Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt - Trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.58 KB, 24 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHẦN MỞ ĐẦU </b>
<b>1. Lý do lựa chọn đề tài </b>


Trung Quốc là đối tác thương mại song phương lớn nhất của Việt
Nam. Dự báo, đến năm 2020, kim ngạch thương mại song phương Việt
– Trung đạt mức 100 tỷ USD. Tuy nhiên, trong quan hệ thương mại
giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay vẫn tồn tại một số vấn đề, trong
đó đáng quan tâm nhất là vấn đề nhập siêu của Việt Nam.


Hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền Việt – Trung được xác định rõ
ràng trên cơ sở Nghị định thư và các Hiệp định về biên giới và cửa khẩu
Việt – Trung năm 2009, đã mở ra một thời kỳ mới về hợp tác kinh tế –
thương mại và các lĩnh vực khác qua các cửa khẩu biên giới đất liền
Việt – Trung.


Xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung là vấn
đề đang được xã hội quan tâm trong bối cảnh hiện nay. Việc làm rõ lợi
thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu
biên giới Việt – Trung có ý nghĩa đối với các cơ quan quản lý nhà nước
từ trung ương đến địa phương cũng như thương nhân tham gia hoạt
động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.


<i><b>Vì lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Lợi thế cạnh tranh của </b></i>
<i><b>Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt </b></i>
<i><b>– Trung” làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế. </b></i>


<b>2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc </b>
<i><b>2.1. Nghiên cứu trong nước </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>mại biên giới Việt – Trung giai đoạn 2006 – 2014; Bộ Công Thương </i>
<i>(2013), “Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại vùng Trung </i>


<i>du miền núi phía Bắc Bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”; Ủy </i>
ban nhân dân các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang,
<i>Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên (2014), Báo cáo đánh giá tình hình </i>
<i>thương mại biên giới giai đoạn 2006-2014; và các cơng trình khác. </i>
<i><b>2.2. Nghiên cứu ngoài nước </b></i>


<i>Về lợi thế cạnh tranh, Michael E. Porter (1998) có “Lợi thế cạnh </i>
<i>tranh” và “Lợi thế cạnh tranh quốc gia”; và các cơng trình khác. </i>


Về lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa, Alfredo M. Bobillo,
<i>Felix López-Iturriaga và Fernando Tejerina-Gaite (2010), “Đa dạng hóa </i>
<i>quốc tế và thực hiện doanh nghiệp: Lợi thế cạnh tranh nội địa và bên </i>
<i>ngồi”; và các cơng trình khác. </i>


Về thương mại biên giới và xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa
khẩu biên giới đất liền, Hilde A. K. Rosenblad (2009) trong phần 4 của
Sách quản lý tiện ích đã tập trung về Thương mại biên giới; và các cơng
trình khác.


Về xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt –
<i>Trung, Nguyễn Văn Căn (2009), Chiến lược “Hưng biên phú dân” của </i>
<i>Trung Quốc; Chính quyền Nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng </i>
<i>Tây – Trung Quốc (2010), Báo cáo hợp tác kinh tế - thương mại qua </i>
<i>biên giới với Việt Nam; Chính quyền nhân dân tỉnh Vân Nam – Trung </i>
<i>Quốc (2010), Báo cáo hợp tác kinh tế - thương mại qua biên giới với </i>
<i>Việt Nam; và các cơng trình khác. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>3. Mục tiêu nghiên cứu </b>
<i><b>3.1. Mục tiêu chung </b></i>



Mục tiêu nghiên cứu chung của luận án là làm rõ và bổ sung cơ sở
khoa học về lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa
qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung, trên cơ sở đó đề xuất định
hướng, chính sách và giải pháp nhằm khai thác lợi thế xuất khẩu hàng
hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt - Trung sang thị trường Trung Quốc
trong giai đoạn tới.


<i><b>3.2. Mục tiêu cụ thể </b></i>


Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm:


- Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn
về lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên
giới đất liền.


- Phân tích và đánh giá một cách khoa học và toàn diện thực trạng
lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hoá qua các cửa
khẩu biên giới Việt – Trung sang thị trường Trung Quốc.


- Xác định và phân tích các nhân tố chủ yếu tác động đến phát huy
lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa
khẩu biên giới Việt – Trung sang thị trường Trung Quốc.


- Đề xuất các giải pháp chủ yếu phát huy lợi thế cạnh tranh của
Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên
giới Việt – Trung sang thị trường Trung Quốc.


<b>4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu </b>
<i><b>4.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

ương trong mối quan hệ với quản lý thương mại biên giới ở địa phương,
nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp kinh doanh xuất
khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt - Trung.


<i><b>4.2. Phạm vi nghiên cứu </b></i>
<i>a) Về không gian: </i>


- Về cửa khẩu: các loại cửa khẩu biên giới Việt – Trung trên đất
liền theo quy định hiện hành gồm 9 cửa khẩu quốc tế và song phương,
11 cửa khẩu phụ và 7 lối mở biên giới.


- Về tỉnh biên giới Việt – Trung: nghiên cứu 27 cửa khẩu của 6 tỉnh
Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai và Lai Châu.


- Về hoạt động: chủ yếu nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng hóa
qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung và các dịch vụ hỗ trợ thương
mại tại cửa khẩu có liên quan.


- Về thương nhân: các nội dung phân tích và đánh giá chủ yếu tập
trung vào các thương nhân Việt Nam xuất khẩu hàng hóa qua các cửa
khẩu biên giới Việt – Trung sang thị trường Trung Quốc.


- Về hàng hóa: nghiên cứu hàng hóa của Việt Nam và hàng hóa
nước thứ ba xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.


<i>b) Về thời gian: </i>


- Số liệu thứ cấp: được thu thập cho giai đoạn 2006 – 2014 (từ khi
thực hiện Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ
tướng Chính phủ về quản lý hoạt động thương mại biên giới với các


nước có chung biên giới).


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>c) Về so sánh lợi thế cạnh tranh </i>


Để nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu
hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung, tác giả căn cứ vào
hoạt động xuất khẩu hàng hóa vào Trung Quốc qua các cảng biển của
Trung Quốc để so sánh.


<b>5. Phƣơng pháp nghiên cứu </b>


<i><b>5.1. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu </b></i>
5.1.1. Thông tin và số liệu thứ cấp


- Thông qua báo cáo, số liệu thống kê và website của các cơ quan,
tổ chức có liên quan.


- Thông qua bài phát biểu tại các hội nghị, hội thảo trong nước và
quốc tế có liên quan.


- Thơng qua các Điều ước quốc tế song phương và đa phương và
các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.


5.1.2. Thông tin và số liệu sơ cấp


Các phương pháp (công cụ) chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu lợi
thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu
biên giới Việt – Trung bao gồm:


<i>* Quan sát trực tiếp </i>



<i>* Phỏng vấn khơng cấu trúc </i>
<i>* Thảo luận nhóm </i>


<i>* Phỏng vấn bán cấu trúc (Phỏng vấn sâu) </i>
<i>* Phỏng vấn cấu trúc </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

5.1.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin và số liệu


<b>Sơ đồ 0. 1. Quy trình tổng hợp, xử lý thông tin và số liệu </b>
<i><b>5.2. Phương pháp phân tích </b></i>


Sử dụng phương pháp thống kê mơ tả, thống kê so sánh, phân tích
và tổng hợp và phương pháp xác định lợi thế cạnh tranh đã được kiểm
chứng bởi các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trước đây.


<i>- Phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng. </i>
<i>- Phương pháp phân tích và tổng hợp. </i>


<i>- Phương pháp thống kê và so sánh. </i>
<i>- Phương pháp chuyên gia. </i>


<b>6. Các câu hỏi nghiên cứu </b>


- Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua
các cửa khẩu biên giới Việt – Trung là gì?


- Thực trạng lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng
hoá qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung như thế nào?



- Các yếu tố nào ảnh hưởng tới lợi thế cạnh tranh của Việt Nam
trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt - Trung?


- Để phát huy lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu
hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung cần những chính
sách, giải pháp gì và tổ chức thực hiện như thế nào?


Thu thập
Dữ liệu


Xử lý

Trình bày


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>7. Những đóng góp mới của luận án </b>
<i><b>7.1. Về mă</b><b>̣t lý luận </b></i>


- Hệ thống hóa và góp phần bổ sung cơ sở lý luận và kinh nghiệm
thực tiễn về lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa
khẩu biên giới đất liền.


- Vận dụng khung lý thuyết phân tích lợi thế cạnh tranh của M.
Porter, xây dựng mơ hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế
cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền.
<i><b>7.2. Về mặt thực tiễn </b></i>


- So với xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc qua các cảng biển,
xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có lợi thế
cạnh tranh về chi phí thấp và về sự khác biệt.



- Đề xuất các quan điểm và định hướng giải pháp chủ yếu phát huy
lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa
khẩu biên giới Việt – Trung.


<b>8. Kết cấu nội dung luận án </b>


Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và các phụ lục, luận án
được kết cầu thành 3 chương:


Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát huy lợi
thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất
liền.


Chương 2: Thực trạng lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất
khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>CHƢƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN </b>
<b>VỀ PHÁT HUY LỢI THẾ CẠNH TRANH TRONG XUẤT KHẨU </b>


<b>HÀNG HÓA QUA CÁC CỬA KHẨU BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN </b>
<b>1.1. Lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa </b>
<b>khẩu biên giới đất liền và sự cần thiết phát huy lợi thế cạnh tranh </b>
<i><b>1.1.1. Phân định một số khái niệm về lợi thế cạnh tranh trong xuất </b></i>
<i><b>khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền </b></i>


1.1.1.1. Xuất khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu biên giới đất liền


Do gần gũi về địa lý và có nhiều nét tương đồng trong phong tục tập
quán, những mối giao lưu văn hóa – xã hội và kinh tế - thương mại đã
trở thành quan hệ láng giềng truyền thống giữa nhân dân hai nước có


chung biên giới. Theo quy định của WTO, “thương mại biên giới” hàm
ý như một cơ chế thương mại đặc biệt, một ngoại lệ không bị ràng buộc
và được quy định rõ ràng trong các điều khoản riêng rẽ của WTO. Phát
triển hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền
là yêu cầu khách quan về hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia
trong bối cảnh hiện nay.


1.1.1.2. Lợi thế cạnh tranh của quốc gia trong xuất khẩu hàng hóa
<i>a) Cạnh tranh </i>


<i>b) Năng lực cạnh tranh </i>
<i>c) Lợi thế cạnh tranh </i>


<i>d) Lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa </i>


<i><b>1.1.2. Đặc điểm của xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới </b></i>
<i><b>đất liền so với xuất khẩu qua các cảng biển </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

hai nước có chung biên giới; được phát huy bởi sự đa dạng của các
phương thức kinh doanh; được phát huy bởi sự đa dạng của cơ cấu hàng
hóa; chịu ảnh hưởng bởi sự đa dạng của chủ thể tham gia; được phát huy
bởi các loại hình cửa khẩu trên tồn tuyến biên giới.


<i><b>1.1.3. Sự cần thiết phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng </b></i>
<i><b>hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền </b></i>


Phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa
khẩu biên giới đất liền do tính tất yếu khách quan; phát triển bền vững;
làm cơ sở để xác định được mục tiêu; tạo lập môi trường cạnh tranh lành
mạnh; góp phần đảm bảo tính liên tục trong quản lý và điều hành; góp


phần đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.


<b>1.2. Nội dung lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các </b>
<b>cửa khẩu biên giới đất liền và một số nhân tố ảnh hƣởng </b>


<i><b>1.2.1. Nội dung lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các </b></i>
<i><b>cửa khẩu biên giới đất liền </b></i>


Nội dung chủ yếu của lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa
qua các cửa khẩu biên giới đất liền bao gồm lợi thế về giá (chi phí thấp)
và lợi thế về sự khác biệt.


<b>Lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa </b>
<b>qua các cửa khẩu biên giới đất liền </b>


<b>Chi phí thấp </b> <b>Sự khác biệt </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

1.2.1.1. Lợi thế chi phí thấp


So với hoạt động xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển, hoạt động
xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới giữa hai nước có chung
biên giới đất liền có lợi thế chi phí thấp thuận tiện vận chuyển hàng hóa,
là cửa ngõ trực tiếp vào thị trường của nhau và những cơ chế ưu đãi về
thuế, phí, lệ phí.


<b>Sơ đồ 1. 2. Lợi thế chi phí trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa </b>
<b>khẩu biên giới đất liền </b>


1.2.1.2. Lợi thế sự khác biệt



Hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền
có những khác biệt so với hoạt động xuất khẩu hàng hóa bằng đường
biển về thương nhân, hàng hóa, thanh tốn và cửa khẩu.


<b>Sơ đồ 1. 3. Lợi thế khác biệt trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa </b>
<b>khẩu biên giới đất liền </b>


Cửa ngõ trực tiếp
Vận chuyển hàng hóa
Thuế, phí, lệ phí


Lợi thế
Chi phí


Thương nhân
Hàng hóa
Thanh tốn
Cửa khẩu


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i><b>1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu </b></i>
<i><b>hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền </b></i>


Trên cơ sở vận dụng mơ hình “hình thoi” của M. Porter, tác giả xác
định sáu nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng
hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền bao gồm: điều kiện về cửa khẩu;
điều kiện về cầu của thị trường nước có chung biên giới; dịch vụ hỗ trợ
thương mại tại cửa khẩu; môi trường cạnh tranh của thương nhân; vai
trị của chính phủ; và chính sách của nước có chung biên giới.


<b>Sơ đồ 1. 4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi thế cạnh tranh trong </b>


<b>xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền </b>


Mơi trường
cạnh tranh
của thương nhân


Điều kiện về cầu
của thị trường
nước có chung


biên giới
Điều kiện


về cửa khẩu


Dịch vụ hỗ trợ
thương mại
tại cửa khẩu
Chính phủ


Chính sách của
nước có chung


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>1.3. Kinh nghiệm phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu </b>
<b>hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền và bài học rút ra </b>
<i><b>1.3.1. Kinh nghiệm phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng </b></i>
<i><b>hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền của một số nước trên thế giới </b></i>


Để nghiên cứu kinh nghiệm phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất
khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền, tác giả lựa chọn một


<i>số nước theo tiêu chí: Một là, quốc gia có chung đường biên giới đất </i>
<i>liền với các thị trường lớn tương tự Trung Quốc (Mỹ và Nga); Hai là, </i>
<i>quốc gia đồng thời có cảng biển và cửa khẩu biên giới đất liền; Ba là, </i>
trao đổi thương mại qua các cửa khẩu biên giới đất liền phát triển. Theo
các tiêu chí đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu kinh nghiệm của Mê-xi-cô –
Mỹ, Ca-na-đa – Mỹ và Phần Lan – Nga.


<i><b>1.3.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra </b></i>


<i>* Khai thác để phát huy lợi thế của các cửa khẩu biên giới đất liền </i>
<i>* Coi trọng thị trường nước láng giềng </i>


<i>* Thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại tại các cửa khẩu </i>
<i>* Không ngừng nâng cao năng lực doanh nghiệp </i>
<i>* Quan tâm công tác quản lý và điều hành </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>CHƢƠNG 2 – THỰC TRẠNG LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA </b>
<b>VIỆT NAM TRONG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA QUA CÁC CỬA </b>


<b>KHẨU BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG </b>


<b>2.1. Thực trạng nội dung lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng </b>
<b>hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung </b>


<i><b>2.1.1. Lợi thế cạnh tranh về chi phí thấp </b></i>


2.1.1.1. Cửa ngõ trực tiếp vào thị trường Trung Quốc


Xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có lợi
thế cạnh tranh so với xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển của Trung


Quốc về chi phí thấp khi những cửa khẩu biên giới Việt – Trung là
những cửa ngõ trực tiếp vào thị trường Trung Quốc.


2.1.1.2. Cầu nối tuyến đường ngắn nhất của các vùng phía Tây và Tây
Nam của Trung Quốc đến cảng biển


Xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có lợi
thế cạnh tranh so với xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển của Trung
Quốc về chi phí thấp khi là cầu nối tuyến đường ngắn nhất của các vùng
phía Tây và Tây Nam của Trung Quốc đến cảng biển.


2.1.1.3. Chi phí thấp hơn về thuế, phí và lệ phí


Xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có lợi
thế cạnh tranh so với xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển của Trung
Quốc về chi phí thấp do được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu, đồng thời
do hưởng ưu đãi cắt giảm phí và lệ phí hành chính của Trung Quốc.
<i><b>2.1.2. Lợi thế cạnh tranh về sự khác biệt </b></i>


2.1.2.1. Thương nhân tham gia xuất khẩu


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

2.1.2.2. Hàng hóa xuất khẩu


Mặt hàng xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có lợi
thế cạnh tranh so với xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển của Trung
Quốc do có sự khác biệt về chủng loại, về chất lượng và về quy cách.
2.1.2.3. Thanh toán


Xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có lợi
thế cạnh tranh so với xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển của Trung


Quốc về thanh tốn, đó là sự khác biệt về phương thức thanh toán, khác
biệt về đồng tiền thanh tốn và chi phí cho dịch vụ thanh tốn thấp hơn.
2.1.2.4. Loại hình cửa khẩu


Xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có lợi
thế cạnh tranh so với xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển của Trung
Quốc về loại hình cửa khẩu, ngồi các cửa khẩu quốc tế, cịn các cửa
khẩu song phương, cửa khẩu phụ và lối mở biên giới.


<b>2.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi thế cạnh tranh </b>
<b>trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung </b>
<i><b>2.2.1. Điều kiện về cửa khẩu </b></i>


Điều kiện về cửa khẩu ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của Việt
Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung
trên các khía cạnh về quản lý xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu, kết nối
hạ tầng giao thông thuận lợi, cửa ngõ trực tiếp vào thị trường Trung
Quốc rộng lớn, cầu nối trong hợp tác khu vực và trọng tâm trong hợp tác
Việt – Trung.


<i><b>2.2.2. Điều kiện về cầu của thị trường Trung Quốc </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

khẩu hàng đầu của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; xuất
khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung sang thị trường
Trung Quốc; hàng hóa xuất khẩu đa dạng và phong phú; và hàng hóa
xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung thâm nhập rộng rãi
trên phạm vi thị trường Trung Quốc.


<i><b>2.2.3. Dịch vụ hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu </b></i>



Dịch vụ hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu ảnh hưởng đến lợi thế cạnh
tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên
giới Việt – Trung trên các khía cạnh dịch vụ kho, bãi, gia cơng, đóng
gói, giao nhận, vận chuyển; dịch vụ thanh toán, thu đổi ngoại tệ; và dịch
vụ hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính.


<i><b>2.2.4. Môi trường cạnh tranh của thương nhân </b></i>


Môi trường cạnh tranh của thương nhân ảnh hưởng đến lợi thế cạnh
tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên
giới Việt – Trung trên các khía cạnh số lượng, quy mơ và loại hình
thương nhân và sự tham gia của thương nhân từ nhiều tỉnh, thành của
Việt Nam.


<i><b>2.2.5. Chính phủ </b></i>


Chính phủ ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng
hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung trên các khía cạnh hợp tác
với phía Trung Quốc và chính sách quản lý và điều hành.


<i><b>2.2.6. Chính sách của Trung Quốc </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>2.3. Đánh giá chung về lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng </b>
<b>hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung </b>


<i><b>2.3.1. Một số lợi thế </b></i>


Xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung sang
Trung Quốc có những lợi thế cạnh tranh về chi phí thấp; về sự khác biệt
ở loại hình cửa khẩu; về sự khác biệt đối với mặt hàng xuất khẩu; về sự


phát triển của dịch vụ hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu; về thương nhân;
về những cơ chế, chính sách quản lý, điều hành; về cơ chế, chính sách
ưu đãi biên mậu của Trung Quốc.


<i><b>2.3.2. Một số hạn chế </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>CHƢƠNG 3 – ĐỊNH HƢỚNG GIẢI PHÁP PHÁT HUY LỢI THẾ </b>
<b>CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM TRONG XUẤT KHẨU HÀNG </b>


<b>HÓA QUA CÁC CỬA KHẨU BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG </b>
<b>3.1. Bối cảnh và những vấn đề đặt ra đối với phát huy lợi thế cạnh </b>
<b>tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – </b>
<b>Trung </b>


<i><b>3.1.1. Bối cảnh </b></i>


3.1.1.1. Bối cảnh quốc tế


<i>Thứ nhất, tồn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan. Thứ hai, </i>
việc tham gia vào mạng lưới sản xuất, cung ứng và phân phối toàn cầu
<i>trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Thứ ba, các nước ASEAN </i>
bước vào thời kỳ hợp tác mới theo Hiến chương ASEAN và xây dựng
<i>Cộng đồng. Thứ tư, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ </i>
<i>mới đã tác động đến tất cả các mặt của đời sống xã hội. Thứ năm, các tổ </i>
chức quốc tế song phương và đa phương sẽ tiếp tục hỗ trợ phát triển hạ
tầng cho các nước đang phát triển và chậm phát triển.


3.1.1.2. Quan hệ Việt – Trung


Quan hệ kinh tế - thương mại Việt – Trung sẽ phải phát triển trong


mơi trường khơng hồn tồn thuận lợi. Việt Nam sẽ vừa đấu tranh với
Trung Quốc về những vấn đề trên Biển Đông, vừa hợp tác với Trung
Quốc về phát triển kinh tế - thương mại. Trong đó, hợp tác kinh tế -
thương mại qua đường biển sẽ có những hạn chế, ngược lại qua biên
giới trên bộ sẽ được đẩy mạnh.


3.1.1.3. Tình hình Việt Nam


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

xây dựng, năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm
được nâng cao; nông nghiệp, nông thôn, lao động việc làm, tiền lương
và thu nhập được cải thiện. Những cơ sở này đã tạo tiền đề cho đẩy
mạnh xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.
<i><b>3.1.2. Những vấn đề đặt ra </b></i>


Những vấn đề đặt ra bao gồm cần tiếp tục phát huy lợi thế của cửa
khẩu biên giới Việt – Trung; cần duy trì tăng trưởng ổn định kim ngạch
xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung; phát huy tích cực và
hạn chế tiêu cực các nhân tố ảnh hưởng.


<b>3.2. Quan điểm và định hƣớng phát huy lợi thế cạnh tranh trong </b>
<b>xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung </b>


<i><b>3.2.1. Quan điểm </b></i>


Phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa
khẩu biên giới Việt – Trung trên cơ sở tiềm năng và điều kiện địa – kinh
tế của tuyến biên giới đất liền Việt – Trung; trong tổng thể quan hệ kinh
tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc; nhằm đưa hoạt động
xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung trở thành
một trong những lĩnh vực quan trọng; điều hòa cơ cấu hàng hóa sang


Trung Quốc một cách hợp lý; củng cố phát triển thương nhân; và duy trì
tính đặc trưng đối với từng khu vực cửa khẩu.


<i><b>3.2.2. Định hướng chủ yếu </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

cân đối hợp tác với Trung Quốc; trên cơ sở chủ động khai thác cơ chế
của Trung Quốc; theo hướng hiện đại, giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa của đồng bào các dân tộc, đồng thời kết hợp với bảo vệ môi trường.
<b>3.3. Một số giải pháp phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu </b>
<b>hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung </b>


<i><b>3.3.1. Giải pháp phát huy lợi thế cạnh tranh </b></i>


3.3.1.1. Cần phải xây dựng chiến lược xuất khẩu hàng hóa qua các cửa
khẩu biên giới Việt – Trung


Chiến lược xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt –
Trung sẽ có ý nghĩa chỉ ra tầm nhìn trung và dài hạn, sẽ trở thành một
công cụ mạnh để chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước từ
Trung ương đến địa phương cũng như những thương nhân tham gia hoạt
động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.
3.3.1.2. Cần hoàn thiện chính sách quản lý và điều hành có liên quan


Về lâu dài, cần nghiên cứu Nghị định của Chính phủ về quản lý hoạt
động thương mại biên giới. Nghị định của Chính phủ về quản lý thương
mại biên giới sẽ thống nhất được các quy định về quản lý thương mại
biên giới và giải quyết được những khó khăn, vướng mắc trong quản lý
và điều hành hoạt động thương mại biên giới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

3.3.1.4. Cần phải ký Hiệp định mới về thương mại biên giới Việt –


Trung


Cần phải ký Hiệp định mới về thương mại biên giới thay thế cho
Hiệp định về mua bán hàng hóa ở vùng biên giới Việt – Trung năm
1998.


3.3.1.5. Phân định quản lý và điều hành các loại hình cửa khẩu


Nên quy định chỉ có 3 loại hình cửa khẩu, bao gồm: (i) cửa khẩu
quốc tế, (ii) cửa khẩu song phương và (iii) cửa khẩu địa phương (bao
gồm toàn bộ các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới, đường mịn, đường qua
lại, điểm thơng quan).


<i><b>3.3.2. Giải pháp khai thác lợi thế cạnh tranh </b></i>
3.3.2.1. Cần khai thác các cơ chế hợp tác hiện hành


Cần khai thác các cơ chế hợp tác hiện hành bao gồm: Chương trình
hợp tác “Hai hành lang một vành đai kinh tế”, Ủy ban hợp tác kinh tế
thương mại Việt – Trung, các Nhóm cơng tác Việt – Trung có liên quan.
3.3.2.2. Cần khai thác cơ chế hợp tác địa phương


Trong khuôn khổ điều ước quốc tế có liên quan, pháp luật và chính
sách hiện hành, cần phân cấp cho các địa phương của Việt Nam thường
xuyên trao đổi, thông báo thông tin về chính sách, thị trường với phía
Trung Quốc. Ngồi ra, cần phân cấp cho các địa phương của Việt Nam
có đủ thẩm quyền để phối hợp với chính quyền địa phương phía Trung
Quốc giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động xuất nhập khẩu
qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

3.3.2.4. Khai thác lợi thế các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt kết


nối qua các cửa khẩu Việt – Trung


Tận dụng khai thác điều kiện hạ tầng giao thông đường bộ, đường
sắt đã được đầu tư hiện đại bên phía Trung Quốc, nhất là các tuyến
đường cao tốc nối các cửa khẩu với các tỉnh, thành khác của Trung
Quốc.


<i><b>3.3.3. Giải pháp tạo dựng lợi thế cạnh tranh </b></i>
3.3.3.1. Tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho thương nhân


Cần phân cấp UBND các tỉnh quản lý và khuyến khích thương nhân
xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung; thành lập
Hiệp hội kinh doanh xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới
Việt – Trung; xây dựng cơ chế cung cấp thông tin riêng cho thương
nhân; đa dạng hóa loại hình thương nhân; và nâng cao năng lực thương
nhân.


3.3.3.2. Tạo dựng lợi thế cạnh tranh về hàng hóa


Xây dựng cơ chế quản lý theo hướng phân định hàng hóa Việt Nam
và hàng hóa nước (hoặc vùng lãnh thổ) thứ ba; xây dựng đề án mở rộng
thị trường Trung Quốc và đa dạng hóa mặt hàng (của Việt Nam) xuất
khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung; cần đổi mới Chương
trình xúc tiến thương mại biên giới theo hướng hỗ trợ thâm nhập và mở
rộng thị trường.


3.3.3.3. Xây dựng các khu thương mại biên giới đặc thù


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ </b>
<b>1) Những phát hiện mới </b>



Lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên
giới đất liền bao gồm lợi thế cạnh tranh chi phí thấp và lợi thế cạnh
tranh sự khác biệt. So với xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển của
Trung Quốc, xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt –
Trung có lợi thế cạnh tranh chi phí thấp do là cửa ngõ trực tiếp vào thị
trường Trung Quốc, là cầu nối tuyến đường ngắn nhất của các vùng phía
Tây và Tây Nam của Trung Quốc đến cảng biển và chi phí thấp hơn về
thuế, phí, lệ phí; đồng thời có lợi thế cạnh tranh sự khác biệt về thương
nhân tham gia xuất khẩu, về hàng hóa, về thanh tốn và về cửa khẩu.


Dựa trên mơ hình “hình thoi” của M. Porter, một phương pháp mới
để hiểu vị trí cạnh tranh của một quốc gia (hay một đơn vị địa lý khác)
trong cạnh tranh toàn cầu, luận án đề xuất khung lý thuyết phân tích lợi
thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất
liền. Theo đó, những nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của Việt
Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung
bao gồm điều kiện về cửa khẩu, điều kiện về cầu của thị trường Trung
Quốc, dịch vụ hỗ trợ thương mại tại cửa khẩu, môi trường cạnh tranh
của thương nhân, quản lý của Chính phủ và chính sách của Trung Quốc.


<b>2) Những kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu </b>


a) So với xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển của Trung Quốc,
xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có sự khác
biệt về cửa khẩu, đó là ngoài đi qua cửa khẩu quốc tế, hàng hóa xuất
khẩu cịn đi qua cửa khẩu song phương và cửa khẩu địa phương (cửa
khẩu phụ, lối mở biên giới).


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

giới với thị trường Trung Quốc đã ảnh hưởng tích cực đến lợi thế cạnh


tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.
c) So với xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển của Trung Quốc,
hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có lợi thế
cạnh tranh về sự khác biệt, đa dạng hơn về chủng loại, chất lượng nhiều
mức độ từ thấp đến cao, quy cách, bao bì, nhãn mác linh hoạt; bên cạnh
đó, hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung không
chỉ có xuất xứ từ Việt Nam mà còn xuất xứ từ nước (hoặc vùng lãnh
thổ) thứ ba.


d) So với xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển của Trung Quốc,
xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có lợi thế
cạnh tranh về sự khác biệt thương nhân – bên cạnh các tập đồn, tổng
cơng ty, công ty lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ – doanh nghiệp siêu nhỏ
và hộ kinh doanh biên giới hoạt động hiệu quả; đồng thời là mối quan
hệ đặc thù giữa thương nhân xuất khẩu với bạn hàng nhập khẩu bên phía
Trung Quốc.


e) So với xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển của Trung Quốc,
xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung có lợi thế
cạnh tranh về dịch vụ thanh tốn, ngồi thanh tốn theo thơng lệ quốc tế
cịn thanh tốn biên mậu, bao gồm sự khác biệt về phương thức thanh
toán và đồng tiền thanh tốn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

g) Chính phủ có vai trò quan trọng trong tạo lập và nâng cao lợi thế
cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt –
Trung. Chính phủ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc, ban hành chính
sách quản lý và điều hành, phát triển hạ tầng kỹ thuật cửa khẩu biên
giới, hỗ trợ nâng cao năng lực cho thương nhân và tiếp cận thị trường
Trung Quốc.



h) Cơ chế, chính sách biên mậu của Trung Quốc là tương đối ổn
định, quá trình điều chỉnh theo hướng ngày càng tự do hóa và thuận lợi
hóa trên nhiều khía cạnh, bao gồm thuế, phí, lệ phí, kiểm tra, giám sát,
kiểm nghiệm, kiểm dịch đã nâng cao lợi thế cạnh tranh cả chi phí thấp
và sự khác biệt cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam qua các cửa khẩu
biên giới Việt – Trung.


i) Việc Trung Quốc đầu tư phát triển hệ thống đường giao thông
cao tốc kết nối cửa khẩu cũng như hạ tầng kỹ thuật tại cửa khẩu đã tạo
điều kiện thuận lợi, giảm chi phí cho hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam,
nâng cao lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua
các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.


<b>3) Kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo </b>


</div>

<!--links-->
Lợi thế cạnh tranh và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong bối cảnh hiện nay.doc
  • 135
  • 1
  • 15
  • ×