Tải bản đầy đủ (.pdf) (372 trang)

Các phương pháp khảo sát hiện trường và thí nghiệm đất trong phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.93 MB, 372 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Võ Phán (Chủ biên)
Hoàng Thế Thao - Đỗ Thanh Hải - Tơ Lê Hương

GIÁO TRÌNH

CÁC PHƯƠNG PHÁP
KHẢO SÁT HIỆN TRƯỜNG VÀ
THÍ NGHIỆM ĐẤT TRONG
PHỊNG

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
TP HỒ CHÍ MINH - 2019


3

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU

7

Chương 1 TIÊU CHUẨN KHẢO SÁT ĐỊA KỸ THUẬT
1.1 Giới thiệu công tác khảo sát địa kỹ thuật
1.2 Các phương pháp khảo sát hiện trường
1.3 Các phương pháp thí nghiệm trong phịng

9
9
18


19

Chương 2 THÍ NGHIỆM XUN TIÊU CHUẨN (SPT)
2.1 Mục đích
2.2 Thiết bị thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn
2.3 Trình tự thí nghiệm xun tiêu chuẩn
2.4 Tính tốn kết quả thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn
2.5 Ứng dụng kết quả thí nghiệm xun tiêu chuẩn

25
25
26
27
28
29

Chương 3 THÍ NGHIỆM XUN TĨNH (CPT)
3.1 Mục đích của thí nghiệm xuyên tĩnh
3.2 Thí nghiệm xun tĩnh
3.3 Thí nghiệm xun tĩnh CPTu (có đo áp lực nước lỗ rỗng)
3.4 Ứng dụng kết quả thí nghiệm xuyên tĩnh CPT và CPTu

37
37
38
41
49

Chương 4 THÍ NGHIỆM BÀN NÉN HIỆN TRƯỜNG
4.1 Mục đích của thí nghiệm bàn nén hiện trường

4.2 Dụng cụ thí nghiệm bàn nén hiện trường
4.3 Trình tự thí nghiệm bàn nén hiện trường
4.4 Tính tốn kết quả thí nghiệm bàn nén hiện trường
4.5 Ứng dụng kết quả thí nghiệm bàn nén hiện trường

83
83
84
86
89
91

Chương 5 THÍ NGHIỆM CẮT CÁNH
5.1 Mục đích thí nghiệm cắt cánh
5.2 Thiết bị thí nghiệm cắt cánh
5.3 Trình tự thí nghiệm cắt cánh
5.4 Tính tốn kết quả thí nghiệm cắt cánh
5.5 Ứng dụng kết quả thí nghiệm cắt cánh

100
100
101
103
105
109


4

Chương 6 THÍ NGHIỆM NÉN NGANG HỐ KHOAN

6.1 Mục đích của thí nghiệm nén ngang
6.2 Thiết bị của thí nghiệm nén ngang
6.3 Trình tự của thí nghiệm nén ngang
6.4 Tính tốn của thí nghiệm nén ngang
6.5 Ứng dụng của thí nghiệm nén ngang

112
112
114
116
117
119

Chương 7 THÍ NGHIỆM ĐO VẬN TỐC SĨNG TRONG NỀN ĐẤT
7.1 Mục đích của thí nghiệm đo vận tốc sóng trong nền đất
7.2 Thiết bị thí nghiệm đo vận tốc sóng trong nền đất
7.3 Trình tự thí nghiệm đo vận tốc sóng trong nền đất
7.4 Tính tốn kết quả thí nghiệm đo vận tốc sóng trong nền đất
7.5 Ứng dụng kết quả thí nghiệm đo vận tốc sóng trong nền đất

132
132
134
136
138
138

Chương 8 CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG NỀN
8.1 Thí nghiệm xác định độ đầm chặt của nền san lấp
8.2 Đo modun đàn hồi tại hiện trường bằng cần đo vịng Benkelman

8.3 Thí nghiệm xác định chỉ số CBR
8.4 Thí nghiệm đầm chặt đất

143
143
148
151
154

Chương 9 THÍ NGHIỆM CÁC CHỈ TIÊU VẬT LÝ
9.1 Thí nghiệm xác định dung trọng ẩm
9.2 Thí nghiệm xác định độ ẩm
9.3 Thí nghiệm xác định tỉ trọng hạt của đất
9.4 Thí nghiệm xác định thành phần hạt
9.5 Thí nghiệm xác định giới hạn dẻo và giới hạn chảy

161
163
165
168
173
191

Chương 10 THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU CƠ HỌC
10.1 Thí nghiệm cắt trực tiếp
10.2 Tổng quan về thí nghiệm nén ba trục
10.3 Thí nghiệm theo sơ đồ Khơng cố kết - Khơng thốt nước (UU)
10.4 Thí nghiệm theo sơ đồ Cố kết - Khơng thốt nước (CU)
10.5 Thí nghiệm theo sơ đồ Cố kết - Thốt nước (CD)
10.6 Nhận xét về thí nghiệm nén ba trục

10.7 Một số ví dụ tính tốn đối với thí nghiệm nén ba trục
10.8 Thí nghiệm nén cố kết

202
202
209
225
235
256
266
270
285


5

Chương 11 ỨNG DỤNG MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ LÝ
CỦA ĐẤT TỪ KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM TRONG
PHỊNG VÀ HIỆN TRƯỜNG ĐỂ TÍNH
TỐN BÀI TỐN HỐ ĐÀO SÂU
11.1 Các thơng số cơ bản trong các mơ hình
11.2 Các mơ hình trong plaxis để mơ phỏng bài tốn
hố đào thi cơng hố đào sâu
11.3 Ứng xử drained & undrained trong mơ hình plaxis

298
298
303
313


11.4 Ví dụ tính tốn trên phần mềm plaxis cho biện pháp
thi công tầng hầm

315

TÀI LIỆU THAM KHẢO

358


7

LỜI NĨI ĐẦU
Giáo trình “CÁC PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT HIỆN TRƯỜNG
VÀ THÍ NGHIỆM ĐẤT TRONG PHỊNG” được biên soạn làm giáo trình
sử dụng cho sinh viên, học viên cao học các ngành xây dựng và cán bộ làm
công tác địa kỹ thuật.
Giáo trình giúp cho các sinh viên, học viên cao học có kiến thức về
các phương pháp khảo sát địa kỹ thuật tại hiện trường như: thí nghiệm
xuyên tiêu chuẩn, thí nghiệm xuyên tĩnh, thí nghiệm cắt cánh, thí nghiệm
nén ngang, thí nghiệm bàn nén hiện trường, thí nghiệm đo vận tốc song
trong nền đất, thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ - lý của đất trong phòng
bằng các thiết bị hiện đại, nắm vững các phương pháp thí nghiệm hiện
trường và ứng dụng các kết quả này trong việc thiết kế nền - móng, đặc biệt
là trong việc thiết kế móng nơng và móng cọc… cũng như khảo sát các
thông số của đất để nhập vào các phần mềm tính tốn thơng dụng hiện nay
là Plaxis.
Trong lần xuất bản này, bên cạnh sự góp mặt của thành viên mới
trong tập thể tác giả, tài liệu còn cập nhật thêm các kiến thức về phương
pháp tính tốn theo TCVN 9362:2012 và TCVN 10304:2014, thí nghiệm nén

ba trục và một số ví dụ tính tốn trên phần mềm Plaxis.
Giáo trình biên soạn vẫn cịn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và học viên.
Mọi ý kiến đóng góp xin liên hệ địa chỉ: Bộ mơn Địa cơ Nền
móng, Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường Đại học Bách khoa - Đại học
Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 268 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10,
TP Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 028 38 636 822
Chủ biên
PGS.TS Võ Phán


CHƯƠNG 1

9

1

Chương

TIÊU CHUẨN KHẢO SÁT ĐỊA KỸ THUẬT
(TCVN 9363:2012)
1.1 GIỚI THIỆU CƠNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA KỸ THUẬT
Vị trí các cơng trình thăm dị trước tiên phải được bố trí trên mặt bằng
hoặc theo các tuyến. Các yếu tố của việc bố trí các điểm thăm dị bao gồm:
- Vị trí các cơng trình thăm dị trong khơng gian (tức là tọa độ và cao
độ các điểm thăm dò);
- Khoảng cách giữa các điểm thăm dò (độ dày của lưới thăm dò);
- Độ sâu khảo sát 
Mặt bằng thăm dò phải được bố trí hợp lý, đảm bảo giải quyết những

nhiệm vụ đặt ra với khối lượng công tác và chi phí nhỏ nhất có thể.
Ở giai đoạn khảo sát sơ bộ, căn cứ vào địa hình (thể hiện các đặc
điểm địa mạo) để quyết định vị trí các cơng trình thăm dị. Từ đó có thể
nghiên cứu được các cấu trúc địa chất đặc trưng cho từng yếu tố địa hình.
Sau khi đã nắm được các đặc điểm cấu trúc địa chất của vùng, biết
được sự phân bố của các lớp đất, nước dưới đất, của một số hiện tượng địa
chất đặc trưng, thì mức độ khơng đồng nhất của các điều kiện địa chất cơng
trình là yếu tố quyết định khối lượng thăm dò.
- Ở khu vực mà điều kiện địa chất cơng trình phức tạp, địa hình bị
phân cắt mạnh, các hiện tượng tích tụ và xói mịn diễn ra mạnh mẽ
thì cơng tác khoan, đào với lưới thăm dị đan dày;
- Ở khu vực có điều kiện địa chất đơn giản, địa hình tương đối bằng
phẳng, số lượng các cơng trình thăm dị sẽ nhỏ hơn.
Ở giai đoạn khảo sát chi tiết, khi công tác thăm dị được thực hiện cho
một cơng trình cụ thể trong phạm vi hạn chế, cần nghiên cứu đến thành
phần, trạng thái vật lý và các chỉ tiêu cơ học của các lớp đất đá theo diện
tích phân bố và độ sâu. Để tiến hành chọn lựa phương án móng, phương án
thi cơng cơng trình cần xác định các chỉ tiêu tiêu chuẩn và tính tốn của các
lớp đất đá.


10

TIÊU CHUẨN KHẢO SÁT ĐỊA KỸ THUẬT

Việc chọn lựa vị trí bố trí các cơng trình xây dựng ở đây căn cứ vào
điều kiện địa chất cơng trình trong giai đoạn khảo sát sơ bộ. Ngoài ra, tùy
thuộc vào từng loại hình cơng trình xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng cho từng
ngành cũng quy định khối lượng và trình tự công tác khảo sát cụ thể. Trong
tài liệu này, chủ yếu trình bày các đặc điểm khảo sát cho các loại cơng trình

đặc trưng có thể gặp trong khảo sát kỹ thuật thực tế.
1.1.1 Cơng trình xây dựng dân dụng và công nghiệp
Khi bắt đầu nghiên cứu chi tiết, khu vực xây dựng cần có: mặt bằng
khu đất, mặt bằng xây dựng tổng thể, đặc điểm của nhà và công trình
thiết kế.
Việc nghiên cứu điều kiện địa chất cơng trình chi tiết cho khu đất xây
dựng đã chọn được tiến hành nhằm luận chứng cho thiết kế kỹ thuật. Các tài
liệu cần nghiên cứu phục vụ cho việc chọn lựa bố cục cơng trình trên khu
đất, chọn kiểu nền thiên nhiên, kiểu móng, độ sâu và kích thước móng. Kết
quả nghiên cứu còn được sử dụng để đánh giá độ ổn định của cơng trình và
ước lượng độ lún có thể xảy ra.
1.1.1.1 Bố trí các điểm thăm dị
Vị trí các điểm thăm dị có thể bố trí theo trục móng, theo chu vi của
cơng trình hoặc bố trí theo mạng lưới đối với các cơng trình có diện tích lớn.
Trong trường hợp gặp chướng ngại thì vị trí các hố khoan hoặc hố xuyên bố
trí cách vị trí đặt móng tối đa là 5m.
Trong một cơng trình, ít nhất phải có ba hố khoan hoặc xun theo
hình tam giác thì mới có thể xác định được chính xác mặt phân lớp đất đá.
Trong trường hợp cơng trình nhỏ, ở những khu vực đã được khảo sát kỹ từ
trước đôi khi chỉ cần 1 - 2 hố khoan khảo sát.
Đối với cáccơng trình XD DDCN, vị trí khảo sát địa kỹ thuật là
những nơi chịu tác dụng của tải trọng lớn, chẳng hạn ở vị trí các chân cột
giữa cơng trình, vị trí các chân cột đỡ cầu thang, nhưng vị trí hố khoan
khơng được nằm ở trọng tâm móng mà vị trí khảo sát chỉ được cách tâm
móng nhỏ hơn 5m.
1.1.1.2 Chiều sâu các điểm thăm dò
Cơ sở chọn chiều sâu các điểm thăm dò theo hai yếu tố:
- Chọn quá nông không đủ số liệu thiết kế;
- Chọn quá sâu không kinh tế.



CHƯƠNG 1

11

Chiều sâu các cơng trình thăm dị được xác định phụ thuộc vào
phạm vi ảnh hưởng của cơng trình lên nền và môi trường địa chất xung
quanh. Chiều sâu khảo sát phải bằng hoặc lớn hơn phạm vi ảnh hưởng
của vùng nền.
Để thuận tiện cho việc ước lượng độ sâu khảo sát căn cứ vào tải trọng
của cơng trình, xét trường hợp phân bố ứng suất của một móng băng đơn
giản như sau: một móng băng có bề rộng là b, với tải trọng cơng trình lên
đáy móng là p thì ở độ sâu 6b, ứng suất do tải trọng ngồi xấp xỉ 0,1p (Hình
1.1). Do đó, trong trường hợp dự định thiết kế móng nơng cho các cơng
trình, có thể ước lượng được độ sâu khảo sát căn cứ vào bề rộng móng dự
kiến. Thơng thường, nên nghiên cứu mặt cắt địa chất tới độ sâu lớn hơn ít
nhiều so với phạm vi vùng ảnh hưởng.

Hình 1.1 Phân bố ứng suất do tải trọng ngồi
đối với móng nơng và móng sâu
Độ sâu ảnh hưởng của tải trọng cơng trình được xác định căn cứ theo
điều kiện:
zp =(0,10,2)bt
(1.1)
Ở đây:
bt - ứng suất do trọng lượng bản thân của đất đá
zp - ứng suất theo phương đứng do tải trọng ngồi của cơng trình.


12


TIÊU CHUẨN KHẢO SÁT ĐỊA KỸ THUẬT

Lưu ý rằng nếu xét cả độ sâu đặt móng thì phạm vi khảo sát cần phải
thêm giá trị độ sâu đặt móng này. Nếu móng dự định đặt sâu 2m thì chiều
sâu khảo sát cần cộng thêm 2m.
Trong trường hợp cơng trình có tải trọng lớn, dự định sử dụng biện
pháp móng cọc, đáy móng quy ước kể từ mũi cọc và phạm vi ảnh hưởng sẽ
được tính từ độ sâu mũi cọc trở đi (Hình 1.1). Tránh trường hợp khảo sát
khơng đến độ sâu cần thiết, khi thiết kế móng cọc khơng đủ dữ kiện dùng
cho tính tốn.
Khi cơng trình nằm ở khu vực phân bố đất có thành phần, trạng thái và
tính chất đặc biệt (bùn, cát chảy, đất lún ướt, đất đỏ bazan) thì các cơng trình
thăm dị phải được khoan (xuyên) qua hết chiều dày của những lớp đó.
Trong trường hợp lớp đất này có chiều dày quá lớn thì phải khảo sát đến độ
sâu mà sự có mặt của của những loại đất đặc biệt cũng không gây ảnh
hưởng đến sự ổn định của cơng trình xây dựng.
1.1.1.3 Khối lượng các điểm thăm dị
Tùy vào loại cơng trình, phương án móng và tính chất phức tạp của
địa chất tại khu vực xây dựng mà khối lượng các điểm thăm dị sẽ được bố
trí. Nhìn chung, việc chọn khối lượng các điểm thăm dò thường được dựa
theo Tiêu chuẩn Xây dựng.
Ví dụ, theo TCVN9363: 2012 TIÊU CHUẨN KHẢO SÁT CHO XÂY
DỰNG - KHẢO SÁT ÐỊA KỸ THUẬT CHO NHÀ CAO TẦNG, khối
lượng công tác khảo sát sẽ dựa vào Bảng 1.1.
Với độ phức tạp của địa tầng được chia thành ba cấp, có thể trình bày
ngắn gọn như sau hoặc theo Bảng 1.2:
Cấp I

: Tầng đất có một lớp nằm ngang hoặc hơi nghiêng (i<0,05);


Cấp II : Tầng đất có một lớp hay nhiều lớp, ranh giới các lớp tương

đối ổn định, nghiêng (i0,1);
Cấp III : Tầng đất có nhiều lớp khác nhau về thành phần và không

đồng nhất về tính chất, ranh giới các lớp đất khơng ổn định
độnghiêng (i>0,1).


CHƯƠNG 1

13

Bảng 1.1 Khối lượng công tác khảo sát yêu cầu, phục vụ
cho việc thiết kế và thi cơng móng cọc
Thành phần Khối lượng công tác khảo sát địa kỹ thuật phụ thuộc vào mức
công tác khảo
độ phức tạp và điều kiện địa chất cơng trình áp dụng cho
móng cọc
Đặc điểm nhà sát địa kỹ thuật
và cơng trình phụ thuộc vào
thiết kế
đặc điểm của
Cấp I
Cấp II
Cấp III
nhà và cơng
trình thiết kế
(1)


(2)

Nhà ở dưới 9
Khoan
tầng, kể cả tải
trọng của
tường truyền
lên móng
Thí nghiệm đất
khơng q
trong phịng
50T/m và các
cơng trình
cơng nghiệp
Xun tĩnh
có tải trọng
truyền lên cột
khung khơng
q 300T, khi
xây dựng hàng
Thí nghiệm cọc
loạt.
chuẩn

Nhà ở dưới
16 tầng kể cả
tải trọng của
Khoan
tường lên

móng khơng
q 300T/m
và các cơng
Thí nghiệm đất
trình cơng
trong phịng
nghiệp với
tải trọng
truyền lên
cột khung
khơng quá
Xuyên tĩnh
2000T.

(3)

(4)

Theo lưới
Theo lưới 7070m, nhưng 5050m, nhưng
mỗi nhà (công trình) phải mỗi nhà (CT)
có ít nhất 1 lỗ khoan.
phải có ít nhất 2
lỗ khoan.

(5)
Theo lưới
3030m, nhưng
mỗi nhà (CT)
phải có ít nhất 2

lỗ khoan.

Trong một đơn ngun địa
chất cơng trình, mỗi chỉ
tiêu phải có ít nhất 6 giá trị.
Theo lưới
Theo lưới 3535m, nhưng 2525m, nhưng
mỗi nhà (cơng trình) phải mỗi nhà (cơng
có ít nhất 2 điểm.
trình) phải có ít
nhất 3 điểm.

Theo lưới
1515m, nhưng
mỗi nhà (cơng
trình) phải có ít
nhất 5 điểm.

Trong phạm vi một đơn
ngun địa chất cơng trình
ở mỗi độ sâu cụ thể phải
có ít nhất 3 thí nghiệm.
Theo lưới
Theo lưới 5050m, nhưng 4040m, nhưng
mỗi nhà (cơng trình) phải mỗi nhà (CT)
có ít nhất 2 lỗ khoan.
phải có ít nhất 3
lỗ khoan.

Theo lưới

3030m, nhưng
mỗi nhà (CT)
phải có ít nhất 4
lỗ khoan.

Trong một đơn ngun địa
chất cơng trình, mỗi chỉ
tiêu phải có ít nhất 6 giá trị.
Theo lưới
Theo lưới 2525m, nhưng 2020m, nhưng
mỗi nhà (cơng trình) phải mỗi nhà (cơng
có ít nhất 5 điểm.
trình) phải có ít
nhất 7 điểm.

Theo lưới
1515m, nhưng
mỗi nhà (cơng
trình) phải có ít
nhất 10 điểm.


14

TIÊU CHUẨN KHẢO SÁT ĐỊA KỸ THUẬT

Thành phần Khối lượng công tác khảo sát địa kỹ thuật phụ thuộc vào mức
công tác khảo
độ phức tạp và điều kiện địa chất cơng trình áp dụng cho
Đặc điểm nhà sát địa kỹ thuật

móng cọc
và cơng trình phụ thuộc vào
thiết kế
đặc điểm của
Cấp I
Cấp II
Cấp III
nhà và cơng
trình thiết kế
(1)

(2)

(3)

Thí nghiệm
nén ngang

Trong phạm vi một đơn
ngun địa chất cơng trình
phải có ít nhất 6 thí nghiệm.

(4)

(5)

Thí nghiệm cọc Trong phạm vi một đơn
nguyên địa chất cơng trình
chuẩn
ở mỗi độ sâu cụ thể phải có

Thí nghiệm cọc ít nhất ít nhất 3 thí nghiệm
tại hiện trường cọc chuẩn và 1 thí nghiệm
cọc tại hiện trường

Khoan

Nhà và cơng
trình q cao
(nhà 16-28
tầng, kho
chứa, ống
khói, lị
luyện), cơng
trình công
nghiệp với tải
trọng truyền
lên cột khung
lớn hơn
2000T.

Theo lưới
Theo lưới 4040m, nhưng 3030m, nhưng
mỗi nhà (CT) phải có ít mỗi nhà (cơng
nhất 3 lỗ khoan
trình) phải có ít
nhất 4 lỗ khoan

Theo lưới
2020m, nhưng
mỗi nhà (cơng

trình) phải có ít
nhất 5 lỗ khoan

Trong một đơn ngun địa
Thí nghiệm đất
chất cơng trình, mỗi chỉ tiêu
trong phịng
phải có ít nhất 6 giá trị.

Xun tĩnh

Theo lưới
Theo lưới 2020m, nhưng 1515m, nhưng
mỗi nhà (cơng trình) phải mỗi nhà (cơng
có ít nhất 6 điểm.
trình) phải có ít
nhất 8 điểm.

Thí nghiệm
nén ngang

Trong phạm vi một đơn
ngun địa chất cơng trình
phải có ít nhất 6 thí nghiệm.

Thí nghiệm
nén ngang tải
trọng tĩnh

Trong phạm vi một đơn

ngun địa chất cơng trình
ở mỗi độ sâu cụ thể phải
có ít nhất 2 thí nghiệm,
Thí nghiệm cọc nhưng giá trị thu được
tại hiện trường không được chênh lệch
q 30% giá trị.

Theo lưới
1010m, nhưng
mỗi nhà (cơng
trình) phải có ít
nhất 10 điểm.


CHƯƠNG 1

15

1.1.2 Cơng trình đường
1.1.2.1 Bố trí và khối lượng các điểm thăm dị
Đối với cơng trình đường, số lượng điểm thăm dò phải đủ để lập các
mặt cắt dọc và ngang theo tuyến đường. Khảo sát địa chất tập trung vào
những nơi có vệt bánh xe đi qua. Khoảng cách giữa các cơng trình thăm dị
dọc theo tuyến thay đổi trung bình từ 200 - 500m tùy theo mức độ phức tạp
của điều kiện địa chất cơng trình, cịn trên mặt cắt ngang từ 75 - 100m, tuân
theo các Tiêu chuẩn ngành của Bộ Giao thông Vận tải.
Bảng 1.2 Loại, chiều sâu và điều kiện sử dụng các công trình thăm dị
Loại cơng trình
thăm dị


Chiều sâu lớn nhất
(m)

Điều kiện sử dụng

Rãnh thăm dò

0.6

Để nghiên cứu đất đá khi chiều dày của
lớp phủ khơng q 0,5m.

Cơng trình dọn
sạch đất đá

1.5

Để nghiên cứu lớp đất đá ở những sườn
dốc, khi chiều dày của lớp phủ khơng q
1,0m.

Hào thăm dị

2.0

Để nghiên cứu lớp đất đá nằm nghiêng,
gốc dốc lớn, khi chiều dày của lớp phủ
không quá 1,5m.

Hố đào, giếng

nông

Nhỏ hơn 20

Để nghiên cứu lớp đất đá nằm ngang, độ
nghiêng, hoặc để thí nghiệm địa chất thủy
văn, địa chất cơng trình.

Giếng thăm dị

Xác định cụ thể trong
phương án kỹ thuật và
thường lớn hơn 20

Ởnhững nơi có điều kiện địa chất cơng
trình phức tạp.

Hầm thăm dị

Như trên

Cơng trình có tầm quan trọng đặc biệt rất
cần thiết, thường ở vùng sườn núi.

Hố khoan

Như trên

Không thuộc các điều kiện trên


1.1.2.2 Chiều sâu các điểm thăm dò
Độ sâu của hố thăm dị bình qn từ 5 - 10m. Ở những đoạn đường
đào, nơi địa hình cao và có các lớp đá cứng nằm dưới lớp đất của vỏ phong
hóa, thì thăm dị tới đá gốc. Ở những đoạn qua khu vực đất yếu thì cần phải
xác định bề dày của lớp đất yếu.
Độ sâu ảnh hưởng của tải trọng cơng trình có thể xác định theo điều
kiện:
zp = 0,15.bt

(1.2)


16

TIÊU CHUẨN
CHU
KHẢO SÁT ĐỊA KỸ THUẬT

Hình 1.2 Phân bốố ứng suất do tải trọng ngoài
ngo và bản thân
đối với nền đư
ường
Kèm theo nền đường là hàng loạt
ạt các cơng trình
tr
và thiết bị khác đảm
bảo điều kiện làm việc ổn định vàà lâu dài như là: cơng trình
tr
dẫn nước, thốt
nước, chắn giữ, chống trượt,

ợt, chống đá đổ, xói mịn,…Khi
m
tiến hành điều tra
chi tiết, cần cung cấp các tài liệu
ệu địa chất cơng trình
tr
để thiết kế và đánh giá
điều kiện thi cơng các cơng trình đó.
Trên suốt chiều dài của tuyến đường
ờng có nhiều đoạn giống nhau, có
cùng kiểu mặt cắt ngang, nên kết cấu nền đư
ường và cơng trình vệ tinh tương
tự nhau. Trên những
ững đoạn có điều kiện địa chất cơng trình
tr
phức tạp, việc
thiết kế sẽ được tiến hành theo các mặt
ặt cắt ngang riêng
ri
biệt. Việc khảo sát
phải bảo đảm cung cấp
ấp đầy đủ các dữ kiện cho từng loại mặt cắt ngang riêng
ri
biệt trên từng đoạn. Như vậy, trên những
ững đoạn có đặc điểm địa hình
h
và cấu
tạo địa chất riêng biệt,
ệt, nhất thiết phải bố trí những điểm thăm dị
d để có thể

thiết lập được các mặt cắt ngang điển hình.
1.1.3 Cơng trình cầu, đường vào cầu
Mặc dù trong phạm vi hẹp nhưng vịị trí của mố và
v trụ cầu thường trong
điều kiện địa mạo và địa
ịa chất phức tạp, khác nhau và
v phụ thuộc vào cấu tạo
của thung lũng sông mà cầu
ầu cắt qua. Nếu là
l cầu cạn, đường dẫn vào cầu
thấp, trụ và mốố chịu tác dụng chủ yếu của tải trọng thẳng đứng. Cầu cao
thường được
ợc xây dựng ở khu vực có mực nước
n
vào mùa lũ lớn hoặc nơi cần
thông gầm cho tàu thuyền qua lại, đường
ờng đắp vào
v cầu sẽ cao, ngoài tải trọng
đứng, mố còn phải
ải chịu cả áp lực ngang do đất đắp. Trong trường hợp này,


CHƯƠNG 1

17

mố đóng vai trị tương tự như tường chắn, độ ổn định khơng chỉ quyết định
bởi tính biến dạng mà còn do sức chống cắt của đất nền và đất đắp.
Trong đa số các trường hợp ở nước ta, móng dành cho cầu là móng sâu
(móng cọc) nên phạm vi khảo sát thường lớn. Độ sâu khảo sát phải đủ để

cung cấp các giá trị đặc trưng cơ lý của đất nền trong phạm vi ảnh hưởng của
vùng đất dưới mũi cọc. Độ sâu khảo sát có thể căn cứ vào điều kiện (1.1).
Vị trí các cơng trình thăm dị được bố trí theo trục tuyến, tại các vị trí
mố, trụ. Ngồi ra, cần bố trí các điểm thăm dị để có thể xác lập được các mặt
cắt ngang theo hướng tim của mỗi mố, trụ. Nơi có đường vào cầu là nền đắp
hoặc đào thì cần thiết phải bố trí các cơng trình thăm dị ở mặt sau của mố, tức
là phải nghiên cứu điều kiện địa chất cơng trình cho thiết kế đường vào cầu.
Độ sâu của mỗi hố khoan thăm dò phụ thuộc vào vùng ảnh hưởng của
từng mố, trụ. Trung bình khoảng 30 - 50m ở khu vực có nhiều đất yếu như
một phần của TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sơng Cửu Long, khoảng 25 30m ở Tây Nguyên và đa số các tỉnh miền Trung. Các cơng trình thăm dị
phải qua hết các lớp trầm tích hiện đại (Holocene) và đi sâu vào các hệ trầm
tích bền chặt như sét cứng - nửa cứng, cát chặt của Kỷ Đệ Tứ sớm
(Pleistocene) hoặc vào đá gốc cứng, nửa cứng tới 5m.
1.1.4 Cơng trình thủy lợi: đê, đập
Tải trọng truyền xuống nền của các cơng trình đập phụ thuộc vào
chiều cao của chúng, thường tải trọng này rất lớn. Vì khu vực chọn lựa vị trí
đập có liên quan đến các hồ chứa mà bờ bao là đồi núi tự nhiên, nên vị trí
đập là nơi dịng sơng đi qua thung lũng hẹp, đất nền thường là đá cứng và
nửa cứng. Các vị trí này thường nằm trên hoặc lân cận các đứt gãy kiến tạo
và đới phá hủy.
Sự phân bố ứng suất trong các lớp trầm tích trẻ và cổ, nơi địa hình
tương đối bằng phẳng, thường khác so với trong các lớp đá cứng kết tinh.
Trong các lớp trầm tích, áp lực thẳng đứng do trọng lượng bản thân tăng
tuyến tính theo độ sâu (bt = .z). Do đó, có thể xác định được các giá trị
ứng suất do trọng lượng bản thân nhờ các chỉ tiêu về trạng thái vật lý và một
số tính chất khác của đất đá.
Trong đá cứng kết tinh, ứng suất theo phương ngang có khi lớn hơn
các giá trị áp lực ước lượng và càng lớn hơn ở khu vực có hoạt động địa
chất kiến tạo cao. Khi các hố khoan thăm dị bóc lộ ra các lớp đá, ứng suất
dư theo phương ngang có thể gây ra các áp lực địa tầng đột ngột, mạnh mẽ.

Khi bóc các lớp mặt hoặc xói mịn làm giảm tải, đất đá giảm độ chặt, tạo các
khe nứt nẻ và gây mất nước dưới nền cơng trình.


18

TIÊU CHUẨN
CHU
KHẢO SÁT ĐỊA KỸ THUẬT

Vị trí các điểm thăm dị trong phạm
ạm vi cơng trình
tr
được bố trí đủ dày để
làm rõ các đới phá hủy,
ủy, các vết nứt kiến tạo và
v đạt đến độ sâu ảnh hưởng
của tải trọng cơng trình. Trong một số trường
ờng hợp, có thể khảo sát đến độ
sâu ảnh hưởng quy ước theo điều kiện sau:
zp=0,5bt

(1.3)

Chiều dày của
ủa các lớp bồi tích ở khu vực thung lũng sơng có thể dao
động trong phạm vi rộng, từ vài mét đến vài
ài chục
ch mét, do sự có mặt của các
đứt gãy. Kích thước

ớc của các lớp trầm tích bở rời và
v vết nứt địa chất được
nghiên cứu và thểể hiện cụ thể theo không gian để phục vụ cho công tác gia
cố nền hoặc chống thấm cho nền cơng trình.
ình.
Các kênh dẫn
ẫn có thể bố trí các vị trí thăm dị
d như các cơng trình
tuyến (xem Bảng 1.2). Trong trường
ờng hợp này,
n
việc thí nghiệm xác định
khả năng thấm nước là vấn
ấn đề quan trọng trong việc đánh giá khả năng
mất nước hay bổ sung nước của tuyến kênh
ênh dẫn,
d
thí nghiệm đổ nước hố
đào thường được sử dụng.

Hình 1.3 Phân bốố ứng suất do tải trọng ngoài
ngo và bản thân
đối với nền đê,
ê, đập
đ

1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT HIỆN
HI
TRƯỜNG
Một số phương pháp khảo

ảo sát tại hiện trường
tr
phổ biến hiện nay,
thường được sử dụng cho các cơng trình khảo
ảo sát địa chất cơng trình.
tr
- Hố đào và lấy mẫu thí nghiệm;
- Khoan tay, khoan máy và lấy
ấy mẫu thí nghiệm;
- Xuyên tĩnh
ĩnh Cone Penetration Test (CPT);
(CPT)


CHƯƠNG 1

19

- Xuyên tiêu chuẩn Standard Penetration Test (SPT);
- Nén ngang Borehole Shear Test (BST);
- Cắt cánhField Vane Shear Test (VST).
Nếu gặp nền đá ngoài việc khoan gắn mũi kim cương có thể dùng
phương pháp thăm dị địa vật lý.
1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM TRONG PHỊNG
1.3.1 Thống kê địa chất các đặc trưng từ thí nghiệm trong phịng
- Tìm giá trị có tính đại diện nhất cho lớp đất;
- Loại bỏ các sai số thơ trong q trình thí nghiệm;
- Xác định các chỉ tiêu tính tốn (trị tính toán) và trị tiêu chuẩn của
các đại lượng.
1.3.2 Các chỉ tiêu cần thống kê: các chỉ tiêu được xác định trực tiếp từ

thí nghiệm
-

Thành phần hạt:
Độ ẩm:
Dung trọng:
Tỉ trọng:
Giới hạn Atterberg:
Sức kháng cắt:
Thí nghiệm nén lún:

TCVN 4198:2014
TCVN 4196:2012
TCVN 4202:2012
TCVN 4195:2012
TCVN 4197:2012
TCVN 4199:2012
TCVN 4200:2012

Đối với các chỉ tiêu còn lại, ta có thể tính tốn bằng các cơng thức
quy đổi.
1.3.3 Trình tự thống kê
Việc thống kê số liệu địa chất công trình được trình bày trong TCVN
9362:2012 – Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và cơng trình.
1.3.3.1 Các chỉ tiêu vật lý và trạng thái
Bước 1:Tập hợp số liệu của chỉ tiêu cần thống kê ở cùng một lớp
đấtđối với tất cả các hố khoan.
Bước 2:Tính giá trị trung bình của chỉ tiêu cần thống kê



20

TIÊU CHUẨN KHẢO SÁT ĐỊA KỸ THUẬT

n

 Ai
A tb 

i 1

(1.4)

n

Với n là số mẫu thí nghiệm
Bước 3:Loại bỏ sai số Aira khỏi tập hợp khi Ai  A tb  .CM
Với  CM là độ lệch toàn phương trung bình tổng hợp, được tính như sau:
CM 

1 n
(A i  A tb ) 2

n  1 i 1

khi n  25

(1.5)

CM 


1 n
(Ai  A tb )2

n i 1

khi n  25

(1.6)

 là tiêu chuẩn thống kê, lấy theo số lượng mẫu thí nghiệm n Tra bảng
Bảng 1.3Trị tiêu chuẩn thống kê  với xác suất  = 0,95
n



n



n



n



6


2,07

17

2,70

28

2,93

39

3,06

7

2,18

18

2,73

29

2,94

40

3,07


8

2,27

19

2,75

30

2,96

41

3,08

9

2,35

20

2,78

31

2,97

42


3,09

10

2,41

21

2,80

32

2,98

43

3,10

11

2,47

22

2,82

33

3,00


44

3,11

12

2,52

23

2,84

34

3,01

45

3,12

13

2,56

24

2,86

35


3,02

46

3,13

14

2,60

25

2,88

36

3,03

47

3,14

15

2,64

26

2,90


37

3,04

48

3,14

16

2,67

27

2,91

38

3,05

49

3,15

Bước 4: Xác định hệ số biến động v:

v


Atb


(1.7)


CHƯƠNG 1

21

Với  là độ lệch tồn phương trung bìnhđược tính như sau:


1 n
 (A i  A tb ) 2
n  1 i 1

(1.8)

n

Các đặc trưng cơ lý của một lớp đất phải có hệ số biến động v đủ nhỏ,
v ≤ [v], với [v] là hệ số biến động cho phép tra Bảng 1.4. Nếu không thỏa
điều kiện trên thì phải chia lại lớp đất.
Bảng 1.4Các giá trị giới hạn của v và 
Hệ số biến thiên v

Chỉ số độ tin cậy 

Khối lượng riêng hạt

0,01


0,004

Khối lượng thể tích

0,05

0,015

Độ ẩm tự nhiên

0,15

0,05

Giới hạn nhão và dẻo

0,15

0,05

Mơ đun biến dạng

0,30

0,10

Cường độ nén một trục

0,10


0,15

Chỉ tiêu sức chống cắt (c, )
dưới một cấp áp lực

0,30

0,10

Tên đặc trưng tính chất của đất

Bước 5:Tính giá trị trung bình của chỉ tiêu cần thống kê (sau khi đã
loại bỏ sai số và phân chia lại các lớp đất)  đây chính là giá trị tiêu chuẩn
của chỉ tiêu.
n

 Ai

A tc  i 1
n

(1.9)

Bước 6: Tính giá trị tính tốn A tt  A tc (1   )
Đối

với , qu:
t 
 

n

Các

(1.10)

đại lượng khác:  =0

Vớit là hệ số phụ thuộc vào xác suất tin cậy  tra Bảng 1.5, theo
giá trị bậc tự do K.


22

TIÊU CHUẨN KHẢO SÁT ĐỊA KỸ THUẬT

Bảng 1.5Bảng tra hệ số t
Số bậc tự do
(n-1) với qu, 
(n-2) với c và 

0,85

0,90

0,95

0,98

0,99


2

1,34

1,89

2,92

4,87

6,96

3

1,25

1,64

2,35

3,45

4,54

4

1,19

1,53


2,13

3,02

3,75

5

1,16

1,48

2,01

2,74

3,36

6

1,13

1,44

1,94

2,63

3,14


7

1,12

1,41

1,90

2,54

3,00

8

1,11

1,40

1,86

2,49

2,90

9

1,10

1,38


1,83

2,44

2,82

10

1,10

1,37

1,81

2,40

2,76

11

1,09

1,36

1,80

2,36

2,72


12

1,08

1,36

1,78

2,33

2,68

13

1,08

1,35

1,77

2,30

2,65

14

1,08

1,34


1,76

2,28

2,62

15

1,07

1,34

1,75

2,27

2,60

16

1,07

1,34

1,75

2,26

2,58


17

1,07

1,33

1,74

2,25

2,57

18

1,07

1,33

1,73

2,24

2,55

19

1,07

1,33


1,73

2,23

2,54

20

1,06

1,32

1,72

2,22

2,53

25

1,06

1,32

1,71

2,19

2,49


30

1,05

1,31

1,70

2,17

2,46

40

1,05

1,30

1,68

2,14

2,42

60

1,05

1,30


1,67

2,12

2,39

Hệ số t ứng với xác suất tin cậy 
bằng

- Khi tính nền theo biến dạng (TTGH2):  = 0,85;
- Khi tính nền theo cường độ (TTGH1):  = 0,95;
- Khi xác định các giá trị tính tốn của các chỉ tiêu c và tan, trị số n
là tổng số lần xác định  và K = n – 2;
- Khi xác định các giá trị tính tốn của các chỉ tiêu , qu,lấy K = n – 1.


CHƯƠNG 1

23

1.3.3.2Các chỉ tiêu cường độ
Bước 1: Thống kê các giá trị  ứng với từng cấp áp lực nén  theo
trình tự như đối với các chỉ tiêu vật lý.
Bước 2: Dùng phương pháp bình phương cực tiểu theo quan hệ tuyến
tính của của lực dính c và góc ma sát trong , ta tính tốn giá trị tiêu chuẩn
của hai đại lượng trên theo công thức:

  tan   c
trong đó:

c tc 

n
n
n

1 n
  i  i2   i  i i 

  i 1 i 1
i 1 i 1


(1.11)

n
n

1 n
 n  i i   i  i 

  i 1
i 1 i 1 

(1.12)

tan tc 
n

với:


 n 
  n      i 
i 1
 i 1 

2

2
i

Bước 3: Tính giá trị tính tốn
ctt  ctc 1  c 
tan tt  tan tc 1  tan  

trong đó:

  t  .

(1.13)


vc  c
c tc

(1.14)

v tan  

c  


 tan 
tan tc

(1.15)

1 n 2
 i
 i 1

(1.16)

n


(1.17)

 tan   


24

TIÊU CHUẨN KHẢO SÁT ĐỊA KỸ THUẬT

1 n
 
(i tan tc  c tc  i )2

n  2 i 1


(1.18)

Dấu () trước đại lượng  được chọn sao cho đảm bảo độ tin cậy là
lớn nhất khi tính nền cơng trình. Ví dụ,khi xác định sức chịu tải của nền đất,
ta chọn các giá trị bé, cịn khi tính áp lực đất chủ động ta chọn lực dính bé
nhất và góc ma sát lớn nhất.


CHƯƠNG 2

25

2

Chương

THÍ NGHIỆM XUN TIÊU CHUẨN (SPT)

2.1MỤC ĐÍCH
Thí nghiệm xun tiêu chuẩn, Standard Penetration Test - SPT, được
phát minh tại Mỹ năm 1902, sau đó được ứng dụng rộng rãi trên tồn thế
giới. Hiện nay, thí nghiệm SPT là thí nghiệm hiện trường được áp dụng
rộng rãi nhất trên thế giới. Vì lực xun là lực động nên thí nghiệm này cịn
được gọi là thí nghiệm xun động.
Thiết bị của thí nghiệm SPT sử dụng để lấy mẫu đất và đếm số búa
đóng, kết quả cho phép đánh giá sơ bộ trạng thái của đất ở hiện trường.
Trị số N của thí nghiệm SPT ban đầu được sử dụng để tính tốn thiết
kế móng sâu. Do thí nghiệm được sử dụng quá rộng rãi, Terzaghi và Peck
đã tập hợp, thống kê phân tích các giá trị thí nghiệm và lập phương pháp
thiết kế móng nơng.

Bảng 2.1Ưu và khuyết điểm của thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT
Ưu điểm

Nhược điểm

Thu nhận được cả mẫu đất và số búa N

Thu được mẫu xáo trộn, chỉ thích hợp để
nghiên cứu sự hóa lỏng của đất, phục vụ
cho việc nghiên cứu tính chất động của
đất

Thiết bị đơn giản và phổ biến. Thời gian
thực hiện nhanh.

Số đọc N cần hiệu chuẩn vì mất mát năng
lượng nhiều

Thích hợp cho nhiều loại đất như cát chặt,
sỏi sạn, nền cát san lấp và đá mềm…vốn
không phù hợp với các thiết bị xun khác.

Khơng thích hợp cho đất sét chảy và đất
bùn

Có thể xác định sơ bộ tên đất và trạng thái

Độ biến động lớn và khơng chính xác



THÍ NGHIỆM XUYÊN TIÊU CHUẨN (SPT)

26
theo số búa N.

2.2 THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM XUYÊN TIÊU CHUẨN
Thiết bị xuyên SPT khá đơn giản, thường đi kèm với thiết bị khoan
thăm dò, khoan đập hoặc khoan xoay, để tạo lỗ cho thí nghiệm.
2.2.1 Mũi xuyên
Mũi xuyên là một ống mẫu chẻ đôi đường kính ngồi 51mm (2”),
đường kính trong 35mm (1”3/8), chiều dài ống chẻ 610mm. Ống chẻ đôi
dùng để lấy mẫu đất.
Mũi cắt có miệng được vạt bén từ ngồi vào trong theo góc mũi xuyên
giả định là 60o và có đường kính bằng đường kính ống chẻ đơi, chiều dài
mũi cắt là 2550mm. Mũi cắt dùng để giúp cho việc xuyên xuống được dễ
dàng và gắn chặt hai ống chẻ đơi bằng ren, như Hình 2.1.

Hình 2.1Kích thước mũi xun tiêu chuẩn SPT
2.2.2 Búa đóng và đế nện
Búa trong thí nghiệm SPT phải có khối lượng chuẩn là 63,5kg (140 lb)
trượt theo cần dẫn hướng với chiều cao rơi tự do là 760mm (30inch).
Hiện nay, có hai hình thức đóng búa phổ biến là đóng thủ cơng thơng
qua hệ thống tời và rịng rọc và búa tự động, đóng bằng máy.
Có hai kiểu búa phổ biến: búa hở hình trụ có lỗ định tâm và búa kín,
hay cịn gọi là búa an tồn như Hình 2.2.


CHƯƠNG 2

27


Hình 2.2Hai dạng búa đóng: búa hở và búa kín
2.3 TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM XUN TIÊU CHUẨN
Thí nghiệm xun tiêu chuẩn được thực hiện theo TCVN 9351:2012
Đất xây dựng-Phương pháp thí nghiệm hiện trường -Thí nghiệm xuyên tiêu
chuẩn (SPT), ASTM D 1586 hoặc BS 1377-Part 9-3.3.

- Khoan tạo lỗ đến độ sâu cần thí nghiệm, hạ mũi xuyên xuống và lắp
hệ thống cần khoan, đế nện và búa tạ;
- Vạch lên trên cần đóng 3 vạch, mỗi vạch là 15cm (0,5 feet), tổng
chiều sâu đóng là 45cm;
- Đóng mũi xun vào đất bởi búa hình trụ có lỗ định tâm, nặng 63,5
kg trượt theo cần khoan với chiều cao rơi tự do là 760mm;
- Đếm số búa để đưa mũi xuyên vào đất trong từng khoảng 15cm;
- Sau khi mũi xuyên đi hết 45cm thì rút cần khoan lên, gỡ mũi xuyên
ra và gắn mũi khoan vào. Tiếp tục khoan đến độ sâu tiếp theo cần
làm thí nghiệm;
- Khoảng cách giữa các thí nghiệm SPT thơng thường là từ 1,5m3m.
Thí

nghiệm được ngừng lại khi:
- Đóng 50 búa mà mũi xuyên chưa đi vào đất được 1 đoạn 15cm;
- Đóng 100 búa mà mũi xuyên chưa đi vào đất được 1 đoạn 30cm;
- Đóng liên tục 10 búa mà khơng làm cho mũi xuyên đi vào đất
thêm nữa.


28

THÍ NGHIỆM XUN TIÊU CHUẨN (SPT)


Hình 2.3Trình tự thí nghiệm xun tiêu chuẩn SPT bởi
hình thức đóng búa hở theo cách thủ cơng
2.4TÍNH TỐN KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM XUN TIÊU CHUẨN
Bỏ qua số búa đóng của 15cm đầu vì, khi đó, mũi xuyên thường đi
qua vụn đất yếu rơi từ trên xuống hay sự lắng đọng của mùn đáy hố khoan,
nên số liệu khơng chính xác. Số búa đóng của hai đoạn 15cm còn lại,
tức 1 feet, được cộng thành số đọc các cú đập của 30cm, gọi là chỉ số N
của SPT.
Để áp dụng tính tốn nền móng, một số tiêu chuẩn đề nghị sử dụng giá
trị N60, là số nhát đập để mũi xuyên SPT đi được 30cm, đã hiệu chỉnh về
60% năng lượng hữu ích trong thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT. Nguyên
nhân gây ra mất mát năng lượng có thể kể đến như sau:
- Mất mát năng lượng do ma sát giữa búa rơi với trục dẫn hướng, ma
sát giữa dây kéo với ròng rọc;
- Mất mát năng lượng do người thí nghiệm (loại búa kéo bằng dây qua
ròng rọc hoặc loại búa kéo bằng tời). Khi thí nghiệm, người cơng
nhân khơng thể thả hết dây tự do mà phải hơi níu lại để dây khỏi tuột
khỏi tay, hoặc rơi ra khỏi tời kéo;


×