Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

Hiện tượng giả dối từ góc nhìn văn hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 208 trang )

0

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ TUYẾT NGÂN

HIỆN TƯỢNG GIẢ DỐI
TỪ GĨC NHÌN VĂN HĨA HỌC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HĨA HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2017


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------

NGUYỄN THỊ TUYẾT NGÂN

HIỆN TƯỢNG GIẢ DỐI
TỪ GĨC NHÌN VĂN HĨA HỌC
Chun ngành: VĂN HÓA HỌC
Mã số: 62.31.70.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRẦN HỮU TÁ



Phản biện độc lập:
1. GS.TS. NGUYỄN CHÍ BỀN
2. GS.TS. MAI NGỌC CHỪ

Phản biện:
1. GS.TS. MAI NGỌC CHỪ
2. PGS.TSKH. LƯƠNG ĐÌNH HẢI
3. PGS.TS. ĐỖ NGỌC ANH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2017


2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án “Hiện tượng giả dối từ góc nhìn văn hóa học”
này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, khơng có sự trùng lắp, sao chép của
bất kỳ đề tài luận án hay cơng trình nghiên cứu khoa học nào của các tác giả
khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Tuyết Ngân


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ 2
MỤC LỤC ....................................................................................................................... 3

Danh mục bảng ............................................................................................................. 5
Danh mục hình ............................................................................................................. 5
DẪN NHẬP ..................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 6
2. Mục đích nghiên cứu và những đóng góp .................................................................. 6
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 8
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................... 9
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu............................................................... 10
7. Bố cục của luận án .................................................................................................. 10
8. Quy cách trình bày .................................................................................................. 11
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHẬN THỨC VỀ HIỆN TƯỢNG GIẢ DỐI ...... 13
1.1. Định nghĩa giả dối ................................................................................................ 13
1.1.1. Một số quan niệm về giả dối trên thế giới ...................................................... 13
1.1.2. Phân tích và đề xuất định nghĩa ..................................................................... 14
1.2. Giả dối trong quan hệ với văn hoá, giá trị và sự thật ............................................. 18
1.2.1. Giả dối với văn hoá và giá trị ........................................................................ 18
1.2.2. Giả dối với sự thật và những khái niệm liên quan .......................................... 21
1.2.3. Khả năng và điều kiện để giả dối có giá trị văn hóa ....................................... 24
1.3. Điều kiện tồn tại giả dối ....................................................................................... 28
1.3.1. Điều kiện tiền đề dẫn đến giả dối .................................................................. 29
1.3.2. Điều kiện để thực hiện thành công hành động giả dối .................................... 35
1.4. Các bình diện của giả dối ..................................................................................... 40
1.4.1. Giả dối xét theo phương tiện tương tác .......................................................... 41
1.4.2. Giả dối xét theo phương thức tương tác ......................................................... 44
1.4.3. Giả dối xét theo chủ thể................................................................................. 46
1.4.4. Giả dối xét theo khách thể ............................................................................. 48
1.4.5. Giả dối xét theo tình huống ứng xử ............................................................... 51
1.5. Tiểu kết ................................................................................................................ 55
Chương 2: HIỆN TƯỢNG GIẢ DỐI NHÌN TỪ TỔ CHỨC VÀ ỨNG XỬ .............. 57

2.1. Tổ chức hoạt động giả dối trong ứng xử xuyên loài với các lực lượng siêu nhiên 58
2.1.1. Tổ chức hoạt động giả dối trong các phong tục liên quan đến sự thay đổi vị thế
tự nhiên................................................................................................................... 58
2.1.2. Tổ chức hoạt động giả dối trong các phong tục liên quan đến sự thay đổi vị thế
xã hội ...................................................................................................................... 62
2.2. Tổ chức hoạt động giả dối trong ứng xử xuyên loài với các lực lượng tự nhiên ... 67
2.2.1. Tổ chức hoạt động giả dối trong hoạt động săn bắt ........................................ 68
2.2.2. Tổ chức hoạt động giả dối trong hoạt động thuần hóa và chăn ni ............... 72
2.3. Tổ chức hoạt động giả dối trong ứng xử nội loài xuyên văn hóa ........................... 74
2.3.1. Kỹ thuật che giấu .......................................................................................... 76
2.3.2. Kỹ thuật nghi binh......................................................................................... 79
2.3.3. Chiến thuật giả dối trong hoạt động du kích .................................................. 81


4
2.3.4. Thủ thuật chuyên môn trong hoạt động gián điệp .......................................... 83
2.3.5. Kỹ thuật giả dối trong hoạt động ngoại giao .................................................. 85
2.4. Tổ chức hoạt động giả dối trong ứng xử nội văn hóa ............................................ 87
2.4.1. Tổ chức hoạt động giả dối phục vụ lợi ích tập thể, cộng đồng ....................... 87
2.4.2. Tổ chức hoạt động giả dối phục vụ lợi ích cá nhân ........................................ 94
2.5. Tiểu kết .............................................................................................................. 101
Chương 3: HIỆN TƯỢNG GIẢ DỐI NHÌN TỪ VĂN HỐ TẬN DỤNG VÀ LƯU
LUYẾN ........................................................................................................................ 103
3.1. Các đặc trưng bản chất của giả dối ..................................................................... 103
3.1.1. Tính chủ động của giả dối ........................................................................... 104
3.1.2. Tính phổ biến của giả dối ............................................................................ 105
3.1.3. Tính nhất thời của giả dối ............................................................................ 107
3.1.4. Tính tương đối của giá trị giả dối ................................................................ 109
3.2. Các công dụng của giả dối ................................................................................. 112
3.2.1. Tránh căng thẳng, mâu thuẫn nhất thời ........................................................ 113

3.2.2. Điều chỉnh và làm chủ quá trình tương tác .................................................. 114
3.2.3. Chỉ báo khoảng cách giữa các đối tác .......................................................... 116
3.2.4. Đánh lạc hướng đối tác................................................................................ 117
3.2.5. Khuyến khích suy nghĩ năng động và khả năng bao quát ............................. 118
3.3. Cách trao truyền các giá trị của giả dối ............................................................... 119
3.3.1. Trao truyền các giá trị của giả dối trong gia đình ......................................... 119
3.3.2. Trao truyền các giá trị của giả dối ở trường học........................................... 123
3.3.3. Trao truyền các giá trị của giả dối ngồi xã hội ........................................... 125
3.4. Văn hóa lưu luyến (tái tạo) giả dối ..................................................................... 129
3.4.1. Lưu luyến (tái tạo) giả dối trong một số loại hình nghệ thuật ....................... 129
3.4.2. Lưu luyến (tái tạo) giả dối trong đời sống thực tiễn ..................................... 140
3.5. Tiểu kết .............................................................................................................. 150
Chương 4: HIỆN TƯỢNG GIẢ DỐI NHÌN TỪ VĂN HỐ ĐỐI PHĨ.................. 152
4.1. Tính phi giá trị của giả dối ................................................................................. 152
4.1.1. Tính phi giá trị của giả dối nhìn từ quan hệ ................................................. 153
4.1.2. Tính phi giá trị của giả dối nhìn từ suy nghĩ, tình cảm ................................. 154
4.1.3. Tính phi giá trị của giả dối nhìn từ lợi ích .................................................... 156
4.2. Văn hóa phát hiện giả dối ................................................................................... 161
4.2.1. Phát hiện trực tiếp ....................................................................................... 161
4.2.2. Phát hiện gián tiếp ....................................................................................... 167
4.3. Văn hóa xử lý giả dối ......................................................................................... 172
4.3.1. Xử lý trực tiếp ............................................................................................. 172
4.3.2. Xử lý gián tiếp ............................................................................................ 177
4.4. Văn hóa phịng ngừa giả dối ............................................................................... 178
4.4.1. Phịng ngừa trực tiếp ................................................................................... 178
4.4.2. Phòng ngừa gián tiếp ................................................................................... 185
4.5. Tiểu kết .............................................................................................................. 188
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 189
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 194
Tài liệu tiếng Việt ..................................................................................................... 194

Tài liệu tiếng nước ngoài .......................................................................................... 196
Tài liệu internet......................................................................................................... 197


5

Danh mục bảng
Bảng 1: Phân tích các định nghĩa “giả dối” .............................................................. 15
Bảng 2: Giá trị của giả dối nhìn từ lợi ích và lối sống ............................................... 28
Bảng 3: Điều kiện để hành động giả dối thành công .................................................. 40
Bảng 4: Giả dối nhìn từ quan hệ giữa chủ thể và khách thể ....................................... 48
Bảng 5: Các bình diện của giả dối ............................................................................. 54
Bảng 6: Giá trị của giả dối nhìn từ quan hệ chủ thể với khách thể ........................... 102
Bảng 7: Những diễn viên đóng vai giả gái nổi tiếng ................................................. 136
Bảng 8: Những diễn viên đóng vai giả trai thành công ............................................ 137
Bảng 9: Sự chênh lệch giữa suy nghĩ và việc làm ..................................................... 169

Danh mục hình
Hình 1: Định nghĩa giả dối ........................................................................................ 18
Hình 2: Hệ thống quan hệ và tính giá trị của giả dối trong tương quan với sự thật .... 24
Hình 3: Ấn tượng hình thức và thực tế. ...................................................................... 33
Hình 4: Cửa số giao tiếp Joharri ............................................................................... 36
Hình 5: (1) Tục “khảo cây lấy quả” trong sách “Kỹ thuật của người An Nam”
(Technique du peuple Annamite) của Henri Oger (1909); (2) Tục “khảo cây
lấy quả” hiện hành ở Thanh Hóa ................................................................. 61
Hình 6: Các kiểu đồ mã ............................................................................................. 66
Hình 7: Lưới, vó đăng bắt cá ..................................................................................... 69
Hình 8: (1) Bẫy kẹp chân; (2) Bẫy kẹp thân; (3) Bẫy thịng lọng. ............................... 69
Hình 9: Săn ảnh chim. ............................................................................................... 71
Hình 10: Bù nhìn ....................................................................................................... 72

Hình 11: Heo rừng và heo ni cơng nghiệp .............................................................. 73
Hình 12: Các kiểu ngụy trang của quân đội Việt Nam và các nước ............................ 77
Hình 13: Địa đạo Củ Chi ........................................................................................... 78
Hình 14: (1-2) Đặc cơng ngụy trang; (3) Đánh kho xăng Nhà Bè ngày 3-12-1973. .... 79
Hình 15: (1) Nồi đất giả làm bãi mìn; (2) Hầm chơng ở Củ Chi. ................................ 82
Hình 16: Trang phục phương Tây các thời kỳ .......................................................... 108
Hình 17: Tóc giả của giới q tộc châu Âu .............................................................. 111
Hình 18: Lễ hội bù nhìn ở (1) St. Charles, Mỹ; (2) Wolferton, Anh .......................... 141
Hình 19: Reijo Kela và thế giới bù nhìn của ơng ...................................................... 142
Hình 20: (1) Dán chữ/ hình trong ngày Cá tháng Tư (tranh cổ); (2) Áp phích .......... 144
Hình 21: Chú Cuội - cây đa; tượng chú Cuội ........................................................... 149
Hình 22: Cảnh giả trong xử lý hình ảnh. .................................................................. 162
Hình 23: Cảnh giả trong video lính IS chặt đầu tập thể tù nhân Syria. ..................... 162
Hình 24: (1) Hình ảnh trước và sau khi sửa bằng phần mềm photoshop; (2) Bức ảnh
anh công an “bên cạnh xác chết” đăng trên facebook. ............................. 163
Hình 25: (1) Hình vẽ phổ biến về Pinocchio; (2) Pinocchio trong phim hoạt hình Wall
Disney; (3) Tượng Pinocchio khổng lồ ở cơng viên Pinocchio (Ý)............. 173
Hình 26: Câu chuyện người đẻ ra thỏ trên báo chí................................................... 176
Hình 27: Dấu hiệu nhận dạng trên chứng minh nhân dân ........................................ 179


6

DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài
Giả dối là một hiện tượng phổ biến và có từ rất lâu đời, đã được ghi nhận nhiều
lần trong các loại hình văn học dân gian như truyện cổ tích, thần thoại, thành ngữ, tục
ngữ... Theo quan niệm phổ biến xưa nay, giả dối luôn bị đánh giá là không tốt, được
xem là phản giá trị, do vậy đương nhiên cũng được xem là phi văn hố, ln bị ngăn

cấm và hạn chế sử dụng, giới khoa học thì ít quan tâm nghiên cứu. Trong khi trên thực
tế thì, cho tới nay, trong tất cả các nền văn hóa từ Đơng đến Tây, giả dối khơng những
khơng mất đi mà có nơi có lúc cịn có vẻ như ngày càng phổ biến và phát triển đa dạng
hơn. Điều này cho thấy thái độ chống đối nó lâu nay của xã hội và lảng tránh nó của
giới khoa học là sai lầm. Có cơ sở để giả định là, rất có thể, trong chiều sâu của thời
gian và chiều rộng của không gian, hiện tượng này có những cơ sở khoa học sâu xa về
văn hoá cần được khám phá và lý giải.
Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Hiện tượng giả dối từ góc
nhìn văn hóa học” làm đối tượng nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu và những đóng góp
Giả dối là hiện tượng giao tiếp, ứng xử nằm trong khu vực giáp ranh của nhiều
ngành khoa học khác nhau, do vậy hướng tới nhiều mục đích khác nhau và có những
cách đánh giá khác nhau.
Trong phạm vi luận án này, chúng tôi đặt ra mục tiêu là xác định bản chất và
những đặc điểm chủ yếu của hiện tượng giả dối, trong đó quan trọng là đánh giá một
cách khách quan mặt giá trị và phi giá trị của nó để, trên cơ sở đó, phân tích cách
thức con người tận dụng mặt giá trị ( = văn hóa) cũng như cách thức ứng phó với mặt
phi giá trị ( = phi văn hóa) của giả dối, đưa ra những dự đốn về tương lai của nó,
cũng như góp phần điều chỉnh, hướng dẫn dư luận trong việc sử dụng nó.


7

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1. Giả dối (bao gồm làm giả và nói dối) có thể xem là sự đánh giá được gán cho
một hành động, một cách thức hoạt động, một trạng thái của con người trong ứng xử
với tự nhiên và xã hội.
Trong lĩnh vực ứng xử với tự nhiên, chúng tơi chưa tìm thấy tài liệu nào nghiên
cứu trực tiếp về vấn đề này; còn trong lĩnh vực ứng xử xã hội giữa con người với con

người, giả dối được nhắc đến trong các công trình nghiên cứu triết học, tâm lý học,
giáo dục học, đạo đức học, khoa học giao tiếp và trong các sách viết về lối sống, sách
“học làm người”... Tuy nhiên, nhắc đến thì có, cịn nghiên cứu sâu và trực tiếp về giả
dối như một đối tượng của hoạt động khoa học trong các ngành này thì cũng khơng
nhiều. Các nghiên cứu chủ yếu là của các tác giả phương Tây; một số tài liệu bằng
tiếng Việt ít nhiều có đề cập đến giả dối thì chủ yếu là những tài liệu dịch hoặc biên
dịch, soạn lại từ tiếng nước ngồi. Trong số các tài liệu khơng nhiều ấy, mảng phong
phú hơn cả thuộc về khoa học giao tiếp, đặc biệt là tâm lý học giao tiếp. Song những
nghiên cứu này chủ yếu hướng tới những quan hệ nội văn hóa, giao tiếp bằng ngơn từ,
nói dối là chủ yếu; lĩnh vực làm giả có thể nói là gần như cịn hồn tồn để trống.
2. Những nghiên cứu chun sâu về hiện tượng này thuộc về các nhà khoa học
Nga. Với truyền thống hàn lâm của mình, các học giả Nga đã đi vào nghiên cứu các
vấn đề mang tính lý luận như “Lừa dối. Phân tích triết học – Tâm lý học” của Д.И.
Дубровский (Обман. Философско-психологический анализ, 2010), “Hiện tượng
lừa dối trong giao tiếp liên nhân” của М. Л. Красников (Феномен лжи в
межличностном общении, 1999), hay “Sự tự lừa dối diễn ra như thế nào” của Ю. А.
Разинов (Как возможен самообман, 2004). Tác phẩm sau cùng xem xét việc tự dối
lịng như một hiện tượng văn hóa đặc biệt của con người từ bản chất, những nghịch lý,
triết lý của những cảm nhận chạy trốn khỏi bản thân để lý giải tâm lý con người trong
những trạng thái mâu thuẫn đặc biệt. В.Я. Пропп nghiên cứu giả dối giải trí như một
trường hợp của giả dối trong các tác phẩm văn học nghệ thuật (1999).
3. Cùng là nghiên cứu tâm lý con người khi thực hiện hành động giả dối, các nhà
khoa học Mỹ thiên về khía cạnh thực dụng của vấn đề (Lieberman D. 2008; Brooks
Jackson và Kathleen Hall Jamieson 2008; Kevin D. 2002; The Arbinger Institute


8
2009). Các sách này đều có đặc điểm chung là tìm hiểu tâm lý của người giả dối và đối
tác của họ trong các trường hợp thực tiễn cụ thể để rút ra bài học.
D. Lieberman (2008) quan sát các mối quan hệ cá nhân và các tình huống trong

cơng việc, khám phá tám khía cạnh khác nhau của việc giả dối và đưa ra các giải pháp
giúp tìm ra chân lý và giành quyền kiểm sốt tình hình. Brooks Jackson và Kathleen
Hall Jamieson (2008) phân tích các trường hợp giả dối theo chủ đề để kết luận về các
thủ đoạn lừa dối được hình thành dựa trên các quy luật tâm lý của con người, từ đó chỉ
ra các phương thức nhận biết những điều dối trá, những kỹ thuật bịp bợm, cũng như
cách thức để kiểm tra nhằm tìm được sự thật. D. Kevin (2002) vốn là một tin tặc
(hacker) từng phải ngồi tù, qua nghiên cứu tâm lý của các đối tượng quản lý mạng đã
trình bày những kinh nghiệm của mình và các cách giả dối để có thể lấy mật khẩu
thâm nhập vào trang quản trị của các website. Viện Arbinger (2009) nghiên cứu cách
thức quản lý trong giới lãnh đạo phương Tây và phát hiện ra rằng cách thức quản lý
được duy trì lâu nay là dựa trên sự tự lừa dối, từ đó phân tích để đưa ra những phương
án, giải pháp thiết thực nhằm tự giải phóng mình. Từ những nghiên cứu tâm lý này,
các nhà khoa học - kỹ thuật Mỹ đã đưa ra hàng loạt những cách thức phát hiện giả dối
và sáng chế ra cả các máy móc giúp phát hiện giả dối trong những trường hợp nghiêm
trọng cần giải quyết bằng pháp luật.
Một số bài viết về giả dối trên các website, mạng cá nhân thường chỉ là giới
thiệu, đưa tin về một vài khía cạnh của các kết quả nghiên cứu, dừng lại ở việc nêu
hiện tượng; đơi khi nếu có giải thích các khía cạnh tâm lý, đạo đức thì cũng là những
giải thích mang tính phổ cập. Chúng tôi khai thác những bài viết kiểu này với tư cách
là nguồn cung cấp tư liệu.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu
của luận án là hiện tượng giả dối từ góc nhìn văn hóa học.
Vì là một nghiên cứu trên bình diện lý thuyết nên giới hạn phạm vi nghiên cứu
về mặt không gian trên lý thuyết được mở rộng ra các nền văn hóa nhân loại, cịn trên
thực tế chủ yếu giới hạn ở văn hóa mẹ đẻ (Việt Nam), những nền văn hóa lớn mà tác
giả có thể tiếp cận được qua các nguồn thông tin (như Trung Quốc), hoặc các nền văn



9
hóa mà tác giả am hiểu (như Nga, Bồ Đào Nha

tác giả từng học ngữ văn Bồ Đào

Nha ở Nga).
Về mặt thời gian, phạm vi nghiên cứu cũng được mở rộng, song trên thực tế thì
thời quá khứ xa chủ yếu giới hạn ở việc khai thác các tư liệu dân gian, thời cận đại có
tài liệu nhiều hơn, tư liệu nghiên cứu thời hiện đại là nhiều nhất.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài không giới hạn về mặt chủ thể, tuy nhiên chủ thể
của các lĩnh vực có liên quan đến giả dối nhiều thì sẽ được quan tâm nhiều hơn.
Hiện tượng giả dối là đối tượng có thể nghiên cứu từ nhiều chuyên ngành khác
nhau với những trọng tâm nghiên cứu khác nhau. Trong khi tội phạm học chủ yếu xem
xét giả dối ở mặt phi giá trị thì xã hội học và tâm lý học có thể nghiên cứu hiện tượng
giả dối ở cả hai mặt giá trị và phi giá trị. Từ góc nhìn văn hóa học, luận án tập trung
đi tìm các giá trị của giả dối để giải thích lý do tồn tại của nó và xác định cách thức
con người đối phó với những phi giá trị của nó.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về mặt khoa học, luận án góp phần tìm hiểu hiện tượng giả dối dưới góc nhìn
văn hóa học, giúp làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về cách ứng xử với các hiện
tượng văn hóa - xã hội giáp ranh, những hiện tượng mang tính hai mặt rõ rệt nằm
trong khu vực giáp ranh giữa giá trị và phi giá trị, văn hóa và phi văn hóa.
Về mặt thực tiễn, luận án có thể góp phần giúp các cấp quản lý hoạch định các
chính sách trong những lĩnh vực hoạt động liên quan đến văn hóa ứng xử, định hướng
các chuẩn giá trị, chuẩn đạo đức trong xã hội nói chung và các ngành nghề có liên
quan mật thiết tới các lĩnh vực ứng xử, giao tiếp mà ở đó giả dối đang là hiện tượng
phổ biến nói riêng.
Đồng thời luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và
giảng dạy về lý luận văn hố, văn hóa ứng xử, văn hố xã hội, văn hóa ngơn từ nói

chung và văn hố ứng xử hoặc văn hố ngơn từ của người Việt nói riêng.


10

6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Do đây là một hiện tượng văn hóa - xã hội có độ phủ rộng, nên khơng thể nhìn
nhận giả dối ở một góc độ cục bộ nào đó, mà phải nghiên cứu theo cách tiếp cận liên
ngành, tổng hợp các thành tựu của nhiều ngành như triết học, xã hội học, tâm lý học,
ngôn ngữ học, khoa học giao tiếp, v.v. dưới một điểm nhìn thống nhất là văn hóa
học.
Để có thể đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án trước hết sử dụng
phương pháp quan sát thực tế để phân tích, tìm hiểu cách thức ứng xử của con người
và những dấu hiệu, đặc điểm ngôn từ, cử chỉ khi thực hiện hành vi giả dối.
Thứ hai, vận dụng phương pháp so sánh - loại hình để nghiên cứu cơ sở hình
thành và đặc điểm của hành vi giả dối trong các loại hình văn hố, các nhóm chủ thể,
các khu vực không gian và các giai đoạn thời gian khác nhau.
Thứ ba, sử dụng phương pháp hệ thống - cấu trúc để phân tích - tổng hợp, sắp
xếp các hiện tượng giả dối vô cùng đa dạng, phức tạp vào các thành tố cấu thành để
nghiên cứu, khái qt hóa lên thành một hệ thống chung.
Ngồi ra, phương pháp thống kê cũng được sử dụng để hỗ trợ.
Nguồn tư liệu để nghiên cứu giả dối mà chúng tơi sử dụng là những lời nói, việc
làm, sảm phẩm được ghi lại, văn bản hóa dưới nhiều dạng khác nhau.

7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án được chia làm bốn chương, xoay quanh
hai nội dung chính là hành động giả dối và cách đánh giá của xã hội về hành động này.
1. Dưới góc độ hành động, giả dối được xem xét ở chương 1 và chương 2 theo
ba bình diện nhận thức, tổ chức và ứng xử. Do sự gắn bó về nội dung và do dung
lượng khơng nhiều nên bình diện nhận thức được kết hợp vào chương 1 thành “Cơ sở

lý luận và nhận thức về hiện tượng giả dối”. Chương 2 bao gồm hai bình diện cịn lại
là “Hiện tượng giả dối nhìn từ văn hóa tổ chức và ứng xử”.
Chương 1 có mục đích xây dựng một cơ sở lý luận và nhận thức về giả dối
thông qua hệ thống các khái niệm, đặc trưng, nguồn gốc và các bình diện của giả dối,


11
để thấy được bản chất, quy luật, điều kiện hình thành giả dối như một hành vi ứng xử
do con người sáng tạo với tất cả sự đa dạng và phức tạp của một hiện tượng bản năng
thuộc con người, nằm trong khu vực giáp ranh giữa văn hóa và phi văn hóa.
Chương 2 đi vào trình bày hiện tượng giả dối nhìn từ văn hóa tổ chức và ứng xử
với các khách thể thuộc bốn nhóm: (1) Giả dối xuyên loài với đối tác thuộc thế giới
siêu nhiên; (2) Giả dối xuyên loài với đối tác thuộc thế giới tự nhiên; (3) Giả dối nội
lồi xun văn hố với đối tác là con người ở các nền văn hoá khác và (4) Giả dối nội
văn hoá với đối tác là con người thuộc cùng nền văn hố.
2. Dưới góc độ cách đánh giá của xã hội, giả dối được xem xét trong chương 3
và chương 4 theo các bình diện văn hóa tận dụng giả dối, văn hóa lưu luyến giả dối và
văn hóa đối phó với giả dối.
Chương 3 trình bày về văn hóa tận dụng giả dối và văn hóa lưu luyến giả dối.
Do có tính hai mặt nên trong chương này, giả dối được xem xét như những giá trị văn
hố. Luận án đi vào tìm hiểu các đặc trưng, chức năng của giả dối được tận dụng
trong đời sống; cách giáo dục giả dối để phục vụ bản thân và cộng đồng. Đồng thời
phân tích những hiện tượng lưu luyến giả dối trong nghệ thuật và thực tiễn cuộc sống.
Chương 4 trình bày về văn hóa đối phó với giả dối. Ở đây, tính phi giá trị của
giả dối sẽ được được xem xét từ khía cạnh quan hệ, tình cảm và lợi ích, giúp tìm hiểu
ngun nhân vì sao giả dối bị cấm đốn và hạn chế sử dụng. Trên cơ sở đó, luận án đi
vào phân tích ba bình diện của văn hóa đối phó với giả dối là văn hóa phát hiện giả
dối, văn hóa xử lý giả dối và văn hóa phịng ngừa giả dối.

8. Quy cách trình bày

1. Việc dẫn nguồn được trình bày “theo thơng lệ quốc tế” (khoản 7 điều 30 Quy chế
đào tạo trình độ tiến sĩ” của ĐHQG TP. HCM 2010) với cấu trúc: [Họ Tên tác giả
+ năm xuất bản: số trang], vd: [Phạm Minh Lăng 2003: 273]. Nếu tác giả là người
phương Tây thì đặt họ trước, tên (và tên cha) viết tắt đặt sau, vd: [Kevin D. 2002:
15]. Thông tin đầy đủ được ghi trong Danh mục tài liệu tham khảo (chia làm ba
phần: tài liệu tiếng Việt, tài liệu tiếng nước ngoài và tài liệu internet) đặt ở cuối
luận án.


12
2. Nếu là tài liệu không xác định được tác giả thì lấy tên tổ chức, hoặc một từ (nhóm
từ) đại diện trong tiêu đề để làm dấu hiệu dẫn nguồn, vd: [The Arbinger Institute
2009], [Oxford 2000: 741].
3. Nếu cần dẫn nhiều trang thì các trang được phân cách bằng dấu phẩy. Nếu là các
trang liên tục thì chỉ ghi trang đầu và cuối, ở giữa đặt dấu ngang nối. Nếu có nhiều
tài liệu thì giữa các tài liệu phân cách bằng dấu chấm phẩy, vd: [Грушевицкая Т.Г.
1997: 15, 20, 208; Trần Ngọc Thêm 2004: 72-74; Садохин А.П. 2002: 73].
4. Với tài liệu internet, nếu xác định được năm đưa lên mạng thì dẫn theo các quy ước
1-3. Nếu khơng có năm thì sau từ đại diện sẽ ghi tên mạng, vd: [Code of Ethics...
Spj.org], [Ложь Ru.wikipedia.org]. Các tài liệu internet khơng có số trang.
5. Nếu tên tác giả đã được nhắc đến trước đó thì sau lời hoặc ý được dẫn sẽ chỉ ghi
năm xuất bản (+ số trang), vd: “Trần Tuấn Lộ khẳng định “Ngôn ngữ... là phương
tiện... che giấu, xuyên tạc sự thật” [1994: 37]”. Nếu cả tên tác giả và năm xuất bản
đã được nhắc đến rồi thì trong ngoặc vng sau đó chỉ cịn số trang, trong trường
hợp này sẽ có thêm chữ “tr.” để phân biệt với số năm, vd: [tr. 10], [2003].
6. Với những trích dẫn từ các diễn đàn, blog, thì các đặc trưng văn phong như chữ tắt,
từ lóng, chữ biến đổi chính tả... nhìn chung vẫn giữ ngun, khi cần sẽ được giải
thích trong ngoặc vng, vd: “Sếp Dốt k0 sợ bằng Sếp 'giả vờ Dốt'”; “văn phòng
em trả lương thấp nhất trong khối VPDD [văn phòng đại diện] mà”.



13

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ NHẬN THỨC VỀ HIỆN TƯỢNG GIẢ DỐI

1.1. Định nghĩa giả dối
1.1.1. Một số quan niệm về giả dối trên thế giới
Trên thế giới, người ta nói đến “giả dối” thì nhiều nhưng định nghĩa nó một cách
khoa học thì hầu như chưa có. Trong số những tài liệu tìm được, duy nhất trong cuốn
“Обман. Философско-психологический анализ” của Дубровский, danh từ “обман”
(giả dối) được định nghĩa là “thơng báo sai, khơng đáng tin cậy, có thể gây nhầm lẫn
cho đối tượng được hướng tới” (обман – это ложное, неверное сообщение,
способное ввести в заблуждение того, кому оно адресовано) [Дубровский 2010:
10]. Trong trường hợp này, giả dối (обман) được định nghĩa tương đương với nói dối
và được khẳng định một lần nữa bằng hình thức tồn tại thường dưới dạng nói hoặc viết
[Дубровский 2010: 34].
Trong số các bộ từ điển bách khoa lớn, không một bộ nào có định nghĩa khái
niệm này. Dưới đây phải dùng đến các từ điển ngôn ngữ.
Trong tiếng Việt, “giả dối” là một tính từ (Ví dụ: Thái độ giả dối, lời tán tụng giả
dối). Theo “Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên, “giả dối” có nghĩa là “khơng
thật, nhằm mục đích đánh lừa” [Hồng Phê (cb) 1992: 386].
Một số ngơn ngữ phương Tây dùng từ có gốc từ tiếng Latin falsus với nét nghĩa
là sai, lừa đảo.
Tiếng Bồ Đào Nha giống như tiếng Việt, nhấn mạnh vào sự khác biệt, giải thích
“falso” là ‘ngược nghĩa với sự thật hoặc thực tế’ (contrário à verdade ou realidade), và


14
danh từ “falsidade” (sự giả dối) là ‘sự biến chất ca s tht (corrupỗóo da verdade)

[Fernando J. Da Silva 1984: 1041].
Tương tự, “false” (giả dối) trong tiếng Anh có tới 4 nghĩa chính: (1) Khơng đúng
với sự thật hoặc thực tế; sai; (2) bắt chước một cái gì đó để lừa; (3) ảo, không phải sự
thực; (4) không ngay thật, khơng đáng tin [False Oxforddictionaries.com].
Trong tiếng Nga tính từ “ложный” (giả dối) có ba ý nghĩa: (1) Chứa sự cố tình
làm biến dạng sự thật, sai lầm, khơng đúng; (2) Ảo nhưng được đưa ra như là sự thật;
(3) Gây ra bởi những quan niệm sai lầm về đạo đức, định kiến [Ожегов С.И.,
Шведова Н.Ю. 1992]1.
Định nghĩa “giả dối” đơn giản nhất thuộc về từ điển mở. Wikitionary định nghĩa
giả dối là “Không đúng sự thật” [Giả dối Vi.wiktionary.org].

1.1.2. Phân tích và đề xuất định nghĩa
1.1.2.1. Các định nghĩa về giả dối nêu trên của mọi ngôn ngữ đều tập trung sự
chú ý vào đặc trưng coi giả dối là khơng đúng sự thật, ln có song song sự thật để so
sánh. Trong đó, 5 định nghĩa đầu (1-5) chứa trọn vẹn hai ý: không đúng + sự thật (x.
bảng 1).
Đây là cách hiểu rộng nhất, coi tất cả mọi thứ không đúng sự thật đều là giả
dối. Trong vũ trụ mênh mơng và đa dạng, khó có thể tồn tại hai sự vật/ hiện tượng
giống hệt nhau, lặp lại nhau hoàn toàn. Trong thế giới loài người, mỗi sản phẩm dù
cùng tên gọi thì vẫn có thể có đặc điểm riêng biệt, và cũng có thể là sự thật để được
mang ra làm mẫu so sánh với sản phẩm khác. Mặt khác, thế giới thật ln kích thích
sản sinh ra thế giới ảo; theo thời gian, thế giới ảo trở nên quen thuộc và một số sản
phẩm ảo được hiện thực hóa vào cuộc sống và trở thành sự thật. Đến lượt mình, chúng
trở thành khn mẫu kích thích sản sinh ra hàng loạt sản phẩm mới. Hơn nữa, một số

1

Trong tiếng Nga cùng nghĩa giả dối cịn có hai danh từ “ложь” và “обман”. Trong bộ “Từ điển tiếng

Nga” 5 tập do S.I. Ozhegov soạn và N.Ju. Shvedova bổ sung, chỉnh sửa, khơng có danh từ “ложь”; Danh từ

“обман” (lừa dối) được.I. Ozhegov soạn và N.Ju. Shvedova chỉ dẫn là có nghĩa thứ hai tương đương với “ложь”
và nghĩa thứ nhất tương đương với động từ “обмануть”. Động từ “обмануть” có 5 nghĩa, trong đó ba nghĩa
chính là: (1) Dẫn đến lầm lạc, nói sai sự thật, ứng xử không trung thực với người khác; (2) Vi phạm lời hứa; (3)
Không đáp ứng sự mong đợi của người khác.


15
lĩnh vực phi vật thể khơng thể định tính, định lượng một cách rõ ràng, thì càng khó xác
định chính xác mức độ ảo của các hiện tượng loại này.
Bảng 1: Phân tích các định nghĩa “giả dối”
Nguồn tài liệu

Định nghĩa

Phân tích

1. Từ điển tiếng Bồ Đào
Nha: falso

1. ngược nghĩa với
2. sự thật hoặc thực tế

2. Từ điển tiếng Bồ Đào
Nha: falsidade

1. biến chất của;
2. sự thật

3. Từ điển tiếng Anh: false
3


1. không đúng với
2. sự thật hoặc thực tế

4. Từ điển tiếng Anh: false
4

1. không phải
2. sự thực

5. Từ điển mở tiếng Việt
Wikitionary

1. không đúng
2. sự thật

6. Từ điển tiếng Nga:
ложный 2

1. ảo;
2. được đưa ra như là sự thật

1. ảo = không đúng+ sự thật
2. được đưa ra như là sự thật (= cố ý)

7. Từ điển tiếng Nga:
ложный 3

1. gây ra bởi quan niệm sai
lầm; 2. về đạo đức, định kiến


1. sai lầm; 2. về đạo đức, định kiến

8. Từ điển tiếng Nga:
ложный 1

1. chứa sự cố tình;
2. làm biến dạng; 3. sự thật

1. cố tình; 2. làm biến dạng; 3. sự thật
(vấn đề đạo đức)

9. Từ điển tiếng Anh: false
2

1. không; 2. ngay thật
3. không đáng tin

1. không; 2. ngay thật
3. không đáng tin (vấn đề đạo đức)

10. Từ điển tiếng Anh: false
1

1. bắt chước; 2. một cái gì đó;
3. để lừa

1. bắt chước = cố ý + làm giống; 2. một
cái gì đó; 3. để lừa (vấn đề đạo đức)


11. Từ điển tiếng Việt
Hoàng Phê

1. Không; 2. thật;
3. nhằm đánh lừa

1. không đúng; 2. sự thật,
3. nhằm đánh lừa (vấn đề đạo đức)

không đúng+ sự thật

Như vậy, cách hiểu giả dối là không đúng sự thật này vừa q rộng vừa khơng có
tác dụng phân biệt sự thật với giả dối vì chúng song song tồn tại trong cuộc sống và
chuyển hóa cho nhau. Muốn xác định một hiện tượng là sự thật hay giả dối thì phải có
yếu tố đối lập của nó mới có thể thực hiện được. Nhưng dù có yếu tố đối lập thì sự
phân biệt thật/ giả này khơng mang lại ý nghĩa gì.
Những sản phẩm nhân tạo mơ phỏng tự nhiên được sản xuất để thay thế cho
những thiếu hụt trong đời sống như chân tay giả; tóc, lơng mi giả; xương giả; kim
cương giả; thận nhân tạo; trí tuệ nhân tạo, v.v. đều thỏa mãn tiêu chí “khơng đúng sự
thật”; đến lượt mình đều có thể trở thành mẫu để sản xuất (= phát minh) ra những sản
phẩm mới, “giả” hơn, hồn thiện hơn, nhưng thật vơ nghĩa nếu được coi là “giả dối”.
1.1.2.2. Sáu định nghĩa còn lại đều chú ý đến tính chất cố ý làm không đúng sự
thật trong hành động của chủ thể như một tiêu chí quan trọng để nhận diện trạng thái


16
giả dối. Trong đó riêng định nghĩa 6 chỉ nói đến sự cố ý của việc đưa cái không đúng
sự thật ra “như là sự thật”.
Cách hiểu này đã thu hẹp bớt ngoại diên của khái niệm so với cách hiểu quá rộng
trên. Phụ nữ trang điểm cho mình đẹp hơn, nói khéo cho mọi người vui hơn, v.v. đều

là “cái không đúng sự thật” được “cố ý đưa ra như là sự thật” thuộc trường hợp này.
Nhưng cách hiểu này đồng thời cũng loại trừ những trường hợp vô tình làm khơng
đúng sự thật như sản phẩm lỗi, khơng đạt yêu cầu chất lượng trong quá trình sản xuất.
Sản phẩm lỗi, hỏng không phải là đồ giả.
1.1.2.3. Trong sáu định nghĩa chú ý đến tính chất cố ý làm khơng đúng sự thật, thì
năm định nghĩa cuối cùng (7-11) nhấn mạnh vào mục đích để lừa, đánh giá ý thức đạo
đức của chủ thể về việc xâm hại đến lợi ích của khách thể hoặc cộng đồng, thu hẹp
hơn nữa phạm vi của khái niệm“giả dối”.
Đặc trưng “để lừa” mang trong mình ba nét nghĩa: (a) “Cố ý” (hành vi đã được
thực hiện có mục đích, tất yếu phải có chủ ý, cố ý); (b) “Đưa ra như là sự thật” làm
cho người khác bị lầm; và (c) Xâm hại đến lợi ích của khách thể hoặc cộng đồng
(“lừa” một cách cố ý ln mang tính vị kỷ, lợi mình hại người). Chính nét nghĩa thứ ba
này khu biệt nhóm định nghĩa (7)-(11) với định nghĩa (6). Đây là cách hiểu hẹp nhất.
1.1.2.4. Trong luận án này, chúng tôi chọn cách hiểu khái niệm “giả dối” theo
hướng thứ hai

không quá rộng, cũng không quá hẹp

làm đối tượng nghiên cứu.

Tuy nhiên, định nghĩa (6) – “giả dối là cái ảo được đưa ra như là sự thật”

mới chỉ là

một định nghĩa từ điển, thiếu những thuộc tính chặt chẽ của một định nghĩa khoa học.
Ngay cả khi giải mã “ảo” = “cái không đúng sự thật” và mở rộng định nghĩa thành:
“Giả dối là cái không đúng sự thật được cố ý đưa ra như là sự thật” thì cũng vẫn cịn
có chỗ cần chính xác hóa thêm.
Xét về cấu trúc, hành động giả dối có ba thành phần tham gia: một chủ thể của
hành động, một khách thể (đối tác) của hành động, và một là người đánh giá. Người

đánh giá có thể trùng với chính chủ thể hoặc khách thể, nhưng cũng có thể là bên thứ
ba hồn toàn (cộng đồng, xã hội). Việc đánh giá tùy thuộc vào động cơ, mục đích,
quan điểm sống, tình huống cụ thể… nên khá đa dạng, và thể hiện trong các tên gọi
mang các sắc thái, các cấp độ khác nhau, ví dụ: giả dối, giả, nói dối, làm dối, làm giả,
giả tạo, giả hiệu, giả trá, dối dá, dối trá, gian dối, lừa dối,…


17
Trong đó hành động giả dối là yếu tố khách quan, nó nhất thiết phải xảy ra trong
q trình tương tác, trong quan hệ ứng xử giữa chủ thể với khách thể. Chủ thể cố tình
đưa ra một sản phẩm không phải là sự thật với mong muốn khiến cho đối tác chấp
nhận như là sự thật.
Khi người phụ nữ trang điểm, chính cơ ta là người biết rõ nhất, đánh giá chính
xác nhất mức độ “sai sự thật” của sản phẩm do mình đưa ra, cịn đối tượng giao tiếp và
xã hội thì ở trong tình trạng khơng rõ ràng, có thể bị lầm mà chấp nhận rằng đó là sự
thật, cũng có thể lờ mờ hiểu rằng đó là “đồ giả” nhưng không xác định được mức độ
giả đến đâu.
Khi một người nói khéo, khen nịnh: “Sao dạo này trông chị ngày càng trẻ ra,
đẹp ra thế này?” thì cũng chính người đó là biết rõ nhất, đánh giá chính xác nhất mức
độ “sai sự thật” của lời nói do mình đưa ra, cịn đối tượng giao tiếp thì tuy có thể cảm
nhận thấy rằng đó là lời nói khéo xã giao, nhưng vẫn muốn tin, muốn hy vọng rằng có
càng nhiều càng tốt trong lời nói đó là sự thật. Trong trường hợp này chỉ có xã hội, bên
thứ ba, là tương đối đủ tỉnh táo để đánh giá được mức độ “giả dối” của nó.
Cái chung của hai trường hợp trên là dù khách thể có tin rằng đó là sự thật hay
khơng thì nó cũng khơng gây nên tác hại gì (đáng kể) cho khách thể và xã hội. Còn
trong trường hợp khi mà một người đưa ra bán một món hàng giả với giá của hàng thật
thì chỉ có anh ta được lợi, cịn khách thể và xã hội thì bị thiệt hại nghiêm trọng.
Như vậy, có thể định nghĩa giả dối là sự đánh giá được gán cho hành động
tương tác mà trong đó chủ thể đưa ra cái sai sự thật một cách cố ý khiến khách thể
tiếp nhận như sự thật.

Định nghĩa này chứa đựng ba đặc trưng chính cho phép nhận diện giả dối như
sau (x. hình 1):


18

Hình 1: Định

nghĩa giả dối

(1) Về đặc trưng giống: Là sự đánh giá được gán cho hành động tương tác.
(2) Về tính chất của nội dung: chủ thể đưa ra cái sai sự thật (đặc trưng loài 1)
(3) Về động cơ: cố ý khiến khách thể tiếp nhận như sự thật (đặc trưng loài 2).
“Tiếp nhận như sự thật” là khái niệm có biên độ rộng: có thể là bị lừa (bị thiệt hại
nặng), bị lầm (không bị thiệt hại hoặc thiệt hại ít), hoặc biết là sai sự thật nhưng khơng
đánh giá được chính xác mức độ (như khi đi mua hàng, biết là bị nói thách nhưng
khơng biết nhiều ít đến đâu), hoặc muốn tin rằng đó là sự thật (như khi được nghe nói
khéo, khen nịnh).
Kết hợp đặc trưng (2) và (3) giúp ta phân biệt hành động giả dối (cố ý đưa ra cái
sai sự thật khiến khách thể tiếp nhận như sự thật), với sự thật thà (đưa ra sự thật) và
sự ngộ nhận (vô tình đưa ra cái sai sự thật).
Từ đây có thể xác định hai đối tượng nghiên cứu chính của luận án là (1) Hành
động đưa ra cái sai sự thật (hành động giả dối); (2) Cách đánh giá của xã hội về hành
động (tính chất giả dối); sự đánh giá này phụ thuộc chủ yếu vào mục tiêu của chủ thể
muốn khách thể tiếp nhận thế nào (động cơ của giả dối).

1.2. Giả dối trong quan hệ với văn hoá, giá trị và sự thật
1.2.1. Giả dối với văn hoá và giá trị
1.2.1.1. Văn hoá xuất hiện cùng với sự tồn tại của xã hội loài người. Song nghiên
cứu văn hoá như một đối tượng của khoa học xuất hiện lần đầu vào giữa thế kỷ XIX.



19
Sau đó, văn hố học dần dần phát triển thành một ngành nghiên cứu độc lập. Vì văn
hố là khái niệm có ngoại diên rộng, bao quát tất cả các mặt đời sống vật chất và tinh
thần của con người, nên trong ngành văn hoá học cũng tồn tại đồng thời nhiều cách
hiểu, nhiều trường phái và cách tiếp cận khác nhau.
Nghiên cứu văn hoá như một khoa học xuất phát từ phương Tây, từ năm 1871,
trong cuốn “Văn hoá nguyên thuỷ” (Primitive culture), E.B. Tylor đã đưa ra định nghĩa
đầu tiên về văn hố. Trong các ngơn ngữ phương Tây, thuật ngữ “văn hoá” (A.
culture, F. culture), bắt nguồn từ cultus của tiếng La-tinh có nghĩa là “trồng trọt”, nó
tương đương với культура của tiếng Nga, 文化学 của tiếng Hoa).
Ở Việt Nam, hiện nay, theo cách định nghĩa, nhận diện văn hố và lý giải, có thể
quy về ba cách tiếp cận cơ bản: thiên về cách tiếp cận nhu cầu (Đoàn Văn Chúc, Bùi
Quang Thắng…), thiên về cách tiếp cận giá trị (Trần Ngọc Thêm…), và thiên về cách
tiếp cận biểu tượng (Nguyễn Văn Dân, Nguyễn Tri Nguyên…). Tuy khác nhau về
cách tiếp cận và đơn vị cấu thành, song lại dễ dàng thấy sự thống nhất trong cách hiểu
về văn hoá của các nhà khoa học. Xuất hiện nhu cầu và nhu cầu được đáp ứng, chính
là cốt lõi tạo nên giá trị trong mối tương quan với chuẩn mực đạo đức của cộng đồng.
Giá trị phù hợp với nhận thức và điều kiện sống lặp lại nhiều lần như một thói quen tạo
nên nếp nghĩ, nếp hành động trong tư duy, được con người nhận thức và nâng tầm
quan trọng lên và trở thành thành biểu tượng. Như vậy, có thể cho rằng, các yếu tố cấu
thành văn hoá là kết quả sáng tạo của con người để đáp ứng đòi hỏi của đời sống thực
tiễn của một tập thể (nhóm người) và được ưu tiên lựa chọn như một thói quen.
Để thuận tiện cho những phân tích sau này, chúng tơi sử dụng định nghĩa “Văn
hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và
tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi
trường tự nhiên và xã hội của mình” với bốn đặc trưng cơ bản là tính hệ thống, tính giá
trị, tính nhân sinh và tính lịch sử [Trần Ngọc Thêm 2004: 20-25] làm cơ sở cho cách
nhận diện văn hố trong cơng trình này.

1.2.1.2. Trong một số ngôn ngữ phương Tây, thuật ngữ “giá trị



×