Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu áp dụng công nghệ SBR liên tục xử lý nước rỉ rác, nghiên cứu cụ thể tại khu liên hợp xử lý chất thải nam bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 89 trang )

Đại học Quốc gia
Thành Phố Hồ Chí Minh

Ch

BÁO CÁO CUỐI KỲ

Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ SBR LIÊN TỤC XỬ LÝ NƯỚC RỈ
RÁC, NGHIÊN CỨU CỤ THỂ TẠI KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI NAM BÌNH
DƯƠNG”

Ngày 11 tháng 03 năm 2017
Chủ tịch hội đồng nghiệm thu
(Họ tên, chữ ký)

Ngày 11 tháng 03 năm 2017
Chủ nhiệm
(Họ tên và chữ ký)

Ngày 11 tháng 03 năm 2017
Cơ quan chủ quản

Ngày 11 tháng 03 năm 2017
Cơ quan chủ trì
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

TP.HCM, tháng 03 năm 2017



TĨM TẮT



Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích nâng cao hiệu quả xử lý nước rỉ rác
của mô hình cơng nghệ SBR – ICEAS (dịng liên tục), đặc biệt đối với thành phần
nitơ. Ảnh hưởng của các yếu tố vận hành hệ thống quan trọng đến hiệu quả quá trình
xử lý như thời gian lưu nước (HRT) và chu kỳ xử lý đã được khảo sát và đánh giá cụ
thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi vận hành mơ hình cơng nghệ SBR dịng liên tục
với thời gian chu kỳ xử lý 5 giờ (sục khí 180 phút và khuấy trộn 40 phút, lắng 60 phút
và gạn nước 20 phút) hiệu suất xử lý các thành phần N-NH4+, TN và COD trong nước
rỉ rác đạt khoảng 99 %, 75 % và 76 % theo thứ tự. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm so
sánh trong cùng điều kiện vận hành cho thấy mơ hình cơng nghệ SBR dịng liên tục có
hiệu quả xử lý các thành phần ơ nhiễm của nước rỉ rác cao hơn công nghệ SBR truyền
thống, đặc biệt thành phần nitơ (TN sau xử lý đạt QCVN 25:2009/BTNMT, Cột A).

1


ABSTRACT

This research was conducted with the aim to improve the treatment effect of
landfill leachate with continuous SBR technology, especially for nitrogen removal.
The influences of the operational factors that can strongly affect the effectiveness of
treatment process such as hydraulic retention time (HRT) and periodic processing
cycle were specifically studied. The results indicated that the continuous SBR
technological system with the operational conditions of 4 days retention and 5 hours
processing cycle (180 min aeration, 40 min mixing, 60 min sedimentation and 20 min
decantation) the treatment effects of N-NH4+, TN and COD reached approximate 99
%, 75 % and 76 %, correspondingly. Under similar operational conditions,
comparative treatment experimental results indicated that the treatment effects of
landfill leachate contaminants of the continuous SBR technology higher than that of
the ordinary SBR technology, especially for nitrogen composition, reached VN

standard 25:2009/MONRE, A Column.


MỤC LỤC
TÓM TẮT .................................................................................................................... 1
ABSTRACT ................................................................................................................. 2
MỤC LỤC .................................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ 5
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... 7
Lời cảm ơn. .................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC RỈ RÁC VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ...... 4
1.1 Thành phần nước rỉ rác trên thế giới ............................................................... 4
1.1.1
Sự phát sinh nước rỉ rác............................................................................... 4
1.1.2
Thành phần tính chất nước rỉ rác trên thế giới ......................................... 5
1.2 Đặc tính thành phần nước rỉ rác các BCL vùng KTTĐPN ............................ 9
1.2.1
Các BCL tại vùng KTTĐPN ....................................................................... 9
1.2.2
Thành phần tính chất nước rỉ rác ........................................................... 11
1.3 Tổng quan các quy trình cơng nghệ xử lý nước rỉ rác trong và ngoài nước16
1.3.1
Ngoài nước ................................................................................................... 16
1.3.2
Trong nước – Vùng KTTĐPN ................................................................... 21
1.4 Các nghiên cứu về xử lý nước rỉ rác trong và ngoài nước .............................. 30
1.4.1
Nghiên cứu xử lý nước rỉ rác ở ngoài nước .............................................. 30

1.4.2
Nghiên cứu xử lý nước rỉ rác ở trong nước .............................................. 34
1.5 Định hướng nghiên cứu của Đề tài. ................................................................... 35
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT XỬ LÝ NITƠ TRONG NƯỚC ................... 36
RỈ RÁC BẰNG CÔNG NGHỆ SBR ........................................................................ 36
2.1. Xử lý nước rỉ rác bằng kỹ thuật SBR ......................................................... 36
2.2. Xử lý nước rỉ rác bằng kỹ thuật SBR dòng liên tục .................................. 40
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM .................................................... 43
3.1 Đối tượng thực nghiệm ....................................................................................... 43
3.2 Mơ hình thực nghiệm ......................................................................................... 44
3.2.1
Mơ hình xử lý nước rỉ rác bằng cơng nghệ SBR dịng liên tục .............. 44
3.2.2
Phương pháp thực nghiệm......................................................................... 45
3.3.1
Mơ hình xử lý Nitơ trong nước rỉ rác bằng công nghệ SBR dòng liên tục45
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .............................................................. 51
4.1. Kết quả nghiên cứu trên mơ hình bể SBR dòng liên tục ................................. 51
4.1.1 Xác định thời gian lưu nước thích hợp ...................................................... 51
4.1.2 Xác định thời gian chu kỳ thích hợp .......................................................... 52
4.1.3 Đánh giá hiệu quả xử lý của cơng nghệ SBR dịng liên tục và so sánh với
công nghệ SBR truyền thống. .............................................................................. 55
4.2. Kết quả triển khai thực tế .................................................................................. 57


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 59
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................ 64
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................ 73
PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................ 76

PHỤ LỤC 4 ................................................................................................................ 77


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
A/O hoặc An/O

Anaerobic/Aerobic
Kỵ khí/ Hiếu khí

A2/O

Anaerobic/Anoxic/Aerobic
Kỵ khí/ Thiếu khí/ Hiếu khí

An/Ax/Ox/Ax/Ox

Anaerobic/Anoxic/Aerobic/ Anoxic/Aerobic
Kỵ khí/ Thiếu khí/ Hiếu khí/ Thiếu khí/ Hiếu khí

AOPs

Advanced Oxidation Processes
Cơng nghệ oxy hóa nâng cao

BOD

Biochemical Oxygen Demand
Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT


Bộ Tài Ngun Mơi Trường

BCL

BCL

CBOD

Carbonaceous Biochemical Oxygen Demand
Nhu cầu Oxy sinh hóa các chất gốc Carbon

COD

Chemical Oxygen Demand
Nhu cầu oxy hóa học

CHC

Chất hữu cơ

CFU

Colony-Forming Unit
Đơn vị được sử dụng để ước tính số lượng vi
khuẩn hữu hiệu trong một mẫu

DO

Dissolved Oxygen

Oxy hòa tan

F/M

Food/Microoganism
Tỷ lệ thức ăn/ vi sinh vật

HRT

Hydraulic Retention Time
Thời gian lưu nước trong bể bùn hoạt tính

KTTĐPN

Kinh tế trọng điểm phía Nam

KLH

Khu liên hợp

KLHXLCTR

Khu liên hợp Xử lý chất thải rắn

MLSS

Mixed Liquor Suspended Solids


Cặn lơ lửng của hỗn hợp bùn

NBOD

Nitrogenous Biochemical Oxygen Demand
Nhu cầu Oxy sinh hóa các chất gốc Nitơ

PLC

Programatical Logic Controller
Bộ điều khiển logic có thể lập trình

SBR

Sequencing batch reactors
Bể phản ứng theo mẻ gián đoạn.

SS

Suspended Solid
Chất rắn lơ lửng

SRT

Solids Retention Time
Thời gian lưu bùn trong bể bùn hoạt tính

SVI

Sludge Volume Index (Chỉ số thể tích bùn)

THT


Than hoạt tính

TKN

Total Kjeldahl Nitrogen
Tổng Nitơ Kjeldahl

TN

Tổng Nitơ

TOC

Total Organic Carbon
Tổng số Carbon hữu cơ

VSV

Vi sinh vật

VK

Vi khuẩn


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Thành phần nước rỉ rác tại một số quốc gia trên thế giới ........................................... 6
Bảng 1.2 Thành phần tính chất nước rỉ rác ở giai đoạn axit hóa và mêtan hóa BCL[6] [8] ..... 7
Bảng 1. 3 Mối quan hệ giữa tuổi BCL, tính chất nước nước rỉ rác và phương pháp xử lý [3] .. 8

Bảng 1. 4 Tính chất nước rỉ rác tại bãi rác Phước Hiệp ........................................................... 13
Bảng 1. 5 Thành phần tính chất nước rỉ rác tại BCL KLHXLCT Nam Bình Dương 2014-2015
.................................................................................................................................................. 15
Bảng 1.6 Kết quả xử lý nước rỉ rác BCL Hempsted ................................................................ 17
Bảng 1. 7 Nồng độ các chất ô nhiễm trước và sau xử lý .......................................................... 20
Bảng 1. 8 Chất lượng nước rỉ rác sau xử lý của BCL An Sơn ................................................. 21
Bảng 1. 9 Chất lượng nước xử lý trước và sau xử lý năm 2009............................................... 24
Bảng 1. 10 Thành phần tính chất nước rỉ rác trước và sau xử lý năm 2014-2015 ................... 28
Bảng 1. 11 Các nghiên cứu xử lý nước rỉ rác áp dụng kỹ thuật SBR ....................................... 32
Bảng 2. 1 Phân tích, đánh giá các phương pháp xử lý Nitơ trong nước thải. Error! Bookmark
not defined.
Bảng 2. 2 Mối quan hệ giữa hiệu suất chuyển hóa Nitơ và tỷ lệ giữa các chất hữu cơ với Nitơ
.................................................................................................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 3. 1 Tính chất nước thải đầu vào mơ hình xử lý SBR dòng liên tục ............................... 44
Bảng 3. 2 Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích .................................................................... 49


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Sự hình thành nước rỉ rác ............................................................................................ 4
Hình 1. 2 Quy trình cơng nghệ xử lý nước rỉ rác của BCL Hempsted .................................... 17
Hình 1. 3 Công nghệ xử lý nước rỉ rác tại BCL Sudokwon Hàn Quốc ................................... 18
Hình 1. 4 Quy trình xử lý nước rỉ rác của bãi rác An Sơn ....................................................... 20
Hình 1. 5 Quy trình cơng nghệ xử lý nước rỉ rác ở Nhà máy xử lý nước Phước Hiệp ............ 23
Hình 1. 6 Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước rỉ rác KLH XLCTR Nam Bình Dương ...................... 26
Hình 2.1 Chu trình chuyển hóa Nitơ bởi vi sinh vật [7] ........... Error! Bookmark not defined.
Hình 2.2 Quá trình Nitrat hóa/khử Nitrat sinh học trong hệ thống xử lý nước thải [7] .... Error!
Bookmark not defined.
Hình 2.3 Mối quan hệ giữa các vi sinh vật Nitrat hóa trong hệ thống xử lý nước thải với tác
nhân tăng trưởng lơ lửng (bùn hoạt tính) và tỷ lệ BOD5/TKN . Error! Bookmark not defined.
Hình 2.4 Quy trình Phoredox (A/O) ......................................... Error! Bookmark not defined.

Hình 2.5 Quy trình A2/O .......................................................... Error! Bookmark not defined.
Hình 2.6 Quy trình Bardenpho (năm giai đoạn) ....................... Error! Bookmark not defined.
Hình 2.7 Quá trình Anammox................................................... Error! Bookmark not defined.
Hình 2.8 Mơ hình bể SBR dịng liên tục .................................................................................. 40
Hình 2.9 Mơ tả ngắn gọn về q trình 3 giai đoạn phổ biến của bể SBR dòng liên tục .......... 41
Hình 3. 1 Mơ hình thực nghiệm xử lý SBR dòng liên tục ....................................................... 45


Lời cảm ơn.
Tác giả chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh đã
tài trợ kinh phí cho đề tài nghiên cứu này.
Chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện Môi Trường và Tài Ngun, Phịng Thí nghiệm
Cơng Nghệ Mơi Trường đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả có điều kiện nghiên cứu
và hồn thành đề tài này. Cảm ơn phịng Quản lý Khoa học và Hợp tác quốc tế của
Viện đã hướng dẫn và giúp đỡ tác tác giả hoàn tất các thủ tục cần thiết.
Đặc biệt, tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các đồng nghiệp của Viện Mơi
Trường và Tài Ngun, Xí Nghiệp xử lý nước thải Thủ Dầu Một, Xí nghiệp xử lý chất
thải Nam Bình Dương đã hỗ trợ tơi về vận hành mơ hình thực nghiệm.

1


MỞ ĐẦU

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong số 8 tỉnh thành tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) thì chỉ
có thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương là hai nơi có quy hoạch các BCL tương
đối bài bản. Tuy nhiên, thực tế cũng còn nhiều vấn đề môi trường hết sức bức xúc
cần phải giải quyết kịp thời như là mùi hơi thối, cơn trùng, khí thải và đặc biệt là
nước rỉ rác.

Cho đến nay, có rất nhiều công nghệ xử lý nước rỉ rác đã và đang được áp dụng
tại các bãi chôn lấp (BCL). Tuy nhiên, vấn đề còn tồn tại là chất lượng nước rỉ rác sau
xử lý của hầu như toàn bộ các quy trình cơng nghệ thường khơng ổn định và chưa đạt
quy chuẩn xả thải, đặc biệt là thành phần Nitơ. Tại Bình Dương, rác thải đơ thị từ các
huyện thị hiện nay được thu gom, vận chuyển tập trung về khu liên hợp xử lý chất thải
rắn Nam Bình Dương (KLH XLCTR NBD) tại xã Chánh phú Hòa, huyện Bến Cát để
xử lý. Tại đây, phương pháp xử lý chủ yếu vẫn là chôn lấp hợp vệ sinh. Hệ thống xử lý
nước rỉ rác của KLH XLCTR NBD được đầu tư với công nghệ khá hiện đại đã đi vào
hoạt động từ tháng 9 năm 2009 đến nay góp phần đáng kể giải quyết một lượng lớn
nước rỉ rác còn tồn đọng trong thời gian qua và góp phần bảo vệ môi trường địa
phương. Tuy nhiên, do rác không được phân loại nên lượng nước rỉ rác có thành phần
rất phức tạp, nồng độ ô nhiễm thường biến đổi nên rất khó để duy trì mức độ ổn định
của quy trình cơng nghệ xử lý hiện hữu. Song song đó, chi phí xử lý nước rỉ rác của hệ
thống xử lý khơng ngừng tăng cao. Chính từ những u cầu thực tế bức xúc này nên
việc đánh giá mức độ phù hợp, hiệu quả xử lý của quy trình cơng nghệ bao gồm cả
khía cạnh kinh tế - kỹ thuật và đáp ứng quy chuẩn môi trường ổn định của hệ thống xử
lý hiện hữu tại Bình Dương là hết sức cần thiết.
Hiện nay, có rất nhiều cơng nghệ xử lý nước rỉ rác đã và đang được áp dụng tại
các BCL chất thải rắn sinh hoạt tại Vùng KTTĐPN nói chung và Bình Dương nói
riêng như: Aerotank, SBR truyền thống, FBR,… Tuy nhiên, việc nghiên cứu nâng
cao hiệu quả xử lý nước rỉ rác để đạt quy chuẩn xả thải nhằm hồn thiện cơng nghệ
xử lý nước rỉ rác vùng KTTĐPN - Bình Dương là mục tiêu hướng đến của đề tài.
2


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu nâng cao hiệu quả của hệ thống công nghệ xử lý nước rỉ rác, đặc
biệt là thành phần nitơ, trên cơ sở đó đề xuất quy trình cơng nghệ xử lý nước rỉ rác
phù hợp với điều kiện Bình Dương.
NỘI DUNG ĐỀ TÀI

- Phân tích, đánh giá và lựa chọn công nghệ xử lý nước rỉ rác hiệu quả trên cơ sở
các dữ liệu khảo sát.
- Thực nghiệm xử lý nước rỉ rác trên mô hình cơng nghệ SBR dịng liên tục. Xác
định các điệu kiện vận hành tốt nhất với điều kiện thực tế như:
 Thời gian lưu nước (HRT);
 Thời gian chu kỳ phản ứng: sục khí, khuấy trộn, lắng và gạn nước;
-

So sánh hiệu quả xử lý của công nghệ SBR liên tục và SBR truyền thống.

-

Đề xuất quy trình cơng nghệ xử lý nước rỉ rác hiệu quả, phù hợp với điều kiện

thực tế tại Bình Dương.
Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu cung cấp nguồn dữ liệu làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá
hiệu quả xử lý nước rỉ rác của công nghệ SBR dịng liên tục khi so sánh với các
cơng nghệ truyền thống đang được ứng dụng hiện nay tại các BCL. Từ đó góp
phần xác định một hướng cơng nghệ xử lý nước rỉ rác áp dụng phương pháp sinh
học hiệu quả nhất.
 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu hồn tồn có thể được áp dụng nhằm hồn thiện quy trình
cơng nghệ xử lý nước rỉ rác tại Bình Dương với tiêu chí ổn định, nâng cao chất
lượng xử lý cũng như giảm chi phí.
Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở để lựa chọn công nghệ xử lý nước các loại nước
thải khác có thành phần và mức độ ô nhiễm tương tự.
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các địa phương, cho sinh viên, học
viên, cán bộ nghiên cứu trong công tác bảo vệ môi trường về lĩnh vực xử lý nước.


3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC RỈ RÁC VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
1.1

Thành phần nước rỉ rác trên thế giới

1.1.1 Sự phát sinh nước rỉ rác
Nước rỉ rác từ các BCL có thể được định nghĩa là chất lỏng thấm qua các lớp chất
thải rắn mang theo các chất hòa tan hoặc các chất lơ lửng [9]. Trong hầu hết các BCL,
nước rỉ rác bao gồm chất lỏng đi vào BCL từ các nguồn bên ngoài như nước mặt, nước
mưa, nước ngầm và chất lỏng tạo thành trong quá trình phân hủy các chất thải. Đặc
tính của chất thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Nước rỉ rác được hình thành khi độ ẩm của rác vượt quá độ giữ nước. Mơ hình
tổng qt minh họa sự hình thành nước rỉ rác được trình bày trong hình 1.1
Lượng mưa

Lượng bay hơi
Lượng nước chảy tràn

Lượng mưa thâm nhập

Lượng nước chảy tràn

Lượng nước ngầm
thâm nhập

Lượng giữ ẩm của rác


Lượng nước ngầm
thâm nhập

Lượng nước rỉ rác BCL

Hình 1.1 Sự hình thành nước rỉ rác
Theo cân bằng nước đối với tồn bộ các hố chơn lấp trong BCL:
Qw = Sw + Ww + Lw – Pw – Ew (2.1)
Trong đó:
 Qw: Lượng nước rị rỉ từ bãi rác (m3/ ngày).
 Sw: Lượng nước ngấm vào từ phía trên (m3/ngày).
 Ww: Lượng nước do thay đổi độ ẩm của rác và vật liệu phủ bề mặt
(m3/ngày).


Có thể ước tính gần đúng Ww = ∆Cw G/100ρ.



ρ: Khối lượng riêng của nước (tấn/m3). Ở 250 C, ρ = 0,99708.
4




∆Cw: Chênh lệch độ ẩm giữa rác đưa vào và rác trong hố (%).




G: Lượng rác đưa vào chôn lấp (tấn /ngày).

 Lw: Lượng nước thấm vào từ đất, có thể coi L w=0 (do có lớp chống thấm).
 Pw: Lượng nước tiêu thụ cho các phản ứng (m3/ ngày).
 Ew: Lượng nước bốc hơi (m3/ ngày).
1.1.2 Thành phần tính chất nước rỉ rác trên thế giới
Mặc dù, mỗi quốc gia có quy trình vận hành BCL khác nhau, nhưng nhìn chung
thành phần nước rỉ rác chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố chính như sau:
 Chất thải được đưa vào chôn lấp: loại chất thải, thành phần chất thải và tỷ trọng
chất thải;
 Quy trình vận hành BCL: quá trình xử lý sơ bộ và chiều sâu chơn lấp;
 Thời gian vận hành BCL;
 Điều kiện khí hậu: độ ẩm và nhiệt độ khơng khí;
 Điều kiện quản lý chất thải.
Hầu hết các BCL rác ở châu Á (trừ Nhật Bản) trong đó có Việt Nam, chất thải
hữu cơ trong rác sinh hoạt chiếm 60 - 90% và nhựa chiếm 3 - 18% [10]. Ngoài ra do
tập quán người châu Á thường ăn các thực phẩm có nồng độ muối kali, natri và clorua
cao, chính điều này làm cho nước rỉ rác có nồng độ muối cao tương ứng cho nên trong
quá trình xử lý sinh học nước rỉ rác cần phải nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của nó đối
với hiệu suất xử lý của q trình sinh học. Riêng đối với các BCL cũ lớn hơn 10 năm
thì nước rỉ rác có nồng độ muối phổ biến dao động như nồng độ natri (100 - 200 mg/l),
kali (50-400 mg/l) và clorua (100 - 400 mg/l). Đồng thời, nước rỉ rác phát sinh ra từ
các BCL ở giai đoạn trưởng thành ở châu Á được đặc trưng bởi nồng độ natri (1.500 5.640 mg/l), kali (400 - 1.940 mg/l) và clorua (875 - 2.900 mg/l). Thành phần tính chất
nước rỉ rác các nước trên thế giới trình bày trong bảng 1.1.

5


Bảng 1.1 Thành phần nước rỉ rác tại một số quốc gia trên thế giới
Thông số


Trung Quốc
Thẩm
quyến
Datianshan
xiaping

Thái Lan

Malaysia

Phitsanulok

Pathumthani

Nonthaburi

Srilanka

Sabak
Bernam

Taman
Beringin

Hong Kong

Mỹ

Năm tuổi


2

10

1

9

20

<1

7

16

6

10

1

16

Alkalinity
(mg/l)

-


-

300-4.700

6.620

1.140-5.800

450-3.700

1.2001.550

3.7509.375

10.70011.700

3.2304.940

8004.000

2.250

pH

7,8

-

7,1-8,3


5,4 – 7,7

8,0-8,01

7,8-8,7

8,1-8,6

7,6-8,1

5,2-6,4

-

Chloride
(mg/l)

-

-

-

2.530

3.600-4.200

-

420-1.820


875-2.875

2.3202.740

522853

600-800

70

250

385,63

1.950

12,5

150-746

1.875

111-920

420-1.150

40-53

3-124


-

-

-

-

6.700

848

767-2.155

4.568 –
6.786

-

100-700

-

13.040

3.670,1

4.900-11.000


3.200

8.800-17.600

-

3220,5

1205,5

3.000-7.150

280

800-1.800

TKN (mg/l)

-

-

-

1.256

N-NH4+
(mg/l)

2.090


845,01

150-1.250

-

Ni
(mg/l)

0,39

-

0,02-1,56

0,25

0,01

0,126

0,037

0,002

0,08

3,25


0,03-0,45

-

0,046

0,269

-

-

-

0,50-1,70

SS
(mg/L)
TS
(mg/l)
COD
(mg/l)
BOD
(mg/l)

Cd
(mg/l)
Pb
(mg/l)
Cr

(mg/l)
Hg
(mg/l)

8,1

8,1-8,5

-

-

1.2502.570

10.300 –
13.680
1.9605.500

2.4602.830

641-873

5.00015.000

726-1.210

562-1.990

-


154-2.540

-

-

104-1.014

-

-

3-8

2-47

-

-

0-0,6

0,001

-

0-0,001

0,06


-

0-0,03

0,07

0,06 - 1,16

-

-

-

-

-

-

0,29-0,66

6

2.2192.860
1.1902.700

8891.180
7841.156


10.00040.000
7.50028.000

400
80

-

-

-

56-482

-

-

-

-

-

0-0,15

-

-


-

<0,05

0-3,45

-

-

-

1,0

0,04-0,70

-

-

-

-

-

-

-


-

-


Đối với BCL hoạt động khoảng 5 năm, BCL ở trong giai đoạn axit hóa và nước rỉ
rác phát sinh gọi là nước rỉ rác mới có nồng độ hợp chất hữu cơ cao. Còn đối với BCL lớn
hơn 10 năm tuổi thì ở giai đoạn mêtan hóa và nước rỉ phát sinh gọi là nước rỉ rác cũ và có
nồng độ TN cao. Theo Mavinic [8] và Ehrig [6] đã tiến hành một nghiên cứu sâu về đặc
tính, thành phần của nước rỉ rác đối với 15 bãi rác khác nhau, từ 0-12 năm ở Đức và nhận
thấy rằng đặc tính, thành phần của nước rị rỉ trong hố chơn lấp thay đổi trong giai đoạn
axit hóa và mêtan hóa, theo bảng 1.2 cho thấy là các thành phần của nước rỉ rác thay đổi
qua các giai đoạn axit hóa và mêtan hóa. Đối với BCL ở giai đoạn đầu thì có nồng độ hữu
cơ (BOD5 và COD) cao hơn so với giai đoạn sau. Giá trị pH tăng dần từ giai đoạn axit
hóa cho tới giai đoạn mêtan hóa do sự phân hủy phân hủy sinh học trong BCL.
Đối với nồng độ COD và TN trong nước rỉ rác cũng thay đổi theo tuổi của bãi rác:
nước rỉ rác mới có COD cao (> 5.000 mg/l) và nồng độ TN thấp (< 400 mg/l); nước rỉ rác
cũ có nồng độ TN cao (> 400 mg/l) và những hợp chất khó phân hủy và chất hữu cơ phân
huỷ sinh học có tỉ lệ thấp (BOD5/COD < 0,1). Bảng 1.3 sẽ cho thấy thành phần tính chất
nước rỉ rác theo tuổi BCL và hiệu quả xử lý của các phương pháp.
Bảng 1.2 Thành phần tính chất nước rỉ rác ở giai đoạn axit hóa và mêtan hóa BCL[6] [8]
Thơng số
pH

Đơn vị

Giai đoạn axit hóa

Giai đoạn mêtan hóa


-

6,1

4,5

8

7,5

BOD5

mg/L

13.000

4.000

180

20

COD

mg/L

22.000

6.000


3.000

500

-

0,58

-

0,06

-

SO42-

mg/L

500

70

80

10

Ca

mg/L


1.200

10

60

20

Mg

mg/L

470

50

180

40

Fe

mg/L

780

20

15


3

Mn

mg/L

25

0,3

0,7

0,03

Zn

mg/L

5

0,1

0,6

0,03

BOD5/COD

7



Bảng 1. 3 Mối quan hệ giữa tuổi BCL, tính chất nước nước rỉ rác và phương pháp xử lý
[3]
Tuổi BCL (năm)
< 5 (mới)
5 - 10 (trung bình)
> 10 (cũ)
Loại BCL

I (phân hủy

II (trung gian)

III (ổn định)

< 6,5

6,5 - 7,5

> 7,5

> 10.000

< 10.000

< 5.000

COD/TOC

< 2,7


2,0 - 2,7

> 2,0

BOD5/COD

< 0,5

0,1 - 0,5

< 0,1

VFA (% TOC)

> 70

5 – 30

<5

pH
COD (mg/L)

sinh học)

Quy trình
Xử lý sinh học

Hiệu quả xử lý

tốt

khá

kém

Oxi hóa học

khá-kém

khá

khá

Kết tủa hóa học

khá-kém

khá

kém

Bùn hoạt tính

khá-kém

tốt-khá

tốt


Đơng tụ - keo tụ

khá-kém

tốt-khá

tốt

kém

tốt

tốt

RO (thẩm thấu ngược)

Thành phần các chất rắn trong nước rỉ rác chủ yếu bao gồm các chất hòa tan và nồng
độ các chất rắn lơ lửng trong nước rỉ rác thường rất thấp. Chất hữu cơ có trong nước rỉ rác
có nhiều thành phần khác nhau và phụ thuộc vào thành phần, tính chất của chất thải khi
chôn lấp và tốc độ phân hủy của nó trong BCL. Nhìn chung, thành phần các hữu cơ trong
nước rỉ rác bao gồm:
 Các rượu và các axít hữu cơ có trọng lượng phân tử thấp;
 Axit fulvic có trọng lượng phân tử trung bình;
 Hợp chất humic có trọng lượng phân tử cao.
Các chất hữu cơ trong nước rỉ rác có trọng lượng phân tử thấp như axit béo bay hơi
(VFA) được phân hủy dễ dàng, có thể lên đến tỉ lệ 90% tổng chất hữu cơ. Hầu như các
axit béo dễ phân hủy chủ yếu là các axit béo như axit axetic, axit propionic và axit
butanic. Các hợp chất có khối lượng phân tử trung bình thì có trọng lượng phân tử khoảng
giữa 500 và 10.000 Da (Dalton). Các chất hữu cơ cao phân tử có gốc cacboxylic và
8



hydroxylic thì rất khó để làm phân hủy chúng và được gọi là chất khó phân hủy. Tỉ lệ
khối lượng chất hữu cơ cao phân tử thay đổi từ 0,5% trong các BCL ở giai đoạn mêtan
hóa cho đến 5% đối với các BCL giai đoạn axit hóa. Những hợp chất này thì ổn định hơn
và có thể có nguồn gốc từ cellulose, lignin. Theo tác giả Thurman và Malcolm (1981) [6]
cho rằng hợp chất humic (axit kỵ nước) chiếm khoảng 50 - 90% cacbon hữu cơ hịa tan
(DOC) có mặt trong nước rỉ rác, trong khi Imaiet al. (1995) [11] thì cho rằng chúng chỉ có
khoảng 30% DOC. Điều này có nghĩa là các hợp chất khơng có axit humic (kỵ nước trung
tính và bazơ, axit háo nước, trung tính và bazơ) có thể quan trọng hơn hợp chất humic đối
với các đặc tính khó phân hủy trong nước rỉ rác.
Các yếu tố trên ảnh hưởng rất nhiều đến đặc tính nước rỉ rác, đặc biệt là thời gian
vận hành BCL, yếu tố này sẽ quyết định được tính chất nước rỉ rác chẳng hạn như nước rỉ
rác cũ hay mới, sự tích lũy các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học nhiều hay ít và sự
chuyển hóa các hợp chất chứa nitơ.
1.2

Đặc tính thành phần nước rỉ rác các BCL vùng KTTĐPN

1.2.1 Các BCL tại vùng KTTĐPN
Vùng KTTĐPN có 8 tỉnh thành gồm có thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình
Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang.
Với Sự phát triển cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa nhanh của vùng KTTĐPN cũng tạo
ra những sức ép về vấn đề ô nhiễm môi trường của vùng đến mức báo động. Một lượng
lớn rác thải đô thị và công nghiệp tạo ra hàng ngày đã và đang gây sức ép nặng nề cho các
BCL. Chính sự quá tải trong một thời gian dài như vậy đã trực tiếp gây nên những vấn đề
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ các BCL rác ở các địa phương trong vùng trong thời
gian qua và hiện nay.
Đến nay, công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt ở Vùng KTTĐPN được áp dụng phổ
biến vẫn là công nghệ chôn lấp bao gồm cả chôn lấp hợp vệ sinh và chôn lấp không hợp

vệ sinh. Đối với cơng nghệ chơn lấp này có ưu điểm là công nghệ đơn giản, giá thành đầu
tư và chi phí vận hành thấp, rất phù hợp trong điều kiện Việt Nam. Nhưng cơng nghệ này
có nhiều nhược điểm là nguy cơ ô nhiễm môi trường do BCL gây ra cao như: mùi hôi
thối, các côn trùng gây bệnh, ô nhiễm khơng khí, ơ nhiễm nước mặt, nước ngầm tại các
9


khu vực lân cận và đặc biệt là lượng nước rỉ rác phát sinh từ hoạt động của BCL là một
trong những nguồn gây ô nhiễm rất lớn đến môi trường [12]. Nó bốc mùi hơi nặng, nước
rỉ rác có thể ngấm xuyên qua mặt đất làm ô nhiễm nguồn nước ngầm và dễ gây ô nhiễm
nguồn nước mặt nếu không xử lý triệt để. Hơn nữa, lượng nước rỉ rác có khả năng gây ơ
nhiễm nặng nề đến mơi trường sống vì nồng độ các chất ơ nhiễm có trong nước rất cao và
lưu lượng lớn.

Hầu như, rác thải sinh hoạt trong vùng KTTĐPN chưa được phân loại tại nguồn,
rác có thành phần hữu cơ cao chiếm tỉ lệ 60-72% và cịn trộn lẫn chất thải nguy hại (rác
cơng nghiệp, y tế, các thành phần nguy hại khác) với tỉ lệ 0,14-2,33% [13].
Hiện nay, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày trên địa bàn TP.HCM được
xử lý tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp – huyện Củ Chi và Khu liên hợp xử
lý chất thải rắn Đa Phước - huyện Bình Chánh. Tổng khối lượng thu gom, xử lý chất thải
rắn sinh hoạt năm 2014 là 3,1 triệu tấn (trung bình 7.154 tấn/ngày). Khu liên hợp xử lý
chất thải rắn Đa Phước huyện Bình Chánh có qui mơ: diện tích 128 ha, cơng suất thiết kế
6.000 tấn/ ngày, phương pháp xử lý chôn lấp hợp vệ sinh là chủ yếu. Để tiếp nối việc
chôn lấp rác sau khi BCL số 2 ngưng tiếp nhận rác vào cuối năm 2013, ngày 30/9/2014,
Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TPHCM bắt đầu tiếp nhận rác và vận hành chính
thức BCL số 3 tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp tại huyện Củ Chi (còn gọi
là BCL Phước Hiệp). BCL số 3 có tổng diện tích 22,68ha, với tổng kinh phí xây dựng hơn
976 tỷ đồng. Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp – huyện Củ Chi có công suất
tiếp nhận 3.000 tấn rác/ngày. Các khu xử lý rác trước đó của thành phố gồm có Khu xử
lý rác Đơng Thạnh qui mơ diện tích 43,5 ha, cơng suất 1.000 tấn/ngày; đã đóng cửa từ

01/2003, hiện đang sử dụng chôn lấp xà bần, vật liệu xây dựng và từ tháng 01/2007 đến
nay chỉ còn tiếp nhận xử lý phân hầm cầu. Khu xử lý rác Gò Cát (quận Bình Tân) diện
tích 25ha, cơng suất tiếp nhận 2.000 tấn/ngày, hiện nay đóng cửa ngưng tiếp nhận rác.
Nước rỉ rác phát sinh chủ yếu từ trong BCL được thu gom xử lý tại trạm xử lý
480m3/ngày[12].
Tại Đồng Nai, rác thải sinh hoạt phát sinh mỗi ngày trên địa bàn tỉnh khoảng 1.500
tấn. Rác sinh hoạt được thu gom chủ yếu tại Thành Phố Biên Hòa với khối lượng ước
10


khoảng trên 700 tấn/ngày, tỉ lệ thu gom khoảng 70%, tập trung đổ vào BCL rác tại Trảng
Dài với diện tích khu 15ha gồm 9 hố chơn lấp sinh hoạt và 5 hố chơn lấp cơng nghiệp
khơng nguy hại, cịn rác sinh hoạt các huyện, thị cịn lại thì một số chôn lộ thiên, đổ xả
vào các khu đất trống khơng hợp vệ sinh. Nhìn chung, các BCL hiện nay quá tải, phát
sinh ô nhiễm môi trường như mùi hôi, côn trùng, đặc biệt là nước rỉ rác chưa được thu
gom và xử lý triệt để.
Tại Bà Rịa-Vũng Tàu, phát sinh rác thải sinh hoạt mỗi ngày khoảng 1.000 tấn, tất cả
được chôn lấp không hợp vệ sinh tại 5 bãi rác trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, các bãi rác
chôn tạm ở các huyện trong tỉnh hiện nay cũng bắt đầu q tải, khơng cịn đất để chơn và
đã có dấu hiệu gây ơ nhiễm mơi trường xung quanh. Đối với nước rỉ rác phát sinh chưa
được thu gom và lưu chứa, hệ thống xử lý nước rỉ rác chưa được đầu tư. Việc xử lý rác
hiện nay còn nhiều manh mún, bất cập chưa được giải quyết.
Bình Dương là tỉnh có tốc độ phát triển cơng nghiệp cao, nên lượng rác sinh hoạt
cũng ngày càng tăng về số lượng và càng phức tạp về thành phần. Toàn bộ rác thải được
tập trung về Khu Liên Hợp Xử Lý Chất Thải Rắn Nam Bình Dương ở Xã Chánh Phú
Hịa, Huyện Bến Cát, Bình Dương. Khối lượng tiếp nhận hiện tại lên đến 1.300 tấn/ngày,
rác thải sinh hoạt các huyện thị, từ các doanh nghiệp trong và ngồi khu cơng nghiệp trên
địa bàn tỉnh. Nước rỉ rác phát sinh được lưu chứa trong các hồ chứa có lớp chống thấm
trước khi đưa vào nhà máy xử lý nước rỉ rác, có tổng cơng suất 960 m 3/ngày đêm (2 nhà
máy xử lý, mỗi nhà máy có cơng suất 480 m3/ ngày đêm).


1.2.2 Thành phần tính chất nước rỉ rác
Thành phần tính chất nước rỉ rác của một số BCL trong vùng KTTĐPN điển hình

như:
1.2.2.1

Tại Thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh có hai BCL (Đơng Thạnh và Gò Cát) và hai Khu
liên hợp xử lý CTR (KLHXL CTR Đa Phước và KLHXL CTR Phước Hiệp) với diện tích
và cơng suất như sau:

11


- BCL Đơng Thạnh có diện tích 45 ha, đã nhận và chôn lấp khoảng 9 – 10 triệu tấn
chất thải rắn đơ thị từ năm 1990, đã đóng một phần từ cuối năm 2002 và nay chỉ còn nhận
xà bần với khối lượng trên dưới 300 tấn/tháng. Hiện nay trong BCL Đơng Thạnh có cơng
trình xử lý nước rỉ rác của cơng ty Quốc Việt.
- BCL Gị Cát, có diện tích hơn 22 ha với diện tích chơn lấp thiết kế là 17,5 ha. Do
Hà Lan tài trợ, BCL có hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác, hệ thống thu gom khí BCL
và 03 máy phát điện sử dụng khí BCL. BCL Gị Cát hoạt động từ đầu năm 2002 với công
suất tiếp nhận chất thải rắn mỗi ngày khoảng 2.000 – 2.500 tấn, và có thể lên đến 3.000 –
4.000 tấn/ngày, tổng công suất tiếp nhận theo thiết kế là 3.650.000 tấn. Tuy nhiên, vào
giữa năm 2006, BCL số 1 thuộc BCL Gò Cát xảy ra hiện tượng trượt đất, làm hư hỏng
toàn bộ hệ thống lót đáy và thu nước rỉ rác của bãi, do đó BCL Gị Cát phải tiếp nhận ln
lượng CTR của BCL số 1 cũng như tiếp nhận toàn bộ lượng rác của thành phố là 5.500
tấn/ngày đến tháng 06/2007. Vì vậy, tổng cơng suất tiếp nhận của BCL Gị Cát thực tế
vượt cao hơn nhiều so với với công suất thiết kế. Mặc dù đã ngưng tiếp nhận xử lý chất

thải rắn sinh hoạt từ năm 2007 đến nay, nhưng lượng CTR đem chơn lấp vẫn đang trong
q trình phân hủy sinh học, do đó BCL vẫn cịn sinh khí và nước rỉ rác gây ơ nhiễm mơi
trường. Hiện nay, BCL vẫn đang vận hành xử lý nước rỉ rác và thu khí phát điện.
- KLHXL CTR Phước Hiệp TP.HCM thuộc xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi. Khu
liên hợp nằm trong phần đất của nơng trường Tam Tân (có tổng diện tích 687 ha gồm cả
khu vực cây xanh cách ly), cách trung tâm thành phố khoảng 37 km. Khu liên hợp xử lý
CTR Phước Hiệp gồm các BCL: BCL số 1 và 1A và số 2 đã ngưng tiếp nhận CTR sinh
hoạt, BCL số 3 ngưng tiếp nhận CTR sinh hoạt từ tháng 03/2015, chỉ có Phước Hiệp 2 và
3 đang hoạt động và tiếp tục nhận rác. Đây là các BCL hợp vệ sinh, được thiết kế theo
kiểu hỗn hợp chìm – nổi (chìm dưới mặt đất hiện hữu từ - 4,0 đến -5,0 m), các ô chơn lấp
có lớp lót đáy và thành chống thấm, có hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác và khí gas.
Hiện nay, khu liên hợp xử lý CTR Phước Hiệp vẫn chưa thực hiện hết quy mô và công
suất hoạt động của tồn khu, có hai trạm xử lý nước rỉ rác đang hoạt động là: Trạm xử lý
nước rỉ rác Phước Hiệp và Trạm xử lý nước rỉ rác Quốc Việt.
12


Các số liệu ở bảng 1.4 cho thấy trong nước rỉ rác từ BCL số 2, các chỉ tiêu cơ bản đã
vượt quy định cho phép theo QCVN 25-2009/BTNMT, cột A . Trong đó, một số chỉ tiêu
ở mức độ ô nhiễm khá cao.
Bảng 1. 4 Tính chất nước rỉ rác tại bãi rác Phước Hiệp
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

1
2


pH
COD

mgO2/l

8,3
1.240

8,4
1.309

8,2
1.552

3
4
5

BOD5
SS
N tổng

mgO2/l
mg/l
mg/l

220
61
591,6


720
60
773

435
38
857

30

6

P tổng

mg/l

11,25

14

22

4

7
8
9

Fe tổng
Cu

Cr3+

mg/l
mg/l
mg/l

10,3
0,078
0,196

3
0,054
0,312

17,8
0,048
0,11

1

10
11

Cr6+
Mn

mg/l
mg/l

0,003

0,427

KPH
0,602

KPH
0,612

12

Ni

mg/l

0,074

0,172

0,126

13
14
15
16
17
18
19

Pb
mg/l

Cd
mg/l
Hg
mg/l
As
mg/L
Zn
mg/l
Sn
mg/l
Coliforms MPN/100ml

28/08/2009 13/10/2009

9/12/2009

QCVN 252009/BTNMT
Cột A
50
50
15

2
0,05
0,2
0,5

0,2
0,1
0,017

0,027
0,05
KPH
KPH
0,005
KPH
KPH
0,05
0,035
0,026
3
0,568
0,358
0,01
0,021
3000
290
360
Nguồn: BQL BCL Phước Hiệp, 2009

0,031
KPH
KPH
0,021
0,491
0,03
460

Từ bảng 1.4 ta thấy rằng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước rỉ rác tại BCL Phước
Hiệp như: COD: 1.200 – 1.500 mgO2/l, BOD5: 220 – 720 mgO2/l, tỷ lệ BOD5/COD < 0,2.

Quy trình chơn lấp tại BCL Phước Hiệp được phủ bạt tách nước mưa ở các ô chơn lấp rất
tốt. Vì vậy mà thành phần nước rỉ rác của BCL Phước Hiệp giữa mùa mưa và mùa nắng
tại thời điểm lấy mẫu không khác nhau nhiều.

13


- KLHXL CTR Đa Phước do công ty TNHH xử lý CTR Việt Nam (VWS) thực hiện
có tổng diện tích 134 ha và công suất tiếp nhận 3.000 tấn/ ngày. Trong khu liên hợp cịn
có các nhà máy sản xuất compost, xử lý bùn hầm cầu, bùn nạo vét kênh rạch, các cơng
trình xử lý chất thải … BCL Đa Phước là BCL hợp vệ sinh, hiện đại, được thiết kế theo
hình thức BCL nổi. BCL được trang bị hệ thống thu gom khí gas, nước rỉ rác và xử lý
trước khi thải ra mơi trường, có nhà máy phân lọai CTR và khu sản xuất phân compost,
có trạm quan trắc lún cho các ô chôn lấp và trạm quan trắc chất lượng mơi trường khơng
khí tự động. Trong khu liên hợp cịn có các nhà máy sản xuất compost, xử lý bùn hầm
cầu.
1.2.2.2

Tại Bình Dương

 Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương
Nước thải từ các hố chôn lấp rác và nước rửa xe rác, nước rỉ từ các trạm trung chuyển
rác, được tập trung vào hệ thống ống thu gom, sau đó tất cả các loại nước thải được bơm
vào 2 trạm xử lý nước thải có tổng cơng suất xử lý 960m3/ngày đêm để xử lý.
Thành phần tính chất của nước rỉ rác tại BCL năm 2014 đến năm 2015 được trình bày
trong bảng 1.5 dưới đây:

14



Bảng 1. 5 Thành phần tính chất nước rỉ rác tại BCL KLHXLCT Nam Bình Dương
2014-2015
CHỈ TIÊU

COD

BOD5

Nitơ tổng

Năm 2014
Tháng 1

2.940

1.355

564

Tháng 2

2.780

1.269

559

Tháng 3

2.950


1.457

615

Tháng 4

3.097

1.568

629

Tháng 5

2.012

1.354

601

Tháng 6

1.406

1.275

554

Tháng 7


1.417

1.256

653

Tháng 8

1.840

1.409

815

Tháng 9

1.318

1.211

792

Tháng 10

1.245

1.074

788


Tháng 11

1.294

671

796

Tháng 12

1.540

505

908

Năm 2015
Tháng 1

1.423

922

1.059

Tháng 2

1.200


765

1.009

Tháng 3

1.327

854

1.115

Tháng 4

1.520

939

1.133

Tháng 5

1.663

604

1.172

Tháng 6


2.087

939

1.221

Tháng 7

2.402

957

1.182

Tháng 8

2.518

972

1.314

Tháng 9

2.198

1.151

1.067


Tháng 10

1.173

839

908

Tháng 11

985

638

816

Nguồn: KLHXLCT Nam Bình Dương

15


×