Tải bản đầy đủ (.pdf) (217 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về chống chủ nghĩa cá nhân với cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 217 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----000-----

NGUYỄN THỊ HỒNG HOA

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN
VỚI CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----000-----

NGUYỄN THỊ HỒNG HOA

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN
VỚI CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số: 62 22 80 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:


PGS.TS. NGUYỄN THẾ NGHĨA
Phản biện độc lập:
1. PGS.TS TRẦN NGYÊN VIỆT
2. PGS.TS PHẠM NGỌC ANH
Phản biện:
1. PGS.TS LƢƠNG MINH CỪ
2. PGS.TS TRƢƠNG VĂN CHUNG
3. PGS.TS VŨ ĐỨC KHIỂN
TP. HỒ CHÍ MINH – 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là kết quả công trình nghiên cứu của tơi dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS,TS. Nguyễn Thế Nghĩa. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận án là trung thực, đảm bảo tính khách quan và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Tác giả

Nguyễn Thị Hồng Hoa


MỤC LỤC

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 01
Chƣơng 1: CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƢ
TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN ................ 15
1.1. CƠ SỞ THỰC TIỄN HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN .................................................................... 15


1.1.1. Điều kiện lịch sử xã hội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với sự hình thành
tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân ........................................ 16
1.1.2. Đặc điểm và yêu cầu của thực tiễn cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX
với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân ........... 24
1.2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN .................................................................... 34

1.2.1. Tư tưởng yêu nước, trọng dân, đề cao lợi ích cộng đồng trong truyền
thống dân tộc Việt Nam với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ
nghĩa cá nhân.................................................................................................. 34
1.2.2. Tư tưởng về xây dựng nhà nước trong sạch, thân dân, trọng dân trong tinh
hoa văn hóa Đơng - Tây với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ
nghĩa cá nhân .................................................................................................... 47
1.2.3. Quan điểm về sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội và xây
dựng đạo đức xã hội chủ nghĩa của chủ nghĩa Mác - Lênin với việc hình thành
tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân ........................................ 58
Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................... 72
Chƣơng 2: NỘI

UNG CƠ

ẢN CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ

CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN................................................................... 74
2.1. TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN VÀ TÁC HẠI
CỦA CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN ............................................................................ 74


2.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn gốc, bản chất và biểu hiện của chủ nghĩa

cá nhân ............................................................................................................. 79
2.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tác hại của chủ nghĩa cá nhân ....................... 95
2.2. TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGUYÊN TẮC VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP
CHỦ YẾU TRONG PHÒNG, CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN ..................... 107

2.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về những nguyên tắc chống chủ nghĩa cá nhân .. 107
2.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về những biện pháp phòng, chống chủ nghĩa
cá nhân ........................................................................................................... 118
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 134
Chƣơng 3: Ý NGHĨA CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỐNG CHỦ
NGHĨA CÁ NHÂN VỚI CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG Ở
VIỆT NAM HIỆN NA ................................................................................... 137
3.1. QUAN HỆ GIỮA CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN VỚI THAM NHŨNG VÀ
THỰC TRẠNG CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY ......................................................................................................... 137

3.1.1. Mối quan hệ giữa chủ nghĩa cá nhân với tham nhũng .......................... 140
3.1.2. Thực trạng tham nhũng và cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở
Việt Nam hiện nay .......................................................................................... 146
3.2. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN VÀO VIỆC ĐẤU TRANH PHÒNG,
CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ....................................... 169

3.2.1. Phương hướng phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay ........ 169
3.2.2. Giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân
vào việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay ............ 171
Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 194
KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................... 197
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 201
CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG


Ố LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI LUẬN ÁN .............................................................................................. 212


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) đặc biệt quan tâm đến
vấn đề đạo đức cách mạng và chống chủ nghĩa cá nhân. Theo Người, chủ nghĩa
cá nhân là kẻ thù của cách mạng, nó là nguồn gốc của những căn bệnh làm hư
hỏng đội ngũ cán bộ, đảng viên, làm tha hóa Đảng. Đây là mối nguy hiểm tiềm
tàng làm cho Đảng mất dần tính cách mạng, tính trí tuệ, tính đạo đức, tính nhân
dân…, chừng nào cịn chủ nghĩa cá nhân thì cách mạng cịn rất nhiều khó khăn.
Chính vì vậy, cùng với nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân
là việc làm cần thiết, thường xun của tồn xã hội nói chung, của cán bộ, đảng
viên nói riêng. Hồ Chí Minh đã vạch rõ bản chất, biểu hiện, tác hại về kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, đạo đức… của chủ nghĩa cá nhân và đề ra nguyên tắc,
biện pháp đấu tranh phịng, chống chủ nghĩa cá nhân. Di sản Hồ Chí Minh về
chống chủ nghĩa cá nhân, bao gồm cả hệ thống quan điểm lý luận, chỉ đạo thực
tiễn và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã đóng góp lớn vào sự vững mạnh,
trong sạch của Đảng và Nhà nước ta; chính điều đó tạo nên động lực quan trọng
trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Tư tưởng về chống chủ
nghĩa cá nhân của Người cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, trở thành ngọn
đuốc soi đường cho chúng ta nhận diện những cá nhân đi ngược lại lợi ích của
cộng đồng, dân tộc, làm tổn hại đến uy tín của Đảng và Nhà nước ta.
Sau 30 năm thực hiện, công cuộc đổi mới đất nước của Đảng, Nhà nước
và nhân dân ta đã và đang đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện trên mọi

lĩnh vực của đời sống xã hội. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
khẳng định: “Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, quy mô và tiềm
lực được nâng lên… Đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và
thực hiện ba đột phá chiến lược được tập trung thực hiện bước đầu đạt kết quả
tích cực. Giáo dục và đào tạo, khoa học và cơng nghệ, văn hóa, xã hội, ý tế có
bước phát triển. An sinh xã hội được quan tâm nhiều hơn và cơ bản được bảo


2

đảm, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Chính trị - xã hội ổn định;
quốc phịng, an ninh được tăng cường; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ
vững hịa bình, ổn định. Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng, hiệu quả. Vị thế, uy tín quốc tế của nước ta tiếp tục được nâng cao. Dân
chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được phát
huy. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được chú trọng và
đạt kết quả quan trọng” [34, tr.14-15]. Những thắng lợi to lớn của sự nghiệp đổi
mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong những năm qua
đã tạo ra thế và lực mới cho cách mạng nước ta bước vào thời kỳ mới, thời kỳ
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm xây dựng thành công và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Việt Nam đang phải
đối mặt với những nguy cơ thách thức khơng nhỏ của “tình trạng suy thối về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên
và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi” [34, tr.15]. Trong những
nguy cơ này thì tình trạng tham nhũng đã và đang gây ra những hậu quả hết sức
nghiêm trọng, làm tha hóa đội ngũ cán bộ, đảng viên, tiếp tay cho các thế lực
chống phá, uy hiếp sự tồn vong của chế độ. Tham nhũng làm suy yếu tiềm lực
kinh tế, trong đó, kinh tế chậm phát triển, tái lạm phát tiềm tàng và khủng

hoảng có nhiều dấu hiệu tăng lên. Tham nhũng có thể làm hỏng cả vị thế và uy
tín của Việt Nam trên trường quốc tế, dẫn đến thái độ e dè, dè dặt của các tổ
chức quốc tế, các nhà đầu tư nước ngoài trong các hoạt động đầu tư, viện trợ,
cho vay… gây thiệt hại lớn cho phát triển tiềm lực quốc gia. Bên cạnh đó, tham
nhũng làm cho xã hội bất an, bất ổn, tiềm ẩn những mâu thuẫn, xung đột có
nguy cơ phá hỏng sự nghiệp đổi mới và các mục tiêu phát triển của nước ta.
Nguy hại hơn, tham nhũng gây mất niềm tin của nhân dân, làm suy yếu Đảng
và Nhà nước, đe dọa đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Đúng


3

như Hội nghị lần thứ 3, Ban Chấp hành Trung ương khóa X nhận định: “Tham
nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh
vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm
giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn
vong của đảng và chế độ ta”[35, tr.12]. Thực trạng tham nhũng ở nước ta do
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra, trong đó, một trong những
nguyên nhân chủ yếu nhất chính là do chủ nghĩa cá nhân. Mặc dù Đảng ta chú
trọng, Nhà nước, nhân dân ủng hộ và cả xã hội quan tâm, nhưng việc chống
tham nhũng trong thời gian qua chưa đạt được kết quả mong muốn. Điều đó cho
thấy, chính trong lĩnh vực nhạy cảm này đang đặt ra hàng loạt vấn đề, xuất hiện
nhiều khía cạnh mới cần được giải quyết, cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Trong
tình hình ấy, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá
nhân nhằm tìm kiếm cách thức và các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả
của cơng tác phịng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay là một việc làm cần
thiết và cấp bách.
Xuất phát từ những l do trên, tác giả chọn vấn đề “
Minh về chống chủ
Nam


ĩa cá

â với cuộc đấu tranh chố

t

t am

ũ

t

a ” làm đề tài luận án.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Chủ nghĩa cá nhân là một giá trị văn hóa, triết học rất đặc trưng của

phương Tây. Với tư cách là một học thuyết triết học, chủ nghĩa cá nhân ra đời là
kết quả của một q trình phát triển văn hóa, văn minh của nhân loại và nó
được tiếp cận nghiên cứu qua nhiều thời kỳ dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy
nhiên, đề tài luận án này tiếp cận “Chủ nghĩa cá nhân” không phải với tư cách
là một học thuyết triết học mà ở góc độ Đạo đức học. Liên quan đến đề tài “Tư
tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân với cuộc đấu tranh chống tham
nhũng ở Việt Nam hiện nay” đã có một số cơng trình, bài viết nghiên cứu, tiếp
cận trên các phương diện sau: Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu tư tưởng Hồ
Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân dưới góc độ chính trị, văn hóa, đạo đức;


4


Thứ hai, các nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân
từ thực tiễn chống chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng của Đảng;
Thứ ba, các cơng trình, bài viết về thực trạng tham nhũng và cuộc đấu tranh
phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.


t ứ

ất

ĩa cá

chống chủ

các c
â d ớ

trình tiêu biểu như: “
H

M

c ơ

ịch sử các t t

t

tr


cứu t t

óc độ chính trị, vă

ng H Chí Minh về

óa, đạo đức, có các cơng

ng chính trị của .Mác, P .Ă

hen, V.I.Lênin và

” của tác giả Lê Minh Quân, Nxb.Chính trị quốc gia (2009); “Đại
ng và học thuyết chính trị trên thế giớ ” của tác giả

Nguyễn Thế Nghĩa (Chủ biên), Nxb. Khoa học xã hội (1999); “

t

đạo

đức H Chí Minh truyền thống dân tộc và nhân loạ ” của tác giả Vũ Khiêu,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993; “ ă
M


óa, đạo đức tro

t t


ng H Chí

” do Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2008, của tác giả Bùi Đình Phong;
t

đạo đức H Chí Minh qua các phạm trù m N

ờ đã sử dụ

” của

tác giả Hoàng Trung, Nxb. Đại học quốc gia, TP.Hồ Chí Minh, 2005…
Với những cơng trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị, có
thể kể đến “
M

t

ng chính trị của

.Mác, P .Ă

e , .I.L

v

Chí

” của tác giả Lê Minh Quân, Nxb.Chính trị quốc gia (2009); Đạ c ơ


lịch sử các t t

ng và học thuyết chính trị trên thế giới của PGS.TS Nguyễn

Thế Nghĩa (Chủ biên), Nxb.Khoa học xã hội (1999)… Trong hai cơng trình
trên, các tác giả đã khái quát những luận điểm chính trị của Hồ Chí Minh về
xây dựng một nhà nước trong sạch, vững mạnh, vạch ra sự nguy hiểm của sự
tha hóa quyền lực nhà nước đối với sự tồn vong của nhà nước. Công trình “
t

ng H Chí Minh về xây dự

đảng trong sạch, vững mạ

” do Phạm Ngọc

Anh – Bùi Đình Phong đồng chủ biên được Nhà xuất bản Lý luận chính trị phát
hành năm 2005. Ở cơng trình này, các tác giả đã khẳng định vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản trong tiến trình cách mạng Việt Nam, làm rõ quan niệm của
Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền. Theo đó, Đảng cầm quyền vừa là người lãnh
đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân.


5

Dưới góc độ đạo đức, tiêu biểu có cơng trình “

t

đạo đức H Chí


Minh truyền thống dân tộc và nhân loạ ”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993
của tác giả Vũ Khiêu. Ở đây, các tác giả đã nghiên cứu nguồn gốc tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh và chỉ ra thực trạng đạo đức hiện nay ở nước ta đang có chiều
hướng sa sút trong các tầng lớp nhân dân, biện pháp để khắc phục tình hình
trên. Theo các tác giả, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội phải chống chủ
nghĩa cá nhân, giải quyết hài hịa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã
hội; chống lại sự ích kỷ, hẹp hòi, cá nhân chủ nghĩa, bảo vệ sự hưởng thụ lợi ích
chính đáng cho những người có sự đóng góp tích cực cho tiến bộ xã hội. Cơng
trình “ ă

óa, đạo đức tro

t t

ng H

M

” do Nhà xuất bản Công

an nhân dân ấn hành của Bùi Đình Phong xuất bản năm 2008. Cơng trình này
được hình thành từ các bài báo của tác giả đăng trên các tạp chí chuyên ngành
từ năm 2006 đề cập đến văn hóa trong đó có văn hóa đạo đức. Trong khi xem
đạo đức như một biểu hiện của văn hóa, tác giả bàn đến một số nội dung quan
trọng về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh như đặc trưng bản chất tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh; những nội dung về nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch
chủ nghĩa cá nhân; giá trị trường tồn về tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh. Trong cơng trình này, tác giả Bùi Đình Phong cũng đề cập đến những
hiện tượng suy thối đạo đức trong xã hội, vấn đề chống tham nhũng và một số

vấn đề khác thuộc về lĩnh vực văn hóa. Tuy nhiên, với 19 bài viết trong cuốn
sách, tác giả đã đề cập nhiều vấn đề, với những góc nhìn khác nhau bao hàm cả
văn hóa, đạo đức, nhân văn, quan hệ quốc tế, triết lý phát triển, dân chủ, dân
vận… nên chưa đi bàn luận một cách sâu sắc và triệt để về những vấn đề của
chủ nghĩa cá nhân đặt ra. Tác giả Văn Thị Thanh Mai với cơng trình “ ỏa sáng
t t

v đạo đức H

M

”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010. Nội

dung cơng trình tập hợp hơn 30 viết gần đây của tác giả, được chia làm hai
phần: Phần thứ nhất: Hồ Chí Minh trong hành trình đấu tranh thực hiện khát
vọng giải phóng dân tộc; Phần thứ hai: Sự nghiệp của nhà văn hóa kiệt xuất Hồ


6

Chí Minh. Thơng qua các bài viết, tác giả đã nêu bật tư tưởng, đạo đức và sự
nghiệp của Hồ Chí Minh trong hành trình đấu tranh thực hiện khát vọng giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Đồng thời, trong một
số bài viết, tác giả đã chỉ rõ vai trò của đạo đức cách mạng và xác định rõ kẻ thù
của đạo đức cách mạng chính là chủ nghĩa cá nhân. Cơng trình “
đức H Chí Minh qua các phạm trù m N

ờ đã sử dụ

t


đạo

” của tác giả Hoàng

Trung, Nxb. Đại học quốc gia, TP.Hồ Chí Minh, 2005. Trong cơng trình này,
tác giả tập trung phân tích các phạm trù đạo đức mà Hồ Chí Minh đã sử dụng,
kiến giải sự kế thừa đạo đức của Người trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam
hiện nay. Qua đó, tác giả đã chỉ rõ chủ nghĩa cá nhân là nguồn gốc của sự suy
thoái đạo đức, đồng thời nêu lên một số biện pháp để phịng, chống chủ nghĩa
cá nhân làm lành mạnh hóa đời sống xã hội.

ĩa cá

t ứ a

các

cứu về t t

â từ thực tiễn chống chủ

ng H Chí Minh về chống chủ

ĩa cá

â , â

cao đạo đức cách


mạng của Đảng. Liên quan đến chủ đề này có cơng trình nghiên cứu khoa học
cấp nhà nước KX.03.01: “Nâ

cao đạo đức cách mạng, chống chủ

nhân” do Nguyễn Khánh Bật chủ nhiệm, Hà Nội, 2004; “
u cơ của một đảng cầm quyề v
ĩa cá

ĩa cá

â –

ớng khắc phục”, Tạp chí Lý luận chính

trị, số 12 năm 2012 của tác giả Nguyễn Văn Huyên; “
phòng và chống chủ



ĩa cá

t

ng H Chí Minh về

â với vấ đề xây dựng, chỉ

đố đảng hi n


a ” của Mạch Quang Thắng và Nguyễn Tùng Lâm, Tạp chí Lý luận chính trị,
số 7 năm 2012; “Nâ
tro

đ ều ki

cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ

ĩa cá

â

Đảng cầm quyề ” của tác giả Bùi Đình Phong, Tạp chí Tun

giáo, số 3 năm 2009; “

ống chủ

ĩa cá

â ,c ố

u cơ su t oá của

Đảng cầm quyề ” của Lê Mậu Hãn, Tạp chí Tuyên giáo số 5 năm 2009, Luận
văn thạc sỹ Triết học năm 2011 của Lê Thị Ái Nhân với đề tài “
Chí Minh về chống chủ

ĩa cá


học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh. …

t

ng H

â ” tại Trường Đại học KHXH&NV, Đại


7

Cơng trình nghiên cứu KX.03.01: “Nâ
chủ

ĩa cá

cao đạo đức cách mạng, chống

â ” do Nguyễn Khánh Bật chủ nhiệm, Hà Nội, 2004, là một

trong 10 đề tài nghiên cứu thuộc Chương trình KX.03: “Xây dựng Đảng trong
điều kiện mới”. Trong cơng trình này, các tác giả đã làm rõ các nội dung: trước
hết là phân tích một số vấn đề lý luận về nâng cao đạo đức cách mạng, chống
chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên, gồm: quan điểm của chủ nghĩa Mác
–Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức cách
mạng; quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng
Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa cá nhân; thứ hai, cơng trình phân tích thực
trạng đạo đức cách mạng và chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên hiện
nay, gồm: những nhân tố chủ yếu tác động đến đạo đức cách mạng và chủ nghĩa
cá nhân của cán bộ, đảng viên hiện nay; thực trạng đạo đức cách mạng và

những phẩm chất đạo đức cơ bản của cán bộ, đảng viên hiện nay; Chủ nghĩa cá
nhân trong cán bộ, đảng viên hiện nay và nguyên nhân căn bản dẫn đến suy
thoái đạo đức, phát sinh chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên hiện nay;
trên cơ sở đó, cơng trình đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao đạo đức cách
mạng, chống chủ nghĩa cá nhân. Bài viết “
một đảng cầm quyề v



ĩa cá

â –

u cơ của

ớng khắc phục” của tác giả Nguyễn Văn Huyên, Tạp

chí Lý luận chính trị, số 12 năm 2012, đã tập trung phân tích những tác hại của
chủ nghĩa cá nhân và chỉ rõ chủ nghĩa cá nhân tiềm ẩn nguy cơ làm suy thối trí
tuệ, biến chất bản lĩnh chính trị, làm giảm sức chiến đấu của Đảng và đề xuất
một số giải pháp để loại bỏ nguy cơ của chủ nghĩa cá nhân đối với đảng cầm
quyền. Bài viết “

t

ng H Chí Minh về phịng và chống chủ

với vấ đề xây dựng, chỉ

đố đảng hi


ĩa cá

â

a ” của Mạch Quang Thắng và

Nguyễn Tùng Lâm đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị, số 7 năm 2012. Trong
bài viết này, các tác giả đã bước đầu nêu ra quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ
nghĩa cá nhân, qua đó liên hệ đến cơng tác xây dựng đảng hiện nay tuy đạt được
nhiều thành tựu nhưng tình trạng suy thối về chính trị, đạo đức, lối sống của


8

một bộ phận cán bộ, đảng viên đã làm ảnh hưởng đến xấu đến lòng tin của nhân
dân đối với đảng, và bước đầu các tác giả đã đề xuất một số các giải pháp để
ngăn chặn chủ nghĩa cá nhân. Bài viết của Bùi Đình Phong với “Nâ
đức cách mạng, quét sạch chủ

ĩa cá

â tro

đ ều ki

cao đạo

Đảng cầm quyề ”


đăng trên Tạp chí Tuyên giáo, số 3 năm 2009, đã nêu bật quan niệm của Hồ Chí
Minh về việc Đảng cầm quyền phải chú trọng hàng đầu tới việc nâng cao đạo
đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, trong đó tác giả đặc biệt nhấn
mạnh đến tác hại của chủ nghĩa cá nhân là một trở lực trên con đường xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Với bài “

ống chủ

ĩa cá

â ,c ố

u cơ su t oá

của Đảng cầm quyề ” đăng trên mục Nghiên cứu – trao đổi, tạp chí Tuyên giáo
số 5 năm 2009, Lê Mậu Hãn nhấn mạnh chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù bên trong,
phá hỏng tổ chức, phá vỡ kỷ luật Đảng, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của
nhân dân, vì thế cán bộ, đảng viên phải nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch
chủ nghĩa cá nhân… Luận văn thạc sỹ Triết học năm 2011 của Lê Thị Ái Nhân
với đề tài “

t

ĩa cá

ng H Chí Minh về chống chủ

â ” tại Trường Đại

học KHXH&NV, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh. Nội dung luận văn tập

trung phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ
nghĩa cá nhân, qua đó tác giả trình bày một số biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân
trong thời kỳ đổi mới và đề xuất một số giải pháp để chống chủ nghĩa cá nhân ở
Việt Nam hiện nay…
ớng thứ ba là các cơng trình, bài viết về thực trạ
cuộc đấu tranh phòng, chố

t am

ũ

t am

ũ

v

Vi t Nam hi n nay.

Ở nước ta, tệ tham nhũng và cuộc đấu tranh chống tham nhũng được nói
nhiều trong vòng vài chục năm nay, đặc biệt là từ khi hình thành và phát triển
cơ chế thị trường. Đã có nhiều cơng trình, bài viết phản ánh tình trạng tham
nhũng và cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. Một
số cơng trình tiêu biểu như: “Nhận di
chố

t am

ũ


t am

ũ

v các

ải pháp phòng,

Vi t Nam hi n nay” của Phan Xuân Sơn và Phạm Thế Lực


9

(Chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010; “Một số bài nghiên cứu về
tham

ũ

v p ò

,c ố

t am

ũ

đă

tr


các tạp c ” của Ban Nội

chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2005; “P ị , c ố

t am

ũ

tro

oạt động cơng vụ

Vi t Nam – Lý

luận và thực tiễ ” của Nguyễn Quốc Sửu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia –
Sự thật, Hà Nội, 2013… và nhiều bài báo, Hội thảo khoa học khác nhau bàn về
vấn đề tham nhũng.
Cơng trình “Nhận di
ũ

Vi t Nam hi

t am

ũ

v các

ải pháp phòng, chống tham


a ” của Phan Xuân Sơn và Phạm Thế Lực (Chủ biên),

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010 đã chỉ rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để
nhận diện và thiết lập các biện pháp phòng, chống tham nhũng, thực trạng và
phương hướng để phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. Cơng trình
“Một số bài nghiên cứu về t am

ũ

v p ò

,c ố

t am

ũ

đă

tr

các tạp c ” của Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; cơng trình này là tập hợp những bài viết có
chọn lọc của một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà nghiên cứu
đăng trên một số tạp chí lý luận – chính trị và tạp chí chuyên ngành. Các bài
viết này đề cập quan điểm, quyết tâm đấu tranh không khoan nhượng của Đảng,
Nhà nước và nhân dân ta đối với nạn tham nhũng. Đồng thời các tác giả cũng
đã chỉ ra được một số nguyên nhân, các đặc trưng của tham nhũng ở Việt Nam
và bước đầu đề xuất một số giải pháp để đấu tranh chống tham nhũng ở Việt

Nam. Cơng trình “P ị

,c ố

t am

ũ

tro

oạt động công vụ

Vi t

Nam – Lý luận và thực tiễ ” của Nguyễn Quốc Sửu, do Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2013. Phần đầu công trình, tác giả đã phân tích, làm
rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tham nhũng, phòng, chống tham nhũng trong
hoạt động cơng vụ. Theo đó, thì giữa tham nhũng và hoạt động công vụ của đội
ngũ cán bộ, cơng chức nhà nước có mối liên hệ mật thiết với nhau theo cơ chế
nhân – quả tức tham nhũng là kết quả nảy sinh từ hoạt động công vụ; hoạt động


10

công vụ là hoạt động do đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước thực hiện, nhân
danh Nhà nước để thực thi chức năng quản l hành chính nhà nước, và trong
q trình đó, một bộ phận cán bộ, cơng chức nhà nước lợi dụng chức vụ, quyền
hạn được giao vì vụ lợi, thực chất là mượn danh Nhà nước để mưu lợi cá nhân,
thực hiện hành vi tham nhũng. Như vậy, hoạt động công vụ, dù Nhà nước
không hề mong muốn, lại bị biến thành “mảnh đất màu mỡ” cho tham nhũng

hoành hành, là nguyên nhân của nạn tham nhũng. Đó là cơ sở lý luận cho việc
soi chiếu thực tiễn công tác tham nhũng, gợi mở những định hướng, các giải
pháp đấu tranh phòng chống tham nhũng trong hoạt động cơng vụ một cách
hiệu quả. Tác giả Hồng Trang với bài viết “Phịng, chố
nhìn từ t t

t am

ũ

n nay

đạo đức H Chí Minh đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng số 5

năm 2006. Bài viết đề cập đến vai trò của đạo đức cách mạng, khẳng định quyết
tâm của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đấu tranh loại trừ chủ nghĩa cá
nhân, đẩy lùi nguy cơ tham nhũng. Tác giả Lê Hữu Ái trên Tạp chí Khoa học và
Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 4 năm 2008 có bài “ ừ tác phẩm “Nâ
đạo đức cách mạng, quét sạch chủ
t am

ũ

ĩa cá

â ”su

cao

ĩ về vấ đề chống


a ” đã nêu lên những suy nghĩ của mình khi nghiên cứu tác

phẩm của Hồ Chí Minh, phân tích các nguyên nhân và bước đầu đề ra một số
giải pháp cơ bản để phòng, chống tham những trong giai đoạn cách mạng hiện
nay. Luận văn Thạc sỹ Triết học của Nguyễn Quỳnh Anh (2011) với đề tài “
t

ng H Chí Minh về chống tham ơ, lãng phí và những bài học đối với cuộc

đấu tranh chố

t am

ũ

Vi t Nam hi

a ”, tại Trường Đại học

KHXH&NV, Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh. Nội dung luận văn tập trung
phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham ơ,
lãng phí, trên cơ sở đó liên hệ, đánh giá tình hình tham nhũng ở Việt Nam. Như
vậy, luận văn đã xác lập cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, từ đó rút ra những bài
học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh chống tham nhũng
trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.


11


Cụ thể hóa những tư tưởng quan trọng của Đại hội X về phòng, chống
tham nhũng, Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã thơng
qua Nghị quyết Về tă
chố

t am

ũ , ã

c ờng sự ã

đạo của Đả

đối với cơng tác phịng,

p . Nghị quyết đã nhận diện một cách khá đầy đủ thực

trạng của công tác phòng, chống tham nhũng và những nguyên nhân chủ yếu
của những thiếu sót, khuyết điểm trong cơng tác này. Đồng thời, Nghị quyết
đưa ra những mục tiêu, quan điểm phịng, chống tham nhũng, lãng phí, những
chủ trương, giải pháp và cách tổ chức thực hiện một cách toàn diện, sâu sắc.
Điều này được Đảng tiếp tục khẳng định trong Kết luận số 21/KL-TW của Hội
nghị Trung ương 5 khóa XI về tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, lãng phí. Để góp phần triển khai có hiệu quả các Nghị quyết của
Đảng về công tác này, vào đầu năm 2013, Tạp chí Cộng sản – Cơ quan l luận
và chính trị của Trung ương Đảng phối hợp với Đại học quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh đã tổ chức Hội thảo Khoa học “Bàn về giải pháp phòng, chống tham
ũ

Vi t Nam hi n nay”. Hội thảo đã tập hợp hàng trăm


kiến khác nhau

của các nhà quản lý, nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực. Với góc nhìn đa chiều và
bằng nhiều cách tiếp cận, các đại biểu tham dự đã phác thảo tương đối toàn diện
bức tranh toàn cảnh về thực trạng tham nhũng ở Việt Nam, đề xuất nhiều kiến
nghị, giải pháp tháo gỡ có giá trị. Mặc dù các tham luận đều là những ý kiến
riêng, bên cạnh nhiều ý kiến tâm huyết, có chiều sâu lý luận và giá trị thực tiễn,
cũng cịn khơng ít

kiến nặng về chủ quan, thậm chí có cả định kiến. Kết quả

của Hội thảo đã được xuất bản thành sách năm 2013 tại Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội. Với lực lượng đông đảo tác giả là những nhà lãnh đạo, quản lý,
những nhà nghiên cứu và những người làm cơng tác thực tiễn, cơng trình cơng
phu này có thể coi là sự tổng kết bước đầu về thực tiễn phòng, chống tham
nhũng trên nhiều lĩnh vực ở Việt Nam. Trên cơ sở đó và cùng với việc nghiên
cứu những vấn đề lý luận về tham nhũng, thực tiễn phòng, chống tham nhũng ở
nhiều quốc gia, các tác giả đề xuất một số giải pháp để góp phần kiềm chế, ngăn


12

chặn nạn tham nhũng, nhằm củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà
nước, giữ vững ổn định về chính trị, xã hội, đưa đất nước ta tiếp tục phát triển
bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, chủ đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân và
nghĩa của nó đối với cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta đã được
nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau nhưng chưa
có cơng trình nào mang tính chuyên biệt, thể hiện tập trung nội dung “Tư tưởng

Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân với cuộc đấu tranh chống tham
nhũng ở Việt Nam hiện nay”. Tuy nhiên, những cơng trình tiêu biểu kể trên
là những tài liệu qu báu để tác giả tiếp thu, kế thừa trong luận án này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án là làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về
chống chủ nghĩa cá nhân và thực trạng cuộc đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp góp phần đấu tranh phòng, chống
tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ của luận án cần thực hiện bao gồm:
Một

, trình bày, phân tích những điều kiện, tiền đề hình thành, phát

triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân.
a

, trình bày, phân tích và làm rõ những nội dung chủ yếu của tư

tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân và chống chủ nghĩa cá nhân.
a

, phân tích thực trạng tham nhũng và đấu tranh phòng, chống tham

nhũng ở Việt Nam hiện nay.
Bốn là, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân để
đề xuất và luận chứng các giải pháp chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân rất sâu sắc, phong
phú, sinh động. Tuy nhiên, xuất phát từ nội dung, nhiệm vụ đặt ra, luận án chỉ
tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân ở



13

phương diện đạo đức xã hội luân lý mà không phải trên phương diện bản thể
luận. Do vậy, nội dung luận án nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn
gốc, nội dung, biểu hiện, tác hại của chủ nghĩa cá nhân và biện pháp đấu tranh
chống chủ nghĩa cá nhân. Từ đó, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ
nghĩa cá nhân vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Luận án dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin để nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân.
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận án, tác giả còn sử dụng tổng hợp
các phương pháp cụ thể như: lịch sử và lơgích, phân tích và tổng hợp, quy nạp
và diễn dịch, thống kê và so sánh… Đồng thời, cách tiếp cận của luận án từ góc
độ triết học đạo đức.
6. Những đóng góp mới của luận án
Trên cơ sở phân tích những điều kiện, tiền đề hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân, luận án làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí
Minh về chống chủ nghĩa cá nhân, bao gồm khái niệm chủ nghĩa cá nhân, các
quan điểm về nguồn gốc, bản chất, biểu hiện và tác hại của chủ nghĩa cá nhân;
những nguyên tắc và biện pháp phòng, chống chủ nghĩa cá nhân.
Từ đó, luận án đã đề xuất và luận chứng những giải pháp vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân vào quá trình đấu tranh chống
tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
n

o


ọc:

Kết quả nghiên cứu của luận án làm rõ những cơ sở hình thành, nội dung
cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân, qua đó góp
phần khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cuộc đấu tranh phòng, chống tham
nhũng ở Việt Nam hiện nay.


14

n

t

t n

Kết quả nghiên cứu của luận án đã góp phần nâng cao nhận thức về tầm
quan trọng của cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng, từ đó góp phần vào
việc đề ra chủ trương, chính sách, biện pháp phịng, chống tham nhũng ở Việt
Nam hiện nay.
Những giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá
nhân vào chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay mà luận án đề xuất là những
bài học có

nghĩa thiết thực góp phần vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở

Việt Nam hiện nay.
Ngồi ra, luận án cịn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác
giảng dạy và nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh và xây dựng Đảng.

8. Kết cấu của luận án
Luận án được kết cấu gồm: phần mở đầu, 3 chương với 6 tiết, 13 tiểu
tiết, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.


15

Chƣơng 1
CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN
1.1. CƠ SỞ THỰC TIỄN HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN

Với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, triết học bao giờ cũng phản
ánh và chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện lịch sử, kinh tế - xã hội nhất định.
Nó là sản phẩm của lịch sử, của dân tộc và của thời đại, đồng thời là tấm gương
phản chiếu của lịch sử và thời đại đó. Khái quát về sự hình thành và phát triển
của tư tưởng triết học trong lịch sử, C. Mác đã nhận định: “Các triết gia không
mọc lên như nấm từ trái đất, họ là sản phẩm của thời đại mình, của dân tộc
mình, mà dịng sữa tinh tế nhất, qu giá và vơ hình được tập trung lại trong
những tư tưởng triết học”[13, tr.156]. Chính vì vậy, nghiên cứu tư tưởng triết
học phải đặt trong điều kiện xã hội, điều kiện giai cấp và đấu tranh giai cấp đã
sinh ra tư tưởng đó.
Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung,
trong đó có tư tưởng của Người về chống chủ nghĩa cá nhân cũng khơng nằm
ngồi quy luật nói trên. Chính hồn cảnh, điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội và yêu cầu của thực tiễn lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX đã trở thành cơ sở hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá
nhân và chống chủ nghĩa cá nhân. Có thể khái quát những điều kiện và yêu cầu
đó như sau: một là, chế độ phong kiến mang nặng tính gia trưởng, cá nhân chủ

nghĩa; hai là chế độ thực dân ích kỷ, chuyên quyền, độc đoán đã nảy sinh chủ
nghĩa cá nhân mà Hồ Chí Minh đã quan sát và nhận thức được; ba là, những
yêu cầu của thực tiễn của lịch sử cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX là điều kiện nảy sinh tư tưởng về chống chủ nghĩa cá nhân của Người.
Do đó, chỉ trên cơ sở phân tích những điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, văn


16

hóa - xã hội cùng với yêu cầu thực tiễn xã hội Việt Nam giai đoạn này mới có thể
thấy được cơ sở kinh tế - xã hội quy định nội dung, tính chất và đặc điểm của tư
tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân.
1.1.1. Điều kiện lịch sử - xã hội của Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX với sự hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân
Trước hết, về điều kiện lịch sử - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX tác động đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá
nhân. Có thể nói tư tưởng của Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân được
hình thành dựa trên sự phê phán về tính gia trưởng, tư tưởng cá nhân chủ nghĩa
của chế độ phong kiến, chế độ thực dân áp bức, chuyên quyền, độc đoán… Nói
cách khác, chính chế độ phong kiến, chế độ thực dân mang nặng chủ nghĩa cá
nhân đã đặt ra yêu cầu về chống chủ nghĩa cá nhân để xây dựng một chế độ xã
hội mới tốt đẹp hơn.
Từ đầu thế kỷ XIX cho đến khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam vẫn
là một xã hội phong kiến nghèo nàn, lạc hậu. Chế độ phong kiến đang trên bước
đường suy tàn với bộ máy quan chức chuyên quyền, độc đốn, hà lạm của cơng,
bóc lột mồ hơi, nước mắt, xương máu của nhân dân để chơi phè phởn; hống
hách, sách nhiễu nhân dân. Nhà nước thực hiện chính sách tô thuế nặng nề và bị
quan lại, địa chủ tư túi. Tình trạng này càng trở nên trầm trọng hơn khi thực dân
Pháp vào xâm lược nước ta, cả dân tộc đắm chìm trong ách thống trị của chế độ
thực dân phong kiến tàn bạo. Nhân dân phải chịu cảnh “một cổ hai trịng”, bị áp

bức, bóc lột đến cùng cực,… Chính điều kiện lịch sử này đã dẫn dắt Hồ Chí
Minh nhận thức được tội ác của thực dân phong kiến, sự thối nát của chế độ
chính trị mà chúng áp đặt lên nước Việt Nam cũng như yêu cầu cấp bách về một
chính quyền, một xã hội mới khơng có người bóc lột người. Như vậy, trên cơ sở
phê phán tư tưởng gia trưởng, tư tưởng cá nhân của chế độ phong kiến cùng chế
độ thực dân áp bức, chun quyền, độc đốn đã hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh về chống chủ nghĩa cá nhân.


17

Cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh
sang giai đoạn tư bản độc quyền và chủ nghĩa đế quốc. Để mở rộng thị trường
xuất khẩu tư bản, khai thác sức lao động, khai thác nguồn nguyên liệu phục vụ
sản xuất… các nước đế quốc ráo riết thực hiện các cuộc chiến tranh xâm lược
thuộc địa, biến các quốc gia nhỏ yếu trở thành thuộc địa của chúng. Năm 1858,
thực dân Pháp dùng vũ lực xâm chiếm nước ta đúng vào lúc chế độ phong kiến
Việt Nam đang trên đường suy vong. Từ đây, đời sống kinh tế, chính trị, xã hội
Việt Nam diễn ra bước chuyển mạnh mẽ về mọi mặt. Ngay sau khi đã cơ bản
kết thúc giai đoạn vũ trang xâm lược, thực dân Pháp thi hành chính sách khai
thác thuộc địa, độc quyền về kinh tế, chuyên chế về chính trị, biến Việt Nam
vốn là nước phong kiến thành nước thuộc địa nửa phong kiến, dẫn đến những
biến đổi to lớn trong đời sống kinh tế - xã hội.
Về kinh tế, đặc trưng của chính sách khai thác thuộc địa mà người Pháp
thực hiện trên lĩnh vực kinh tế là duy trì phương thức sản xuất phong kiến kết
hợp với việc du nhập hạn chế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Thực dân
Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền và bóc lột địa tơ; đầu tư vốn
khai thác tài ngun ở Hịn Gai, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng…; xây
dựng một số cơ sở công nghiệp (điện, nước); xây dựng hệ thống đường bộ,
đường thuỷ, bến cảng phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa, thu lợi nhuận

cho chính quốc. Thực dân Pháp tìm mọi cách để độc chiếm nguồn thuế, độc
quyền sản xuất và độc quyền ngoại thương. Tình cảnh của người dân Việt Nam
dưới sự thống trị của thực dân Pháp được Nguyễn Ái Quốc phản ánh như sau:
“Một bên là những người bản xứ bị dìm trong cảnh dốt nát và suy yếu bởi một
hệ thống tinh khôn nhằm nhồi sọ, đần độn hố, khơng lấp liếm hết được dưới
một dạng giáo dục bịp bợm: họ phải đổ mồ hôi sôi nước mắt trong những lao
tác nặng nhọc nhất và bạc bẽo nhất để kiếm sống một cách chật vật… một bên
là những người Pháp và người nước ngoài: họ đều đi lại tự do, tự dành cho
mình tất cả các tài nguyên của đất nước, chiếm đoạt toàn bộ xuất nhập khẩu và


18

tất cả các ngành nghề béo bở nhất, bóc lột trâng tráo trong cảnh dốt nát và
nghèo khốn của nhân dân”[58, tr.12]. Thực dân Pháp thực hiện độc quyền về
kinh tế và đưa ra chế độ thuế khóa nặng nề. Tồn bộ chính sách kinh tế Việt
Nam đều phụ thuộc vào thực dân Pháp nên nền kinh tế bị què quặt, lạc hậu và lệ
thuộc vào tư bản Pháp, nhân dân Việt Nam bị bần cùng hóa.
Về chính trị, kết hợp với chính sách “chia để trị”, thực dân Pháp chủ
trương duy trì và tăng cường hợp tác với giai cấp địa chủ phong kiến, biến giai
cấp này thành tay sai đắc lực trong việc vơ vét, bóc lột về kinh tế, áp bức về
chính trị đối với nhân dân Việt Nam phục vụ cho bộ máy thực dân. Trong bộ
máy đó, những viên quan “khai hóa” thực chất là những kẻ tham ơ, hủ hóa, ăn
chơi phè phỡn, lãng phí tiền bạc của những người dân An Nam khốn khổ. Hồ
Chí Minh viết “Trong cái xứ này, do thiếu sót hay nói đúng hơn do

định của

Chính phủ, nên đâu đâu từ trên xuống dưới cũng đều có cái nạn tham nhũng và
mua quan bán chức”[58, tr.19]. Việc làm đường xe lửa ở Đông Dương là một

minh chứng cho sự lãng phí và tham ơ của những viên quan Pháp nói riêng và
cả bộ máy thực dân cai trị nói chung: “Có nước nào trên thế giới dám khoe như
Đơng Dương có ngun liệu và nhân cơng rẻ mạt mà dám làm một đường xe
lửa phải tốn phí từ 16 đến 20 phrăng một xăngtimét không?... Đường Lạng Sơn,
đắp để dùng vào việc bình định vùng ấy, dự trù hết có 4 triệu, nhưng làm xong
tốn đến 38 triệu... Chỉ việc nghiên cứu để đặt đường xe lửa ở Đông Dương cũng
đã tốn hết số tiền lớn có thể đủ làm cả qng đường ấy”[58, tr.418-419]. Việc
bịn rút của cơng, bóc lột nhân dân để ăn chơi sa đọa trong bộ máy quyền lực
cơng khơng chỉ có ở các nhà “khai hóa” Pháp, mà quan chức tay sai người Việt
cũng dùng mọi thủ đoạn để vơ vét, bòn rút tiền bạc của nhân dân để sống xa
hoa, lãng phí. Bởi vậy, ngay cả một người Pháp khi đến Đông Dương cũng phải
thốt lên: “Nếu đem so sánh với bọn viên chức thuộc địa thì những qn cướp
đường cịn là những người lương thiện!”[58, tr.394]. Việt Nam từ một xã hội
phong kiến độc lập trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến.


19

Về văn hóa – giáo dục, người Pháp thực hiện chính sách văn hóa giáo dục
mang tính thực dân, dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu và đầu độc nhân dân ta
bằng thuốc phiện, rượu cồn, tuyên truyền tâm lý tự ti, vong bản, khuyến khích
truyền bá văn chương ủy mị của văn hóa phương Tây vào và thủ tiêu Nho học
nhằm mục đích huỷ hoại các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam để dành
toàn quyền thống trị. Nguyễn Ái Quốc đã phản ánh thực tế trên như sau: “Về tâm
lý, ở phía kia là thái độ hiềm nghi và khinh miệt; cịn ở phía này lại là tâm trạng
bực dọc và thất vọng. Các ấn phẩm sách báo thực dân đều đầy rẫy những địn đả
kích hung bạo đánh vào nhân dân bị chinh phục,… Người ta đọc thấy trong loại
ấn phẩm vừa nêu những phán quyết như thế này chẳng hạn: “Đối với cái giống
nịi Annamít ấy chỉ có một cách tốt để cai trị nó – đó là ách thống trị bằng sức
mạnh…””[58, tr.11]. Rõ ràng, mưu đồ “ngu dân dễ trị” và đầu độc văn hóa là

một biện pháp, một thủ đoạn cai trị hiệu quả của chủ nghĩa thực dân. Mục đích
của chủ nghĩa thực dân là duy trì vĩnh viễn sự thống trị của đế quốc lên các dân
tộc thuộc địa. “Trường học lập ra không phải để giáo dục cho thanh niên An Nam
một nền học vấn tốt đẹp và chân thực, mở mang trí tuệ và phát triển tư tưởng cho
họ, mà trái lại càng làm cho họ đần độn thêm. Ngồi mục đích giáo dục để đào
tạo tùy phái, thông ngôn và viên chức nhỏ đủ số cần thiết phục vụ cho bọn xâm
lược - người ta đã gieo rắc một nền giáo dục đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả
sự dốt nát nữa, vì một nền giáo dục như vậy chỉ làm hư hỏng mất tính nết của
người đi học, chỉ dạy cho họ một lòng “trung thực” giả dối, chỉ dạy cho họ biết
sùng bái những kẻ mạnh hơn mình, dạy cho thanh niên yêu một Tổ quốc không
phải là Tổ quốc của mình và đang áp bức mình. Nền giáo dục ấy dạy cho thanh
niên khinh rẻ nguồn gốc dòng giống mình”[58, tr.424]. Chính vì vậy, ở nước ta
ngồi sự chuyển biến đơi chút về văn hóa ở thành thị thì hầu như ở nơng thơn,
văn hóa làng xã vẫn tồn tại dưới những chính sách bần cùng hóa và ngu dân hóa.
Hồ Chí Minh đã đánh giá, nhận xét, so sánh các mơ hình của nhà nước
phương Tây và phê phán, tố cáo bộ máy cai trị tàn bạo của Pháp ở Đông


20

Dương. Trong đó, nhà nước xây dựng nhà tù nhiều hơn trường học; người bản
xứ nào có tư tưởng chống đối cũng đều bị bắt, bị giết mà đôi khi khơng cần xét
xử. Người có sự so sánh sự cai trị của quan thầy thực dân đối với người dân An
Nam còn tàn bạo hơn thời Đức cai trị Pháp. Người viết: “…chỉ với nửa số
những luật dân sự mà trước kia những người Andátxơ-Loren có được dưới sự
thống trị của người Đức, thì dân An Nam cũng sẽ đỡ khổ hơn rất nhiều”[58,
tr.9]. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh phê phán công chức của Pháp ở thuộc địa phần
lớn là “bọn kẻ cướp ở thuộc địa”, “độc ác, dâm bạo, bỉ ổi” khơng thể tưởng
tượng được”; chúng bịn rút của cơng, ăn chơi sa đọa, thối hóa, biến chất.
Người nói: Thuộc địa này đầy rẫy những viên chức ăn hại ngân sách mà chẳng

được tích sự gì cả. Q nửa số viên chức ấy đều không đủ tư cách cần thiết của
những người được giao phó những quyền hạn rộng rãi và ghê gớm như thế. Tất
cả bọn chúng chỉ có mỗi cái tài là phung phí cơng quỹ… là bọn ngu xuẩn, đểu
cáng…“dưới chiêu bài dân chủ, đế quốc Pháp đã cắm vào đất An Nam chế độ
đáng nguyền rủa của thời trung cổ; người nông dân An Nam bị hành hình vừa
bằng lưỡi lê của nền văn minh tư bản chủ nghĩa, vừa bằng cây thánh giá của
giáo hội sa đọa làm ô danh Chúa”[59, tr.92].
Không dừng lại ở sự phê phán chế độ quan lại thối nát ấy, đầu năm 1919,
với tư cách là người yêu nước, Hồ Chí Minh đã thay mặt những người Việt
Nam yêu nước gửi bản yêu sách đến chính quyền thực dân Pháp với hy vọng có
thể khắc phục phần nào tình trạng bất bình đẳng sâu sắc, sự đối xử độc ác và hà
khắc đó: “1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị; 2. Cải
cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho những người bản xứ cũng được
quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xóa bỏ
hồn tồn các tịa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận
trung thực nhất trong nhân dân An Nam; 3. Tự do báo chí và tự do ngơn luận;
4. Tự do lập hội và tự do hội họp; 5. Tự do c trú

ớc ngoài và tự do xuất

dương; 6. Tự do học tập…; 7. Thay chế độ ra sắc l nh bằng chế độ ra các đạo


×