Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Vượt qua bẫy thu nhập trung bình, một số kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị đối sách của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.17 KB, 42 trang )

VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU
-----------------------------------------------------------------------------VƯỢT QUA BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH
MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ KIẾN NGHỊ
VỀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM
MỤC LỤC

A. KHÁI QUÁT VỀ BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH – KINH NGHIỆM THÀNH
CƠNG VÀ KHƠNG THÀNH CÔNG CỦA MỘT SỐ NỀN KINH TẾ ĐÔNG Á
TRONG VIỆC VƯỢT QUA BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH .................................... 3

1. Khái quát về bẫy thu nhập trung bình ..................................................................3
1.1. Bẫy thu nhập trung bình.................................................................................3
1.2. Vượt qua bẫy thu nhập trung bình .................................................................3
2. Vượt qua bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm thành công và không thành
công của một số nền kinh tế Đông Á .......................................................................6
B. NỀN KINH TẾ VIỆT NAM: ĐẠT NGƯỠNG THU NHẬP TRUNG BÌNH VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI............................................................................................ 13

1. Thành tựu phát triển kinh tế và cải thiện mức thu nhập của Việt Nam trong hơn
hai thập kỷ đổi mới.................................................................................................13
1.1. Tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người................................14
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế..........................................................................15
1.3. Mức độ mở cửa của nền kinh tế...................................................................16
1.4. Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ...............................16
1.5. Đổi mới hệ thống chính trị, đảm bảo quyền tự do, dân chủ và phát triển văn
hóa .......................................................................................................................17
2. Những vấn đề tồn tại ..........................................................................................18
2.1. Chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp ............................................................18
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu


1


2.2. Những yếu kém về các ngành kinh tế..........................................................19
2.3. Những yếu kém về các thành phần kinh tế..................................................20
2.4. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ kém phát triển ......................21
2.5. Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN chưa đồng bộ và cịn khá
nhiều méo mó......................................................................................................22
2.6. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp và có xu hướng giảm sút, mơi
trường kinh doanh có dấu hiệu xấu đi.................................................................22
2.7. Trình độ phát triển kinh tế tri thức thấp.......................................................24
2.8. Năng lực và kinh nghiệm điều hành kinh tế vĩ mơ cịn hạn chế ..................26
C. KIẾN NGHỊ VỀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM ĐỂ VƯỢT QUA BẪY THU NHẬP
TRUNG BÌNH ................................................................................................................... 27

1. Nhận diện điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt
Nam ........................................................................................................................27
2. Kiến nghị về đối sách của Việt Nam để vượt qua bẫy thu nhập trung bình ......28
2.1. Điều chỉnh mơ hình tăng trưởng kinh tế ......................................................29
2.2. Thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế................................................................30
2.3. Thực hiện cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa theo kiểu “rút ngắn”, kết hợp với
phát triển kinh tế tri thức.....................................................................................31
2.4. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN .............33
2.5. Đổi mới khoa học và công nghệ, tăng cường năng lực khoa học và công
nghệ quốc gia ......................................................................................................35
2.6. Cải cách, hiện đại hóa nền giáo dục và đào tạo, chăm lo đào tạo và trọng
dụng nguồn nhân lực chất lượng cao ..................................................................37
2.7. Đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững......39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 42


CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu

2


A. KHÁI QUÁT VỀ BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH – KINH NGHIỆM
THÀNH CÔNG VÀ KHÔNG THÀNH CÔNG CỦA MỘT SỐ NỀN KINH TẾ
ĐÔNG Á TRONG VIỆC VƯỢT QUA BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH

1. Khái quát về bẫy thu nhập trung bình
1.1. Bẫy thu nhập trung bình
Thuật ngữ “bẫy thu nhập trung bình” (middle income trap) dùng để chỉ tình
trạng một số nước sau khi đã thoát được ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập
thấp, trở thành nước có thu nhập trung bình, song dừng lại ở đó rất lâu, khơng vươn
lên được ngưỡng nước có thu nhập cao1. Như vậy, theo cách hiểu phổ biến hiện nay,
một nước bị mắc kẹt vào bẫy thu nhập trung bình có nghĩa là nước ấy sau khi đạt
được mức thu nhập bình quân đầu người 1.000 USD/năm, mất nhiều thập kỷ vẫn
không đạt được mức thu nhập bình quân đầu người 10.000 USD/năm, mà chỉ loanh
quanh ở dưới mức ấy.
1.2. Vượt qua bẫy thu nhập trung bình
Vượt qua bẫy thu nhập trung bình là bài tốn phát triển thuộc loại khó giải
nhất đối với các quốc gia đang phát triển, một quá trình lâu dài địi hỏi hội tụ nhiều
yếu tố và điều kiện. Đây là chủ đề thu hút nhiều sự chú ý của giới nghiên cứu và
hoạch định chính sách kinh tế trong những thập kỷ qua.
Nghiên cứu khu vực Đông Á, Giáo sư kinh tế học Kenichi Ohno thuộc Viện
Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản (GRIPS) cho rằng, công cuộc phát triển
của các quốc gia được đặc trưng bởi q trình cơng nghiệp hóa trải qua bốn giai
đoạn từ thấp đến cao. Bẫy thu nhập trung bình được ví như một cái “trần thủy tinh”
ngăn cách giữa Giai đoạn 2 và Giai đoạn 3, quốc gia nào phá vỡ được cái trần ấy sẽ
chính thức vượt qua được bẫy thu nhập trung bình để gia nhập hàng ngũ những

nước có thu nhập cao. Q trình phá vỡ “trần thủy tinh”, hay cịn gọi là q trình bắt
kịp của các quốc gia, được mơ tả qua Hình vẽ số 1 dưới đây:
Hình 1. Quá trình bắt kịp của các quốc gia

1

Theo cách hiểu phổ biến nhất hiện nay, nước có thu nhập thấp có mức GDP bình qn đầu người
dưới 1.000 USD/năm; nước có thu nhập trung bình có mức GDP bình qn đầu người từ 1.000
USD/năm đến dưới 10.000 USD/năm; và nước có thu nhập cao có mức GDP bình quân đầu người
từ 10.000 USD/năm trở lên.

CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu

3


Đối với phần lớn các nước Đông Á, nền kinh tế cất cánh khởi đầu với sự xuất
hiện và tham gia của hàng loạt doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (Giai đoạn 1). Các
doanh nghiệp này thực hiện lắp ráp hoặc chế tác các sản phẩm công nghiệp nhẹ
phục vụ xuất khẩu như dệt may, giầy dép, thực phẩm và một số linh kiện điện tử.
Tồn bộ các cơng việc thiết kế, công nghệ, sản xuất và marketing đều dưới sự
hướng dẫn của nước ngoài, các nguyên vật liệu và phụ kiện quan trọng đều được
nhập khẩu, và nước sở tại chủ yếu chỉ đóng góp lực lượng lao động phổ thông và
mặt bằng đất đai. Tuy việc này tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động
nghèo, song giá trị gia tăng do trong nước tạo ra rất nhỏ bé.
Trong Giai đoạn 2, khi vốn đầu tư nước ngoài ngày càng lớn và sản xuất được
mở rộng, nguồn cung trong nước các linh, phụ kiện bắt đầu tăng lên, công nghiệp
phụ trợ bắt đầu phát triển. Điều này diễn ra một phần là do sự gia nhập thị trường
của các nhà cung cấp nước ngoài, một phần là do sự lớn mạnh của các nhà cung cấp
trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp lắp ráp trong nước trở nên cạnh tranh hơn và

sự hợp tác giữa các doanh nghiệp lắp ráp và các nhà cung cấp được thiết lập ngày
càng chặt chẽ. Công nghiệp tăng trưởng về mặt lượng thông qua nguồn cung cấp sản
phẩm đầu vào của các doanh nghiệp trong nước. Giá trị gia tăng do trong nước tạo
ra từng bước tăng lên, nhưng về cơ bản hoạt động sản xuất vẫn chịu sự quản lý và
hướng dẫn của nước ngoài. Một điều rõ ràng là tiền lương và thu nhập của người lao

CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu

4


động bản địa khơng thể tăng lên nhiều nếu tồn bộ các hoạt động quan trọng vẫn
chịu sự chi phối của nước ngồi.
Bước sang Giai đoạn 3, cơng nghệ và năng lực quản lý từng bước được
chuyển giao cho người bản địa, q trình bản địa hóa được mở rộng từ sản xuất các
đầu vào vật chất sang nguồn nhân lực, và sự lệ thuộc vào nước ngoài giảm đi đáng
kể. Người bản địa thay thế người nước ngoài trong tồn bộ các mặt hoạt động của
q trình sản xuất, kinh doanh như: quản lý, công nghệ, thiết kế, vận hành nhà
xưởng, hậu cần, quản lý chất lượng và marketing. Giá trị gia tăng do trong nước tạo
ra tăng lên nhanh chóng. Khi đó, một quốc gia đã đạt đến Giai đoạn 3 sẽ trở thành
nước xuất khẩu năng động các sản phẩm chế tác chất lượng cao, có khả năng cạnh
tranh với các đối tác có trình độ phát triển cao hơn và có thể góp phần định hình lại
bối cảnh cơng nghiệp tồn cầu.
Trong Giai đoạn 4, các nước có đủ năng lực để tạo ra các sản phẩm mới và
dẫn dắt các xu hướng thị trường toàn cầu. Việc này đạt được thông qua đổi mới.
Sự “leo thang” của một quốc gia từ Giai đoạn 1 lên Giai đoạn 4 là một q
trình lâu dài và khó khăn. Trong đó, việc phá vỡ “trần thủy tinh”, hay vượt qua bẫy
thu nhập trung bình, để bước từ Giai đoạn 2 lên Giai đoạn 3 là nhiệm vụ mà khơng
nhiều quốc gia làm được trong vịng vài thập kỷ. Mặc dù những thành tựu phát triển
kinh tế đòi hỏi sự học hỏi và điều chỉnh không ngừng, nhưng gần đây có những phát

hiện cho thấy, một nước muốn vượt qua bẫy thu nhập trung bình để đạt mức thu
nhập bình quân từ 10.000 USD/năm trở lên thì cần phải có ba sự thay đổi quan
trọng2. Cụ thể là:
(1) Từ đa dạng hóa đến chun mơn hóa: Nhiều bằng chứng cho thấy các
quốc gia nói chung tiến hành đa dạng hóa trong giai đoạn đầu tăng trưởng. Tuy
nhiên, xu hướng này đảo ngược sau khi thu nhập bình quân đầu người đạt mức
khoảng 5.000-8.000 USD/năm, khi đó các quốc gia ấy bắt đầu tiến hành chun
mơn hóa lại. Bước chuyển này có thể diễn ra sớm hơn hay muộn hơn tùy thuộc vào
quy mô và định hướng xuất khẩu của mỗi quốc gia.
(2) Từ đầu tư sang đổi mới: Khi các doanh nghiệp trong một nước đạt đến
biên giới công nghệ, thì các chính sách điều tiết vốn thiên vị đầu tư của các doanh
nghiệp hiện tại cần được thay thế bởi các chính sách khuyến khích sự gia nhập của
các doanh nghiệp mới và tạo thuận lợi cho sự giải thể của những doanh nghiệp có

2

Xem trong Indermit Gill và Homi Kharas (2007), Đông Á phục hưng: Ý tưởng phát triển kinh tế,
NXB Văn hóa Thơng tin, tr. 84.

CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu

5


sản phẩm hoặc công nghệ đã trở nên lỗi thời. Sự chuyển dịch này cần phải chọn thời
điểm phù hợp và tương đối khó thực hiện do sự tồn tại của những lợi ích cục bộ.
(3) Từ giáo dục cơ bản sang giáo dục đại học: Khi các quốc gia nắm bắt thông
tin tốt hơn về các sản phẩm và lĩnh vực sản xuất, họ nên chun mơn hóa và về các
hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) liên quan họ cần trợ cấp, chính phủ phải
thay đổi trợ cấp chung cho giáo dục sang việc áp dụng các biện pháp khuyến khích

cụ thể hơn cho việc tạo ra các sản phẩm và quy trình mới. Nếu các nhà hoạch định
chính sách khơng thể quyết định được hoạt động R&D nào cần trợ cấp, thì chiến
lược tốt nhất là trợ cấp chung cho giáo dục đại học.
Gần đây, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiệm vụ phá vỡ “trần thủy tinh”
của các nước đang phát triển ngày càng trở nên khó khăn hơn do tình hình có nhiều
thay đổi, nhất là sự thay đổi về bối cảnh cạnh tranh quốc tế. Không giống như trước
đây, ngày nay các quốc gia phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên quy mơ tồn
cầu để thu hút các nguồn lực cho phát triển. Đặc biệt, sự nổi lên của Trung Quốc với
những lợi thế về nguồn lao động rẻ càng làm cho sự cạnh tranh ở khu vực Đông Á
thêm quyết liệt. Bên cạnh đó, các cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực hoặc toàn cầu
xảy ra một cách thường xuyên với hậu quả lan tỏa rộng và nhanh chóng cũng gây
cản trở lớn đến tiến trình phát triển của các quốc gia.
2. Vượt qua bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm thành cơng và khơng
thành cơng của một số nền kinh tế Đơng Á
Trên phạm vi tồn thế giới, hình ảnh bẫy thu nhập trung bình rất quen thuộc
với phần lớn các nước Mỹ Latinh: ngày nay những nước này vẫn chỉ ở ngưỡng nước
có mức thu nhập trung bình cho dù họ đã đạt được mức thu nhập tương đối khá ngay
từ thế kỷ 19. Ở khu vực Đơng Á, ngoại trừ Nhật Bản đã có mức thu nhập tương đối
cao từ rất sớm, thì 4 “con Rồng châu Á” (Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hồng
Kông (Trung Quốc), Singapore) được coi là đã vượt qua bẫy thu nhập trung bình
thành cơng trong những thập niên nửa cuối thế kỷ 20. Hiện nay, thu nhập bình quân
đầu người của các nền kinh tế này đã được xếp ở ngưỡng các nước có thu nhập cao.
Tuy nhiên, họ cũng đã mất khoảng 25- 30 năm để vượt bẫy. Bên cạnh đó, một số
nền kinh tế thuộc khu vực ASEAN như Malaysia, Thái Lan, Inđônêsia, Philippin
cũng đạt mức thu nhập trung bình đã 25- 30 năm hoặc lâu hơn nữa, nhưng khơng thể
vươn lên ngưỡng các nước có thu nhập cao. Hay nói cách khác, họ đang bị mắc kẹt
vào bẫy thu nhập trung bình, với mức thu nhập bình quân đầu người dưới 10.000
USD/năm (Hình 2).

CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu


6


Hình 2. GDP bình quân đầu người của một số nền kinh tế
khu vực Đông Á năm 2008
Đơn vị: USD
Nhật Bản

38443

Singapore

37598

Hồng Kông (TQ)

30864

Hàn Quốc

19115

Đài Loan (TQ)

16987

Malaysia

7222


Thái Lan

3869

Trung Quốc

3264

Inđônêsia

2254

Philippin

1848

Việt Nam

1053
0

5000

10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000

Nguồn: CSDL Chỉ số Phát triển Thế giới, WB (2009).

Xem xét quá trình đuổi kịp của các nền kinh tế Đông Á kể từ giữa thế kỷ 20
đến nay, thì thấy rằng thành tích tăng trưởng kinh tế có sự khác biệt lớn về chiều sâu

và tốc độ, thậm chí ngay giữa các nền kinh tế được đánh giá là thành công trong
việc vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Rõ ràng đã có sự khác biệt khá lớn giữa Hàn
Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) (thuộc ngưỡng các nước có thu nhập cao), đồng
thời cũng có sự khác biệt khơng nhỏ giữa Malaysia, Thái Lan, Inđơnêsia và
Philippin (thuộc ngưỡng các nước có thu nhập trung bình).
Hình 3 dưới đây cho thấy bức tranh so sánh giữa mức thu nhập thực tế bình
quân đầu người của một số nền kinh tế Đông Á với mức thu nhập của nước Mỹ
trong thời kỳ 1950 – 2005. Nó cũng cho thấy tốc độ đuổi kịp của các nền kinh tế là
không giống nhau. Cho đến giữa những năm 1960, các nền kinh tế này (ngoại trừ
Nhật Bản) chưa cho thấy dấu hiệu rõ ràng nào của sự đuổi kịp. Tuy nhiên, Hàn
Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), với xuất phát điểm thấp ngang nhau, đã thực sự
cất cánh kể từ cuối những năm 1960 và đã cải thiện nhanh chóng các mức thu nhập
của mình. Trong khi đó, sự đuổi kịp của Malaysia và Thái Lan lại ít ấn tượng hơn,
cịn Philippin và Inđơnêsia đã khơng cải thiện được vị trí của mình so với nước Mỹ.
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu

7


Hình 3. Tốc độ đuổi kịp khác nhau của các nền kinh tế Đơng Á

Nguồn: Kenichi Ohno (2008).

Có nhiều nghiên cứu lý giải về sự khác biệt về thành tựu tăng trưởng kinh tế,
về kinh nghiệm thành công và không thành cơng trong việc vượt qua bẫy thu nhập
trung bình của các nền kinh tế Đơng Á. Xét từ khía cạnh cơng nghiệp hóa, có thể
thấy một số ngun nhân nổi bật.
Hàn Quốc hồi cuối những năm 1950 được biết đến như một đất nước bị chia
cắt, bị chiến tranh tàn phá và lệ thuộc nặng nề vào nước Mỹ. Đối với nhiều người,
Hàn Quốc bấy giờ được ví như một bệnh nhân bị cưa cụt hết chân tay, không cịn hy

vọng cứu chữa. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi nhanh chóng sau khi Tướng Park
Chung-hee lên nắm quyền năm 1961 và bắt đầu khởi xướng q trình cơng nghiệp
hóa đất nước. Q trình cơng nghiệp hóa diễn ra tuần tự từ khu vực nông nghiệp đến
khu vực công nghiệp, từ cơng nghiệp nhẹ địi hỏi ít vốn sang những ngành cơng
nghiệp nặng và cơng nghiệp hóa dầu, rồi đến cơng nghiệp điện từ và cơng nghiệp
chính xác. Đến cuối những năm 1980, Hàn Quốc đã sở hữu một nền tảng cơng
nghiệp to lớn có thể sản xuất các sản phẩm điện tử và máy móc, thiết bị chất lượng
cao với các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường toàn cầu. Hàn Quốc đã gia nhập
OECD, câu lạc bộ của các nước cơng nghiệp, vào năm 1996.
Q trình cơng nghiệp hóa của Đài Loan (Trung Quốc)- một hịn đảo đã từng
nổi tiếng với lúa gạo, đường và chuối- được khởi xướng bởi chính quyền Tưởng
Giới Thạch sau khi tách khỏi Trung Quốc đại lục năm 1949. Cũng giống như Hàn
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu

8


Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) tiến hành cơng nghiệp hóa từ nông nghiệp sang công
nghiệp, từ công nghiệp nhẹ sang cơng nghiệp nặng, cơng nghiệp hóa chất, cơng
nghiệp điện tử và công nghiệp công nghệ cao. Đến cuối những năm 1980, Đài Loan
(Trung Quốc) đã trở thành nền kinh tế hàng đầu trên thế giới sản xuất các sản phẩm
điện tử, với các doanh nghiệp nhỏ và vừa mạnh, tham gia sâu rộng vào các mạng
lưới thương mại quốc tế.
Thông qua chiến lược đầu tư mạnh ra nước ngoài, cả Hàn Quốc và Đài Loan
(Trung Quốc) hiện nay đã trở thành “những người sáng tạo” trong cơ cấu cơng
nghiệp tồn cầu, khơng cịn phải lệ thuộc vào các nhà quản lý hoặc các kỹ sư nước
ngoài nữa. Điểm quan trọng cần lưu ý là Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) chỉ
mất khoảng ba thập kỷ để thốt khỏi tình cảnh một nền kinh tế nơng nghiệp nghèo
khó, vươn lên trở thành một cường quốc công nghiệp thế giới, với năng lực đổi mới,
hấp thụ và sáng tạo công nghệ rất cao3.

So với Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), những thành tựu của Malaysia
và Thái Lan là ít ấn tượng hơn nhiều. Cũng giống như hai nền kinh tế trên, Malaysia
và Thái Lan bắt đầu tiến hành quá trình cơng nghiệp hóa từ những năm 1960 với
mục tiêu xóa bỏ nền kinh tế thuần nơng và đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, tập trung
mạnh phát triển công nghiệp chế tác. Ban đầu, họ cũng tập trung vào sản xuất hàng
hóa thay thế hàng nhập khẩu, nhưng sau đó đã chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa
định hướng xuất khẩu. Các thành tựu kinh tế vĩ mô trong dài hạn của hai nước này
cũng khá khả quan cho dù vấp phải một số cú sốc, chẳng hạn như đợt suy thoái hồi
đầu những năm 1980 và khủng hoảng tài chính năm 1997-98. Tuy nhiên, cả
Malaysia và Thái Lan (kể cả Inđơnêsia và Philippin nữa) đều khơng thể thốt khỏi
tình trạng lệ thuộc nặng vào nước ngoài, đặc biệt là về vốn, công nghệ và quản lý.
Những năm gần đây, đặc biệt là sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính và suy
thối kinh tế tồn cầu năm 2008, lại có thêm bằng chứng cho thấy những nền kinh tế
lệ thuộc nặng vào nước ngoài về đầu tư và thị trường tiêu thụ chính là những nơi bị
ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng.
Tuy công nghiệp điện tử ở Malaysia và công nghiệp sản xuất ô tô ở Thái Lan
đã tăng trưởng mạnh về mặt lượng, song các nguyên liệu công nghệ cao, các cấu
kiện then chốt và các quy trình quan trọng như thiết kế và marketing vẫn chủ yếu
được đảm nhận bởi các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi hoặc thơng qua nhập khẩu
trực tiếp. Hệ quả là, người bản địa chỉ thực hiện lắp ráp hoặc sản xuất các bộ phận
3

Chẳng hạn, khi Hàn Quốc xây dựng tổ hợp sản xuất thép hiện đại đầu tiên vào những năm 1970
hoặc các nhà máy sản xuất ô tơ hiện đại vào những năm 1980, ngay sau đó Hàn Quốc đã khơng
cịn cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia Nhật Bản nữa.

CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu

9



đơn giản trong khi phần lớn giá trị vẫn do người nước ngoài tạo ra và nắm giữ. Vốn
đầu tư nước ngồi vẫn được chào đón và các tổng giám đốc người nước ngoài vẫn
tại vị. Sau hơn 4 thập kỷ cơng nghiệp hóa, tình trạng thiếu tính kỷ luật, thiếu kỹ
năng của người lao động và thiếu đội ngũ các nhà quản lý trung và cao cấp vẫn là
vấn đề thường xuyên được đề cập đến. Ở Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc),
những vấn đề này đã được giải quyết từ lâu.
Xét về bối cảnh lịch sử, có nhiều bằng chứng cho thấy Hàn Quốc và Đài Loan
(Trung Quốc) có thuận lợi hơn so với Malaysia và Thái Lan trong q trình cơng
nghiệp hóa. Điều này được thể hiện ở mấy điểm chính sau đây:
- Thứ nhất, kinh nghiệm cơng nghiệp hóa ngay trong thời kỳ thuộc địa của
Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) đã hơn hẳn so với Malaysia và Thái Lan. Hàn
Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) đều là cựu thuộc địa của Nhật Bản sau Cải cách
Minh Trị. Các bước phát triển nhất định trong các lĩnh vực cơng nghiệp, giáo dục và
hành chính mà các nước này đã đạt được trong nửa đầu thế kỷ 20 là những nhân tố
thuận lợi cho việc cơng nghiệp hóa nhanh chóng và rất khác so với các nước cựu
thuộc địa khác. Chẳng hạn, khả năng chế tác của người Nhật Bản cao hơn ở các
thuộc địa khác. Tương tự, hệ thống hành chính của các thuộc địa này cũng trở nên
có tính trọng tài năng, có tinh thần dân tộc và có khả năng tiềm tàng hỗ trợ cho sự
phát triển.
- Thứ hai, ngay từ đầu những năm 1950, do di sản chế độ thuộc địa của Nhật
Bản, sự vượt trội về lượng vốn của những người di tản mà không dựa vào giới điền
chủ, và sự hiện diện của Mỹ, tất cả đều đã thúc đẩy quá trình cải cách ruộng đất ở
Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc). Những cuộc cải cách này đảm bảo một sự
phân phối ruộng đất và thu nhập nông nghiệp công bằng hơn, làm tăng năng suất
trong nông nghiệp, quy tụ tầng lớp nơng dân có đất, tích tụ đất đai, phục vụ cho sản
xuất quy mô lớn. Trong khi đó, ở Malaysia và Thái Lan đã khơng trải qua những
cuộc cải cách ruộng đất lớn, mặc dù đã có đầu tư lớn vào việc mở rộng nơng nghiệp
và phát triển nông thôn. Nông dân thiếu đất. Mặc dù việc làm phi nông nghiệp đã
được mở rộng và năng suất nơng nghiệp đã tăng lên, nhờ đó đã giảm được đói

nghèo, nhưng bất bình đẳng vẫn tiếp tục tồn tại trong chế độ sở hữu cũng như khả
năng tiếp cận đất đai và thu nhập.
- Thứ ba, người ta thường cho rằng, một nền kinh tế có nguồn tài nguyên
phong phú sẽ có nhiều khả năng phát triển hơn. Tuy nhiên, cần xem xét lại luận
điểm này khi giải thích q trình phát triển của các nền kinh tế Đông Á. Cả Hàn
Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) đều có nguồn tài ngun rất khiêm tốn, tuy nhiên
chính điều này lại khiến cho yêu cầu cấp bách phải công nghiệp hóa của họ càng trở
CIEM – Trung tâm Thơng tin – Tư liệu

10


nên mãnh liệt hơn. Kết quả là, Malaysia và Thái Lan (và nhiều nền kinh tế giàu tài
nguyên khác) đã bị tụt hậu do họ không cảm nhận được sự khẩn cấp đó. Thành cơng
của họ trong xuất khẩu nơng sản và khoáng chất càng chứng tỏ thêm cảm nhận về sự
tự mãn này.
- Thứ tư, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, cả Hàn Quốc và Đài Loan (Trung
Quốc) đều rất quan trọng về mặt chiến lược đối với Mỹ. Bên cạnh sự hỗ trợ về quân
sự, các chế độ độc tài ủng hộ Mỹ ở các nền kinh tế này còn nhận được các khoản hỗ
trợ kinh tế khổng lồ, nhờ đó giảm được chi phí thực phẩm và tiền lương, góp phần
phát triển nguồn nhân lực. Cuộc chiến tranh lạnh cũng khuyến khích q trình cơng
nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế, được thể hiện bên ngoài như là việc tạo lập các
cơ sở kinh tế nhằm chống lại các lực lượng đối địch. Ở Malaysia và Thái Lan đã
khơng có được sự hỗ trợ này.
- Thứ năm, các điều kiện thuận lợi trong thời kỳ hoàng kim hậu chiến đã góp
phần vào q trình cơng nghiệp hóa ở Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc). Trong
những năm 1950 và 1960, thương mại quốc tế mở rộng đã tạo ra những cơ hội to lớn
cho tăng trưởng xuất khẩu. Q trình xun quốc gia hóa ngành chế tác cũng đã mở
ra cơ hội để cơng nghiệp hóa. Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại
(GATT) đã tạo một môi trường quốc tế thuận lợi cho công nghiệp hóa và mở mang

thương mại. Theo Hệ thống Ưu đãi chung, xuất khẩu từ các nước đang phát triển
được hưởng thuế suất thấp hơn và ít hạn chế hơn khi nhập vào các nước công
nghiệp. Mặc dù tăng trưởng kinh tế thế giới đã chậm lại từ những năm 1970, nhưng
tình hình tồn cầu vẫn cịn rất thuận lợi cho cơng nghiệp hóa. Tuy nhiên, sự trỗi dậy
của chế độ bảo hộ và sự nổi lên của các thể chế kinh tế quốc tế mới lại tạo ra những
tình huống bất lợi cho các nước cơng nghiệp hóa sau như Malaysia và Thái Lan.
Việc mở rộng GATT sang lĩnh vực đầu tư nước ngoài, thương mại dịch vụ và quyền
sở hữu trí tuệ, cũng như việc thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã
tăng cường quyền bá chủ của các doanh nghiệp đa quốc gia, và áp đặt thêm chi phí
cho những nỗ lực cơng nghiệp hóa mới.
- Thứ sáu, một điểm đáng chú ý nữa là tốc độ gia tăng dân số của Malaysia và
Thái Lan cao hơn so với Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc). Vì vậy, mặc dù đạt
tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong thời gian dài, song mức thu nhập bình quân
đầu người ở hai nền kinh tế này rõ ràng là tăng chậm hơn so với các nền kinh tế
cơng nghiệp hóa trước.
Mặc dù những yếu tố thuộc bối cảnh lịch sử nêu trên đóng vai trị quan trọng,
song chắc chắn chúng khơng có ý nghĩa quyết định. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng,
yếu tố quyết định đứng đằng sau sự thành công hay thất bại của một quốc gia chính
CIEM – Trung tâm Thơng tin – Tư liệu

11


là chiến lược, chính sách và nỗ lực phát triển của quốc gia ấy. Kinh nghiệm của
Malaysia phản ánh rất rõ điều này (Hộp 1). Cũng có những bằng chứng cho thấy
rằng, một số nước sau khi đạt được ngưỡng thu nhập trung bình thì quá say sưa với
những thành cơng bước đầu, tự thổi phồng thành tích, có tâm lý và hành động tự
mãn,… trong khi thực chất lại khơng có được một pha đổi mới tiếp theo, gồm những
cải cách mới về thể chế, sự tái cấu trúc cần thiết của mơ hình phát triển, tạo nên
động lực mới để tiếp tục phát triển.

Hộp 1. Chính sách kinh tế mới (NEP): nguyên nhân chính khiến cho nền kinh tế
Malaysia sa vào bẫy thu nhập trung bình
Khi giành độc lập năm 1957, Malaysia đứng thứ hai ở châu Á, chỉ sau Nhật Bản, về
mức độ thịnh vượng và thu nhập, cho dù thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 200 USD.
Sau đó một thập kỷ, thu nhập bình quân đầu người của Malaysia vẫn cao hơn Hàn Quốc và
Đài Loan (Trung Quốc) cho dù thấp hơn Singapore. Năm 1967, thu nhập bình quân đầu
người của Malaysia là 290 USD so với các mức 160 USD, 250 USD và 600 USD tương
ứng của Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Singapore.
Nhưng ngày nay, trong khi Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) đã gia
nhập hàng ngũ những nền kinh tế có mức thu nhập cao, thì Malaysia vẫn bị mắc kẹt trong
bẫy thu nhập trung bình suốt 4 thập kỷ qua. Khi xem xét quá trình phát triển của Malaysia,
nhiều chuyên gia kinh tế Malaysia cho rằng chính Chương trình Chính sách kinh tế mới
(NEP) được áp dụng từ những năm 1970 là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng mắc
kẹt vào bẫy của quốc gia này.
Chính sách kinh tế mới dành nhiều ưu đãi về kinh tế cho người gốc Malay, vốn
chiếm đa số nhưng lại kém hơn về quyền lực kinh tế so với người gốc Hoa, vốn chỉ chiếm
25% dân số nhưng lại kiểm soát phần lớn nền kinh tế Malaysia. Thực chất, NEP chỉ đem
lại lợi ích cho số ít, và khiến nhiều người gốc Malay ỷ lại và bắt đầu lợi dụng chính sách
này. Có nhiều doanh nghiệp Malay đã địi hỏi, thậm chí đe dọa, Chính phủ phải cho họ
trúng thầu hợp đồng, cho họ việc làm. Một số người gốc Malay sau khi được giấy phép ưu
đãi thì đem bán lại để lấy tiền chứ khơng chịu làm ăn. Vì vậy, chính sách này đã góp phần
khiến cho đất nước không thể khai thác tốt nhất nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên
tiềm tàng cho phát triển. Hơn nữa, nó cịn bị coi là một chính sách gây chia rẽ và phân biệt
đối xử.
Sau khi có NEP, Chính phủ Malaysia đã ban hành và thực hiện một số chính sách
kinh tế và sáng kiến bổi bật như: Chính sách hướng Đông Á, Sáng kiến Hành lang siêu xa
lộ thông tin, Chính sách phát triển cơng nghệ, Chính sách phát triển cơng nghệ thơng tin và
truyền thơng, Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực,… Mặc dù đã đạt được một số kết quả tích cực, được khu vực và quốc tế đánh giá cao,
tuy nhiên đến nay Malaysia vẫn chưa thể thoát khỏ bẫy thu nhập trung bình.

CIEM – Trung tâm Thơng tin – Tư liệu

12


Ngày nay, tuy vẫn cịn khơng ít tranh cãi về hiệu quả của NEP, nhưng có nhiều ý
kiến cho rằng Malaysia cần phải xóa bỏ NEP, chứ khơng chỉ đơn thuần là tái cấu trúc nó,
để chuyển sang một mơ hình kinh tế mới, mở đường cho đất nước phát triển trở thành một
nước có mức thu nhập cao.
Nguồn: Tổng hợp của các tác giả.

Trong cuốn sách Sự thần kỳ Đông Á do Ngân hàng Thế giới xuất bản năm
1993, các tác giả đã chỉ ra một số yếu tố then chốt đứng đằng sau sự thành công hay
không thành công của các quốc gia, đáng chú ý là: môi trường kinh tế vĩ mô, tiết
kiệm và đầu tư, nguồn nhân lực, bộ máy hành chính, mức độ bình đẳng về thu nhập,
năng lực xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài… Các tác giả cho rằng hiệu quả của
những yếu tố trên có ảnh hưởng quyết định đến sự thần kỳ Đông Á. Tuy nhiên, hiệu
quả của từng yếu tố ở các quốc gia khác nhau và ở từng thời điểm khác nhau là
khơng giống nhau. Chính sự khác biệt ấy cũng góp phần đưa đến sự thành cơng và
không thành công của các nền kinh tế Đông Á trong việc vượt qua bẫy thu nhập
trung bình.
B. NỀN KINH TẾ VIỆT NAM: ĐẠT NGƯỠNG THU NHẬP TRUNG BÌNH
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI

1. Thành tựu phát triển kinh tế và cải thiện mức thu nhập của Việt Nam
trong hơn hai thập kỷ đổi mới
Việt Nam chính thức khởi xướng cơng cuộc đổi mới năm 1986, kể từ đó đất
nước lựa chọn mơ hình tổng qt là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, hướng đến mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh”. Đảng và Nhà nước đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chủ

trương, chính sách đổi mới quan trọng nhằm đưa đất nước đạt đến tầm phát triển cao
hơn, trong đó đáng chú ý là: phát triển nền kinh tế thị trường; cơng nghiệp hóa –
hiện đại hóa; mở cửa và hội nhập (phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, chủ động và
tích cực hội nhập kinh tế quốc tế); phát triển bền vững (tăng trưởng kinh tế nhanh
kết hợp xã hội ổn định, tiến bộ và môi trường trong sạch); phát triển giáo dục và đào
tạo, khoa học và công nghệ (coi đây là hai lĩnh vực quốc sách hàng đầu); cải cách
hành chính gắn với đổi mới hệ thống chính trị…
Qua hơn 20 năm đổi mới, theo đuổi thực hiện mơ hình phát triển đã lựa chọn,
Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội.
Tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích
cực, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đời sống nhân dân được nâng cao,
thành tích xóa đói giảm nghèo được cộng đồng quốc tế đánh giá cao… là những
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu

13


minh chứng cụ thể. Từ năm 2008, theo thống kê chính thức,Việt Nam đã thốt ra
khỏi nhóm nước có thu nhập thấp để bắt đầu trở thành nước có thu nhập trung bình,
vì vậy vị thế trong khu vực và trên thế giới được nâng cao.
1.1. Tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người
Một trong những thành tựu quan trọng nhất của quá trình đổi mới ở Việt Nam
là ln đạt và duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP cao hàng đầu trong khu vực và
cả trên thế giới. Nhờ vậy, thu nhập bình quân đầu người cũng khơng ngừng tăng lên.
Với mức GDP bình qn đầu người đạt trên 1.000 USD năm 2008 Việt Nam đã
chính thức gia nhập nhóm các nước có mức thu nhập trung bình (Hình 4).
Hình 4. Tốc độ tăng trưởng GDP4, mức GDP bình quân đầu người
của Việt Nam, giai đoạn 1990-2009
10


1200

8.7

GDP bình quân đầu người (USD)

1000

1074

9.3

8.8

8.4

8.2

8.1

7.8
6.8

800
5.8
600

6.9

7.1


722

553

4.8

361 357 374
338

400

7
6.18

6

639

5.1

402 413

5.32
5

492
440

4

3

288
200

118 118

145

190

9
8

835

7.3

5.8

8.17

1024
8.5

Tốc độ tăng GDP (%)

9.5

231


2
1

0

0
1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
GDP bình quân đầu người (USD)

T ốc độ tăng GDP (%)

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Cùng với sự cải thiện thu nhập, cơng tác xố đói giảm nghèo trong mấy thập
kỷ qua đạt nhiều thành tựu quan trọng, Việt Nam được cộng đồng quốc tế công nhận
4

Trong giai đoạn 1990- 2009, sự sụt giảm tăng trưởng GDP trong các năm 1997, 1998 là do ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á. Từ năm 2008, tăng trưởng kinh tế giảm,
tuy nhiên vẫn ở mức khá cao so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Xu hướng giảm
cũng đã được chặn lại từ quý I năm 2009.

CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu

14


là nước có tốc độ giảm nghèo nhanh trên thế giới và là một trong những nước đi đầu
trong thực hiện mục tiêu giảm 50% số người nghèo vào năm 2015. Điều này đã giúp

nâng cao đáng kể mặt bằng thu nhập của người Việt Nam, tạo điều kiện nâng cao
mức sống và tăng tích lũy cho đầu tư phát triển đất nước.
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cùng với tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm qua
đã có sự chuyển dịch tích cực. Những nỗ lực thực hiện cơng nghiệp hóa đã góp phần
nâng cao tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp trong GDP (Bảng 1). Điều này cho
thấy trình độ phát triển của nền kinh tế đã từng bước được nâng lên.
Bảng 1. Tỷ trọng các ngành trong GDP
Đơn vị: %

Các ngành/năm

1986

1990

1995

2000

2005

2009

Nông- lâm- ngư nghiệp

38,06

38,74


27,18

24,30

20,97

20,66

Công nghiệp- xây dựng

28,88

22,67

28,76

36,61

41,02

40,24

Dịch vụ

33,06

38,59

44,06


39,09

38,01

39,10

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Bên cạnh cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế cũng chuyển dịch
khá rõ rệt (Bảng 2). Đáng lưu ý là các thành phần kinh tế dân doanh đã phát triển
khá nhanh chóng, năng động, trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế,
tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư
nước ngồi ngày càng đóng vai trị quan trọng, đặc biệt là trong những lĩnh vực
phục vụ xuất khẩu và có hàm lượng cơng nghệ và kỹ năng quản lý cao.
Bảng 2. Cơ cấu đóng góp vào GDP của các thành phần kinh tế
Đơn vị: %

Tổng số
Kinh tế nhà nước
Kinh tế tập thể
Kinh tế tư nhân
Kinh tế cá thể
Kinh tế có vốn ĐTNN

1995
100
40,18
10,06
7,44
36,02

6,30

2000
100
38,53
8,58
7,31
32,31
13,28

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu

15

2005
100
38,40
6,81
8,89
29,91
15,99

2008
100
34,35
6,02
10,81
30,14

18,68


1.3. Mức độ mở cửa của nền kinh tế
Trong hơn hai thập kỷ qua, nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập khá sâu rộng
vào nền kinh tế thế giới, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài.
Xuất khẩu, nhập khẩu tăng trưởng cao và ổn định, nguồn vốn FDI đổ vào nước một
cách tương đối vững chắc đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Bảng 3).
Bảng 3. Xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài, 1995-2009
Thương
mại (%
GDP)
XK
NK
Tổng
FDI
(triệu
USD)
Vốn ĐK
Vốn TH
Tỷ
trọng
vốn
FDI
trong
tổng
vốn ĐT
(%)

1995


2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

26,3
39,3
65,6

46,5
50,2
96,6

46,2

49,9
96,1

47,5
56,1
103,6

50,1
62,6
112,7

58,1
70,4
128,5

61,0
69,3
130,3

65,4
73,8
139,2

68,4
88,4
156,8

70,4
90,5
160,9


60,4
73,4
133,8

6937,2
2556,0

2838,9
2413,5

3142,8
2450,5

2998,8
2591,0

3191,2
2650,0

4547,6
2852,5

6839,8
3308,8

12004,0
4100,1

21347,8

8030,0

64011,0
11600,0

21480,0
10000,0

30,4

18,0

17,6

17,4

16,0

14,2

14,9

16,2

24,3

31,4

25,7


Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

1.4. Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ
Được coi là hai lĩnh vực quốc sách hàng đầu, trong những năm qua giáo dục
và đào tạo, khoa học và công nghệ được Nhà nước quan tâm đầu tư ngày càng tăng.
Giáo dục ở tất cả các cấp học đều có tiến bộ. Đào tạo đại học và cao đẳng mở rộng
nhanh chóng, góp phần đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực trình độ cao, có khả
năng sử dụng các công nghệ mới, hiện đại. Số các trường đại học và cao đẳng tăng
nhanh (Bảng 4), góp phần đưa số lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên của cả
nước tăng từ 1,3 triệu người năm 2000 lên 2,8 triệu người năm 2008.

CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu

16


Bảng 4. Số lượng các trường cao đẳng và đại học
Năm học
Tổng số
Cao đẳng
Cơng lập
Ngồi cơng lập
Đại học
Cơng lập
Ngồi cơng lập

99-00
153
84
79

5
69
52
17

00-01
178
104
99
5
74
57
17

01-02
191
114
108
6
77
60
17

02-03
202
121
115
6
81
64

17

03-04
214
127
119
8
87
68
19

04-05
230
137
130
7
93
71
22

05-06
255
151
142
9
104
79
25

06-07

322
183
166
17
139
109
30

Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước đã từng bước phát triển, cả về
khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và cơng nghệ. Năng lực cơng nghệ quốc gia đã
có tiến bộ, bắt đầu có được khả năng lựa chọn, thích nghi và làm chủ cơng nghệ.
Trong một số lĩnh vực, cơng nghệ đã tiếp cận được trình độ của khu vực và thế giới.
Tiềm lực khoa học và công nghệ cùng với nguồn nhân lực có trình độ ngày càng cao
hỗ trợ tích cực cho các hoạt động đổi mới và sáng tạo, phục vụ đắc lực công cuộc
công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
1.5. Đổi mới hệ thống chính trị, đảm bảo quyền tự do, dân chủ và phát triển
văn hóa
Song hành với đổi mới về kinh tế và xã hội, đổi mới trong lĩnh vực chính trị
của Việt Nam trong hơn 20 năm qua cũng đạt được những thành tựu đáng ghi nhận,
về thực hiện quyền dân chủ của nhân dân, về phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân
tộc, về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt nam, về nâng cao vai trò của các đoàn
thể nhân dân, về chỉnh đốn Đảng và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, góp phần quan
trọng vào việc tháo gỡ những lực cản đối với phát triển kinh tế.
Thực hiện đường lối phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
những năm qua nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển văn hố. Phong
trào tồn dân đồn kết xây dựng văn hoá đã phát triển rộng khắp. Những hoạt động
giao lưu văn hố trong và ngồi nước được đẩy mạnh với hiệu quả cao, đến nay Việt
Nam đã có quan hệ hợp tác văn hoá với hơn 50 nước ở tất cả các châu lục, với nhiều

hiệp định, chương trình hợp tác đã ký kết. Những thành tựu đó đã góp phần nâng
cao chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời có đóng góp cho sự phát triển
kinh tế của đất nước.
Tóm lại, sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã tiến đến một vị thế
phát triển mới. Khơng chỉ đơn thuần thốt khỏi vị thế thu nhập thấp, tiến đến
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu

17


ngưỡng thu nhập trung bình, mà nền kinh tế đã bắt đầu tích tụ được các yếu tố và
nguồn lực cần thiết cho thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa những năm
tiếp theo.
2. Những vấn đề tồn tại
Mặc dù đã gia nhập nhóm nước có mức thu nhập trung bình, song nhiều
chuyên gia kinh tế cho rằng bẫy thu nhập trung bình đang giăng ở phía trước nền
kinh tế Việt Nam. Nhận định này càng có thêm cơ sở khi nền kinh tế còn những hạn
chế ràng buộc sự tăng trưởng và phát triển trong dài hạn. Nhiều vấn đề đã nảy sinh
từ nhiều năm nay và càng trở nên nổi cộm trong những năm gần đây khi nền kinh tế
phải hứng chịu những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh
tế tồn cầu. Việc nhìn nhận rõ những vấn đề này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, từ
đó có thể nghiên cứu đưa ra các chủ trương, chính sách, biện pháp phát triển trong
thời gian tới, đưa nền kinh tế đất nước vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Phần dưới
đây xin nêu ra một số vấn đề đáng được quan tâm:
2.1. Chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp
Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khá cao và ổn định trong thời
gian dài, nhưng chất lượng tăng trưởng thấp. Mơ hình tăng trưởng của Việt Nam
trong nhiều năm qua dựa nhiều vào tăng đầu tư, khai thác tài nguyên và sức lao
động rẻ, chưa chú trọng và chưa đạt được tiến bộ rõ nét về trình độ công nghệ và
quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả (được gọi là các yếu tố phát

triển theo chiều sâu).
Những năm vừa qua, lượng vốn đầu tư được huy động cho nền kinh tế là rất
lớn nhưng hiệu quả đầu tư thấp, cơ cấu đầu tư còn chưa hợp lý, quản lý đầu tư còn
nhiều thất thoát, kém hiệu quả, thể hiện qua hệ số ICOR cao5. Nếu so sánh với các
nền kinh tế trong khu vực ở giai đoạn tăng trưởng nhanh thì hệ số ICOR của Việt
Nam cao hơn đáng kể (Bảng 5).

5

Rõ ràng, với tỷ lệ vốn đầu tư/GDP năm 2008 và 2009 tương ứng là 41,3% và 42,8%, nhưng tốc
độ tăng GDP hai năm chỉ đạt 6,18% và 5,32% là chưa tương xứng.
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu

18


Bảng 5. So sánh ICOR của Việt Nam với các nước trong thời kỳ
tăng trưởng nhanh
Nước

Thời kỳ tăng
trưởng nhanh

Tỷ lệ đầu tư
(% GDP)

Tỷ lệ tăng
trưởng (%)

Hệ số ICOR


2001-2005

37,7

7,5

5,16

2006

40,0

8,17

5,00

2007

40,6

8,5

4,76

2008

41,3

6,18


6,66

2009

42,8

5,32

8,0

Trung Quốc

1991-2003

39,1

9,5

4,1

Nhật Bản

1961-1970

32,6

10,2

3,2


Hàn Quốc

1981-1990

29,6

9,2

3,2

Đài Loan (TQ)

1981-1990

21,9

8,0

2,7

Việt Nam

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Sự lệ thuộc nặng vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng chính là lực cản đối
với tăng trưởng và phát triển trong dài hạn. Bởi lẽ, dư địa cho việc khai thác các yếu tố
này ngày càng bị thu hẹp, đến một lúc nào đó khơng thể đủ để đáp ứng yêu cầu phát
triển thì nền kinh tế sẽ sụt giảm tăng trưởng, thậm chí bị tụt dốc. Nguy cơ này là tương
đối rõ đối với nền kinh tế Việt Nam.

2.2. Những yếu kém về các ngành kinh tế
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân nói chung theo GDP và cơ cấu
kinh tế ba khu vực (nông – lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp – xây dựng và dịch
vụ) theo giá trị sản xuất còn chậm và không đều giữa các ngành, các vùng và các địa
phương.
Yếu kém dễ thấy nhất là sự kém năng động của khu vực dịch vụ, với tỷ trọng
dịch vụ trong GDP cịn thấp và có xu hướng giảm dần, không ổn định, dù tiềm năng
rất lớn. Tuy cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ đã có biến đổi theo hướng đa ngành, đa sản
phẩm, nhưng còn nặng về phát triển các ngành truyền thống như: y tế, giáo dục,
quản lý nhà nước, du lịch khách sạn, nhà hàng... Sự phát triển một số ngành dịch vụ
chất lượng cao của nền kinh tế, như: tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, khoa học công
nghệ; tư vấn và các dịch vụ sử dụng trí tuệ, chất xám... cịn chậm. Tỷ trọng dịch vụ
trong cơ cấu sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp...
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu

19


rất nhỏ bé và tăng chậm. Dịch vụ khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa
chưa đáp ứng được u cầu sản xuất hàng hóa.
Trong cơng nghiệp, đóng góp lớn cho GDP chủ yếu là các ngành cơng nghiệp
khai khống, cơng nghiệp chế tác khơng đáng kể, cơng nghiệp phụ trợ kém phát
triển. Nhìn chung, trình độ phát triển cơng nghiệp cịn thấp, năng lực cạnh tranh yếu,
cơng nghệ tiên tiến rất ít, với quy mơ cịn rất nhỏ.
Nền nơng nghiệp vẫn cịn phân tán, manh mún, năng suất lao động thấp, ngay
cả những loại nông sản xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, cao su, chè, thủy sản...
chủ yếu vẫn là sản phẩm từ lao động thủ công. Đặc biệt, trong thời gian dài chúng ta
thiếu quan điểm rõ ràng và biện pháp có hiệu quả về phát triển kinh tế nông thôn
(rộng hơn hẳn nông nghiệp), từng bước tái hiện căn bệnh coi nhẹ nông nghiệp, để
nông dân “tự bơi” trong cơ chế thị trường.

2.3. Những yếu kém về các thành phần kinh tế
Cơ cấu thành phần kinh tế đang bộc lộ một số mất cân đối trên nhiều mặt.
Khu vực kinh tế nhà nước tập trung vào những ngành, sản phẩm chủ chốt dẫn tới tập
trung kinh tế và độc quyền kinh doanh với những tác động ngoài ý muốn; hiệu quả
của doanh nghiệp nhà nước nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng chưa cao,
thường thấp hơn mức bình quân chung của các doanh nghiệp. Quá trình cải cách
doanh nghiệp nhà nước diễn ra chậm chạp, hiệu quả kém.
Có sự chia cắt ngay trong nội bộ kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân chính thức
(các doanh nghiệp có đăng ký) tuy có bước phát triển mạnh so với trước đây, nhưng
quy mô của thành phần kinh tế này nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng
vẫn cịn q nhỏ và tốc độ phát triển không cao so với yếu cầu và tiềm năng phát
triển (chưa thể là một động lực phát triển quan trọng của nền kinh tế); hiệu quả kinh
doanh đang giảm dần. Khu vực phi chính quy (hộ kinh doanh cá thể), sản xuất nhỏ,
phân tán và lạc hậu cịn q lớn, và sự chuyển dịch theo hướng “chính quy hóa”
chậm. Khu vực các hợp tác xã cịn lại không đáng kể. Mặc dù vậy, trong những năm
qua chúng ta lại thiếu các chính sách, biện pháp khuyến khích, trợ giúp khu vực tư
nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khu vực này thường chịu thiệt hại
nặng nề nhất do ảnh hưởng của các cú sốc hoặc khủng hoảng kinh tế.
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài gia tăng nhanh trên tất cả các phương
diện. Ngồi những yếu tố tích cực, thì sự gia tăng mạnh mẽ và nhanh chóng của khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài làm gia tăng mức độ phụ thuộc của nền kinh tế nước ta
vào vốn và thị trường bên ngoài, là nhân tố làm gia tăng tính dễ bị tổn thương của nền
kinh tế. Thêm nữa, nếu khu vực có vốn đầu tư nước ngồi gia tăng chủ yếu để tận dụng
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu

20


các lợi thế của nước ta về tài nguyên và lao động rẻ hiện có, thì nó càng kht sâu thêm
những yếu kém có tính cơ cấu hiện hành, khơng giúp ích cho chuyển đổi nền kinh tế

nước ta sang giai đoạn phát triển cao hơn.
2.4. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ kém phát triển
Mặc dù khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách
hàng đầu, tuy nhiên đến nay đây vẫn là hai lĩnh vực có nhiều yếu kém, chưa đáp ứng
được yêu cầu của thực tiễn phát triển đất nước. Nhìn chung, khoa học và cơng nghệ
nước ta cịn yếu so với trình độ chung trong khu vực, khoảng cách với các nước
chưa được rút ngắn. Các hoạt động khoa học và công nghệ chưa thực sự gắn kết hữu
cơ với nhu cầu của các ngành kinh tế - xã hội; giữa khoa học tự nhiên, khoa học kỹ
thuật và khoa học xã hội thiếu sự liên kết chặt chẽ; trình độ cơng nghệ nước ta cịn
thấp so với các nước trong khu vực; tiềm lực khoa học và công nghệ của nước ta
chưa lớn mạnh; đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ của nước ta còn thiếu và bất
hợp lý về cơ cấu ngành, nghề, phân bố lực lượng; cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt
động khoa học và công nghệ yếu kém và lạc hậu…
Về giáo dục và đào tạo, mặc dù được tăng đầu tư tài chính nhưng chất lượng
giáo dục và đào tạo cịn thấp và khơng đồng đều giữa các vùng miền; chương trình
sách giáo khoa và phương pháp giáo dục chậm đổi mới. Nhìn chung, cơ sở vật chất
của các trường học nghèo nàn, thiếu phương tiện thực hành, thiếu giáo viên giỏi.
Khảo sát 25 trường đại học mới được thành lập cho thấy có trường khơng có hoặc
có rất ít giáo sư, phó giáo sư hay tiến sĩ. Các vấn đề của giáo dục và đào tạo không
được giải quyết một cách có hệ thống và tồn diện, trong nhiều trường hợp gặp đâu
làm đó, thí điểm đi rồi thí điểm lại; kết quả là học sinh, sinh viên phải chịu làm vật
thí nghiệm mà khơng biết bao giờ mới có thể được hưởng một nền giáo dục sánh với
các nước khác. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu
cực kéo dài dai dẳng mà không được giải quyết như: bệnh thành tích, dạy thêm học
thêm quá mức, học nhồi nhét, bằng giả, bằng thật học giả,… Giáo dục và đào tạo
yếu kém là nguyên nhân chủ yếu của nhiều yếu kém khác, trong đó thấy rõ là những
yếu kém của nguồn nhân lực.
Việt Nam là nước có lực lượng lao động đông đảo, nhưng số lượng lao động
đã qua đào tạo còn thấp và chất lượng lao động chưa đáp ứng được nhu cầu. Đây là
một trong những nguyên nhân gây cản trở đối với việc tiếp thu, nắm bắt và làm chủ

cơng nghệ hiện đại, góp phần làm chậm q trình đổi mới cơng nghệ của các doanh
nghiệp cũng như của cả nền kinh tế.

CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu

21


2.5. Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN chưa đồng bộ và cịn
khá nhiều méo mó
Việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta cịn
chậm, lúng túng; chưa hình thành có hệ thống lý luận về thể chế kinh tế thị trường
định hướng XHCN; chưa xác định rõ và tạo được sự nhất trí cao về những đặc trưng
của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Hệ thống pháp luật còn chưa đầy đủ,
thiếu đồng bộ, các chính sách liên quan đến đất đai còn nhiều bất cập. Quan hệ sở
hữu, phân phối trong các doanh nghiệp nhà nước chưa được xử lý tốt. Doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế khác trên thực tế có lúc, có nơi cịn bị phân biệt đối xử.
Các yếu tố thị trường, các loại thị trường phát triển chậm, thiếu đồng bộ, góp phần
dẫn đến nhiều bất hợp lý trong phân bổ các nguồn lực, làm giảm hiệu quả sử dụng
các nguồn lực, hạn chế sự đóng góp của các yếu tố sản xuất vào tăng trưởng. Chính
sách phát triển văn hóa, xã hội chậm được đổi mới. Nhiều vấn đề bức xúc về xã hội
và bảo vệ môi trường chưa được giải quyết tốt.
2.6. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp và có xu hướng giảm
sút, mơi trường kinh doanh có dấu hiệu xấu đi
Mặc dù năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam đã có cải thiện, tuy
nhiên vẫn chỉ ở mức trung bình thấp của thế giới, và đáng quan ngại là có xu hướng
giảm sút trong những năm gần đây. Theo Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 2009 – 2010,
do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố ngày 08/9/2009, Việt Nam được xếp ở
vị trí 75 trong 133 nền kinh tế, tụt 5 bậc so với cách đó một năm (mặc dù năm trước
đó cũng bị giảm 2 bậc) (Bảng 6).

Bảng 6. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2007-2009
Tiêu chí

Xếp hạng
2007-2008

2008-2009

2009-2010

68/131

70/134

75/133

Các yếu tố cơ bản

77

79

92

Thể chế

70

71


63

Kết cấu hạ tầng

89

93

94

Ổn định kinh tế vĩ mô

51

70

112

Y tế và giáo dục sơ cấp

88

84

76

Các yếu tố tăng cường hiệu quả

71


73

61

Giáo dục bậc cao và đào tạo

93

98

92

Xếp hạng chung/số nền kinh tế

CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu

22


Hiệu quả của thị trường hàng hóa

72

70

67

Hiệu quả của thị trường lao động

45


47

38

Sự tinh thơng của thị trường tài chính

93

80

82

Sự sẵn sang công nghệ

86

79

73

Quy mô của thị trường

32

40

38

Các yếu tố đổi mới và sành sỏi


76

71

55

Sự tinh thông trong kinh doanh

83

84

70

Sự đổi mới

64

57

44

Nguồn: Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

Theo lý giải của WEF, nguyên nhân chính dẫn đến sự tụt hạng của Việt Nam
là sự ổn định của kinh tế vĩ mơ đã xấu đi đáng kể, tụt từ vị trí 51 xuống vị trí 70 rồi
112. Điều này cho thấy sự đảo ngược khá nhanh, bởi lẽ trong những năm trước đó
yếu tố ổn định kinh tế vĩ mơ của Việt Nam được coi là ưu điểm lớn, nhưng đến nay
lại bị coi là yếu tố chính làm cho năng lực cạnh tranh bị tụt hạng. Bên cạnh đó, kết

cấu hạ tầng, giáo dục trung học trở lên và đào tạo đều được đánh giá kém. Một số
yếu tố liên quan đến kinh doanh của Việt Nam cũng đang có vấn đề như: khả năng
tiếp cận tài chính, thiếu nguồn lao động được đào tạo, lạm phát, chính sách thuế, sự
thiếu ổn định của chính sách...
Trong Báo cáo về Mơi trường Kinh doanh 2010, được Ngân hàng Thế giới
công bố gần như đồng thời với Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu, Việt Nam cũng bị tụt
hai bậc (Bảng 7). Mức tụt lớn nhất là 7 bậc ở hai tiêu chí: thành lập doanh nghiệp
(từ 109 sụt xuống 116) và đóng thuế (từ 140 sụt xuống 147). Ba tiêu chí mà Việt
Nam sụt ba bậc là: sử dụng lao động (từ 100 xuống 103); đăng ký tài sản (từ 37
xuống 40); tiếp cận tín dụng (từ 27 xuống 30). Đáng chú ý là có một số tiêu chí mà
chúng ta ở thứ hạng rất thấp (trên 100) không được cải thiện mà còn tồi đi, như: thủ
tục thanh lý doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ nhà đầu tư, đóng thuế,
lao động…

CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu

23


Bảng 7. Môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2009
Mức độ dễ dàng trong


Xếp hạng kinh
doanh năm 2010

Xếp hạng kinh
doanh năm 2009

Thay đổi thứ

hạng

Kinh doanh

93

91

-2

Khởi sự doanh nghiệp

116

109

-6

Xin giấy phép xây dựng

69

67

-2

Tuyển dụng lao động

103


100

-3

Đăng ký tài sản

40

37

-3

Tiếp cận tín dụng

30

27

-3

Bảo vệ nhà đầu tư

172

171

-1

Đóng thuế


147

140

-7

Ngoại thương

74

73

-1

Thực thi hợp đồng

32

39

+7

Thanh lý doanh nghiệp

127

126

-1


Nguồn: Ngân hàng Thế giới.

Sự sụt giảm năng lực cạnh tranh và xấu đi của môi trường kinh doanh là rất đáng
quan ngại, bởi lẽ nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc thu hút đầu tư cũng như khuyến
khích các doanh nghiệp phát triển một cách có hệ thống.
2.7. Trình độ phát triển kinh tế tri thức thấp
Trình độ phát triển kinh tế tri thức của một quốc gia thể hiện mức độ thuận lợi
của môi trường để quốc gia ấy sử dụng có hiệu quả tri thức phục vụ cho mục tiêu phát
triển kinh tế, được đo lường bằng chỉ số kinh tế tri thức (KEI6). Theo đánh giá của
Ngân hàng Thế giới, năm 2009 KEI của Việt Nam đạt 3,51 điểm, xếp thứ 100 trong số
146 nước được đánh giá, thuộc nhóm trung bình thấp của thế giới (Bảng 8). So với một
số nước trong khu vực, nước ta còn khoảng cách rất lớn, nhất là về thể chế, môi
trường kinh doanh. Trong khối ASEAN nước ta chỉ đứng trên Inđônêsia, Lào,
Campuchia và Myanma.

6

KEI được tính tốn dựa trên trung bình cộng điểm số của 4 cột trụ, gồm: (1) Thể chế kinh tế và
môi trường kinh doanh; (2) Giáo dục – đào tạo và nguồn nhân lực; (3) Hệ thống đổi mới; và (4)
Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).

CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu

24


Bảng 8. Chỉ số phát triển kinh tế tri thức của một số nước và nhóm nước, 2009
Thứ hạng

Nước


Xếp hạng theo nước
1
Đan Mạch
7
Vương quốc Anh
9
Mỹ
12
Đức
18
Đài Loan (TQ)
19
Singapore
20
Nhật Bản
22
Pháp
23
Hồng Kông (TQ)
29
Hàn Quốc
48
Malaysia
63
Thái Lan
81
Trung Quốc
89
Philippin

100
103
128
137
140

Việt Nam
Inđơnêsia
Lào
Campuchia
Myanma

Xếp hạng theo nhóm nước
1
Thu nhập cao
2
Thu nhập TB cao
3
Thu nhập TB thấp
4
Thu nhập thấp

KEI

KI7

Thể chế
kinh tế

Đổi mới


Giáo
dục và
đào tạo

ICT

9,52
9,1
9,02
8,96
8,45
8,44
8,42
8,4
8,32
7,82
6,07
5,52
4,47
4,12
3,51
3,29
1,94
1,56
1,34

9,49
9,06
9,02

8,92
8,79
8,03
8,63
8,64
7,92
8,43
6,06
5,66
4,66
4,03

9,61
9,24
9,04
9,06
7,42
9,68
7,81
7,67
9,54
6
6,11
5,12
3,9
4,37

9,49
9,24
9,47

8,94
9,27
9,58
9,22
8,66
9,04
6,6
6,82
5,76
5,44
3,8

9,78
8,49
8,74
8,36
7,97
5,29
8,67
9,02
5,37
8,09
4,21
5,58
4,2
469

9,21
9,45
8,83

9,47
9,13
9,22
8
8,26
9,33
8,6
7,14
5,64
4,33
3,6

3,74
3,17
2,09
1,54
1,69

2,79
3,66
1,47
1,63
0,31

2,72
3,19
2
2,07
1,3


3,66
3,59
2,25
1,93
3,06

4,85
2,72
2,03
0,62
0,7

8,23
5,66
3,78
2

8,3
5,85
4,04
1,98

8,02
5,08
3,01
2,05

9,02
6,03
4,96

2,52

7,47
5,63
3,32
1,61

8,42
5,89
3,85
1,82

Nguồn: Ngân hàng Thế giới.

Trình độ phát triển kinh tế tri thức thấp sẽ ảnh hưởng đến tính đột phá của quá
trình phát triển, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế tri thức đang phát triển mạnh mẽ
như hiện nay.

7

KI (Chỉ số tri thức) thể hiện năng lực của một quốc gia trong việc sáng tạo, sử dụng và truyền bá tri
thức.

CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu

25


×