuột bẩn thỉu và hay truyền bệnh.
Ngồi ra khi nói đến chuột, người Việt nghĩ đến quân đục khoét, Tuy vậy,
đối với người Anh, chuột được hình dung là con vật lặng lẽ và nhút nhát
(“as quiet as a mouse” - lặng lẽ như chuột), chứ không quá xấu xa, đáng

ghét và gieo mầm bệnh như trong tâm thức người Việt Nam nhưng chuột
cống thì đúng là biểu tượng cho sự bất ổn (“smell a rat” - ngửi thấy chuột,
tức là cảm thấy điều gì đó khơng bình thường) [12: 157] và [38: 44] trong
tâm thức người Anh.
Ở đây có một câu hỏi đặt ra là: Hiện tượng chuyển nghĩa của từ theo
phương thức ẩn dụ, hoán dụ với việc sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ,
hốn dụ có gì khác nhau? Rõ ràng là, hiện tượng chuyển nghĩa theo phương
thức ẩn dụ, hoán dụ tạo nên nghĩa mới thực sự cho từ, các nghĩa này được
giải thích trong tự điển. Mặt khác, các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ là
cách diễn đạt bằng hình ảnh, hình tượng mang tính biểu cảm cho câu nói,
khơng tạo ra nghĩa mới cho từ, chỉ có nghĩa lâm thời trong một ngữ cảnh cụ
thể.
b. Về ngơn ngữ văn hố học
Ngơn ngữ văn hố học là một ngành của ngôn ngữ học nghiên cứu tổ
chức cấu trúc - hệ thống ngôn ngữ ở tất cả các bình diện và các đơn vị của
20


ngơn ngữ để phản ánh những đặc trưng văn hố của cộng đồng nói ngơn
ngữ đó. Khoa học này tìm hiểu mối quan hệ tương liên giữa các đặc trưng
ngôn ngữ với các đặc trưng văn hoá dân tộc [6, 66]. Theo đó, từ được coi là
cái chứa đựng tri thức của một dân tộc. Nghĩa của từ tích luỹ tri thức xã
hội, tri thức cộng đồng, nhờ có từ mà các thành viên của một cộng đồng
văn hoá dân tộc kế thừa được kinh nghiệm đã tích luỹ được từ trước anh ta.
Nghĩa của từ thường rộng hơn rất nhiều so với những điều được ghi trong
từ điển, đó là những thơng tin về hiện thực ngồi ngơn ngữ, nhất là những
cái nói về đặc điểm văn hố của một cộng đồng người. Do các thông tin bổ
sung về hiện thực ngồi ngơn ngữ thường gắn liền với văn hoá của một
cộng đồng nên được gọi chung là thành tố văn hoá trong nghĩa của từ.
Các đặc trưng văn hoá dân tộc được thể hiện qua nhiều phương diện,

trong đó đáng quan tâm hơn cả, xét từ mục đích của luận án này, là các
phương diện sau: ý nghĩa của từ ngữ, việc phạm trù hoá hiện thực và “bức
tranh ngôn ngữ về thế giới”, định danh ngôn ngữ, hàm nghĩa và sự chuyển
nghĩa qua sự so sánh giữa tiếng Việt với tiếng Anh.
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là một hình thức tồn tại của kinh
nghiệm xã hội-lịch sử của lồi người nói chung, của từng dân tộc nói riêng.
Những kinh nghiệm xã hội - lịch sử đó được phản ánh và lưu giữ rất rõ
trong ý nghĩa của từ ngữ ở các ngôn ngữ, nhất là trong ý nghĩa biểu trưng
(tức là trong cách dùng biểu trưng biểu vật của từ). Chẳng hạn, trong tiếng
Việt, “sen” có nghĩa biểu trưng là “sự thanh cao” (“gần bùn mà chẳng hơi
tanh mùi bùn”), “cóc tía” có nghĩa là “gan góc” (“gan cóc tía”), “đỏ” là sự
may mắn (“số đỏ”), “bụng” là ý nghĩ, tình cảm sâu kín của con người (“suy
bụng ta ra bụng người”).
1.1.3. Ngôn ngữ học Tri nhận
Ngơn ngữ học Tri nhận, nói đơn giản là khoa học ngôn ngữ về sự tri
nhận, tức là về quá trình nhận thức, gồm tổng thể các quá trình tâm lí (tinh
21


thần, tư duy), như tri giác, phạm trù hoá, tư duy, lời nói, v.v. phục vụ cho
việc xử lí và chế biến thông tin. Tri nhận là tất cả những q trình trong đó
những dữ liệu cảm tính được cải biến khi truyền vào nó dưới dạng những
biểu tượng tinh thần để có thể lưu lại trong trí nhớ của con người dưới dạng
ý niệm. Đấy là một sản phẩm vừa mang tính phổ quát, vừa mang tính đặc
thù văn hố - dân tộc. Ngơn ngữ học tri nhận thiết lập mối quan hệ giữa trí
tuệ, tư duy của con người với ngôn ngữ tự nhiên mà con người sử dụng
trong giao tiếp hàng ngày [7: 90,101,103]. Trong số các nhiệm vụ nghiên
cứu của ngơn ngữ học tri nhận, có: phạm trù hố ngơn ngữ, ý niệm và ý
niệm hố thế giới, các siêu phạm trù ngữ nghĩa tri nhận, ý niệm cảm xúc
của con người, ý niệm con người xác-hồn (quan hệ giữa phần xác và phần

hồn của con người), quan hệ ẩn dụ tri nhận trong ngôn ngữ... Cơ sở phương
pháp luận của ngôn ngữ học tri nhận là nguyên lí “dĩ nhân vi trung” (lấy
con người làm trung tâm [7: 62-70].
Thế giới bao quanh loài người là sự vật khách quan chung cho cả loài
người. Nhưng mỗi dân tộc lại tri nhận cái thế giới đó theo những cách khác
nhau, tức là chia cắt hiện thực theo những cách khác nhau, thể hiện ở sự
khác nhau trong việc “phạm trù hoá hiện thực” và trong việc tạo ra “bức
tranh ngôn ngữ về thế giới”. Trong bức tranh này có phần hạt nhân chung
cho cả lồi người và có phần ngoại vi (biên) riêng của từng dân tộc. Chẳng
hạn, trong khi để chỉ những sợi mảnh như chỉ bằng chất sừng mọc phủ trên
da người và động vật, người Anh chỉ dùng một từ “hair”, còn người Nga
dùng một từ “волосы”/ “волос”, thì người Việt lại “chia cắt” thành hai từ,
là “tóc” và “lơng”. Ngược lại, trong khi người Việt chỉ có một từ “xanh” để
chỉ chung cho ba sắc màu: lá cây, nền trời, nước biển, thì người Anh lại
dùng hai từ: “green” và “blue”, còn người Nga lại dùng ba từ: “зелённый”,
“голубой” và “синий”.

22


×